Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

GIAO AN SU 8 CHUAN VUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.58 KB, 184 trang )

Giáo án Lịch sử 8
Ngày soạn: 19/8/2013
Ngày giảng: 20/8/2013

PHẦN I:

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Chương I:

THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
Tiết 1 - Bài 1:
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
(Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng tư sản (CMTS) đầu tiên là một
nền sản xuất mới ra đời đã dẫn đến những mâu thuẫn mới trong xã hội ở châu Âu.
- Nguyên nhân trực tiếp, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Hà
Lan giữa thế kỉ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII.
- Khái niệm “quý tộc mới”, “cách mạng tư sản”, “chế độ cộng hòa”, “chế độ quân
chủ lập hiến”…
2. Tư tưởng:
- Nhận thức rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc CMTS..
- Nhận thức được cuộc CMTS đã làm thay đổi bộ mặt xã hội và có mặt tiến bộ nhưng
thực chất chỉ là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế dộ bóc lột tư bản.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử.


- Biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ thế giới.
- Tranh ảnh phục vụ cho bài giảng.
2. Học sinh:

1


Giáo án Lịch sử 8
Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học theo hệ thống câu hỏi trong các phần
và câu hỏi ở cuối bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Dẫn dắt vào nội dung bài mới: (1’)
Sự phát triển của nền kinh tế TBCN thời hậu kì trung đại dẫn đến bước
chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ TBCN. Bước chuyển ấy được mở đầu bởi
các cuộc CMTS ở Hà Lan, Anh, … Bài học hôm nay, sẽ giúp các em tìm hiểu
những nét chính về cuộc cách mạng đó.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
HỌC SINH CẦN NẮM

I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây
Âu trong các thế kỉ XVI - XVII.
Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI:

- GV yêu cầu HS đọc SGK và hướng 1. Một nền sản xuất mới ra đời: (5’)
dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức.
v GV nêu câu hỏi: Tìm những nét mới
về kinh tế - xã hội ở Tây Âu trong các
- Hình thành nền sản xuất mới TBCN
thế kỉ XV - XVII?
gắn liền với sự ra đời của các công
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh trường thủ công, thành thị…
- Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản
nội dung cần lưu ý.
và Vô sản.
v GV nêu câu hỏi: Vì sao nói những * Giai cấp TS có thế lực về kinh tế
nét mới về KT, XH ở Tây Âu trong các nhưng không có quyền lực chính trị,
thế kỉ XV - XVII chính là nguyên nhân không được tự do kinh doanh; nhân
dân lao động bị bóc lột => Chế độ PK
dẫn đến các cuộc CMTS?
- Sau khi HS trao đổi và phát biểu ý <> giai cấp TS và các tầng lớp nhân
kiến GV nhận xét, bổ sung và nhấn dân => CM bùng nổ.
mạnh nội dung cần lưu ý.
- GV giới thiệu qua về nước Hà Lan.
v GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn
đến cuộc đấu tranh của nhân dân Nêđéc-lan là gì?
- HS nghiên cứu cá nhân để tự trả lời
câu hỏi.
- Sau khi HS trao đổi và phát biểu ý
kiến GV nhận xét, bổ sung và nhấn
mạnh nguyên nhân cơ bản.
2


2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI:
(10’)
- Nguyên nhân: Mâu thuẫn dân tộc
giữa nhân dân Nê-đéc-lan với chính
quyền phong kiến Tây Ban Nha ngày
càng sâu sắc.


Giáo án Lịch sử 8
- GV trình bày và cho HS ghi nhớ - Diễn biến: Cách mạng Hà Lan diễn
những nét chính về diễn biến của Cách ra với nhiều cuộc nổi dậy:
mạng Hà Lan.
+ Nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi
dậy chống lại chính quyền PK Tây
Ban Nha, đỉnh cao là vào tháng
8/1566.
+ Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nêđéc-lan thành lập “Các tỉnh liên hiệp”
(sau là Cộng hoà Hà Lan).
+ Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan
được công nhận.
v GV nêu câu hỏi và cho HS thảo luận - Ý nghĩa: Là cuộc CMTS đầu tiên trên
nhóm: Tại sao cuộc đấu tranh của nhân thế giới, đã lật đổ ách thống trị của
dân Hà Lan chống lại sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho
vương quốc Tây Ban Nha được xem là CNTB phát triển.
cuộc CMTS?
- Sau khi thảo luận, GV gọi đại diện của
các nhóm trình bày quan điểm của nhóm
mình.
- Cuối cùng, GV kết luận, giải thích rõ
tại sao.

II. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ
XVII:
v GV nêu câu hỏi: Những biểu hiện 1. Sự phát triển của CNTB ở Anh:
nào chứng tỏ đầu thế kỉ XVII CNTB đã (10’)
- Biểu hiện: Nhiều công trường thủ
phát triển ở Anh?
- HS dựa vào nội dung 3 khổ chữ to đầu công ra đời, nhiều trung tâm lớn về
công - thương nghiệp, tài chính được
mục 1 (SGK, tr.4) để trả lời.
hình thành.
- GV dẫn chứng đoạn chữ nhỏ SGK.
- GV cho HS thảo luận những hệ quả về - Hệ quả:
mặt xã hội do sự phát triển của nền kinh + Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới; đội
ngũ những người làm thuê ngày càng
tế TBCN đem lại.
- GV nhấn mạnh: Sự xuất hiện của các đông đảo.
giai cấp, tầng lớp trong lòng xã hội + Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới
phong kiến (đặc biệt là sự xuất hiện tầng với chế độ quân chủ chuyên chế ngày
lớp quý tộc mới), đưa đến những mâu càng gay gắt.
thuẫn không thể điều hoà được, đó là
nguyên nhân sâu xa dẫn đến một cuộc
cách mạng xã hội.
- GV hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu
kiến thức.
- GV dựa vào lược đồ và các tài liệu để
tường thuật diễn biến CMTS Anh.

2. Tiến trình cách mạng: (5’)
* Diễn biến:
a. Giai đoạn 1642 - 1648: Quân đội

của Quốc hội do Crôm-oen chỉ huy
3


Giáo án Lịch sử 8
- GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu, lập
bảng niên biểu về diễn biến CMTS Anh.
- HS lập bảng niên biểu về diễn biến
CMTS Anh.
- GV kiểm tra, nhận xét, bổ sung và kết
luận (theo bảng sau):
Thời gian
Sự kiện chính
………………… …………………
………………… …………………

đánh bại quân đội của nhà vua.
b. Giai đoạn 1649 - 1688:
- Ngày 30 - 1 - 1649: Vua Sác-lơ I bị
xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà,
cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- Tháng 12 - 1688, chế độ quân chủ
lập hiến ra đời.
KL: Đây là cuộc CMTS không triệt
để.

v GV nêu câu hỏi: Vì sao chế độ chính
trị ở Anh từ chế độ cộng hoà lại trở
thành chế độ quân chủ lập hiến?
- HS trả lời theo theo ý hiểu của bản

thân.
- GV bổ sung, giải thích: Để bảo vệ
quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc
mới thoả hiệp với nhà vua để chống lại
nhân dân, không muốn đẩy cách mạng
đi xa hơn.
- GV nhấn mạnh vai trò của Crôm-oen.
v GV nêu câu hỏi và cho HS thảo luận
nhóm: Cuộc CMTS Anh mang lại quyền
lợi cho giai cấp nào? Lãnh đạo cách
mạng là giai cấp hay tầng lớp nào? Em
hiểu thế nào về câu nói của Mác?
- Sau khi thảo luận, GV gọi đại diện của
các nhóm trình bày quan điểm của nhóm
mình.
- Cuối cùng, GV kết luận, giải thích.

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư
sản Anh thế kỉ XVII: (7 – 10’)
- CMTS Anh = (Quý tộc mới + Giai
cấp tư sản) lãnh đạo + Quần chúng
nhân dân ủng hộ => Thắng lợi => Đưa
nước Anh phát triển theo con đường
TBCN.
- Hạn chế: Đây là cuộc CM không triệt
để (vẫn còn ngôi Vua). Mặt khác, CM
chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai
cấp TS và quý tộc mới, còn nhân dân
không được hưởng chút quyền lợi gì.


5. Sơ kết bài học:
5.1. Củng cố:
GV nêu một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức của HS:
1. Nguyên nhân dẫn đến CM Hà Lan thế kỉ XVI?
2. Tính chất và ý nghĩa của CMTS Anh thế kỉ XVII?
5.2. Dặn dò:
- HS học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
4


Giáo án Lịch sử 8
Bổ sung kiến thức:

Ngày soạn: 19/8/2013
Ngày giảng: 21/8/2013

Tiết 2 - Bài 1:
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ.
- Nguyên nhân trực tiếp, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Các khái niệm “quý tộc mới”, “chế độ cộng hoà”, …
2. Tư tưởng:
- Nhận thức rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản.

- Nhận thức được CMTS đã làm thay đổi bộ mặt xã hội và có mặt tiến bộ nhưng
thực chất chỉ là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử.
- Biết phân tích, so sánh, nhận định các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
5


Giáo án Lịch sử 8
1. Giáo viên:
- Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Tranh ảnh phục vụ cho bài giảng.
2. Học sinh:
- Học bài cũ theo yêu cầu ở giờ học trước.
- Đọc và chuẩn bị tiếp nội dung bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Nguyên nhân và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI?
Câu 2: Kết quả, ý nghĩa của CMTS Anh thế kỉ XVII?
3. Dẫn dắt vào nội dung bài mới:
GV treo lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và giới thiệu:
Đây vốn là vùng đất của người da đỏ. Sau khi Crix-tốp Cô-lôm-bô tìm ra
châu Mĩ, người châu Âu di cư sang và chiếm vùng này. Người Anh đã lập ra 13
thuộc địa ở Bắc Mĩ. Đến thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã tiến hành một
cuộc chiến tranh chống lại thực dân Anh giành độc lập và nước Mĩ ra đời sau
cuộc chiến tranh đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn để trên đây trong tiết học
này.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
HỌC SINH CẦN NẮM

III. Chiến tranh giành độc lập của
các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:
- GV treo lược đồ 13 thuộc địa của Anh 1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên
ở Bắc Mĩ. Dựa vào lược đồ, GV giới nhân của chiến tranh: (10 – 15’)
thiệu vị trí của 13 thuộc địa Anh và nêu
rõ đặc điểm của vùng đất này.
v GV nêu câu hỏi: Vì sao nhân dân các * Nguyên nhân sâu xa:
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đấu tranh chống - Nền kinh tế ở 13 thuộc địa phát triển
theo con đường TBCN.
thực dân Anh?
- HS dựa vào SGK và tư liệu do GV - Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản
cung cấp, tiến hành thảo luận nhóm hoặc sự phát triển công - thương nghiệp của
các thuộc địa (cướp đoạt tài nguyên,
cả lớp.
- Sau khi gọi đại diện các nhóm phát đánh thuế nặng nề, nắm độc quyền
biểu ý kiến, GV nhận xét, bổ sung, nhấn buôn bán trong và ngoài nước, …)
mạnh nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc => Nhân dân thuộc địa <> chính quyền
Anh ngày càng gay gắt.
chiến tranh.
2. Diễn biến của chiến tranh: (5’)
- GV hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu
kiến thức.
- GV yêu cầu HS đọc khổ chữ đầu của
6



Giáo án Lịch sử 8
mục 2 SGK.
v GV nêu câu hỏi: Theo em, đâu là
nguyên cớ làm bùng nổ cuộc chiến tranh
giành độc lập của 13 thuộc địa?
- HS dựa vào SGK để chỉ ra nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh..
- GV chốt lại.

- GV yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.
v GV nêu câu hỏi và cho HS thảo luận
nhóm những vấn đề sau:
1. Chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh diễn ra như thế nào?
2. Tính chất tiến bộ của Tuyên ngôn độc
lập của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?
3. Đánh giá vai trò của G.Oa-sinh-tơn?
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV bổ sung và kết luận.
* Hoạt động 4: Cả lớp/ Nhóm
- GV nêu vấn đề định hướng nhận thức:
Các em đọc mục 3 để tìm hiểu về kết quả
và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc
lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- HS suy nghĩ để trả lời 2 vấn đề nêu
trên.
- GV nhận xét, bổ sung và nêu đáp án.
v GV nêu câu hỏi: Những điểm nào thể

hiện sự hạn chế của Hiến pháp Mĩ năm
1787?
- GV định hướng theo những nội dung
sau:
+ Chỉ những người da trắng có tài sản.
+ Đóng thuế theo quy định mới có quyền

a. Nguyên cớ: Sự kiện Bôx-tơn (12 1773).
b. Diễn biến:
- Từ 5 - 9 đến 26 - 10 - 1774: Hội nghị
lục địa họp ở Phi-la-đen-phi-a đòi vua
Anh bỏ các luật cấm vô lí.
- Tháng 4 - 1775: Chiến tranh bùng nổ.
- Ngày 4 - 7 - 1776: Thông qua Tuyên
ngôn độc lập.
- Ngày 17 - 10 - 1777: Tại trận Xa-ratô-ga, quân khởi nghĩa thắng lớn, tạo
nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
- Năm 1783: Chính phủ Anh buộc phải
ký Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền
độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ.
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến
tranh giành độc lập của các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ: (10 – 15’)
a. Kết quả:
- Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải
thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa
ở Bắc Mĩ, Hợp chủng quốc Mĩ ra đời.
- Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp,
quy định Mĩ là nước cộng hoà liên
bang, đứng đầu là Tổng thống.

b. Ý nghĩa: Đây là cuộc CMTS, nó đã
thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc là
lật đổ ách thống trị của thực dân Anh và
mở đường cho CNTB phát triển.
* Hạn chế: Đây là cuộc CMTS không
triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô
được hưởng quyền lợi, còn nhân dân
lao động nói chung không được hưởng
chút quyền lợi nào.

7


Giáo án Lịch sử 8
ứng cử.
+ Phụ nữ không có quyền bầu cử.
+ Người nô lệ da đen và người da đỏ
không có quyền chính trị.
- GV bổ sung và kết luận.
5. Sơ kết bài học:
5.1. Củng cố:
GV nhấn mạnh các ý sau:
- Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở Tây Âu trong các thế kỷ XVI - XVII đã dẫn
đến những cuộc CMTS đầu tiên: CMTS Hà Lan, CMTS Anh, Chiến tranh giành
độc lập ở Bắc Mĩ.
- Các sự kiện đó đều dẫn đến kết quả là sự thắng lợi của CNTB đối với CĐPK hay
CNTD, tạo điều kiện cho nền sản xuất TBCN phát triển.
- Vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân trong việc quyết định thắng lợi của
cách mạng.
5.2. Dặn dò:

- HS học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Vẽ lược đồ Lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793.
Bổ sung kiến thức:

8


Giáo án Lịch sử 8

Ngày soạn: 26/8/2013
Ngày giảng: 27/8/2013
Tiết 3 - Bài 2:
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 - 1794)
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng.
- Việc chiếm ngục Ba-xti (14 - 7 - 1789) - mở đầu cách mạng.
- Diễn biến chính của cách mạng, những nhiệm vụ mà cách mạng đã giải quyết:
chống thù trong giặc ngoài, giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ; ý nghĩa lịch
sử của Cách mạng tư sản Pháp.
2. Tư tưởng:
- Có thái độ đúng đắn khi đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của CMTS Pháp
cuối thế kỉ XVIII.
- Đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
- Khâm phục những tấm gương yêu nước của các chiến binh Gia-cô-banh trong
cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng.
3. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tường thuật và phân tích sự kiện lịch sử.
- Biết kết hợp việc sử dụng kênh hình (tranh ảnh, lược đồ,…) phục vụ cho bài học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ nước Pháp thế kỉ XVIII.
- Các kênh hình trong SGK.
2. Học sinh:
- Học bài cũ theo yêu cầu ở giờ học trước.
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài mới theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Cho biết ý nghĩa lịch sử của các cuộc CMTS đầu tiên?
3. Dẫn dắt vào nội dung bài mới:
Tiếp theo CMTS Anh và cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ, CMTS Pháp đã diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII. Đây là cuộc CMTS
điển hình và triệt để nhất trong các cuộc CMTS thời cận đại. Bài học hôm nay sẽ
giúp các em tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, … của CMTS Pháp, cuộc
9


Giáo án Lịch sử 8
cách mạng mà Mác đã ví như một cái chổi khổng lồ quyét sạch mọi rác rưởi của
chế độ PK châu Âu.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
HỌC SINH CẦN NẮM


- GV: Cho HS đọc SGK
v GV nêu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của
tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng
được thể hiện như thế nào ?
- HS dựa vào nội dung vừa đọc để trả lời
câu hỏi.
- GV bổ sung và kết luận cho HS ghi.
- GV phân tích tình hình nông nghiệp.
v GV nêu câu hỏi và cho HS thảo luận
nhóm: Những nguyên nhân nào làm cho
nông nghiệp Pháp rơi vào tình trạng lạc
hậu ?
- Sau khi thảo luận, GV gọi đại diện của
các nhóm trình bày quan điểm của nhóm
mình.
- Cuối cùng, GV kết luận, giải thích.
- GV dùng tranh minh hoạ về tình cảnh
nông dân Pháp trước cách mạng (hình 5
trong SGK) để khắc sâu cho HS.

I. Nước Pháp trước cách mạng:
1. Tình hình kinh tế: (7 – 10’)
- Nông nghiệp: Giữa thế kỉ XVIII,
nền nông nghiệp của Pháp rất lạc hậu,
công cụ canh tác rất thô sơ => năng
suất lao động thấp; ruộng đất bị bỏ
hoang nhiều, nạn mất mùa, đói kém
thường xảy ra.
- Công - thương nghiệp: Kinh tế
TBCN tuy đã phát triển nhưng lại bị

CĐPK cản trở, kìm hãm, đơn vị đo
lường và tiền tệ chưa có sự thống
nhất, …

- GV sử dụng sơ đồ 3 đẳng cấp trong xã
hội Pháp trước cách mạng để HS hiểu rõ
hơn về tình hình xã hội Pháp trước cách
mạng.

2. Tình hình chính trị, xã hội: (10 –
12’)
- Chính trị: Theo chế độ quân chủ
chuyên chế.
- Xã hội: Chia làm 3 đẳng cấp, trong
đó:
+ Đẳng cấp tăng lữ và đẳng cấp Quý
tộc được hưởng mọi đặc quyền,
không phải đóng thuế, …
+ Đẳng cấp thứ ba: Giai cấp nông dân
nghèo khổ, không ruộng đất, bị nhiều
tầng áp bức, bóc lột; giai cấp tư sản
có thế lực kinh tế nhưng không có
quyền lực chính trị, …
=> Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba
với các đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc
ngày càng gay gắt => Dưới sự lãnh

Đẳng cấp thứ
nhất
(Tăng lữ)


Đẳng cấp thứ
hai
(Quý tộc)

Có mọi đặc quyền
không phải nộp thuế
Đẳng cấp thứ ba
(Tư sản, nông dân và các tầng lớp khác)

10


Giáo án Lịch sử 8
Không có quyền lợi chính trị, phải nộp
mọi thứ thuế và làm nghĩa vụ phong kiến
- GV giải thích khái niệm “đẳng cấp”.
- GV giải thích hình 5 trong SGK.

đạo của giai cấp tư sản, nông dân
Pháp hăng hái tham gia cách mạng để
lật đổ CĐPK.

- GV nhấn mạnh vai trò quan trọng của
các trào lưu tư tưởng tiến bộ trong việc
dọn đường cho cách mạng xã hội, góp
phần làm lung lay chế độ PK.
- GV giới thiệu tóm tắt về thân thế và
những tư tưởng tiến bộ của Mông-te-xkiơ, Vôn-te và Giăng-giắc Rút-xô.


3. Đấu tranh trên mặt trận tư
tưởng: (5 – 7)
- Đại diện cho trào lưu triết học ánh
sáng là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te,
Giăng-giắc Rút-xô đã ủng hộ tư
tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch
liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ
chuyên chế của Lu-i XVI.
- Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tưởng
đã thúc đẩy CM sớm bùng nổ.

v GV nêu câu hỏi:
- Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ
chuyên chế được thể hiện ở những điểm
nào?
- Vì sao nhân dân nổi dậy đấu tranh?
- HS: Đọc SGK, tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nêu đáp án.

II. Cách mạng bùng nổ:
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân
chủ chuyên chế: (5 – 7’)
- Biểu hiện: Chế độ PK ở nước Pháp
ngày càng suy yếu dưới thời Lu-i
XVI, CN và thợ thủ công thất
nghiệp, khởi nghĩa của nông dân và
bình dân liên tục nổ ra.
=> Cuộc CM chống PK do giai cấp
TS đứng đầu tất yếu sẽ nổ ra.
v GV yêu cầu Hs tự đọc nhanh mục 2 để 2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng:

(5 – 7’)
trả lời câu hỏi:
Cách mạng TS Pháp 1789 được bắt đầu - Các đại biểu thuộc đẳng cấp thứ ba
chống đối lại nhà vua tại Hội nghị ba
như thế nào?
- GV gọi 1 - 2 HS trả lời, sau đó GV chốt đẳng cấp: phản đối chủ trương tăng
thuế, tự tuyên bố là Quốc hội lập
lại những ý chính cho HS ghi.
hiến. Là đòn mở đầu tấn công vào
chế độ PK chuyên chế.
- Ngày 14 – 7 – 1789: Cuộc tấn công
pháo đài – nhà tù Ba-xti của nhân dân
Pa-ri => CMTS Pháp bùng nổ.
5. Sơ kết bài học:
5.1. Củng cố:
GV nhấn mạnh các ý sau:
- Những nguyên nhân nào dẫn tới CMTS Pháp năm 1789?
11


Giáo án Lịch sử 8
- Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị
cho cuộc cách mạng?
5.2. Dặn dò:
- HS học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bổ sung kiến thức:

12



Giáo án Lịch sử 8

Ngày soạn: 26/8/2013
Ngày giảng: 28/8/2013
Tiết 4 - Bài 2:
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 - 1794)
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng.
- Việc chiếm ngục Ba-xti (14 - 7 - 1789) - mở đầu cách mạng.
- Diễn biến chính của cách mạng, những nhiệm vụ mà cách mạng đã giải quyết:
chống thù trong giặc ngoài, giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ; ý nghĩa lịch
sử của cách mạng tư sản Pháp.
2. Tư tưởng:
- Có thái độ đúng khi đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của CMTS Pháp
cuối thế kỉ XVIII.
- Đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
- Khâm phục những tấm gương yêu nước của các chiến binh Gia-cô-banh trong
cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tường thuật và phân tích sự kiện lịch sử.
- Biết kết hợp việc sử dụng kênh hình (tranh ảnh, lược đồ,…) phục vụ cho bài học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ nước Pháp thế kỉ XVIII.
- Các kênh hình trong SGK.
- Tài liệu tham khảo.

- Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ theo yêu cầu ở giờ học trước.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài mới theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1: Vẽ sơ đồ ba đẳng cấp và giải thích?
Câu 2: Trình bày sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế, sự kiện mở đầu
của cách mạng Pháp?
3. Dẫn dắt vào nội dung bài mới:
13


Giáo án Lịch sử 8
Chúng ta đã tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến CMTS Pháp 1789 và
CMTS Pháp đã bắt đầu với hành động chống đối của các đại biểu thuộc Đẳng cấp
thứ ba ở Hội nghị ba đẳng cấp và cuộc tấn công vào pháo đài - nhà tù Ba-xti. Vậy
CMTS Pháp phát triển đến đỉnh cao như thế nào, tác động đến lịch sử thế giới ra
sao, đó là những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
HỌC SINH CẦN NẮM
III. Sự phát triển của cách mạng:
1. Giai đoạn phái lập hiến thiết lập
chế độ Quân chủ lập hiến (14/7/1789
- 10/8/1792): (10 – 12’)


v GV nêu câu hỏi: Sau thắng lợi ngày
14 - 7 - 1789 cách mạng lan rộng ra cả
nước như thế nào?
- HS dựa vào nội dung vừa đọc để trả
lời câu hỏi.
- GV bổ sung và kết luận.
v GV nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì
về nội dung bản tuyên ngôn?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh
nội dung cần lưu ý: Quyền tự do bình
đẳng, quyền tư hữu tài sản - tính chất
tiến bộ của tuyên ngôn, thấm nhuần tư
tưởng của các nhà triết học ánh sáng kết
tinh trong khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do bình đẳng - bác ái”.
=> Tuyên ngôn là một văn kiện lịch sử,
là lời kêu gọi nhân dân bị áp bức đứng
dậy đấu tranh, ... Người giàu mới có
quyền bầu cử.
v GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì
về bản tuyên ngôn và hiến pháp?
- HS dựa vào nội dung vừa đọc để trả
lời câu hỏi.
- GV bổ sung và kết luận: Không phê
chuẩn đạo luật chuẩn bị phản công lại
cách mạng liên kết với phong kiến nước
ngoài, dâng kế hoạch tác chiến cho giặc,
lập liên minh chống Pháp.
v GV nêu câu hỏi: Nhân dân đã hành
14


- 14 - 7 - 1789, quần chúng vũ trang
phá ngục Ba-xti mở đầu cho cách
mạng. Chế độ quân chủ lập hiến từ
ngày
14 - 7 - 1789 đến ngày 10 - 8 - 1792.
- Giai cấp TS lên cầm quyền, vua vẫn
giữ ngôi => quân chủ lập hiến.

- Cuối 8 - 1789, Quốc hội thông qua bản
tuyên ngôn nhân quyền - dân quyền.
Quyền tự do bình đẳng, quyền tư hữu
tài sản.
- 9 - 1791, thông qua hiến pháp, xác lập
chế độ quân chư lập hiến. Quốc hội là cơ
quan tối cao có quyền quyết định mọi
công việc, quy định chế độ tuyển cử.

- 4 - 1792, quân Áo, Phổ liên minh
chống cách mạng.


Giáo án Lịch sử 8
động ntn khi tổ quốc lâm nguy? Kết quả
như thế nào?
- HS dựa vào nội dung vừa đọc để trả
lời câu hỏi.
- GV bổ sung và kết luận: Lòng yêu
nước, ... lời hiệu triệu của công xã “Hãy
cầm lấy vũ khí quân thù đang đến

ngưỡng cửa” đội quân tình nguyện, ...
mỗi người một việc tham gia vào cứu
quốc quân.
- Kết quả: Nước Pháp được cứu thoát
nhờ hàng triệu tấm lòng ái quốc của
nhân dân. Sau chiến thắng Van-mi,
chính quyền nhà vua bị bãi bỏ.

- 19 - 8 - 1792, quân Phổ tràn vào nước
Pháp.
- 10 - 8 - 1792, phái Gi-rông-đanh lãnh
đạo nhân dân tiếp tục làm cách mạng
lật đổ phái lập hiến - xóa bỏ chế độ
phong kiến.

2. Giai đọan thiết lập nền cộng hoà
(từ 21/9/1792 - 2/6/1793): (7 – 10’)
v GV nêu câu hỏi: Vì sao phái Girông-đanh bị bãi bỏ? Phái Gia-cô-banh
đã làm gì? Rô-be-spie là người như thế
nào?
- HS dựa vào nội dung vừa đọc để trả
lời câu hỏi.
- GV bổ sung và kết luận: Là người trẻ
trung, tầm vóc không cao - mảnh dẻ, ăn
mặc chỉnh tề, tóc giả rắc phấn, được
quần chúng tin yêu, sáng suốt trong quản
lí nhà nước, đấu tranh không nghiêng
ngả trước kẻ thù, sống bình dị, nổi tiếng
là con người không thể mua chuộc.


- 21 - 9 - 1792, nền cộng hoà được thiết
lập.
- Xuân 1793, Anh cùng PK châu Âu
đánh Pháp => Nước Pháp gặp khó khăn.
- 2 - 6 - 1793, Rô-be-spie lãnh đạo
nhân dân lật đổ phái Gi-rông-đanh.

3. Giai đọan Chuyên chính dân chủ
v GV nêu câu hỏi: Chính quyền Gia- Gia-cô-banh (2 – 6 - 1793 đến 27 - 7
cô-banh đề ra biện pháp gì? Em có - 1794): (7- 10’)
nhận xét gì về những biện pháp cách
mạng của phái Gia-cô-banh?
- Phái Gia-cô-banh cử ra Ủy ban cứu
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nước do Rô-be-spie đứng đầu.
- Biện pháp cách mạng:
nội dung cần lưu ý.
v GV nêu câu hỏi: Những nguyên nhân + Chia ruộng đất bán cho nông dân.
nào đưa tới sự thất bại của phái Gia- + Trưng thu lúa mì.
+ Quy định lương tối đa.
cô-banh?
+ Quy định giá tối đa.
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh + Ban hành lệnh tổng động viên.
15


Giáo án Lịch sử 8
nội dung cần lưu ý: Mâu thuẫn nội bộ, => Đáp ứng tình hình xã hội.
nhân dân không chịu ủng hộ cách mạng, - 27 - 7 - 1794, TS phản cách mạng

bất bình giá tối đa, lương tối đa, TS đảo chính.
không muốn cách mạng đi quá xa, mục
đích chỉ là thắng PK mà thôi.
v GV nêu câu hỏi: Cách mạng TS Pháp
1789 - 1794 đã làm được những việc gì?
Lực lượng chính của cách mạng là ai?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh
nội dung cần lưu ý: Ba giai đoạn cách
mạng giống như ba bậc thang tiến lên ...
từ thấp đến cao mà chuyên chính dân
chủ Gia-cô-banh là đỉnh cao nhất.
Những người Gia-cô-banh trong một
mức độ đáng kể đã phát huy được sức
mạnh quần chúng, sự tham gia của quần
chúng là cơ sở cho sự tồn tại của nền
chuyên chính dân chủ và khối liên minh.
GV cho HS Đọc đoạn trích SGK.
v GV nêu câu hỏi (HS trung bình khá):
Dựa vào đoạn trích em hãy nhận xét về
cách mạng Pháp và Mĩ?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh
nội dung cần lưu ý.

4. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư
sản Pháp cuối thế kỉ XVIII: (7 – 10’)
- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa TS lên
cầm quyền, mở đường cho CNTB tự
do phát triển.

- Quần chúng nhân dân là lực lượng
đông đảo làm nên cách mạng.
* Hạn chế: Không đem lại quyền lợi
cho nhân dân.

5. Sơ kết bài học:
5.1. Củng cố:
GV nhấn mạnh các ý sau:
- Tình hình kinh tế và xã hội Pháp trước cách mạng.
- Việc chiếm ngục Ba-xti (14 - 7 - 1789) - mở đầu cách mạng.
- Diễn biến chính của cách mạng, những nhiệm vụ mà cách mạng đã giải quyết:
chống thù trong giặc ngoài, giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ; ý nghĩa lịch
sử cúa Cách mạng tư sản Pháp.
5.2. Dặn dò:
- HS học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bổ sung kiến thức:

16


Giáo án Lịch sử 8

Ngày soạn: 02/9/2013
Ngày giảng: 03/9/2013

Tiết 5 - Bài 3:
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, nội dung và hệ
quả của cách mạng công nghiệp.
2. Tư tưởng:
- Sự áp bức của CNTB, gây đau khổ cho nhân dân.
- Nhân dân là người sáng tạo ra thành tựu lao động.
3. Kỹ năng:
- Khai thác kênh hình trong SGK.
- Rèn kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nội dung kênh hình trong SGK.
- Tranh về máy móc cuối thế kỉ XIX.
- Đọc, nghiên cứu nội dung bài học trong SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ
năng; soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ theo yêu cầu ở giờ học trước.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài mới theo hệ thống câu hỏi trong SGK ở cuối
các mục và cuối bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789?
3. Dẫn dắt vào nội dung bài mới:
Cách mạng TS thắng lợi tạo điều kiện cho Anh, Pháp tiến hành cách mạng
công nghiệp, làm cho năng suất tăng cao chưa từng thấy, đồng thời cách mạng tác
động đến nhiều nước PK thúc đẩy cuộc cách mạng TS, làm cho CNTB trở thành hệ
thống thế giới.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
17



Giáo án Lịch sử 8
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
HỌC SINH CẦN NẮM

* GV nêu vấn đề: Cách mạng thành công
ở Anh đã đưa giai cấp TS lên nắm quyền,
mở rộng sản xuất, cải tiến công cụ sản
xuất, trong đó ngành dệt được đặc biệt
coi trọng.
v GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết việc
kéo sợi đã thay đổi như thế nào? Vậy
điều gì sẽ xảy ra trong ngành dệt của
nước Anh?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
v GV nêu câu hỏi: Nêu những phát
minh lớn trong cuộc cách mạng công
nghiệp ở nước Anh?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
v GV nêu câu hỏi: Vì sao máy móc được
sử dụng nhiều trong giao thông vận tải?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội

dung cần lưu ý.
GV cho HS quan sát H15 - xe lửa X ti
phen Xơn
v GV nêu câu hỏi: Vì sao Anh đẩy mạnh
sản xuất gang, thép, than đá?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
-> GV cho HS đọc đoạn cuối SGK - phần 1.
v GV nêu câu hỏi: Cuộc cách mạng
công nghiệp ở Anh có ý nghĩa gì?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.

I. Cách mạng công nghiệp:
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh:
(15 – 20’)

- Những phát minh lớn:
+ 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế
máy kéo sợi (Gien-ni).
+ 1785, Giêm Oát phát minh máy
chạy bằng hơi nước.
+ 1785, Ác-crai-tơ phát minh máy
kéo sọi chạy bằng hơi nước.
+ Đầu thế kỉ XIX, sáng chế ra tàu
thuỷ, đầu máy xe lửa.
+ Giữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản
xuất gang, thép, than đá.


- Ý nghĩa: Cách mạng công nghiệp
làm cho sản xuất phát triển, Anh trở
thành nước công nghiệp phát triển nhất
thế giới “Công xưởng của thế giới”.

2. Hệ quả của cuộc cách mạng công
v GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu những nghiệp: (10 – 15’)
biến đổi ở nước Anh sau cách mạng công
- Làm thay đổi bộ mặt các nước tư
18


Giáo án Lịch sử 8
nghiệp?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý: Đầu thế kỉ XIX, vùng
công nghiệp mới trải khắp nước Anh.
=> Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh
chóng.
v GV nêu câu hỏi: Xã hội nước Anh có
những thay đổi gì?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.

bản: xuất hiện nhiều khu công nghiệp
mới, nhiều thành phố mọc lên, ... ->
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh

chóng.

- Về xã hội: Hình thành 2 giai cấp (tư
sản >< vô sản).

5. Sơ kết bài học:
5.1. Củng cố:
GV khái quát lại những nội dung cơ bản của tiết học để giúp học sinh khắc
sâu kiến thức.
5.2. Dặn dò:
- HS học theo hệ thống tìm hiểu trên lớp, kết hợp với SGK.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài mới.
-> Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bổ sung kiến thức:

19


Giáo án Lịch sử 8

Ngày soạn: 02/9/2013
Ngày giảng: 04/9/2013

Tiết 6 - Bài 3:
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được: CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới qua việc hình
thành một cách thuận lợi của hàng loạt các cuộc CMTS tiếp theo ở Âu - Mĩ.

2. Tư tưởng:
- Sự áp bức của CNTB, gây đau khổ cho nhân dân.
- Nhân dân là người sáng tạo ra thành tựu lao động. Bằng khả năng lao động sáng
tạo, nhân dân đã là chủ nhân của những thành tựu to lớn về kỹ thuật và sản xuất
của nhân loại.
3. Kỹ năng:
- Khai thác kênh hình SGK.
- Rèn kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nội dung kênh hình SGK.
- Tranh về máy móc cuối thế kỉ XIX.
- Đọc, nghiên cứu nội dung bài học trong SGK, SGV và tài liệu chuẩn kiến thức kỹ
năng; soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Học bài cũ theo yêu cầu ở giờ học trước.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài mới theo hệ thống câu hỏi ở cuối các mục và
câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Nêu những cải tiến phát minh quan trọng trong ngành dệt ở Anh? Hệ quả của
cuộc cách mạng công nghiệp?
3. Dẫn dắt vào nội dung bài mới:

20


Giáo án Lịch sử 8
Bước sang thế kỉ XIX các cuộc CMTS tiếp tục ở nhiều nước trên thế giới với

nhiều hình thức phong phú. Các cuộc CMTS thắng lợi đã xác lập sự thống trị của
CNTB trên phạm vi thế giới, tạo điều kiện cho CNTB mở rộng xâm chiếm thuộc địa ...
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
HỌC SINH CẦN NẮM

II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên
phạm vi thế giới:
v GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Từ 1. Sự xâm lược của tư bản phương
nhận định của Mác, Ăng-ghen trong Tây đối với các nước Á, Phi:
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, em hãy
cho biết vì sao các nước TB phương Tây
lại đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? * Nguyên nhân: Do nhu cầu về:
+ Thị trường;
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội + Tài nguyên thiên nhiên;
+ Nguồn nhân công.
dung cần lưu ý.
- GV: Treo lược đồ thế giới để giới thiệu
CNTD xâm chiếm khu vực châu Á (Ấn
Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á), châu Phi.
- HS: Quan sát.
v GV nêu câu hỏi: Tại sao TB phương
Tây lại đẩy mạnh xâm lược ở các khu
* Kết quả: Hầu hết các nước châu Á,
vực này?
châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội hoặc phụ thuộc của thực dân phương
dung cần lưu ý: Thế kỷ XIX CNTB xác Tây.
lập trên phạm vi thế giới => Các nước TB
phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc
địa các nước châu Á, châu Phi, biến các
nước này trở thành nước thuộc địa.
-> GV gọi học sinh lên bảng và yêu cầu
học sinh xác định lại vị trí các nước châu
Á, châu Phi là thuộc địa của các nước
phương Tây -> HS khác nhận xét -> GV
chỉ rõ để học sinh ghi nhớ.
5. Sơ kết bài học:
5.1. Củng cố:
GV nhấn mạnh các ý sau:
- Vì sao các nước TBPT đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa?
21


Giáo án Lịch sử 8
- Những sự kiện nào chứng tỏ giữa thể kỉ XIX, CNTB đã thắng lợi trên phạm vi
toàn thế giới?
5. Dặn dò:
- HS học bài cũ theo hệ thống tìm hiểu trên lớp – kết hợp với kiến thức trong SGK,
đọc trước bài mới.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bổ sung kiến thức:

22



Giáo án Lịch sử 8

Ngày soạn: 09/9/2013
Ngày giảng: 10/9/2013

Tiết 7 - Bài 4:
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Các phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phong trào đập phá máy móc và bãi công.
2. Tư tưởng:
- Thấy được tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Có ý thức học tập và bảo vệ tài sản nhà trường.
3. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Đọc nghiên cứu nội dung bài học trong SGK, SGV và tài liệu chuẩn kiến thức kỹ
năng, tài liệu tham khảo.
- Soạn giáo án.
- Chân dung Mác; Ăng-ghen.
2. Học sinh:
- Học bài cũ theo yêu cầu ở giờ học trước.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài mới theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số học sinh:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Những sự kiện nào chứng tỏ giữa thể kỉ XIX, CNTB đã xác lập trên phạm
vi toàn thế giới?
3. Dẫn dắt vào nội dung bài mới: (1’)

23


Giáo án Lịch sử 8
Sự phát triển nhanh chóng của CNTB càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa
hai giai cấp VS và TS. Để giải quyết những mâu thuẫn đó các giai cấp đã tiến
hành cuộc đấu tranh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
HỌC SINH CẦN NẮM
I. Phong trào công nhân nửa đầu
thế kỉ XIX:
1. Phong trào đập phá máy móc và
bãi công: (15 – 17’)

v GV nêu câu hỏi: Vì sao ngay từ khi
mới ra đời giai cấp công nhân đã đấu
tranh chống CNTB?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
- GV cho HS quan sát H.24 (SGK) và
chú giải.
v GV nêu câu hỏi: Vì sao giới chủ TB

lại thích sử dụng lao động trẻ em?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
v GV nêu câu hỏi: Cho HS phát biểu
suy nghĩ của mình về quyền trẻ em hôm
nay, từ đó liên hệ trách nhiệm của mình?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
v GV nêu câu hỏi: Bị áp bức bóc lột
giai cấp công nhân đã làm gì? Họ đấu
tranh bằng hình thức nào?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
v GV nêu câu hỏi: Vì sao CN phải đập
phá máy móc đốt công xưởng?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
v GV nêu câu hỏi: Muốn cuộc đấu tranh
24

* Nguyên nhân: Giai cấp công nhân
phải lao động vất vả, lương thấp, đời
sống cực khổ.

* Phong trào đấu tranh:
- Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX,

giai cấp CN đấu tranh bằng hình thức
đập phá máy móc, đốt công xưởng và
bãi công.


Giáo án Lịch sử 8
chống giai cấp tư sản thành công, giai - Để đoàn kết chống CNTB, giai cấp
cấp công nhân phải làm gì?
công nhân đã thành lập các tổ chức
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
công đoàn.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.
2. Phong trào công nhân trong
những năm 1830 – 1840: (15 – 17’)
v GV nêu câu hỏi: Nêu những phong
trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân
Pháp, Đức, Anh?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.

- 1831 – 1834, công nhân dệt ở thành
phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi
tăng lương, giảm giờ làm.
- 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din
(Đức) đấu tranh chống sự hà khắc của
chủ xưởng.
- 1836 – 1847, "Phong trào Hiến
chương" ở Anh.


- GV yêu cầu HS quan sát H.25 (SGK)
và chú giải.
v GV nêu câu hỏi: Phong trào công
nhân châu Âu (1830 - 1840) có điểm gì
giống và khác so với phong trào công
nhân trước đó?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.

-> Phong trào công nhân (1830 1840) phát triển mạnh, quyết liệt, thể
hiện sự đoàn kết dân tộc; giai cấp
công nhân trở thành lực lượng chính
trị độc lập chống giai cấp tư sản.

v GV nêu câu hỏi: Tại sao những cuộc
đấu tranh của công nhân châu Âu (1830
- 1840) diễn ra mãnh mẽ nhưng đều
không giành thắng lợi?
- HS đọc SGK và tìm ý trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh nội
dung cần lưu ý.

* Nguyên nhân thất bại: Những cuộc
đấu tranh của công nhân ở Pháp, Đức,
Anh nổ ra nhưng đều thất bại vì thiếu
một tổ chức lãnh đạo vững vàng và
chưa có đường lối chính trị đúng đắn.


v GV nêu câu hỏi: Nêu ý nghĩa các cuộc
đấu tranh của công nhân ở giai đoạn * Ý nghĩa: Tuy thất bại những phong
trào công nhân (1830 – 1840) đánh
1830 – 1840?
dấu sự trưởng thành của phong trào
công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho
lí luận CM ra đời.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×