Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tuyển tập các đề thi THPT quốc gia các năm môn ngữ văn chuyên đề nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 19 trang )

TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CÁC NĂM
CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – CÓ ĐÁP ÁN


ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT ĐA SAR
(NHĨM 4)
ĐỀ
“Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống
thực tại”. Anh /chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý
kiến trên.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
NỘI DUNG
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến : “Gập
máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp hơn với xã hội và tận hưởng cuộc
sống thực tại”.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
“Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp hơn với xã hội và tận hưởng
cuộc sống thực tại”: con người cần phải thoát khỏi thế giới ảo để sống với cuộc
đời thực.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành
động
- Giải thích:
+ Máy tính, điện thoại là những phương tiện thiết yếu phục vụ nhu cầu giao tiếp,
trao đổi, tìm kiếm, khai thác thơng tin,… trong cuộc sống hiện đại.
+ “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận
hưởng cuộc sống thực tại” nêu ra một thơng điệp giàu ý nghĩa, kêu gọi con


người cần thốt ra khỏi cuộc sống ảo, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các phương tiện
máy móc cơng nghệ để sống với cuộc đời thực.
- Bàn luận:
+ Ý kiến trên đã đề cập đến hiện tượng “nghiện” in-tơ-nét, sống ảo của nhiều
người, nhất là giới trẻ. Ngày nay, gần như mọi hoạt động từ sinh hoạt thường
ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ cơng việc đến vui chơi giải trí đều gắn chặt
với công nghệ số. Mạng xã hội trở thành một phần của đời sống hiện đại, nhất là
đối với giới trẻ.
+ Nguyên nhân: sự phát triển như vũ bão dẫn đến sự phổ biến của các phương
tiện kĩ thuật, cơng nghệ số; thế giới ảo có nhiều điều hấp dẫn với sự xuất hiện
càng nhiều trang mạng xã hội, nhất là facebook,…
+ Hâu quả: Nhiều người đắm chìm trong thế giới ảo, tiêu tốn thời gian và tiền
của, không quan tâm đến cuộc sống hiện tại, ảnh hưởng đến công việc, nguy cơ
dẫn đến các bệnh trầm cảm, tự kỷ, vô cảm.
+ Giải pháp: (thể hiện ngay ở ý kiến nêu ra ở đề bài): hòa nhập nhiều hơn vào
cuộc sống thực tại, tham gia tích cực các hoạt động xã hội lành mạnh, biết trân

ĐIỂM
3,0

0,25

0,5

0,25

1,25


trọng những giá trị hiện hữu quanh mình để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

( Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục)
- Bài học nhận thức và hành động: rút ra bài học phù hợp cho bản thân (cần xác
định rõ tác động hai mặt của các phương tiện công nghệ thông tin và mạng xã
hội để sử dụng hợp lý, hài hịa ; khơng lạm dụng để cơng nghệ số gây tác hại cho
mình ; giao tiếp với mọi người, tham gia các hoạt động tập thể nhiều hơn ..)
d. Sáng tạo : có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.
e. Chính tả, dung từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
…………HẾT……….

0,25

0,25

0,25


Nhóm 4
Trường THPT Lộc Phát
ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:
“Ý chí là con đường về đích sớm nhất”.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- Ý chí: Là ý thức, là tinh thần tự giác, là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt

động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó;
- Đích: Là điểm đến, là mục tiêu cần đạt được cho mọi hoạt động.
- Ý chí là con đường để về đích: Ý chí có vai trị quan trọng trong việc quyết định sự thành cơng cho mọi

hoạt động của con người. Khi con người có ý thức tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ khắc phục mọi
khó khăn trong cuộc sống thì đó là con đường ngắn nhất để đi đến thành công.
2. Phân tích – Chứng minh
- Ý chí giúp con người có bản lĩnh vững vàng, có lịng dũng cảm để đối mặt với mọi khó khăn, chinh
phục mọi thử thách để đi đến những thành công trong cuộc sống;
- Ý chí giúp con người ln tự tin vào bản thân, tin vào cơng việc mình đang làm và tin vào cái đích mà
mình sẽ đến;
- Ý chí giúp con người có thêm niềm tin vào tương lai, thúc đẩy con người ln hướng về phía trước; thất
bại vẫn khơng sờn lịng nản chí,…
(Chứng minh bằng những tấm gương trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học, ….)
3. Bình luận
- Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành cơng mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếp thêm niềm tin
cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống.
- Bên cạnh những tấm gương giàu ý chí để vươn đến thành cơng thì cũng có rất nhiều những người
thiếu ý chí, thiếu niềm tin, khơng đủ kiên tâm để thực hiện những mục đích của mình. Đó là biểu hiện của
thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh.
- Có ý chí là điều quan trọng nhưng phải luôn hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp.
4. Bài học nhận thức và hành động:
- Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Đối với học sinh,
ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn luyện.
- Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những mục tiêu phấn
đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa.


Câu 1: ( 3,0 điểm)
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một
mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu… rồi nói:

- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng khơng hiểu được hạnh phúc là gì.
Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
(Trích Những giai thoại hay nhất về tình u và cuộc sống, Tập 2, NXB
Cơng an Nhân Dân)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu chuyện trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lời văn có cảm xúc;
diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm):
- Điểm 0,25 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở
bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn
liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của
cá nhân.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):
- Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của đời sống tâm hồn đối với
con người.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai
các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận); biết
kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng hợp lí; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,
cụ thể và sinh động (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các u cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

* Phân tích văn bản và rút ra bài học:
- Thượng đế là đấng tồn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết mọi chuyện và tạo
nên con người nhưng khơng thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn”
được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.


- Con người: được thượng đế trao tặng nên sẵn có đầy đủ các bộ phận cơ thể ( yếu tố
vật chất) nhưng lại khơng sẵn có hạnh phúc (yếu tố tinh thần).Vì thế, thượng đế yêu cầu
con người “tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc”.
- Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc khơng bao giờ sẵn có hay là
món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
* Giải thích:
- Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một sở
nguyện , một mong muốn nào đó .
- Khơng sẵn có: Khơng bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng
hoặc phung phí
- Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng
để đạt được
* Lí giải:
- Tại sao hạnh phúc khơng sẵn có
- Tại sao hạnh phúc phải do con người tạo ra?
* Chứng minh:Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống
* Bàn luận
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống.
Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy
hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện
nào đó của mình.
- Hạnh phúc khơng phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do
chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân

và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững
nhất.
- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển
vông, mơ hồ.Bên cạnh đó, có một số người khơng biết đón nhận hạnh phúc khi mang
những suy nghĩ bi quan,tiêu cực
* Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản
thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi
người.
- Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh
phúc.
- Điểm 1,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải
thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 1,0: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0, 5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,25 điểm)
- Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


- Điểm 0: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm và thái độ
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
- Điểm 0,25: Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


Trường THPT Quang Trung


ĐỀ: Có ý kiến sau: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ cịn quan trọng hơn.
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên
MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận; trích câu nói
TB:
1.Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình
cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người
khác.
- Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.
2.Luận bàn về ý kiến (2,0 điểm)
- Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong
cuộc sống và trong cơng việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn. (dẫn chứng, phân
tích)
- Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh) (dẫn
chứng, phân tích).
- Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình
phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện
của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện
nhân cách.
- Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin). (dẫn chứng, phân tích)
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách.
KB: (0,5 điểm)
-

Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng

-


Liên hệ bản thân

Nguyễn Thị Thu Sương – Nhóm 3


Sở giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng
Trường THPT Lê Thị Pha.

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐỀ : Suy nghĩ về câu nói: “ Học mà khơng suy nghĩ thì ln u tối, suy nghĩ mà

khơng học thì ln nghi ngờ”.
Dàn ý :
1. Mở bài :
- Dẫn dắt vấn đề.
- Trích dẫn ý kiến.
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Học là quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại một cách tự giác hoặc bắt
buộc, biến nó thành kiến thức của bản thân
-Câu nói nêu lên phương pháp và các thức học tập của học sinh trong quá trình
tiếp thu kiến thức.
* Phân tích, chứng minh:
- Học mà khơng suy nghĩ thì ln u tối:
+ Học là một q trình tiếp thu tri thức một cách tự giác, người học phải tự mày
mị ,tìm hiểu , khơng học một cách thụ động , máy móc , phụ thuộc hồn tồn vào
lời giảng của thầy cơ .
+ Trong q trình học bắt buộc người học muốn biết được điều gì thì phải suy nghĩ
một cách thấu đáo như thế mới hiểu được những điều mình học, nếu khơng dễ

dẫn đến hiểu sai lệch vấn đề.
- Suy nghĩ mà khơng học thì luôn nghi ngờ:
+ Suy nghĩ một vấn đề nhưng không dùng kiến thức để chứng minh , tìm hiểu thì
ln nghi hoặc , hiểu không thấu đáo , nghi ngờ tất cả mọi thứ trong cuộc sống.
Bình luận:


-

-Câu nói gợi ra quan niệm và suy nghĩ đúng đắn về cách thức và phương pháp
học tập của con người trong q trình tiếp thu kiến thức.
- Khi có học con người sẽ tìm ra mọi chân lí khách quan của thời đại , mang kiến
thức đã học áp dụng vào trong đời sống thực tế khi đó con người sẽ gặt hái được
nhiều thành công.
- Không được học vẹt , học sơ sài , học nửa chừng -> thất bại trong công việc ,
cuộc sống.
- Học là con đường dẫn đến thành cơng và hồn thiện nhân cách của con người.
- Tri thức là điều quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống.
- Lê- nin: Học – học nữa – học mãi.
* Bài học nhận thức:
- Cần có phương pháp học tập cho phù hợp: tự học, sáng tạo.
- Mang lí thuyết đã học áp dụng vào đời sống thực tế để cụ thể hóa ý nghĩa của
việc học.
- Học là công việc và nhiệm vụ của suốt đời: Bác học khơng có nghĩa là ngừng
học.
3. Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề.
- Liên hệ với bản thân.



Câu 1: (3,0 điểm)
“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ
mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch:
“ Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu
này nha”. Và đây nữa:“Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm
nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”.Tạm dịch
là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết
không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”.
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu
bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh”.
(Trích “Ngôn ngữ chat” - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử
dụng tiếng lóng trên mạng, cịn gọi là “ngơn ngữ chat”, “ngơn ngữ SMS”,
“ngơn ngữ @”,… như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của
mình về việc này.
Câu
Đáp án
Điểm
“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa
sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin
tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái
trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi
@ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học
chung dzới nhau gùi”.Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @
da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được
học chung với nhau rồi”.
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong
cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh”.

(Trích “Ngơn ngữ chat” - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói
quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, cịn gọi là “ ngôn ngữ chat”,
“ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong đoạn trích trên. Anh
(chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về việc này.
1)Về hình thức và kĩ năng:
- Thí sinh được tự do chọn lựa các phương thức biểu đạt và thao tác
lập luận, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn.
- Thí sinh được tự do huy động tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống và cả những hiểu biết và trải nghiệm của riêng
mình. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ đây là vấn đề xã hội thuộc
dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống.


- Thí sinh xác định đây là một hiên tượng đời sống của lứa tuổi mình
và viết với tâm thế của người trong cuộc. Để từ đó có cách ứng xử
đúng đắn với những hiện tượng mới lạ phát sinh trong cuộc sống
hiện đại, khi những hiện tượng mới lạ đó có khi góp phần hủy hoại
những giá trị truyền thống tốt đẹp mà tuổi trẻ vô tư lại vô tình góp
một phần khơng nhỏ.
2.Về nội dung:
0,25
a) Giới thiệu vấn đề
0,25
a) Giải thích làm rõ hiện tượng cuộc sống
- Tiếng lóng trên mạng, ngơn ngữ chat, ngơn ngữ SMS, ngơn
ngữ@.... là tên gọi chung của hình thức chữ viết dùng để tán gẩu trên
mạng thơng qua máy vi tính hoặc điện thoại di động. Do sử dụng bàn
phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất tiện khi
viết tiếng Việt, nên ban đầu có một số người nhất là giới trẻ có một

sáng kiến viết tắt một cách tùy tiện cho nhanh. Hiện tượng này lan
dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong một bộ
phận không nhỏ của lớp trẻ hiện nay.
2,25
b) Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Tình trạng hiện nay của hiện tượng trên: (0,5 điểm)
+ Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính,
nay lan dần sang các lĩnh vực khác như nói, viết các loại văn bản
khác nhau trong sinh hoạt và học tập.
+ Lớp trẻ tuổi teen 9x, 8x mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn
bệnh này là căn bệnh mới trong học đường và lây lan rất mạnh.
Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo dục đã lên tiếng
việc này trên các phương tiện thông tin..
- Nguyên nhân của hiện tượng trên: (0,5 điểm)
+ Do thời gian gấp gáp trên mạng.
+ Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng,
hoặc muốn tự khẳng định mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người
thân cho vui.
+ Do tuổi trẻ vơ tư, vơ tình khơng thấy hết tác hại của hiện tượng
trên…
- Hậu quả của hiện tượng trên: (0,5 điểm)
+ Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự
trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, hủy hoại giá trị truyền thống.
+ Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là
thói xấu nói năng, tư duy một cách tùy tiện, cẩu thả.
- Cách khắc phục hiện tượng trên: (0,5 điểm)
+ Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên


khơng thể tẩy chay một cách máy móc một chiều, tránh cách xử lí

cực đoan.
+ Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vơ tình của mình
có thể gây nên một tác hại khó lường.
+ Tiếp thu có chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ
không được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và học tập.
c) Bài học cho bản thân (0,25)
- Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh
trong cuộc sống hiện đại. Nhất là khi những hiện tượng này mâu
thuẫn với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời.
-Vì vậy, u cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng
hiện tượng để tiếp thu những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại
những giá trị truyền thống.
c) Khái quát vấn đề cần nghị luận

0,25


TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

------------------------------------------

NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn : Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút

Phần II: Làm văn
Câu 1. ( 3,0 điểm )
Khi bày tỏ thái độ về việc gia nhập quân đội của con trai mình, bà Hiền trong “Một người Hà Nội” của tác giả

Nguyễn Khải đã nói: “Tao đau đớn mà bằng lịng vì tao khơng muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn. Nó
dám đi cũng là biết tự trọng”.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên?

---------------Hết-----------------TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH
------------------------------------------

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2015 – 2016

Môn : Ngữ văn
Phần II: Làm văn
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn
bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên
kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí
và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm
sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được
đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với ước mơ, ước
vọng của mỗi người.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn
chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giải thích ý kiến
+ Giải thích ý kiến để thấy được: Câu nói của bà Hiền là sự hy sinh tình cảm riêng vì lịng u nước, đề
cao lịng tự trong và coi đó là phẩm chất tốt đẹp của con người.


+ Phân tích và chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm, hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến
bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận
phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. Cụ thể:
++ Lời của bà Hiền thể hiện quan niệm sống đúng đắn, thể hiện cuộc đấu tranh tư tưởng gay
gắt của một người mẹ có tấm lịng thương con với tình yêu nước của một con người.
++ Dù đau đớn bà vẫn bằng lịng cho con vào chiến trường bởi tình u nước và lịng tự trọng
cịn lớn hơn tình cảm gia đình. Đó là một quan niệm sống đúng đắn đối với tất cả mọi thời đại.
++ Mỗi con người là một tế bào của xã hội, của đất nước. Khơng có tình u nước thì mối quan
hệ giữa con người với đất nước sẽ không thể tồn tại, bền chắc vĩnh cữu.
++ Một trong những biểu hiện yêu nước ấy là biết hy sinh, biết sống bằng lòng tự trọng vì quyền
lợi của đất nước.
++ Có lịng tự trọng con người mới có thể sống, cống hiến và hy sinh kể cả tính mạng mình…
+ Bình luận và bàn bạc: Phê phán lịng ích kỉ cá nhân, khơng có lòng tự trọng, chỉ chăm lo vun
vén cho hạnh phúc cá nhân mà quên đi quyền lợi và hạnh phúc của quốc gia dân tộc.
+ Giải pháp:
++ Rèn kĩ năng sống và lòng tự trọng
++ Nhận thức rõ mối quan hệ giữa gia đình, cộng đồng và xã hội để có thể sống tốt đẹp hơn,
biết cống hiến và hy sinh,…
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng
minh, bình luận) cịn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố
biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan
điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


SỞ GD- ĐT LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA
Phần: Nghị luận xã hội
Đề bài: Diễn giả nổi tiếng Nick Vujicic – chàng trai khuyết tật kỳ diệu nhất thế giới đã
từng nói:“Nếu tơi thất bại tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại,
bạn sẽ cố làm lại chứ ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn
là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách
mạnh mẽ chứ ?”
Anh (chị) sẽ đối thoại với Nick như thế nào? Hãy trình bày quan điểm của mình
bằng một bài văn nghị luận khoảng 600 từ.

-


1.Yêu cầu chung
- Đảm bảo yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội.
- Dung lượng khoảng 600 từ.
2.Yêu cầu cụ thể
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài
biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được
vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần
chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ
có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn,
thử thách của con người
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển
khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận);
biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống,
cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
- Giải thích
+ Thất bại là khi bản thân mỗi người khơng làm được điều mình mong muốn, khơng
đạt được mục đích mình đề ra…
+Ý kiến của Nick muốn đề cập đến sức mạnh của ý chí và nghị lực con người. Thất
bại là điều không thể tránh khỏi, nhưng sau mỗi lần thất bại con người cần có nghị lực,

ý chí, niềm tin và lịng lạc quan tích cực, khơng lùi bước trước khó khăn, biết vượt lên
chính mình.
- Bình luận


+ Trong cuộc sống, mỗi người đều có ước muốn, mục đích để vươn tới. Trên con
đường vươn tới mục đích, bạn có thể bị thất bại do nhiều ngun nhân…
+ Điều quan trọng là đứng trước thất bại chúng ta không bỏ cuộc, dũng cảm đương
đầu với thử thách, biết đứng dậy làm lại từ đầu thì sẽ có động lực, niềm tin…
+ Câu nói của Nick đã đánh thức dậy lòng dũng cảm, sự tự tin trong mỗi chúng ta để
mạnh dạn đối mặt với những thử thách của cuộc đời. Sức mạnh tinh thần lớn lao có thể
giúp con người vượt qua được những giới hạn của cuộc sống như một kỳ tích. “Nơi
nào có ý chí, nơi đó có con đường”
- Chứng minh: nêu dẫn chứng phù hợp, từ thực tiễn cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Câu nói bao hàm một quan niệm sống tích cực và là lời khuyên đúng đắn: Hãy làm
lại sau mỗi lần thất bại, không bỏ cuộc, hãy dũng cảm, lạc quan, nỗ lực vươn lên,
không đầu hàng số phận… Bản lĩnh thép sẽ dẫn bước thành công.
+ Trả lời Nick: Bạn sẽ làm lại nếu bạn thất bại? Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ?
(HS cần liên hệ với tinh thần cầu tiến)
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
(giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Khơng đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy

nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Khơng có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; khơng có quan điểm và thái độ
riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
-----------------HẾT----------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
Trường THPT Phan Đình Phùng
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 12

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Đề bài:
Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: “Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá
trị tức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền
vững”. Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
----------------- Hết ----------------Giám thị coi thi khơng giải thích gì thêm
2. Đáp án và biểu điểm:
LÀM VĂN (3.0 điểm)

Làm
văn


Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: “Để sống được hàng ngày tất nhiên
phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có
cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền vững”. Viết một bài
văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

3.0

a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
- Lập luận chặt chẽ, văn có hình ảnh, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có chính
kiến, có tính biểu cảm. Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…
- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ…
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng
cần đạt được các ý sau :
Giải thích ý kiến
- Giá trị tức thời: là những giá trị vật chất và tinh thần chưa trải qua thử
thách, sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, thoả mãn
những nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là những giá trị rất cần
thiết vì thiếu nó con người khơng thể tồn tại.
0.5
- Giá trị bền vững: Chỉ những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sàng lọc
của thời gian, có ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hoá, đạo lí của dân
tộc và nhân loại như: tinh thần yêu nước, lịng nhân ái, tình cảm tri ân, sự
ngay thẳng trong sạch, thẩm mỹ tinh tế… Đây là những giá trị quan trọng
giúp con người sống có phẩm hạnh, cốt cách.


Ý kiến này có hai khía cạnh: Con người cần có những giá trị tức thời để
duy trì cuộc sống, cũng rất cần những giá trị bền vững để sống có ý nghĩa.


Bàn luận
- Muốn tồn tại con người cần phải tạo ra và nhờ vào những giá trị tức thời.
Tuy nhiên nếu quá coi trọng những giá trị đó, con người sẽ bị chi phối bởi
lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước
mắt.
- Để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, con người nhất định phải vươn tới những
giá trị tinh thần tốt đẹp. Tuy nhiên, cốt cách, phẩm giá con người khơng thể
có tức thời trong ngày một ngày hai, mà đó là kết quả của q trình học tập,
rèn luyện, bồi đắp lâu dài về tâm hồn, trí tuệ, hành động. Đó cũng là cách để
con người có một cuộc sống bền vững, không chỉ giới hạn trong thời gian
đời người mà còn trong sự ghi nhận lâu dài của cộng đồng.

2.0

- Những giá trị tức thời, nếu có ý nghĩa tích cực, được xã hội đón nhận, gìn
giữ, lưu truyền sẽ trở thành những giá trị bền vững. Trong khi đó, có những
giá trị đã được hình thành từ lâu, qua thực tiễn khơng cịn phù hợp, trở nên
lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải.

Bày tỏ quan điểm của bản thân
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của mỗi giá trị. Hình thành kĩ năng sống,
biết tiếp nhận hợp lí trước các giá trị của cuộc sống. Phải có bản lĩnh để
sống có phẩm giá, cốt cách dựa theo nền tảng những giá trị bền vững về văn
hóa, đạo lí của dân tộc và nhân loại.

* Lưu ý: HS có thể trình bày theo quan điểm riêng của mình, chứng minh
cho quan điểm sao cho hợp lí, thuyết phục, sát với thực tiễn, ...
*Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt tất cả các yêu cầu trên

0.5




×