Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN RÈN PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.17 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, có vai trò quan trọng trong các lĩnh
vực ngoại giao, kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ. Chủ trương mở cửa
và hội nhập của nước ta đã tạo ra nhu cầu sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng
Anh ngày càng cao đối với mọi đối tượng trong xã hội.
Chính vì vậy môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình giáo dục tiểu
học, bước đầu giúp các em làm quen với ngôn ngữ này, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa phong
phú của thế giới.
Tuy nhiên việc học tiếng Anh ở các trường tiểu học nói chung và trường
Tiểu học Diên Đồng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Riêng ở trường Tiểu học
Diên Đồng, tiếng Anh mới được đưa vào chương trình từ năm học 2012 – 2013
nên hoàn toàn mới lạ đối với các em. Hơn nữa đa số học sinh là con nhà nông
thôn, địa phương lại là khu vực xa trung tâm huyện nên các em không có nhiều
cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh. Đối với học sinh tiểu học, đọc tiếng Việt cho
chuẩn xác, diễn cảm đã là một vấn đề không dễ, vì thế việc đọc, nói tiếng Anh
lại càng trở nên nan giải. Trong việc học bất cứ ngôn ngữ nào, phát âm chuẩn
xác luôn là yêu cầu hàng đầu. Phát âm đúng sẽ giúp các em viết đúng chính tả,
phát triển kỹ năng nghe và giúp các em tự tin khi giao tiếp.
Từ đó, tôi nhận thấy cần thiết phải có biện pháp giúp học sinh phát âm tốt
tiếng Anh, làm cơ sở cho việc phát triển các kỹ năng khác của môn học. Vì vậy,
tôi mạnh dạn đề xuất: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 trường Tiểu
học Diên Đồng phát âm tốt tiếng Anh” với mong muốn được trao đổi kinh
nghiệm dạy tiếng Anh với các anh chị đồng nghiệp để tìm ra biện pháp giúp học
sinh phát âm tốt tiếng Anh hơn.
II. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về các qui tắc phát âm trong tiếng
Anh và đặc biệt biết nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nhấn dấu âm và ngữ
điệu trong tiếng Anh. Từ đó, cải thiện phát âm của các em.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:


Tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này với học sinh khối lớp 3 trường
Tiểu học Diên Đồng từ tháng 9/2015 đến tháng 4/2016, tập trung chủ yếu vào
giờ luyện âm và luyện nói của học sinh trong chương trình tiếng Anh 3.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
1


- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Hiện nay ở Việt Nam, học thêm một hay nhiều ngoại ngữ để sử dụng
trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong công việc đã trở nên rất quan trọng,
đặc biệt là tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế. Nếu nói về mức độ sử dụng ngôn ngữ
toàn cầu này trong giao tiếp thì thế hệ trẻ không ít thì nhiều đều nói được dăm ba
câu. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao có nhiều người học tiếng Anh trong thời
gian không phải là ngắn nhưng khi giao tiếp với người bản xứ thì họ lại không
hiểu hoặc hiểu nhầm những gì chúng ta đang nói. Câu trả lời chính là Ngữ Âm
trong tiếng Anh.
II. Thực trạng:
Đối với học sinh lớp 3 lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh thì đây là
giai đoạn nền tảng cho việc học tiếng Anh của các em sau này. Vì thế, yêu cầu
bắt buộc là các em phải phát âm chuẩn xác để tạo thành thói quen ngôn ngữ.
Qua thời gian hơn 3 năm giảng dạy tiếng Anh, tôi nhận thấy khả năng đọc và
phát âm của một số học sinh khá tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số em đọc và phát
âm chưa được tốt nên khi phát âm ra sợ sai dẫn đến ngại đọc, ngại nói; và càng
ít đọc, ít nói thì càng đọc sai, nói sai từ đó dẫn đến các em đọc – nói không tốt.

Để phân loại đối tượng học sinh, nắm chắc học lực từng em từ đó tìm ra
biện pháp để giúp đỡ các em đạt kết quả tốt trong học tập, ngay từ đầu năm
(tháng 9, năm học 2015 – 2016) tôi đã tiến hành khảo sát. Kết quả như sau:
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Lớpf

Số
HS

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL


TL

3A

29

3

10.3%

5

17.2%

15

51.7%

6

20.7%

3B

29

1

3.4%


6

20.7%

15

51.7%

7

24.1%

III. Nguyên nhân:
Qua khảo sát, tôi nhận thấy phần lớn học sinh có kết quả Trung bình, Yếu là
do các em còn rất hạn chế trong việc phát âm do những nguyên nhân sau:

2


1. Nguyên nhân khách quan:
- Bị ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ: Như chúng ta đã biết, tiếng Việt là ngôn ngữ
rất độc đáo do có thanh điệu. Điều này đã làm nên sự khác biệt giữa tiếng Việt
với hơn 6,500 ngôn ngữ trên thế giới. Do vậy, học sinh Việt Nam khá bất lợi khi
học tiếng Anh so với người nước khác. Đơn giản vì các em phải sử dụng cơ
miệng theo một cách hoàn toàn khác để “nói” được tiếng Anh. Khi nói tiếng
Anh, các em luôn cố phiên âm sang tiếng Việt, tuy nhiên có nhiều âm tiếng Anh
mà tiếng Việt hoàn toàn không có. Hơn nữa, qui tắc phát âm giữa tiếng Anh và
tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ: Trong tiếng Anh có hiện tượng đọc
nối, đọc lướt, hay nhấn trọng âm hoặc phát âm rõ phụ âm cuối… Ngoài ra, có
một số âm các em bị ảnh hưởng từ tiếng địa phương khiến việc phát âm trở nên

khó khăn. Ví dụ: Các em thường nhầm lẫn giữa âm /s/ và âm /ʃ/, hay âm /j/ và
âm /z/…Vì thế, các em phát âm lệch chuẩn và lâu dần trở thành thói quen khó
bỏ.
- Cơ hội tiếp xúc tiếng Anh ít: Diên Đồng là một xã vùng sâu, xa trung tâm
huyện nên học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện học tập như
Internet, băng đĩa, trung tâm ngoại ngữ… Các em không có cơ hội tiếp xúc với
người nước ngoài hay các nguồn tiếng Anh theo chuẩn. Vì thế các em không
được nghe tiếng Anh một cách chuẩn xác để từ đó bắt chước và luyện tập.
- Hạn chế về thời gian: Học sinh lớp 3 còn nhỏ, mới tiếp xúc với tiếng Anh
nên tốc độ viết của các em còn chậm. Đây là một lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn
chế thời gian tổ chức các hoạt động luyện âm và sửa sai cho các em.
- Môn học mới: Đối với học sinh lớp 3, đây là năm đầu tiên các em được tiếp
xúc với tiếng Anh. Là một môn học mới, phương pháp dạy và học có nhiều điểm
khác biệt so với các môn học mà các em được học trước đây nên các em còn bỡ
ngỡ, chưa quen với việc học.
- Thiếu sự quan tâm đúng mức: Nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình quá
khó khăn, bố mẹ phải đi làm xa, không có thời gian quan tâm đến việc học của
con em mình. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh có thái độ thờ ơ, còn xem nhẹ môn
học tiếng Anh.
2. Nguyên nhân chủ quan:
- Về phía học sinh: Nhiều học sinh chưa thực sự yêu thích và ý thức được
tầm quan trọng của môn học nói chung và giờ luyện nói tiếng Anh nói riêng.
Các em chưa chú ý trong khi học, và chưa hợp tác với bạn trong lúc thực hành.
Nhiều học sinh còn nhút nhát, ngại nói tiếng Anh trong giờ học, sợ bị các bạn
trêu chọc. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi tiểu học, các em còn ham chơi, ý thức học tập
chưa cao, chưa tự giác học và luyện tập ở nhà.

3



- Về phía giáo viên: Giáo viên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng
dạy dẫn đến việc lựa chọn và áp dụng chưa linh hoạt các phương pháp giảng dạy
theo hướng đổi mới.
IV. Các biện pháp tiến hành:
Xuất phát từ tình hình thực tế các em không nắm và vận dụng được các
qui tắc phát âm tiếng Anh, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau nhằm cải thiện
phát âm của các em:
1. Cung cấp các qui tắc phát âm trong tiếng Anh:
Để giúp các em phát âm chuẩn xác, đầu tiên tôi cung cấp các qui tắc phát
âm trong tiếng Anh. Công việc này được coi là nền tảng trong việc luyện âm và
nó không được thực hiện một cách riêng lẻ mà luôn kèm theo thực hành sau mỗi
bài học luyện âm.
1.1. Phát âm nguyên âm, phụ âm:
Chỉ cho học sinh nắm vững cách đọc các nguyên âm, phụ âm trong tiếng
Anh.
/ i / đọc ngắn như i của tiếng Việt.
/ i:/ đọc kéo dài ii.
/ u:/ đọc kéo dài uu
/ ^ / đọc ă và â
/δ/

đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng.

/ʃ/

đọc như âm /s/ trong tiếng Việt


1.2. Dấu nhấn (Trọng âm):
Để luyện trọng âm, chỉ ra trọng âm trong từ, câu, tôi dùng các cách sau:

* Using your voice: (Dùng giọng nói)
- Đọc câu, chỉ rõ sự khác nhau giữa âm nhấn và không nhấn: Âm nhấn đọc
mạnh, cao, dài hơn âm không nhấn.
Eg: I’d like some coffee.
* Using gestures: (Dùng cử chỉ)
- Dùng cánh tay như người nhạc trưởng, dùng cử chỉ mạnh cho các âm tiết
được nhấn mạnh.
4


- Dùng cách vỗ tay, vỗ tay to hơn đối với âm tiết được nhấn mạnh.
- Gõ thước khi đọc đến âm nhấn mạnh.
* Using symbols on the blackboard ( dùng biểu tượng).
- Dùng các ký hiệu để chỉ rõ các âm tiết được nhấn mạnh như đánh dấu X
trên âm nhấn hoặc gạch chân dưới âm đó.
x
x
Eg: Those are rulers.
That is a pencil.
1.3. Ngữ điệu:
Ngữ điệu hay còn gọi là "âm nhạc" của ngôn ngữ chính là giọng lên và
xuống khi chúng ta nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa, đặc
biệt thể hiện cảm xúc của chúng ta (ngạc nhiên, vui, buồn, tỏ lòng biết ơn ... ).
Thường thì tôi để cho học sinh nhận ra ngữ điệu tự nhiên hơn là hướng dẫn. Tuy
nhiên, tôi cũng lưu ý cho học sinh 2 loại ngữ điệu cơ bản:
*Rising tone (Đọc lên giọng):
- Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions, để diễn đạt sự ngạc nhiên,
nghi ngờ:
Eg:
Is your book big?


Do you have pets?

Really ? Is he your teacher?
- Được dùng trong câu hỏi đuôi khi người hỏi thật sự muốn hỏi.

It’s cold, isn’t it?
* Falling tone (Đọc xuống giọng):
- Được dùng trong câu trần thuật bình thường, câu mệnh lệnh và câu hỏi:
WH- question.

5


Eg:
My name’s Nam.

Come in, please

What's your name ?
- Được dùng trong câu hỏi đuôi khi người hỏi muốn hỏi xã giao, mong
ở người nghe một sự đồng tình.
Eg:
It’s cold, isn’t it?
1.4. Phát âm các phụ âm cuối trong từ:
Để phát âm chuẩn tiếng Anh, việc phát âm các âm cuối là điều rất quan
trọng. Âm cuối trong tiếng Anh cũng như dấu trong tiếng Việt, nếu không phát
âm rõ sẽ rất dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ: Với các từ nice (tốt, đẹp), nine (số 9),
night (buổi tối) nếu không phát âm rõ âm cuối thì người nghe khó mà hiểu được
người nói muốn đề cập đến điều gì. Do ảnh hưởng của cách phát âm trong tiếng

Việt, rất nhiều người Việt khi học tiếng Anh thường bỏ qua các âm cuối như:
/s/, /d/, /k/, /g/, /l/, /z/, /p/, /f/, /t∫/, /∫/… Cách phát âm những âm này không khó,
vấn đề là người học phải nhận thức được sự xuất hiện của nó, để tâm đến việc
loại bỏ thói quen nuốt đi các phụ âm ở cuối các từ.
Ngay từ lúc dạy từ, tôi chú trọng phát âm các âm cuối, nhấn mạnh và
hướng dẫn các em phát âm. Nhắc nhở và kịp thời sửa sai cho các em để tập cho
các em có thói quen phát âm âm cuối.
Ngoài ra, tôi còn cho các em làm các bài tập nhận diện các âm cuối bằng
các từ khác nhau ở phụ âm cuối.
Eg:
nice – nine – night
bye – bike – bite
five – fine – fight

6


1.5. Cách nối từ trong chuỗi lời nói:
1.5.1. Nguyên âm, phụ âm:
Trong một chuỗi lời nói, khi một từ kết thúc là một phụ âm và ngay sau
nó là một từ bắt đầu bằng nguyên âm, phụ âm của từ đứng trước sẽ được đọc
liền với từ đứng sau.
Để giúp các em nói tiếng Anh một cách tự nhiên, tôi hướng dẫn các em
qui tắc, cách đọc nối, đọc mẫu và dùng ký hiệu để giúp các em thấy rõ chỗ cần
nối.
Eg: There are four chairs in front of the table.
1.5.2. Phụ âm- phụ âm:
Khi một từ kết thúc là một trong những phụ âm /p/, /b/, /t/, /d/, /k/, /g/
theo sau là các từ bắt đầu bằng phụ âm thì việc phát âm các âm trên sẽ không
được thực hiện.

Eg: cup-board; bad-jumping;
/p/- /b/

stop-talking

/d/-/dʒ/

/p/-/t/

1.5.3. Nối các âm giống nhau:
Khi các phụ âm ở cuối từ trước chính là phụ âm ở đầu từ sau, ta có xu
hướng phát âm những âm này thành một phụ âm kéo dài.
Eg: black- cat;

big- girl;

/k/-/k/

/g/-/g/

Các âm /k/,/g/ chỉ được phát âm một lần nhưng kéo dài.
1.6. Cách đọc khi thêm ‘s’ và ‘es’:
+ Cách đọc / iz / : Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s, x, sh, ch, z thì
số nhiều thêm es đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce, se, ge thì số
nhiều thêm s cũng đọc /iz /.
Eg: finish / 'finiʃ /
sentence / 'sentәns / ;

;


finishes / 'finiʃiz /
sentences / 'sentәnsiz /

+ Cách đọc / s / : Những từ có chữ tận cùng bằng p, t, k thì đọc s
Eg: a book / buk /

; books / buks /

+ Cách đọc / z / : Những từ có chữ tận cùng bằng a, e, i, o, u, b, v thì
đọc / z /
7


Eg:

please / pli:z /

2. Luyện tập cách phát âm:
Thường thì không cần dạy âm tiếng Anh riêng biệt, học sinh có thể tiếp
thu cách phát âm ngôn ngữ qua nghe giáo viên nói, nghe băng và qua luyện từ,
cấu trúc câu. Tuy nhiên có một số âm đặc biệt, âm ghép mà học sinh khó phát
âm hoặc mắc lỗi khi phát âm, vì thế sau khi cung cấp những kiến thức về qui tắc
phát âm, tôi luyện tập cho học sinh theo các bước sau:
Bước 1: Luyện chuẩn âm.
Dựa vào bảng phiên âm quốc tế IPA (tôi cung cấp Bảng phiên âm và
cách đọc tạm so sánh với tiếng Việt), tôi hướng dẫn các em luyện chuẩn 44 âm
trong đó. Tôi còn yêu cầu học sinh luyện các âm này mỗi ngày.
Bước 2: Luyện đơn âm.
Nếu từ tiếng Anh có nhiều âm tiết, tôi hướng dẫn học sinh tách chúng
thành từng đơn âm tiết rồi luyện phát âm chuẩn từng đơn âm tiết đó.

- Sau phụ âm mà không có nguyên âm thì coi là 1 đơn âm.
- Phụ âm + nguyên âm dài được coi là 1 đơn âm.
- Phụ âm + nguyên âm ngắn + phụ âm được coi là 2 đơn âm (nhưng đơn
âm được tạo bởi Phụ âm + nguyên âm ngắn ở đằng trước thì khi đọc sẽ nối với
phụ âm đằng sau)
Eg:
- please: đọc thành 3 đơn âm: / p - li: - z / (Luyện từng âm tiết: /pờ - lii zờ/
- with: đọc thành 2 đơn âm: / wɪ - θ / (đọc giống như là / wɪθ - θ /)
Bước 3: Luyện chuẩn từ.
Sau khi học sinh đọc chuẩn từng âm tiết, tôi hướng dẫn các em đọc chuẩn
từ đó. Chuẩn ở đây là đúng từng âm tiết và đặc biệt là trọng âm. (Phần trọng âm
tôi đã trình bày ở trên)
Bước 4: Luyện chuẩn câu.
Khi học sinh đã nắm được cách phát âm từng từ, tôi giúp các em đưa từ
vào câu và phát âm chuẩn câu. Đây là mức độ cao nhất trong phát âm vì từ đây
các em có thể nói tiếng Anh cách thành thục, chuẩn xác tiến đến giao tiếp bằng
tiếng Anh. Vì thế, khi luyện chuẩn câu, ngoài phát âm chính xác từng âm tiết,
từng từ, tôi còn hướng dẫn các em các mặt: nối âm, lược âm, nhấn âm, ngắt
nhịp, tốc độ, lên giọng, xuống giọng (còn gọi là ngữ điệu - để thể hiện cảm xúc)
8


Trên đây là 4 bước tôi giúp các em luyện âm. Trong từng bước tôi sử
dụng các bài tập luyện âm sau đây:
+ Minimal pairs: (Cặp từ tối thiểu)
- Tôi đọc một cặp từ không theo thứ tự, yêu cầu học sinh nói thứ tự của
mỗi từ trong cặp từ đó.
Eg: 1- ship

2- sheep


T: ship
S: one
T: sheep
S: two
T: sheep
S: two
- Đọc các từ khác nhau có phát âm khác nhau yêu cầu học sinh nói số
ứng với từ có âm đó.
Eg:

1 / i/

2 /e/

T: bell
S: two
T: fill
S: one
T: win
S: one
T: when
S: two
+ Group the words: (Nhóm từ)
- Cho một số từ có chứa các âm cần luyện tập, học sinh sắp xếp các từ
theo từng nhóm âm.
Eg: dog, old, doll, cold, hot, poster, piano, on, close, often

9



dog

old

doll

cold

hot

poster

on

piano

often

close

+ Chain words: (Chuỗi từ)
- Trước tiên tôi đọc một từ có chứa âm cần đọc, gọi một học sinh nhắc
lại từ tôi vừa đọc và yêu cầu học sinh đọc thêm một từ khác có chứa âm này.
- Tiếp theo tôi yêu câu học sinh ngồi kế bên nhắc lại hai từ vừa nghe và lại
tiếp tục thêm vào chuỗi từ một từ khác miễn là từ này có chứa âm cần luyện tập.
Và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chuỗi từ có từ 5 – 6 từ thì dừng lại và bắt đầu
một chuỗi từ khác nhưng cũng chứa âm vừa học.
Eg:
T: sit

S1: sit, big
S2: sit, big, this
S3: sit, big, this, it
S4: sit, big, this, it, tick
S5: sit, big, this, it, tick, in
+ Odd one out: (Chọn từ khác biệt)
- Cho học sinh 4 từ. Học sinh chọn từ có phần gạch chân phát âm khác
với 3 từ còn lại.
Eg:
hi
school

sit

fine

kite

chair

watch

chess

- Hoặc chọn từ có vị trí âm nhấn khác với những từ còn lại.
Eg:
hello

kitchen
10


yellow

pencil


picture

behind

football

sunny

- Muốn làm được bài tập này bắt buộc học sinh phải đọc những từ này
lên để nhận ra âm khác biệt chứ không thể nhìn vào mặt chữ.
+ Missing words: (Từ còn thiếu)
- Nói các câu ngắn hoặc các cụm từ ngắn mà có bỏ trống một từ. Học
sinh trong lớp đoán từ có âm cần luyện tập.
Eg: Cho học sinh luyện tập âm /ai/
T: This is __ hat.
S: my
T: It’s __ to see you.
S: nice
T: We are __ thanks.
S: fine
+ Making sentences: (Đặt câu)
- Viết từ lên bảng, những từ này được viết theo hai nhóm có cùng một
âm hoặc hai âm dễ bị nhầm lẫn giống nhau.
- Yêu cầu học sinh đặt câu có một từ ở nhóm 1 và một từ ở nhóm 2 theo

cặp.
- Gọi học sinh ở các cặp nói câu của mình, chú ý phát âm hai âm của hai
từ trong cùng một câu.
Eg: Group 1

Group 2

parrot

dog

/ə/

/ ɒ/

kite

ship

/ ai /

/i/

put

boot

/u/

/u:/






11


Pair 1: I have a parrot and a dog.
Pair 2: There is a kite and a ship in the room.
Pair 3: I put my boot in the box.
3. Phiên âm:
Bên cạnh việc hướng dẫn các qui tắc phát âm, luyện đọc cho các em, tôi
còn luôn khuyến khích các em tự luyện đọc bằng cách cho học sinh làm quen
với một số kí hiệu phiên âm cơ bản. Việc làm này rất hữu ích vì khi học từ vựng,
đặc biệt từ khó, nhiều âm tiết, tôi có thể phiên âm những âm khó đó. Tôi không
phiên âm tất cả vì như thế học sinh làm theo chậm và sẽ mất nhiều thời gian mà
tôi chỉ tập trung phiên âm những âm khó hoặc những âm học sinh thường đọc
sai.
Eg:
e i

əʊ

telephone
i

ei

explain


i ei z

eraser

ə i

policeman

ɑ: dz

large

dʒ i

gym

Làm như thế, học sinh sẽ dễ phát âm hơn và khi về nhà các em có thể nhìn
vào các từ như trên để tự luyện phát âm tốt hơn.
Việc phiên âm những âm chính như trên giúp học sinh rất nhiều, đặc biệt
là những em phát âm chưa tốt và học sinh nông thôn chưa có điều kiện tốt để
luyện âm.
4. Tạo thói quen kiểm tra cách phát âm của từ:
Khi gặp một từ mới, học sinh thường có thói quen đoán mò cách đọc. Tuy
nhiên đây là một sai lầm mà các em không hề biết. Tiếng Anh là một ngôn ngữ
không có qui tắc thế nên muốn phát âm chính xác những từ mới tôi khuyến
khích các em tra từ điển, nghe máy hoặc nhờ giáo viên phát âm. Tạo cho các em
thói quen kiểm tra cách phát âm của một từ mà các em không chắc là cách giúp
các em phát âm tiếng Anh cách chuẩn xác.
5. Luyện đọc tiếng Anh mỗi ngày:

Tôi giao cho các em những đoạn hội thoại, những đoạn văn ngắn các em
được học ở lớp để các em luyện đọc ở nhà. Tôi khuyến khích các em đặt cho
mình chỉ tiêu một ngày phải luyện đọc thật to trong khoảng 15 phút. Nếu các em
đọc to, các em sẽ phát hiện tốt hơn lỗi sai trong cách phát âm của em. Việc phát
hiện ra lỗi sai sẽ giúp các em điều chỉnh phát âm của mình và điều đó sẽ giúp
các em tiến bộ.
12


6. Ghi âm:
Tôi khuyến khích các em ghi âm lại giọng của mình khi đọc đoạn văn, hội
thoại. Sau đó các em sẽ so sánh giọng của mình với giọng của người bản xứ xem
giọng nói của mình khác họ ở điểm nào. Sau khi đã nhận biết được những sự
khác nhau thì các em sẽ dễ dàng điều chỉnh sao cho giống giọng của người bản
xứ. Tôi hướng dẫn các em khi đọc một đoạn văn nào đó nên đọc ít nhất là ba
lần. Mỗi lần như vậy các em sẽ nhận ra được mình phát âm chưa tốt ở chỗ nào
và điều chỉnh thì sau đó các em sẽ phát âm chuẩn và rõ ràng hơn.
Việc làm này tôi chỉ khuyến khích các em làm chứ không ép buộc vì có
rất ít em có điều kiện thực hiện. Các em có thể nhờ bố mẹ hoặc người lớn trong
gia đình giúp đỡ ghi âm lại giọng đọc của mình.
7. Luyện nghe và nhắc lại:
Việc luyện nghe thường xuyên giúp các em cảm nhận được cách phát âm,
từ đó các em có thể bắt chước và thực hành theo.
Tôi khuyến khích các em nếu có điều kiện nên mua băng đĩa tiếng Anh để
luyện nghe mỗi ngày ít nhất là 30 phút. Tôi hướng dẫn các em nên lắng nghe và
đọc cùng để phát âm được chính xác các từ, tức là khi đĩa được bật lên thì các
em sẽ đọc cùng những từ đang được người nói đọc trên đĩa.
Ngoài ra, tôi còn khuyên các em nên xem các bộ phim hoạt hình hoặc
phim dành cho thiếu nhi bằng tiếng Anh. Việc này vừa giúp các em giải trí vừa
mang lại cho các em cơ hội tiếp xúc tiếng Anh một cách tự nhiên, thoải mái,

hứng thú. Và khi các em nghe nhiều, các em sẽ bắt chước được tốc độ cũng như
nhịp điệu của người bản xứ. Từ đó cải thiện phát âm của các em rất nhiều.
V. Kết quả:
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp nêu trên vào quá trình dạy và luyện
tập phát âm tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Diên Đồng, tôi
thực sự vui mừng vì những kết quả đạt được. Nhiều học sinh đã nắm được các
qui tắc phát âm cơ bản và phát âm tốt hơn. Nhiều em trước kia nhút nhát, ngại
nói tiếng Anh đã mạnh dạn, cởi mở hơn. Bên cạnh đó, qua quan sát tôi nhận thấy
các em từng ít hứng thú trong giờ học tiếng Anh hay làm việc riêng thì nay đã có
sự chuyển biến tích cực. Ví dụ như các em Anh Minh, Đức (học sinh lớp 3B),
trước đây các em gặp khó khăn khi phát âm âm /ʃ/ thì nay các em đã có thể phát
âm tốt âm này; hay các em Hào, Tài (3A), Quỳnh Anh, Hiền (3B) đã biết phát
âm phụ âm cuối trong từ. Đặc biệt có nhiều học sinh nổi trội, có thể nói tiếng
Anh một cách tự nhiên (đạt yêu cầu cao về phát âm, trọng âm, ngữ điệu) như các
em Thùy, Bảo Trâm, Phát, Tuyền (3A), Như, Bình (3B).
Với kết quả khảo sát ban đầu khi chưa áp dụng các biện pháp trên, số học
sinh Khá – Giỏi chiếm tỉ lệ còn thấp (dưới 30%), và tỉ lệ học sinh Trung bình –
Yếu khá cao (trên 50%) trên tổng số học sinh ở từng lớp, nhưng sau khi tôi áp
13


dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy, kết quả đã có sự thay đổi tích
cực. Cụ thể:
Lớp

Số
HS

Giỏi
SL


TL

Khá
SL

TL

Trung bình
SL

TL

Yếu
SL

TL

3A

29

8

27.6%

13

44.8%


7

24.1%

1

3.5%

3B

29

6

20.7%

12

41.4%

7

24.1%

2

6.9%

C. KẾT LUẬN
Như tôi đã đề cập ở trên, phát âm chuẩn xác là yêu cầu hàng đầu trong

việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Thế nên, việc nghiên cứu,
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy phát âm cho các em là điều
hết sức cần thiết. Và kết quả thực tế đã chứng minh điều đó. Học sinh từng bước
phát âm tốt hơn, kỹ năng nói được cải thiện rõ rệt. Các em dần yêu thích giờ học
tiếng Anh, có hứng thú phát biểu xây dựng bài. Nhờ đó các em nắm bài tốt hơn
trước. Đáng mừng hơn, nhờ phát âm chính xác mà các kỹ năng nghe, viết chính
tả của các em được cải thiện rất nhiều.
Qua thời gian nghiên cứu, áp dụng sáng kiến, tôi đã rút ra được một số bài
học kinh nghiệm như sau:
- Trong quá trình học của học sinh người giáo viên đóng vai trò là người
truyền đạt, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và khuyến khích các em. Vì thế, giáo
viên cần là người thầy nhiệt tình, tận tâm, khoan dung với các em.
- Hơn nữa, khả năng tiếp thu của mỗi học sinh không đồng nhất cho nên
giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại đồng thời phải linh hoạt thay đổi phương pháp
dạy của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh, trình độ của học sinh, không nên
rập khuôn, cứng nhắc.
- Việc học ngoại ngữ đòi hỏi người học phải luyện tập hằng ngày vì vậy
giáo viên cần thường xuyên quan tâm, đôn đốc việc học của các em.
- Mặt khác, để học sinh học tốt thì trước hết giáo viên phải là người đúng
chuẩn. Do vậy, bản thân cần không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
học tập và nghiên cứu sâu hơn để nâng cao trình độ.
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh khối 3, trường Tiểu
học Diên Đồng, khả năng phát âm tiếng Anh của các em tiến bộ rõ rệt. Từ đó, tôi
nhận thấy nội dung đề tài này có thể vận dụng rộng rãi cho học sinh khối 3 ở các
trường Tiểu học khác trong huyện.

14


Để giúp học sinh học tốt môn tiếng Anh nói chung và tốt tiếng Anh nói

riêng, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giúp
học sinh lớp 3 trường Tiểu học Diên Đồng phát âm tốt tiếng Anh”. Tuy
nhiên trong quá trình nghiên cứu, vận dụng không tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của ban giám khảo và các bạn
đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến này hơn.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy tiếng Anh cấp tiểu học (Nguyễn Quốc Hùng)
2. Ship or Sheep (Cambridge University Press)
3. English language teaching (Dr. Truong Vien)
4. Let’s learn English 1 (Bộ giáo dục và đào tạo)
5. Tiếng Anh 3 (Bộ giáo dục và đào tạo)
6. Từ điển Cambridge Advanced Learner’s Dictionary

16


PHỤ LỤC
BẢNG PHIÊN ÂM QUỐC TẾ IPA
(Cách đọc tạm so sánh với tiếng Việt)
So sánh với
tiếng Việt
i
i (mạnh dài)
e
a-e
o

ă/â
u (ngắn nhẹ)
u (mạnh dài)
ơ (ngắn nhẹ)
a (tròn môi)
o (tròn môi
gần như ô)

Ví dụ

Âm

he
please
get
bag
hot
but
put
school
a (book)
car

p
b
t
d
k
g



f
v

door

θ

ɜ:

ơ (mạnh dài)

bird

ð


ɪə



ʊə
əʊ
ɔɪ

ao
ia

êi
ai

ua
ơu
oi

house
here
where
day
my
sure
no
boy

s
z
ʃ
ʒ
h
m
n
ŋ
l
r
j
w

Âm
ɪ
i:
e

æ
ɒ
ʌ
ʊ
u:
ə
ɑ:
ɔ:

17

So sánh với
tiếng Việt
p
b
t
d
k
g
ch
tr-r
ph
v
th (lưỡi giữa 2
hàm răng)
đ (lưỡi giữa 2
hàm răng)
x
gi
s

r (giữ hơi)
h
m
n
ng
l
r
d
qu

Ví dụ
pen
book
ten
desk
cook
go
chair
gym
fan
van
thank
this
sit
zoo
she
television
hat
mother
near

thing
look
run
yes
what


ĐỀ KHẢO SÁT PHÁT ÂM HỌC SINH LỚP 3
THÁNG 9/2015
I. Listen and repeat. (Nghe và lặp lại) (3 điểm)
she, white, friend, black, eraser, pencil case
II. Look, listen and answer. (Nhìn tranh và trả lời) (3 điểm)

1. Who’s this?

2. Is this Mai?

3. Is this Nam?
III.Role - play. Đóng vai tình huống. (2 học sinh) (4 điểm)
Chào hỏi, giới thiệu về bản thân.

18


ĐỀ KHẢO SÁT PHÁT ÂM HỌC SINH LỚP 3
THÁNG 4/2016
I. Listen and repeat. (Nghe và lặp lại) (3 điểm)
truck, house, goldfish, parrot, bathroom, grandfather.
II. Look, listen and answer. (Nhìn tranh và trả lời) (3 điểm)


1. Where are the books?

2. What’s he doing?

3. What’s the weather like?
III.Role - play. Đóng vai tình huống. (2 học sinh) (4 điểm)
Chào, hỏi và trả lời về vật cưng/ đồ chơi mình có.

19



×