Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

chương 4 đánh giá công nghệ (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.89 KB, 7 trang )

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
I.
1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các quan niệm về đánh giá công nghệ

Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá công nghệ. Dưới đây
là một số định nghĩa về đánh giá công nghệ được chấp nhận rộng rãi:


ĐGCN là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn
diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá



trình ra quyết định
ĐGCN là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi
trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm



năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ
ĐGCN là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một
công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố môi trường xung
quanh.

Chú ý: Khi đgcn phải xem xét bảy nhóm yếu tố:
(1) dân số
(2) kinh tế
(3) môi trường


(4) nguồn lực đầu vào
(5) công nghệ
(6) văn hóa-xã hội
(7) chính trị-pháp lý.
2.

Mục đích của đánh giá công nghệ


Đánh giá công nghệ nhằm các mục đích sau:
Thứ nhất, đánh giá công nghệ để sắp xếp thứ tự ưu tiên trong lựa chọn công nghệ.
Trong trường hợp việc đánh giá chỉ được tiến hành đối với một công nghệ thì kết
luận chỉ có thể là chọn hoặc không chọn. Để đạt được mục đích này, đánh giá công
nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với bối cảnh nơi áp
dụng nó.
Thứ hai, đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua
đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của công nghệ, trên cơ sở đó phát huy,
tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có
biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục.
Thứ ba, đánh giá công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ sử dụng làm
đầu vào cho quá trình ra quyết định:


Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế -




xã hội quốc gia;
Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài;

Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang



hoạt động;
Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai

3.

đoạn;
Các cơ quan đánh giá công nghệ

Những cơ quan tổ chức đánh giá công nghệ như:
-

Viện đánh giá khoa học và công nghệ : đánh giá tổ chức, đánh giá chương

trình và bước đầu nghiên cứu đánh giá chính sách Khoa học & Công nghệ
(KH&CN). Nghiên cứu, xây dựng phương pháp đánh giá năng lực đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp.


-

Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội đồng chính sách quốc gia thường xuyên

đánh giá, đưa ra phương pháp đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp hiện nay.
Tổ chức các buổi hội thoại tập trung vào những kinh nghiệm về điều tra, thống kê,
đánh giad về công nghệ và những đổi mới công nghệ.
-


Các tổ chức KH&CN tại Việt Nam bao gồm:

(1) Các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ;
(2) Các cơ sở giáo dục đại học;
(3) Các tổ chức dịch vụ KH&CN.
4. Nguyên tắc đánh giá công
4.1.
Nguyên tắc toàn diện
-

nghệ

Yêu cầu đề cập đến tất cà các tác động có thể có của một công nghệ đến
môi trường xung quang, nhằm cung cấp cho người ra quyết định hiểu
được toàn bộ mối tương tác giữa các khía cạnh của vấn đề được đánh giá

-

Đặt vấn đề trong bối cảnh thời gian và không gian nhất định và trong tình
hình chung về kinh tế, chính trị, pháp luật

4.2.
-

Nguyên tắc khách quan
Đòi hỏi khi đánh giá cần đề cập đến tất cả các vấn đề mà nhóm có lợi ích
khác nhau quan tâm và cần được trả lời. Cần đề cập đến các quan điểm


4.3.
-

khác nhau đối với các vấn đề được đánh giá
Có thái độ khách quan khoa học
Nguyên tắc khoa học
Đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh xung quanh
một công nghệ theo quan điểm động. Phải sử dụng các số liệu thích hợp
sẵn có, các kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa học và phải sử dụng
ngay được.


II.
1.

Xem xét đánh giá, nhận xét được mặt tích cực, mặt tiêu cực, đưa ra

những giải pháp nhằm phát huy hoặc hạn chế
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
Về nguyên tắc đánh giá công nghệ

Ví dụ
Đánh giá công nghệ sản xuất và thử nghiệm hiện trường nhiên liệu sinh học
(BIODIESEL) từ mỡ cá nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về
BIODIESEL
Nội dung công trình
Trong một vài năm gần đây, không nằm ngoài xu thế thế giới, nhiên liệu sinh học
biodiesel đã bắt đầu được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm ở Việt Nam. Tuy
nhiên, kết quả đánh giá hiện trạng công nghệ ở một số cơ sở sản xuất thử nghiệm
biodiesel vào năm 2007 cho thấy các mẫu sản phẩm biodiesel đều không đạt tiêu

chuẩn chất lượng làm nhiên liệu, chứng tỏ công nghệ của các cơ sở này chưa thực
sự hoàn thiện. Công trình đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất
biodiesel, một mặt để có thể tư vấn, trợ giúp về kỹ thuật cho các cơ sở nói trên
hoàn thiện công nghệ của mình, mặt khác, để có thể thử nghiệm sản xuất được
lượng biodiesel đủ về số lượng, đạt về chất lượng để thử nghiệm trên xe ôtô. Theo
đó, mỡ cá loại III đã được chọn làm nguyên liệu mẫu để nghiên cứu vì nó có sản
lượng lớn (gần 100.000 tấn/năm). Hơn nữa, mỡ cá loại III, có hàm lượng axit béo
tự do cao, không thể sử dụng hiệu quả làm thực phẩm hoặc thức ăn gia súc nên có
thể được coi là nguyên liệu không cạnh tranh với lương thực. Kết quả thử nghiệm
nhiên liệu trên 2 băng thử (300giờ), 3 xe ô tô thí nghiệm (chạy 10000 km/xe), 6xe
đại trà (chạy 30000km/xe) cho thấy sự tương đồng giữa hai loại nhiên liệu (B5 và
diesel) và không có gì bất thường xảy ra đối với động cơ dùng nhiên liệu B5.
Tính mới


Lần đầu tiên ở Việt Nam, nhiên liệu diesel sinh học được nghiên cứu một cách hệ
thống và bài bản. Ngoài ra, công nghệ tinh chế và thu hồi sản phẩm phụ glyxerin
của quá trình đã được đăng ký giải pháp hữu ích. Công nghệ này chưa từng được
thực hiện ở Việt Nam.
Tính sáng tạo
Công trình đã sử dụng nhiều kỹ thuật và thiết bị hiện đại, tiên tiến trong nghiên cứu
thực nghiệm để tạo ra kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao. Từ hệ thống thiết bị
pilot có sẵn, đang được sử dụng cho mục đích khác, công trình đã nghiên cứu, cải
tiến thành hệ thiết bị sản xuất thử nghiệm biodiesel phục vụ việc nghiên cứu sự ổn
định của các thông số công nghệ.
Hiệu quả
Hiệu quả kinh tế: Công nghệ đề xuất trong công trình này có thể phù hợp với nhiều
loại nguyên liệu khác nhau nên có thể tận dụng được nguyên liệu sẵn có, đồng thời
tận dụng được sản phẩm phụ glyxerin nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả kỹ thuật: Những kết quả nghiên cứu của công trình có thể được sử dụng

như một tài liệu kỹ thuật tham khảo để các cơ sở đang sản xuất diesel sinh học
trong nước hoàn thiện qui trình công nghệ của mình.
Ngoài ra, các nhà phân phối và kinh doanh nhiên liệu sinh học cũng có thể tham
khảo các kết quả nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu đến động cơ,
việc phát khí thải.
Hiệu quả xã hội: Các kết quả của công trình đã được sử dụng làm cơ sở khoa học
để xây dựng Tiêu chuẩn và Qui chuẩn Việt Nam, xây dựng hành lang pháp lý phục
vụ việc phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam, nhằm sớm đưa B5 vào sử dụng
đại trà. Công trình đã đào tạo được đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, hiểu biết


sâu và rộng về lĩnh vực này, sẵn sàng tham gia và có thể có nhiều đóng góp tích
cực vào công cuộc phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam.
Khả năng áp dụng
Các kết quả của công trình có thể chuyển giao cho các cơ sở sản xuất hoặc các địa
phương có nhu cầu sản xuất diesel sinh học phục vụ nhu cầu tại chỗ, tận thu nguồn
nguyên liệu tại địa phương. Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Delta đã đề xuất áp
dụng các kết quả nghiên cứu của công trình để giải quyết các vấn đề liên quan đến
việc hoàn thiện công nghệ sản xuất biodiesel ở Công ty. Ngoài ra, nhờ những kết
quả của công trình này,Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam đã được Hàn Quốc
chọn làm đối tác để thử nghiệm công nghệ sản xuất biodiesel của Hàn Quốc qui
mô 4000 tấn B5/ năm, được đánh giá là công nghệ mới, hiện đại nhất thế giới hiện
nay. Công nghệ của dự án sẽ được triển khai sản xuất lớn và được xem là mô hình
mẫu về công nghệ biodiesel ở Việt Nam

Nhận xét
Ví dụ trên cho chúng ta thấy khi việc đánh giá công nghệ sản xuất biodiesel đã
tuân thủ tương đối tốt 3 nguyên tắc: toàn diện, khách quan, khoa học



Nguyên tắc toàn diện: việc đánh giá công nghệ, thử nghiệm đã đề cập đến
tương đối đầy đủ các tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh:



kinh tế, môi trường, đầu vào, công nghệ, xã hội
Nguyên tắc khách quan: việc đánh giá đã đề cập đến những lợi ích mà người



tiêu dùng có được cũng như giải đáp được câu hỏi mà mọi người quan tâm
Nguyên tắc khoa học: việc đánh giá công nghệ đã nghiên cứu các số liệu cụ



thể, và công nghệ sản xuất biodiesel có thể sử dụng ngay được.
Như vậy, ví dụ trên là một minh chứng điển hình cho việc thực hành đánh

2.

giá công nghệ khá sát với lý thuyết đã đặt ra.
Bối cảnh chung đánh giá công nghệ tại Việt Nam


Ngày nay, ĐGCN là một công cụ tích cực giúp cho các nước đang phát triển tận
dụng được những lợi thế của các nước đi sau nhằm tập trung tối đa các lợi thế và
hạn chế đến mức tối thiểu những bất lợi khi áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, Việt
Nam là một nước đang phát triển, nhìn chung chưa thể hoàn thành xuất sắc việc
đánh giá công nghệ.
Nguyên nhân





Tại Việt Nam cơ quan nào chuyên trách về ĐGCN mới được thành lập
Chưa có cơ sở nào đào tạo chính thức cho việc ĐGCN
Việt Nam là một nước đi sau, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội chưa chín



muồi nên
Chưa có truyền thống về ĐGCN, các chủ thể doanh nghiệp chỉ xem ĐGCN



được áp dụng như một công cụ nhằm đối phó chính quyền.
Bởi vậy, ĐGCN ở Việt Nam chỉ dừng lại ở thể chế hóa đánh giá tác động của môi
trường.
Giải pháp
Các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại về hậu quả thay đổi công nghệ của nước ta
hiện nay mà từ đó nghiêm túc thực hiện việc ĐGCN nhằm đem lại hiệu quả kinh
doanh cũng như hiệu quả xã hội.
Thành lập nên cơ sở đào tạo chính thức cho việc ĐGCN
Xem xét ĐGCN đến tất cả các yếu tố của bối cảnh xung quang công nghệ, bao
gồm: kinh tế, dân số, môi trường, đầu vào, văn hóa – xã hội, chính trị - pháp lý.



×