Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tình hình nợ công Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.02 KB, 56 trang )

TÌM HIỂU VỀ NỢ CÔNG

1


TÌM HIỂU VỀ NỢ CÔNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
1.1: Khái niệm nợ công:
Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản
tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay
này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính
phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó.
Theo định nghĩa của IMF, nợ công bao gồm nợ của chính phủ trung ương và
chính phủ địa phương. Trong đó nợ chính phủ trung ương không chỉ bao gồm nợ của
các cơ quan ở cấp trung ương như các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan lập pháp,
tư pháp, Chủ tịch nước (Tổng thống) mà còn bao gồm các đơn vị sử dụng vốn ngân
sách nằm ngoài Chính phủ (các đơn vị thực hiện một chức năng chuyên biệt của
Chính phủ về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, xây dựng… được kiểm soát và tài trợ tài
chính hoàn toàn bởi Chính phủ trung ương) và các quỹ an sinh xã hội
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách
khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình
dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu
phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

2


1.2: Phân loại nợ công:
Theo chủ nợ: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ
nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).


Theo thời hạn: Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm
đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
1.3: Đặc trưng của Nợ công
Thứ nhất, nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước.
Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà
nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy.
Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trả nợ trực tiếp và trả
nợ gián tiếp. Trả nợ trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là
người vay và do đó, cơ quan nhà nước sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay. Trả nợ
gián tiếp là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ
thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả
nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài).
Thứ hai, nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm
3


đảm bảo hai mục đích: Một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay
và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; Hai
là, đề đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý
nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị xã hội. Nguyên
tắc quản lý nợ công Việt Nam là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ
việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ
bản trên.
Thứ ba, mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển
kinh tế – xã hội vì lợi ích cộng đồng. Nợ công được huy động và sử dụng không phải
để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung
của cộng đồng. Ở Việt Nam, xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục
vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên

các khoản nợ công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, cụ thể là đề
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.
1.4: Các hình thức vay nợ của Chính phủ
1.4.1: Phát hành trái phiếu chính phủ
Hình thức này được quy định cụ thể ở Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa
phương. Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá
nhân. Ngoài phương thức phát hành trực tiếp qua hệ thống kho bạc nhà nước thì
tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 01/2011 có quy định trái phiếu Chính phủ có thể được
phát hành thông qua các hình thức như: Đấu thầu trái phiếu chính phủ qua thị trường
chứng khoán; Phát hành trái phiếu chính phủ dưới hình thức đại lý phát hành; Phát
hành trái phiếu chính phủ dưới hình thức bảo lãnh, bán lẻ trái phiếu. Ngoài việc phát
hành trái phiếu để vay trong nước ra thì Chính phủ còn có thể vay nước ngoài thông
qua việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ (Khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý
nợ công).

4


Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng
vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi
đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh
có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có
thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
1.4.2: Vay trực tiếp
Vay trực tiếp chính là việc Chính phủ vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương
mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế)... Việc vay này thông qua
các thỏa thuận vay được thực hiện đối với vay ODA, vốn vay không điều kiện ODA,
… (Khoản 3 Điều 21 Luật Quản lý nợ công). Hình thức này thường được Chính phủ
của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình

thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao.
1.5: Các vấn đề gặp phải khi thanh toán nợ công
1.5.1: Lạm phát
Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh hưởng
của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu của Chính phủ, người ta tính toán các khoản trả
lãi vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất
thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát, nên thâm
hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức cao và nợ chính
phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn.
1.5.2: Tài sản đầu tư
Nhiều nhà kinh tế cho rằng tính toán nợ chính phủ cần phải trừ đi tổng giá trị
của tài sản chính phủ. Điều này cũng đơn giản như khi xử lý tài sản của cá nhân: khi
một cá nhân vay tiền để mua nhà thì không thể tính anh ta đã thâm hụt ngân sách bằng
số tiền đã vay mà phải trừ đi giá trị của căn nhà. Tuy nhiên khi tính toán theo phương
pháp này lại gặp phải vấn đề những gì nên coi là tài sản của chính phủ và tính toán giá

5


trị của chúng như thế nào, ví dụ: đường quốc lộ, kho vũ khí hay chi tiêu cho giáo
dục...
1.5.3: Các khoản nợ tiềm tàng
Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các khoản nợ
tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi
trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi trả khi đứng ra bảo
đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong tương lai họ không có
khả năng thanh toán.
1.6: Tác động của Nợ công
1.6.1: Về tính trung lập của nợ chính phủ
Có hai quan điểm chính về việc nợ chính phủ có tác động đến nền kinh tế hay

không?
Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ
chính phủ kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự gia tăng tiêu dùng
làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng dẫn đến khối lượng tư
bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn.
Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp
bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng
thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại
sang tương lai. Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành
trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng
thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó,
người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và
dịch vụ sẽ lên giá.
Hai quan điểm nói trên tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ hành vi của
người tiêu dùng và do vậy khi áp dụng cần nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng.
6


1.6.2: Về hiệu suất của tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh t ế
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn
một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của
sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc



phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm
sút.
Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư




nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ
(trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân
cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn
chế đầu tư.


Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ
nền kinh tế là một tổng thể thì chính phủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy
vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế
làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ

để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out
(đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).


Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu
chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm,
thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được
người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng.
Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm
đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn
tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi
7


suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ
giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có

làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm
tổng cầu.


Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản
thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người
nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu
nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công
trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu
tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực tới tốc độ tăng
trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).

1.7: Tình hình nợ công trên thế giới
1.7.1: Hy Lạp
1.7.1.1: Thông tin chung:
Từ lúc bắt đầu tham gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào giữa năm
2001 cho đến năm 2008 - khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, ngân sách quốc
gia Hy Lạp luôn nằm trong tình trạng thâm hụt với mức trung bình 5% GDP/năm
trong khi tính trung bình cho toàn khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu
(Eurozone), con số này chỉ dừng lại ở mức 2%/năm. Cùng với thâm hụt ngân sách, cán
cân vãng lai của quốc gia này cũng liên tục bị thâm hụt, trung bình vào khoảng 9%
GDP hàng năm (so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%).
Cả hai mức thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp đều
vượt quá trần quy định cho phép của Liên minh Tiền tệ và Kinh tế châu Âu (EMU),
đặc biệt là Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU) với quy
định trần thâm hụt ngân sách 3% GDP và trần nợ nước ngoài 60% GDP. Tuy nhiên,
không chỉ có mình Hy Lạp mà trong số 27 quốc gia thành viên EU, cũng có tới 20
thành viên hiện tại đang vi phạm mức trần mà Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng đặt
ra. Để bù đắp cho khoản thâm hụt kép này, Hy Lạp đã đi vay trên thị trường vốn quốc
8



tế và trong suốt một thập kỷ trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008, chính phủ này đã vay mượn khá nặng nề từ bên ngoài, trở thành một con
nợ triền miên với tổng số nợ nước ngoài lên tới 115% GDP vào năm 2009.
Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho
nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của
giới đầu tư. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào mùa thu năm 2008
khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, trong đó có cả một vài
quốc gia Trung và Đông Âu. Mặc dù vậy, chính phủ Hy Lạp bước đầu cho thấy những
ứng phó khá tốt với cuộc khủng hoảng và đã có thể tiếp tục tiếp cận những nguồn vốn
mới từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, suy thoái toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tài
chính vẫn tạo căng thẳng cho ngân sách của nhiều chính phủ, trong đó Hy Lạp không
phải là ngoại lệ, do nhu cầu chi tiêu tăng lên trong khi nguồn thu từ thuế lại giảm đi.
Và cũng từ đây, bi kịch nợ công của Hy Lạp bắt đầu được vén màn.
* 2001: Hy Lạp gia nhập eurozone
Hy Lạp được mời vào khu vực đồng tiền chung từ trước đó – tháng 6/2000. Sau
khi gia nhập, nước này trở thành thành viên thứ 12 của eurozone, bỏ đồng drachma để
dùng euro. Để đạt chuẩn, nước này phải chứng minh có nền kinh tế khỏe mạnh, đạt
các tiêu chí về giá cả ổn định và tài chính công.
* 2004: Hy Lạp tổ chức Olympic Athens
Giữa năm 2004, Hy Lạp chi tới 9 tỷ euro để tổ chức Olympic, biến Thế vận hồi
mùa hè 2004 đã trở thành kỳ Olympic "đắt đỏ nhất" tại thời điểm đó. Tuy nhiên,
những công trình được xây dựng cho vận động viên, người hâm mộ và giới truyền
thông sau đó lại hầu như không được sử dụng và ngày càng xuống cấp, khiến nước
này ngập chìm trong những khoản nợ khổng lồ. Olympic Athen được coi là nguyên
nhân trực tiếp đẩy Hy Lạp vào cuộc khủng hoảng nợ kéo dài cho đến tận hôm nay.
Lạm chi cho Olympic đã làm tăng nợ công và thâm hụt ngân sách của nước này.
Cuối năm 2004, Chính phủ Hy Lạp thừa nhận đã thổi phồng các số liệu điều
kiện để gia nhập eurozone, đặc biệt là thâm hụt ngân sách giai đoạn 2000 - 2003.

9


Điều kiện của eurozone là thâm hụt dưới 3% GDP. Tuy nhiên, sau một cuộc
điều tra của cơ quan thống kê Liên minh châu Âu – Eurostat, Bộ trưởng Tài chính Hy
Lạp thừa nhận số liệu này chưa từng dưới 3% từ năm 1999.
* 2009: Hy Lạp bị hạ xếp hạng tín nhiệm
Tháng 12/2009, hãng đánh giá tín dụng Fitch hạ xếp hạng của Hy Lạp từ Axuống BBB+. Đây cũng là lần đầu tiên trong một thập kỷ nước này rơi khỏi hạng A.
Động thái này diễn ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp thời đó – ông George
Papaconstantinou cảnh báo thâm hụt nước này có thể lên tới 12,5% GDP năm 2009,
cao hơn rất nhiều, gần gấp đôi so với dự đoán là 6,7%.
Các tuần sau đó, lần lượt các hãng xếp hạng khác đã hạ bậc tín nhiệm Hy Lạp,
do lo ngại nước này đang mất đà phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính.
* 2010: Hy Lạp chấp nhận thắt lưng buộc bụng
Tháng 3/2010, Chính phủ Hy Lạp thông qua gói chính sách thắt lưng buộc
bụng, gồm cắt giảm lương nhân viên nhà nước, ngừng trả lương hưu, tăng thuế với
thuốc lá, rượu và xăng dầu. Các công đoàn đã phản ứng rất mạnh với tin tức này và tổ
chức nhiều cuộc biểu tình trên khắp Athens.
Đây cũng là năm mà Hy Lạp nhận gói cứu trợ đầu tiên. Tháng 5/2010, bộ ba
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban châu
Âu (EC) đã cấp gói cứu trợ đầu tiên cho Hy Lạp trị giá 110 euro, do lo ngại nền kinh
tế mong manh của nước này có thể đẩy cả khu vực vào vùng nguy hiểm. Hy Lạp đã
phải chấp nhận thắt chặt hơn nữa để đổi lấy gói cứu trợ, châm ngòi cho hàng loạt cuộc
biểu tình phản đối. Đến nay, nước này đã nhận 2 gói cứu trợ với tổng trị giá hơn 240 tỷ
euro.
* 2011: Hy Lạp được giảm nợ đáng kể
Tháng 10/2011, sau các cuộc đàm phán xuyên đêm, lãnh đạo các nước châu Âu
đã đồng ý giảm nợ cho Hy Lạp do nước này vẫn tiếp tục gặp rắc rối tài chính. Các nhà
đầu tư cá nhân sẽ chỉ được nhận 50% giá trị số trái phiếu Hy Lạp họ đang giữ.


10


* 2012: Hy Lạp bị coi là vỡ nợ
Đầu tháng 3/2012, các chủ nợ tư nhân đồng ý hoán đổi 85% nợ cho Hy Lạp,
giúp cắt giảm khoảng 100 tỷ euro khỏi nghĩa vụ nợ của quốc gia này. Ngay lập tức,
ngày 9/3, Fitch và Moody’s đồng loạt hạ xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp xuống vỡ nợ.
Trước đó, vào ngày 28/2, Athens cũng bị Standard & Poor’s xem là đã vỡ nợ một
phần.
* 2014: Hy Lạp quay lại thị trường trái phiếu
Tháng 4/2014, nhà đầu tư chào mừng Hy Lạp quay lại thị trường trái phiếu sau
4 năm vắng bóng. Nhu cầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm của nước này đã khiến nhiều
người gọi đây là "điểm bắt đầu của sự kết thúc" cho hoạt động cứu trợ Hy Lạp, dù
nhận định đó có vẻ còn quá sớm.
* 2015: Đảng Syriza thắng cử
Đảng phản đối cứu trợ - Syriza dẫn đầu bởi ông Alexis Tsipras đã giành chiến
thắng trong cuộc bầu cử tại Hy Lạp tháng 1 năm nay, sau đó liên minh với đảng cánh
hữu - Hy Lạp Độc lập. Chính quyền mới cam kết gỡ bỏ các biện pháp thắt lưng buộc
bụng đang đè nặng lên Hy Lạp. Nhưng chính điều này lại khiến nhà đầu tư lo ngại về
khả năng Hy Lạp rời bỏ khu vực đồng euro. Tháng 2/2015, nhóm Bộ trưởng Tài chính
các nước eurozone (Eurogroup) đã chấp thuận gia hạn nợ thêm 4 tháng cho Hy Lạp,
sau khi Chỉnh phủ mới của nước này nộp đề xuất cải tổ ngay trước hạn chót. Các biện
pháp này gồm kiểm soát chi tiêu công, giảm tham nhũng và trốn thuế. Hy Lạp sau đó
được yêu cầu thanh toán cho các chủ nợ khác nhau trong giai đoạn tháng 4 - tháng
6/2015. Tuy nhiên, không một hạn chót nào được đáp ứng.
Tháng 6/2015 Hy Lạp tiếp tục đàm phán nợ. Suốt nhiều tuần, Chính phủ Hy
Lạp và nhóm chủ nợ liên tục thất bại trong việc đàm phán về các điều kiện cải tổ để
nước này được nhận khoản cứu trợ cuối cùng trị giá 7,2 tỷ euro. Mấu chốt nằm ở hệ
thống lương hưu và thuế. Việc này sẽ khiến Athens gặp rắc rối trong việc thanh toán
1,5 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 30/6, và sau đó là ECB vào tháng 7.

Nếu không trả nợ đúng hạn, Hy Lạp sẽ bị tuyên bố vỡ nợ và có khả năng rời eurozone.
11


Bước ngoặt xảy ra khi ngày 27/6, Thủ tướng Tsipras kêu gọi cuộc trưng cầu dân
ý về các biện pháp thắt lưng buộc bụng của nhóm chủ nợ. Sau khi tin tức này phát ra,
eurogroup cũng từ chối bản kế hoạch gia hạn gói cứu trợ thêm một tháng mà Athens
đề xuất.
Lo ngại hệ thống ngân hàng sụp đổ, người dân nước này đã đổ xô rút tiền. Đầu
tuần này, Chính phủ Hy Lạp đã phải áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, đóng cửa
ngân hàng, thị trường chứng khoán, hạn chế rút tiền mặt tại ATM và giao dịch nước
ngoài. 30/6/2015 trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Thủ tướng Alexis Tsipras
đã tuyên bố nước này sẽ không trả tiền cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và tự tin các
lãnh đạo châu Âu sẽ không cương quyết đá Hy Lạp ra khỏi eurozone. Tối ngày 30, Hy
Lạp cũng gửi kèm một kế hoạch tái cấu trúc nợ, kèm đề xuất chương trình cứu trợ kéo
dài 2 năm từ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM). Đề xuất này sẽ được giới chức châu Âu
xem xét. 1/7/2015, Hy Lạp bị tuyên bố vỡ nợ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát đi
thông báo xác nhận Hy Lạp không trả nợ đúng hạn. Điều này cũng có nghĩa Athens
chính thức rơi vào tình trạng vỡ nợ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một nền kinh tế
phát triển như Hy Lạp bị IMF kết luận như vậy. Với tuyên bố này, Hy Lạp mặc nhiên
không được quyền tiếp cận bất cứ khoản vay nào của quỹ cho tới khi thanh toán xong
nghĩa vụ nợ cũ.
1.7.1.2: Nguyên nhân khủng hoảng nợ Hy Lạp
Nhìn vào cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, có thể thấy các vấn đề kinh tế hiện
nay của Hy Lạp là kết quả của một tập hợp nhiều nhân tố trong và ngoài nước, mà ở
đó có không ít điều Việt Nam phải nhìn nhận một cách thận trọng trở lại cho chính
trường hợp của mình.
* Chi tiêu tăng cao trong khi nguồn thu chính phủ lại yếu
Từ năm 2001 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi
với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% so với mức trung bình của khu vực

Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong 6 năm này, trong khi chi tiêu chính phủ tăng 87%
thì thu chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép
12


3% GDP của EU. Theo nhận định của nhiều nhà quan sát thì bộ máy công quyền cồng
kềnh và thiếu hiệu quả ở Hy Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc
gia này.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vào năm 2004, chi tiêu
cho quản lý công trong tổng số chi tiêu công ở Hy Lạp đã cao hơn nhiều so với các
nước thành viên OECD khác, mà không có bằng chứng nào cho thấy chất lượng hay
số lượng dịch vụ ở nước này cao hơn hẳn. Dân số già đi - dự đoán tỷ lệ số người trên
64 tuổi sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32% năm 2060 - cũng là một trong những gánh
nặng cho chi tiêu công và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực
châu Âu của quốc gia này (người về hưu được hưởng một khoản tiền tương đương với
70-80% mức lương của mình chưa kể những lợi ích từ những cơ chế hỗ trợ khác với
đủ 35 năm cống hiến so với mức 40 năm ở các quốc gia châu Âu khác). Ước tính tổng
số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp sẽ tăng từ 11,5% GDP vào
năm 2005 lên 24% vào năm 2050.
Bên cạnh đó, việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể
tiếp cận với thị trường vốn quốc tế bởi việc sử dụng một đồng tiền được những nền
kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Trung ương châu Âu (ECB), các quốc gia thành viên nói chung và Hy Lạp nói
riêng nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu
tư. Dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp, trong gần một thập
kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền
này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp
lý. Nhưng điều này không xảy ra, các đời chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần
lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ, trong đó
có thể kể đến như thế vận hội Olympic 2004 - kỳ thế vận hội hoành tráng nhất và cũng

tốn kém nhất trong lịch sử nhưng chính phủ lại không cho phép sự xuất hiện của bất
kỳ một biển hiệu quảng cáo nào trên đường phố.

13


Trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng
trăm tỷ USD. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp phát triển nếu CP có kế
hoạch chi tiêu hợp lý và hiệu quả.
* Nguồn thu giảm sút
Đây cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp, mà
theo nhiều nhà kinh tế, thì việc trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở quốc gia này là
nhân tố chính đứng đằng sau. Theo một số nghiên cứu thì nền kinh tế không chính
thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP của quốc gia này. Hy Lạp cũng không nằm
ngoài quy luật này. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hệ thống thuế với nhiều mức
thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ
quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở
Hy Lạp. Để tăng nguồn thu và cải thiện tình trạng ngân sách, quốc gia này phải tích
cực giải quyết những trở ngại trên.
Chi tiêu chính phủ cao, trốn thuế và tham nhũng được xem là những nguyên
nhân chính dẫn đến sự tích lũy nợ của Hy Lạp trong suốt thập kỷ qua. Tuy nhiên, nhìn
vào con số nợ công của Hy Lạp và các quốc gia khác, câu hỏi được nhiều người đặt ra
là tại sao Hy Lạp, mức nợ với con số còn thấp hơn các quốc gia như Mỹ, Singapore
hay Nhật Bản lại gặp khủng hoảng nợ công.
Bảng nợ công các quốc gia năm 2010

14


Đối với các quốc gia phát triển, họ đã tính nợ theo đúng tiêu chuẩn của Liên

hiệp quốc, tức là trong nợ công còn có phần lương hưu (mỗi khi một công chức nhận
lương, họ phải đóng một phần vào quỹ hưu, còn một phần khác do chính phủ đóng) vì
thế tỷ lệ nợ của họ rất cao. Quay trở lại trường hợp của Hy Lạp, quốc gia này đã cố
công làm đẹp các chỉ số kinh tế của mình để gia nhập Eurozone, và kể cả khi đã vào
Eurozone để có thể tiếp tục tiếp cận các nguồn tín dụng lãi suất thấp. Có nhiều lý giải
cho vấn đề này có thể kể ra như: Hy Lạp đã không ghi khoản tiền phải chi trả cho
lương hưu như phân tích ở trên; giấu không ghi chi phí về việc mua vũ khí quốc
phòng; không ghi vào nợ công khi nhà nước phải gánh những khoản nợ tư vì nhận bảo
lãnh; ghi khoản tiền nhà nước chuyển cho doanh nghiệp quốc doanh để bù lỗ là tăng
đầu tư mua cổ phần, thay vì là chi bù lỗ, nhằm làm giảm thiếu hụt ngân sách; ghi thuế
thu không theo thực thu và theo dự báo. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu không khẳng
định một phần lỗi trong việc gian lận thống kê này là từ việc thiếu thực thi chặt chẽ
các quy định trong Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của EU xuất phát từ những mục
tiêu chính trị của khối. Ðể vào Eurozone, các quốc gia thành viên phải tuân theo
những quy định chặt chẽ như thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP và nợ
không được vượt quá 60% GDP, nếu vi phạm mà không thực hiện các biện pháp khắc
phục do Ủy ban Châu Âu (EC) và Hội đồng Liên minh Châu Âu đưa ra thì các quốc
gia vi phạm sẽ chịu một khoản phạt tương đương với 0,5% GDP. Trên thực tế, sau khi
sử dụng đồng Euro, ngày càng nhiều thành viên thấy khó khăn trong việc tuân thủ các
giới hạn mà Hiệp định đặt ra. Kể từ năm 2003, đã có hơn 30 trường hợp có mức thâm
hụt vượt mức cho phép, EU đã có những chỉ trích và buộc các quốc gia này thắt chặt
tài chính, hoặc ít nhất là cam kết làm vậy nhưng chưa bao giờ áp đặt một lệnh trừng
phạt tài chính nào lên các quốc gia thành viên vi phạm. Vào thời điểm Hy Lạp gia
nhập Eurozone, đã có những bằng chứng cho thấy quốc gia này đưa ra những số liệu
không trung thực, ECB cũng tỏ ra quan ngại về tình hình nợ của Hy Lạp đã vượt xa
trần quy định của Eurozone, nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phản đối. Vì
lý do chính trị, họ đã cho Hy Lạp tham gia đồng Euro. Đến năm 2004, bằng chứng về
việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã được Eurostat thu thập đủ, nhưng các
15



quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp khỏi Eurozone
không phải là lựa chọn của họ và cho Hy Lạp thời gian để sửa chữa. Đến năm 2007,
EC tuyên bố Hy Lạp đã có những biện pháp khắc phục phù hợp, và thâm hụt của quốc
gia này sẽ chỉ còn 2,6% GDP vào năm 2006 và 2,4% vào năm 2007. Ủy ban cũng đưa
ra kết luận rằng “Cơ quan Thống kê của Hy Lạp đã cải thiện quy trình làm việc của
mình” và chất lượng số liệu thống kê của họ đã tốt hơn. Tuy nhiên, đến năm 2009, thì
một lần nữa câu hỏi về sự gian lận số liệu của quốc gia này lại được lật lại và khủng
hoảng nợ đã bùng nổ.
* Tiết liệm trong nước thấp
Tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công.
Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp
hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha và đang
có xu hướng sụt giảm nhanh chóng. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều
vào các dòng vốn đến từ bên ngoài.
* Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp
Như đã phân tích ở trên, sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài đã khiến
cho Hy Lạp trở nên rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới
đầu tư. Tuy nhiên, những con số thống kê được công bố liên tục gây lo ngại cho các
nhà đầu tư khi chúng luôn thay đổi, không nhất quán theo thời gian công bố và giữa
các tổ chức công bố. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại khi vào tháng 10/2009, chính phủ
Hy Lạp mới lên cầm quyền đưa ra con số ước tính thâm hụt ngân sách mới cho năm
2009 là 12,9% GDP, tăng lên gần gấp đôi so với con số ban đầu là 6,7%. Đến tháng
4/2010, Eurostat lại đưa ra con số ước tính thâm thụt ngân sách của Hy Lạp cao hơn
nữa, khoảng 13,6% GDP. Các nhà đầu tư ngày càng trở nên lo lắng hơn về khả năng
hoàn trả các khoản nợ đến hạn, ước tính vào khoảng 54 tỷ euro (72,1 tỷ đô la) của Hy
Lạp cho năm 2010. Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất
niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một
thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các
16



ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động
vốn trên thị trường vốn quốc tế. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch
luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư và Hy Lạp là một minh chứng cho thấy
niềm tin của thế giới với một quốc gia sẽ giảm sút nhanh chóng như thế nào khi sự
minh bạch trong số liệu kinh tế của quốc gia đó liên tục bị đặt dấu hỏi.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Hy Lạp là một trong những nước có tỷ lệ
tham nhũng cao nhất trong EU. Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cũng đã thừa
nhận “tham nhũng mang tính hệ thống” là vấn đề cơ bản nhất dẫn đến tình trạng nợ
công Hy Lạp. Năm 2008, hơn 13% người dân Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền
phong bì cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những
người đòi nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành phố và các
quan chức ở địa phương cũng liên quan đến những vụ việc nhận hối lộ...
1.7.1.3: Khuyến nghị giải pháp
Với tình hình hiện tại, có hai giải pháp được đề xuất. Giải pháp đầu tiên là để
Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng Euro. Cách này sẽ cho phép Hy Lạp tự kiểm soát chính
sách tiền tệ và cho phép đồng nội địa mất giá. Kết quả là các sản phẩm của Hy Lạp sẽ
trở nên rẻ và cạnh tranh hơn, giúp điều chỉnh mức thâm hụt ngân sách. Điều này sẽ có
lợi cho Hy Lạp trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi rời khỏi Khu vực đồng Euro, Hy
Lạp có thể sẽ vỡ nợ, khiến cho việc vay mượn trong tương lai càng trở nên khó khăn.
Ngoài ra, nó sẽ đưa ra tín hiệu về một EU không bền vững, làm cho các nhà đầu tư
quốc tế phân vân về việc quốc gia nào sẽ rời EU tiếp theo. Điều đó sẽ gây ra một sự
xáo trộn đáng kể, làm tổn thương nền kinh tế chung của EU.
Một giải pháp nữa để tránh sự tan vỡ của EU là để EU tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp
bằng cách cung cấp các gói cứu trợ hoặc xóa bỏ các khoản nợ của Hy Lạp. Điều này
cũng gặp phải nhiều phản đối từ các nước thành viên EU. Có thể nói, số phận của Hy
Lạp vẫn còn đang là một dấu chấm hỏi.

17



1.7.2: Nhật Bản
1.7.2.1: Thông tin chung
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, tính tới cuối tháng 12/2015, nợ của Chính phủ
Nhật Bản đứng ở mức 1.044.590 tỷ yên (khoảng 9.100 tỷ USD), giảm 9.930 tỷ yên so
với 3 tháng trước đó.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn dự kiến nợ chính phủ sẽ đạt mức kỷ lục 1.087.300
tỷ yên vào cuối tài khoá 2015 (kết thúc ngày 31/3/2016) do chi phí an sinh xã hội tăng
cao trong bối cảnh xã hội Nhật Bản già hoá nhanh chóng.
Bộ Tài chính cho biết số nợ này bao gồm 902.200 tỷ yên trái phiếu chính phủ,
55.050 tỷ yên tiền vay chủ yếu từ các tổ chức tài chính, và 87.340 tỷ yên hối phiếu và
tín phiếu chính phủ thời hạn dưới 1 năm.
Như vậy, tính tới ngày 31/12/2015, nợ chính phủ trên đầu người -tức là số nợ
của chính phủ mà mỗi người dân Nhật Bản phải gánh- là 8,24 triệu yên (tính trên dân
số Nhật Bản là 126,82 triệu người vào ngày 1/1/2015).
Tổng số nợ này cao hơn gấp đôi Tổng sản phẩm trong nước (GDP) danh nghĩa
của Nhật Bản trong tài khoá 2013 (489.600 tỷ yen). Chính phủ Nhật Bản công bố số
liệu tài chính 3 tháng một lần theo chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
1.7.2.2: Nguyên nhân+cách khắc phục
Tình trạng nợ công hiện nay của Nhật Bản là hậu quả tất yếu của những giải
pháp mà Chính phủ đã tiến hành trong quá khứ trong nỗ lực đưa nền kinh tế ra khỏi
giai đoạn suy thoái triền miền. Có thể nêu những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, chi tiêu công kích thích tăng trưởng kinh tế: Giải pháp truyền thống
Chính phủ Nhật Bản thường sử dụng để khắc phục tình trạng khủng hoảng chu kỳ
trong hai thập kỷ vừa qua là việc dựa vào ngân sách bổ sung hoặc các chương trình
kích thích kinh tế trọn gói nhằm kích cầu trong nước thông qua việc mở rộng các công
trình công cộng. Nhật Bản là quốc gia có những gói kích cầu lớn nhất cả về tổng giá
trị cũng như tỷ lệ trên GDP.
18



28 nghìn tỷ Yên (khoảng 266 tỷ USD) là số tiền mà chính phủ Nhật Bản dự
định sẽ dùng để tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế. Số tiền này bằng 1/6 GDP của
Nhật Bản và gần tương đương với quy mô của cả nền kinh tế Singapore trong năm
2015. Đây là một số tiền khổng lồ, vượt ngoài dự tính của giới chuyên gia bởi trước đó
nó được cho là chỉ rơi vào khoảng 10 - 20 nghìn tỷ Yên.
Theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gói kích thích kinh tế mới có mục đích
vực dậy nền kinh tế vốn đang bị kìm hãm bởi tiêu dùng và đầu tư tăng trưởng chậm.
Kế hoạch kinh tế mới là nhằm hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đảm bảo nền
kinh tế tăng trưởng trở lại. Trong đó có 13 nghìn tỷ Yên cho các biện pháp tài chính và
chi tiết gói kích thích này sẽ được công bố vào tuần tới.
Theo các chuyên gia thì nhiều khả năng phần lớn chi phí cho gói này sẽ đến từ
việc phát hành thêm trái phiếu kì hạn 10 năm và lấy từ khoản ngân sách bổ sung cho
tài khoá 2016 sẽ được đệ trình vào cuối năm. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng khoản
chi tức thì cho chương trình kích thích kinh tế này chỉ khoảng 3.000 - 7.000 tỷ Yên
thông qua ngân sách nhà nước và số tiền còn lại sẽ được tri trả trong thời gian dài hơn.
Điều này có thể giúp làm giảm áp lực cho ngân sách Nhật Bản nhưng cũng đồng thời
làm giảm hiệu quả của gói kích cầu.
Năm 2013 và năm 2014, Nhật Bản đã lần lượt tung ra các gói kích cầu trị giá 20
nghìn tỷ Yên và 18 nghìn tỷ Yên. Tuy nhiên thực tế cho thấy các gói kích cầu chỉ có
hiệu quả ngắn hạn. Kế hoạch mới của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tìm cách thay đổi điều
này bằng cách nhấn mạnh đến việc đầu tư cho tương lai, trong đó có chương trình hiện
đại hoá ngành nông nghiệp và đầu tư cho giáo dục, y tế. Chính phủ Nhật Bản hi vọng
có thể giúp nền kinh tế nước này đứng vững trong thời gian biến động sắp tới, duy trì
đà tăng trưởng kinh tế và đạt chỉ tiêu lạm phát 2% mỗi năm.
Tình huống của Nhật Bản có sự khác biệt so với các nước khu vực Eurozone.
Phần lớn nợ công của Nhật Bản (khoảng 95%) nằm trong tay các nhà đầu tư nội địa
nên tránh được tác động bất lợi từ những biến động thất thường của thị trường tài
chính thế giới. Tỷ lệ nợ công/ GDP cao, tuy nhiên chỉ số hiệu quả vốn đầu tư ICOR

19


(hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) của Nhật Bản chỉ vào khoảng 3,0 do vậy khả năng
trả nợ không quá khó khăn.
Thứ hai, chi phí an sinh và phúc lợi xã hội: Nhật Bản hiện là nước có tuổi thọ
cao nhất thế giới (83 tuổi) với gần 25% trong tổng số 127 triệu dân ở độ tuổi trên 65
và dự báo đến năm 2060, người già có thể chiếm tới 40% dân số. Tỷ lệ dân số già cao
đang đặt Chính phủ Nhật Bản vào tình thế khó khăn trong việc bảo đảm lương hưu và
chăm sóc y tế cho đội ngũ đông đảo những người nghỉ hưu. Chi phí an sinh xã hội ước
tăng 800 tỷ Yên và chiếm phần lớn nhất trong ngân sách của năm tài khóa 2013-2014.
Để hỗ trợ cho hệ thống phúc lợi xã hội thì giải pháp tất yếu là Chính phủ Nhật
Bản đã phải tiếp tục phát hành trái phiếu vay tiền từ người dân. Từ năm 2000, lượng
phát hành trái phiếu chính phủ Nhật Bản đã vượt qua Mỹ, trở thành nước phát hành
trái phiếu lớn nhất toàn cầu. Trong năm tài khóa 2013, Chính phủ Nhật Bản có kế
hoạch phát hành lượng công trái mới để tài trợ cho 46% ngân sách. Lượng phát hành
trái phiếu tăng làm cho nợ công của Nhật Bản cũng tăng nhanh cùng với nạn giảm
phát và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt đang cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Nhật
Bản.
An sinh xã hội là 1 trong 3 mục tiêu của chính sách abenomics do thủ tướng
nhật đề ra
Chính sách kinh tế abenomics được đề ra năm 2012 với 3 mũi tên:




Chính sách tiền tệ mạnh mẽ
Biện pháp tài chính linh động
Chiến lược cải cách để vực dậy sự đầu tư của khu vực tư nhân


Sau thời gian thực hiện 2 mũi tên đầu đã thu được kết quả khả quan,như làm
tăng giá cổ phiếu giúp TTCK khởi sắc nhưng mũi tên thứ 3 đã không thành công.Năm
2015 sau khi tái đắc cử vào cương vị chủ tịch đảng dân chủ tự do LDP, Thủ tướng nhật
bản khởi động chương trình abenomics phiên bản 2.0 với 3 mục tiêu tham vọng và dài
hạn hơn là:
* Tăng trưởng kinh tế
20


* Tăng cường các biện pháp hỗ trợ nuôi và sinh con
* Cải thiện an sinh xã hội
Thứ ba, nguồn thu từ thuế thấp: Để đối phó với tình trạng giảm phát trong hai
thập kỷ vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã liên tiếp điều chỉnh và giảm thuế để kích
thích sản xuất và tiêu dùng. Quan điểm của Chính phủ Nhật Bản là duy trì mức thuế
thấp qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng để gia tăng thu ngân sách mà không theo
đuổi

chính

sách

đánh

thuế

cao

để

tăng


thu

ngân

sách.

Từ ngày 1/4/2014, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu áp dụng mức thuế tiêu dùng
mới tăng từ 5% hiện nay lên 8% và sẽ tiếp tục được nâng lên 10% vào năm 2015.
Lần tăng thuế này là nhằm cân bằng lại ngân sách của Chính phủ do chính sách
Abenomics đòi hỏi mức chi lớn. Hiện Nhật Bản đang là quốc gia có mức nợ công vào
hàng lớn nhất thế giới.
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, việc tăng thuế tiêu dùng là bước
đi cần thiết để Nhật Bản kiểm soát khoản nợ công đã tăng 230% so với GDP và giúp
nền kinh tế huy động thêm 8.000 tỷ yên/năm (tương đương 81,42 tỷ USD).
Một tuần trước khi thuế tiêu dùng mới được áp dụng, ngày 23/3, Chính phủ
Nhật Bản cũng đã thông qua khoản chi ngân sách khổng lồ trị giá 95.880 tỷ yên (937,4
tỷ USD) cho năm tài khóa 2014. Đây được xem là một khoản chi lịch sử của đất nước
Mặt trời mọc kể từ sau Thế chiến thứ 2 và được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ ba
thế giới tăng tốc trong cuộc đua lấy lại đà tăng trưởng sau nhiều năm chìm trong suy
thoái do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong khoản ngân sách kỷ lục trên, Chính phủ Nhật Bản đặt trọng tâm ưu tiên
vào các biện pháp nhằm giảm nhẹ tác động tiêu cực tiềm tàng của thuế tiêu dùng mới
với quá trình phục hồi kinh tế. Mặc dù vậy, việc áp mức thuế tiêu dùng mới lần này
được dự đoán tiếp tục gây cú sốc cho nền kinh tế Nhật Bản, khi người dân cũng như
các doanh nghiệp trong nước phải chịu tác động trực tiếp do vật giá leo thang và lạm
phát có thể tăng. Những số liệu mới nhất cho thấy, áp lực lạm phát đang tăng lên trước
21



thời điểm tăng thuế có hiệu lực (1/4) khi giá cả của hàng hóa tăng cao nhất kể từ năm
1980. Các quan chức đang cố gắng để ngăn chặn sự lặp lại cuộc suy thoái 17 năm
trước đây khi chính phủ tăng thuế:
"Chúng ta không thể lạc quan về khả năng phục hồi của nền kinh tế sau khi tăng
thuế" - Naoki Iizuka, nhà kinh tế tại Citigroup Inc tại Tokyo cho biết. “Có thể chính
phủ sẽ cần phải có thêm một gói kích thích tài chính trong năm nay. Chúng tôi kỳ
vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tung gói kích thích này vào tháng 6 hoặc
tháng 7”.
Nhiều chuyên gia phân tích lo ngại, mức thuế tiêu dùng mới sẽ khiến nhu cầu
tiêu thụ nội địa giảm và nền kinh tế nước này sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu.
Báo The Japan Times đã đưa ra cảnh báo rằng, việc tăng thuế kết hợp với phí
bảo hiểm hưu trí cao và sự sụt giảm lợi nhuận, cùng với chi phí cho hàng nhập khẩu
cao hơn do đồng yên suy yếu... có thể tước mất của các hộ gia đình 7.500 tỷ yên (74 tỷ
USD). Hiện chi tiêu của các hộ gia đình chiếm đến 60% GDP, nên một khi mức chi
tiêu thấp hơn có thể nhanh chóng tác động rộng rãi đến nền kinh tế quốc gia này.
Nhà phân tích Anatole Kaletsky của Reuters cảnh báo sẽ có “một cuộc khủng
hoảng”. Theo ông, thị trường trái phiếu Chính phủ Nhật Bản đang trong tình trạng
bong bóng tài chính khổng lồ, có thể làm nổ tung chương trình cải cách kinh tế táo bạo
của Thủ tướng Abe.
Tuy nhiên, Giám đốc nghiên cứu tại JP Morgan ở Tokyo là Jesper Koll, nói với
phóng viên tờ The Diplomat rằng, việc tăng thuế tiêu thụ sẽ gây ra một số biến động,
nhưng không làm hỏng sự phục hồi đang diễn ra. Không giống như những năm 1997 1998, tăng trưởng tín dụng đang tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Nhật Bản hiện đang là
cỗ máy tạo việc làm lớn nhất trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
Tại cuộc họp của đảng Dân chủ Tự do ngày 1/6, Thủ tướng Nhật Bản thông báo
sẽ hoãn tăng thuế tiêu dùng thêm hai năm rưỡi nữa, tạm gác lại hoạch cải cách tài
chính trong bối cảnh nền kinh tế yếu hơn.

22



Lý giải cho quyết định hoãn tăng thuế tiêu dùng từ 8% lên 10% đến tháng
10/2019 thay vì vào tháng 4/2017 như kế hoạch trước đó, ông Shinzo Abe nói ông
muốn thể hiện trách nhiệm của mình bằng việc đẩy nhanh hơn nữa chính sách phục
hồi nền kinh tế được gọi là "Abenomics".
Đây là lần thứ hai Thủ tướng Nhật Bản hoãn tăng thuế tiêu dùng lên 10%, sau
lần tăng từ 5% lên 8% vào tháng 4/2014 - điều đã khiến nền kinh tế rơi trở lại vào suy
thoái. Năm ngoái, Nhật Bản đã quyết định hoãn tăng thuế lần hai từ tháng 10/2015
theo kế hoạch ban đầu và dời đến tháng 4/2017.
Quyết định trên thổi bùng những nghi ngờ về kế hoạch của ông Abe nhằm kiềm
chế khối nợ công lớn của Nhật Bản, quốc gia có tỷ lệ nợ/GDP lớn nhất trong số các
nền kinh tế phát triển. Các quan chức trong Chính phủ Nhật Bản nói rằng ông Abe
không từ bỏ cam kết đưa ngân sách cơ bản về tình trạng thặng dư vào tài khóa 2020
(bắt đầu từ tháng 4/2020) để kiềm chế nợ công, hiện ở mức tương đương trên 200%
GDP.
Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này đã trở nên khó khăn, ngay cả khi Chính
phủ Nhật Bản lạc quan dự báo kinh tế đạt mức tăng trưởng trung bình 2% trong những
năm tới.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho rằng quyết định hoãn tăng thuế cho thấy sự
thất bại của "Abenomics". Lên nắm quyền vào tháng 12/2012, ông Abe cam kết đẩy
lùi giảm phát và làm hồi sinh nền kinh tế bằng "Abenomics", nhưng đã không đạt
được nhiều tiến triển khi nhu cầu trong nước và nước ngoài thấp.
Nhật Bản tránh được suy thoái kinh tế trong quý I với mức tăng trưởng 0,4%.
Tuy nhiên có những mối lo ngại rằng một lần tăng thuế tiêu dùng nữa sẽ đánh vào chi
tiêu tiêu dùng và gây tổn hại cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Nhiều nhà kinh tế có chung quan điểm là số liệu kinh tế của Nhật Bản yếu một
cách đáng thất vọng. Lợi nhuận của doanh nghiệp trong quý I/2016 đã giảm với tốc độ
nhanh nhất trong hơn bốn năm và điều này sẽ khiến các doanh nghiệp thận trọng hơn
với các kế hoạch đầu tư vào tư liệu sản xuất trong tương lai.
23



Bên cạnh đó, số liệu sau khi điều chỉnh được công bố ngày 1/6 đã cho thấy hoạt
động chế tạo trong tháng Năm giảm mạnh nhất trong hơn ba năm khi đơn đặt hàng
mới giảm.
Thứ tư, lãi suất thấp: Trong hai thập kỷ vừa qua Ngân hàng Trung ương Nhật
Bản (BOJ) đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách giảm lãi suất nhiều lần
và cuối cùng thực hiện “chính sách lãi suất zero”. Đặc biệt trong giai đoạn 2001-2006,
khi các chính sách tiền tệ truyền thống không đem lại hiệu quả mong muốn, BOJ lần
đầu tiên đã thực thi chính sách nới lỏng định lượng với mục tiêu đưa nền kinh tế Nhật
Bản quay lại đà tăng trưởng. Mặc dù việc hạ thấp lãi suất cho phép các doanh nghiệp
dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lãi suất thấp đã
khiến người dân Nhật Bản chuộng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn là đầu tư vào trái phiếu
hay chứng khoán. Hệ quả là ngân hàng thiếu tiền mặt và không thể cho vay đối với tư
nhân, làm cho hoạt động đầu tư tư nhân của Nhật Bản trì trệ trong nhiều năm, kìm
hãm sự tăng trưởng kinh tế.
Thống đốc Haruhiko Kuroda của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã
công bố vào ngày 29/01 rằng BoJ sẽ áp dụng mức lãi suất âm 0,1% cho các khoản tiền
gửi mà các định chế tài chính gửi tại Ngân hàng này bắt đầu từ ngày 16/02.
Lãi suất âm có nghĩa là người cho vay phải trả thay vì được nhận lãi suất. Một
logic đơn giản đằng sau mệnh đề này là nếu lãi suất âm thì những người cho vay sẽ
giữ tiền mặt thay vì cho vay, điều sẽ đem lại cho họ mức lãi suất danh nghĩa 0%. Khi
không có người cho vay, lãi suất không thể dưới không. Nhưng, các định chế tài chính
lại không rút tiền gửi của họ tại BoJ vì biện pháp mới của BoJ bao gồm một cơ chế sẽ
gây bất lợi cho việc rút tiền mặt. Do đó, nếu các định chế tài chính muốn tránh lãi suất
âm cho tiền gửi, họ cần phải sử dụng chúng bằng cách cho khách hàng vay hoặc mua
các tài sản từ thị trường. Khiến họ phải hành động như vậy là một trong những ý định
của chính sách mới này.
Một mục đích khác (của chính sách mới) là để đẩy lãi suất thị trường xuống.
Nhưng tại sao lại để lợi tức trái phiếu chính phủ bị âm? Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có
24



thể kiếm được lợi nhuận tốt hơn bằng cách giữ tiền mặt thay vì mua trái phiếu ở mức
lợi tức âm. Chính vì điều này mà người ta có thể nghĩ rằng sẽ không có ai sẵn sàng
mua trái phiếu chính phủ ở mức lợi tức dưới không, và do đó lợi tức không thể giảm
xuống dưới không. Vì vậy, có vẻ như một khi lãi suất thị trường về mức gần bằng
không, BoJ không thể đẩy chúng xuống thấp hơn nữa.

Chương 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
2.1: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
2.1.1: Số liệu nợ công Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015:

Theo nhiều chuyên gia, sự nhìn nhận nghiêm khắc của giới phân tích tài chính
trong vấn đề nợ công Việt Nam xuất phát từ thực tế. Theo Ủy ban Giám sát tài chính
Quốc gia, năm 2007, nợ công là 33,8% GDP cho đến năm 2011, nợ công là 54,6%.
Như vậy từ năm 2007 đến hết 2011, nợ công đã tăng khoảng 25%, đạt mức trung bình
5%/năm.
Nhìn vào các số liệu về nợ công, chi tiêu công và lạm phát từ năm 2001 đến
2011, có thể vẽ ra bức tranh sơ lược về tình hình nợ công liên quan đến chi tiêu công
của Việt Nam. Từ năm 2001 đến 2007, tăng trưởng diễn ra thuận chiều với chi tiêu
công. Trong giai đoạn này, chi tiêu công có tác động tích cực đến tăng trưởng. Tuy

25


×