Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tình hình cán cân thương mại của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.45 KB, 23 trang )

Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.

Đề tài: Quan điểm của nhóm về cán cân thương mại của Việt Nam năm
2016. Việc xuất siêu có ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?

Contents

Page 1


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
Quan điểm của nhóm về cán cân thương mại Việt Nam năm
2016

I.

Khái niệm cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của Cán cân
thanh toán quốc tế, ghi lại những thay đổi của Xuất khẩu hay Nhập khẩu của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng
như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức
chênh lệch lớn hơn 0, cán cân thương mại thặng dư. Khi mức chênh lệch nhỏ
hơn 0, cán cân thương mại thâm hụt. Khi mức chênh lệch bằng 0, cán cân
thương mại cân bằng.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Những yếu tố tác động đến cán cân thương mại bao gồm: Xuất khẩu, nhập
khẩu và tỷ giá hối đoái.
2.1.
Nhập khẩu


1.

Thứ nhất, nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó
còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu
hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân
muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có
thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu.
Thứ hai, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất
trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng
tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược
lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe
đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn
dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
2.2.

Xuất khẩu

Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các
quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác.
Do vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia
bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất
khẩu là yếu tố tự định.
2.3.

Tỷ giá hối đoái

Page 2


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu

đến nền kinh tế của Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó
ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng
hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng
lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng
xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá
đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu
dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ
giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất
khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá
115.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá
33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 3400 VND = 1 CNY thì bộ ấm
chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 112.200 VND trong khi bộ ấm chén
tương đương của Việt Nam là 115.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén
nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá và tỷ
giá hối đoái thay đổi thành 3600 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén
Trung Quốc sẽ được bán với giá 118.800 VND và kém lợi thế cạnh tranh
hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.
Tóm lại, khi xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại
có xu hướng thặng dư. Ngược lại, khi nhập khẩu tăng nhiều hơn lượng xuất
khẩu thì cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt. Khi tỷ giá hối đoái đồng
nội tệ tăng sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và có lợi cho nhập khẩu dẫn đến cán
cân thương mại có xu hướng thâm hụt.
3. Tình hình cán cân thương mại Việt Nam 2016
3.1.
Tình hình xuất khẩu
3.1.1. Thị trường xuất khẩu
Năm 2016 là một năm khá thành công đối với ngành xuất khẩu, kim
ngạch xuất khẩu tăng 8,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong
nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm trước.Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 125,9 tỷ USD, tăng 10,2%( nếu không kể dầu
thô, xuất khẩu đạt 123,5 tỷ USD, tăng 11,8%).
Thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở
khu vực Châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nổi bật như: thị trường Trung Quốc
với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước,
Page 3


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường
Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc
đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%...
Thị trường Châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD;
tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%; Thị trường Châu Âu với kim ngạch gần
37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó, thị trường EU (28 nước) đạt
gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2
của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ
USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; Châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.
3.1.2.

Hàng hóa xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần
126,85 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong
đó, lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện (gần 34,32 tỷ
USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn 23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD),...
Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2016

Page 4


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.

Nguồn: Tổng cục Hải quan
-

Điện thoại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện
trong tháng 12/2016 đạt gần 2,69 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng
trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2016 đạt
gần 34,32 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Các thị
trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu
gồm: thị trường EU (28 nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD,
tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 4,3
tỷ USD, tăng 55,5%; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đạt kim
ngạch 3,83 tỷ USD, giảm 14,5%; thị trường ASEAN đạt gần 2,27 tỷ
USD, tăng 6,2%...

-

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may tháng 12/2016 đạt gần 2,3 tỷ
USD, tăng 21,1% so với tháng trước. Đưa kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may cả năm 2016 đạt hơn 23,84 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ
năm trước. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong
năm 2016 lớn nhất là Hoa Kỳ với kim ngạch hơn 11,45 tỷ USD, tăng


Page 5


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
4,6% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là thị trường EU (28
nước) đạt kim ngạch hơn 3,56 tỷ USD, tăng 2,7%; thị trường Nhật
Bản đạt kim ngạch hơn 2,9 tỷ USD, tăng 4,2%; ...
-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm
hàng này trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,86 tỷ USD, giảm 1,1% so
với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này trong năm 2016 đạt 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước
tương đương tăng 3,35 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập
khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm với 4,1 tỷ USD, tăng
47,2%; tiếp theo là EU đạt 3,73 tỷ USD, tăng 16,5%; sang Hoa Kỳ đạt
2,89 tỷ USD, tăng 2,05%; sang Hà Lan đạt 1,75 tỷ USD, tăng mạnh
53,5%...so với năm trước.

-

Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam trong
tháng 12 năm 2016 gần 1,34 tỷ USD,tăng 9,7%. Qua đó đưa kim
ngạch cả năm của nhóm hàng này đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với
năm trước,Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt 4,48 tỷ USD
tăng gần 10%, sang EU đạt 4,22 tỷ USD tăng 3,51%; sang Trung
Quốc đạt 905 triệu USD tăng 20%... so với năm 2015.


-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Xuất khẩu máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,03 tỷ USD,
giảm 6,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu cả
năm của nhóm hàng này đạt hơn 10,14 tỷ USD, tăng 24,3% so với
cùng kỳ năm trước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác từ Việt
Nam năm 2016 chủ yếu được xuất khẩu sang: Hoa Kỳ với kim ngạch
gần 2,13 tỷ USD, tăng 27,2%; Nhật Bản đạt hơn 1,56 tỷ USD, tăng
10,9%; thị trường EU (28 nước) đạt hơn 1,29 tỷ USD, tăng 29,4%....

-

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản tháng 12/2016 đạt 657 triệu
USD, giảm 3,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm
của nhóm hàng này đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4%, tương ứng tăng 484
triệu USD so với năm trước Hàng thủy sản chủ yếu được xuất
khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%; sang EU đạt 1,2
tỷ USD, tăng 3,6%; sang Nhật Bản 1,1 tỷ USD, tăng 6,2%; sang
Trung Quốc đạt 685 triệu USD, tăng 53%...
Page 6


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
-

Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016
đạt 749 triệu USD, tăng 18,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim
ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm này đạt gần 6,97 tỷ USD, tăng

1,1% so với cùng kỳ năm trước. Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong
năm 2016 chủ yếu sang: thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,83 tỷ
USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Trung Quốc với
kim ngạch hơn 1,02 tỷ USD, tăng 4,7%; thị trường Nhật Bản đạt 981
triệu USD; giảm 5,9%...

-

Hàng nông sản (gồm các nhóm hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê,
chè, hạt tiêu, gạo): Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt
Nam trong tháng 12/2016 đạt kim ngạch gần 1,1 tỷ USD. Qua đó đưa
kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong năm 2016 đạt hơn
12,45 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường
nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu từ các
thị trường sau: Thị trường Trung Quốc với gần 3,13 tỷ USD, tăng
50,4% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) với hơn
2,59 tỷ USD, tăng 16,2%; Hoa Kỳ đạt hơn 1,87 tỷ USD, tăng
25,2%; ....

-

Than đá: Xuất khẩu than đá tháng 12/2016 đạt 284 nghìn tấn, trị giá
37 triệu USD, tăng 72,5% về lượng và 74,1% về giá so với tháng
trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm 2016
đạt gần 1,28 triệu tấn, trị giá 141 triệu USD; giảm 27% về lượng và
23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường nhập khẩu
than đá từ Việt Nam năm 2016 như: Nhật Bản với kim ngạch 675
nghìn tấn, trị giá 65 triệu USD; tăng 5,4% về lượng và giảm 7,8% về
trị giá; thị trường Malysia với 103 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD;
tăng 105,4% về lượng và 174,6% về trị giá; ....

3.2.

Tình hình nhập khẩu
3.2.1. Thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu của Việt Nam 2016 vẫn chủ yếu tập trung tại
châu Á với kim ngạch hơn 140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm trước,
chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó thị
Page 7


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần
49,93 tỷ USD, tăng 0,9% và chiếm tỷ trọng 28,7%; đứng thứ hai là thị
trường Hàn Quốc đạt kim ngạch 32,03 tỷ USD, tăng 15,9%; chiếm tỷ tọng
18,4%, thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 15,03 tỷ USD, tăng 4,7%,
chiếm tỷ trọng 8,6%;...
Châu Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim
ngạch gần 14,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường
Châu Âu đạt kim ngạch gần 13,43 tỷ USD, tăng 9,5%. Trong đó thị trường
EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 11,07 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng
6,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Biểu đồ: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan
3.2.2.

Hàng hóa nhập khẩu


Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 110,78 tỷ
USD, chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước.
Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
(hơn 28,37 tỷ USD) tiếp theo là là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
(hơn 27,87 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (hơn 10,56 tỷ USD), vải
các loại (hơn 10,48 tỷ USD)...
Biểu đồ cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2016
Page 8


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.

Nguồn: Tổng cục hải quan
-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: Nhập khẩu máy móc,
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng 12/2016 đạt gần 3,07 tỷ
USD, tăng 12,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập
khẩu nhóm hàng này đạt hơn 28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ
năm trước, trở thành nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất.
Các thị trường cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam trong năm
2016 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim ngạch gần 9,28 tỷ USD, tăng
2,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 5,83 tỷ USD, tăng
14,1%; Nhật Bản đạt gần 4,17 tỷ USD, giảm 7,5%; ....

-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng
này trong tháng 12/2016 đạt gần 2,51 tỷ USD, giảm 0,9% so với tháng

trước, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn
27,87 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2016 máy
Page 9


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
vi tính, sản phẩm điện và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ: Hàn
Quốc với kim ngạch hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ
năm trước; Trung Quốc đạt gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%; Đài Loan
đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng 44,1%; Nhật Bản đạt gần 2,81 tỷ USD, tăng
23,7%; ...
-

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu trong tháng của nhóm
hàng này đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước. Đưa kim
ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt gần 10,56 tỷ USD,
giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Điện thoại các loại và linh kiện
trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 6,14
tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 3,58
tỷ USD, tăng 18,4%; ...

-

Nguyên phụ liệu (bao gồm: vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may,
da, giầy; xơ, sợi dệt cá lại; bông các loại): Nhập khẩu nhóm hàng
nguyên phụ liệu trong tháng đạt gần 1,68 tỷ USD, giảm 3,6% so với
tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên
phụ liệu cả năm đạt gần 18,82 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm
trước. Nguyên phụ liệu trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ

Trung Quốc với kim ngạch hơn 8,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng
kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 2,92 tỷ USD, tăng 3%; Đài Loan đạt
2,28 tỷ USD, giảm 2,3%; ...

-

Sắt thép các loại: Nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2016 đạt
hơn 1,52 triệu tấn, trị giá 771 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và 8,2%
về trị giá so với tháng trước. Qua đó đưa lượng sắt thép các loại nhập
khẩu trong năm 2016 đạt gần 18,37 triệu tấn, trị giá gần 4,81 tỷ USD,
tăng 26,7% về lượng và 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung
Quốc với 10,85 triệu tấn, trị giá hơn 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về
lượng và 7,1% về trị giá so với năm trước; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu
tấn, trị giá gần 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng và 6,4% về trị giá;
Hàn Quốc đạt hơn 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1,01 tỷ USD, tăng 3,16%
về lượng và giảm 3,37% về trị giá; ...

Page 10


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
-

Xăng dầu các loại: Nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng đạt gần
1,34 triệu tấn; trị giá 668 triệu USD, tăng 28,2% về lượng và 36,1%
về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu xăng
dầu các loại trong năm 2016 đạt gần 11,86 triệu tấn, trị giá hơn 4,94 tỷ
USD, tăng 18% về lượng, tuy nhiên giảm 7,3% về trị giá so với cùng

kỳ năm trước. Xăng dầu các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập
khẩu từ Thái Lan với hơn 1,5 triệu tấn, trị giá 638 triệu USD, giảm
33,5% về lượng và 44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Trung
Quốc với hơn 1,04 triệu tấn, trị giá 451 triệu USD, giảm 40,3% về
lượng và 51% về trị giá; ...
3.3.
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái

Tình hình tỷ giá hối đoái Việt Nam trong năm 2016 không có nhiều
biến động, trong khi thị trường thế giới có quá nhiều biến động. Sau Brexit,
đồng bảng Anh lao dốc, Euro xuống mức thấp nhất trong 14 năm qua. Điều
này đạt được phần lớn là nhờ chính sách điều chỉnh tỷ giá của Chính phủ, đã
giúp cho cán cân thương mại của Việt Nam năm 2016 đã ổn định và thặng
dư.
3.4.

Tình hình CCTM nói chung trong năm 2016

CCTM thặng dư không chỉ do nỗ lực xuất khẩu mà còn nhờ kiềm chế nhập
khẩu khi kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2016 chỉ tăng vỏn vẹn 4,6% so
với năm 2015, đạt 173,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt
71,1 tỷ USD, tăng 4% và khu vực FDI đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%. Chỉ số
giá nhập khẩu năm 2016 còn giảm mạnh hơn tới 5,35% so với năm 2015,
trong đó chỉ số giá nhập khẩu của nhóm nông sản, thực phẩm giảm 4,36%;
nhóm nhiên liệu giảm 19,4%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác giảm
4,19%. Chỉ số giá nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh so với năm trước
như xăng dầu các loại giảm 20,43%; sắt, thép giảm 18,11%; hóa chất giảm
9,39%; khí đốt hóa lỏng giảm 8,71%. Còn nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu là 183 tỷ USD, vẫn tăng 10,5% so với năm 2015.
CCTM hàng hóa năm 2016 đạt thặng dư 2,68 tỷ USD - mức xuất siêu cao

nhất từ trước đến nay - đã bù đắp một phần thâm hụt thương mại dịch vụ là
5,4 tỷ USD và cải thiện hơn rất nhiều so với năm 2015, với cán cân thương

Page 11


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
mại hàng hóa thâm hụt tới gần 3,6 tỷ USD, còn CCTM dịch vụ cũng thâm
hụt tới 5,25 tỷ USD. Thêm vào đó, cán cân vãng lai còn được bổ sung bởi
lượng kiều hối khoảng 9 tỷ USD vào Việt Nam năm 2016. Cùng với đó, tài
khoản vốn của Việt Nam vẫn duy trì thặng dư cao khi tổng vốn đăng ký của
các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua
cổ phần của khu vực FDI năm 2016 đạt gần 24,4 tỷ USD, tăng 7,1% so với
năm 2015 và vốn FDI năm 2016 đạt mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay
với 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006-2016 (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Qua biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 20062016, ta có thể thấy CCTM của Việt Nam đang dần được cải thiện. Giai
đoạn từ năm 2006-2011, CCTM của Việt Nam liên lục thâm hụt, tuy nhiên
có thể nhận thấy mức độ thâm hụt ngày càng giảm đi. Từ năm 2012- 2016,
Page 12


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
tuy có biến động lên xuống nhưng phần lớn CCTM đều thặng dư, trừ năm
2015, chúng ta thâm hụt 3,55 tỷ USD - đây là một con số tương đối lớn so
với giá trị thặng dư của các năm từ 2012-2016. Có thể thấy 2016 là năm có

thặng dư CCTM cao nhất trong 10 năm gần đây.
II.

1.

Quan điểm của nhóm về ảnh hưởng của xuất siêu đến nền kinh
tế Việt Nam.
Nguyên nhân xuất siêu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2016, Việt Nam
xuất siêu 2,68 tỉ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,02
tỉ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu 23,7 tỉ USD.
Cũng theo số liệu cơ quan thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu thì
khu vực FDI vẫn áp đảo hơn với hơn 70% trong cơ cấu.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 13


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và tốc độ tăng cao là điện thoại
các loại và linh kiện với 34,5 tỉ USD, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh
kiện với 18,5 tỉ USD, hàng dệt may 28,5 tỉ USD… Những mặt hàng này đều
chủ yếu do khối DN FDI chiếm ưu thế.

Top 10 nhóm hàng xuất khẩu có hàm lượng FDI cao nhất 9 tháng năm 2016
(Số liệu từ Tổng cục Hải quan)

Mặt khác, để xem xét rõ hơn ảnh hưởng của FDI đến cơ cấu xuất siêu của
nước ta, ta xem xét biểu đồ trên về top 10 nhóm hàng xuất khẩu có hàm
lượng FDI cao nhất 9 tháng năm 2016. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho
thấy, đa số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 9 tháng đầu năm 2016 đều
xuất phát từ khối FDI. Dẫn đầu là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện
đạt kim ngạch xuất khẩu 25,95 tỉ USD, trong đó, FDI chiếm tới 98,05% (kim
ngạch xuất khẩu điện thoại, linh kiện của khu vực FDI đạt 25,44 tỉ USD).
Đây là kết quả đạt được nhờ sự đóng góp lớn của Samsung với hai nhà máy
tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Nhóm hàng có hàm lượng FDI xấp xỉ 100% là
nhóm hàng máy ảnh máy quay và linh kiện. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài xuất khẩu 1,999 tỉ USD, trong khi khu vực trong nước chỉ có
0,011 tỉ. Thậm chí, đối với các mặt hàng nông sản như hạt tiêu, cà phê, sản
phẩm từ cao su…khối FDI cũng đóng góp từ 24% đến 58.3%. Các sản phẩm

Page 14


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
truyền thống như hàng gốm sứ, khối FDI cũng chiếm tỷ trọng lớn, khoảng
45,7%.
Như vậy ta có thể nhận thấy, xuất siêu của Việt Nam hoàn toàn đến từ
khu vực FDI với những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao như điện thoại
các loại và linh kiện, hàng điện tử và linh kiện, máy tính các loại. Những mặt
hàng này chủ yếu gia công, lắp ráp ở Việt Nam. Rõ ràng, xuất khẩu nước ta
chỉ tăng mạnh chủ yếu tập trung ở các nhóm hàng khối FDI sản xuất và
những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ, mang nặng tính gia công, lắp
ráp là chủ yếu.
Theo một số ý kiến có thể là do các doanh nghiệp FDI thận trọng hơn
trong nhập khẩu nguyên liệu và phụ tùng, bởi năm ngoái họ đã tích cực nhập

khẩu những mặt hàng này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng đang
muốn giảm bớt hàng tồn kho. Nguyên nhân nữa khiến xuất khẩu tăng là do
giá xuất khẩu hàng hóa cơ bản hồi phục. Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho
của các doanh nghiệp FDI giảm, nhóm này sẽ tăng nhập khẩu trở lại. Vì thế
nhiều dự báo cho rằng xu hướng xuất siêu sẽ khó duy trì trong năm tới.
Trong khi đó, số liệu thống kê cho thấy mức độ tăng nhập khẩu của khu vực
FDI trong nước khá thấp. Đặc biệt, với sự sụt giảm mạnh của kim ngạch
nhập khẩu máy móc thiết bị, cho thấy nhu cầu đầu tư dài hạn cho sản xuất
giảm mạnh và có điều kiện sẽ tăng lượng hàng nhập khẩu…
Những hiệp định ký kết mở ra vận hội mới cho cộng đồng các doanh
nghiệp FDI, để doanh nhân hội nhập và phát triển. Bởi khi các FTA có hiệu
lực và đi vào thực thi, Việt Nam và các nước đối tác tiếp tục cắt giảm thuế
quan theo cam kết cũng khuyến khích xuất khẩu hơn bên cạnh tính cạnh
tranh hàng hóa ngày càng tăng cao.
2. Tác động tích cực
Khi xuất siêu đồng nghĩa với kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu vì vậy
đồng thời mang lại những lợi ích từ xuất siêu.
II.1.

Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước

Nhìn chung các ngành sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được
yêu cầu của quá trình hiện đaị hoá, chính vì vậy mà chúng ta cần thiết
phải nhập khẩu một số trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại từ nước
ngoài vào Việt Nam. Nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu có thể được hình
Page 15


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu

đến nền kinh tế của Việt Nam.
thành từ các nguồn sau: đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh doanh dịch vụ
thu ngoại tệ, vay nợ, nhận viện trợ, xuất khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, các
nguồn vốn ngoại tệ như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay nợ, kinh doanh
dịch vụ thu ngoại tệ không đóng góp nhiều lắm vào việc tăng thu ngoại
tệ, chỉ có xuất khẩu hàng hoá là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước,
nguồn thu này dùng để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại phục vụ công
nghiệp hóa và trang trải những chi phí cần thiết khác cho quá trình này,
xuất khẩu không những nâng cao được uy tín xuất khẩu của các doanh
nghiệp trong nước mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của chính
nước đó. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ
hội đầu tư, vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi
các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn
vốn duy nhất để trả nợ - trở thành hiện thực. Điều này càng nói lên vai trò
vô cùng quan trọng của xuất khẩu.
II.2.

Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản
xuất phát triển

Chúng ta coi thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới, là hướng quan
trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể
hiện ở chỗ:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội
phát triển. Khi chúng ta xuất khẩu một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự
phát triển các ngành khác phục vụ cho việc xuất khẩu mặt hàng này. Chẳng
hạn khi xuất khẩu các sản phẩm dệt may thì ngành sản xuất nguyên liệu như
bông hay thuốc nhuộm cũng sẽ phát triển theo quy mô xuất khẩu sản phẩm
may. Chính điều này làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi một cách đồng bộ

không có sự mất cân đối giữa các ngành với nhau. Như vậy, xuất khẩu đã
góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của thế
giới.
Thứ hai, xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần
cho sản xuất phát triển và ổn định. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn mở
rộng thị trường, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường từ đó thu lợi nhuận
cao. Mặt khác mở rộng thị trường xuất khẩu là giảm sự phụ thuộc vào thị
trường nội địa khi thị trường này có sự biến động ảnh hưởng không tốt đến
Page 16


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
việc kinh doanh của doanh nghiệp và tăng khả năng thoả mãn nhu cầu cho
người tiêu dùng.
Thị trường nước ngoài hầu như là những thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá
lớn hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước, chính vì vậy mọi doanh nghiệp
đều luôn cố gắng thoả mãn tốt nhất nhu cầu này để tăng doanh thu đạt lợi
nhuận cao nhưng lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, doanh nghiệp phải
chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác. Trong điều kiện như
vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ
chức lại sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất hiện có cả về số
lượng và chất lượng bằng cách nhập các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác. Như vậy xuất khẩu góp phần phát triển sản xuất ngày
một hiện đại hơn và ổn định hơn.
Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho
sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến
xuất khẩu là điều kiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ bên

ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng
lực sản xuất mới. Xuất khẩu chính là việc hàng hoá được tiêu dùng ở nước
ngoài, chịu sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng. Doanh nghiệp muốn có một
chỗ đứng trên thị trường thì phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho có
thể tận dụng hết mọi năng lực sản xuất hiện có để tạo ra những sản phẩm có
chất lượng tốt đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng về tính năng công
dụng của sản phẩm càng nhiều càng tốt nhưng lại phảI có mức giá cả hợp lý
để vừa có thể cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác vừa mang lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp luôn cố gắng để
sản xuất có hiệu quả tăng cường đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị
sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường. Doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả cũng có nghĩa là nền kinh tế cũng ngày một đi lên, như
vậy xuất khẩu không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn làm
cho nền kinh tế ngày một phát triển và ổn định.
II.3.

Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn
việc làm và cải thiện đời sống của người dân.

Hiện nay việc hàng trăm triệu người lao động đang đổ xô về thành phố
kiếm việc làm đã gây ra nhiều vấn đề xã hội và làm cho sự quản lý của nhà
Page 17


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
nước thêm khó khăn. Nó cũng chứng tỏ người dân đặc biệt là những người
dân ở các vùng nông thôn đang thiếu việc làm một cách trầm trọng. Xuất
khẩu đã giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu
nhập và cải thiện đời sống của dân cư. Đồng thời xuất khẩu cũng đóng góp

vào ngân sách quốc gia một nguồn vốn ngoại tệ đáng kể. Đây là nguồn vốn
dùng để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản
xuất được nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh
tế đối ngoại của nước ta.
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động
qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể thấy hoạt động xuất khẩu có sớm hơn
hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ này phát
triển. Chẳng hạn, xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận
tải quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề
cho mở rộng xuất khẩu.
3.
Tác động tiêu cực – Quan điểm của nhóm
3.1.
Xuất siêu chưa bền vững ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
Như đã phân tích ở phần nguyên nhân xuất siêu của Việt Nam, ta có
thể nhận thấy một điều rất rõ ràng rằng, xuất khẩu nước ta chỉ tăng mạnh chủ
yếu tập trung ở các nhóm hàng khối FDI sản xuất và những mặt hàng dựa
vào nguồn lao động rẻ, mang nặng tính gia công, lắp ráp là chủ yếu. Kết quả,
giá trị gia tăng đem lại cho nền kinh tế và tác động lan toả tới khu vực doanh
nghiệp trong nước chưa nhiều. Cụ thể, tỉ trọng xuất khẩu của khu vực FDI
tăng mạnh mẽ và chiếm đến hơn 70% trong cơ cấu nhưng tỉ lệ giá trị tăng
thêm của khu vực này trong tăng trưởng GDP chỉ khoảng hơn 18,7% GDP
của cả nước.
Mặt khác, khi nhìn vào cơ cấu NK và XK, trong khi DN FDI thì xuất siêu
còn DN 100% vốn trong nước là nhập siêu ở tình trạng ngày càng "nặng nề".
Điều này càng chứng minh các doanh nghiệp trong nước hiện đang gặp
nhiều khó khăn khi không ký được đơn hàng, nên không dám NK nguyên
liệu và các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng XK. Báo hiệu "sức khỏe" doanh
nghiệp trong nước còn rất yếu, chưa phục hồi được. Diễn biến này càng lặp

lại nguy cơ về suy giảm sản xuất ở nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Mà trong khi đó, xuất siêu muốn
bền vững thì phải xuất phát từ khu vực doanh nghiệp nội địa. Nhưng đứng
trước tình hình này thì có vẻ thông tin xuất siêu năm 2016 lên đến gần 3 tỷ
II.4.

Page 18


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
USD là thông tin xấu chứ không phải tin tốt. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó
Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng; “Nếu các doanh
nghiệp FDI vào Việt Nam nhưng tính lan toả với các doanh nghiệp trong
nước thấp, các doanh nghiệp trong nước không tham gia được vào chuỗi giá
trị hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đáng kể thì điều đó không
có giá trị trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”. Như vậy, chúng ta
cần xem xét lại ngay vẫn đề này, vì trong dài hạn, nền kinh tế nếu cứ tiếp tục
xuất siêu nhờ nước ngoài, đến một lúc nào đó họ chuyển lợi nhuận về nước
thì ‘tiết kiệm, để dành’ của Việt Nam sẽ không còn gì.
3.2.
Tác động xấu tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Phát triển kinh tế nhưng chưa đi kèm với bảo vệ môi trưởng, việc phê
duyệt các dự án kinh tế, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài còn bộc lộ
nhiều sơ hở, yếu kém trong khâu thẩm định các giải pháp bảo vệ tài nguyên,
môi trường kèm theo, đã và đang gây ra nhiều hậu quả xấu.
Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ nghiêm các quy định
về bảo vệ môi trường khi đầu tư sản xuất, kinh doanh vào Việt Nam. Nghiên
cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: có khoảng 67%
doanh nghiệp FDI thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, ngày càng

có nhiều doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Trên
thực tế, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động nhưng chưa triển khai xây
dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay
vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp; hiện chỉ có khoảng 66% trong số
289 khu công nghiệp trên cả nước có trạm xử lý nước thải tập trung. Đặc
biệt, tại Đồng bằng Sông Cửu Long có 75% khu và 85% cụm công nghiệp
chưa có xử lý nước thải tập trung.
Thứ hai, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam về cơ bản có
trình độ công nghệ sản xuất trung bình, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên,
lượng phát thải lớn.
Thứ ba, một số doanh nghiệp FDI đã gây ra sự cố môi trường nghiêm
trọng, làm biến đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, an sinh xã
hội trên địa bàn và gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Gần đây nhất,
đường ống xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh thuộc Tập đoàn Formosa
(Đài Loan) với công suất xả thải 12.000m3/1 ngày đêm chứa độc tố phê-non,
xy-a-nua,… kết hợp hy-đrô-xít sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel)
quá tiêu chuẩn cho phép đã làm khoảng 80 tấn hải sản chết hàng loạt dọc bờ
biển 4 tỉnh Bắc miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa

Page 19


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
Thiên – Huế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thiệt hại to lớn về kinh
tế – xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tư tưởng của nhân
dân, gây bức xúc dư luận và nhận được sự quan tâm lớn của tất cả người
dân. Và có vẻ như ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp bị phát hiện đang
ngấm ngầm phá hủy môi trường. Nơi nào tập trung càng nhiều khu công
nghiệp thì nơi đó môi trường càng bị ô nhiễm nặng.

4. Quan điểm của nhóm về một số giải pháp để hạn chế những tiêu cực
của việc xuất siêu quá phụ thuộc vào FDI
4.1.
Gia tăng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước.
Xuất siêu bền vững và đem lại lợi ích thật sự lâu dài cho nền kinh tế
phải xuất phát từ khu vực doanh nghiệp nội địa. Dẫn lời TS Ngô Trí Long,
chuyên gia kinh tế cho biết “Xuất siêu không lấy gì đáng mừng cả. Xuất siêu
không phải từ nội lực của doanh nghiệp trong nước mà nhờ FDI nên chỉ là
hình thức chứ không phải thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang phát triển
mạnh mẽ và bền vững”. Vì vậy, để phát triển bền vững, Việt Nam cần hành
động nhanh và cấp thiết hơn để doanh nghiệp nội địa phát triển.
Hiện nay, chúng ta luôn có các chính sách thu hút các doanh nghiệp
FDI với rất nhiều ưu đãi, nhưng dường như chúng ta lại đang quá khắt khe
doanh nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp trong nước chưa được hỗ trợ về
chính sách, thiếu vốn và năng lực xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu còn
hạn chế, dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ
sản phẩm chỉ tập trung ở thị trường nội địa…Vì vậy, trong thời gian tới, một
mặt chúng ta vẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng cần hiệu
chỉnh lại phương sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng đồng thời,
chúng ta cần chủ động phát huy sức mạnh nội lực, tích cực hỗ trợ doanh
nghiệp trong nước phát triển, hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho
xuất khẩu, không nên trông chờ quá nhiều vào các doanh nghiệp nước ngoài.
4.2.

Chính phủ nên tập trung vào cấu trúc lại về ngành

Chính phủ ta nên cấu trúc lại ngành dựa vào thế mạnh Việt Nam đang
có, không nên quá chú trọng vào việc xuất khẩu được bao nhiêu tỷ USD, vì
những con số mà quên đi hiệu quả thực chất. Chúng ta nên chuyển đổi tập
trung sang phát triển các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam như nông nghiệp

và dịch vụ thay vì quá chú trọng vào phát triển khai khác và chế biến chế
tạo. Đặc biệt, chúng ta nên chú ý nhiều hơn nữa đến du lịch khi mà Việt
Page 20


Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.
Nam có rất nhiều lợi thế về du lịch nhưng lại chưa biết cách làm du lịch cho
hiệu quả. Đây là một điểm vô cùng đáng tiếc khi ngành dịch vụ này có thể
đem lại giá trị vô cùng lớn cho chúng ta.
4.3.

Thay đổi từ chính các doanh nghiệp nội địa

Các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết sức mình, lấy doanh
nghiệp FDI làm động lực để phát triển, hạn chế đến mức thấp nhất sự phụ
thuộc, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Trên thực tế, các tập đoàn nước ngoài
như Samsung cũng nỗ lực tìm kiếm nguồn cung linh phụ kiện đầu vào nội
địa nhưng không phải DN Việt nào cũng đáp ứng được khi phải có vốn lớn
đầu tư mở rộng nhà máy… Việc DN trong nước không tham gia sâu được
vào chuỗi cung ứng của các DN FDI khiến giá trị gia tăng đem lại cho nền
kinh tế không cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần phát triển
nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, tận dụng tốt những cơ hội mà hội nhập
mang lại. Đồng thời, chúng ta cũng cần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu
của Việt Nam, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm của Việt Nam có thể
đến gần hơn với thế giới.

Page 21



Cán cân thương mại Việt Nam 2016 và ảnh hưởng xuất siêu
đến nền kinh tế của Việt Nam.

III.
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tài liệu tham khảo
/> /> /> /> /> />
Page 22



×