Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất gấc tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.87 KB, 72 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây gấc vừa là cây thực phẩm lại là cây thuốc nên có giá trị rất lớn về
nhiều mặt. Gấc là cây đa dạng sinh học thích hợp với nhiều loại hình sinh thái
có điều kiện đất đai khí hậu khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. Gấc cũng là
một trong những cây đã được trồng từ rất lâu ở Việt Nam. Không thể phủ
nhận vị trí quan trọng của cây gấc trong nếp sống truyền thống của người Việt
cũng như giá trị dinh dưỡng, giá trị y học to lớn của gấc đối với đời sống và
sức khỏe của con người từ xa xưa cũng như hiện nay.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, người ta đã phát hiện được ngày càng nhiều công dụng kỳ diệu của cây
gấc: Trong quả gấc có chứa hàm lượng rất lớn các chất Betacaroten, Lycopen
(Tiền Vitamin A), Alfatocopherol (Vitamin B tự nhiên), Acid Palmitic (33,4
%), Acid Stearic (7,9 %), Acid Oleic (44%) và Acid Linoleic (4,7). Trong dầu
gấc hàm lượng vitamin A cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu; gấp 15,1 lần
so với củ cà rốt và gấp 68 lần so với quả cà chua; đặc biệt là dầu gấc có chứa
một lượng rất lớn carotenoid (như alpha-caroten, lycopene, lutein,
canthaxanthin, zeaxanthin, và cryptoxanthin) - chất chống oxy hóa quan trọng
cần thiết cho sức khỏe và làm chậm tác động của quá trình lão hóa, phòng
chống và kiểm soát bệnh ung thư, hạn chế phần nào tác hại của chất độc hoá
học Dioxin... Hạt gấc có chứa các chất vô cơ, lipit, protit, gluxit, vitamin,
xellulo và các men photphotaba inwetaba, peroxydba… thường trị được mụn
nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, chấn thương, ứ huyết… Hạt gấc cũng có
thể nướng vàng lên lấy nhân ngâm với rượu có tác dụng như một loại dầu xoa
bóp chữa các bệnh : bệnh thấp khớp, chấn thương tụ máu…có tác dụng không
thua gì so với mật gấu. Vỏ trái gấc ngày nay cũng được đem sấy khô nghiền
nhỏ, và được đưa vào phụ gia chế biến thức ăn gia súc và nuôi tôm, cá rất tốt


2


vì có hàm lượng dầu và tiền tố vitamin A. Rễ cây gấc thu về rửa sạch thái lát
mỏng và đem đi phơi hoặc sấy khô, sao vàng cũng như tán nhỏ dùng để sắc
uống với các vị thuốc khác.
Gấc là cây dễ trồng không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, có thể sinh
trưởng và phát triển tốt kể cả trên những nơi đất khô cằn nghèo dinh dưỡng
mà vẫn cho năng suất cao, ít bị nhiễm sâu bệnh, lại có thể để lưu gốc nhiều
năm, tùy điều kiện trồng trọt và chăm sóc mà có thể để gốc đến vài chục năm.
Những năm gần đây nhiều địa phương đã và đang bắt tay vào việc trồng gấc
nhưng đã cho thu nhập khá, tuy nhiên chất lượng nguyên liệu gấc chưa cao và
không đồng đều, do gấc được trồng với những giống khác nhau trên quy mô
nhỏ lẻ, bà con nông dân còn thiếu kiến thức để thực hiện các biện pháp thâm
canh gấc.
Từ những phân tích trên, để giúp người dân có thể trồng được những
giống gấc có năng suất cao và chất lượng tốt trong vườn nhà, hoặc sản xuất
đại trà tập trung phù hợp với điều kiện địa phương của các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi đã tiến hành đề tài:
‘‘Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất gấc tại
Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của các giống gấc đang được
trồng phổ biến trên địa bàn nhằm chọn ra giống gấc có khả năng cho năng suất
cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thái Nguyên cũng như ở
các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật để khuyến cáo cho người trồng thâm canh gấc đạt hiệu quả kinh tế cao, góp
phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.
3. Mục tiêu
- Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của các giống gấc tham gia thí nghiệm.



3
- Xác định ảnh hưởng của thời vụ giâm cành đến năng suất và chất
lượng cành giống.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng phát
triển và năng suất, chất lượng gấc.
- Xác định ảnh hưởng của lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng
phát triển và năng suất, chất lượng gấc.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đây là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống
về các biện pháp kỹ thuật cho cây gấc ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Trung
du miền núi phía Bắc nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất cây gấc trên địa bàn.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, từ thời xa xưa ông cha ta đã có
câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” tức là giống đã đứng thứ tư
sau nước, phân bón và sự cần cù lao động của con người. Khi đó nguồn nước
tưới tiêu của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên (Tức là nước
mưa), nguồn phân bón chủ yếu là phân xanh và phân hữu cơ nên rất nghèo
nàn và hạn chế về dinh dưỡng. Nhưng đến ngày nay thì chúng ta hoàn toàn
chủ động được nguồn nước tưới và tiêu, phân bón rất đa dạng về chủng loại
phong phú về thành phần phù hợp và cân đối với các loại cây trồng. Khoa học
kỹ thuật đã được đưa vào sản xuất nông nghiệp, cơ giới hoá thay cho sức lao
động của con người thì giống sẽ là yếu tố quyết định tới năng suất và chất
lượng của cây trồng.

Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trong nước cũng như trên thế giới đã
khẳng định giống cây trồng là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu
qủa của sản xuất nông nghiệp. Đối với cây gấc cũng vậy, giống đóng vai trò
quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, để phát huy
hết những đặc tính tốt của giống cần phải có cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp
với điều kiện sinh thái, khí hậu đất đai, kinh tế xã hội của từng vùng.
Kết quả nghiên cứu kĩ thuật thâm canh về cây gấc còn rất ít vì đây là
một lĩnh vực còn khá mới đối với nước ta cũng như trên thế giới đồng thời,
diện tích gấc trồng còn rất khiêm tốn lại nhỏ lẻ không được tập trung.
Nhằm khai thác tiềm năng của trái gấc các nhà khoa học trong và
ngoài nước đã và đang có những nghiên cứu về tính năng kỳ diệu của cây
trồng này. Để góp phần khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết khí


5
hậu nhằm khai thác tiềm năng của cây gấc chúng tôi tiến hành thí nghiệm
nhằm nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng
suất gấc tại Thái Nguyên.
1.2. Nguồn gốc và giá trị của cây gấc
1.2.1. Nguồn gốc
Cây gấc có tên khoa học là: Momordica Cochinchinensis (Spreng).Lour
thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) [5], là loại cây hoang dại có nguồn gốc xuất
xứ từ phía Bắc, không phải là một loại cây độc nhất ở Việt Nam mà được phân
bố ở nhiều quốc gia trên thế giới từ nhiều thế kỷ qua, nhưng sự phân bố của cây
gấc trên thế giới thì chưa có tài liệu nào ghi chép rõ ràng, đầy đủ và cụ thể.
Ở trên thế giới, theo các tài liệu khoa học còn lưu giữ, gấc được phân
bố ở Philippin, miền Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia.... Chính vì thế nên
hạt gấc ở các quốc gia này cũng có tên riêng, như Trung Quốc gọi là “Mộc
Miết Tử”, Lào gọi là “Mắc Khấu”, Thái Lan gọi là “ Ma Khấu”...
Ở trong nước, theo dân gian, cây gấc có nguồn gốc xuất xứ từ miền

Bắc, sau đó gấc được trồng theo con đường dân di cư đi Bắc vào Nam. Trước
hết gấc được trồng rải rác với diện tích nhỏ và sử dụng trong gia đình như nấu
xôi, làm thuốc, ngoài ra còn được đem làm vật buôn bán, trao đổi với số
lượng ít. Trong bảo tàng Việt Nam hiện nay còn có trưng bày hạt gấc thu
được của tầu buôn Thái Lan chìm ở Cù Lao Chàm từ thế kỷ 15 [8].
1.2.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của cây Gấc
1.2.2.1. Cơm bao màng hạt Gấc
Theo tác giả: F.Guichard và Bùi Đình Sang năm 1941 [3] dầu gấc có
chỉ số Axit 2, chỉ số Iốt 72: Gồm 44,4 % Axit Oleic; 7,69 % Axit Steraric;
33,8 % Axit Panmitic; 14,7 % Axit Linoleic và một loại Vitamin E;
Theo Đỗ Tất Lợi [13], màng đỏ của hạt quả gấc chín có thành phần:
Nước 77 %; Protein 2,1 %; Lipid 7,9 %; Glucide 10,5 %; Xơ 1,8 %; và
Muối khoáng 0,7 %; Lượng Beta Caroten 0,046 %; Lycopen 0,038 %. Tại


6
nhiệt độ 60-70oC thành phần màng bao hạt gấc bao gồm: Nước 7,1 %;
Protein 9,0 %; Glucide 40,4 %; Lipid 27,8 %; Xơ 12,1 %; và muối khoáng
3,6 %; Trong 100g dầu có trên 1446 mg (khoảng 1185 - 1708 g) Carotenoid,
422 mg (khoảng 228 - 617g); 138,5 mg Beta Caroten, Alphatocopherol và
364,8 mg Lycopen.
Theo tác giả Nguyễn Văn Đan - Phan Kim Mân Thông (1969) [3]:
Màng đỏ quả gấc sau khi được ép hay chiết lấy dầu bằng ete dầu hỏa rồi để
lắng sẽ kết tinh chừng 1,03 % chất màu đỏ, sau đó nếu tiến hành xà phòng
hoá bằng rượu rồi chiết bằng Toluen sẽ thu được khoảng 1,12 % tinh thể nữa.
Nếu tính trên quả tươi thì mỗi quả cho chừng 0,228 g tinh thể có màu đỏ máu.
Các tác giả F.Guichard và Bùi Đình Sang (1941) [3] đã cho rằng tính chất của
những tinh thể này gần với Caroten.
Theo sự phân tích của tác giả Nguyễn Văn Đan (1959) [3] thì trong
1mg tinh dầu gấc có 4000 đơn vị Caroten B tương ứng với 6,666 đơn vị quốc

tế vitamin A.
Năm 1942 trong điều kiện phòng thí nghiệm, P.Bomnet và Bùi Đình
Sang đã chiết được từ 2.017 kg trái gấc được 38 lít dầu gấc và 0,300 g tinh
thể Caroten.
Theo Trần Công Khánh [3], màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa đựng một
lượng dầu gấc đỏ sẫm sánh, béo, có mùi thơm. Đặc biệt 100 g dầu gấc này có từ
150 – 175 mg Betacarotene, khoảng 4 g Lycopen và 12mg Alfatocopherol
(Vitamin E tự nhiên), đặc biệt Axit Palmitic chiếm 33,4 %, Axit Stearic 7,9 % ;
Axit Oleic 44% và Axit Linoleic 4,7 % - hai loại axit béo rất cần thiết cho cơ thể.
Cũng theo các tài liệu khoa học khác thì trong dầu gấc cũng chứa nhiều
chất khoáng vi lượng cần thiết như sắt, đồng, coban, kaly và kẽm. Nói chung
các sản phẩm dầu gấc tươi có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể vì chúng có hàm
lượng vitamin A cao.


7
Kết quả nghiên cứu về betacaroten và vitamin A của cơ sở Kiều
Phương - Hà Nội qua 2 lần phân tích kiểm nghiệm gấc vào các năm 2004 và
2005 thì hàm lượng betacaroten là 3,42 - 33,26 mg/100 g; vitamin A là 52,33
- 105,9 IU/100 g. Khi so sánh đối chiếu kết quả trên với các tác giả đi trước
như F.Guichar và Bùi Đình Sang năm 1941; Nguyễn Văn Đan - Phạm Kim
Mân Thông (1969); Bomnet và Bùi Đình Sang (1942); Trần Công Khánh đều
chứng minh trong dầu trái gấc có hàm lượng betacaroten, hàm lượng nhiều
hay ít còn tuỳ thuộc vào quá trình chuyển hoá vitamin A trong cơ thể. [3]
1.2.2.2. Hạt Gấc
Theo Võ Văn Chi (1999) [2] thì trong nhân hạt gấc có các chất vô cơ,
liptit, protit, gluxit, vitamin, xellulozo, và các men photphotobainvendaxa.
Hạt gấc chiếm tỷ lệ 17 % của quả gấc. Theo F.Guichard và Đào Sĩ Chu
(1941) [4] , trong hạt gấc có: 6 % nước; 2,9 % chất đường; 2,9 % chất vô cơ;
55,3 % chất béo; 16,6 % Protic và 11,7 % chất không xác định được. Ngoài

ra hạt gấc còn cho các men Phosphataba inweetaba và Peroxytba - hoạt chất
không tan trong ete dầu hoả, trong ete etylic, tan trong cồn metylic và có
những tính chất của một Sapotoxin.
Theo Bacnes (Kew bull, 1920) [4] hạt Gấc có 47 % dầu béo Anealot
(So với trọng lượng cả vỏ cứng) ở nhiệt độ thường, dầu có tính chất nửa khô,
khi mới ép có màu xanh lục nhạt nhưng để lâu do tác dụng của oxy và ánh
sáng sẽ chuyển sẫm màu; nếu đun nóng dầu càng chóng sẫm màu.
Theo cơ sở gấc tươi Kiều Phương - Hà Nội khi tiến hành thí nghiệm
tìm dầu trong hạt gấc vào năm 2004 cho thấy: 37 kg hạt gấc khô để nguyên vỏ
không dùng các chất dung môi đưa vào vận hành ép với nhiệt độ 160°C, ép
hai đợt cho ra 1 lit dầu gấc màu xanh lục nhạt, mùi thơm nhẹ; Tỷ trọng cân
thử 0,8 kg tương ứng 1 lit dầu; ở 0°C đóng cục như xà phòng hơi cứng, mau
tan trong nhiệt độ thường. [4]


8
1.2.3. Giá trị dinh dưỡng của quả gấc
Gấc tươi có thể sử dụng làm nước giải khát hoặc làm phụ gia chế biến
các món ăn thông dụng như: Xôi gấc, cơm chiên, rau câu, làm bánh, sinh tố…
Các sản phẩm về gấc khi phát triển mạnh trên thị trường giúp các bà nội trợ
bỏ thói quen sử dụng phẩm màu hoá học trong chế biến thực phẩm.
Tiến sĩ Dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ - hiện công tác tại Trường đại
học Davis California đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu về công
dụng bổ sung vitamin A của gấc từ những năm 1950 đến những năm đầu thập
kỷ 90. Để đánh giá chính xác hơn kết quả nghiên cứu, vào cuối năm 1997,
Vương Thúy Lệ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm ở hai xã Tân Trào và
Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Trong thời gian 30 ngày, 193
trẻ từ 31 đến 70 tháng tuổi được chia thành 3 nhóm: nhóm ăn dầu gấc, nhóm
ăn Beta Carotene tổng hợp và nhóm ăn xôi có nhuộm mầu thực phẩm giống
gấc. Kết quả thu được cho thấy: trẻ ở nhóm 1 ăn xôi gấc, lượng hồng cầu,

Beta Carotene, vitamin A trong máu tăng lên rõ rệt so với 2 nhóm trẻ không
ăn xôi gấc. [12]
Từ năm 2001, sản phẩm dầu gấc viên nang VINAGA được chiết xuất từ
trái gấc Việt Nam do Bác Sỹ Nguyễn Công Suất - Viện 108 nghiên cứu, xuất
hiện trên thị trường và đặc biệt được người Mỹ rất quan tâm khiến cây gấc trở
thành một loại “cây hàng hóa”, đem lại sức sống mới cho người nông dân trên
cả nước.
Tại các hội nghị như Hội nghị Quốc tế Thực phẩm Châu Á tại
Singapore 4/1991; Thực phẩm dinh dưỡng và hoạt động thể lực vui sống ở
Atlanta Hoa Kỳ; Vệ sinh An toàn Thực phẩm và Sức khỏe bền vững trong
thiên niên kỷ tới; Hội nghị thức ăn chức năng thực phẩm Châu Á tại Bắc Kinh
9/2002 và Hà Nội 10/2003; Hội nghị IVACG (Phòng thiếu vitamin A) tại Hà
Nội 2/2001; Morocco 2/2003 và Peru 11/2004; các báo cáo tham dự và giới
thiệu tranh ảnh về các thành phần dinh dưỡng, giá trị sinh học thực phẩm


9
chức năng cùng sản phẩm chế biến từ quả gấc, dầu gấc, bột màng đỏ hạt gấc,
mứt gấc, bánh kem xốp, sữa chua và kẹo gôm gấc đã được nhiều đại biểu
quan tâm và đánh giá rất cao, do quả gấc của Việt Nam được xem là thực
phẩm duy nhất chứa khá đầy đủ thành phần các chất chống oxy hóa với số
lượng đặc biệt cao. Năm 2003, Viện dinh dưỡng TW đã hợp tác với Trung
tâm CEDERO, trường Đại học Bách Khoa, Đại học Nông nghiệp I, Công ty
Đồng Nam Dược Hà Nội, xây dựng dự án phát triển trồng gấc quy mô gia
đình và công nghiệp, triển khai sản xuất màng đỏ hạt gấc sấy khô, ép dầu gấc
xuất khẩu và tiêu dùng nội địa như sản xuất mứt kẹo, bánh kem xốp gấc...góp
phần phòng chống và điều trị một số bệnh mãn tính do thiếu vitamin A và
tăng cường sức khỏe bền vững cho cộng đồng.[12]
1.2.4. Tác dụng y học của quả gấc
1.2.4.1. Cơm bao màng hạt gấc

Qua các thí nghiệm lâm sàng ở Hà Nội năm 1942 đã chứng minh dầu
gấc có tác dụng như những thuốc chứa Vitamin A, đặc biệt khi bôi lên các vết
loét. Dầu gấc làm chóng lành và chóng lên da non vết thương. Uống dầu gấc
sẽ khiến bệnh nhân chóng tăng cân, hồi phục sức khỏe.
Trên tạp chí Thuốc và sức khoẻ số 258 (15/04/2004) có bài đăng của Trần
Công Khánh [10] viết: “Khi vào cơ thể một phân tử betacaroten - chất tiền
vitamin A sẽ được enzim của gan và tụy phân hủy thành hai phân tử vitamin A
tuỳ theo nhu cầu. Vì vậy khi dùng dầu gấc không có hiện tượng thừa vitamin A.
Dầu gấc chứa hàm lượng lycopen rất cao nên có tác dụng làm giảm 75% nguy
cơ bị ung thư (Nhất là ung thư tiền liệt tuyến và ung thư dạ dày)”.
Betacaroten và lycopen là các chất thuộc nhóm Carotenoit - loại chất
chống oxy hoá của thực vật, có tác dụng dọn sạch các gốc tự do trong cơ thể
vốn có hoạt tính hoá học rất cao, và các sản phẩm oxy hoá độc hại do các gốc
tự do sinh ra, giúp cơ thể khoẻ mạnh kéo dài tuổi thanh xuân và tăng tuổi thọ.
Có thể nói chất caroten như “chổi quét rác” trong cơ thể, có nhiệm vụ “quét


10
dọn” thường xuyên các sản phẩm oxy hoá không những làm cho cơ thể bị già
nhanh mà nó còn tham gia gây nhiều bệnh hiểm nghèo như: Xơ vữa động
mạch, thoái hoá thần kinh, đục thuỷ tinh thể mắt, bệnh Alzheimer viêm
nhiễm, viêm gan hoặc nguy cơ phát triển ung thư gan, ngoại trừ độc hại cho
người làm việc trong môi trường có chất độc.
Thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng :
Betacaroten, lycopen và alphacotopheral trong dầu gấc có khả năng làm mất
tác dụng của 75% những chất gây bệnh ung thư nói chung, đặc biệt như ung
thư vú, dùng cho bệnh nhân bị ung thư sau khi cắt bỏ khối u, sau hoá trị và xạ
trị. Axit Linoleic trong dầu gấc là một chất có ảnh hưởng đến việc chuyển hoá
các lipid, phospholipids giúp cơ thể thải hợp chất cholesterol chống nhiễm mỡ
và làm vững bền thành mạch máu. Nó cũng có tác dụng bảo vệ da và tăng sức

chống đỡ của cơ thể. Dầu gấc còn kích thích sinh ra lớp mỡ mới làm cho vết
thương mau lành để chữa các vết bỏng, loét.
Theo Bùi Minh Đức và cộng sự [6], caroten trong dầu gấc đóng vai trò
quan trọng trong việc đề phòng các bệnh do thiếu vitamin A gây nên như
khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, chậm lớn ở trẻ em, ung thư gan
nguyên phát...Vitamin A còn tham gia nhiều vào quá trình hoạt động sinh lý
trong cơ thể, tác động đến quá trình biệt hóa tế bào, sinh sản tinh trùng, phát
triển bào thai, kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch
của cơ thể và hoạt động của các cơ quan thính giác, vị giác. Khi vào cơ thể 1
phân tử beta caroten (tiền vitamin A) sẽ chuyển hóa tổng hợp thành 2 phân
tử vitamin A và chỉ thực hiện khi có nhu cầu, do đó không thể có triệu chứng
thừa hay ngộ độc vitamin A khi sử dụng quá liều carotene hay các hợp chất
carotenoid khác.
Năm 1941, lần đầu tiên Bùi Đình Sang và F.Guichard, trường Đại học
Dược Hà Nội, đã chiết Caroten từ màng đỏ quả gấc và nhận thấy lượng
carotenoid (tiền vitamin A) rất cao, gấp hàng chục lần trong củ cà rốt, cà chua


11
và dầu cọ đỏ. Sau đó Bùi Đình Oánh (1942) đã sử dụng kỹ thuật công nghiệp
để ép dầu gấc xuất sang Pháp và tiếp theo Nguyễn Văn Đan, Đinh Ngọc Lâm,
Hà Văn Mạo…đã nghiên cứu phân tích bổ sung thành phần carotenoid trong
quả gấc và sử dụng trong lâm sàng để phục vụ nhu cầu phòng bệnh và điều trị
vết thương, đề phòng ung thư gan nguyên phát. [3]
Từ năm 1970, Hà Huy Khôi, Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức, Nguyễn
Công Khẩn, Tô Bích Phượng đã cùng các cộng sự Nguyễn Văn Chuyển
(Nhật Bản), Vương Thúy Lệ (Hoa Kỳ), Lê Doãn Diên, Phan Quốc Kinh, Lê
Văn Nhương, Lâm Xuân Thanh, Nguyễn Hưng Phúc, Lê Việt Thắng, Bùi
Minh Thu, Phạm Thị Trân Châu… cùng nhiều tác giả khác đã nghiên cứu
sâu thêm về thành phần carotenoid, lycopen, vitamin E và acid béo nhiều

nối đôi omega 3 trong các sản phẩm chế biến từ quả gấc, đồng thời theo dõi
thực nghiệm tác dụng chống oxy hóa, hạn chế tác động độc hại của dioxin
và độc tố vi nấm Aflatoxin trên gan chuột và nghiên cứu ứng dụng trong
chăn nuôi để sản xuất trứng gà có hàm lượng cao carotenoid, retinol và
giảm cholesterol.
Gần đây Đinh Ngọc Lâm và Hà Văn Mạo [11] đã tiến hành nghiên cứu
công trình khoa học cấp Nhà nước tạo ra chế phẩm Gacavit từ màng đỏ cùi
gấc - có tác dụng khắc phục tác hại của dioxin đối với cơ thể con người;
phòng, chữa xơ gan và ung thư gan nguyên phát, giảm tác hại của những bệnh
nhân ung thư phải điều trị bằng hóa chất và tia xạ.
Bắt đầu từ năm 2000, Nguyễn Văn Đan và các cộng sự ở Học viện
quân y đã dùng dầu gấc để làm giảm lượng cholesterols trong máu, phòng
chống nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Hà Văn Mạo và Đinh Ngọc
Lâm ở Viện Quân Y 108 đã sử dụng dầu gấc vào việc ngăn chặn nguy cơ ung
thư gan nguyên phát. Phan Thị Kim và Bùi Minh Đức ở Viện Dinh dưỡng đã
bảo vệ đề tài dùng dầu gấc phòng chữa bệnh dạ dày tá tràng.


12
Tháng 5/2007, các giáo sư ở đại học Tokyo đã nghiên cứu thành công đề
tài khoa học dùng tinh dầu của quả gấc để điều trị những biến chứng của bệnh
tiểu đường. Trong báo cáo khoa học trình bày tại Hội thảo “Dinh dưỡng lâm
sàng và một số bệnh rối loạn chuyển hoá” được tổ chức tại Tokyo - Nhật Bản,
Nguyễn Văn Chuyền - Trường Đại học Japan Women’s University – Tokyo Nhật Bản đã công bố kết quả nghiên cứu về một loại antioxidative carotenoid
là lycopene. Với sự cộng tác của San Eigen FFI, một công ty hàng đầu của
Nhật Bản về phẩm màu, ông đã phân tích quả gấc và cho kết quả nồng độ
lycopene trong phần ăn được của quả gấc cao gấp 10 lần nồng độ của các loại
trái cây và rau quả được xem là nguồn giàu lycopene. Quả gấc được xem là
một nguồn antioxidants mới quý giá để dự phòng biến chứng của tiểu đường
và các bệnh mãn tĩnh khác.

Tại Hoa Kỳ đã tiến hành theo dõi việc sử dụng liều cao Beta-Caroten
trong điều trị bệnh nhân HIV pha II: Cụ thể, các bác sỹ đã sử dụng 120mg
Beta-Caroten/ngày và tăng nhiệt độ cơ thể lên 420C trong 1 giờ, đã tăng khả
năng phục hồi T-helper CD4/CD8 đáp ứng tốt miễn dịch, giảm quá trình tiến
triển HIV-AIDS, đồng thời tăng khả năng miễn dịch của vacxin. Vitamin E và
lycopen cùng với lutein, zeaxanthin, beta cryptoxanthin trong quả gấc ở dạng
thiên nhiên còn có tác dụng quét loại các gốc tự do, gốc peroxyd trong cơ thể,
phòng và điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nguy cơ gãy xương ở phụ nữ đặc
biệt phụ nữ sau mãn kinh, đái tháo đường, ung thư vú, tiền liệt tuyến, dạ dày,
ung thư gan, xơ gan và phòng bệnh mãn tính, kéo dài tuổi thọ. Acid lonoleic
(Omega 6) còn gọi là vitamin F, acid linolenic (Omega 3) có ít hơn trong dầu
gấc, đã giúp sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực, đặc biệt đối với trẻ em, đề
phòng một số bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch, do điều hòa
chuyển hóa, giảm cholesterol trong cơ thể, bệnh ngoài da, các rối loạn hay
thoái hóa thần kinh trung ương, bệnh alzheimer sa sút trí tuệ ở tuổi trung niên.
Dầu gấc còn kích thích sự phát triển hình thành lớp mô mới làm cho vết thương


13
mau lành, dùng điều trị rất tốt các vết bỏng, loét, dùng cho bệnh nhân bị ung
thư sau khi cắt bỏ khối u, sau hóa trị và xạ trị.
2.4.2. Hạt gấc
Từ lâu các nhà đông y cổ đã sử dụng hạt gấc để trị bệnh, uống hoặc
ngâm trong cồn hoặc thuốc để xoa bóp.
Theo Phạm Văn Nguyên trong cuốn sách “Những cây có dầu béo ở
Việt Nam” [16] có viết: Nhân hạt gấc có màu vàng nhạt, các chất vô cơ, lipid,
protit, gluxit, vitamin, xellulo, và các men Phosphotoba, Invedaxa thường trị
được mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, sưng vú, tắc tia sữa, chấn
thương, ứ huyết…
Trước năm 1940, Đỗ Tất Lợi trong sách Đông và Tây y đã ghi tên 2 vị

thuốc chế biến từ hạt gấc để chữa mụn nhọt, trĩ, đau nhức và tê thấp.
Theo Kim Ngọc Tuấn [21]: Hạt gấc có vị ngọt, khí độc, hơi có độc, trừ
được ghẻ độc, nhọt lở, lưng đau, sưng thũng. Ngoài ra, còn chữa được bệnh
đường ruột, ra mồ hôi, trúng phong hạ huyết, phế hư... Gấc có tác dụng dược
lý, tiêu viêm, tiêu thủng, ứng dụng lâm sàng chữa té ngã khi bị thương, sang
độc với liều lượng 2 - 4 g trong ngày (khi dùng nướng chín).
Theo Nguyễn Văn Minh trong cuốn “Dược tính chi nam” nhà xuất bản
Việt Nam Kỳ Lão Ái Hữu năm 1967 [15] có nội dung như sau: Mộc Miết Tử
khí ấm, vị ngọt, hơi độc, công hiệu của Mộc Miết Tử thông lợi được những
bệnh bí bế tắc, chữa được những thứ mụn nhọt, làm giảm được những chỗ
sưng đau, chữa được những chứng đau lưng, chứng ra mồ hôi.
Theo Kiều Bá Long (8/2009): Hạt gấc được dùng để trị các bệnh: Trị
quai bị (không phân biệt lứa tuổi), Trị tụ huyết do chấn thương hoặc da bị ứ
huyết, bị tai nạn giao thông, bị đánh, trúng phong không đi lại được, sưng
hoặc trật tay, chân (không giập, gãy xương), viêm thanh quản, trúng gió độc,
mất tiếng, những người làm công việc thuyết trình, ca sĩ, giảng viên bị tắt
tiếng đột ngột, trị rắn, rết cắn, muỗi, kiến, côn trùng đốt.


14
1.3. Sơ lược về tình hình sản xuất, nghiên cứu gấc trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu gấc trên thế giới
Cách đây 200 năm, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha J.Lourciso
đến nước ta đã phát hiện ra cây gấc và đặt tên khoa học cho nó là
Momordica Cochinchinensis. Các lương y Trung Quốc từ lâu cũng đã biết
đến tác dụng chữa bệnh của cây gấc.
Tuy vậy, tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học - thực vật
học cũng như kỹ thuật trồng gấc chưa nhiều, các nghiên cứu mới chỉ tập
trung vào giá trị dinh dưỡng và tác dụng y học của chúng, còn các công
trình nghiên cứu về giống và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất gấc hầu

như còn ít.
1.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu gấc ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất gấc ở Việt Nam
Vì cây gấc trồng nhanh cho thu hoạch, tận dụng được đất đai và lao
động lại đem lại hiệu quả kinh tế cao; nhu cầu tiêu thụ của thị trường gấc là
rất lớn, nhìn chung là sản xuất chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho sử dụng
làm thực phẩm cũng như chế biến thành mặt hàng có giá trị để xuất khẩu;
do vậy mà trong những năm gần đây tùy theo điều kiện từng vùng địa
phương mà phát triển cho phù hợp nhằm mang lại nguồn thu cho gia đình
để nâng cao đời sống, tuy nhiên tình hình sản xuất gấc trong nước cũng
như trên thế giới chưa có những điển hình phát triển gấc thành cây hàng
hóa; ở trong nước, tình hình sản xuất cây gấc cũng chỉ mới bắt đầu ở một
số địa phương với diện tích năng suất sản lượng rất khiêm tốn như ở tỉnh
Bắc Giang năm 2004 chỉ có huyện Việt Yên trồng được 9,88 ha năng suất
đạt 10,8 tấn/ha. Sang năm 2008 số huyện trồng gấc trong tỉnh đã tăng lên
04 huyện đó là Lục Nam, Việt Yên, Lục Ngạn, Tân Yên với tổng diện tích
là 62,8 ha năng suất đạt 17,7 - 23,8 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 1262
tấn/ha. Tuy nhiên vì kỹ thuật trồng trọt vẫn mang tính chất truyền thống


15
của địa phương, chưa áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong
thâm canh gấc.
Ở miền Trung, tại huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) năm 2005 có 1230
hộ trồng 5300 gốc gấc. Điển hình là gia đình bà Lê Thị Toàn (Thiệu Hóa Thanh Hóa) trồng 13 gốc gấc thu được 10 triệu đồng/năm. Tại tỉnh Nghệ
An đã đưa cây gấc vào trồng thử nghiệm từ năm 2008 tại một số vùng như
huyện Nam Đàn có 550 hộ trồng 5,4 ha; T.P Vinh 1,5 ha mang lại hiệu quả
kinh tế khá. Tại huyện Nam Đàn đã chọn cây gấc để trồng thay vào diện
tích 1500 ha vườn tạp trồng các loại cây không đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho gia đình. Ở đồng bằng Bắc Bộ, tại huyện Tứ Kỳ, Nam Sách, Thanh

Hà, Kim Thành ở tỉnh Hải Dương - Hưng Yên năm 2005 có 2091 hộ ở 64
thôn của 24 xã đã trồng gấc.
Tóm lại gấc là cây có giá trị kinh tế lớn về các mặt dinh dưỡng - y học
và phục vụ con người cũng như dùng phụ phẩm để chăn nuôi nên trong
tương lai nghề trồng gấc ở Việt Nam sẽ không ngừng phát triển và đem lại
hiệu quả cao cho người nông dân.
* Tình hình nghiên cứu gấc ở Việt Nam
Gấc là loại thực phẩm đã được sử dụng lâu đời ở nước ta, tuy vậy các
nghiên cứu về loài cây này cũng chủ yếu chỉ tập trung vào giá trị dinh dưỡng
và công dụng của quả gấc.
Trong những năm gần đây, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, đã có một số đề tài nghiên cứu với các nội
dung sau:
- Nghiên cứu quy trình sản xuất dầu gấc từ màng gấc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện bảo quản khác nhau đến
chất lượng của dầu màng gấc.
- Nghiên cứu công nghệ trích lọc và phân ly khô màng gấc bằng dung
môi hữu cơ.


16
- Xác định hàm lượng vitamin C, Carotenoid tổng số và betacaroten
trong màng đỏ hạt sấy khô và dầu của quả gấc thu hái ở độ chín khác nhau.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất bột dinh dưỡng ăn liền cho trẻ em có
bổ sung betacaroten từ màng gấc.
Năm 2005, Công ty cổ phần dược Vật tư y tế Hải Dương thực hiện dự
án "Xây dựng mô hình sản xuất thu mua quả gấc hàng hoá tập trung làm
nguyên liệu sản xuất viên nang mềm dầu gấc, áp dụng công nghệ tiên tiến sản
xuất viên nang mềm dầu gấc phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước"
nhằm xây dựng hình thành vùng trồng gấc chuyên canh đạt năng suất, chất

lượng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cung cấp nguyên liệu phục
vụ sản xuất viên nang mềm dầu gấc tại Hải Dương. Kết quả điều tra khảo sát
tình hình trồng gấc của 24 xã của 4 huyện có diện tích trồng gấc nhiều trong
tỉnh: Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà và Tứ Kỳ đã xác định: Trong 2.091
hộ điều tra thì có 1.624 hộ trồng gấc với tổng diện tích trồng gấc là 8,892 ha.
Gấc được trồng chủ yếu trên đất tận dụng trong vườn, chỉ có một số hộ trồng
trên đất nông nghiệp chuyên canh. Trong 1.624 hộ trồng gấc có: 1.611 hộ
trồng gấc nếp (chiếm 69%), 335 hộ trồng gấc tẻ (chiếm 21%), 174 hộ trồng
gấc lai và một số giống gấc khác chiếm 11% (gấc đá, gấc chôm), Sản lượng
gấc thu hoạch 164,27 tấn, năng suất thu hoạch bình quân là 18,85 tấn/ha,
trong đó huyện Thanh Hà có năng suất thu hoạch cao nhất 19,97 tấn/ha.
Kết quả xây dựng mô hình trồng gấc thâm canh tại 3 huyện: Kim
Thành, Thanh Hà và Tứ Kỳ: Sau khi trồng cây phát triển tốt, tỷ lệ cây sống
cao, sau 4-5 tháng trồng cây bắt đầu ra hoa, đậu quả, cây gấc ít bị sâu bệnh.
Sản lượng và năng suất gấc thu hoạch: Đối với mô hình đầu tư toàn diện sản
lượng gấc thu hoạch là 5.142 kg (trong đó gấc trồng ngoài đồng là 780 kg),
năng suất bình quân gấc trồng trong vườn 24,23 tấn/ha, gấc trồng ngoài đồng
21,67 tấn/ha; đối với mô hình đầu tư một phần sản lượng gấc thu hoạch


17
13.202 tấn, năng suất gấc thu hoạch bình quân 19,3 tấn/ha. Từ kết quả mô
hình rút ra kết luận: Trồng gấc có làm giàn bê tông có năng suất cao hơn
không có giàn bê tông. Bước đầu rút ra kết luận trồng gấc xen canh trong
vườn năng suất thu hoạch cao hơn và chất lượng tốt hơn trồng ở ngoài đồng.
Năm 2008, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa phối hợp với huyện
Thường Xuân tiến hành triển khai xây dựng “Mô hình liên kết sản xuất, chế
biến, tiêu thụ gấc” trên địa bàn xã Ngọc Phụng (huyện Thường Xuân), với
diện tích 10 ha, bằng giống gấc nếp mới có khả năng đem lại sản lượng, năng
suất cũng như hiệu quả kinh tế cao. Năm đầu tiên năng suất bình quân chỉ đạt

từ 3,24 đến 4,05 tấn/ha. Từ năm thứ hai trở đi, năng suất đạt trung bình từ
4,86 – 5,4 tấn/ha/năm, trong khi đó chu kỳ thu hoạch từ 10 đến 15 năm mà
người dân không phải bỏ chi phí đầu tư như năm đầu tiên. Cùng với việc áp
dụng trồng gấc thương phẩm, người dân có thể trồng xen canh các loại cây
trồng khác để tăng thêm nguồn thu nhập trên đơn vị diện tích.
Hiện tại việc chọn giống gấc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian
của người dân. Về chọn giống gấc, cây gấc trồng ở nước ta có thể có nhiều
giống. Tuy nhiên trong sản xuất hiện nay chỉ phân biệt có hai loại gấc là gấc
nếp và gấc tẻ. Gấc nếp có trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín vỏ chuyển
sang màu đỏ cam, bên trong trái có màu vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có
màu đỏ tươi rất đậm. Gấc tẻ có trái nhỏ hoặc trung bình, vỏ tương đối dày, có
ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ
bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi đậm
như gấc nếp; nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều nạc bao quanh và
chất lượng màu cũng tốt hơn. [9]
Về các biện pháp thâm canh gấc năng suất - chất lượng cao, hiện tại có
rất ít nghiên cứu tập trung vào vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu được công
bố mới chỉ ở dạng nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống và tổng quát để có thể mang phổ


18
triển trên diện rộng. Thực tế cho thấy đại đa số người dân trồng và chăm sóc
gấc theo kinh nghiệm dân gian.
- Về thời vụ trồng gấc, nếu chủ động tưới nước thì có thể trồng gấc
quanh năm. Ở miền bắc thời vụ trồng thường vào đầu tháng 2 dương lịch lúc
khí trời bắt đầu ấm áp và đã có mưa xuân. miền nam thời vụ tốt nhất trồng là
vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
- Về giâm cành cho gấc, người ta tiến hành chọn những cây mẹ sai quả,
quả to, chín đẹp làm cây lấy cành giống. Chọn dây gấc bánh tẻ cắt thành từng
đoạn dài 30 – 40cm, mỗi cành có từ 2 – 3 đốt trở lên. Cành cắt xong nên giâm

ngay hoặc xử lý bằng các dung dịch thuốc trừ nấm bệnh như Benlate C hoặc
Rovral 2 – 4 ngâm 5 – 10 phút để chống thối cành. Kỹ thuật giâm cành hiện
nay phổ biến có 2 cách: Cách 1: Cắt bằng đầu, bôi vôi hai đầu, đem giâm
xuống khu vực cát ẩm. Đầu gốc cắm sâu xuống đất khoảng 10 – 15cm, đặt
nằm nghiêng và lấy tay nén quanh gốc cho chặt, đầu ngọn hướng lên trên.
Cách 2: Cắt bằng đầu, bôi vôi hai đầu, đem giâm trong bầu. Bầu có thể là túi
nilon, trong chứa đất bột trộn với lượng nhỏ phân chuồng ủ mục và trấu để
tăng độ xốp. Mỗi bầu có thể giâm được 3 cành gấc. Bầu đặt tại nơi có bóng
mát hoặc có mái che. Bảo đảm đủ nước tưới thường xuyên, giữ ẩm và che bớt
nắng trong thời gian ban đầu cũng như chỗ đất giâm cành cần phải được thoát
nước tốt. [9]
- Về mật độ, nếu trồng bằng hạt thì thường gấc được trồng 3 cây cách

nhau trên một hình tam giác đều mỗi cạnh 40cm, mỗi góc để một cây; hoặc có
thể trồng thành từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau khoảng 4 – 6m và hàng
nọ cách hàng kia khoảng 5m.
- Bón phân cho gấc, lượng phân bón lót cho gấc có thể là: Vôi: 0,3 – 1
kg (tùy độ chua của đất) trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân lót.
Hữu cơ sinh học HVP 401B: 1-2 kg/hố; Hữu cơ vi lượng HVP Organic: 500


19
gr/hố; Phân chuồng hoai: 10 kg/hố; Super Lân: 500 – 600gr/hố; Thuốc trừ sâu
Basudin 10H (ngừa sâu bọ phá hại rễ): 50 gr/hố; Tất cả được trộn chung với
đất mặt để bón cho một hố. Ngoài lượng phân bón lót, mỗi năm vào đầu giữa
và cuối mùa mưa có thể bón thúc để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái
to. Tiến hành bón thêm mỗi hố 30 – 50 gr phân hỗn hợp NPK (16 –16 – 8)
hoặc phân NPK (20 – 20 – 15); Hữu cơ vi lượng HVP Organic: 50 gr/hố. Có
thể đào rãnh rộng 10 cm sâu 10 cm hình vành khăn cách gốc 25 - 30 cm, bón
phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lân lên mặt đất cách gốc 25 cm

rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và
chống rửa trơi [5]. Trong điều kiện thâm canh cao, có thể phun phân bón lá
HVP 16-16-8 sau khi cây con có 4 -5 lá thật để cây phát triển nhanh (định kỳ
7-10 ngày/1 lần); kết hợp tưới gốc bằng HVP 6-6-4 K.Humat (50 cc/5 lít
nước) tưới quanh vùng rễ cho thấm xuống đất để kích thích bộ rễ phát triển,
định kỳ 10 ngày/1 lần. Đầu mùa mưa, phun phân bón lá HVP 16-16-8 để thân
lá phát triển mạnh; trước khi cây chuẩn bị ra hoa 1 tháng (khoảng tháng 5-6),
phun phân bón lá HVP 20-20-15 để hình thành nhiều hoa; sau khi đã đậu trái,
phun phân bón lá HVP 603S để trái to. Trong giai đoạn trái đang phát triển
mạnh, nên phun HVP siêu Ca để trái chắc, tránh nứt trái, chất lượng cao [11].
Tóm lại: Đối với cây gấc, thì việc nghiên cứu về giống và biện pháp kĩ
thuật ở trên thế giới và trong nước còn khiêm tốn so với giá trị kinh tế của nó.
Chính vì điều đó một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài này là hết sức
cần thiết nhằm góp phần vào việc bổ sung quy trình sản xuất gấc ở tỉnh Thái
Nguyên cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.


20
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm gồm có: 5 giống gấc tham gia thí nghiệm. Trong đó, giống
gấc Nếp Dài được chọn tham gia trong các thí nghiệm về kỹ thuật. Cụ thể các
giống gấc như sau:
1.Giống gấc Trâu .
2. Giống gấc Nếp tròn .
3. Giống gấc Nếp dài .
4. Giống gấc Lai .
5. Giống gấc Ta (đ/c).
- Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm thực hành Thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành thí nghiệm: Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010
2.2. Nội dung
2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất,
chất lượng của các giống gấc.
2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ giâm cành đến khả năng
sinh trưởng và chất lượng cành giống.
2.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất, chất lượng gấc.
2.2.4. Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng gấc.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh; 3 lần nhắc lại.


21
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất,
chất lượng của các giống gấc.
Thí nghiệm gồm 05 công thức:
- Công thức 1: Giống gấc Trâu .
- Công thức 2: Giống gấc Nếp Tròn .
- Công thức 3: Giống gấc Nếp Dài .
- Công thức 4: Giống gấc Lai .
- Công thức 5: Giống gấc Ta (đ/c).
Quy trình bón phân: 20kg N + 70kg P2O5 + 120kg K2O + 80kg Vôi +
10 tấn phân hữu cơ/1ha.
Thời vụ trồng: tháng 2 dương lịch.
Mật độ thí nghiệm : 5 x 5 m (400 cây/ha).
Diện tích ô thí nghiệm: 25 m x 5 m = 125 m2. Số ô thí nghiệm: 15 ô.
Diện tích thí nghiệm: 125 m2/ô x 5 CT x 3 NL= 1875 m2.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
1

3

4

5

2

4

2

1

3

5

3

4

5

2

1


Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ giâm cành đến khả năng
sinh trưởng và chất lượng cành giống gấc Nếp dài.
Thí nghiệm gồm 05 công thức:
Công thức 1: Giâm ngày 15/01/2010.
Công thức 2: Giâm ngày 30/01/2010.
Công thức 3: Giâm ngày 15/02/2010.
Công thức 4: Giâm ngày 01/03/2010 (Đối chứng)
Công thức 5: Giâm ngày 16/03/2010.


22
Mỗi công thức giâm 30 cành trên giá thể là cát sạch. Khoảng cách các
cành là 10 x 10 cm. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 x 0,1 = 3 m2. Diện tích
thí nghiệm: 3 m2/ô x 5 CT x 3 NL= 45 m2.


23
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
2
3
4

1

5

4

5


1

2

3

2

3

4

5

1

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất, chất lượng giống gấc Nếp dài.
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
Công thức 1: 3 x 3 m

= 1111 cây/ha

Công thức 2: 4 x 4 m

= 625 cây/ha

Công thức 3: 5 x 5 m


= 400 cây/ha (ĐC)

Công thức 4: 6 x 6 m

= 278 cây/ha

Quy trình bón phân: 20kg N + 70kg P2O5 + 120kg K2O + 80kg Vôi +
10 tấn phân hữu cơ/1ha. Thời vụ trồng: Tháng 2 dương lịch.
Thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn
toàn. Mỗi ô thí nghiệm trồng 5 cây. Số ô thí nghiệm: 12 ô. Tổng diện tích thí
nghiệm: 1290 m2.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
4
1
2

2
4
3

3
2
1

1
3
4

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng giống gấc Nếp dài.

Thí nghiệm gồm 4 công thức:
Công thức 1: 80kg Vôi + 10 tấn PHC/ha (Nền) (Đối chứng)
Công thức 2: Nền + 10kg N + 60kg P2O5+ 110 kg K2O/ha
Công thức 3: Nền + 20kg N + 70kg P2O5+ 120 kg K2O/ha
Công thức 4: Nền + 30kg N + 80kg P2O5+ 130 kg K2O/ha


24
Mật độ trồng: 5 x 5 m (400 cây/ha). Thời vụ trồng tháng 2 dương lịch.
Diện tích ô thí nghiệm: 25 m x 5 m = 125 m2. Số ô thí nghiệm: 12 ô.
Diện tích thí nghiệm: 125 m2/ô x 4 CT x 3 NL= 1500 m2.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
1
3
2

4

4

1

3

2

2

3


4

1

2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi
2.3.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
- Thời gian từ trồng đến phân nhánh: Tính tổng số ngày từ lúc trồng
đến khi cây có nhánh cấp 1 đầu tiên. Theo dõi 5 cây/ô, lấy giá trị trung bình.
- Chiều dài dây chính: Đo chiều dài 5 dây chính/ô, lấy trung bình. Đo
chiều dài dây chính ở giai đoạn trước thu hoạch.
- Động thái tăng trưởng chiều dài dây chính: Đo chiều dài 05 dây
chính/ô sau đó lấy giá trị trung bình của các công thức ở mỗi giai đoạn sinh
trưởng trong tháng. Tiến hành theo dõi 10 ngày/1lần.
- Động thái ra lá: Đánh dấu lá non mới được hình thành, đếm tổng số lá
trên 05 dây chính/ô. Theo dõi 10 ngày/1lần và lấy giá trị trung bình ở mỗi giai
đoạn sinh trưởng.
- Số nhánh cấp 1: Đếm tổng số nhánh cấp 1 của 5 cây/ô ở thời điểm thu
hoạch, lấy giá trị trung bình.
- Chiều dài nhánh cấp 1: Đo chiều dài nhánh cấp 1 của các nhánh/ cây
của 5 cây/ô, lấy giá trị trung bình.
- Số nhánh cấp 2: Đếm tổng số nhánh cấp 2 của 5 cây/ô ở thời điểm thu
hoạch, lấy giá trị trung bình.
- Chiều dài nhánh cấp 2: Đo chiều dài nhánh cấp 2 của các nhánh/cây
của 5 cây/ô, lấy giá trị trung bình.


25
2.3.2.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả trung bình/cây: Đếm tổng số quả thu được/cây khi thu hoạch
của 5 cây/ô, lấy giá trị trung bình.

- Đường kính quả: Dùng thước Panme đo ở phần phình to nhất của quả.
Mỗi ô lấy 5 quả để đo rồi lấy giá trị trung bình.
- Chiều cao quả: Dùng thước Panme đo từ cuống quả (Phần bắt đầu
phình ra của quả) đến rốn quả; đo 5 quả/ô rồi lấy giá trị trung bình.
- Khối lượng trung bình quả/cây: Cân khối lượng tổng số quả thu
được/cây, lấy giá trị trung bình.
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Năng suất lý thuyết tính bằng khối lượng
trung bình quả/cây x số quả/cây x mật độ trồng/ha, quy đổi ra năng suất
tấn/ha.
- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân khối lượng quả thực thu của tất cả
các cây/ô, tính trung bình. Quy ra năng suất tấn/ ha.
2.3.2.3. Chất lượng quả
+ Dày cùi: Dùng dao sắc bổ đôi quả gấc theo chiều ngang, đo độ dày
của phần vỏ quả; đo 5 quả/ô lấy giá trị trung bình.
+ Khối lượng cơm bao màng: Tách lấy riêng và cân phần màng đỏ bao
quanh hạt gấc của 5 quả/ô, lấy giá trị trung bình.
+ Số hạt trên quả: Đếm tổng số hạt trên quả, đếm 5 quả/ô lấy giá trị
trung bình.
+ Hàm lượng chất khô (%), hàm lượng đường tổng số (%), hàm lượng
vitamin C (%), hàm lượng caroten (mg/kg) được phân tích tại Viện Khoa học
Sự sống - Đại học Thái Nguyên theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.3.2.4. Sinh trưởng và chất lượng cành giống
+ Chiều dài mầm: Tiến hành đo từ gốc mầm đến ngọn, không tính
chiều dài tua. Đo 10 cành/ô lấy giá trị trung bình.


×