Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.18 KB, 97 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Lương Văn Úc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sinh hoạt hàng ngày, nhu cầu về ăn uống, ngủ nghỉ là không thể thiếu
đối với mỗi con người. Trong công việc cũng vậy, mặc dù ngày nay khoa học kỹ
thuật phát triển, máy móc, thiết bị hiện đại có thể giúp con người giảm bớt những khó
khăn trong quá trình lao động cũng như rút ngắn thời gian làm việc nhưng không thể
thay thế hoàn toàn con người bởi bộ não của con người là cỗ máy hiện đại, tiên tiến
nhất mà không máy móc nào có thể sánh bằng. Con người chính là thực thể phát triển
cao nhất, là sự kết hợp hoàn hảo của tự nhiên và xã hội. Hiện nay, nguồn lực con
người hay còn gọi là nguồn nhân lực đang ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng
nhất của mình trong sự phát triển. Với nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao cùng
các nguồn lực khác đang đưa nền kinh tế xã hội tiến bộ vượt bậc, thay đổi từng ngày.
Tiềm năng của nguồn nhân lực là vô cùng lớn, chúng ta cần phải nắm bắt và khai
thác có hiệu quả nguồn lực này.
Việt Nam là đất nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là sở hữu nguồn nhân lực khá dồi
dào. Tuy nhiên, theo báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới WB
thì Việt Nam bị tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái
Lan và 158 năm so với Singapore. Do vậy, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa trong
việc khai thác tiềm lực con người để rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Và để có thể thực hiện được điều này cần có sự phối hợp giữa
Chính phủ với các doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có
sự thay đổi, điều chỉnh trong các chính sách sử dụng nguồn nhân lực vì con người
làm việc cần phải có mục tiêu phấn đấu và động lực thúc đẩy mới tạo ra được hiệu
quả cao trong công việc. Đặc biệt trong mỗi doanh nghiệp, nếu người lao động có
được động lực tốt thì họ sẽ có hứng thú làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Động lực lao động là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của
doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để có thể kích thích người lao động làm việc hiệu
quả, phát huy tính sáng tạo của họ hay nói cách khác là làm sao để có thể tạo ra được
động lực làm việc cho người lao động thì luôn là câu hỏi đặt ra với các nhà quản lý.


Sau thời gian ngắn thực tập tại công ty TNHH Quản lý và kinh doanh bất động sản
Hà Nội, tôi nhận thấy vẫn còn một số hạn chế trong công tác tạo động lực cho người
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế lao động 48
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Lương Văn Úc
lao động. Xuất phát từ quan điểm này tôi đã quyết định chọn đề tài “ Tạo động lực
lao động tại công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội” cho bài
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu những động lực thúc đẩy con người làm việc, từ đó tìm
ra những mặt tích cực, hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế đó.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung: Tạo động lực lao động.
 Không gian: công ty TNHH Quản lý và kinh doanh bất động sản Hà Nội.
 Thời gian: từ năm 2007 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Có nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng trong phạm vi bài chuyên
đề sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp quan sát, nghiên cứu thực tế.
 Phương pháp phỏng vấn, bảng hỏi.
 Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Bố cục
Chuyên đề có ba phần chính:
− Phần I: Tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.
− Phần II: Phân tích động lực lao động tại công ty TNHH Quản lý và kinh
doanh bất động sản Hà Nội.
− Phần III: Những biện pháp nhằm tăng cường động lực lao động tại công
ty TNHH Quản lý và kinh doanh bất động sản Hà Nội.
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế lao động 48

2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Lương Văn Úc
PHẦN I
TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP
I. ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm và bản chất của động lực lao động
a)Khái niệm
Động lực lao động là sự khát khao, tự nguyện của người lao động để nỗ lực
thực hiện công việc nhằm đạt được mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Động lực lao
động chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: những yếu tố thuộc về công việc như
mức độ phức tạp, sự ổn định, ý nghĩa của công việc, sự tự chủ trong quá trình làm
việc; những yếu tố thuộc về cá nhân người lao động như nhu cầu, mục đích, năng
lực, tính cách của cá nhân và những yếu tố thuộc về tổ chức như điều kiện làm việc,
chính sách của tổ chức (tiền lương, thăng tiến, đào tạo…), văn hóa doanh nghiệp,
phong cách lãnh đạo.
b) Bản chất của động lực lao động
Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm
việc trong điều kiện cho phép nhằm tạo ra năng suất và hiệu quả cao. Động lực lao
động mang một số đặc điểm sau:
 Động lực luôn gắn với công việc, tổ chức và môi trường làm việc.
 Động lực không phải là đặc điểm tính cách của bản thân cá nhân. Động lực
thay đổi tùy vào vị trí công việc, chế độ.
 Kết quả thực hiện công việc phụ thuộc vào năng lực, động lực
của người lao động, phương tiện và nguồn lực để thực hiện công việc. Nếu
các yếu tố khác không đổi thì cá nhân có động lực làm việc sẽ dẫn đến
hiệu quả công việc cao hơn.
 Người lao động không có động lực vẫn có thể hoàn thành công việc nhưng
năng suất và hiệu quả công việc không cao.
2. Những biểu hiện của động lực lao động

Biểu hiện của động lực lao động khá đa dạng, phong phú. Người lao động khi
có động lực sẽ làm việc hăng say hơn, có hứng thú đối với công việc, làm việc một
cách vui vẻ, quan hệ tốt với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao với những gì
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế lao động 48
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Lương Văn Úc
mình làm, nghiêm túc làm việc, chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc và nghỉ
ngơi, thời gian lãng phí trong lúc làm việc là rất ít, trong quá trình làm việc họ sáng
tạo, đưa ra những sáng kiến mới để tăng hiệu quả làm việc nên năng suất, hiệu quả
thực hiện công việc ngày càng cao và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên,
nếu người lao động thiếu động lực làm việc thì họ sẽ có những biểu hiện không tốt
như không hoàn thành công việc hoặc hoàn thành công việc với chất lượng thấp, mệt
mỏi, chán nản, làm việc để đối phó, thiếu trách nhiệm, kết quả thực hiện công việc
giảm sút, hay kêu ca, phàn nàn, đưa ra yêu sách, đi muộn, về sớm, liên tục nghỉ việc,
có xu hướng muốn rời khỏi doanh nghiệp.
3. Vai trò của động lực lao động
Ở bất kỳ giai đoạn nào của xã hội thì động lực lao động luôn giữ vai trò quan
trọng trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh. Động lực lao động kết hợp với
khả năng của cá nhân người lao động và các điều kiện để thực hiện công việc sẽ tạo
ra được năng suất lao động cao hơn, hiệu quả công việc cao hơn. Có động lực, người
lao động sẽ hăng hái làm việc, làm việc chăm chỉ, tích cực, sáng tạo đưa ra được
nhiều sáng kiến mới có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có động lực, người
lao động sẽ tạo ra được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, yêu quý và gắn bó lâu dài
với tổ chức. Chính vì vậy, các nhà quản lý cần phải kích thích, tạo động lực cho
người lao động trong doanh nghiệp của mình. Động lực gắn với những gì mà người
lao động nhận được khi tham gia quá trình lao động như tiền lương, tiền thưởng,
phúc lợi xã hội, cơ hội thăng tiến trong công việc, đào tạo phát triển… Các nhà quản
lý cần phải hiểu rõ và tạo ra động lực cho người lao động, làm cho người lao động
cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, hạnh phúc trong công việc. Đây cũng chính là cách để
doanh nghiệp, tổ chức có thể giữ gìn người tài.

II. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố
sinh lý con người như thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, nghỉ ngơi, bài tiết…Nhu cầu
cơ bản là những nhu cầu mang tính tất yếu, không thể thiếu vì nếu con người không
được đáp ứng đủ những nhu cầu này họ sẽ không thể tồn tại. Các nhu cầu cao hơn
nhu cầu cơ bản trên được gọi là các nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm
các yếu tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn
trọng, vinh danh với một cá nhân…Các nhu cầu cơ bản được ưu tiên trước so với các
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế lao động 48
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Lương Văn Úc
nhu cầu bậc cao. Với một người bất kỳ, nếu thiếu thức ăn, nước uống… thì họ sẽ
không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng…
Hình 1.2.1: Tháp nhu cầu của Maslow
Hìn
♦ Nhu cầu sinh lý là nhu cầu căn bản nhất của con người, gồm nhu cầu thức ăn,
nước uống, nhà ở, nghỉ ngơi, đi lại…
♦ Nhu cầu an toàn: là nhu cầu ổn định, an toàn, được bảo vệ khỏi những nguy
hiểm về thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
♦ Nhu cầu xã hội: nhu cầu được giao lưu bạn bè, được giao tiếp trong xã hội,
được thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự hiệp tác và chăm sóc, được bạn bè tin
cậy.
♦ Nhu cầu được tôn trọng: nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận, quý
trọng, tin tưởng và tự tôn trọng mình.
♦ Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu sáng tạo, muốn được thể hiện khả năng, thể
hiện bản thân, đạt được thành tích mới.
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế lao động 48
Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu an toàn
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu được tôn trọng
5
Nhu cầu tự
hoàn thiện
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Lương Văn Úc
2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg
Herzberg là người đưa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thỏa mãn công việc và tạo
động lực. Ông đã chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn trong công
việc thành hai nhóm.
 Nhóm 1: Nhóm yếu tố tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc. Đây là
nhóm yếu tố thuộc về công việc và nhu cầu của cá nhân người lao động, bao gồm
các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc như:
− Sự thành đạt
− Sự tôn vinh, công nhận thành tích của tổ chức, lãnh đạo và đồng nghiệp
− Đặc điểm, bản chất bên trong của công việc
− Trách nhiệm trong công việc
− Cơ hội thăng tiến trong công việc.
 Nhóm 2: Nhóm yếu tố thuộc về môi trường tổ chức. Nhóm yếu tố này mang
tính tích cực sẽ giúp ngăn ngừa sự không thỏa mãn của người lao động đối với
công việc. Tuy nhiên, nếu chỉ có mình nhóm này thì sẽ không đủ tạo ra động lực
và sự thỏa mãn công việc của người lao động. Nhóm này bao gồm các yếu tố
như:
− Điều kiện làm việc
− Sự giám sát, quản lý trong công việc
− Chính sách và chế độ quản trị trong doanh nghiệp
− Chính sách lương, thưởng
− Các mối quan hệ con người trong doanh nghiệp.
Học thuyết của Herzberg đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực

và sự thỏa mãn của người lao động, có tác động tới việc thiết kế và thiết kế lại công
việc ở nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng học thuyết này không mang tính khả thi vì
trên thực tế đối với người lao động, các yếu tố này không tách rời nhau mà hoạt
động, tồn tại song song cùng với nhau.
3. Thuyết kỳ vọng của Vroom
Thuyết kỳ vọng cho rằng một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định
dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó với cá
nhân. Học thuyết này bao gồm ba biến số là:
 Tính hấp dẫn: là tầm quan trọng mà cá nhân đặt vào kết quả hay phần thưởng
có thể đạt được trong công việc.
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Trang Lớp: Kinh tế lao động 48
6

×