Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại công ty CP Đồ hộp Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.7 KB, 67 trang )

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các doanh nghiệp hiện nay nguồn nhân lực là một nguồn lực rất quan
trọng. Tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn có được một đội ngũ nhân lực dồi
dào, có trình độ kĩ năng làm việc, luôn gắn bó với sự phát triển của doanh nghiệp. Để
có thể thu hút và giữ chân được người lao động ở lại làm việc cho doanh nghiệp thì
doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến người lao động. Một trong
những biện pháp đó là tiền lương. Tiền lương luôn là một vấn đề được cả người quản
lý doanh nghiệp và người lao động rất quan tâm. Tiền lương phù hợp sẽ giúp cho
người lao động yên tâm làm việc, tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng công
việc và nó cũng giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được nguồn lao động có trình
độ đến với doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao tiền lương có vai trò quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại công ty CP Đồ hộp Hạ Long em nhận thấy công ty
đã có quan tâm tới vấn đề xây dựng chính sách tiền lương, điều chỉnh chính sách tiền
lương cho phù hợp với quy định của nhà nước và điều kiện sản xuất kinh doanh của
công ty. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu các
hình thức trả lương trong công ty em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện các hình thức
trả công lao động tại công ty CP Đồ hộp Hạ Long”
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức trả công lao động.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiền lương của các cán bộ công nhân viên tại công ty
CP Đồ hộp Hạ Long.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra những vấn đề còn tồn tại của các hình thức trả công tại công ty.
- Tìm ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp phân tích dữ liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.


5. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề được chia làm ba phần:
Phần I: Những vấn đề chung về trả công lao động trong Doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích và đánh giá công tác trả công lao động tại công ty CP
Đồ hộp Hạ Long.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
1
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả công lao
động tại công ty CP Đồ hộp Hạ Long.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
2
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Khái niệm về tiền lương là một trong những khái niệm cơ bản, đầu tiên cần
phải làm rõ khi chúng ta nghiên cứu về công tác trả công lao động trong doanh
nghiệp. Tiền lương chính là thù lao cơ bản mà người lao động nhận được trên cơ sở
mức độ hoàn thành công việc của mình. Theo điều 55 của Bộ luật lao động ban hành
năm 1994 thì tiền lương được định nghĩa là: “Tiền lương của người lao động do hai
bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất
lượng và hiệu quả công việc. Mức lương mà người lao động nhận được không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định”.
Theo giáo trình Quản trị nhân lực của Th. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Quân thì tiền lương và tiền công được định nghĩa như sau:
Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường
xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lương thường được trả cho

cán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật.
Tiền công là số tiền trả cho người lao động tùy thuộc vào số lượng thời gian
làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tùy thuộc
vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công thường được trả cho công nhân
sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng…
Tuy nhiên trong thực tế thì hai thuật ngữ này đều dùng để chỉ phần thù lao cơ
bản, cố định mà người lao động nhận được trong tổ chức.
1.1.2. Bản chất của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh giá cả của sức lao động,
được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền lương do người sử dụng lao
dộng trả cho người lao động sau quá trình làm việc thông qua sự thỏa thuận. Tiền
lương trong các nền kinh tế khác nhau cũng mang bản chất khác nhau. Trong nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa, C.Mac chỉ rõ tiền lương là giá cả sức lao động, biểu hiện ra
bên ngoài như giá cả lao động. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì tiền
lương là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
3
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
phân phối một cách có kế hoạch cho công nhân viên căn cứ vào số lượng, chất lượng
lao động mà họ cống hiến. Trong nền kinh tế thị trường thì tiền lương là số lượng
tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động
mà họ hao phí trên cơ sở thỏa thuận.
1.1.3. Chức năng của tiền lương
Tiền lương có nhiều chức năng khác nhau nhưng trong phạm vi đề tài này
chúng ta chỉ nghiên cứu bốn chức năng cơ bản nhất của tiền lương.
Thứ nhất, tiền lương có chức năng thước đo giá trị. Tiền lương là giá cả sức
lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của
giá trị sức lao động. Vì vậy tiền lương phải phản ánh được giá trị sức lao động, sức
lao động là khả năng làm việc của con người thể hiện qua thể lực và trí lực. Khi giá
trị sức lao động thay đổi thì tiền lương cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp để

phản ánh giá trị của sức lao động một cách chính xác nhất.
Thứ hai, tiền lương có chức năng tái sản xuất sức lao động tức là tái tạo lại
sức lao động đã mất trong quá trình sản xuất. Trong quá trình lao động người lao
động phải tiêu hao một lượng sức lực nhất định để có thể tạo ra những sản phẩm như
mong muốn. Để bù đắp lại quá trình tiêu hao đó thì người lao động phải cung cấp
năng lượng cho cơ thể để có thể tiếp tục lao động. Vì vậy tiền lương thì tiền lương
phải đáp ứng được yêu cầu là duy trì mức sống, đáp ứng được các nhu cầu cần thiết
của người lao động nếu không sức lao động của họ sẽ bị giảm sút ảnh hưởng tới hiệu
quả làm việc.
Thứ ba, tiền lương có chức năng kích thích sản xuất. Tiền lương khi đã đủ để
đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động, đảm bảo chức năng tái sản xuất sức lao
động thì nó còn kích thích sản xuất. Nếu tiền lương được trả đúng theo kết quả làm
việc của người lao động, đảm bảo công bằng thì người lao động sẽ yên tâm làm việc
và đầu tư nhiều hơn cho công việc khi đó tiền lương sẽ kích thích sản xuất. Nhà quản
lý phải biết áp dụng chức năng này như một đòn bẩy kinh tế phục vụ hoạt động
SXKD.
Thứ tư, tiền lương có chức năng tích lũy. Người lao động không chỉ tiêu dùng
cho các nhu cầu hàng ngày mà còn phải tiêu dùng trong những lúc ốm đau hay khó
khăn trong cuộc sống. Vì vậy tiền lương không chỉ đủ cho tiêu dùng cơ bản mà còn
phải đủ một phần dành cho việc tích lũy cho tương lai.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
4
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
1.1.4. Các nguyên tắc trong công tác trả lương
1.1.4.1. Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo lao động “làm theo
năng lực, hưởng theo lao động”. Theo đó những lao động có trình độ, chất lượng
chuyên môn thực hiện một công việc như nhau với mức độ hoàn thành công việc
ngang nhau thì sẽ nhận được mức lương ngang nhau mà không phân biệt tuổi tác,
giới tính, tôn giáo, … Thực hiện nguyên tắc này giúp cho doanh nghiệp có thể đảm

bảo được tính công bằng trong tổ chức.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc
độ tăng năng suất lao động
Tiền lương bình quân tăng chủ yếu là do tăng năng suất lao động với các yếu
tố như nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt thời gian tổn thất cho lao động. Năng
suất lao động tăng ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố trên còn phụ thuộc vào: cải
tiến quy trình sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ mới, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, …Do đó, tăng năng suất lao động có cơ sở khách quan để tăng nhanh
hơn tiền lương bình quân. Khi đảm bảo thực hiện được nguyên tắc này thì sẽ giúp
cho doan nghiệp trong việc giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.1.4.2. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các
ngành, các vùng và các đối tượng trả lương khác nhau
Theo nguyên tắc này thì khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau thì
phải được trả lương khác nhau. Do đặc điểm của từng ngành trong nền kinh tế, mức
độ quan trọng, địa điểm làm việc, điều kiện lao động, …mà tiền lương được trả khác
nhau cho phù hợp. Vì vậy khi trả lương phải đảm bảo sự hợp lý giữa mức lương của
những người có cùng trình độ đào tạo làm trong các ngành nghề khác nhau để khuyến
khích họ làm việc và nguyên tắc này cũng là một biện pháp mà nhiều doanh nghiệp
đang áp dụng để giữ chân nhân viên.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác trả lương
1.1.5.1. Các yếu tố thuộc về xã hội và nhà nước
Hiện nay hội nhập quốc tế là xu thế chung toàn cầu, một quốc gia muốn phát
triển cần mở cửa và hội nhập với bên ngoài vì vậy tình hình biến động của kinh tế thế
giới cũng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước. Ở trong mỗi quốc gia thì
tình hình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự ổn định của nền kinh tế
cũng có ảnh hưởng đến công tác trả công lao động. Khi mức tăng trưởng kinh tế cao,
nguồn lực nhà nước dồi dào thì nhà nước sẽ tiến hành tăng lương để cải thiện đời
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
5
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc

sống cho nhân dân. Ngoài ra sự phát triển của luật pháp đặc biệt là luật lao động cũng
có ảnh hưởng tới việc trả công lao động.
1.1.5.2. Các yếu tố thuộc về thị trường
Tình hình cung cầu lao động trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan
trọng nhât có ảnh hưởng tới tiền lương mà người lao động nhận được. Cung, cầu lao
động thay đổi dẫn tới sự thay đổi giá cả sức lao động do đó thay đổi tiền lương mà
người lao động nhận được. Nếu Cung bé hơn Cầu thì giá cả sức lao động cao, ngược
lại thì giá cả sức lao động thấp. Mức lương thịnh hành trên thị trường cũng ảnh
hưởng tới công tác trả công lao động. Mức lương trả cho người lao động phải mang
tính cạnh tranh, tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mà người chủ doanh nghiệp sẽ
lựa chọn mức lương ngang bằng, thấp hơn hay cao hơn mức lương thịnh hành trên thị
trường để trả cho người lao động. Ngoài ra sự biến động giá cả thị trường sẽ làm ảnh
hưởng đến tiền lương. Giá cả sức lao động thay đổi gắn liền với sự thay đổi của giá
cả các tư liệu sinh hoạt khác. Nếu giá cả tư liệu sinh hoạt cũng tăng cao, tỉ lệ lạm phát
cao thì dù có tăng lương cho người lao động nhưng tiền lương thực tế họ nhận được
cũng không tăng là bao.
1.1.5.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức
Tổ chức là nơi mà người lao động làm việc và hưởng các chính sách đãi ngộ
của tổ chức. Chính sách đãi ngộ được thể hiện thông qua quy chế trả lương, mức
lương mà người lao động nhận. Ngoài tiền lương nhận được họ còn nhận được khả
năng tăng lương, khả năng thăng tiến trong công việc, các chính sách hỗ trợ khác, …
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức làm cho tiền lương mà người
lao động nhận được thay đổi. Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phát triển, ổn
định thì tiền lương mà người lao động nhận được cũng ổn định và có xu hướng tăng
lên. Ngoài ra khi CBCNV trong doanh nghiệp đều có trình độ phù hợp với công viêc,
được bố trí sắp xếp công việc phù hợp thì sẽ tạo ra một tập thể mạnh tác động tích
cực vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để
tiền lương của người lao động tăng lên.
1.1.5.4. Các yếu tố thuộc về người lao động
Trình độ chuyên môn, khả năng hoàn thành công việc chính là yếu tố quan

trọng thuộc về người lao động có ảnh hưởng tới tiền lương mà họ nhận được. Người
lao động có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc tốt,… thì sẽ
được trả lương cao. Ngoài ra mức độ hoàn thành công việc của người lao động càng
lớn, chất lượng hoàn thành cao thì mức lương họ nhận được cũng cao. Thâm niên
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
6
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
công tác cũng là một yếu tố được xét tới khi trả lương cho người lao động. Nếu công
tác trong một lĩnh vực nào đó lâu năm thì người lao động cống hiến càng nhiều và
hiểu sâu hơn về công việc họ thực hiện vì vậy họ rất giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên
thâm niên chỉ là một yếu tố được xem xét tới chứ không phải cứ thâm niên cao là
được trả lương cao vì còn phải căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, hiệu quả
làm việc.
1.1.5.5. Các yếu tố thuộc về công việc
Các yếu tố thuộc về công việc chính là khối lượng công việc, mức độ phức tạp
của công việc và phạm vi công việc. Khi khối lượng công việc càng nhiều và mức độ
phức tạp cao, phạm vi công việc rộng thì người lao động cần phải bỏ ra nhiều công
sức và chất xám để hoàn thành chúng. Do vậy mà mức tiền lương họ nhận được phải
tương xứng với những gì họ bỏ ra.
1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
1.2.1.1. Căn cứ trả lương theo thời gian
Căn cứ trả lương theo thời gian là thời gian làm việc thực tế của công việc đã
được xác định với điều kiện người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện
công việc tối thiểu đã được xây dựng từ trước.
1.2.1.2. Đối tượng trả lương theo thời gian
Việc trả lương theo thời gian được áp dụng đối với những công việc khó xác
định mức cụ thể như công việc của cán bộ quản lý, sửa chữa, phục vụ. Các công việc
mà năng suất chất lượng phụ thuộc vào máy móc. Những công việc yêu cầu độ chính
xác cao mà việc trả lương theo sản phẩm không đảm bảo chất lượng và hiệu quả công

việc. Hoặc hình thức trả lương này áp dụng đối với các hoạt động cần đảm bảo tuyệt
đối về mặt chất lượng như thí nghiệm, …
1.2.1.3. Các chế độ trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian có hai chế độ là trả lương theo thời gian
giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng.
a) Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn
Chế độ này trả lương theo mức tiền lương hàng ngày (hoặc giờ) của công
việc và số ngày (hoặc giờ) làm việc thực tế.
Công thức:
TLtgi=MLi×Ttt
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
7
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Trong đó:
TLtgi: Tiền lương nhận được của công nhân bậc i
MLi: Mức lương của công nhân bậc I (theo giờ, ngày hoặc tháng)
Ttt: Thời gian thực tế làm việc của công nhân (giờ, ngày hoặc tháng)
Mức độ chính xác giảm dần từ: trả lương theo giờ, theo ngày, theo tháng
b)Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng
Chế độ này trả lương theo thời gian đơn giản cộng thêm với tiền thưởng
Công thức tính:
TLi=TLtgi + Thưởng
Trong đó:
TLi: tiền lương nhận được của công nhân bậc i
Tltgi: tiền lương theo thời gian của công nhân bậc i
Thưởng: là khoản tiền có thể tính cho tất cả các sản phẩm được sản xuất, cũng
có thể được tính cho số sản phẩm vượt mức hoặc cho mức độ hoàn thành công việc
xuất sắc.
1.2.1.4. Kết quả trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh

nghiệp. Do áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên đã hình thành quỹ lương
thời gian, số CBCNV hưởng lương thời gian, tiền lương thời gian bình quân
Ưu điểm: dể hiểu, dễ quản lý và giải thích cho người lao động.
Nhược điểm: tiền lương mà người lao động nhận được không liên quan trực
tiếp đến sự đóng góp của họ trong một chu kỳ thời gian cụ thể. Do đó không khuyến
khích được công nhân sử dụng hiệu quả thời gian làm việc.
Tuy nhiên nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian giản đơn có thể
được khắc phục bằng chế độ trả lương theo thời gian có thưởng.
1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
1.2.2.1. Điều kiện trả lương theo sản phẩm
Muốn tiến hành trả lương theo sản phẩm thì doanh nghiệp phải có những điều
kiện sau:
- Phải xây dựng được các mức lao động có căn cứ khoa học vì các mức này
chính là căn cứ để tính đơn giá tiền lương, mức lao động cũng là căn cứ để nghiệm
thu sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo đúng định mức đặt ra từ đó tính được số
sản phẩm đạt năng suất của người lao động. Mức lao động có thể được xây dựng
dưới dạng mức sản lượng, mức thời gian, mức phục vụ và mức định biên.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
8
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
- Tổ chức tốt công tác phục vụ nơi làm việc để giảm thời gian ngừng việc
không đáng có của công nhân.
- Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm vì đây
chính là quyền lợi của người lao động và nó ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lương mà
họ nhận được.
- Làm tốt công tác đánh giá thực hiện công việc và công tác tuyên truyền giáo
dục ý thức trách nhiệm cho người lao động nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn
lao động, …
1.2.2.2. Căn cứ trả lương theo sản phẩm
Việc trả lương theo sản phẩm căn cứ vào số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất

ra và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Số lượng sản phẩm phải được
tính là đã đảm bảo chất lượng. Đơn giá sản phẩm chính là số tiền quy định để trả cho
công nhân khi làm ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng.
1.2.2.3. Đối tượng trả lương theo sản phẩm
Đối tượng hưởng lương theo sản phẩm là những người làm những công việc
có thể định mức được, các công việc có tính lặp đi lặp lại và không đòi hỏi trình độ
lành nghề cao, các công việc mà năng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực
của người lao động.
1.2.2.4. Các chế độ trả lương theo sản phẩm
a)Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà mỗi công nhân tạo ra để trả
lương cho họ. Chế độ trả lương này thường áp dụng với những công việc có thể định
mức được, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm 1 cách cụ thể và tách biệt đối với từng
người.
Công thức tính:
TL = ĐG×Qtt
ĐG = L : Q = L×T
Trong đó:
TL: tiền lương tính theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân
ĐG: đơn giá sản phẩm
Qtt: số lượng sản phẩm thực tế được nghiệm thu
L: mức lương cấp bậc công việc
Q: mức sản lượng
T: mức thời gian (tính theo giờ)
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
9
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Ưu điểm: Kích thích công nhân cố gắng nâng cao năng suất lao động cá nhân.
Nhược điểm: Hạn chế tính tập thể, công nhân ít quan tâm tới việc sử dụng tiết
kiệm nguyên vật liệu, sử dụng máy móc hiệu quả, …

b)Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể
Việc trả lương căn cứ vào kết quả hoàn thành công việc của cả nhóm. Trên cơ
sở đó sẽ tiến hành chia lương cho từng người lao động thuộc tổ, nhóm đó.
Công thức tính:
TL=ĐG×Qtt
ĐG=∑Li:Q hoặc ĐG = ∑Li×Ti hoặc ĐG = L×T
Trong đó:
TL: tiền lương thực lĩnh của cả nhóm
ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm tập thể
Qtt: số lượng sản phẩm thực tế nghiệm thu
∑L: tổng mức lương cấp bậc của cả nhóm
Q: mức sản lượng của cả nhóm
Li: lương cấp bậc của công việc bậc i
Ti: mức thời gian của công việc bậc i
n: số công việc trong tổ
L: mức lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ
T: mức thời gian của sản phẩm
Việc phân phối tiền lương được tiến hành theo hai phương pháp: phương pháp
hệ số điều chỉnh và phương pháp giờ - hệ số.
Ưu điểm: Khuyến khích công nhân nâng cao tinh thần tập thể, hợp tác nhóm
để có hiệu quả cuối cùng tốt nhất.
Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không liên quan trực tiếp đến tiền
lương của họ vì vậy đòi hỏi việc chia lương phải chính xác mới có tác dụng tích cực.
c) Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Chế độ này được áp dụng đối với công nhân phục vụ cho công nhân chính làm
lương sản phẩm mà kết quả làm việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả làm việc
của công nhân chính.
Công thưc tính:
TL = ĐG×Q1 ĐG = L:(M×Q)
Trong đó:

TL: tiền lương thực lĩnh của công nhân phục vụ
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
10
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Q1: sản lượng thực tế của công nhân chính làm lương sản phẩm
ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp
L: lương cấp bậc công nhân phụ
M: số máy phục vụ cùng loại
Q: mức sản lượng của công nhân chính làm lương sản phẩm
Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phụ phục vụ công nhân chính tốt hơn góp
phần tăng năng suất lao động
Nhược điểm: Do không có sự phụ thuộc quá rõ ràng giữa năng suất của công
nhân chính và sự phục vụ của công nhân phụ nên có thể làm giảm sự cố gắng của
công nhân phụ
d)Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng
Chế độ này áp dụng theo đơn giá cố định và tiền thưởng sẽ phụ thuộc vào mức
độ hoàn thành mức sản lượng
Công thức tính:
TLsp + TLsp×(m+h)
TLtt =
100
Trong đó:
TLsp: tiền lương sản phẩm theo đơn giá cố định
m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng
Ưu điểm: Khuyến khích người lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động
vượt mức đề ra.
Nhược điểm: Điều kiện thưởng, chỉ tiêu thưởng phải được quy định rõ ràng
nếu không sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý.
e) Chế độ lương khoán

Chế độ này được áp dụng đối với những công việc cần phải giao cả một khối
lượng công việc và yêu cầu hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc
những công việc cần hoàn thành nhanh, khó kiểm tra, khó theo dõi. Chế độ này được
áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể. Trong sản xuất thì chỉ tiêu khoán thường là khối
lượng công việc và đơn giá khoán là cho một đơn vị công việc hay cả khối lượng
công việc. Trong kinh doanh thì chỉ tiêu khoán thường là doanh thu. Việc tính lương
cho người lao động trong chế độ này phụ thuộc vào đối tượng nhận khoán. Nếu đối
tượng nhận khoán là tập thể thì cách tính đơn giá và cách chia lương giống như trong
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
11
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể. Nếu đối tượng nhận khoán là cá nhân thì đơn
giá khoán là đơn giá tính cho đơn vị công việc được giao khoán.
Ưu điểm: Khuyến khích người lao động sáng tạo trong công việc để đẩy
nhanh tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng hoàn thành công việc.
Nhược điểm: Khó khăn trong việc xác định đơn giá khoán, việc kiểm tra,
nghiệm thu sản phẩm.
1.2.2.5. Kết quả trả lương theo sản phẩm
Do áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm nên sẽ hình thành quỹ lương
sản phẩm, số CBCNV hưởng lương sản phẩm và tiền lương sản phẩm bình quân.
Ưu điểm: Thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Việc tính
toán không quá phức tạp, dễ giải thích với người lao động
Nhược điểm: Do dễ bị sa đà vào việc vượt mức số lượng sản phẩm được giao
mà người lao động bỏ qua việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo quản máy móc
trang thiết bị. Nhiều trường hợp người lao động không muốn nhận những công việc
khó vì sợ không vượt được mức lao động.
1.3. HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
1.3.1. Trả công lao động đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động không chỉ là chi phí đối

với doanh nghiệp mà còn là thu nhập đối với người lao động. Doanh nghiệp trả lương
cho người lao động là trả cho những đóng góp, công sức mà họ bỏ ra để cống hiến
cho doanh nghiệp, đồng thời tiền lương cũng để tái sản xuất sức lao động. Để người
lao động có đầy đủ trí lực và thể lực để tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp.Nếu
doanh nghiệp trả lương xứng đáng cho người lao động thì người lao động sẽ yên tâm
làm việc, cố gắng trong lao động từ đó làm cho quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên trong thực tế thì doanh
nghiệp muốn giảm tiền lương còn người lao động lại muốn tăng lương. Vì vậy cần
phải xác định lại hiệu quả của tiền lương tức là xem xét xem 1 đồng tiền lương doanh
nghiệp bỏ ra thì sẽ thu lại được bao nhiêu. Nếu giải quyết được vấn đề này thì doanh
nghiệp sẽ trả cho người lao động mức lương chính xác góp phần làm cho doanh
nghiệp ngày càng phát triển.
1.3.2. Trả công lao động với đời sống người lao động trong doanh nghiệp
Tiền lương chính là một khoản thu nhập chính của người lao động, nó ảnh
hưởng rất nhiều tới cuộc sống của họ. Tiền lương phải đủ đáp ứng nhu cầu sống tối
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
12
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
thiểu của người lao động, đồng thời phải để giành được một phần tích lũy đề phòng
lúc ốm đau, khó khăn. Nếu tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động thấp
hơn mức trung bình trên thị trường hoặc không đáp ứng được mức sống tối thiểu thì
người lao động sẽ có thể làm thêm công việc khác hoặc rời bỏ doanh nghiệp để tìm
công việc được trả lương cao hơn. Ngược lại người lao động sẽ gắn bó với doanh
nghiệp, cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Tiền lương trả cho người lao động
ngoài việc căn cứ dựa trên năng suất lao động, chất lượng hoàn thành công việc còn
phải căn cứ vào điều kiện sống, mức sống bình quân ở nơi người lao động làm việc.
1.3.3. Trả công lao động đối với tâm tư, nguyện vọng của người lao động
Tiền lương rất quan trọng đối với người lao động nhưng trên thực tế có nhiều
doanh nghiệp trả lương cao nhưng người lao động lại không muốn gắn bó lâu dài. Đó
là do ngoài vấn đề tiền lương thì người lao động còn quan tâm tới các vấn đề khác

như cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, chế độ phúc lợi xã hội, … Vì vậy ngoài
việc trả lương hợp lý cho người lao động thì doanh nghiệp cần quan tâm tới tâm tư
nguyện vọng của người lao động nhiều hơn để có thể hiểu rõ hơn người lao động, tạo
điều kiện cho họ hoàn thành tốt hơn công việc.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
13
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
PHẦN II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CP ĐỒ HỘP HẠ LONG
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CP ĐỒ HỘP HẠ
LONG ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty CP Đồ hộp Hạ Long
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty CP Đồ hộp Hạ Long là doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào
năm 1957 với cái tên là Công ty Đồ hộp Hạ Long. Công ty được cổ phần hóa theo
quyết định sô 256QĐ – TTg ngày 31 – 12 – 1998 của Thủ tướng Chính Phủ. Công ty
được Sở kế hoạch và Đầu tư T.p Hải Phòng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số
055595 ngày 05 – 03 – 1999. Công ty là một trong những công ty đầu tiên cổ phần
hóa và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, công ty được Ủy ban chứng
khoán Nhà nước cấp giấy phép số 08/GPPH ngày 03 – 10 – 2001.
Công ty CP Đồ hộp Hạ Long sản xuất kinh doanh các thực phẩm đóng hộp;
sản xuất chế biến các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm; sản xuất các chế
phẩm từ rong biển (Agar, Alginat); sản xuất chế phẩm đặc biệt có nguồn gốc tự nhiên
như dầu gan cá, Chitosan…; sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến và thực
phẩm tươi sống; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm đặc sản và thức ăn
nhanh; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thức ăn chăn nuôi; liên doanh, cho thuê
mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác; kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu: các loại thủy, hải sản, súc sản đông lạnh, thực phẩm đồ hộp, hàng công
nghệ phẩm. Nhập khẩu: các thiết bị, vật tư nguyên liệu, hóa chất, công nghệ phẩm

phục vụ sản xuất kinh doanh. Kinh doanh xăng dầu, ga và khí hóa lỏng. Hiện nay
công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã được đăng ký
trong giấy phép kinh doanh được cấp.
2.1.1.2. Thị trường hàng hóa dịch vụ
Trong nước: Halong Canfoco có độ bao phủ thị trường trong cả nước, tuy
nhiên các sản phẩm chủ lực tập trung chủ yếu ở miền Bắc.
Nước ngoài: Công ty có các thị trường truyền thống như Hồng Kông, Áo,
Đức, Đài Loan đồng thời công ty đang hướng tới các thị trường tiềm năng như: Mỹ,
Trung Đông, …Công ty có hai code xuất khẩu cá hộp vào thị trường EU (DH40 và
DH203).
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
14
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Về hệ thống phân phối: Công ty có các chi nhánh tại các thành phố Hải Phòng,
Hà Nội, Đà Nẵng, T.p HC M để tổ chức và phân phối hàng của công ty sản xuất đến
các đại lý và người tiêu dùng.
Trong những năm qua, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chế
biến trong nước đã tăng mạnh làm tăng thêm tính cạnh tranh của các nhà cung cấp
thực phẩm chế biến trên thị trường nội địa. Mặt khác, Halong Canfoco đang tiếp tục
đầu tư nâng cao năng lực sản xuất cả về công nghệ, trang thiết bị và nhà xưởng, đẩy
mạnh nghiên cứu cải tiến đưa ra thị trường các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng, mở rộng thêm thị trường để tăng thị phần gia tăng doanh số, đảm bảo sự phát
triển bền vững cho công ty.
2.1.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 2.1: Tài sản của công ty
(Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2008)
Mã số Chỉ tiêu 31/12/2008 (VNĐ)
100 A. Tài sản ngắn hạn 111,758,839,968
110 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 4,667,685,155
120 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 6,244,361,500

130 3. Các khoản phải thu 22,997,882,064
140 4. Hàng tồn kho 76,783,089,928
150 5. Tài sản ngắn hạn khác 1,065,821,321
200 B. Tài sản dài hạn 44,740,901,216
220 1. Tài sản cố định 42,939,916,252
240 2. Bất động sản đầu tư 1,251,871,607
270 3. Tài sản dài hạn khác 549,113,357
280 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 156,499,741,184
Các trang thiết bị sử dụng trong sản xuất, làm việc thường ngày đều được
công ty trang bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại vì thế đã đáp ứng được nhu cầu của sản
xuất, tiến độ ghi trong hợp đồng.
Có thể kể tới một số máy móc đang được sử dụng trong các phân xưởng sản
xuất như: máy trộn thịt, máy cắt thịt, máy xay, nồi hơi, nồi nấu Agar, …
Bảng 2.2: Doanh thu, lợi nhuận của công ty qua các năm 2004 – 2008
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008
Doanh thu (tỷ VNĐ) 190.425 191.543 204.611 309.680 418.973
Lợi nhuận (tỷ VNĐ) 2.794 7.346 8.330 10.051 12.052
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
15
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Bảng 2.3: Doanh số và lợi nhuận năm 2008
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch
% so với
cùng kỳ
% so với
KH
I - Doanh thu 1000đ 418,973,927 135.29 118.02
1. DT hàng công ty 1000đ 234,595,514 122,00 106.64

Trong đó hàng xuất khẩu
USD
1,136,074
(18,835,349,000VNĐ)
61.67 56.8
II - Lợi nhuận
1. Trước thuế 1000đ 14,476,299 116.51 82.72
2. Sau thuế 1000đ 12,052,735 130.32 86.09
III - Lợi nhuận/VĐL 1000đ VĐL: 50,000,000
1. Trước thuế % 28.95 - -
2. Sau thuế (thuế suất 25%) % 24.1 - -
Trong năm 2008 tình hình kinh tế Thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng trực
tiếp tới việc tổ chức SXKD của công ty. Cụ thể là:
- Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng là lúc
kinh tế Thế giới lâm vào khủng hoảng.
- Thị trường chứng khoán giảm mạnh, biến động làm giá cổ phiếu của các
Công ty niêm yết bị mất giá và cổ phiếu của công ty (mã chứng khoán: CAN) cũng
không phải ngoại lệ.
- Thị trường cá ngừ thế giới giảm mạnh do việc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
gây ra, khách hàng thắt chặt chi tiêu, xuất khẩu mặt hàng này bị kìm hãm.
Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng công ty vẫn thực hiện được một số
chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 như sau:
Tổng doanh thu toàn công ty đạt: 418,973 tỷ đồng, tăng 35.29% so với cùng
kỳ năm 2007, vượt kế hoạch 18.02%. Doanh thu hàng công ty sản xuất cũng tăng
trưởng cao: tăng 22% so với cùng kỳ 2007 và vượt kế hoạch năm 2008 là 6.64%.
Duy chỉ có hàng xuất khẩu bị giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nên chỉ đạt được 56.8% kế hoạch năm 2008 và bằng 61.67% so với cùng kỳ 2007.
Ngoài ra sản lượng một số mặt hàng chính: thịt xay, thịt hấp đều ổn định và
tăng trưởng bình quân 18% so với cùng kỳ 2007 và tăng 11% so với kế hoạch 2008.
Pate gan tăng 47.93% so với cùng kỳ 2007 và tăng 24.21% so với kế hoạch năm 2008.

Riêng đồ hộp cá ngừ do cắt giảm xuất khẩu nên về mặt sản lượng chỉ đạt 92% so với
cùng kỳ 2007 và đạt 87.64% kế hoạch năm 2008. Sản phẩm xúc xích tiệt trùng tăng
trưởng 4.6% so cùng kỳ 2007 nhưng chỉ đạt 88.58% so kế hoạch năm 2008.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
16
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
2.1.1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức của công ty

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng giám đốc: thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được ghi trong điều lệ
của công ty. Chỉ đạo toàn diện các công tác điều hành sản xuất kinh doanh và hoạt
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
17
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QT
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GĐ
Tiểu ban chiến
lược và đầu tư
Tiểu ban nhân
sự
Tiểu ban tài
chính
Tiểu ban công bố
thông tin
PHÓ TỔNG GĐ
SẢN XUẤT
GĐ TÀI

CHÍNH
GĐ TT
R&D
GĐ CƠ
DIỆN
LẠNH- ĐT
Phòng
Mar và hỗ
trợ bán
hàng Chi
nhánh Hà
Nội, Đà
Nắng, Hải
Phòng, Tp
HCM
Phòng kế
toán tài
chính,
Ban kiểm
toán nội
bộ
Phòng
TCHC
P. BVQS
P.
XNK&TTĐB
P. CNƯD-
QLCL
P. KHCƯ
Xưởng chế

biến 1
Xưởng 2
Xưởng 3
Xưởng 4
Xưởng 6
Trường mầm
non, Công
Đoàn
Trung tâm
nghiên cứu
và phát
triển sản
phẩm
(R&D
centre)
Phòng kĩ
thuật cơ
điện,
ngành
lạnh.
Ngành giấy
in. Xưởng
cơ điện
năng
lượng. Ban
quản lý
môi
trường,
ban quản
lý dự án

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
động tài chính của toàn công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị (HĐQT).
Ban giám đốc quyết định điều động, sắp xếp, biên chế, tổ chức bộ máy sản xuất quản
lý điều hành trong các quá trình sản xuất kinh doanh.
Phó tổng giám đốc sản xuất: là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác
quản lý, sử dụng bảo quản vật tư, máy móc thiết bị, theo dõi việc thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh. Thay mặt tổng giám đốc điều hành các hoạt động của công ty
khi tổng giám đốc đi vắng. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do tổng giám đốc giao
phó.
Giám đốc tài chính: là người giúp việc cho Giám đốc điều hành các vấn đề
liên quan tới hoạt động tài chính kế toán của toàn công ty và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
Giám đốc trung tâm R&D (Research & Develop): có nhiệm vụ chính là
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu thử nghiệm và đưa sản phẩm mới
vào sản xuất thử. Chỉ đạo xây dựng các quy trình, quy phạm sản xuất sản phẩm, quy
trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Giám đốc cơ điện lạnh: giúp việc cho Giám đốc, đảm nhận quản lý máy móc
thiết bị điện trong toàn công ty, có nhiệm vụ xử lý nhanh, chính xác, an toàn các sự
cố điện xảy ra trong quá trình sản xuất.
Phòng Marketing: tham mưu giúp việc cho Giám đốc về việc tung sản phẩm
mới ra thị trường, chủ động tìm kiếm và khai thác các thị trường mới nhằm mở rộng
thị phần, đồng thời giữ vững những thị trường đang có, đẩy mạnh xúc tiến bán hàng
nhằm mang lại doanh thu cao nhất cho công ty.
Phòng kế toán tài chính: tham mưu giúp việc cho Giám đốc quản lý tài chính
theo đúng nguyên tắc, chế độ tài chính kế toán theo đúng quy định của pháp luật và
nhà nước. Chủ động khai thác nguồn vốn đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh, kiểm
tra giám sát hoạt động của tiền vốn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Căn cứ tình
hình sản xuất kinh doanh, tiến hành cân đối các quỹ tài chính như: quỹ khen thưởng,
quỹ đầu tư xây dựng, quỹ tiền lương, … Đảm bảo cung cấp đầy đủ vốn cho công tác
xây dựng và phát triển công ty.

Phòng Tổ chức – Hành chính: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám
đốc công ty về một số nội dung sau: tổ chức biên chế, tuyển dụng, đào tạo, đảm bảo
các chế độ, chính sách cho người lao động, an toàn lao động, bảo hộ lao động, trực
tiếp đề bạt ý kiến và tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới quản lý con người.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
18
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác văn phòng, chịu trách nhiệm chăm lo
đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng kế hoạch cung ứng: có chức năng giúp việc cho Giám đốc về công tác
tìm kiếm việc làm và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, … bàn giao và hướng dẫn kế
hoạch hàng năm cho các phòng ban, cho các phân xưởng. Khi lập kế hoạch phải căn
cứ vào: kết quả thực hiện năm trước, năng lực sản xuất hiện có và khả năng tăng
năng suất cho năm kế hoạch, nhiệm vụ của cấp trên , các yếu tố thị trường và phương
hướng phát triển của công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ
phận sản xuất, phân xưởng về các nội dung liên quan tới nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị dùng trong sản xuất. Luôn theo dõi, nắm bắt sự biến động lên xuống của giá
cả trang thiết bị, nguyên vật liệu trên thị trường, đầu tư mua sắm các trang thiết bị
hiện đại, nâng cao khả năng tăng năng suất lao động, đảm bảo tiến độ thực hiện các
kế hoạch đề ra.
Dưới các phòng ban còn có các phân xưởng sản xuất. Hiện nay công ty đang
có 5 phân xưởng chính đang đi vào hoạt động: PX1 sản xuất đồ hộp; PX2 sản xuất đồ
đông lạnh; PX3 sản xuất bánh đa; PX4 sản xuất agar; PX 6 sản xuất xúc xích…
Công ty còn có các bộ phận phụ trợ phục vụ chung cho toàn công ty như: cơ
điện, lạnh, giấy in, …
* Một số nhận xét về bộ máy tổ chức quản lý của công ty:
Công ty CP Đồ hộp Hạ Long được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng
dưới sự điều hành và kiểm soát của ban giám đốc và HĐQT. Các phòng ban, bộ phận
trong công ty luôn có sự liên hệ thường xuyên, phối hợp với nhau nhằm nắm được
tình hình biến động trong công ty để từ đó có hướng giải quyết nhằm đảm bảo cho

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành một cách thông suốt.
Người điều hành trực tiếp các phòng ban là trưởng phòng, tiếp đến là phó
phòng chịu trách nhiệm các công việc trong phòng đồng thời chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của trưởng phòng. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám
đốc về các vấn đề do phòng mình phụ trách .
Ưu điểm của của mô hình này là Giám đốc nắm bắt và giám sát được toàn bộ
tình hình hoạt động của công ty thông qua các trưởng bộ phận nhưng mô hình này
cũng gây ra một số khó khăn là nó có thể hạn chế sự phối hợp giữa các phòng ban vì
mỗi phòng ban chỉ thực hiện những mảng công việc khác nhau và chỉ chịu trách
nhiệm báo cáo với Giám đốc.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
19
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Hạn chế: mặc dù đã có nhiều cố gắng song trong quá trình hoạt động cơ cấu
bộ máy quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế:
- Tình trạng xử lý thông tin còn chậm, chưa phát huy được tính sáng tạo của
các phòng ban, các phân xưởng trong công ty.
- Công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đến từng bộ phận còn yếu kém
do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng trong công ty.
2.1.2. Những đặc điểm về lao động ảnh hưởng tới công tác trả công lao động
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo giới tính
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2007 2008 2009
số lượng %
số
lượng
%
số

lượng
%
1 Nam Người 359 32.43% 362 32.64% 365 35.13%
2 Nữ Người 748 67.57% 747 67.36% 674 64.87%
3 Tổng Người 1107 100% 1109 100% 1039 100%
(Nguồn: phòng TC - HC)
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
2007 2008 2009
số lượng % số lượng % số lượng %
1 Thạc sỹ Người 1 0.09% 1 0.09% 1 0.10%
2 Đại học Người 170 15.36% 175 15.78% 176 16.94%
3 Trung cấp Người 195 17.62% 193 17.40% 190 0.1829
4 Sơ cấp Người 741 66.93% 740
66.73%
672 64.67%
5 Tổng Người 1107 100% 1109
100%
1039 100%
(Nguồn: phòng TC - HC)
Bảng 2.6: Tổng số lao động qua các năm
(ĐVT: Người)
STT Chỉ tiêu
2007 2008 2009
số lượng % số lượng % số lượng %
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
20
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
1 Lao động trực tiếp SX
764

69%
760
68.53%
703
67.66%
2 Ban giám đốc, kế toán trưởng
7
0.63%
6
0.54%
6
0.58%
3 Trưởng phó phòng
22
1.99%
23
2.07%
24
2.31%
4 Nhân viên phục vụ
88
7.95%
89
8.03%
83
7.99%
5 Khối trợ lý, thư ký
7
0.63%
6

0.54%
5
0.48%
6 Khối giám sát bán hàng
8
0.72%
8
0.72%
10
0.96%
7 Khối tiêu thụ
114
10.30%
113
10.19%
110
10.59%
8 Các đơn vị trực thuộc
97
8.78%
104
9.38%
98
9.43%
9 Tổng 1107 100% 1109 100% 1039 100%
(Nguồn: phòng TC - HC)
Theo bảng số liệu trên ta nhận thấy trong cơ cấu lao động của công ty thì tỷ lệ
Nữ chiếm áp đảo so với Nam, gần gấp đôi số Nam và chiếm 67.36% so với tổng số
lao động (năm 2008). Số lao động nam chỉ có 362 người chiếm 32.64% so với tổng
số lao động (năm 2008). Tỷ lệ giữa số lao động nam và nữ tại công ty cổ phần Đồ

hộp Hạ Long là tương đối hợp lý do tính chất đặc thù lĩnh vực sản xuất kinh doanh
của công ty là sản xuất, chế biến thực phẩm đóng hộp. Toàn công ty năm 2008 có
1109 cán bộ công nhân viên cho thấy công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long có quy mô
tương đối lớn, lượng lao động dồi dào, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng
khi cần. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các hợp
đồng
Phân tích cơ cấu lao động của công ty theo trình độ thì nhận thấy: số lượng
cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học gồm có 176 người, trong
đó số lao động có trình độ Đại học là 175 người chiếm 15.78% và số lao động có
trình độ trên Đại học (Thạc sĩ) chỉ có duy nhất một người chỉ chiếm 0.09% so với
tổng số. Lượng lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn trong toàn
công ty không thể hiện sự yếu kém về năng lực của đội ngũ nhân sự mà đây là một
cơ cấu lao động tương đối hợp lý. Vì đa phần đội ngũ lao động có trình độ Đại học
và trên Đại học nằm ở khối quản lý, lao động gián tiếp như Tổng giám đốc, giám
đốc, trưởng phó phòng ban, …Đồng thời số lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp lại
rơi nhiều vào khối lao động trực tiếp như công nhân.
2.1.3. Các đặc điểm về công nghệ ảnh hưởng tới công tác trả công lao động
Công ty CP Đồ hộp Hạ Long được xây dựng trên diện tích rộng với hệ thống
máy móc nhà xưởng hiện đại được xây dựng lắp đặt dưới sự tham gia giám sát của
các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thủy sản.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
21
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Một số công nghệ mà công ty đang sử dụng :
- Công nghệ thanh trùng
- Công nghệ lọc Agar
- Công nghệ in phun
- Công nghệ cấp đông
- …
Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện theo dây chuyền với

mô hình các xưởng khép kín, mỗi xưởng sẽ sản xuất một vài sản phẩm chủ chốt. Với
mô hình này thì trong mỗi xưởng năng suất và chất lượng của công đoạn này sẽ ảnh
hưởng tới năng suất và chất lượng của công đoạn kế tiếp sau. Việc chia quy trình sản
xuất thành nhiều công đoạn như vậy sẽ tạo điều kiện cho công tác phân công và hiệp
tác lao động thuận lợi đồng thời cũng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra và đánh
giá kết quả thực hiện công việc đối với từng công nhân. Đây là cơ sở cho việc xác
định mức lương cho từng công nhân.
Ngoài ra các máy móc thiết bị sản xuất trực tiếp cũng ảnh hưởng nhiều tới
chất lượng làm việc của người lao động, ảnh hưởng tới mức tiền lương mà người lao
động sẽ nhận được. Vì vậy công ty luôn chú trọng đầu tư, bảo dưỡng sửa chữa máy
móc trang thiết bị theo định kỳ nhằm hạn chế tối đa những sự cố tạm ngừng sản xuất
do yếu tố máy móc kỹ thuật.
Hiện nay các phân xưởng chế biến, đặc biệt là các xưởng lớn được trang bị
máy móc thiết bị đương đối đầy đủ và hiện đại. Khối văn phòng của phân xưởng đều
được trang bị hệ thống máy tính nối mạng internet, máy in để tiện lợi cho việc báo
cáo, quản lý, điều hành phân xưởng. Tuy nhiên ngoài các xưởng lớn như xưởng 1,
xưởng 2, xưởng 6 thì vẫn còn có xưởng do đặc thù công việc và khả năng tài chính có
giới hạn mà không thể áp dụng các máy móc trang thiết bị hiện đại vào sản xuất được
như xưởng chế biến số 3 (sản xuất bánh rế).
Nhìn chung quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được hỗ trợ các loại
máy móc, trang thiết bị khá hiện đại, việc sử dụng máy móc thiết bị hiệu quả làm cho
công việc được tiến hành một cách trôi chảy, liên tục. Khi đó tiền lương của người
lao động nhận được sẽ được đảm bảo vì với đặc thù tại các phân xưởng người lao
động ăn lương theo sản phẩm, mức lương họ nhận được hàng tháng phụ thuộc trực
tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm họ làm ra.
2.1.4. Công tác định mức lao động ảnh hưởng tới công tác trả công lao động
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
22
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Định mức có vai trò quan trọng đối với công tác trả công lao động đặc biệt là

các hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty CP Đồ hộp
Hạ Long đã có xây dựng mức cho công nhân sản xuất.
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp lao động làm việc theo mức tại công ty CP Đồ hộp
Hạ Long
STT Các chỉ tiêu
2007 2008 2009
số lượng % số lượng % số lượng %
1 Lao động làm việc theo mức 850 76.78% 880 79.35% 821 79.02%
2 lao động làm việc không có mức 257 23.22% 229 20.65% 218 20.98%
3 Tổng 1107 100% 1109 100% 1039 100%
(Nguồn: phòng TC - HC)
Lao động tại công ty CP Đồ hộp Hạ Long làm việc theo mức chiếm 76.78%
năm 2007; 79.35% năm 2008 và 79.02% năm 2009. Số lao động làm việc không theo
mức chiếm 23.22% năm 2007; 20.65% năm 2008 và 20.98% năm 2009. Như vậy tỷ
lệ làm việc theo mức tại công ty là cao, tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất trực
tiếp, khối phân xưởng. Đây là một thuận lợi cho việc nghiệm thu sản phẩm từ đó
thuận lợi cho công tác trả lương tại công ty.
Các phân xưởng sản xuất của công ty luôn có sự phối hợp chặt chẽ với khối văn
phòng thông qua mức sản xuất. Việc định mức sản lượng do công ty giao xuống từ đầu
kỳ, các quản đốc nhận kế hoạch về mức từ đó phổ biến và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
tổ trong phân xưởng. Việc đưa ra mức sớm, có căn cứ khoa học là cơ sở để các phân
xưởng triển khai kế hoạch sản xuất, có biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, bố trí sắp
xếp nhân lực nhằm đạt và vượt mức đề ra. Khi hoàn thành vượt mức kế hoạch thì chắc
chắn tiền lương mà người lao động nhận được cũng sẽ tăng lên.
2.1.5. Các đặc điểm về tổ chức phục vụ nơi làm việc ảnh hưởng tới công
tác trả công lao động
Công ty CP Đồ hộp Hạ Long luôn tạo mọi điều kiện để có thể tổ chức và phục
vụ nơi làm việc tốt nhất có thể để giảm thiểu tối đa những tổn thất không đáng có về
nguyên vật liệu, lãng phí nhân công, thời gian, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
gây ra.

2.1.5.1. Tổ chức phục vụ điện nước
Công ty có cơ cấu một bộ phận chuyên trách về lĩnh vực điện, lạnh, nước
được gọi chung là ngành lạnh luôn đảm bảo cung cấp điện một cách an toàn, tiện lợi
đảm bảo cung cấp điện 24/24h cho toàn công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
23
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Các thiết bị điện trong công ty, các thiết bị đóng ngắt và sử dụng điện là hiện đại, dễ
sử dụng đảm bảo được tiêu chuẩn và yêu cầu của phụ tải, công suất của các máy biến
áp đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Điều này đảm bảo cho việc cung cấp điện được
liên tục và công nhân có thể làm việc liên tục không lo phải ngừng việc do các sự cố,
tai nạn về điện gây nên.
2.1.5.2. Tổ chức phục vụ sửa chữa
Các thiết bị máy móc công ty đang sử dụng là tương đối hiện đại và chúng vẫn
đang trong tình trạng hoạt động tốt, hơn nữa công ty luôn tiến hành sửa chữa, bảo
dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên có một số máy móc
thiết bị cần thiết phải sửa chữa lớn thì công ty luôn có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng
hàng năm. Các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị tại công ty do phòng
kỹ thuật cơ điện phụ trách chính, ngoài ra tại các xưởng cũng tập trung một số công
nhân, kỹ sư cơ khí có trình độ tay nghề cao vừa tham gia sửa chữa máy móc thiết bị
tại phân xưởng của mình vừa tham gia trợ giúp các xưởng và bộ phận khác khi được
điều động. Vì vậy khi có sự cố về máy móc xảy ra sẽ nhanh chóng được khắc phục
ngay nhằm tránh lãng phí thời gian, chất lượng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh
doanh chung của toàn công ty. Kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị luôn được công
ty hạch toán rõ ràng, cụ thể, mức độ cần sửa chữa thiết bị máy móc cũng được lên kế
hoạch trước. Trong quá trình sản xuất vấn đề sửa chữa luôn được tiến hành liên tục,
không gây ra tình trạng ngừng việc do thiết bị chưa được sửa chữa kịp thời.
2.1.5.3. Bố trí nơi làm việc
Công ty có 5 phân xưởng chính ngoài ra còn có 3 bộ phận phụ trợ được đặt tại
những địa điểm thích hợp. Các bộ phận phụ trợ có vai trò trợ giúp, hỗ trợ các phân

xưởng chính trong quá trình sản xuất kinh doanh được đặt xen kẽ giữa các phân
xưởng. Khoảng cách giữa phân xưởng sản xuất và khối văn phòng của công ty là
khoảng 300m. Việc bố trí như vậy là hợp lý vì khối văn phòng quản lý được đặt ở nơi
không quá xa khu vực sản xuất nhưng vẫn đảm bảo cho khối văn phòng hoạt động
bình thường (đảm bảo tiếng ồn cho phép). Tuy nhiên tại một số phòng ban trong công
ty chỗ làm việc của nhân viên không được chia thành các ngăn riêng nên nhiều khi
nhân viên thường bàn bạc, nói chuyện riêng trong giờ làm việc. Hơn nữa việc bố trí
phân xưởng và khối văn phòng của phân xưởng quá gần nhau sẽ tạo ra một số yếu tố
ảnh hưởng không tốt tới quá trình làm việc của khối văn phòng như quá ồn, mùi, bụi,

Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
24
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lương Văn Úc
Tại phân xưởng sản xuất thì do được bố trí theo dây chuyền sản xuất nên các
hệ thống máy móc hoạt động liên tục, khoảng cách giữa công nhân đứng máy và bộ
phận điều khiển là hợp lý không gây khó khăn cho người thực hiện. Các máy sản
xuất được chia ra thành máy chính và máy phụ, tùy thuộc vào trình độ của người lao
động và yêu cầu vận hành máy mà công ty đã phân công hợp lý cho công nhân đứng
máy. Bộ phận vệ sinh của công ty có nhiệm vụ dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh công
nghiệp cho toàn công ty, không để tình trạng mất vệ sinh ảnh hưởng tới hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
Tóm lại công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ
và năng suất làm việc của người lao động. Nếu tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp
lý thì sẽ giảm được thời gian hao phí lao động không cần thiết, sẽ tiết kiệm được
nguyên vật liệu, đảm bảo được các yếu tố an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp,
phòng chống cháy nổ. Khi đó người lao động làm việc hiệu quả hơn, nâng cao khả
năng tăng năng suất lao động làm cơ sở cho việc tăng tiền lương.
2.2. QUY MÔ CÔNG TÁC TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CP ĐỒ HỘP HẠ LONG
Nguồn hình thành: hàng năm công ty CP Đồ hộp Hạ Long đều xây dựng quỹ

tiền lương và giao khoán cho phòng Tổ chức hành chính thực hiện.
Nguồn hình thành quỹ tiền lương ( không tính với các đơn vị khoán độc lập)
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty xác định
nguồn quỹ tiền lương tương ứng để trả cho người lao động:
Vth = Vkh + Vtg
Trong đó:
- Vth: Tổng quỹ lương
- Vkh: Quỹ tiền lương kế hoạch
Vkh = ∑ ( Vđg x SL HH )
+ Vđg: Đơn giá tiền lương KH
+ SLHH : Sản lượng hàng hoá của từng mặt hàng.
- Vtg: Quỹ tiền lương thời gian ( tính cho những ngày nghỉ phép, lễ ...)
Đây là quỹ tiền lương áp dụng cho các bộ phận hạch toán phụ thuộc. Đối với
các bộ phận hạch toán độc lập thì các bộ phận này tự xây dựng quỹ tiền lương và
phương pháp phân phối tiền lương cho nhân viên. Ví dụ: chi nhánh Hải Phòng, chi
nhánh Hà Nội, trường mầm non Hạ Long, …
Nguyễn Khắc Hoàng Lớp Quản Trị Nhân Lực 48
25

×