Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÀI GIẢNG TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM, CHƯƠNG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 13 trang )

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Lập kế hoạch tiến độ là quyết định trước xem quá trình thực hiện mục tiêu phải làm
gì, cách làm như thế nào, khi nào làm và người nào phải làm cái gì đó.Kế hoạch làm cho
các sự việc có thể xảy ra phải xảy ra, nếu không có kế hoạch có thể chúng không xảy ra.
Lập kế hoạch tiến độ là sự dự báo trong tương lai, mặc dù việc dự báo trong tương lai là
khó chính xác, đôi khi nằm ngoài dự kiến của con người, nó có thể phá vỡ cả những kế
hoạch tiến độ tốt nhất nhưng nếu không có kế hoạch tiến độ thì sự việc xảy ra một cách
ngẫu nhiên hoàn toàn.
Các dạng công trình xây dựng rất khác nhau nên khó có thể có một bản chung cho
cách lập tiến độ xây dựng. Sự đòi hỏi phối hợp rất nhiều chuyên môn khác nhau trong xây
dựng, sử dụng rất nhiều loại dạng vật tư làm cho độ phức tạp của lập tiến độ xây dựng
cũng như điều khiển xây dựng khó khăn hơn so với các dạng lập kế hoạch và điều khiển
kế hoạch sản xuất công nghiệp khác. Đánh giá độ tin cậy của một tiến độ xây dựng là hết
sức khó khăn. Thực tế rất nhiều công trình trong thời gian vừa qua không đạt được thời
gian hoàn thành đúng hạn. Thời gian bị kéo dài nhanh cũng phải là 30% so với dự kiến,
có nhiều công trình còn bị kéo dài lâu hơn rất nhiều.
2.1. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ.
2.1.1. Các bước lập tiến độ thi công công trình đơn vị
1. Phân tích công trình thành các đợt, giai đoạn thi công.
2. Lập và lựa chọn biện pháp kỹ thuật thi công công trình.
3. Lập bảng danh mục liệt kê các công việc thi công từ móng đến mái, từ phần thô đến
phần hoàn thiện (và lắp đặt thiết bị công nghệ nếu có).
4. Tính và tổng hợp khối lượng các công vịêc thi công. Lắp định mức dự toán XDCT,
xác định số công, ca máy cần thiết. Chọn số nhân công – xác định số thời gian thực
hiện công việc (t).
5. Lập tiến độ thi công:
Có thể lập theo:
- Sơ đồ ngang.
- Sơ đồ dây chuyền (sơ đồ xiên).
-


Sơ đồ mạng lưới.

Để vạch tiến độ thi công công trình đơn vị ta áp dụng linh hoạt các phương pháp thi công
tuần tự, song song, dây chuyền, sắp xếp các công việc, hình thành một dây chuyền sản
xuất hợp lý.
6. Điều chỉnh tiến độ theo các yêu cầu về thời gian, hoặc theo các yêu cầu về tài nguyên
v.v..
7. Vẽ biểu đồ nhân lực, biểu đồ vật liệu, biểu đồ máy thi công .v.v..
2.1.2. Cơ sở lập kế hoạch tiến độ
- Bản vẽ thi công.
- Thời hạn thi công.
- Khả năng của đơn vị thi công về nhân lực, máy móc...
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

6


-

Các định mức lao động, quy phạm thi công.
Các tài liệu khảo sát điều tra về kinh tế và kỹ thuật.

2.1.3. Phương pháp lập kế hoạch tiến độ
- Phân tích thi công kết cấu để tìm biện pháp thi công hợp lý nhất.
- Tính khối lượng công tác và nhu cầu cấu kiện.
-

Chọn biện pháp và chọn máy thi công cho các loại công tác chủ yếu.


-

Tính nhu cầu nhân lực.
Xác định trình tự, thời gian thi công và mối liên hệ về thời gian giữa các loại công tác.

-

Lập tiến độ thi công và điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công.

-

Lập biểu đồ nhân lực theo tiến độ thi công đã vạch.
Tính dự toán thi công.

2.1.4. Các bước chủ yếu lập kế hoạch tiến độ
1. Liệt kê các công việc
Danh sách các việc lập cho từng bộ phận công trình theo trình tự thi công của nó.
2. Tính khối lượng công việc
Công việc chủ yếu tính theo bản vẽ chi tiết kết cấu. Khi tính khối lượng công việc
phải tính theo các đơn vị phù hợp với các đơn vị tính trong định mức lao động.
3. Tính nhu cầu vật liệu.
4. Chọn biện pháp thi công và máy thi công
Trong công trình có nhiều loại công tác khác nhau, có thể dùng nhiều loại máy khác
nhau, cần chọn loại máy và kiểu máy ít nhất để nâng cao mức sử dụng máy.
Khi chọn biện pháp thi công cần sử dụng cơ giới tối đa.
Chọn biện pháp thi công phải tính đến các yêu cầu và biện pháp an toàn lao động.
Tính nhu cầu dựa vào định mức sử dụng máy.
5. Xác định trình tự, thời hạn và mối liên hệ về thời gian giữa các công việc
Trình tự thi công chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố:
Mối liên quan kỹ thuật giữa các bộ phận.

Chịu ảnh hưởng của biện pháp thi công và loại máy dùng thi công.
Đảm bảo độ ổn định của các kết cấu đã thi công và an toàn cho công nhân.
Ngoài ra trình tự thi công còn chịu ảnh hưởng của nhân tố thời tiết, điều kiện địa
phương...
Thời hạn của công việc phụ thuộc vào khối lượng công việc và khả năng bố trí máy
móc, nhân công trên diện công tác đó. Nhưng các công việc có mối liên hệ ràng buộc lẫn
nhau. Vì vậy phải tính toán và bố trí sao cho các công việc nhịp nhàng, ăn khớp và sử
dụng tối đa năng suất của nhân công và máy móc thi công. Điều kiện khống chế là tổng
thời hạn thi công công trình không vượt quá thời gian quy định.
Khi xác lập mối liên hệ giữa các công việc, cần để ý đến gián đoạn tổ chức và kỹ
thuật.
6. Lập biểu đồ nhân lực và điều chỉnh kế hoạch tiến độ.
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

7


Tuỳ theo đặc điểm công trình mà ta có thể có các phương pháp vạch tiến độ.
Phương pháp liên hệ giữa thời kỳ bắt đầu và thời hạn của các công việc với nhau (ít
dùng).
Phương pháp liên hệ giữa thời kỳ bắt đầu và thời hạn của tất cả các công việc chủ
yếu với nhau (phổ biến).
Phương pháp sơ đồ mạng.
7. Đánh giá biểu đồ nhân lực
Số công nhân trong biểu đồ nhân lực cho từng nghề không được biến động quá 10 –
15% số công nhân trung bình của nó.
Biểu đồ nhân lực chung không có chỗ lồi cao trong thời gian ngắn và lõm sâu trong
thời gian dài.
Ngoài ra người ta có thể dựa vào chỉ tiêu:

+ Hệ số không điều hoà của biểu đồ nhân lực:
K2 =
Pmax

Pmax
Ptb

: Số công nhân cao nhất

Ptb : Số công nhân trung bình
+ Hệ số phân bố lao động không đều:
K3 =

A d« i
A

Adôi : Số hao phí lao động vượt ngoài đường trung bình.
Biểu đồ nhân lực tốt nếu K2  1 và K3  0.
8 Tối ưu hoá biểu đồ nhân lực
a/ Lấy quy trình kỹ thuật làm cơ sở
Đảm bảo được các quy phạm kỹ thuật.
Biểu đồ nhân lực có chỗ trũng sâu, đỉnh cao thất thường.
Tiến độ thường không đạt yêu cầu đề ra.
b/ Lấy tổ đội chuyên nghiệp làm cơ sở
Đảm bảo biểu đồ nhân lực.
Vi phạm vào quy trình kỹ thuật cần thiết.
2.2. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG THEO SƠ ĐỒ NGANG.
Phương pháp sơ đồ ngang được phát triển bởi Henry L. Gantt vào đầu thế kỷ 20, do
đó nó còn được gọi là phương pháp đường Gantt và được sử dụng rộng rãi đến bây giờ.
Một sơ đồ ngang là một kỹ thuật lập tiến độ mà trong đó bao gồm tập hợp tất cả các công

việc, khoảng thời gian hoàn thành của chúng và của toàn bộ dự án. Lập tiến độ thi công
theo sơ đồ ngang là phương pháp phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất trong các dự án
vì cách thể hiện tiến độ thời gian qua các thanh ngang làm cho tiến độ dễ đọc và dễ hiểu.
Đặc điểm cấu tạo:
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

8


Đặc điểm là mô hình sử dụng đồ thị Gantt trong phần đồ thị tiến độ nhiệm vụ đó là
những đoạn thẳng nằm ngang có độ dài nhất định chỉ thời điểm bắt đầu, thời gian thực
hiện, thời điểm kết thúc việc thi công các công việc theo trình tự công nghệ nhất định.
Xem ví dụ minh họa như hình 2-2.
Phần 1: Danh mục các công việc được sắp xếp theo thứ tự công nghệ và tổ chức thi
công, kèm theo là khối lượng công việc, nhu cầu nhân lực, máy thi công, thời gian thực
hiện, vốn…của từng công việc.
Phần 2: Được chia làm 2 phần
Phần trên là thang thời gian, được đánh số tuần tự (số tự nhiên) khi chưa biết thời
điểm khởi công hoặc đánh số theo lịch khi biết thời điểm khởi công.
Phần dưới thang thời gian trình bày đồ thị Gantt: mỗi công việc được thể hiện bằng
một đoạn thẳng nằm ngang, có thể là đường liên tục hay “gấp khúc” qua mỗi đoạn công
tác để thể hiện tính không gian. Để thể hiện những công việc có liên quan với nhau về mặt
tổ chức sử dụng đường nối, để thể hiện sự di chuyển liên tục của một tổ đội sử dụng mũi
tên liên hệ. Trên đường thể hiện công việc, có thể đưa nhiều thông số khác nhau: nhân
lực, vật liệu, máy, ca công tác…, ngoài ra còn thể hiện tiến trình thi công thực tế…
Phần 3: Tổng hợp các nhu cầu tài nguyên_vật tư, nhân lực, tài chính. Trình bày cụ
thể về số lượng, quy cách vật tư, thiết bị, các loại thợ…các tiến độ đảm bảo cung ứng cho
xây dựng.


Stt

C«ng viÖc

Th¸ ng 1

§ .vÞ k.l­ î ng T.gian ...

1
1

A

2

B

3

C

4

D

5

E

.


..

.

..

2

3

Th¸ ng 2

4

5

6

7

Th¸ ng 3

8

9

10 11 12

A

B

(dù tr÷)
C1

§ ­ êng nèi logic

C2

C3
Mòi tª n
di chuyÓn thî
E

D

P(ng­ êi)

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10 11 12

T(ngµy)

2.1. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng.
Ưu: Diễn tả một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch xây dựng tương đối
đơn giản, rõ ràng.
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

9


Nhược: Sơ đồ ngang sẽ trở nên rất lớn và công kềnh đối với những dự án xây dựng
lớn với nhiều công việc phức tạp, khi đó rất khó thể hiện một tiến độ sơ đồ ngang trong
một khổ giấy. Không thể hiện rõ mối liên hệ logic phức tạp giữa các công việc mà nó phải
thể hiện. Mô hình điều hành tĩnh không thích hợp tính chất động của sản xuất, cấu tạo
cứng nhắc khó điều chỉnh khi có sửa đổi. Sự phụ thuộc giữa các công việc chỉ thực hiện
một lần duy nhất trước khi thực hiện kế hoạch do đó các giải pháp về công nghệ, tổ chức
mất đi giá trị thực tiễn là vai trò điều hành khi kế hoạch được thực hiện. Khó nghiên cứu
sâu nhiều phương án, hạn chế về khả năng dự kiến diễn biến của công việc, không áp
dụng được các tính toán sơ đồ một cách nhanh chóng khoa học.
Tất cả các nhược điểm trên làm giảm hiệu quả của quá trình điều khiển khi sử dụng
sơ đồ ngang, hay nói cách khác mô hình KHTĐ ngang chỉ sử dụng hiệu quả đối với các

công việc đơn giản, số lượng đầu việc không nhiều, mối liên hệ qua lại giữa các công việc
ít phức tạp.
2.2. Trình tự các bước lập tiến độ thi công trình đơn vị theo phương pháp sơ đồ
ngang.
1. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và các tài liệu có liên quan.
a. Ý nghĩa:
Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế và các tài liệu có liên quan để có thể vạch tiến độ sát
với điều kiện cụ thể của công trình với các điều kiện liên quan khác làm tăng tính hiện
thực của kế hoạch sản xuất.
b. Nội dung:
- Bản vẽ kiến trúc, kết cấu, móng công trình.
- Các yêu cầu về thời hạn thi công.
- Các điều kiện giao thông, nhân lực, vật tư.
- Các điều kiện địa chất thuỷ văn.
- Các điều kiện về khả năng của đơn vị nhận thầu.
- Các tài liệu điều tra về kinh tế như định mức, giá cả XD...
- Các tiêu chuẩn định mức, quy trình quy phạm kỹ thuật.
- Nếu thời gian lập kế hoạch kéo dài thì cần bổ sung những thay đổi vào kế hoạch
sản xuất.
- Quan sát thực tiễn hiện trường một cách kỹ càng.
2. Phân đoạn và phân đợt thi công và xác định tổ hợp các công tác.
a. Mục đích:
Để có thể sắp xếp thi công song song xen kẽ nhịp nhàng ổn định, tạo điều kiện luân
chuyển các thiết bị thi công làm tăng năng suất lao động.
b. Nội dung:
- Đoạn được chia theo mặt bằng của công trình, nếu đoạn lớn có thể chia tiếp thành
các phân đoạn, vị trí tách đoạn thi công thường lấy tại khe co dãn hoặc khe lún của công
trình.
- Đợt thi công thường được phân chia theo chiều cao (thường là 1 tầng nhà).
Bài giảng Tổ chức thi công

Ths. Nguyễn Trường Huy

10


Đối với nhà cao tầng có thể tham khảo một số hình thức chia như sau:
13

14

15

13

14

15

7

8

9

9

11

12


8

10

12

5

6

7

6

8

10

7

9

11

4

5

6


3

5

7

2

4

6

2

3

4

1

2

4

1

3

5


1

2

3

D

D

D

D

D

D

D

D

D

- Xác định tổ hợp các công tác:
+ Các công tác chuẩn bị.
+ Thi công phần ngầm và móng.
+ Thi công xây lắp kết cấu chịu lực thân nhà.
+ Các công tác trên mái.
+ Các công tác trang trí hoàn thiện.

Từng tổ hợp công tác trên lại phân ra thành các loại công tác khác nhau...
3. Tính khối lượng các công tác.
a. Mục đích:
Để làm cơ sở lựa chọn giải pháp thi công và sử dụng nhân lực hợp lý
b. Nội dung:
- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế tính khối lượng từng loại công tác.
- Căn cứ vào dự toán công trình để kiểm tra khối lượng tính toán.
- Đơn vị tính phải phù hợp với định mức...
Sau khi tính toán phải tổng hợp các khối lượng đó vào bảng.
4. Lựa chọn phương án thi công.
a. Cơ sở lựa chọn phương án thi công:
- Đặc điểm công trình, quy mô công trình, thời gian thi công yêu cầu.
- Khối lượng công tác đã tính.
- Trình độ năng lực của đơn vị thi công
- Các khả năng cung cấp thiết bị thi công, điện, nước...
- Khả năng hợp tác với các cơ sở sản xuất và các đơn vị xây dựng ở trên địa bàn.
b. Nội dung:
- Lựa chọn biện pháp kỹ thuật thi công như: phương án thi công bê tông cơ giới hay
thủ công, lựa chọn biện pháp vận chuyển lên cao, lựa chọ phương án cây chông ván
khuôn, thi công tầng hầm từ dưới lên hay từ trên xuống...
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

11


- Lựa chọn giải pháp tổ chức thi công: như thi công tuần tự, song song hay dây
chuyền, biên chế tổ đội như thế nào...
c. Một số lưu ý khi lựa chọn giải pháp thi công:
- Khai thác triệt để trình độ kinh nghiệm của cấn bộ và công nhân giỏi.

- Tận dụng cơ giới hoá phù hợp với điều kiện công trình.
- Cố gắng tránh sự ngừng trệ của các quá trình sản xuất.
- Phối hợp tốt các quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị.
- Tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của từng phương án để quyết định lựa chọn
phương án.
5. Tính nhu cầu về lao động và xe máy. Tính toán thời gian thực hiện các quá trình,
xác định trình tự và mối liên hệ giữa các quá trình.
a. Tính nhu cầu lao động và xe máy:
- Sau khi đã lập bảng công việc và điền khối lượng công việc căn cứ vào định mức
lao động và giải pháp kỹ thuật để tính ra số công lao động và số ca máy cần thiết.
- Đối với các công tác vụn vặt và các công tác không lường trước có thể lấy bằng từ
5-10% số công thi công của mỗi quá trình và gọi tên là công tác khác.
b. Tính toán thời gian thực hiện các quá trình:
- Sau khi đã tính được nhu cầu về nhân công căn cứ vào điều kiện thi công và tính
chất công việc và việc tổ chức sản xuất để tính số ngày (thời gian hoàn thành từng loại
công tác). Tuy nhiên cần lưu ý:
+ Nếu làm chế độ ca kíp sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng chi phí cho quản lý
điện nước tốn kém, thời gian giao ca dễ bị lãng phí.
+ Làm ca kíp dẫn đến căng thẳng về vật liệu, nhân lực về sức khoẻ của các cán bộ
công nhân và các quá trình phục vụ. Cho nên chỉ bố trí làm ca kíp khi thực sự cần thiết
hoặc làm công tác phục vụ cho ngày hôm sau.
+ Nên bố trí làm ca đối với các máy có công suất lớn (công tác đất, công tác đào).
c. Xác định trình tự và mối liên hệ giữa các quá trình công tác:
Là mối quan hệ ràng buộc giữa các quá trình với nhau trên cơ sở kỹ thuật xây dựng.
Thực hiện đúng trình tự nhằm đảm bảo:
- Chất lượng công trình.
- Độ ổn định và bất biến dạng cho các bộ phận vừa mới thi công xong.
- An toàn lao động cho các công tác cùng làm kết hợp.
Thông thường tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Ngoài công trường làm trước, trong công trường làm sau (ba thông + một bằng:

thông nước, thông điện, thông đường, tiến hành san lấp, giải toả mặt bằng).
- Ngoài nhà làm trước trong nhà làm sau (phải có đầy đủ các công trình phục vụ thi
công như: điện, cấp thoát nước, đường, kho bãi cất chứa nguyên vật liệu, lán trại tạm cho
công ngân).
- Dưới mặt đất làm trước trên mặt đất làm sau, chỗ sâu làm trước chỗ nông làm sâu.
- Cuối nguồn làm trước, đầu nguồn làm sau.
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

12


- Kết cấu làm trước hoàn thiện làm sau, kết cấu từ dưới lên, hoàn thiện từ trên
xuống.
6. Vạch lịch công tác và vẽ biểu đồ nhân lực.
a. Lịch công tác:
Căn cứ vào kết quả tính toán ở bước 5 vạch lịch công tác theo mẫu sau:

STT

Tên công
việc

Thời
gian

Đơn
vị

Định

mức

Khối
Ca
Ngày, tháng, năm
Công
lượng
máy (vạch bằng nét ngang)

1
2
3
4

Khi vạch lịch công tác cần phải đặc biệt quan tâm một số vấn đề:
- Mốc thời gian bắt đầu và mốc thời gian kết thúc của toàn công trình.
- Mốc thời gian bắt đầu kết thúc của tổ hợp công tác, từng công tác.
- Mối liên hệ kỹ thuật và tổ chức giữa các công tác.
Tiến độ thi công công trình đơn vị được gọi là tiến độ thi công công trình.
b. Vẽ biểu đồ nhân lực:
- Cách vẽ: cộng dồn theo phương đứng và ghi tổng số tính từ mức số 0.
- Nối đường bao các đỉnh tung độ đã có thì vẽ được biểu đồ nhân lực.
- Yêu cầu của biểu đồ nhân lực:
+ Nhân lực phải được sử dụng hợp lý trong suốt quá trình đưa vào sản xuất.
+ Số công nhân trong từng nghề không nên biến động vượt quá 15% số công nhân
trung bình của nghề đó.
+ Biểu đồ nhân lực không được tồn tại đỉnh cao ngắn hạn và trũng sâu dài hạn.

Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy


13


Sè c«ng nh©n

Amax
§Ø
nh cao ng¾n h¹ n
Sdu
Tròng s©u dµi h¹ n
Atb

Thêi h¹ n thi c«ng T

Thêi gian

BiÓu ®å nh©n lùc kh«ng tèt
(tån t¹ i ®Ø
nh cao ng¾n h¹ n vµ tròng s©u dµi h¹ n)

- Đánh giá biểu đồ nhân lực:
+ Hệ số không đồng đều về sử dụng công nhân (K1):
K1 

Amax
Atb

Amax – Số công nhân cao nhất trong thời kỳ sử dụng.
Atb – Số công nhân trung bình trong suốt kỳ sử dụng.

Atb 

S
T

S – Tổng số lao động tính bằng ngày công (chính bằng diện tích biểu đồ nhân lực).
T – Thời hạn thực hiện tiến độ thi công.
K1 càng tiến tới 1 càng tốt (K1  1.5 chấp nhận được).
+ Hệ số phân bố lao động không đều (K2):
K2 

Sd
S

Sd - Lượng lao động dôi ra so với lượng lao đông trung bình.
K2 càng tiến tới 0 càng tốt (K2  0.2 chấp nhận được).
7. Điều chỉnh kế hoạch tiến độ.
Khi lập xong tiến độ có thể phát hiện ra bất hợp lý như: thời hạn thi công vượt quá
quy định, sử dụng tài nguyên vượt quá giới hạn cho phép, xuất hiện sự bất hợp lý của một
số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thì phải điều chỉnh kế hoạch tiến độ.
* Điều chỉnh về thời gian:
Tìm biện pháp rút ngắn thời hạn thực hiện các quá trình chủ đạo bằng 2 phương
pháp chủ yếu:
- Thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công:
+ Thay đổi phương án kết cấu (thi công lắp ghép thay cho thi công toàn khối...)
+ Thay thế lao động thủ công bằng cơ giới.
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

14



+ Sử dụng phụ gia...
- Thay đổi biện pháp tổ chức thi công:
+ Tăng cường nhân lực máy móc.
trình

+ Chia lại đoạn, đợt thi công sắp xếp thi công xen kẽ ở mức độ tối đa của các quá
+ Tăng ca, kíp khi mặt trận công tác hạn chế.

* Điều chỉnh về tài nguyên:
Trì hoãn hay kéo dài thời gian của một số công việc mà không ảnh hưởng đến thời
hạn thi công.
2.3. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH MICROSOFT
PROJECT.
Mở chương trình Microsoft Project 2000, 2002, chương trình sẽ làm việc ngay với
biểu đồ Gantt chart ( sơ đồ ngang)
Tạo lập những cột:
+ Cột thứ tự (STT) thuộc trường (ID)
+ Tạo cột phân cấp công việc (P.cấp) thuộc trường (Outline Number)
+ Tạo cột (Tên công việc) thuộc trường Name
+ Tạo cột thời gian (T.gian) thuộc trường Duration
+ Tạo cột đơn vị (Đ.vị) thuộc trường Text1 ( từ text 1 đến text 30)
+ Tạo cột định mức (Đ.mức) thuộc trường Text2
+ Tạo cột khối lượng (K.lượng) thuộc trường Text3
+ Tạo cột nhu cầu (N.cầu) thuộc trường Text4
+ Tạo cột (bắt đầu) thuộc trường Start
+ Tạo cột (Kết thúc) thuộc trường Finish
+ Tạo cột (Quan hệ) với công việc trước đó thuộc trường Predecessors
+ Tạo cột nhân công (N.công) thuộc trường Resource Names

Những cột thuộc trường Text là những cột độc lập không có quan hệ với nhau.
Cột (bắt đầu), (Kết thúc), (T.gian), (N.công) có quan hệ với nhau:
(Kết thúc) - (bắt đầu) = (T.gian)
(T.gian)* (N.công) = (N.cầu)
Định dạng:
* Bên phần cột:
Định dạng Font cho toàn bộ vào Format\Text Style
Định dạng của cột (Bắt đầu), (Kết thúc) cách ký hiệu thời gian vào Tools\ Options
vào Wiew chọn mục Date format:
Định dạng cho cột (T.gian) cáchb ký hiệu của ngày vào Tools\ Options vào Edit
chọn mục Days:
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

15


* Bên phần vạch tiến độ.
Định dạng về những đường vạch công việc trên bản tiến độ vào Format\bar Styles
Định dạng về ngày tháng vào Format\ Timescale (Units: Đơn vị chọn, Count: bước
nhảy)
Định dạng lưới chia ô vào Format\Gridlines chọn Gantt Rows (lưới dòng), Minor
Columns (lưới cột)
Bỏ ngày nghỉ thứ 7 và CN cho đúng với tình hình thi công ở Việt Nam vào
Tools\change Working Time đánh dấu cột thứ 7, CN chọn Nondefault Working time
Làm việc với Gantt chart:
ấn định ngày khởi công vào Project\Outline\Outdent
Phân cấp công việc vào Project\Outline\Indent (trước khi vào chọn tất cả các công
việc thứ cấp trước). Nừu gỡ bỏ làm tương tự vào Project\Outline\Outdent
Nhập ngày ở cột thời gian

Nhập nhân công vào Tools\Resources\ Assign Resources: Cột Name gõ NC, cột
Unist gõ số nhân công cần nhập sau đó chọn Assign – Close. Nếu muốn thay đổi vào
Remove gỡ bỏ sau đó nhập lại.
Nhập quan hệ công việc ở cột (Quan hệ) hoặc vào Project\ Task Information\
Predecessors. Cột ID chọn công việc trước đó có liên quan (chính là số thứ tự của công
việc), cột Task Name tự động hiện tên công việc, cột Type chọn kiểu liên quan (FS, SS,
FF, SF). Cột lag nhập vào thời gian trễ (lấy số dương) thời gian sớm lấy số âm) để bắt đầu
hay kết thúc công việc tuỳ thuộc vào kiểu liên quan (Type).
Nếu hai công việc liên tiếp đơn thuần quan hệ với nhau theo kiểu (FS), thì có thể
gán nhanh bằng cách bôI đen hai công việc đó sau đó vào Edit\ Link Tasks. Còn nếu gỡ
bỏ quan hệ làm tương tự sau đó vào Edit\ Link Tasks.
Nếu công việc tiến hành gián đoạn về mặt thời gian (vì một lý do nào đó nghỉn thời
gian sau đó mới tiếp tục), chọn công việc đó vào Edit\ Split Task sau đó chỉnh trên biểu
đồ đã vạch.
Sau khi nhập xong chương trình sẽ tự vẽ biểu đồ nhân lực.
Xem kết quả và tính toán các hệ số kỹ thuật K 1 và K2:
Để xem biểu đồ nhân lực bấm vào Resource Graph trên thanh View Bar
Để có thể theo dõi liền một lúc cả Gantt chart và Resource Graph vào Window\
Split. Nếu muốn làm việc lại với một cửa sổ vào Window\ Remove Split.
Để xác định toàn bộ thời gian thi công ta lập một công việc tổng lấy tên “ tiến độ thi
công” chọn tất cả các công việc còn lại là công việc thứ cấp của công việc này.
Muốn xác định tổng nhân công vào Resource Usage
Muốn xác định Amax nhìn vào biểu đồ nhân lực hay xem trong phần Resource Usage
Từ đó ta tính được Atb
Muốn có đường kẻ vạch Atb trong biểu đồ nhân lực vào Resource Sheet nhập giá trị
Atb vào cột Max. Units (phần nhân công).

Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy


16


Để xác định Sd vào biểu đồ nhân lực (Resource Usage) vào Rormat\ Detail\
Overallocation hoặc chọn phảI chuột Overallocation chọn tất cả các công là phần diện
tích được thể hiện ở biểu đồ.
Từ những thông số trên ta tính được toàn bộ nhân công, thời gian xây dượng công
trình, tính được các hệ số kỹ thuật K1, K2
Để xác định đường găng vào View\ More views… chọn Detail Gantt trên biểu đồ tất
cả các công việc hiện màu đỏ là nằm trên đường găng ( đường găng là đường dài nhất ),
tổng chiều dài đường găng là thời gian xây dựng công trình.
In ra bản vẽ: Bôi đen toàn bộ dự án (tiến độ công trình).
Chọn Copy Picture ( trên thanh công cụ ký hiệu là máy ảnh)
Vào phần As shown on screen, trong dòng From: chọn thời gian trước ngày khởi
công khoảng 5 ngày, trong dòng To: Chọn thời gian sau ngày kết thúc khoảng 5 ngày
(mục đích là lấy toàn bộ dự án.
Vào Cad dán vào (Paste - Ctrl+V)
Chú ý: thực hiện như vậy với phần Gannt chart vào Resource Graph
Sau đó chỉnh trong cad cho đều nhau giữa hai phần Gannt chart và Resource Graph ta
được hoàn thiện một bản vẽ TDTC, trong bản vẽ thể hiện cả S: tổng nhân công, T: Tổng
thời gian xây dựng công trình, A max, Sd, Atb, hệ số K1, K2.
2.4. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG NHIỀU HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
2.4.1. Các bước lập kế hoạch tiến độ
Đối với các công trình phức tạp, việc chiếm diện tích xây dựng lớn, kéo dài thời
gian thi công trong nhiều năm cần thiết phải chia công trình thành những phần nhỏ, có
kích cỡ thoả đáng gọi là các hạng mục công trình. Các hạng mục công trình thường gọn
trung trong một khu vực có mái che, một không gian khép kín hoặc một giá trị tính bằng
tiền vừa đủ cho một đợt thanh toán gọn. Hạng mục có thể là một đơn nguyên nhà, một
phần công tác gọn như trong một công trình lớn thì phần móng của công trình có thể coi
là một hạng mục. Trong một khu dân cư gồm nhiều nhà đơn chiếc, mỗi nhà có thể coi là

một hạng mục.
-

Phân chia công trình thành các hạng mục;

-

Lập danh sách tính khối lượng công tác và nhân công.

-

Chọn biện pháp thi công các hạng mục chính, chọn máy thi công...
Lập kế hoạch tổng tiến độ.

+ Lập tiến độ thi công nhiều hạng mục công trình theo lịch thời gian .
Nếu ta xây dựng nhà ở, việc chia hạng mục công trình thành những đơn vị hoàn
chỉnh để ở được thì khi xong một hạng mục ta đưa ngay hạng mục đó sử dụng là điều có
lợi. Tuy thế để sử dụng được những hạng mục riêng biệt phải có những biện pháp công
nghệ giải quyết cho sự khai thác của từng hạng mục được thuận lợi như taọ thêm hàng rào
ngăn cách giữa khu còn xây dựng với khu đã được đưa vào khai thác, thêm thiết bị an
toàn và tiện nghi cho việc khai thác sử dụng trong khi còn đang sản xuất xây dựng.
Việc phân chia hạng mục theo mục tiêu sử dụng từng bộ phận của công trình nhằm
khai thác hết tiềm năng của loại dạng công trình, bắt công trình sinh lợi trước khi kết thúc
Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

17


giai đoạn dsdầu tư và xây dựng. Muốn đáp ứng được yêu cầu này thì công trình phải được

phân chia hạng mục sao cho khi đưa một bộ phận công trình vào khai thác thì bộ phận đó
phải nằm trong một hạng mục công trình đã được hoàn thành hoặc coi như hoàn thành.
Để thực hiện được việc này thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công
phải có những biện pháp đảm bảo được mục tiêu đề ra. Theo sự phân chia giai đoạn trong
đầu tư và xây dựng thì phân chia hạng mục kiểu này đã gây sự đan xen giữa giai đoạn đầu
tư và giai đoạn kết thúc đầu tư đưa công trình vào sử dụng.
Sự phân chia kiểu này được thực hiện khá nhiều trong nền kinh tế thị trường. Theo
quan điểm càng nhanh thu hồi vốn đầu tư cho tài sảncố định thì hiệu quả đầu tư càng cao,
người đầu tư luôn luôn nghĩ đến việc thu hồi vốn và càng thu hồi vốn đầu tư càng nhanh
bao nhiêu tìh hiệu quả đầu tư càng lớn bấy nhiêu
Trong trường hợp này nên căn cứ vào thời điẻm đưa vào sử dụng của từng hạng mục
để lập tiến độ. Kế hoạch tiến độ được lập nên trên cơ sở thực hiện thi công dây chuyền
từng loại công tác (nhất là công tác chủ yếu), tuy vậy thực tế có nhiều hạng mục khác
nhau trong một nhóm nhà, do đó rất khó tổ chức dây chuyền
+ Lập tiến độ thi công nhiều hạng mục công trình theo phân phối vốn đầu tư
Một công trình khó phân chia theo đơn vị sử dụng nhỏ hoàn chỉnh hoặc theo dây
chuyền sản xuất của một cơ sở sản xuất phức tạp, ta có thể lấy mức phân chia là khối
lượng công tác hoặc đầu tư. Như khi làm một nhà cao tầng có thể phân chia thành những
bộ phận gọi là hạng mục thanh toán cho những phần công tác có kích cỡ thoả đáng cho kỳ
thanh toán. Đối với nhà công nghiệp lấy kích cỡ của một bộ phận gọn trung bình làm cơ
sở cho việc phân chia hạng mục, những bộ phận nhỏ hoặc quá nhỏ so với kích cỡ phân
chia hạng mục công trình có thể ghép nhiều bộ phận thành những hạng mục công trình.
Vấn đề là theo khối lượng công tác đầu tư hoặc xây lắp thì kích cỡ của hạng mục
công trình hay còn gọi là quy mô hạng mục nên như thế nào.
Quy mô cho một hạng mục công trình không nên quá lớn nhưng cũng không nên
quá bé. Khi cần chia thành nhiều hạng mục thì số lượng hạng mục cũng không nên đến số
nhiều trăm.
Quy mô khối lượng công tác của hạng mục nên sắp xếp theo khả năng thực hiện
cũng như kế hoạch cung ứng vốn, làm sao cho trong một giai đoạn thanh toán việc chi
vốn sẽ gọn hạng mục mà ít bị chuyển dở dang vốn sang kỳ khác cho một hạng mục được

phân chia.

Bài giảng Tổ chức thi công
Ths. Nguyễn Trường Huy

18



×