Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

skkn nâng cao khả năng nghe nói tiếng anh cho học sinh thông qua cuộc thi tài năng tiếng anh tại trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.17 MB, 58 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình
Tên chúng tôi là:
Số
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

1

Phạm Thị Thu Hà

27/03/1983

2

Mai Thị Thủy

23/07/1989

Nơi công tác
THPT Yên
Khánh A
THPT Yên
Khánh A


Chức

Trình độ

danh

chuyên môn

Giáo viên

Đại học

Giáo Viên

Thạc sĩ

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGHE NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH QUA CUỘC THI
TÀI NĂNG TIẾNG ANH”
I. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bản thân các tác giả
II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết
- Giáo dục - giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh phổ thông
- Vấn đề được giải quyết:
+ Xóa bỏ tình trạng giảng dạy Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống nghe giảng, khép
kín trong phạm vi không gian một lớp học, một môn học.
+ Đưa ra một giải pháp mới với các hình thức tổ chức dạy học, những bước tiến hành tổ
chức một hoạt động học tập thông qua cuộc thi tài năng Tiêng Anh nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học môn Tiếng Anh.

1



III. Mô tả bản chất của sáng kiến:
A. Về nội dung:
1. Giải pháp cũ đã tiến hành trong việc dạy Tiếng Anh ở trường phổ thông
a. Thực trạng
Giáo viên thường giảng dạy theo phương pháp truyền thống, Nghe - Giảng. Lấy hoạt
động dạy làm trung tâm, dạy học hướng đến nội dung, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người
truyền thụ kiến thức; còn học trò là người thụ động tiếp thu kiến thức theo sự giảng dạy của
giáo viên. Hơn thế nữa, hầu như các giáo viên chỉ tập trung vào giảng dạy kỹ năng đọc, viết mà
ít quan tâm chú trọng tới kỹ năng nghe, nói - kỹ năng thiết thực cho cuộc sống, cho tương lai
của các em học sinh.
b. Hạn chế của giải pháp cũ và những yêu cầu đặt ra cho giải pháp mới
Dạy và học theo phương pháp trên, học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của bản thân bởi lẽ các em chỉ nghe và làm theo những gì mà giáo viên hướng
dẫn.
Giáo viên chỉ đặc biệt quan tâm đến việc truyền đạt cho hết nội dung quy định trong thời
hạn và sách giáo khoa , cố gắng làm cho mọi học trò hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng.
Cách dạy này đẻ ra cách học bị động , thiên về ghi nhớ , ít chịu nghĩ suy , thành ra đã giữ lại
chất lượng , hiệu quả dạy và học , không đáp ứng đề nghị phát triển năng động của từng lớp
đương đại. Để khắc phục tình trạng này , chúng tôi thiết nghĩ phải phát huy tính hăng hái chủ
động của học trò , thực hành “dạy học phân hóa” * quan hoài đến nhu cầu , khả năng của mỗi
cá nhân chủ nghĩa học trò trong tập thể lớp. Biện pháp dạy học hăng hái , dạy học lấy học trò
làm trọng tâm sinh ra từ bối cảnh đó.
Hơn nữa, việc học ngoại ngữ mà chỉ nghe truyền thụ một chiều thì học sinh có thể nắm
được đầy đủ kiến thức nhưng không sâu, không có sự đa dạng, không có sự mở rộng và liên hệ
thực tế, do vậy dẫn đến tình trạng học sinh học xong quên luôn.
Theo phương pháp cũ thì học sinh học ngoại ngữ chỉ có thể đáp ứng được những bài
kiểm tra lý thuyết trên giấy, nhưng khi ra thực tiễn thì lại không đáp ứng được. Học ngoại ngữ
nhưng lại không có môi trường giao tiếp thường xuyên, ít có cơ hội thực hành kỹ năng nghe

nói tương tác nên các em rất nhút nhát, không tự tin khi được yêu cầu trình bày về một vấn đề
2


nào đó bằng Tiếng Anh vì tâm lý sợ sai, sợ các bạn cười... Đấy chính là một trong những lý do
vì sao mà sinh viên tốt nghiệp trường đại học với bằng giỏi nhưng lại không thể xin được một
công việc tốt bởi lẽ trình độ giao tiếp Tiếng Anh không đạt yêu cầu.
2. Giải pháp mới cải tiến
Định hướng cách tân biện pháp dạy và học đã được chính xác trong quyết nghị Trung
ương 4 khóa VII ( 1 – 1993 ) , quyết nghị Trung ương 2 khóa VIII ( 12 – 1996 ) , được thể chế
hóa trong Luật Giáo dục ( 12 – 1998 ) , được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và
Đào tạo , đặc biệt là chỉ thị số 15 ( 4 – 1999 ).
Luật Giáo dục , điều 24.2 , đã ghi: ” biện pháp giáo dục phổ quát phải phát huy tính
hăng hái , tự giác , chủ động , sáng tạo của học sinh; ăn nhập với đặc điểm của tầng lớp học ,
môn học; bồi bổ biện pháp tự học , đoàn luyện Năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn; tác
động đến tính cách , đem lại niềm vui , hứng thú Học hỏi cho học sinh”. Như vậy, có thể nói
cốt lõi của cách tân dạy và học là hướng tới hoạt động Học hỏi chủ động , chống lại thói quen
Học hỏi thụ động.
Trong thực tế các kiến thức, kỹ năng vốn có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời nên
việc sử dụng cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH trong dạy học môn Tiếng Anh sẽ góp phần
khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế
giới bên ngoài.
Trong quá trình đứng lớp trực tiếp giảng dạy, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng cuộc thi
TÀI NĂNG TIẾNG ANH vào dạy học môn Tiếng Anh là rất cần thiết bởi những hiệu quả to
lớn mà nó mang lại cho người học cũng như người dạy. Kết hợp với phương pháp dạy học tích
hợp liên môn, như tích hợp giữa môn Tiếng Anh, Địa lý, Lịch Sử, Toán, Công nghệ…để phát
triển năng lực tự học, tự trải nghiệm, khám phá tri thức của học sinh để các em vận dụng giải
quyết các vấn đề thực tế. Hơn nữa, qua cuộc thi này, học sinh có thêm tự tin để sử dụng tiếng
anh khi nói về các lĩnh vực, kiến thức khác nhau nhờ nội dung môn học được trình bày bằng
tiếng Anh.

Để có hiệu quả cao thì giáo viên cần phải nghiên cứu thật kỹ các kiến thức cơ bản cũng
như nâng cao trong các môn học phổ thông và các vấn đề thời sự ngoài xã hội. Khi tiến hành
hoạt động ngoại khóa cần thực hiện qua các giai đoạn sau:
3


Bước 1: Lập kế hoạch chi tiết cho buổi ngoại khóa
Bước 2: Xây dựng chương trình của buổi ngoại khóa
Bước 3: Tập dượt, đánh giá và hoàn thiện
Bước 4: Tiến hành tổ chức chính thức tại trường
Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm chung
Trong quá trình tổ chức thì Tôi thấy dạy học theo phương pháp trên có những ưu điểm:
Đối với giáo viên: Các buổi ngoại khóa có tổ chức cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH
trong nhà trường đã thu được kết quả cao. Giáo viên có ý thức nghiên cứu, tìm tòi tài liệu,
chuẩn bị công phu khi được giao nhiệm vụ. Tạo điệu kiện tốt xây dựng mối quan hệ thân thiết
giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên có một cái nhìn tổng thể hơn khi đánh giá học
sinh. Giáo viên không chỉ đánh giá học sinh qua các bài tập trên giấy mà còn đánh giá học sinh
qua các hoạt động tập thể, qua mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, với gia đình.
Ngoài ra, sau khi tiến hành giải pháp trên thì Trường đã tổ chức chuyên đề và đã nhận được sự
đánh giá cao từ các ban ngành và các đồng nghiệp trường bạn.
Đối với học sinh: Các em học sinh rất hứng thú trong học tập, tham gia các buổi tập
luyện rất sôi nổi và nhiệt tình. Học sinh có cơ hội để giao lưu học tập, có cơ hội để rèn luyện và
thể hiện khẳ năng của bản thân. Các em thấy giờ học Tiếng Anh trở nên cuốn hút hơn, ý nghĩa
hơn và từ đó đặt ra mục tiêu học tập môn Tiếng Anh tốt hơn. Thông qua những giờ ngoại khóa,
kỹ năng nghe nói của các em học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, các em tự tin hơn rất nhiều. Như
vậy, hiệu quả của tổ chức cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH trong nhà trường vô cùng thiết
thực và hữu ích:
 Cổ vũ, động viên và khích lệ niềm đam mê của học sinh đối với việc học tiếng Anh
nhằm hưởng ứng Đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
 Mang lại sân chơi học thuật cho học sinh luyện tập và học hỏi cả về kiến thức và kỹ

năng thiết yếu và cần thiết cho hội nhập quốc tế.
 Cung cấp đánh giá khả năng tiếng Anh của học sinh, nâng cao kỹ năng tiếng Anh và rèn
luyện sự tự tin khi sử dụng ngoại ngữ.
 Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh; từng bước hình thành năng lực tự học, tự
khám phá ở học sinh. Giúp các em học sinh tự tin trong giao tiếp, rèn luyện kỹ năng
sống, vận dụng kiến thức liên môn đê giải quyết các vấn đề thực tiến.
4


2.1. Một số hình thức tổ chức dạy học
2.1.1. Tạo nhiều cơ hội nghe nói Tiếng Anh trong các giờ học trên lớp
Căn cứ vào từng đơn vị bài học, từng chủ đề trong sách giáo khoa, giáo viên có thể lựa
chọn các nội dung phù hợp cho học sinh thuyết trình, đóng kịch hoặc hoặc tổ chức thi giữa các
nhóm để các em được rèn luyện nghe nói Tiếng Anh nhiều hơn và có môi trường sử dụng Tiếng
Anh thường xuyên hơn.
Ví dụ: Unit 8: Celebrations - Tiếng Anh cơ bản lớp 11
Giáo viên có thể thiết kế cuộc thi giữa các nhóm với 3 phần:
+ Khởi động: trả lời câu hỏi nhanh về các ngày lễ
+ Tăng tốc: nhìn tranh đoán chủ đề về các ngày lễ
+ Hùng biện/thuyết trình về ngày lễ mà em thích nhất

Học sinh lớp 10N thuyết trình về ngày Tết
2.1.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trường.
Song song với việc tổ chức các cuộc thi tài năng tiêng anh theo tháng thì chúng tôi cũng
tổ chức cho học sinh làm dự án hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa
Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn liền với cuộc thi tài năng Tiếng Anh tại trường
có thể tổ chức dưới các hình thức sau:
Tổ chức vòng thi giấu mặt
5



 Mỗi tuần cho học sinh nhận một chủ đề (Phụ lục 3) qua trang mạng của Trường hoặc
dán tại bảng tin của trường
 Học sinh về nhà chuẩn bị bài nói và tự quay video, sau đó gửi bài lên trang mạng đã
nhận chủ đề hoặc nộp trực tiếp cho giáo viên.
 Giáo viên sẽ tập hợp các video lại chấm và chọn ra những em xuất sắc nhất để thành lập
các đội chơi để tham gia chính thức các Live Show tổ chức vào tiết chào cờ sáng thứ 2
tuần thứ 3 của mỗi tháng.
 Mỗi tháng chọn ra 1 đội xuất sắc nhất, cuối học kì 1 tổ chức Live Show chung kết học kì
1 (3 đội nhất và một đội nhì có số điểm cao nhất); tương tự như vậy, cuối học kì 2 tổ
chức Live Show chung kết học kì 2; cuối cùng tổ chức Live Show Chung Kết Năm (Đội
nhất học kì 1, nhất học kì 2 và 2 đội nhì có số điểm cao nhất của học kì 1 và học kì 2).
Nhìn chung các em học sinh rất háo hức hăng hái và thi với tinh thần trách nhiệm với
mong muốn được trở thành thí sinh chơi chính thức.

Phạm Duy Khiêm- 10N

6


Phạm Thị Nguyệt Hà 11K
Hình ảnh học sinh trong vòng thi GIẤU MẶT
Ban giám khảo tham gia chấm vòng thi giấu mặt
Ban giám khảo chấm vòng thi giấu mặt chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Chấm các bài thi hùng biện của học sinh khối 10
Nhóm 2: + Chấm các bài thi hùng biện của học sinh khối 11
+ Xây dựng đội văn nghệ và tập văn nghệ cho học sinh (5 tiết mục) để chuẩn bị cho
buổi chung kết tháng
Nhóm
1


Giáo viên phụ trách
1. Tống Thị Dung

Chức vụ Nội dung công việc
GK
Chấm bài HB khối 10;

Hạn nộp KQ
Trước 17h00 ngày

gửi KQ cho đ/c Mai Chủ Nhật
2. Lê Thị Thanh

GK

Thủy
Chấm bài HB khối 10;

Trước 17h00 ngày

gửi KQ cho đ/c Mai Chủ Nhật
3. Nguyễn Thị Hảo

GK

Thủy
Chấm bài HB khối 10;

Trước 17h00 ngày


gửi KQ cho đ/c Mai Chủ Nhật
4. Lê Thị Việt Hà

GK

Thủy
Chấm bài HB khối 10;

Trước 17h00 ngày

gửi KQ cho đ/c Mai Chủ Nhật
7


5. Mai Thị Thủy

NT

Thủy
Chấm bài HB khối 10;

Trước 21h00 ngày

Tổng hợp KQ gửi cho Chủ Nhật
1. Phạm Kim Dung

NT

đ/c Kim Dung

Chấm bài HB khối 11;

Trước 17h00 ngày

Tổng hợp KQ chung của Chủ Nhật
2. Phạm Thị Thu Hà

GK

2 khối 10 và 11
Chấm bài HB khối 11;

Trước 17h00 ngày

gửi KQ cho đ/c Kim Chủ Nhật

2
3. Tống Thị Thanh GK

Dung
Chấm bài HB khối 11;

Bình

gửi KQ cho đ/c Kim đăng,dán KQ
Dung

Tổng hợp,
trong ngày thứ 2
của tuần tiếp theo


Ngoài ra mỗi giám khảo chuẩn bị 10 câu hỏi ngắn, dễ nhất ở các môn: Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Sử, Địa, Tiếng Anh, Giáo Dục Công Dân, hoặc các câu hỏi gắn liền với thực tiễn đời
sống hàng ngày. (Câu hỏi để bất cứ học sinh nào cũng có thể hiểu và có thể trả lời)
Ví dụ: Who is the first president of Viet Nam?/
When driving motorbikes, you should wear____.
A. hat B. cap C. helmet D. non la
3. Giai Đoạn 3: Tổ Chức Cuộc Thi Chính Thức Tại Trường
Sau 2 tuần luyện tập và chuẩn bị, các thí sinh chơi chính thức bước vào cuộc thi được tổ
chức tại sân vườn muỗm của trường hoặc nhà thi đấu của trường (nếu trời mưa). Để đảm bảo
cuộc thi diễn ra theo đúng kế hoạch và thành công, công tác chuẩn bị bao gồm trang trí hội
trường, bố trí sân khấu,sắp xếp vị trị khách mời, ban giám khảo, các đội chơi và khán giả
cùng với máy chiếu và hệ thống âm thanh đã được tiến hành từ chiều hôm trước.
Thành phần tham dự bao gồm:
+ Đại biểu khách mời: BGH nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn và các thầy cô giáo dạy
bộ môn Tiếng Anh.
+ Ban giám khảo
8


+ 3 thí sinh dự thi
+ Dẫn chương trình: hai giáo viên tiếng Anh, mục đích đảm bảo tính bảo mật của các gói câu
hỏi và xử lí linh động các tình huống trên sân khấu
+ Khán giả: Tất cả các học sinh đam mê môn tiếng anh từ các khối lớp trong trường.
Trong cuộc thi, các thí sinh chơi phải trải qua 3 phần thi:
Phần thi thứ nhất: WARM-UP (KHỞI ĐỘNG)
Phần thi KHỞI ĐỘNG như đã trình bày ở trên
Mục đích: kiểm tra kiến thức, sự am hiểu của các em học sinh về hiểu biết xã hội, vận dụng các
môn học vào thực tế. Đồng thời qua đó giúp cho các em luyện tập phản ứng nhanh với các tình
huống, câu hỏi khó.

Nội dung của phần thi: Gồm 10 câu hỏi ở mỗi gói câu hỏi thuộc lĩnh vực tự nhiên và xã hội.
Thí sinh sẽ chọn lĩnh vực và trả lời nhanh 10 câu hỏi này trong vòng 60 giây. Câu hỏi nào khó
quá có thể bỏ qua và có thể quay lại để trả lời nếu còn thời gian. Mỗi câu trả lời đúng được 10
điểm. Điểm tối đa là 100 điểm.

Đội chơi trả lời phần thi khởi động
Phần thi thứ 2: SPEED-UP (TĂNG TỐC)
9


Mục đích: Kiểm tra vốn từ tiếng Anh và khả năng quan sát, phản ứng nhanh khi xử lí
thông tin
Nội dung của phần thi: Có 5 câu hỏi. Ở mỗi câu hỏi, thí sinh nhìn vào gợi ý và các bức tranh
minh họa để tìm ra từ/cụm từ liên quan đến gợi ý và các hình ảnh này. Thí sinh nào có đáp án
thì bấm chuông để giảnh câu trả lời. Mỗi câu trả lời đúng là 20 điểm và điểm tối đa là 100
điểm.

Thí sinh trả lời câu hỏi trong phần thi tăng tốc
- Kết thúc phần thi thứ 2 là phần thi Dành Cho Khán Giả:
Có 5 câu hỏi bằng tiếng Anh và khán giả lắng nghe và trả lời bằng tiếng Anh. Không chấp
nhận bất cứ đáp án nào bằng tiếng Việt. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà từ ban
tổ chức.
Được tuyên truyền về chủ đề của buổi ngoại khóa nên hầu hết các em học sinh trong trường
mặc dù không được lọt vào danh sách thí sinh dự thi chính thức nhưng tất cả em cũng đã đến
tham gia đông đủ, nhất là trong phần thi Dành Cho Khán Giả, rất nhiều em đã giành được quà
từ chương trình.

10



Một số hình ảnh khán giả trả lời câu hỏi
Phần thi thứ 3: RHETORIC (HÙNG BIỆN)
Muc tiêu: Kiểm tra và đánh giá khả năng vận dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong cách trình
bày quan điểm về các chủ đề trong học đường, xã hội, các tình huống thực tiễn. Qua đó, học
sinh có thể tự tin giao tiếp, bày tỏ quan điểm của bản thân trong giao tiếp, đặc biệt là với người
nước ngoài.
Nội dung của phần thi: Có 3 chủ đề hùng biện. Mỗi thí sinh sẽ bốc thăm chủ đề và có 3
phút để suy nghĩ. (trong thời gian này sẽ có một tiết mục văn nghệ để thí sinh có thể chuẩn bị
cho bài nói của mình). Sau đó, lần lượt các thí sinh sẽ có 5 phút để trình bày bài nói của mình.
Sau đó, mỗi thí sinh sẽ nhận được 2 câu hỏi từ hội đồng Ban Giám Khảo và trả lời. Điểm tối đa
cho phần thi là 100 điểm.
Ví dụ, ở cuộc thi “TÀI NĂNG TIẾNG ANH” LIVESHOW 1 thì thứ tự như sau
+ Thí sinh Bùi Mạnh Trường : trình bày về Vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày
nay (The role of women in the modern life)
+ Thí sinh Vũ Thị Kim Thư: trình bày về “Một số người cho rằng máy tính nên được sử
dụng để thay thế vai trò của giáo viên trong trường học. Ý kiến của bạn về vấn đề trên?”
("Some people believe that teachers should be replaced by computers in the classroom." What
is your idea about this statement?)
11


+ Thí sinh Trần Ngọc Mai: trình bày về Nhiều người cho rằng học trực tuyến tốt hơn nhiều
so với học trên lớp hàng ngày. Ý kiến của bạn về phát biểu trên?
("Many people think that studying online is much better than going to school
everyday." What 's your viewpoint about this issue?)

Hình ảnh thí sinh hùng biện

Ban giảm khảo và thư kí: Thầy Lê Quốc Trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường đang đặt câu hỏi
cho thí sinh

Kết thúc các phần thi, Ban tổ chức thông báo kết quả từ ban giám khảo, tặng hoa và quà cho
các thí sinh
Kết quả LIVESHOW 1
Thí sinh Trần Ngọc Mai: Đạt giải Nhất
12


Thí sinh Vũ Thị Kim Thư: Đạt giải Nhì
Thí sinh Bùi Mạnh Trường : Đạt giải Ba

Thầy Lê Văn Thuyết - Bí thư Đảng ủy, hiệu trưởng nhà trường
trao giải cho 3 thí sinh
Sau đó, Ban tổ chức thông báo về chủ đề cho chương trình tiếp theo: Các bạn học sinh
tiếp tục đăng kí và gửi bài cho các vòng thi sau cho ban tổ chức. Ba bạn với điểm số cao nhất
sẽ tiếp tục trở thành thí sinh dự thi để chinh phục các gói câu hỏi.
Kết quả cụ thể có thể thống kê như sau:
Việc sử dụng cuộc thi TÀI NĂNG TIẾNG ANH trong các bài học trên lớp, trong các buổi
hoạt động ngoại khóa tại trường đã mang lại hiệu quả to lớn:
- Học sinh vô cùng háo hứng, thích thú và tích cực tham gia, sử dụng Tiếng Anh trong các
hoạt động ngoại khóa.

13


14


- Học sinh có cơ hội phát triển toàn diện, phát huy năng lực sở trường của bản thân.

15



- Học sinh tự tin khi giao tiếp đặc biệt khi gặp các du khách nước ngoài

16


- Việc sử dụng Tiếng Anh trong cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh góp phần nâng cao kĩ năng
nghe - nói của các em học sinh, qua đó tạo dựng động cơ học tập tích cực đúng đắn cho các em.
- Ngoài ra cả người dạy và người học ý thức được dạy ngôn ngữ cần chú trọng hơn nữa
đến khả năng nghe nói
- Hơn thế nữa, năm học 2015 - 2016 tiến hành áp dụng ở một số lớp khối D, A1, đặc biệt
năm học 2016-2017 áp dụng phương pháp dạy học trên ở tất cả các khối lớp thì chất lượng dạy
và học môn Tiếng Anh của trường THPT Yên Khánh A được nâng lên rất nhiều so với những
năm trước, tạo được tiếng nói riêng của Trường trong phong trào dạy và học Tiếng Anh trong
Tỉnh.
 Chất lượng thi đại trà, đặc biệt thi THPT Quốc gia:
Chất lượng đại trà trong các kì thi THPT Quốc Gia luôn vượt so với bình quân chung của
Tỉnh:
Năm học

Điểm BQ YKA

Điểm BQ Tỉnh

2015 -2016

4.05

3.25


2016 – 2017

5.21

4.36

Thi Đại Học khối D- môn Tiếng Anh trước và sau khi áp dụng rộng khắp phương pháp
giảng dạy mới - năm học 2016-2017.
Điểm

TB trở lên

Từ 8 đến 10

Trước

60%

20%

Sau

85%

40%

Điểm BQ khối D: 19.02 (Tỉnh 13,45), góp phần đưa Tỉnh ta lọt vào tốp các Tỉnh có
điểm thi khối D cao nhất trong cả nước.
 Chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi:


17


Nhờ áp dụng phương pháp giảng dạy gắn liền với di sản nên kết quả thi học sinh giỏi môn
Tiếng Anh của Trường đã tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng giải, góp phần giữ vững
vị trí là một trong những trường tốp đầu trong phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kết quả cuộc thi giải Tiếng Anh qua mạng Internet:
(Cấp Tỉnh và Cấp Quốc gia)
Giải/ Huy chương
Năm học
Nhất

Nhì

Ba

KK

1

2

2

2013-2014
2014-2015

1


1

3

3

2015-2016

1

1

3

8

1

3

6

2016-2017

HCV

HCB

1


1

HCĐ

KK

1

1

Kết quả thi HSG Tỉnh trong 4 năm gần đây:
(Vòng 1: chọn đội tuyển HSG thi Quốc Gia; Vòng 2: HSG Tỉnh 12)
Năm học

Vòng 1
Nhất

Nhất

Nhì

Ba

2013-2014

1

1

1


2014-2015

1

2

2015-2016

Nhì

1

Ba

Vòng 2
KK

1

2016-2017

1
1

KK

2
2


Năm học 2015 - 2016 là năm học đầu tiên Trường THPT Yên Khánh A, là trường THPT
không chuyên duy nhất có học sinh lọt vào đội dự tuyển dự thi môn Tiếng Anh cấp quốc gia.
Kết quả một số cuộc thi khác:
18


** Thi OTE – Olympic tài năng Tiếng Anh
Năm 2015-2016: 1 giải Ba
** Thi Toefl ITP dành cho học sinh THPT:
Năm học 2015 – 2016: 1 em đạt 560 điểm (C1) – Cao nhất Tỉnh, vượt qua các học sinh
trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy
 Thành tích tác giả:
Việc sử dụng cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh trong giảng dạy nên chúng tôi luôn tìm tòi
nghiên cứu về di sản, nghiên cứu thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học phát huy khả năng
nghe nói để kích thích các em học sinh học Tiếng Anh một cách hiệu quả, để phát huy hết năng
lực, tính tích cực chủ động, sáng tạo ở các em. Với sự cố gắng nỗ lực trên thì tôi đã được những
thành tích sau:
 Nhiều năm đảm nhận bồi dưỡng các đội tuyển HSG, dạy các lớp ôn thi đại học
khối D, A1 và đạt được thành tích cao (Bảng số liệu ở trên)
 Trong cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn:
Năm học 2014-2015: Khuyến Khích Tỉnh
Năm học 2015-2016: Giải Nhất Tỉnh, Giải Ba cấp Quốc gia
Năm 2016-2017: Giải Nhất Tỉnh, Giải Khuyến Khích cấp Quốc gia
IV. Những thông tin cần được bảo mật: Không
V. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
1. Điều kiện và khả năng áp dụng
Tổ chức cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn
Tiếng Anh hoàn toàn có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường THPT khi xã hội, nhu cầu giao
tiếp tiếng Anh càng cao, các tổ chức xã hội, của các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm tới việc
học ngoại ngữ của con em mình. Đây chính là cơ hội tốt để chúng ta thực hiện xã hội hóa giáo

dục góp phần vào việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, hướng tới đạt mục tiêu của đề án
ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên để đề tài trên được thực hiện một cách hiệu quả thì đòi hỏi có sự đầu tư công phu
của người dạy, sự tích cực của người học và sự quan tâm, liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các
ban, ngành trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra tổ chức cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh trong dạy
19


học cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để hình thành thói quen học tập của cả thầy
và trò.
2. Hiệu quả đem lại
+ Hiệu quả về mặt kinh tế:
Với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin – mạng Internet, việc tổ chức cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh trong dạy học ngoại ngữ mang
lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt đối với người học – các
em học sinh, các em không phải mất hàng triệu, thậm chí chục triệu đồng để đi tới các trung
tâm Anh ngữ với mục đích được giao tiếp trực tiếp với người nước ngoài, từ đó cải thiện năng
lực giao tiếp Tiếng Anh của mình.
+ Hiệu quả về mặt xã hội:
Sử dụng cuộc thi Tài Năng Tiếng Anh trong dạy học Tiếng Anh mang không chỉ mang lại
hiệu quả về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội. Việc sử dụng Tiếng Anh để nói về các vần đề
thời sự đang diễn ra hàng ngày cũng như giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè
năm châu, giúp cho kỹ năng nghe nói của các em có sự chuyển biến rõ rệt. Qua hoạt động dạy
học ấy, người học có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của bản thân, hình thành kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin
trong thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo…
VI. Đánh giá lợi ích thu được:
- Lợi ích xã hội: Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong nhà
trường phổ thông nói riêng và phong trào học ngoại ngữ của Tỉnh nhà nói chung. Nâng cao
năng lực sử dụng Tiếng Anh của thế hệ học sinh - nguồn nhân lực đầy tiềm năng của tương lai,

góp phần vào sự phát triển của Tỉnh nhà - một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ
trong giai đoạn hiện nay.
- Lợi ích giáo dục:
+ Đối với học sinh: Biết sử dụng Tiếng Anh không chỉ trong môi trường lớp học, trong nhà
trường mà còn trong thực tiễn cuộc sống. Các em có cơ hội phát triển một cách toàn diện, phát
huy được năng lực sở trường của bản thân.

20


+ Đối với giáo viên: Thông qua các hoạt động dạy và học qua cuộc thi tài năng tiếng anh ,
giáo viên cũng có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, mở rộng kiến thức của
bản thân về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Đối với ngành giáo dục: Chất lượng dạy và học Tiếng Anh được cải thiện và nâng cao rõ
rệt, góp phần đạt mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Khánh, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Người nộp đơn

PHỤ LỤC 1
21


(POSTER)

22


PHỤ LỤC 2

(CHỦ ĐỀ HÀNG THÁNG CHO VÒNG GIẤU MẶT)
LIVE SHOW 1:
Topic 1: Talk about the role of women in the modern life
Topic 2: “Some people think that teachers should be replaced by computers in the classroom."
What's your idea about this statement?
Topic 3: "Many people think that studying online is much better than going to school
everyday." What 's your viewpoint about this issue?
LIVE SHOW 2:
Topic 1: Talk about the advantages and disadvantages of using facebook to teenagers.
Topic 2: Talk about the benefits of the Internet in education
Topic

3:

"Many

people

think

that

homework

is

very

useful


for

students."

As a student, what's your opinion about this statement?
LIVE SHOW 3:
Topic 1:"Violence among students has been a serious problem at school in recent years."
What's your opinion about the causes of this problem? And suggest some solutions to prevent
school violence.
Topic 2: " The advantages and disadvantages of students' using cell phones."
Topic 3: What's your opinion about the causes of school violence? And suggest some solutions
to stop this problem.

23


PHỤ LỤC 3
BIỂU ĐIỂM CHẤM PHẦN THI "GIẤU MẶT'
CUỘC THI TIẾNG ANH TÀI NĂNG NĂM HỌC 2016-2017
NO.

CRITERIA

DETAILS

POINT
(100)

Enough 3 parts:
- Greeting-> leading to the

topic
- Body -> ideas and
1

Organization

supporting ideas
- Closing
- Ideas are organized

30

logically with a variety of
connectors
Support the topic with
2

3
4

Content
Fluency and

relevant and convincing ideas
and evidences
- Use a variety of vocabulary

Pronunciation

appropriately

- Speak fluently and naturally
Not so many mistakes about

and Grammar

pronunciation and grammar

Accuracy

40

PHỤ LỤC 4
24

20
10


GÓI CÂU HỎI
GÓI CÂU HỎI TỰ NHIÊN
1. How many number “2” appear in the list from 20 to 30? ==> 11
2. Which gas do most plants emit at night? ==> CO2
3. Tides are caused by the attraction between the moon and the ___. ==> earth
4. Which animals breathe air through skin, cows or frogs? ==> Frogs
5. How many sides does a triangle have? ==> 3
6. 6 subtracted from 9 is _____? ==> 3
7. Which organ in your body beats around 70 times per minute? ==> heart
8. How many subjects are compulsory in the national exam in 2017? ==> 3
9. The statement is True or False: “Whales are mammals” ==> True
10. We call the people who cannot hear___ people==> deaf

11. What’s the average of 1,2,3,9,8,7? ==> 5
12. What temperature does water freeze at? ==> 0oC
13. Which planet is the largest in the solar system? ==> Jupiter
14. How many number “0” are there in the list from 10 to 100? ==> 11
15. The result of the formula: 9 divided by 3 = _______? ==> 3
16. How many pencils are there in a dozen of pencils? ==> 12
17. The attraction between the Moon and the Earth leads to tides Or typhoons? ==> tides
18. What is the chemical formula of water? ==> H2O
19. In the line, Nam stands behind 2 students and in front of 3 others. How many people are
there? . ==> 6
20. The most common disease caused by smoking is _______.==>lung cancer
21. How many squares are there in the following shape? ==> 30
22. “Whales are fish” is True or False ==> False
23. The currency unit of Viet Nam is ______. ==> Đồng/ VNĐ
24. “Pure water is a good conductor of electricity” is True or False? ==> False
25. This statement is True or False:
“The speed of sound is faster than that of light.” ==> False
25


×