Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NGHIÊN cứu bào CHẾ THUỐC TIÊM hỗn DỊCH CHỨA PHỨC hợp LIPID AMPHOTERICIN b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

DƢƠNG THỊ THUẤN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC TIÊM
HỖN DỊCH CHỨA PHỨC HỢP LIPID
AMPHOTERICIN B

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI, 2016


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

N



n


DƢƠNG THỊ THUẤN

D

ạy



m

Q
uy

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC TIÊM
HỖN DỊCH CHỨA PHỨC HỢP LIPID
AMPHOTERICIN B

m
/+

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

MÃ SỐ 60720402

oo

gl

e.


co

CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM
VÀ BÀO CHẾ THUỐC

G

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hải Yến
PGS.TS. Phạm Thị Minh Huệ

HÀ NỘI, 2016


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến :
TS. Trần Thị Hải Yến
PGS.TS. Phạm Thị Minh Huệ
Là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Nhờ sự giúp đỡ quí báu đó mà tôi đã hoàn thành được các



n

mục tiêu của đề tài đặt ra.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến toàn thể các thầy cô, các anh chị kỹ thuật


Q
uy

N

viên của bộ môn Bào chế-Đại học Dược Hà Nội đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong thời gian nghiên cứu thực nghiệm.

m

Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn quan



tâm khích lệ giúp tôi hoàn thành luận văn.

Học viên

G

oo

gl

e.

co

m
/+


D

ạy

Hà Nội, tháng 4 năm 2016

Dương Thị Thuấn


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Amphotericin B ............................................................................................. 2
1.1.1.Công thức hóa học................................................................................. 2
1.1.2. Đặc tính lý hóa ..................................................................................... 2

n

1.1.3. Tác dụng dược lý.................................................................................. 3



1.1.4. Dược động học ..................................................................................... 3

N

1.1.5. Chỉ định ................................................................................................ 3


Q
uy

1.1.6. Tác dụng không mong muốn (thường gặp).......................................... 4
1.1.7. Liều dùng ............................................................................................. 4

m

1.1.8. Một số chế phẩm tiêm của AMB trên thị trường ................................. 5



1.2. Phức hợp phospholipid chứa amphotericin B ............................................ 5

ạy

1.2.1. Nguyên lý hình thành phức hợp phospholipid amphotericin B ........... 5
1.2.2. Tá dược tạo phức .................................................................................. 6

m
/+

D

1.2.3. Độ ổn định ............................................................................................ 8
1.2.4. Ưu, nhược điểm.................................................................................... 9

co


1.2.5. Bào chế phức hợp lipid chứa AMB ...................................................10

e.

1.2.6. Phương pháp đánh giá cấu trúc của phức hợp lipid ...........................12

gl

1.3. Một số nghiên cứu về phức hợp lipid AMB ..............................................18

oo

1.4. Lợi ích của phƣơng pháp bào chế tạo phức hợp với lipid .......................19

G

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................22
2.1.Đối tƣợng nghiên cứu, nguyên vật liệu, phƣơng tiện nghiên cứu ............22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................23
2.2.1. Phương pháp bào chế phức hợp lipid AMB ......................................23
2.2.2. Phương pháp chứng minh phức hợp lipid AMB................................24
2.2.3. Phương pháp đánh giá hỗn dịch chứa phức hợp lipid AMB .............27
2.2.4. Phương pháp đánh giá thuốc tiêm hỗn dịch chứa phức hợp lipid AMB
......................................................................................................................28


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Chƣơng 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .........................................................29
3.1. Thẩm định phƣơng pháp định lƣợng AMB..............................................29

3.1.1. Khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc kí ......................................29
3.1.2. Độ đặc hiệu ........................................................................................29
3.1.3. Tính tuyến tính ...................................................................................30
3.1.4. Độ lặp lại ............................................................................................31

n

3.2. Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế phức hợp lipid AMB ..............32



3.2.1. Khảo sát môi trường phân tán ...........................................................32

N

3.2.2. Khảo sát dung môi hòa tan dược chất ................................................35

Q
uy

3.2.3. Khảo sát tỉ lệ dược chất/lipid .............................................................36
3.2.4. Khảo sát biện pháp bốc hơi dung môi................................................37

m

3.2.5. Khảo sát phương pháp làm giảm KTTP ............................................39



3.2.6. So sánh mẫu bào chế với chế phẩm thương mại Ampholip ..............44


ạy

3.3. Kết quả chứng minh phức hợp lipid AMB ...............................................46
3.3.1. Phân tích nhiệt vi sai ..........................................................................46

m
/+

D

3.3.2. Phổ hấp thụ hồng ngoại (IR) ..............................................................47
3.3.3. Hình thái của tiểu phân ......................................................................48

co

3.3.4. Phổ nhiễu xạ tia X ..............................................................................50

e.

3.4. Đề xuất qui trình bào chế thuốc tiêm hỗn dịch chứa phức hợp lipid

gl

AMB 5mg/ml.......................................................................................................53

oo

3.5. Đề xuất tiêu chuẩn cơ sở cho thuốc tiêm hỗn dịch chứa phức hợp lipid


G

AMB 5mg/ml.......................................................................................................56
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ......................................................................................58
4.1. Thẩm định phƣơng pháp định lƣợng ........................................................58
4.2. Xây dựng công thức và qui trình bào chế phức hợp................................58
4.2.1. Sử dụng tá dược HSPC và DSPG ......................................................58
4.2.2. Về môi trường phân tán ....................................................................59
4.2.3. Về dung môi hòa tan dược chất .........................................................59
4.2.4. Về phương pháp làm giảm kích thước tiểu phân ...............................60


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

4.2.5. Về biện pháp bốc hơi dung môi .........................................................61
4.2.6. Về qui trình bào chế phức hợp lipid AMB ........................................61
4.3. Phương pháp chứng minh phức hợp .....................................................62
4.3.1. Phương pháp quét nhiệt vi sai ............................................................62
4.3.2. Phương pháp chụp ảnh qua kính hiển vi điện tử ................................62
4.3.3. Phương pháp phổ IR ..........................................................................63

n

4.3.4. Phương pháp phổ nhiễu xạ tia X ........................................................63



KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................................64

N


TÀI LIỆU THAM KHẢO

G

oo

gl

e.

co

m
/+

D

ạy



m

Q
uy

PHỤ LỤC



Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh ưu nhược điểm giữa liposome và phức hợp lipid AMB ....................9
Bảng 2.2. Nguyên liệu........................................................................................................22
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc kí ........................................29
Bảng 3.4. Mối tương quan giữa nồng độ AMB và diện tích peak.................................30
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát độ lặp lại ................................................................................31



n

Bảng 3.6. Thành phần công thức khảo sát môi trường phân tán.....................................32
Bảng 3.7. Phân bố KTTP của các mẫu sau 2 chu kỳ đồng nhất .....................................34

Q
uy

N

Bảng 3.8. Thành phần công thức khảo sát dung môi hòa tan AMB...............................36
Bảng 3.9. Thành phần công thức khảo sát tỉ lệ dược chất/lipid ......................................37

m

Bảng 3.10. KTTP và phân bố KTTP của hai biện pháp bốc hơi dung môi ...................38




Bảng 3.11. KTTP và phân bố KTTP của mẫu CT6 và CT10 .........................................39
Bảng 3.12. Đặc tính của phức hợp sau khi làm giảm KTTP bằng phương pháp đồng

ạy

nhất hóa tốc độ cao .............................................................................................................41

D

Bảng 3.13. KTTP làm nhỏ bằng phương pháp siêu âm .................................................42

m
/+

Bảng 3.14. KTTP và phân bố KTTP sau khi đồng nhất hóa áp suất cao kết hợp đùn qua
màng ....................................................................................................................................43

co

Bảng 3.15. KTTP và phân bố KTTP của mẫu bào chế và chế phẩm Ampholip ..........45

e.

Bảng 3.16. pH và hàm lượng của mẫu bào chế và chế phẩm Ampholip .......................46

oo

gl

Bảng 3.17. Số sóng của gốc (RO)2PO2- trong phân tử lipid của các mẫu.......................47

Bảng 3.18. Đỉnh nhiễu xạ của các mẫu đo .......................................................................50

G

Bảng 3.19 . Chất lượng thuốc tiêm hỗn dịch chứa phức hợp lipid AMB (n=3) ............56
Bảng 3.20. Tiêu chuẩn cơ sở đề xuất cho thuốc tiêm hỗn dịch chứa phức hợp lipid
AMB 5mg/ml .....................................................................................................................57


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc giả định của phức hợp lipid AMB ........................................... 6
Hình 1.2. Phân tử HSPC và DSPG ........................................................................ 7
Hình 1.3. Cấu trúc của màng phospholipid ở dưới và trên nhiệt độ chuyển pha..........14
Hình 1.4. Biểu đồ tượng trưng cho các pha phospholipid và phổ 31P-NMR tương

n

ứng. a: pha phospholipid kép; b: pha phospholipid lục giác; c: pha xảy ra sự



chuyển động đẳng hướng .....................................................................................15

N

Hình 1.5. Phổ hấp thụ hồng ngoại của tamoxifen (A), phospholipid (B), hỗn hợp

Q

uy

vật lý (C) và phức hợp lipid tamoxifen (D) .........................................................16
Hình 1.6. Phổ nhiễu xạ tia X của vinorelbine (A), phospholipid (B), hỗn hợp vật

m

lý (C) và mẫu phức hợp lipid vinorelbine (D) .....................................................17



Hình 1.7. Phổ nhiễu xạ của rifampicin (A), hỗn hợp vật lý (B), phospholipid

ạy

(C), phức hợp lipid rifampicin (D) .......................................................................17
Hình 1.8. Nồng độ AMB tìm thấy trong các mẫu xét nghiệm tử thi. ..................19

m
/+

D

Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ AMB và diện tích peak
..............................................................................................................................31

co

Hình 3.10. Hỗn dịch phức hợp lipid AMB ở nồng độ 50 mol %.........................34


e.

Hình 3.11. Hỗn dịch phức hợp lipid AMB ở nồng độ 100 mol % .......................34

gl

Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn KTTP và phân bố KTTP của mẫu nhóm I và II ......35

oo

Hình 3.13. Mẫu CT10.1 và CT10.2 sau khi đồng nhất hóa lần 2 ........................38

G

Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn KTTP của mẫu CT6 và CT10 qua các lần đồng nhất
..............................................................................................................................40

Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn KTTP và phân bố KTTP của mẫu CT6 ..................40
Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn KTTP và phân bố KTTP của mẫu CT10 ................40
Hình 3.17. Biểu đồ KTTP và phân bố KTTP sau đồng nhất tốc độ
4.000vòng/phút.....................................................................................................41
Hình 3.18. Biểu đồ KTTP và phân bố KTTP sau siêu âm 50Hz/50W ................42


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Hình 3.19. Biểu đồ KTTP và phân bố KTTP sau đồng nhất 2 chu kỳ kết hợp đùn
..............................................................................................................................44
Hình 3.20. Mẫu bào chế và mẫu Ampholip .........................................................45
Hình 3.21. Biểu đồ KTTP và phân bố KTTP của mẫu bào chế và Ampholip.....45

Hình 3.22. Phổ đồ DSC của các mẫu HSPC, DSPG, AMB, mẫu liposome AMB
5 mol%, mẫu phức hợp lipid AMB 25 mol% và 100 mol%. ...............................46

n

Hình 3.23. Phổ hồng ngoại của của các mẫu đo ..................................................48



Hình 3.24. Hình thái của các mẫu quan sát dưới KHV điện tử truyền qua .........49

N

Hình 3.25. Phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu AMB (a), hỗn hợp vật lý (b), mẫu

Q
uy

trắng (c), liposome AMB 5mol% (d), phức hợp lipid AMB100mol% (e) .........52
Hình 3.26. Sơ đồ bào chế thuốc tiêm hỗn dịch chứa phức hợp lipid AMB

G

oo

gl

e.

co


m
/+

D

ạy



m

5mg/ml .................................................................................................................56


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

1

AMB

Amphotericin B

2

DMPC


α – Dimyristoylphosphatidylcholin

3

DMPG

1- α-Dimyristoylphosphatidylglycerol

4

DMSO

Dimethyl sufoxide

5

DSPG

Distearoylphosphatidylglycerol

6

DSC

7

HSPC

8


KTTP

Kích thước tiểu phân

9

KHV

Kính hiển vi

10

LTT

Lọc tiếp tuyến

11

NSX

Nhà sản xuất



ạy



m


soy phosphatidylcholine)

P-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân phospho đồng vị 31
(Phosphorus –31 Nuclear magnetic Resonance )
Tinh khiết hóa học

TKHH

14

TKPT

Tinh khiết phân tích

15

TLTK

Tài liệu tham khảo

oo

gl

e.

co


13

G

Q
uy

N

Phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa (Hydrogenated

D

31

Nhiệt quét vi sai (Differential Scanning Calorimetry)

m
/+

12

Từ/cụm từ đầy đủ

n

TT


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm nấm mà đặc biệt là nhiễm nấm hệ thống mà một trong những
nguyên nhân gây ra tử vong ở những người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân
ung thư, bệnh nhân AIDS, bệnh nhân ghép tạng. Amphotericin B (AMB) là một
trong các kháng sinh polyen hiệu quả nhất cho việc điều trị nhiễm nấm hệ thống
ở người. Tuy nhiên, hạn chế của dược chất này là hầu như không tan trong nước

n

nên sinh khả dụng thấp. Do không tan trong nước nên muốn bào chế thuốc tiêm



phải sử dụng biện pháp đặc biệt. Vì vậy, nghiên cứu bào chế chế thuốc tiêm

N

amphotericin B giúp giảm độc tính trên thận và tăng hiệu quả điều trị của thuốc

Q
uy

là vấn đề cấp thiết.

Tế bào nấm là một loại tế bào ưa lipid (có ái lực cao với lipid). Dựa vào

m

đặc tính này, các nhà bào chế đã nghiên cứu một hệ mang dược chất có bản chất




là lipid với mong muốn đưa thuốc đến đích tác dụng là các tế bào nấm nhằm

D

gồm liposome, phức hợp lipid.

ạy

giảm độc tính và tăng hiệu quả điều trị. Các hệ lipid mang dược chất này bao

m
/+

Các nghiên cứu trong nước về phức hợp lipid-AMB trước đây chưa đánh giá
được cấu trúc của nó. Vì vậy, để góp phần ứng dụng phức hợp lipid làm chất mang

co

cho dược chất trị nấm có độc tính cao, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :

e.

”Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm hỗn dịch chứa phức hợp lipid

gl

amphotericin B ” nhằm mục tiêu :


oo

- Xây dựng được công thức và qui trình bào chế phức hợp lipid AMB.

G

- Bào chế và đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng của thuốc tiêm hỗn

dịch chứa phức hợp lipid AMB.

1


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. Amphotericin B

Q
uy

N



n

1.1.1.Công thức hóa học


Công thức phân tử: C47H73NO17.



m

Khối lượng phân tử: 924,08 [6].

ạy

1.1.2. Đặc tính lý hóa

D

 Lý tính:

m
/+

- Bột kết tinh màu vàng hoặc vàng cam [1],[7].
- Độ tan: thực tế không tan trong nước, hòa tan trong dimethyl sulphoxide và

co

trong propylene glycol, hơi tan trong dimethylformamid, rất ít tan trong

e.

methanol, thực tế không tan trong cồn [6].


gl

 Hóa tính: Hóa tính chính của AMB là của hệ dây nối đôi luân phiên, nhóm

oo

amin và nhóm carboxylic tự do, do đó AMB có tính chất sau:

G

- Tính lưỡng tính và lưỡng thân [1].
- Tạo muối hơi tan trong nước khi tác dụng với acid hydrocloric hoặc các dung
dịch kiềm [1].
- Dung dịch amphotericin B trong methanol có 3 cực đại hấp thụ ở 362, 381 và
405 nm. Tỷ lệ độ hấp thụ ở 362 nm so với 381 nm là 0,57- 0,61, tỷ lệ độ hấp
thụ ở 381 nm so với 405 nm là 0,87-0,93 [1].

2


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

1.1.3. Tác dụng dƣợc lý
Amphotericin B (AMB) là một kháng sinh chống nấm nhờ gắn vào sterol
(chủ yếu là ergosterol) ở màng tế bào nấm làm biến đổi tính thấm của màng, làm
rò rỉ các chất bên trong tế bào ra ngoài cuối cùng làm chết tế bào. Đồng thời,
AMB cũng gắn với sterol (chủ yếu là cholesterol) trên màng tế bào của người
gây độc tính cho người [2].
Trên mặt lâm sàng, amphotericin B có tác dụng kìm nấm đối với một số loại


n

nấm như Absidia spp. , Aspergillus spp. , Basidiobolus spp. , Blastomyces



dermatitidis , Candida spp. , Coccidioides immitis , Conidiobolus spp. ,

N

Cryptococcus neoformans , Histoplasma capsulatum , Mucor spp. ,

Q
uy

Paracoccidioides brasiliensis , Rhizopus spp. , Rhodotorula spp. , và Sporothrix

m

schenckii [2].



1.1.4. Dƣợc động học
- Hấp thu: AMB hấp thu kém qua đường tiêu hóa, chủ yếu được tiêm truyền tĩnh

ạy

mạch để điều trị nhiễm nấm hệ thống, chỉ dùng đường uống để điều trị nhiễm


D

nấm đường tiêu hóa và niêm mạc miệng.

m
/+

- Phân bố: AMB liên kết với protein ở mức cao. Thuốc phân bố rộng rãi trong cơ
thể nhưng chỉ một lượng nhỏ vào dịch não tủy. Nửa đời của thuốc trong huyết

co

tương khoảng 24h, khi dùng thời gian dài, nửa đời cuối cùng có thể tới 15 ngày.

e.

Chi tiết về sự phân bố trong các mô vẫn chưa được biết.

gl

- Chuyển hóa: chưa được làm rõ.

oo

- Thải trừ: AMB bài tiết rất chậm qua thận, với 2 – 5% liều đã dùng bài tiết dưới

G

dạng hoạt tính sinh học. Sau khi ngừng điều trị, vẫn có thể tìm thấy thuốc trong

nước tiểu ít nhất sau 7 tuần. Có thể do vậy mà amphotericin có nguy cơ gây độc
cao với thận. Không loại được AMB ra khỏi cơ thể bằng thẩm tách máu [2].
1.1.5. Chỉ định
- Thuốc uống (viên, hỗn dịch) dùng tại chỗ để điều trị nhiễm nấm Candida
albicans ở miệng và đường tiêu hóa.

3


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

- Thuốc tiêm tĩnh mạch amphotericin B thông thường dùng điều trị nhiễm khuẩn
nấm

hệ

thống

nặng

do

nấm

Aspergillus,

Blastomyces,

Candida,


Coccidioidesimmitis, Cryptococcus, Histoplasma, Mucor, Paracoccidioides và
Sporotrichum.
- Dạng liposome hoặc phức hợp với lipid:được chỉ định cho những trường hợp
đã được điều trị bằng AMB thông thường mà bị thất bại hoặc những trường hợp



1.1.6. Tác dụng không mong muốn (thƣờng gặp)
- Phản ứng chung: Rét run và sốt, đau đầu, đau cơ hoặc khớp.

n

mà amphotericin B thông thường có thể gây độc cho thận hoặc suy thận [2].

Q
uy

N

- Máu: Thiếu máu đẳng sắc, kích thước hồng cầu bình thường và hồi phục được.
- Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn, chán ăn.

m

- Chuyển hóa: Rối loạn điện giải, giảm kali huyết, giảm magnesi huyết.

ạy

1.1.7. Liều dùng
Đường tiêm tĩnh mạch:




- Tiết niệu: Giảm chức năng thận kèm theo tăng creatinin và urê huyết [2].

m
/+

D

- AMB thông thường: bắt đầu với liều 0,25 mg/kg/ngày, tăng dần tới tối đa 1
mg/kg/ngày, trường hợp nặng, liều có thể cần tới 1,5 mg/kg/ngày hoặc cho cách

co

1 ngày.

gl

mg/kg/ngày.

e.

- AMB dạng liposome: bắt đầu với liều 1 mg/kg/ngày, tăng dần tới 3-4

oo

- Dạng phức hợp phospholipid: thường dùng với liều 5 mg/kg/ngày.

G


Đường uống:

- Viên 10 mg hoặc hỗn dịch chứa 100 mg/ml.
- Nhiễm nấm Candida ở miệng: hỗn dịch dùng 1ml/lần ×4 lần/ngày, giữ thuốc
trong miệng ít nhất 1 phút trước khi nuốt, viên tan trong miệng dùng 4 lần/ngày.
- Nhiễm nấm Candida ở ruột: 100 – 200 mg/ngày, 4 lần/ngày [2].

4


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

1.1.8. Một số chế phẩm tiêm của AMB trên thị trƣờng
Theo tài liệu [16],[18], [24], hiện nay có các chế phẩm thương mại khác
nhau của AMB trên thị trường có sử dụng chất mang lipid dưới đây. Chúng khác
nhau về hình thái, kích thước tiểu phân,chất mang và hàm lượng dược chất:
- AmBisome® (nghiên cứu sản xuất bởi công ty dược phẩm Nexstar) có cấu trúc
dạng liposome một lớp. Chất mang là HSPC, DSPG, cholesterol. Kích thước
tiểu phân 80nm. Dạng bào chế: bột đông khô.

n

- AmphocilTM (nghiên cứu và sản xuất bởi Zodiac Laboratory), Amphotec®



(nghiên cứu và sản xuất bởi Liposome Technology Inc. ) có cấu trúc phức hợp

N


có hình đĩa, chất mang lipid, cholesterol sulfat. Kích thước tiểu phân 0,12-0,14

Q
uy

µm. Dạng bào chế: bột đông khô.

- Abelcet® (nghiên cứu và sản xuất bởi The Liposome Company Ltd) có cấu

m

trúc là phức hợp dạng chuỗi, KTTP từ 1,6 µm đến 11µm và Ampholip (thuốc



generic, sản suất bởi Bharat serums and vaccines Limited Ambernath, Ấn Độ)

ạy

có cùng chất mang là DMPC, DMPG với tỉ lệ DMPC:DMPG = 7:3, tỉ số mol

D

AMB/phospholipid là 1:1. Dạng bào chế: hỗn dịch tiêm.

m
/+

1.2. Phức hợp phospholipid chứa amphotericin B

1.2.1. Nguyên lý hình thành phức hợp phospholipid amphotericin B

co

Phân tử Amphotericin B có tính lưỡng thân, một đầu chứa nhiều nhóm

e.

hydroxyl thân nước, một đầu là một chuỗi hydro carbon chứa nhiều nối đôi đơn

gl

luân phiên thân dầu. Trong môi trường nước và ở điều kiện thích hợp, khi tỉ lệ

oo

%mol AMB/phospholipid dưới 25%, AMB sẽ liên kết giới hạn ở dạng monomer

G

với phospholipid tạo thành liposome. Nhưng ở tỉ lệ %mol AMB/phospholipid từ
25% đến 100%, AMB sẽ liên kết với phospholipid để tạo thành cấu trúc dạng chuỗi.
Bằng các phương pháp quan sát thích hợp, các nhà nghiên cứu đã suy
đoán rằng, khi tỉ lệ %mol AMB/phospholipid tăng quá 25%, AMB đủ khả năng
phá vỡ màng phospholipid kép và chen vào màng làm phá vỡ cấu trúc liposome.
Mặt khác, AMB làm cố định phospholipid bằng cách đan xen vào lớp
phospholipid kiểu ngón tay đan vào nhau. Phần polyen thân dầu của phân tử

5



Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

AMB liên kết với chuỗi hydrocarbon của lipid, phần thân nước chứa các nhóm
hydroxyl hướng về phía lõi, gốc phosphat của phân tử lipid hướng về nhóm amin
của phân tử AMB, hình thành một hình trụ tròn. Các hình trụ tròn xếp cạnh nhau

m
/+

D

ạy



m

Q
uy

N



n

hình thành phức hợp lipid AMB có hình dải ruy băng [12].

Hình 1.1. Cấu trúc giả định của phức hợp lipid AMB [22]


e.

co

1.2.2. Tá dƣợc tạo phức
Phospholipid sử dụng để chế tạo phức hợp lipid bao gồm:

gl

phosphatidylcholin (PC), Phosphatidylglycerol (PG), phosphatidylethanolamin

oo

(PE), phosphatidylserin (PS), phosphatidylinositol (PI), phosphatidic acid (PA),

G

sphingomyelin (SPM), có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp. Các phospholipid
có thể là phospholipid tự nhiên hoặc chiết xuất từ tự nhiên như từ trứng, đậu
nành. Đại diện tốt nhất là phospholipid Dimyristoylphosphatidylcholin (DMPC)
và Dimyristoylphosphatidylglycerol (DMPG) sử dụng hỗn hợp và tốt nhất là ở tỉ
lệ mol DMPC:DMPG=7:3. Các phospholipid bão hòa như là hydrogenate soy
phosphatidylcholin có thể sử dụng [12]. Phosphatidylcholin đậu nành hydrogen

6


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


hóa (HSPC)cũng được dùng phối hợp với Distearoyl Phosphatidyl Glycerol
(DSPG) và tốt nhất ở tỉ lệ mol HSPC:DSPG=7:3 [4].



n

Hình 1.2. Phân tử HSPC và DSPG

N

HSPC có các ưu điểm sau: bền về hóa học hơn so với phosphatidylcholin đậu

Q
uy

nành chưa hydrogen hóa do hạn chế được các quá trình peroxyd hóa gốc acid
béo chưa no, do đó giúp màng lipid bền vững hơn, hạn chế hỏng màng gây rò rỉ

m

dược chất [3], [25].



DSPG đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành của phức hợp lipid
AMB theo cơ chế sau: ở pH trung tính, DSPG có một nhóm phosphat bị ion hóa

ạy


do đó, phân tử tích điện âm. Khi AMB đượcphân tán trong dung môi được acid

m
/+

D

hóa, các proton trong môi trường sẽ có xu hướng chuyển giao cho các nhóm
amin của amphotericin B. Kết quả là các phân tử AMB sẽ tích điện dương. Do

co

đó sự tích điện trái dấu, các phân tử thu hút nhau, các nhóm tích điện trái dấu của

e.

chúng tạo thành một cặp ion. Như vậy, sự hấp dẫn phân tử giữa AMB và phân tử

gl

DSPG được tăng lên rất nhiều. Các chuỗi hydrocarbon béo của các phospholipid

oo

bị thu hút bởi tương tác kỵ nước vào chuỗi dài của liên kết đôi không có nhóm

G

thế của polyene [29].
Việc lựa chọn phospholipid cho thành phần của phức hợp lipid AMB là


rất quan trọng, ảnh hưởng đến các đặc tính của phức hợp. Vì vậy, việc lựa chọn
phải căn cứ trên các đặc điểm sau:
-Mức

độ

bão

hòa

của

lipid:

phospholipid

không

bão

hòa

(như

phosphatidylcholin lòng đỏ trứng, phosphatydylglycerol,…) dễ bị peroxyd hóa
dẫn đến hỏng màng, rò rỉ dược chất. Vì vậy, phospholipid bão hòa (như

7



Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

dipalmytoyl phosphatidylcholin, dipalmitidyl phosphatidic,…) được sử dụng
nhiều hơn [3],[29].
-Nhiệt độ chuyển pha (TC): liên quan đến hiện tượng chuyển pha của
phospholipid. Ở dưới nhiệt độ chảy, phospholipid ở trạng thái gel có cấu trúc bền
chặt, khó thấm, còn ở trên nhiệt độ chuyển pha, phospholipid chuyển sang trạng
thái lỏng với cấu trúc sắp xếp lỏng lẻo [3].
- Độ tinh khiết: tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng mà yêu cầu nguyên



n

liệu có độ tinh khiết khác nhau.

Q
uy

N

1.2.3. Độ ổn định
Tá dược tạo phức là phospholipid nên phức hợp lipid cũng có đặc tính về

độ ổn định như liposome là kém bền cả về mặt vật lý và hóa học trong quá trình

m

bảo quản [3].




+ Về hóa học: phospholipid là hợp chất dễ bị oxy hóa và thủy phân. Quá trình
oxy hóa tăng nhanh do sự tác động của các yếu tố như pH môi trường, nhiệt độ,

ạy

nồng độ đệm, ion kim loại, sự tích điện của lớp phospholipid kép…Sự oxy hóa

D

xảy ra mạnh nhất ở các phospholipid không no và cũng có thể xảy ra ở

m
/+

phospholipid no nếu ở nhiệt độ cao. Bảo quản ở nhiệt độ thấp, bảo vệ tránh ánh
sáng và oxy môi trường được cho là sẽ làm chậm quá trình oxy hóa. Ngoài ra, có

co

thể cho thêm các chất chống oxy hóa (α-tocoferol, BHA, BHT…), sử dụng

e.

EDTA tạo phức loại trừ ion kim loại, dùng khí trơ như nitơ trong quá trình bào

oo


gl

chế cũng làm giảm đáng kể quá trình oxy hóa [3],[26].
+ Về vật lý: sự ổn định vật lý được đánh giá trên các tiêu chí về KTTP, chỉ số

G

PDI, sự tích điện bề mặt. Trong quá trình bảo quản, có thể xảy ra sự kết tụ của
các tiểu phân phức hợp lipid. Nếu sử dụng phospholipid có nhiệt độ chảy thấp để
bào chế phức hợp thì có thể xảy ra hiện tượng chuyển pha (từ pha gel có cấu trúc
bền chặt sang pha lỏng có dạng liên kết lỏng lẻo) trong quá trình bảo quản.
Ngoài ra, tính thấm của phức hợp lipid cũng giống như liposome phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: loại phospholipid, hàm lượng và tính chất của dược chất cũng như

8


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

điều kiện bảo quản. Bảo quản ở nhiệt độ thấp làm cho phospholipid ổn định hơn
do đó kéo dài được tuổi thọ của chế phẩm [3].
1.2.4. Ƣu, nhƣợc điểm
Bảng 1.1. So sánh ưu nhược điểm giữa liposome và phức hợp lipid AMB
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM

Liposome

Phức hợp

TLTK






[34]

ƢU ĐIỂM



hợp sinh học cao do có tá dược là

n

Là hệ vận chuyển thuốc có tính tương

phospholipid

Q
uy

N

Làm giảm độc tính của thuốc, tăng hiệu
quả điều trị do làm thay đổi phân bố sinh
học của dược chất có độc tính cao (giảm




[3]





[3]

Thấp

Cao

[11],

(<9%)

(25-100%)

[22]

m





phân bố ở cơ quan lành, tăng phân bố ở
cơ quan bệnh)

ạy


Dược chất được bảo vệ tránh tác động của

D

ngoại môi trong quá trình bảo quản, đặc

Tỉ lệ dược chất

co

sinh học của cơ thể

m
/+

biệt là trong quá trình dẫn thuốc tới đích

gl

e.

(%mol dược chất/lipid)

oo

Tương
đương

G


Hiệu quả điều trị

[11]

liposome

Khả năng giảm độc tính trên thận



Cao hơn
liposome

[11]

NHƢỢC ĐIỂM
Chỉ thích hợp với qui mô phòng thí



nghiệm, rất khó để sản xuất qui mô lớn

9



[3], [32]



Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Sử dụng dung môi hữu cơ để hòa tan lipid
gây tác động bất lợi đến sức khỏe người





[7]





[3]

sử dụng và môi trường
Độ ổn định thấp, kém ổn định về mặt vật
lý và hóa học. Tá dược là phospholipid dễ
bị ảnh hưởng của nhiệt độ, pH, vi sinh
của môi trường do đó tuổi thọ ngắn.

n

liposome

[11]

(< 11 µm)


1.2.5. Bào chế phức hợp lipid chứa AMB

m

1.2.5.1. Tạo phức hợp lipid chứa AMB thô

Q
uy

N

(< 300nm)



Nhỏ

Kích thước tiểu phân

To hơn



Phức hợp lipid chứa AMB được bào chế bằng các qui trình giống với các
qui trình bào chế liposome. Tùy thuộc vào tỉ lệ mol dược chất/lipid mà tạo ra

ạy

liposome hay tạo ra phức hợp lipid chứa tỉ lệ AMB cao. Phương pháp bào chế


m
/+

D

được đề cập đến là phương pháp hydrat hóa film, phương pháp thay đổi dung
môi (tiêm polyol), phương pháp siêu âm, đông khô [11].

co

Với phương pháp hydrat hóa film, dược chất được hòa tan trong dung môi

e.

như là DMSO hoặc methanol. Lipid (tốt nhất là DMPC:DMPG ở tỉ lệ 7:3) được

gl

hòa tan trong dung môi hữu cơ như là methylen chlorid, sau đó phối hợp dung

oo

dịch lipid vào dung dịch thuốc. Cất quay dưới áp suất giảm để bốc hơi dung môi,

G

kết quả tạo thành màng film dược chất-lipid. Hydrat hóa film bằng dung dịch
đệm phosphat (PBS) hoặc muối, đệm glycin để tạo phức hợp lipid AMB.
1.2.5.2. Đồng nhất và giảm kích thƣớc phức hợp

Mục đích của quá trình này là tạo ra phức hợp có kích thước nhỏ đồng đều
và phân bố kích thước hẹp, điều này giúp tăng độ ổn định về mặt vật lí, cải thiện
hình thức cho chế phẩm.

10


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Có bốn phương pháp để đồng nhất và giảm kích thước tiểu phân phức hợp
lipid là đùn ép qua màng, siêu âm, đồng nhất hóa và đồng nhất hóa kết hợp đùn
qua màng [11].
Đùn ép
Hỗn dịch phức hợp lipid được đùn ép qua màng polycarbonat có kích
thước lỗ màng xác định, thu được hỗn dịch có kích thước tiểu phân gần với kích
thước của lỗ màng. Nguyên lí của phương pháp được mô tả như sau: hỗn dịch

n

phức hợp lipid được đùn qua màng có các lỗ màng hình trụ, sắp xếp đồng trục,



kích thước xác định, ở áp suất vừa phải và với số lần thích hợp. Khi đó các tiểu

N

phân có kích thước lớn hơn kích thích lỗ màng sẽ được làm nhỏ khi đi qua màng,

Q

uy

còn các tiểu phân kích nhỏ thì hầu như không thay đổi kích thước khi qua màng,
do đó thu được hỗn dịch phức hợp có kích thước đồng nhất. Ưu điểm của

m

phương pháp này là có tính lặp lại cao giữa các lô mẻ [19],[27].



Siêu âm

ạy

Siêu âm là một trong những phương pháp phổ biến để làm giảm kích

D

thước tiểu phân. Các tiểu phân phức hợp lipid có đường kính nhỏ hơn 11µm có

m
/+

thể được tạo ra nhờ siêu âm. Trong các thông số kỹ thuật thì tần số và năng
lượng là hai trong số các thông số quan trọng của siêu âm. Siêu âm tần số thấp

co

có thể làm giảm kích thước tiểu phân nhanh hơn trong khoảng kích thước mong


e.

muốn. Thời gian ngắn sử dụng năng lượng siêu âm mạnh có hiệu quả hơn so với

gl

thời gian dài sử dụng năng lượng siêu âm yếu.

oo

Nhược điểm của phương pháp: có hiện tượng tăng nhiệt cục bộ trong quá

G

trình siêu âm và giải phóng kim loại ở đầu que siêu âm (titan) vào sản phẩm,
hiệu suất nạp thuốc giảm do rò rỉ được chất trong quá trình siêu âm. So với
phương pháp đùn ép, phương pháp siêu âm tiến hành trong thời gian ngắn hơn
nhưng không có sự đồng nhất giữa các lô mẻ [19],[25],[27].
Đồng nhất hóa áp suất cao
Nguyên tắc của phương pháp là nén hỗn dịch qua một khe hẹp có kích
thước xác định trong thiết bị đồng nhất hóa ở áp suất khoảng 200 bar. Nén tuần

11


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

hoàn nhiều vòng cho đến khi thu được kích thước mong muốn, trung bình từ 46µm [3], [11].
Ưu điểm của phương pháp là dễ áp dụng nhưng nhược điểm là cấu trúc dễ

bị phá vỡ dưới áp suất cao [3].
Đồng nhất hóa bằng nghiền tốc độ cao
Tiểu phân được nghiền đến khi tạo được kích thước mong muốn, khi mà
90% tiểu phân có kích thước đường kính dưới 10µm, tốt nhất là từ 4-6 µm. Các

n

tiểu phân được nghiền một lần hoặc nhiều lần qua máy, tùy thuộc vào kích thước



và độ đồng nhất mong muốn. Thiết bị nghiền tốt nhất là máy xay keo Grifford

N

Wood. Nếu cần thiết thì các tiểu phân bé hơn hoặc lớn hơn được loại bỏ bằng lọc

Q
uy

tiếp tuyến [11].

Đồng nhất hóa bằng nghiền tốc độ cao kết hợp đùn qua màng

m

Để có tiểu phân với kích thước nhỏ hơn, sau khi đồng nhất hóa bằng




phương pháp nghiền keo, các tiểu phân phức hợp lipid được lọc tiếp tuyến với

ạy

màng lọc có kích cỡ lỗ lọc 5 µm. Dịch lọc tiếp tục được đùn qua màng

D

polycarbonat có kích cỡ lỗ lọc 3 µm hoặc 1,2 µm [11].

m
/+

Ưu điểm của phương pháp kết hợp nghiền tốc độ cao và đùn qua màng là
nhất cao [11].

co

vừa tạo được kích thước tiểu phân có kích thước mong muốn vừa có độ đồng

e.

1.2.6. Phƣơng pháp đánh giá cấu trúc của phức hợp lipid

gl

Các phương pháp để mô tả cấu trúc phức hợp lipid chứa AMB bao gồm

oo


chụp ảnh bằng kính hiển vi điện tử, phân tích nhiệt quét vi sai (DSC), đo phổ

G

cộng hưởng từ hạt nhân phospho đồng vị 31 (31P-NMR), nhiễu xạ tia X, đo thể
tích bắt giữ, ly tâm gradient tỉ trọng[11], [13].
Trong các nghiên cứu về phức hợp lipid với dược chất khác, nhiều tác giả
cũng đã sử dụng các phương pháp nhiễu xạ tia X, phương pháp phổ hồng ngoại
IR, phương pháp DSC, phương pháp chụp ảnh qua kính hiển vi điện tử để chứng
minh sự tạo thành phức hợp [14], [21], [30], [31].

12


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

1.2.6.1. Phƣơng pháp chụp ảnh bằng kính hiển vi điện tử
Mục đích của phương pháp này là để quan sát hình thái của phức hợp
cũng như chứng minh phương pháp bào chế đã tạo ra phức hợp lipid AMB chứ
không phải là liposome [11].
Có hai phương pháp chụp khác nhau: phương pháp khắc lạnh (Freezeetching) và khắc nóng (heat-etching). Nhưng nguyên lí chung là: Mẫu được làm
lạnh đột ngột trong ni-tơ lỏng hoặc propanol lỏng, sau đó bẻ gãy cấu trúc, lộ diện

n

cấu trúc không gian của mặt cắt gãy. Với phương pháp khắc lạnh: mặt cắt gãy



được in hình lên platin carbon, hình sao chép lại rồi được quan sát dưới kính


N

hiển vi điện tử. Với phương pháp khắc nóng: mặt cắt gãy được gia nhiệt để nước

Q
uy

đá thăng hoa, lộ diện rõ hơn cấu trúc không gian của mẫu cần quan sát. Soi mẫu
dưới kính hiển vi điện tử [9].

m

Nghiên cứu về phức hợp lipid rifampicin, Singh C. và cộng sự (2014) đã



dùng phương pháp chụp kính hiển vi điện tử gia nhiệt (Hot stage microscopy) để

ạy

quan sát cấu trúc của rifampicin trong phức hợp so sánh với rifampicin tự do.

D

Kết quả cho thấy rifampicin trong phức hợp ở dạng vô định hình khác với dạng

m
/+


tinh thể của dược chất ban đầu [30].

1.2.6.2. Phƣơng pháp phân tích nhiệt quét vi sai

co

Mục đích của phương pháp là để chứng minh không có lipid tiền chuyển

e.

pha và chuyển pha [11].

gl

Nguyên lí của phương pháp:

oo

Bình thường, màng phospholipid ở trạng thái gel với sự sắp xếp trật tự của

G

các phân tử phospholipid. Khi gia nhiệt, màng phospholipid kép chuyển từ trạng
thái gel sang trạng thái tinh thể lỏng với sự sắp xếp lộn xộn của các phân tử lipid,
làm ảnh hưởng tới lực tương tác Van der Waals giữa các chuỗi hydrocarbon, làm
tăng sự linh động của màng lipid. Khi dược chất liên kết chặt chẽ vào trong lớp
phospholipid, cụ thể là phần thân dầu của phân tử AMB liên kết với chuỗi
hydrocarbon của lipid, phần thân nước chứa các nhóm hydroxyl hướng về phía
lõi, gốc phosphat của phân tử lipid hướng về nhóm amin của phân tử AMB, làm


13


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

tăng sự chặt chẽ của cấu trúc màng phospholipid kép do đó làm thay đổi lớn
nhiệt chuyển pha [10].

b. Pha tinh thể lỏng

m
/+

D

ạy



m

Q
uy

N



n


a. Pha gel

e.

co

Hình 1.3. Cấu trúc của màng phospholipid ở dưới và trên nhiệt độ chuyển pha [10]

gl

Trong nghiên cứu phức hợp lipid vinorelbine (VB) của Li Y. và cộng sự

oo

(2013), để chứng minh sự tạo thành phức hợp, tác giả dùng phương pháp phân

G

tích nhiệt vi sai cho các mẫu dược chất VB, phospholipid là lecithin chiết xuất từ
lòng đỏ trứng (Lipoid E80®) , hỗn hợp vật lý và mẫu phức hợp lipid VB. Kết quả
cho thấy phổ nhiệt vi sai của phức hợp lipid VB không có peak nhiệt chuyển pha
của phospholipid chứng tỏ phospholipid đã chuyển sang thể vô định hình [21].
1.2.6.3. Phƣơng pháp cộng hƣởng từ hạt nhân 31P-NMR
Mục đích của phương pháp là để chứng minh đặc tính bị bất động của
phospholipid kép khi liên kết chặt chẽ với các phân tử dược chất [11].

14


Sưu tầm bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


Nguyên lí của phương pháp: Phospholipid khi ở dạng lipid kép thì có tính
chất đối xứng trục, do đó phổ cộng hưởng từ hạt nhân 31P-NMR doãng rộng bất
đối xứng và có vai doãng về phía trường thấp. Khi ở dạng phospholipid lục giác,
trật tự hai chiều của cấu trúc lipid hình trụ cũng có đối xứng trục nhưng với sự thay
đổi không đẳng hướng hóa học khác, sự thay đổi đó gây nên phổ hẹp hơn về phía
trường thấp với vai ở trường cao. Ở các dạng khác của phospholipid như là micell

m
/+

D

ạy



m

Q
uy

N



n

thì xuất hiện phổ đối xứng trung tâm do sự di chuyển đẳng hướng [23], [8].


co

Hình 1.4. Biểu đồ tượng trưng cho các pha phospholipid và phổ 31P-NMR tương

gl

e.

ứng. a: pha phospholipid kép; b: pha phospholipid lục giác; c: pha xảy ra sự
chuyển động đẳng hướng [8].

oo

1.2.6.4. Phƣơng pháp phổ hồng ngoại IR

G

Mục đích của phương pháp là để chỉ ra sự tương tác của phân tử dược

chất với phân tử phospholipid trong phức hợp.
Nguyên lí của phương pháp: Dựa trên nguyên lí tạo thành phức hợp, khi tỉ
lệ mol AMB:lipid là 1:1, các gốc phosphat trong phân tử phospholipid hướng về
nhóm amin của phân tử AMB tạo sự tương tác liên phân tử [12] làm mất các đỉnh
hấp thụ đặc trưng của các nhóm chức trong phân tử phospholipid hoặc dược chất.

15


×