Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tham luận NQ 22 chủ tịch một số yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững huyện si ma cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.41 KB, 7 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN
Một số yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai
Nguyễn Văn Minh
- Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể các đồng chí!
Về dự Hội nghị hôm nay, Tôi nhất trí cao với các bản Báo cáo đã trình bày
trước Hội nghị. Tại Hội nghị này Tôi xin được phát biểu tham luận Một số yếu
tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Si Ma Cai.
Như các đồng chí đã biết, Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới có tổng
diện tích tự nhiên là 23.493,83 ha với 13 xã 98 thôn bản, trong đó có 3 xã biên
giới với tổng chiều dài đường biên 9,202 km giáp với huyện Mã Quan-tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc. Địa hình có độ dốc lớn, nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Toàn
huyện có trên 6.000 hộ với 15 dân tộc chung sống (dân tộc thiểu số chiếm 94,06%
trong đó: dân tộc Mông chiếm 79,54% còn lại là các dân tộc khác). Tỷ lệ hộ
nghèo, cận nghèo còn cao tính đến năm 2015 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 57,06%, hộ
cận nghèo chiếm tỷ lệ 13,66% đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Song được sự quan tâm chỉ đạo tập trung, sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
và các ban ngành đoàn thể trong tỉnh đối với việc xây dựng huyện vùng cao biên
giới, một trong ba huyện nghèo nhất tỉnh và 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước
với các chương trình, dự án nhiều nguồn vốn khác nhau được quan tâm đầu tư
xây dựng, các công trình đã và đang phát huy tác dụng trong việc thực hiện
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015, cũng trong giai
đoạn này, ngày 11/11/2014 Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 22 về giảm nghèo bền
vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020, ngoài ra các chương trình, đề án cả giai
đoạn 2011-2015 để triển khai thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
Cấp ủy, Chính quyền huyện xác định Chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2011 - 2015 là một chủ trương lớn của Chính phủ, đầu tư xóa đói
giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo; Sau khi Đề án “Hỗ trợ giảm


nghèo nhanh và bền vững huyện Si Ma Cai giai đoạn 2009-2020” được phê duyệt;
UBND huyện Si Ma Cai đã căn cứ hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh; tập trung
chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã lập kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai
thực hiện. UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và phân công cho các phòng ban
chức năng, theo quyền hạn và trách nhiệm cụ thể; hàng năm tiến hành sơ kết 6
tháng, 9 tháng và tổng kết năm định kỳ việc thực hiện các nhóm chính sách của
Chương trình; qua đó kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện.
1


*Về nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn giai
đoạn 2011-2015: Tổng nguồn lực đầu tư 909.068 triệu đồng. Trong đó:
1. Tổng kinh phí đã bố trí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững là 271.703 triệu đồng
2. Ngân sách trung ương thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ
giảm nghèo khác: 329.155 triệu đồng.
3. Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã): 259.775 triệu đồng.
4. Nguồn huy động cộng đồng (các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ): 48.505
triệu đồng.
* Kết quả thực hiện: Trong giai đoạn 2011 -2015 mặc dù gặp nhiều khó
khăn, thách thức như thời tiết mưa bão, lốc xoáy, mưa đá, hạn hán kéo dài, song
dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các ban ngành, đoàn thể từ huyện
đến cơ sở, sự đồng tình của nhân dân với các chính sách đầu tư của Đảng và
Nhà nước, kinh tế - xã hội trên địa bàn có chuyển biến tích cực:
- Về Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,92%/năm, nhiều mục tiêu nhiệm
vụ hoàn thành sớm và cao hơn so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVI
đề ra. Sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giảm
nghèo cho Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Về trồng trọt: Năng suất, sản lượng cây trồng đều đạt và vượt so với kế
hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 19.984 tấn, tăng 3.366
tấn so với năm 2011, (đạt 117,55% so với mục tiêu Nghị quyết); lương thực bình
quân đầu người 587 kg/người/năm, tăng 51 kg/người/năm so với năm 2011. Giá
trị sản xuất trên một ha đất canh tác đạt 25 triệu đồng, đạt 100% so với mục tiêu
Nghị quyết.
Về chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Tính đến thời điểm
31/12/2015, tổng đàn trâu 8.533 con (tăng 1.502 con so với năm 2011), đạt
100,2% mục tiêu Nghị quyết, đàn bò đạt 2.910 con (tăng 292 con so với năm
2011), đạt 108% mục tiêu Nghị quyết. Việc chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng
hóa có sự phát triển nhanh, tăng lên theo từng năm. Sản lượng thịt hơi xuất
chuồng tăng bình quân 3,17%/năm.
Về lâm nghiệp: độ che phủ rừng tăng từ 27% năm 2011 lên 34,41% năm
2015. Việc đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp đã từng bước hạn chế nguy cơ sa
mạc hóa; bảo tồn phát triển tài nguyên rừng, cải thiện môi trường sinh thái.
Công tác sắp xếp dân cư được quan tâm chỉ đạo. Từ năm 2011 đến năm
2015, đã sắp xếp được 4 điểm dân cư tập trung, tổng số hộ sắp xếp dân cư giai
đoạn 2011-2015 là 450 hộ, kinh phí 7.890 triệu đồng đạt 100% so với Nghị
quyết); 13 điểm sắp xếp dân cư xen ghép, nội địa tại 13/13 xã trên địa bàn
huyện.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển: Giá trị sản xuất năm
2015 theo giá cố định là 10.141 triệu đồng đạt 130% mục tiêu Nghị quyết.

2


Giá trị sản xuất thương mại năm 2015 đạt 77.497 triệu đồng (giá so sánh
1994), tốc độ tăng trưởng đạt 16,93%. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tăng
dần, năm 2011 chiếm 26,96% và năm 2015 chiếm 36,53%.
Hằng năm, thu ngân sách trên địa bàn huyện đều đạt và vượt mức kế hoạch,

năm 2015 thu 22.079 triệu đồng, đạt 205,76% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
- Văn hóa- xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần nâng cao
đời sống tinh thần cho Nhân dân
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng. Đến
nay, toàn huyện có 50 trường, đủ các cấp học từ mầm non đến THPT, tăng 2
trường, 40 lớp và 830 học sinh so với năm 2011. Công tác phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi về đích trước 02 năm (mục tiêu năm 2015, đạt năm
2013); phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi
và phổ cập giáo dục THCS được duy trì, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết; có
11/13 xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 đạt 366% so với
mục tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi ra lớp hằng năm đều tăng. Việc
xây dựng trường chuẩn Quốc gia thực hiện có hiệu quả, có 17/47 trường đạt
chuẩn Quốc gia, đạt 130,7% so với mục tiêu Nghị quyết; số học sinh tốt nghiệp
THPT đi học cao đẳng, đại học ngày một tăng cao. Hệ thống trường phổ thông
dân tộc bán trú được phát triển.
Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên. Các
chương trình y tế quốc gia, y tế cấp ngành, mạng lưới y tế cơ sở không ngừng
được củng cố, kiện toàn, đến nay đã có 10/13 xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế
theo bộ tiêu chí mới.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển. Giá
trị văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy. Hoạt động văn nghệ,
thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình, thông tin liên lạc ngày càng phát triển cả về
số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động chào mừng các
ngày lễ lớn và tuyên truyền, đưa thông tin về cơ sở được triển khai thực hiện có hiệu
quả. Đến nay tỷ lệ hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam là 92,7%, tỷ lệ hộ xem truyền
hình đạt 73,6% . Hằng năm, có trên 63% gia đình gia đình văn hóa (tăng 3% so với
mục tiêu Nghị quyết), 65% thôn bản văn hóa (tăng 10% so với mục tiêu Nghị quyết)...
* Một số kết quả cụ thể thực hiện các chính sách giảm nghèo:
- Về xây dựng cơ sở vật chất.
Từ năm 2011 - 2015 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thuộc dự án

phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông
thôn. Tổng số hộ được sử sụng nước hợp vệ sinh 5.587 hộ/6.613 hộ toàn huyện,
bằng 69,36% số hộ sử dụng nước sạch. Thực hiện năm 2015 có 90% tổng số hộ
trên toàn huyện được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Số công trình thủy lợi bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất: trên địa bàn
huyện có 101 công trình thủy lợi trên 13 xã, đảm bảo phục vụ cho sản xuất,
sinh hoạt của của nhân dân.

3


Có 5/5 chợ được kiên cố hóa được đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận
lợi nhân dân trong trao đổi, mua bán, giao thương với các huyện bạn và nhân
dân Trung Quốc.
Xây dựng mạng lưới trường và lớp học kiên cố góp phần quan trong trong
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ dân trí: toàn huyện có
17/50 trường học trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có 600 phòng
học, 100% các điểm trường học có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.
- Chính sách Hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo.
Hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất: đã hỗ trợ làm nhà ở cho 304 hộ, với số vốn
4.440 triệu đồng. Nguồn vốn hỗ trợ đất sản xuất không có, qua các năm chưa
thực hiện hỗ trợ đất ở cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số.
Về khuyến nông, lâm ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề.:
đã cụ thể hóa bằng 7 đề án: Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, trợ trong chăn nuôi như: hỗ trợ xây
dựng chuồng, trại, giống bò, lợn đen bản địa…
Xây dựng và nhân rộng mô hình XĐGN. Từ năm 2011 đến 2015 hỗ trợ 37
mô hình, kinh phí thực hiện 7.373 triệu đồng, gồm: Mô hình trồng rau an toàn,
trồng lạc, trồng lê, trồng cây dược liệu...
Chính sách hỗ trợ về y tế: Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo,

người dân tộc thiểu số luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt, hàng năm
việc rà soát và lập danh sách BHYT cho người nghèo, người DTTS được phổ
biến đến từng thôn, bản.
Hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo: theo Nghị định 49/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 74/NĐ-CP ngày 15/7/2013
của Thủ tướng Chính phủ (gồm các bậc học : Mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, THPT), trong đó :
- Tổng số học sinh được miễn học phí 100% từ năm 2011 đến 2015 là
15.295 học sinh, với tổng kinh phí hỗ trợ 270,710 triệu đồng.
- Giảm học 50% học phí với tổng số 1.936 học sinh, tổng kinh phí hỗ trợ
16,892 triệu đồng.
- Tổng số học sinh DTTS bán trú được cấp tiền ăn 17.080 học sinh, kinh
phí thực hiện 54.658 triệu đồng, số học sinh DTTS bán trú được hỗ trợ lương
thực 33.122 học sinh, số lương thực được cấp 2.696 tấn, số học sinh được tuyển
thẳng vào các trường đại học, cao đẳng 34 học sinh.
- Từ 2011 đến nay đã thực hiện việc hỗ trợ chi phí học tập học sinh, với
tổng số học sinh được hỗ trợ 31.525 học sinh, tổng kinh phí hỗ trợ 18.731 triệu
đồng. Hỗ trợ tiền ăn trưa 11.550 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ tiền điện : đã hỗ trợ 5.584 triệu đồng cho 14.235 hộ
nghèo.
Chính sách hỗ trợ tiền ăn tết cho hộ nghèo: hỗ trợ 2.126 triệu đồng cho
7.553 hộ nghèo.
Chính sách hỗ trợ gạo cứu đói: cho 1.912 hộ, số gạo 157 tấn.
Về đào tạo bồi dưỡng:
4


Đào tạo cán bộ làm công tác khuyến nông, lâm ngư nghiệp: Hiện có
13/13 cán bộ khuyến nông xã có trình độ từ trung cấp trở lên, đạt 100% so với
mục tiêu đề ra; 98/98 số thôn bản có khuyến nông viên và thú y viên có trình độ

văn bằng nghề trở lên.
Về dạy nghề cho người nghèo, người dân tộc thiểu số: Lũy kế tỷ lệ lao
động nông thôn đã qua đào tạo ở các cấp nghề, tỷ lệ đạt 21,32% (giai đoạn 20112015 đào tạo cho 1.803 lao động, đạt 10,03%). Tổng kinh phí thực hiện 6.182
triệu đồng.
Về đáp ứng vốn cho người nghèo: Tổng số vốn vay tín dụng ưu đãi cho
người nghèo 79.077 triệu đồng.
Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát
triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, thôn bản đặc biệt khó khăn:
Nguồn vốn phân bổ hỗ trợ hoạt động khuyến nông, hỗ trợ giống ngô lai, hỗ trợ
giống cây trồng lâu năm, hỗ trợ con giống (gà, lợn) hỗ trợ phân bón và Hỗ trợ
mua máy nông nghiệp: đã Cấp 1.400 con giống gia cầm, 26.5034cây giống, 115
máy móc thiết bị, 607 tấn phân bón và 27 mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, nhất là phong trào phát
triển kinh tế, làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, vệ sinh môi
trường; đã đổ bê tông và mở mới trên 200 km đường giao thông liên thôn và nội
thôn. Đầu tư nâng cấp rải nhựa 30 km đường quốc lộ 4D đi qua địa bàn huyện
và nâng cấp rải nhựa 07 tuyến đường 54 km đi các xã. Đến nay 13/13 xã đã có
đường nhựa, đường bê tông ô tô đi đến trung tâm xã, 98/98 thôn bản có đường
bê tông đi đến trung tâm thôn. Nhân dân đã góp hàng nghìn công lao động, góp
hàng trăm ha đất, di chuyển nhà cửa, công trình xây dựng để làm đường giao
thông; 98/98 thôn bản tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống
rãnh, thu gom rác thải, làm nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc; Nhân dân tích
cực hưởng ứng phong trào “nhà sạch, vườn đẹp”. Nhân dân đã làm được 1.702
hố rác; 98/98 thôn đăng ký thi đua lập mô hình tự quản về an ninh trật tự; có 4.856
hộ gia đình đăng ký về giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn; 13/13 xã
thực hiện tốt 7 nội dung thi đua; thành lập 99 tổ an ninh nhân dân và 98 tổ hòa giải.
Mạng lưới giao thông toàn huyện là 410,79 km; 13/13 xã có đường nhựa,
đường bê tông đến trung tâm xã; 98/98 thôn bản có đường cứng hóa (đường cấp
phối, đường bê tông) đi lại được 4 mùa; tỷ lệ đường giao thông liên thôn được cứng

hóa mặt đường, đạt 92,74%; nâng cấp, xây dựng mới 39 công trình; phòng học được
kiên cố từ cấp 4 trở lên, xây dựng 224 phòng học, 64 phòng chức năng; 13/13 xã có
trạm y tế được kiên cố hóa, đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất; 13/13 xã có điện
lưới quốc gia, 88,5% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% các xã, các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn được xây dựng trụ sở làm việc và nâng cấp trung tâm
huyện lỵ lên đô thị loại V.
Kết quả giảm nghèo từ năm 2011 đến nay : Tỷ lệ hộ nghèo trung bình
giảm trên 8%/năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 53,83% năm 2011 xuống còn 27,70% năm
2014 trung bình giảm trên 8%/năm vượt chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh và của huyện giao.
5


Đến hết năm 2015 thu nhập bình quân chung đầu người trên địa bàn
huyện đạt 17,5 triệu đồng/người/năm.
Với những kết quả trên có thể nói với những sách xóa đói, giảm nghèo mà
Đảng và Nhà nước đầu tư cho huyện nghèo Si Ma Cai đã mang lại hiệu quả thiết
thực giúp nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững, đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân ngày được nâng lên.
Song bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế nhất
định như: việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề còn chậm, nguồn vốn đào tạo nghề
cho lao động nông thôn còn thiếu, chưa nhân rộng nhiều mô hình trong xóa đói
giảm nghèo, công tác hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất còn hạn chế; Các hợp phần dự
án nguồn vốn phân tán nhỏ lẻ từng cơ quan, cơ quan thường trực không nắm
chắc để điều hòa, phân bổ hợp lý; Ban chỉ đạo các xã chưa nắm chắc mục tiêu
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, dẫn đến hiệu quả chương trình
đề án chưa cao, công tác xuất khẩu lao động chưa đạt kế hoạch đề ra.
* Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.
- Một số chỉ tiêu của Đề án đưa ra chưa sát với dự báo tình hình phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chủ trì các chương trình đầu tư của

nhà nước để phát triển kinh tế chưa được thường xuyên.
- Công tác chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền xã chưa quyết liệt, sự
trông chờ ỷ lại vào nhà nước của một bộ phận nhân dân còn phổ biến.
- Nguồn kinh phí thực hiện đề án còn hạn hẹp nên sự chuyển biến của nền
kinh tế trên địa bàn huyện còn chậm.
* Bài học kinh nghiệm.
- Xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả
hệ thống chính trị, từ huyện cho đến cơ sở. Vì vậy các chương trình, dự án, các đề án
về phát triển kinh tế - xã hội đều phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để đề ra mục tiêu, nhiệm
vụ, bước đi, các giải pháp sao cho sát và phù hợp với từng địa phương và
nguyện vọng của nhân dân. Để từ đó tập trung đầu tư tập trung, tránh dàn chải,
tranh thủ sự quan tâm đầu tư từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức trong
và ngoài nước, doanh nghiệp trên địa bàn, huy động nguồn lực từ nhân dân để
mục tiêu của chương trình sớm đạt kết quả như mục tiêu của đề án;
- Vận động, khơi dậy tính tự giác, tính tích cực tham gia đóng góp công
sức, tài sản của người dân trong các chương trình, đề án XĐGN. Điều này vừa
tăng cường nguồn lực cho công cuộc XĐGN, vừa nâng cao vai trò, giám sát của
người dân và cộng đồng, cũng như ý thức bảo quản, sử dụng nguồn nhân lực và
tài sản sau đầu tư;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể các cơ quan, đơn vị
trực tiếp giúp đỡ, có địa chỉ đỏ tới tận hộ gia đình, thôn, xã, đồng thời theo dõi,
chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020: đến nay Chính phủ
tiếp tục ban hành quyết định số 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Trên
6


cơ sở đó huyện đã xây dựng mục tiêu từng mục tiêu cụ thể nhằm Tạo sự chuyển

biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm đến năm
2020 ngang bằng các huyện vùng thấp của tỉnh. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh
của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm
của huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu
quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững
chắc an ninh, quốc phòng.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 11/11/2014 của
Tỉnh ủy Lào Cai về giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Si Ma Cai đến năm
2020.
Về đề xuất: Trong thời tới huyện tiếp tục đề nghị Trung ương, Tỉnh tiếp tục
đầu tư các chương trình, dự án giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo thực sự bền
vững, phát triển trung tâm huyện lên thị trấn.
Trên đây là một số nội dung đánh giá tác động đến hiệu quả thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Si Ma Cai tham gia vào hội
nghị.
Kính chúc sức khoẻ các vị đại biểu - chúc Hội nghị thành công tốt đẹp./.
Xin trân trọng cảm ơn!

7



×