Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công trực thuộc bộ y tế trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

EM
O

--------

VŨ THỊ THANH THỦY

LS

D

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC
BỆNH VIỆN CÔNG TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

SY

ST

O

O

Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 62340301

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC QUANG



HÀ NỘI - 2017



MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT

EM
O

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG BỆNH VIỆN ........................................................... 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...................... 9

D

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................................ 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 14
1.2. Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện ........................... 17

LS


1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ và cơ chế tài chính ảnh hưởng đến
kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện .............................................................. 17
1.2.2. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện ................ 28
1.2.3. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện ..................................... 31

O

1.2.4. Kế toán quản trị chi phí theo ABC ............................................................ 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 55
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 56

O

2.1. Khung phân tích, quy trình nghiên cứu của luận án ................................... 56
2.2. Chọn mẫu nghiên cứu ................................................................................... 58
2.3. Công cụ nghiên cứu ....................................................................................... 59

SY

ST

2.4. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................... 60
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu....................................................... 62

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 68
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC
BỆNH VIỆN CÔNG TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........ 69
3.1. Tổng quan về các Bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội .... 69
3.1.1. Đặc điểm hoạt động chung ........................................................................ 70




4.2.3. Giải pháp về sự vận dụng của hệ thống kế toán quản trị chi phí theo ABC
trong các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội ..................... 126
4.2.4. Giải pháp về đánh giá hiệu quả của các trung tâm chi phí trong các bẹnh

EM
O

viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội ............................................. 133
4.2.5. Giải pháp về phân tích thông tin chi phí để đưa ra quyết định trong các bệnh
viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội ............................................. 134
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ............................................................... 137

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 140

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SY

ST

O

O

LS


D

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Danh sách các trung tâm chi phí cuối cùng ................................................ 42
Bảng 1.2: Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận dụng của hệ thống kế toán

EM
O

quản trị chi phí từ các nghiên cứu trước đây ............................................ 48
Bảng 2.1: Tổng hợp các giả thuyết theo kỳ vọng của tác giả về các biến trong mô hình
nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 66
Bảng 3.1: Bảng đối tượng khảo sát ............................................................................ 69
Bảng 3.2: Quy mô giường bệnh ................................................................................. 74
Bảng 3.3: Mức độ hoạt động của bệnh viện ............................................................... 74
Bảng 3.4: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý................................................................ 76
Bảng 3.5: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ................................................................ 78

D

Bảng 3.6: Công việc kế toán tại bệnh viện ................................................................. 78
Bảng 3.7: Tổ chức mô hình kế toán quản trị............................................................... 78
Bảng 3.8: Bố trí nhân viên kế toán quản trị ................................................................ 79

LS


Bảng 3.9: Phân loại chi phí ........................................................................................ 86
Bảng 3.10: Xây dựng định mức chi phí ...................................................................... 88
Bảng 3.11: Căn cứ xây dựng định mức chi phí........................................................... 88
Bảng 3.12: Xây dựng dự toán chi phí ......................................................................... 94
Bảng 3.13: Căn cứ xây dựng dự toán chi phí.............................................................. 94
Bảng 3.14: Kỳ xây dựng dự toán chi phí .................................................................... 94
Bảng 3.15: Phương pháp xác định chi phí và tính giá thành ....................................... 99

O

O

Bảng 3.16: Hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện nay tại bệnh viện ........................ 100
Bảng 3.17: Quý vị có mong muốn áp dụng phương pháp ABC ................................ 100
Bảng 3.18: Sử dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá ..................................... 102
Bảng 3.19: Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá bộ phận .................................................... 102

SY

ST

Bảng 3.20: Phương pháp đánh giá bộ phận .............................................................. 102
Bảng 4.1: Bảng phân loại chi phí theo hoạt động ..................................................... 120
Bảng 4.2: Kế toán chi phí dựa trên hoạt động tại bệnh viện ..................................... 131
Bảng 4.3: Chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí .......................................................... 134



1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

EM
O

Con người là nguồn tài nguyên quý báu,quyết định sự phát triển của mỗi quốc
gia, trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Vì vậy,
đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngày nay, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, nhu cầu khám, chữa bệnh
chất lượng cao ngày càng gia tăng và cấp thiết của con người. Bệnh viện ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, thực hiện hoạt động đào
tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học.

LS

D

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển năng động của các doanh
nghiệp trong cả nước, các bệnh viện công – là những đơn vị sự nghiệp y tế công lập,
cũng ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, với 1.071 bệnh viện, trong đó
bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế là 46, chiếm 4,3%trong tổng số các bệnh viện công
trong cả nước (Tổng cục thống kê, 2015). Ngoài việc sử dụng các nguồn vốn do Ngân
sách Nhà nước cấp, các bệnh viện công còn có khác khoản thu trong các dịch vụ phục
vụ người bệnh, thêm vào đó các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh cũng rất đa dạng,
chi phí cho mỗi loại dịch vụ này lại hoàn toàn khác nhau. Đây cũng là một vấn đề cần
được kế toán đầy đủ, chính xác và chi tiết, giúp quản trị các bệnh viện công tăng
cường giải pháp quản lý thu chi tài chính.

O


O

Trong điều kiện hội nhập quốc tế và kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, các
bệnh viện công bắt đầu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong việc
cân đối giữa các nguồn lực hạn chế với chất lượng dịch vụ mà bệnh viện cung cấp. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các bệnh viện công không ngừng ứng dụng

SY

ST

các kỹ thuật y tế hiện đại, các loại dược phẩm mới và sự gia tăng chi phí tiêu thụ, điều
này tạo áp lực buộc các bệnh viện công phải áp dụng kỹ thuật của kế toán quản trị chi
phí hiệu quả, các kỹ thuật này trước kia thường chỉ được sử dụng trong doanh nghiệp
hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.Theo Robert Kaplan & Anthony A Atkinson (2014,
tr1) “Thông tin kế toán quản trị có vai trò quan trọng đối với các đơn vị. Nó giúp tăng
cường việc ra quyết định, góp phần định hướng cho sự phát triển chiến lược và đánh
giá các chiến lược hiện tại, đồng thời giúp tập trung các nỗ lực để cải thiện hiệu năng
của đơn vị cũng như để đánh giá sự đóng góp và hiệu quả hoạt động của các bộ phận,
các thành viên trực thuộc. Một trong những loại thông tin quan trọng nhất của Kế toán
quản trị là thông tin chi phí. Các đơn vị sử dụng thông tin chi phí để ra các quyết định
quan trọng về đặc tính và cơ cấu của các loại sản phẩm”.



3
sự phát triển của hệ thống kế toán quản trị chi phí cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện.


EM
O

Chính vì các lý do đã được trình bày ở trên, “Kế toán quản trị chi phí trong các
bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội” được tác giả chọn làm đề tài
luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu tổng quát được xác

định là: Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công trực
thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội.

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể
như sau:

D

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến kế toán quản trị chi phí trong các
bệnh viện (một loại hình tiêu biểu đơn vị sự nghiệp có Thu).

- Phân tích và đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công
trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội.

LS

- Lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố đến sự vận dụng của hệ thống kế toán
quản trị chi phí trong các bệnh viện.


- Đưa giải pháp hoàn thiện về phân loại chi phí; về xây dựng định mức và dự toán

O

chi phí; về sự vận dụng của hệ thống kế toán quản trị chi phí theo ABC, về đánh giá hiệu
quả của các trung tâm chi phí và về phân tích thông tin chi phí để đưa ra quyết định trong
các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội.

3. Câu hỏi nghiên cứu

O

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể như trên, luận án phải trả lời được các
câu hỏi nghiên cứu sau:

SY

ST

Kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện bao gồm những nội dung nào?

Có những nhân tố nào tác động đến sự vận dụng của hệ thống kế toán quản trị

chi phí trong các bệnh viện và mức độ tác động như thế nào đến sự vận dụng đó?

Hiện nay, nội dung kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công trực thuộc
Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội được thực hiện như thế nào?
Sự vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y
tế trên địa bàn Hà Nội đã đạt được những ưu điểm và còn những hạn chế gì? Nguyên
nhân vì sao?




5

EM
O

Kế toán QTCP

BV công
trực
thuộc
BYT
Trên địa
bàn HN

Phạm vi nghiên cứu

D

Hoạt động
khám bệnh,
chữa bệnh

LS

Sơ đồ 1: Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Tác giả tự xây dựng


+ Đơn vị nghiên cứu: Lãnh đạo, các cán bộ quản lý phòng/khoa chức năng,
những người trực tiếp làm công việc kế toán tại các bệnh viện công trực thuôc Bộ Y tế
trên địa bàn Hà Nội.

O

5. Đóng góp mới của đề tài
Về lý luận:

O

Luận án trình bày các nội dung liên quan đến kế toán quản trị chi phí trong
bệnh viện, cụ thể là:
+ Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ và cơ chế tài chính ảnh hưởng đến kế

SY

ST

toán quản trị chi phí trong bệnh viện.
+ Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện.
+ Nội dung của kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện (phân loại chi phí, xây

dựng định mức và dự toán chi phí, phương pháp xác định chi phí và tính giá thành dịch
vụ, đánh giá hiệu quả của các trung tâm chi phí, phân tích thông tin chi phí để đưa ra
quyết định).




7
(với hệ số hồi quy = 3.005), X5 - Sự hỗ trợ của bệnh viện (với hệ số hồi quy = 2.581) và
X4 - Mức độ phức tạp trong bệnh viện (với hệ số hồi quy = 1.829).

EM
O

+ Nhân tố X6 và X7 có tác động ngược chiều, trong khi đó, nhân tố X1, X4 và
X5 lại có tác động cùng chiều.
Việc xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự vận dụng
của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công, trực thuộc Bộ Y tế trên
địa bàn Hà Nội, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin để giúp các bệnh
viện lựa chọn hệ thống tính toán chi phí mới, trong điều kiện hiện nay nhiều bệnh viện
chịu áp lực phải tính toán chi phí hiệu quả hơn trong cơ chế tự chủ tài chính và sự cạnh
tranh về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh giữa các bệnh viện.
Kết quả mong muốn của nghiên cứu “Kế toán quản trị chi phí trong các bệnh

D

viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà nội” sẽ là công cụ hỗ trợ hữu hiệu hoặc ít
nhất là nguồn tài liệu tham khảo cho các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội,
Việt Nam.

6. Kết cấu của luận án

LS

Đề tài luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục thì được tổ chức thành 4 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi

phí trong bệnh viện

O

Chương 1 thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài, nhằm xác định những nội dung nghiên cứu có tính kế thừa và phát

O

triển cũng như những cơ sở lý luận làm nền tảng nghiên cứu của luận án. Từ tổng quan
nghiên cứu, tác giả xác định được khoảng trống của đề tài, nêu rõ câu hỏi nghiên cứu
của luận án.
Nội dung tiếp theo trình bày đặc điểm hoạt động cũng như cơ chế tài chính của

SY

ST

bệnh viện có ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí, bản chất và vai trò cũng như nội
dung của kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện. Nghiên cứu các giai đoạn phát
triển của hệ thống kế toán quản trị chi phí, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận
dụng của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Trong chương này, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài, bao
gồm các nội dung như khung phân tích, quy trình nghiên cứu của luận án; chọn mẫu



9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG BỆNH VIỆN

EM
O

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Có rất nhiều công trình nước ngoài liên quan đến kế toán quản trị trong các
bệnh viện cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Mỗi công trình nghiên cứu ở một
góc độ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của quá trình nghiên cứu. Dưới đây là tổng
quan một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về phân loại chi phí trong các bệnh viện

D

Trong lĩnh vực dịch vụ bệnh viện, các nghiên cứu về phân loại chi phí đều dựa
trên các cách phân loại như sau:
+ Trong nghiên cứu của các tác giả Eddy và cộng sự (2003), Mustafa và cộng

LS

sự (2013), Magdalena (2013) thì chi phí trong bệnh viện được phân loại dựa theo mối
quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ cho kiểm soát chi
phí.Chi phí được chia thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

O


+ Phân loại chi phí theo tính chất hoạt động của bệnh viện, tác giả Mike (2002)
đã nghiên cứu về đặc điểm chi phí của bệnh viện, theo quan điểm của tác giả,bệnh
viện hiện đại là tổ chức có nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, do vậy cần sử dụng
phương pháp phù hợp để phân tích cấu trúc chi phí và cấu trúc hoạt động của một bệnh

O

viện. Theo đó có chi phí biến đổituy nhiên lại được nghiên cứu gắn với hàm chi phí để
phân tích trong điều kiện cụ thể của bệnh viện như địa phương nơi bệnh viện hoạt
động, số lượng bác sĩ, trang thiết bị y tế,….

SY

ST

+ Magdalena (2013), phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào đối
tượng chịu chi phí, chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
nhằm phục vụ cho việc tính giá thành, lập báo cáo lợi nhuận,… khi nghiên cứu chi
phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, tác giả khẳng định chi phí gián tiếp giúp ước tính
được tất cả các khoản chi phí liên quan để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm vì vậy
giá thành sản phẩm được xác định theo chi phí toàn bộ sẽ là cơ sở để nhà quản trị
bệnh viện xác định giá thành dịch vụ, ra quyết định chiến lược. Tuy nhiên, để tính
toán được chi phí chung cho từng loại dịch vụ thì phải phân bổ chi phí chung theo
tỷ lệ chung định trước.



11
đơn vị dịch vụ cung cấp bởi bệnh viện, bằng cách kết hợp hệ thống kế toán chi phí

theo hoạt động và chi phí chuẩn, các nhà điều hành ngành y có thể lên kế hoạch và
kiểm soát chi phí dịch vụ cung cấp tốt hơn và đảm bảo quản trị tài chính tốt.

EM
O

Nhóm thứ tư: Các công trình nghiên cứu về các trung tâm chi phí trong bệnh viên.
Các tác giả Basuvà cộng sự (2010)đã đề cập về Quản trị Trung tâm Chi phí
trong một Bệnh viện công ở Nam Phi. Thông tin về chi phí đơn vị bệnh viện hữu ích
đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà quản trị và nhà nghiên cứu. Tầm quan
trọng này được ghi nhận trên toàn thế giới bởi Tổ chức Y tế Thế giới và trong nước

bởi Bộ Y tế Nam Phi. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các trung tâm chi phí
của một Bệnh viện công lớn (Johannesburg Hospital) và xác định các nhân tố ảnh
hưởng tới việc áp dụng và đưa ra định hướng để thực hiện bền vững và thành công qua

D

các kỹ năng. Nghiên cứu xác định ba loại trung tâm chi phí: Chi phí quản lý chung, chi
phí trung gian và chi phí cuối cùng.
Phân tích bối cảnh cho thấy có sự khác biệt lớn so với Bệnh viện công Italia.
Nhiều nhân tố quan trọng được xác định trong nghiên cứu có thể được phân chia thành

LS

ba nhóm lớn: Nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong và quy trình. Cách tiếp cận từng
bước dựa trên kế hoạch phù hợp và phân tích bối cảnh cần được sử dụng để thực hiện
thành công dạng hoạt động ở bệnh viện công.
Trong nghiên cứu của tác giả Mustafa và cộng sự (2013) thì bệnh viện chia dịch


O

vụ thành hai trung tâm chi phí chính là trung tâm dịch vụ bệnh viện hàng ngày và
trung tâm dịch vụ phụ trợ và hỗ trợ, trong đó lại được chia thành các tiểu thể loại trung
tâm chi phí khác nhau để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí trong bệnh viện.

O

Theo nghiên cứu của tác giả Magdalena (2013), các trung tâm chi phí trong
bệnh viện bao gồm:

SY

ST

• Trung tâm chi phí trực tiếp: Trung tâm cung cấp dịch vụ trực tiếp đến bệnh
nhân, đặc biệt là về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc.
• Trung tâm chi phí gián tiếp: Là các trung tâm hỗ trợ cho các trung tâm chi
phí trực tiếp và không liên quan đến bệnh nhân.
• Trung tâm chi phí hỗn hợp: Đây là trung tâm có thể được tìm thấy cả trong
trung tâm chi phí trực tiếp và trung tâm chi phí gián tiếp.

• Trung tâm chi phí không liên quan đến DRG (Nhóm chuẩn đoán liên quan Diagnosis Related Groups): Trung tâm nàykhông cung cấp bất kỳ dịch vụ liên quan
DRG. Chi phí DRG được loại trừ khỏi chi phí hỗn hợp.



13
Giai đoạn 1: Các bệnh viện chỉ áp dụng hệ thống chi phí theo quy định
Giai đoạn 2: Các bệnh viện có áp dụng hệ thống chi phí theo quy định nhưng có

cải tiến

EM
O

Giai đoạn 3: Các bệnh viện áp dụng phương pháp ABC

Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đã trình bày rõ về các nhân tố tác
động đến tình trạng phát triển hệ thống kế toán gồm có các nhân tố chung và các nhân
tố đặc biệt. Đây là một công trình nghiên cứu, theo tác giả đánh giá là rất phù hợp để
làm tài liệu tham khảo trong luận án của mình.
Nhóm thứ 7: Các công trình nghiên cứu về việc áp dụng thẻ điểm cân bằng –
BSC (Balanced Scorecard ) trong bệnh viện

Tác giả Ted Jackson (2015), nghiên cứu trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe

D

thì mô hình chiến lược bao gồm ba yếu tố chính: Chất lượng chăm sóc bệnh nhân,
nghiên cứu và giáo dục, trách nhiệm giải trình và tính bền vững.

LS

Còn Bob McDonaid (2012), cho thấy rằng BSC đã được giới thiệu trên tất cả
các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe, kể cả các tổ chức sức khỏe vì mục tiêu
lợi nhuận và không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm:
• Bệnh viện

• Hệ thống chăm sóc sức khỏe


O

• Đại học ngành y tế / sức khỏe
• Chăm sóc dài hạn

• Trung tâm sức khỏe tâm thần

O

• Chăm sóc dược phẩm

• Các công ty bảo hiểm y tế

SY

ST

Thẻ điểm cân bằng trong tổ chức chăm sóc sức khỏe cũng bao gồm bốn phương
diện cơ bản là: Khách hàng, Tài chính, Quy trình nội bộ, Học tập và tăng trưởng hay
sự đổi mới và học hỏi
Deryl Northcott and Sue Llewellyn (Vol 5, Issue 2) thì nghiên cứu về sự phát
triển và tác động của thẻ điểm cân bằng ở Bệnh viện Vương quốc Anh và Bệnh viện
New Zealand và ghi nhận rằng để đạt được lợi ích/mục tiêu chiến lược từ việc áp dụng

BSC trong bệnh viện thì đòi hỏi cả nhà quản lý và các bác sĩ phải tham gia vào các
cuộc đối thoại và đồng thuận xây dựng chỉ tiêu BSC.



15

Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về xây dựng định mức và dự toán chi
phí trong Bệnh viện.

EM
O

Nguyễn Trường Giang (2004), Luận án tiến sỹ được tác giả nghiên cứu tương
đối toàn diện về quản lý kinh phí Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt
Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong nghiên cứu, tác giả đã có đề cập đến định mức chi phí tuy nhiên định mức chi
phí được tính bình quân theo giường bệnh, điều này chưa phù hợp do đối với mỗi
loại bệnh viện có tính chất hoạt động khác nhau, quy trình điều trị khác nhau nên chi
phí bình quân cần thiết tính trên một giường bệnh cũng khác nhau. Tác giả cũng có
đề cập đến xây dựng dự toán chi phí, tuy nhiên lại căn cứ trên việc xây dựng định
mức phân bổ Ngân sách từ năm 1996, do sự thay đổi của các chế độ chi tiêu nội bộ

D

và sự biến động của giá cả nên không còn phù hợp, không phản ánh đúng chi phí cần
thiết cho khám chữa bệnh.

Trần Thế Cương (2016), đã nghiên cứu rất rõ nét về tự chủ tài chính đối với các
bệnh viện công hiện nay. Tác giả đã có đề cập đến việc xây dựng định mức chi phí

LS

thông qua quy chế chi tiêu nội bộ để kiểm soát chi phí, tuy nhiên chưa đưa ra được giải
pháp đối với việc xây đựng định mức chi phí này. Tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh
(2014) đã có đề cập đến lập dự toán chi trên cơ sở kinh phí được giao, tuy nhiên việc
nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu rõ về chu trình giao kinh phí trong các bệnh viện


O

công, từ đó thiết kế bộ mã trong hệ thống thông tin kế toán. Tác giả Lê Kim Ngọc
(2009), đã có đề cập đến lập dự toán thu – chi ngân sách, tuy nhiên chỉ là một phạm vi
nhỏ trong nội dung của luận án, chưa gắn với đặc điểm hoạt động của Bệnh viện công

O

trực thuộc Bộ Y tế. Tác giả Lê Thị Thanh Hương (2012), đề cập đến việc xây dựng
định mức chi phí trên cơ sở xác định định mức về lượng và định mức về đơn giá được
quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện, dựa theo văn bản hướng
dẫn của Nhà nước ban hành. Việc lập dự toán được tác giả nghiên cứu gồm dự toán

SY

ST

thu – dự toán chi cho hoạt động thường xuyên thuộc kinh phí Ngân sách Nhà nước
cấp. Tuy nhiên, các nội dung chỉ được đề cập trong phạm vi nhỏ do luận án tập trung
nghiên cứu tổ chức công tác kế toán.
Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu về phương pháp xác định chi phí và
tính giá thành dịch vụ trong bệnh viện.
Tác giả Nguyễn Trường Giang (2004), đã có đề cập đến vấn đề giá viện phí cần
tính đúng, tính đủ các loại chi phí, nhưng tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu viện phí theo

quan điểm của chính sách phí, lệ phí – là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, chưa
làm rõ được bản chất giá dịch vụ của các hoạt động y tế. Tác giả Trần Thế Cương




17
Bên cạnh đó, còn các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến kế toán quản

EM
O

trị chi phí như đã được trình bày trên phần tổng quan các công trình nghiên cứu trong
nước. Các tác giả cũng đề cập đến một số nội dung có liên quan đến kế toán quản trị
chi phí, nhưng dưới góc độ giới thiệu và còn rất sơ sài, chưa đưa ra giải pháp cụ thể
hoặc có đưa giải pháp nhưng không còn phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính trong các
bệnh viện công hiện nay.
Thực tế, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình khoa học nào tiếp cận
vấn đề kế toán quản trị chi phí đối với các bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa
bàn Hà Nội một cách có hệ thống, có tính tổng hợp cả về cơ sở lý luận và thực tiễn.
Thêm vào đó, chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào đánh giá được tình trạng
phát triển của hệ thống kế toán quản trị chi phí cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự

D

vận dụng của hệ thống kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện, từ đó đưa ra đề xuất áp
dụng hệ thống kế toán quản trị chi phí mới theo phương pháp ABC. Đó chính là
khoảng trống nghiên cứu của luận án. Điều này khẳng định tính độc lập và không
trùng lặp của đề tài.

LS

1.2. Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện
1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ và cơ chế tài chính ảnh hưởng
đến kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện

1.2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ảnh hưởng đến kế toán quản trị
chi phí trongbệnh viện

O

Vào thời cổ đại, y học và tôn giáo được gắn liền, bệnh viện được coi là nhà tế bần
cứu giúp những người nghèo khổ. Bệnh viện được thành lập giống như những trung tâm
từ thiện nuôi dưỡng người ốm yếu và người nghèo. Ngày nay, bệnh viện được coi là nơi

SY

ST

O

chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào tạo và tiến hành các nghiên cứu y học, nơi xúc
tiến các hoạt động chăm sóc sức khỏe và ở một mức độ nào đó là nơi trợ giúp cho các
nghiên cứu y sinh học. Tổ chức y tế thế giới - WHO (1954) đã định nghĩa “Bệnh viện là
một bộ phận khôngthể tách rời của một tổ chức xã hội và y tế, chức năng của nó là chăm
sóc sức khỏetoàn diện cho nhân dân, cả phòng chống bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại
trú củabệnh viện phải vươn tới cả gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung
tâmđào tạo cán Bộ Y tế và nghiên cứu sinh”.Theo các tài liệu của WHO thì bệnh viện

còn là một tổ chức rất phức tạp,bởi lẽ những tiến bộ trên nhiều mặt trong xã hội đã khiến
người dân ý thức được rõ hơn về quyền lợi của mình, họ ngày càng đòi hỏi cao hơn với
hệ thống bệnh viện và họ muốn được cung cấp các dịch vụ y tế không chỉ trong khuôn
khổ bệnh viện mà còn ở ngay tại gia đình. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều loại



×