Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Bài 4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 26 trang )

Bài 4:
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI

1. Bình đẳng trong
2. Bình đẳng trong

3. Bình đẳng trong

lao động.

kinh doanh.

hôn nhân và
gia đình.


Những

văn

bản

pháp luật liên quan
đến nội dung bình
đẳng

trong

hôn


nhân và gia đình.


Hôn nhân là gì?
Gia đình là gì?

Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi
dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.


Những nguyên tắc ứng xử giữa các
thành viên trong gia đình là gì?

- Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia
đình và xã hội.


Thế nào là bình đẳng trong HN &
GĐ ?


Nêu những nội dung cơ bản của
bình đẳng trong hôn nhân và gia
đình?


Thảo luận


1. Nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện ở những điểm nào? Cho VD?
2. Việc thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình có ý nghĩa gì?
3. Nếu em chứng kiến, hoặc là vợ, chồng của hành vi bạo lực gia đình em sẽ làm gì để bảo vệ nạn
nhân hoặc bảo vệ mình?


1. Bình đẳng
trong hôn nhân và gia đình
Bình đẳng giữa vợ và chồng
Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng ( Luật HN & GĐ)
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình ( Luật Bình đẳng giới)
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.


1.

Bình đẳng

trong* Bình
hôn
nhân
và gia đình.
đẳng giữa
vợ và chồng
* Bình đẳng giữa vợ và chồng
- Trong quan hệ thân nhân:
Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Điều 23. Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt
động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng

* Bình đẳng giữa vợ và chồng

- Trong quan hệ thân nhân:
Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết
định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian
nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.



1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.

Chị Trần Thị Yến khi còn điều trị tại Bệnh viện C Thái Nguyên 
với vết thương trên đầu do bị chồng đánh
(Theo báo Thái Nguyên 31/10/2016)

Chị Nguyễn Kiều Trang và con gái Đồng Thị Kiều My, nạn nhân của bạo hành gia đình, hiện phải về tá túc tại nhà bố mẹ
đẻ.


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.

• Hỗ trợ tâm lý thông qua tham vấn trực tiếp hoặc qua đường dây tư vấn phòng chống bạo lực gia đình dành cho phụ nữ: 04 3775. 9339 (8h-21h tất cả các ngày
trong tuần)

• Kết nối với các địa chỉ, dịch vụ hỗ trợ: Nhà tạm lánh, luật sư, truyền thông, chính quyền địa phương trợ giúp nạn nhân và Hỗ trợ giải quyết vấn đề.
• Hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt với các trường hợp khẩn cấp và nghiêm trọng.


1.

Bình đẳng


trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng
Đối với tài sản chung

- Trong quan hệ tài sản:
Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình
và lao động có thu nhập.
Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung
1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu,
giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng

- Trong quan hệ tài sản:

Đối với tài sản riêng

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được
chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của
pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng

- Trong quan hệ tài sản:
Đối với tài sản riêng
Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản
lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của
chồng, vợ.


1.


Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa cha mẹ và con:
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia
đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.
Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về
thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được
cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia
đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.



1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa ông bà và cháu

Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt
cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật
này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà
ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa anh, chị, em

Điều 105. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em
Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi
dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.



1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.

Để có một gia đình hạnh phúc, hoà thuận, bền
vững chúng ta phải làm gì?

- Mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức trách nhiệm đối với các thành viên khác, tự giác thực hiện trách nhiệm của mình
trên cơ sở của tình thương, trách nhiệm.


Chăm sóc
Yêu thương
Quan tâm
Tôn trọng
lẫn nhau
là cơ sở
của sự
bình đẳng,
hạnh phúc


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.

Luyện tập
Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con.
B. Tôn trọng ý kiến của con.
C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.
D. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.
Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
A. Chồng là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định nơi cư trú.
B. Vợ quán xuyến mọi việc trong nhà nên có quyền quyết định nơi cư trú.
C. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong gia đình nên cùng quyết định nơi cư trú.
D. Vợ chồng trẻ phải có sự đồng ý của cha mẹ mới được quyết định nơi cư trú.
Câu 3. Quan niệm nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ lao động.

D. Quan hệ huyết thống.


Tình huống
2
Gia đình ông N và bà M có ba người con ( con trai 20 tuổi và hai con gái là 14 và 10 tuổi) sinh sống ở thị xã X trong một ngôi nhà cấp 4 diện tích 200 m mà vợ
chồng ông đã mua được lúc mới cưới. Khi người con trai cả lập gia đình, ông N đã quyết định bán nhà chuyển về quê sống để lấy tiền cho anh này tổ chức lễ cưới và mở
quán cà phê. Thấy thế, bà M ra sức can ngăn, bà nói:
Tôi có ít vốn của mẹ tôi để lại, tôi để cho thằng cả để nó mở quán. Nhà mình gần trường, lâu nay bán hàng tạp hoá cũng kiếm thêm chút tiền nuôi hai đứa nhỏ còn
đang học, quen trường, quen bạn, nếu chuyển về quê sẽ ảnh hưởng đến các con.
Ông N cho rằng mình toàn quyền quyết định, ông to tiếng:
Tại sao bà có vốn riêng mà không nói với tôi, bà không được phép làm như vậy? Chuyện bán nhà, tôi bàn với bà thế thôi chứ tôi quyết định rồi, tuần trước có người

hỏi mua, tôi đã đồng ý bán và nhận tiền đặt cọc. Con gái là con người ta, học hành nhiều làm gì, tôi sẽ cho hai đứa nghỉ học để bán quán và bế con giúp thằng cả.
Câu hỏi:

1. Em có nhận xét như thế nào về hành động của ông N?
2. Theo em, ông N có được được toàn quyền quyết định bán ngôi nhà của gia đình không? Tại sao?


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.

Trong gia đình em có biểu hiện của sự bình
đẳng không? VD?


1.

Bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình.

Em hãy lấy VD về hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình
vẫn đang tồn tại hiện nay? Để đảm bảo sự bình đẳng trong gia
đình, là người thân của những người đó em sẽ làm gì?


×