Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI CẢM ƠN
Để báo cáo thực tập của tôi được hoàn thành ngoài nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên
trong Khoa Xã Hội Học – Trường ĐHKHXH&NV, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân Xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo – ThS
Đặng Kim Khánh Ly - đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn
thành báo cáo này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp K49 – XHH đã giúp
tôi trong thời gian thực tập và trong quá trình làm báo cáo thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ lãnh đạo xã Ái quốc, huyện
Nam Sách, tỉnh HảI Dương, các bác trưởng khu dân cư và toàn thể nhân dân
xã Ái quốc đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin trong thời gian tôi thực
tập tại địa bàn.
Tuy đã có cố gắng hết sức nhưng do chưa có kinh nghiệm nhiều và
hạn chế về mặt thời gian nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 9/2007
Sinh viên
Nguyễn Hồng Quyên
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn…………………………… 2
Ý nghĩa khoa học………………………………………………….2
Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………… 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………….4
Mục đích nghiên cứu………………………………………………4
Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………… 4
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu……………………………4
Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 4
Khách thể nghiên cứu…………………………………………… 5
Phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 5
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………5
Phương pháp chọn mẫu……………………………………………5
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi………………………… 5
Phương pháp phỏng vấn sâu……………………………………….6
Phương pháp quan sát…………………………………………… 7
Phương pháp phân tích tài liệu……………………………………7
6. Giả thuyết nghiên cứu………………………………………………8
7. Khung lý thuyết…………………………………………………… 9
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH………………………………………………10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI………… 10
1.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………….10
1.2. Lý thuyết áp dụng………………………………………………11
1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội…………………………………….12
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
1.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý………………………………
13
1.3. Các khái niệm công cụ…………………………………….……14
1.3.1. Khái niệm tiền đền bù……………………………………………14
1.3.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng tiền đền bù…………………………14
1.3.3. Khái niệm hộ gia đinh……………………………………………14
1.3.4. Khái niệm đất đai……………………………………………… 15
1.3.5. Khái niệm khu công nghiệp…………………………………… 15
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu…………
16
1.4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu……………………………… 16
1.4.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu……………………………… 18
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….21
2.1. Vài nét về thực trạng vấn đề thu hồi đất và số tiền đền
đền bù các hộ gia đình nhận
được……………………………………….21
2.2. Thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình sau
khi bàn giao đất cho khu công nghiệp………………………………… 24
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù
của các hộ gia đình xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương………………………………………………………………………
31
2.3.1. Số lượng tiền đền bù…………………………………………………31
2.3.2. Trình độ học
vấn…………………………………………………… 33
2.3.3. Yếu tố tuổi………………………………………………………… 37
2.3.4. Nghề nghiệp chính của hộ gia đình………………………………….39
2.3.5. Giới
tính…………………………………………………………… 41
2.3.6. Chính sách hỗ trợ của chính quyền địa
phương…………………… 42
2.4. Nhận định bước đầu về hiệu quả của việc sử dụng tiền đền bù của
các hộ gia đình thuộc xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương…………………………………………………………………… 45
2.4.1. Về kinh tế……………………………………………………………45
2.4.2. Về văn hoá - xã hội………………………………………………….49
2.4.3. Về giáo dục………………………………………………………….50
2.4.4. Về chăm sóc sức khoẻ……………………………………………….51
2.4.5. Về quan hệ xã hội……………………………………………………52
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………… 54
3.1. Kết luận……………………………………………………………… 54
3.2. Khuyến nghị………………………………………………………… 55
PHỤ LỤC……………………………………………………….57
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………57
CỎC BIỜN BẢN PHỎNG VẤN
SÕU…………………………………………………………… 58
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020
Nghị quyết Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã chỉ rõ “Từ nay
đến năm 2020, chúng ta sẽ phấn đấu thực hiện thành công công nghiệp
hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) nông thôn”. Thực hiện nghị quyết của
Đảng ở khu vực nông thôn Việt Nam trong vài năm trở lại đây, quá trình
CNH - HĐH đang diễn ra mạnh mẽ, nông thôn Việt Nam đang trên con
đường đổi mới toàn diện cả về Kinh tế, Văn hóa, Chính trị, Xã hội, cùng
với nó là sự ra đời của các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Tuy nhiên,
song song với quá trình này, khu vực nông thôn đứng trước tình trạng mất
đất, mất ruộng, mảnh đất mà từ bao đời đã gắn bó với sự tồn tại của người
nông dân. Sự kiện này có tác động mạnh mẽ đến đời sống của các hộ gia
đình nông thôn.
Tỉnh Hải Dương nói chung và Huyện Nam Sách nói riêng cũng nằm
trong dòng chảy chung của cả nước, và với chính sách mở cửa để thu hút
đầu tư, để tiến hành công cuộc CNH - HĐH, trên địa bàn huyện đã có sự
chuyển đổi đáng kể diện tích đất nông nghiệp cho quá trình này.
Trong quá trình nhà nước trưng thu đất nông nghiệp để tiến hành xây
dựng các khu công nghiệp thì các hộ gia đình mất đất đã nhận được một số
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tiền đền bù nhất định (tính theo giá thị trường) để đảm bảo ổn định lại cuộc
sống cho người nông dân khi mà nguồn thu chính từ nông nghiệp không
còn. Nhưng vấn đề ở đây là các hộ gia đình đó sử dụng số tiền đền bù đó
như thế nào và hiệu quả ra sao lại là cả một vấn đề cần quan tâm chú ý. Bởi
lẽ, đó không chỉ là vấn đề của riêng các hộ gia đình mà còn là mối quan
tâm chung của xã hội, của các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan.
Vẫn biết, trước đây đa phần các hộ gia đình chỉ sống bằng nghề nông, nên
đồng ruộng và đất đai là tất cả đối với sự sinh tồn của họ. Quá trình CNH –
HĐH nông thôn đã qui hoạch thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp,
điều này dẫn đến nhiều biến động trong cuộc sống của người nông dân như
việc thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, kinh tế, văn hoá, giáo dục quan hệ xã hội
và nhiều thay đổi khác nữa trong đời sống hàng ngày… Điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến diện mạo phát triển của nông thôn cũng như diện mạo chung
của quá trình phát triển xã hội.
Quan tâm, chú ý đến sự thay đổi cuộc sống của gia đình người dân
nông thôn và sự thích ứng của các hộ gia đình trong thời kỳ CNH - HĐH
nông nghiệp nông thôn, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Một số yếu tố
tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất
cho khu công nghiệp của các hộ gia đình” trong khuôn khổ một báo cáo
thực tập, mong có cơ hội hiểu sâu hơn về cách thức tổ chức cuộc sống,
sinh hoạt của người dân nông thôn qua việc sử dụng số “tiền đền bù” từ
quá trình trưng thu đất tại địa phương. Nghiên cứu cũng mong muốn tìm
hiểu và làm sáng tỏ một số yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng tiền đền
bù của các hộ gia đình. Cuối cùng, trong phạm vi nghiên cứu của một báo
cáo thực tập, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, kế hoạch cụ
thể cho người dân biết cách sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả. Từ
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đó, có thể nhân rộng những mô hình gia đình nông dân làm ăn có hiệu quả
nhờ biết cách sử dụng số “tiền đền bù “.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học.
Với những kết quả ghi nhận được về mặt lý thuyết cũng như thực
nghiệm, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết của xã hội học
như: lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết về sự
lựa chọn hợp lý, lý thuyết trao đổi…. Nghiên cứu cũng đã từng bước biết
cách lý giải một cách khoa học những yếu tố tác động đến hiệu quả sử
dụng tiền đền bù của các hộ gia đình có đất bàn giao cho khu công nghiệp
của Xã Ái Quốc, Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương. Đặc biệt góp
phần bổ sung và làm sáng tỏ các lý thuyết xã hội học chuyên biệt như: Xã
hội học kinh tế, Xã hội học quản lý….
Trên cơ sở vận dụng tri thức xã hội học, các khái niệm, các lý thuyết
xã hội học có điều kiện “va chạm” với thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa
lý luận và thực tiễn cuộc sống. Kết quả nghiên cứu góp phần tìm hiểu
những yếu tố, những quy luật tiềm ẩn trong thế giới tinh thần của người
dân, trong nhận thức và hành động “chi tiêu” của họ. Trên cơ sở đó, đề ra
những chính sách, những tác động phù hợp với sự phát triển của các yếu
tố, các quy luật đó.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng
đắn, toàn diện về thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất
của các hộ gia đình. Qua đó có những đánh giá về tính hiệu quả của việc
sử dụng tiền đền bù.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kết quả nghiên cứu còn giúp cho các cấp ủy, chính quyền, các ban
ngành có liên quan, các cơ quan Nhà nước có những biện pháp, chính sách
tác động nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng đồng vốn có hiệu quả
hơn nữa cho người dân.
Trên cơ sở nghiên cứu một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của người dân
Xã Ái Quốc, Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương, báo cáo có những
đề xuất, những giải pháp làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý, các cấp
chính quyền địa phương quảng bá mô hình các hộ gia đình sử dụng đồng
vốn đền bù có hiệu quả để họ cùng học hỏi lẫn nhau. Mục tiêu nhằm góp
phần làm cho cuộc sống của người nông dân được đảm bảo và ngày càng
nâng cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu này thông qua việc vận dụng các lý thuyết xã hội học để
hướng tới làm sáng tỏ hoạt động sử dụng tiền đền bù của người dân. Kết
quả nghiên cứu sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù,
thông qua đó để đề ra những giải pháp và khuyến nghị phù hợp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn các loại hình sử dụng
tiền đền bù với một số các yếu tố như: Số lượng tiền đền bù, cấu trúc gia
đình, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tâm lý…
Kết quả thu được sẽ cho chúng ta thấy hiệu quả sử dụng tiền đền bù có
tác động như thế nào đối với các hộ gia đình về các mặt: Kinh tế, Văn hoá,
Giáo dục, Y tế, và các quan hệ xã hội. Từ đó, nghiên cứu sẽ giúp cho việc
định hướng hoạt động sử dụng tiền đền bù của người dân ngày một hiệu
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
quả, mang lại một cuộc sống chất lượng và ngày càng nâng cao cho người
dân trong quá trình chuyển đổi.
4. Đối tựơng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do
bàn giao đất cho các khu công nghiệp của các hộ gia đình.
4.2. Khách thể nghiên cứu.
Những hộ gia đình bàn giao đất cho các khu công nghiệp ở Xã Ái
Quốc, Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: 820 hộ gia đình ở Xã Ái Quốc, Huyện Nam
Sách, Thành phố Hải Dương.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 5 năm 2007.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp chọn mẫu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với dung lượng
820 bảng hỏi.
Do những ưu điểm của phương pháp chọn mẫu như: được tiến hành nhanh,
mang tính đại diện cao và thông tin được cập nhật nên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu chọn mẫu với 5 thôn trong tổng số 10 thôn trên địa bàn xã Aí
Quốc. Trong đó có một số thôn bị mất hoàn toàn diện tích đất nông nghiệp
như: Thôn Tiền Trung, thôn Độc Lập. Các hộ gia đình tại 5 thôn này được
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chúng tôi chọn làm mẫu nghiên cứu là hoàn toàn ngẫu nhiên chứ không
căn cứ là họ có diện tích đất bị mất hay không điều này nhằm mục đích so
sánh sự thay đổi giữa gia đình mất đất và không mất đất. Các gia đình
được điều tra trong bảng hỏi là những gia đình có điều kiện là chủ hộ thuộc
vào độ tuổi không quá 65 tuổi vì nếu quá số tuổi trên thì họ gần như không
quyết định trực tiếp đến việc sử dụng tiền đền bù.
5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 820 đối tượng là người đại diện cho
mỗi hộ gia đình đang sinh sống và làm việc trên địa bàn xã Ái Quốc,
huyện Nam Sách,Thành phố Hải Dương để thu thập thông tin về cuộc sống
và việc làm cũng như môi trường sống của người dân dựa trên bảng hỏi
soạn sẵn với 47 câu hỏi được đưa ra trong bảng. Nội dung các câu hỏi
được chia thành bốn phần chính là: thực trạng mất đất của người dân, mất
đất ảnh hưởng đến các vấn đề: lao động việc làm, giáo dục, y tế, các mối
quan hệ xã hội, môi trường. Chính quyền địa phương có các hỗ trợ gì cho
các gia đình mất đất không và những trăn trở của người dân về những vấn
đề sau khi nhà nước thu hồi đất.
Cơ cấu bảng hỏi gồm:
Cơ cấu về giới:
• Nam: 52%
• Nữ: 48%
Cơ cấu trình độ học vấn:
• Dưới THPT: 70.1%
• THPT: 22.6%
• Trên THPT: 7.4%
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Số thế hệ cùng chung sống:
• 1 thế hệ: 3.7%
• 2 thế hệ:70.1%
• 3 thế hệ: 26.1%
• 4 thế hệ: 0.1%
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Các phỏng vấn sâu được thực hiện với những hộ gia đình có diện tích
đất nông nghiệp bàn giao cho khu công nghiệp. Các trích dẫn phỏng vấn
sâu trong đề tài nghiên cứu được lấy ra từ 410 bảng phỏng vấn sâu của
lớp K49XHH và thông tin trực tiếp từ 5 bảng phỏng vấn sâu của mỗi cá
nhân. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp những người “sử
dụng tiền đền bù do bàn giao đất” của các hộ gia đình. Xem họ dùng vào
hoạt động nào, vì sao họ lại lựa chọn đầu tư vào hoạt động đó và khi lựa
chọn hoạt động này thì có sự bàn bạc, nhất trí của các thành viên trong
gia đình hay không. Và đánh giá của họ về hiệu quả hoạt động số tiền
đền bù đó đối với gia đình họ nói riêng và nhận xét khách quan của họ về
các hộ gia đình khác ra sao.
5.4. Phương pháp quan sát.
Nghiên cứu tiến hành phương pháp quan sát xung quanh điều kiện
sống của các gia đình, các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ, thái độ
của họ trong việc chi tiêu, cũng như thái độ của người dân đối với các
chính sách hỗ trợ vay vốn làm ăn của chính quyền địa phương, nhằm
mục đích xem số tiền đền bù đó có tác dụng đối với các hộ gia đình như
thế nào, qua đó có thể đưa ra những nhận xét khách quan của nhà nghiên
cứu.
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
5.5. Phương pháp phân tích tài liệu.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã đọc và phân
tích những tài liệu liên quan đến chủ đề sử dụng tiền đền bù của người dân
nông thôn. Trong giới hạn hiểu biết của mình, tôi nhận thấy đây là vấn đề
khá mới, nên nguồn tài liệu sẵn có rất hạn chế, chủ yếu là những bài tạp chí
trên Internet qua các trang Web:
Nghiên cứu quan tâm tới những báo cáo của UBND Xã Ái Quốc,
Huyện Nam Sách, Thành phố Hải Dương, những sách báo, những tạp chí
cùng các số liệu đã được công bố để bổ sung và làm phong phú thông tin
cho đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu điều tra của đợt thực tế của
K49XHH vào tháng 5/2007 tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất vào rất nhiều hoạt
động khác nhau, nhưng chủ yếu là xây sửa nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh
hoạt, đầu tư vào sản xuất.
Yếu tố tuổi, trình độ học vấn, điều kiện gia đình, nghề nghiệp, thu
nhập…có ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất
Hiệu quả hoạt động sử dụng số tiền đền bù do bàn giao đất của các hộ
gia đình đạt kết quả chưa cao do nhận thức của người dân và do chưa có sự
tham vấn, định hướng của các cấp chính quyền trong việc sử dụng tiền đền
bù vào mục đích chuyển đổi ngành nghề cho các hộ.
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
7. Khung lý thuyết.
13
Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
Chính sách sử dụng đất của nhà nước
Hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình
Hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù
Kinh tế Văn hoá Giáo dục Y tế
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN II
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã vận dụng một số
nguyên lý của phép biện chứng duy vật làm phương pháp luận khoa học,
trước hết là nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, vấn đề
thu hồi đất và việc sử dụng tiền đền bù của người nông dân là quá trình phát
triển tất yếu của đất nước trong thời kỳ đổi mới nông nghiệp nông thôn của
cả nước nói chung và của Hải Dương nói riêng.
Người dân nông thôn gắn liền với mảnh đất canh tác của họ là vấn đề
bức xúc trong quá trình đô thị hóa nông thôn, cho nên khi nghiên cứu phải
phân tích các cá nhân hiện thực, hoạt động của họ và những điều kiện sống
vật chất của họ.
Xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc phân tích các
quá trình lịch sử từ góc độ hoạt động vật chất của con người, từ góc độ kinh
tế của xã hội, từ quan điểm của tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Tồn
tại xã hội chính là những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao gồm:
phát triển sản xuất, hòan cảnh địa lý và mật độ dân số, còn ý thức xã hội
phản ánh tồn tại xã hội bao gồm: hệ tư tưởng, chính trị , pháp luật, đạo đức,
văn hóa, tôn giáo và những thiết chế tương ứng. Nó bị quyết định bởi tồn tại
xã hội, được hình thành trên cơ sở, nền tảng của tồn tại xã hội.
Do đó, khi nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình do bàn giao đất cho các khu công
nghiệp” ở xã Ái Quốc, Huyện Nam Sách, thành phố Hải Dương, để tìm
hiểu mối liên hệ giữa điều kiện kinh tế,xã hội, hoàn cảnh sống của các hộ
gia đình với việc họ sử dụng số tiền đền bù. Và hiệu quả sử dụng số tiền
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đền bù đó của người dân sau khi bàn giao đất có mối quan hệ hữu cơ với
các nhân tố khác như: giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính của hộ,
điều kiện kinh tế gia đình, mạng lưới xã hội, đặc điểm cộng đồng, chính
quyền, đoàn thể…qua xử lý tương quan.
Phương pháp luận triết học Mác - Lênin cũng chỉ ra rằng: Việc
hướng dẫn họ sử dụng tiền đền bù để ổn định lại cuộc sống phải xuất phát
từ thực tế cuộc sống của người dân, phải mang tính chất khách quan, không
thể áp đặt những yếu tố chủ quan, nóng vội và cần phải có cái nhìn toàn
diện, xem xét các yếu tố tác động, ảnh hưởng, đâu là nguyên nhân chủ yếu,
đâu là nguyên nhân thứ yếu. Các sự vật hiện tượng cũng như các quá trình
xã hội có sự liên quan, tác động lẫn nhau, nên muốn giải quyết vấn đề xã
hội nào đó phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với các vấn đề xã hội,
các quá trình xã hội khác.
.2. Lý thuyết áp dụng
.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội .
Xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi, sự ổn định của
xã hội chỉ là sự ổn định tương đối. Có nhiều quan niệm về sự biến đổi xã
hội. theo Fichter thì: “ biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một
tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước”. Nói một cách khác, biến đổi
xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội,
các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội
được thay đổi qua thời gian.
Trong quá trình tòan cầu hóa, với sự phát triển nhanh của khoa học,
công nghệ, với sự giao lưu và tác động lẫn nhau của các nền văn hóa thế
giới, sự biến đổi diễn ra nhanh chóng, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam,
quá trình đổi mới gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao lưu hội
nhập quốc tế đã có nhiều biến đổi quan trọng đối với cả nước nói chung và
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khu vực nông thôn nói riêng. Ở nghiên cứu này, chúng ta thấy sự biến đổi
xã hội trên các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội…đã làm thay đổi cuộc sống,
việc làm của người nông dân sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp.
Vấn đề này đã và đang diễn ra trên tòan quốc, trong đó có Hải Dương.
.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Các tác giả nổi tiếng của lý thuyết này như: Pareto, M.Weber,
T.Parson… đều coi hành động xã hội là hành động cốt lõi của mối quan hệ
con người và xã hội. hành động xã hội là cơ sở của hoạt động sống của cá
nhân cũng như của toàn bộ đời sống xã hội. Theo M.Weber, hành động xã
hội là hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Weber đã
nhấn mạnh đến “ động cơ” bên trong của chủ thể như là nguyên nhân của
hành động và cái “ ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức của chủ thể.
Cấu trúc của hành động bao gồm: chủ thể, nhu cầu của chủ thể, hoàn
cảnh hoặc môi trường của hành động. Trong đó nhu cầu của chủ thể tạo ra
động cơ thúc đẩy hành động để thỏa mãn nó, và tùy theo từng hòan cảnh
hành động, môi trường hành động, các chủ thể sẽ lựa chọn phương tiện phù
hợp nhất đối với họ để đạt mục đích. giữa các thành tố trong cấu trúc của
hành động xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, ta có thể quan sát qua
mô hình sau:
Hoàn cảnh
Nhu cầu Chủ thể Công cụ,
phương tiện
Mục đíchĐộng cơ
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vận dụng lý thuyết hành động xã hội này vào để giải thích thực trạng
hoạt động sử dụng tiền đền bù của hộ gia đình để thấy đây là hành động có
sự tham gia của ý thức thể hiện qua việc lựa chọn của chủ thể về nhiều khía
cạnh: Đầu tư vào lĩnh vực gì, đầu tư như thế nào, ở đâu, vào lúc nào… qua
đó, chúng ta xem xét hoàn cảnh (các mối quan hệ xung quanh, đặc điểm của
hộ gia đình, sự hỗ trợ của các đòan thể, chính quyền địa phương…) và hộ
gia đình đó đã dùng những công cụ gì (khả năng kinh tế, trình độ…) để đầu
tư vào lĩnh vực đó.
.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý
Theo Friedman và Hechterthif cái chủ thể hành động (ở đây là người sử
dụng tiền đền bù) được xem là những nhân vật hoạt động có mục đích và
chịu sự tác động của hòan cảnh xã hội. Hành động của các chủ thể được thể
hiện để đạt được các mục đích phù hợp với hệ thống các cơ sở của chủ thể
hành động. Tuy nhiên, trong quá trình hành động, chủ thể hoạt động chịu sự
tác động của nhiều yếu tố như giá trị số tiền đền bù, điều kiện sống, mức
sống, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương…, thêm vào đó là chi phí phải
trả trong việc thực hiện các mục đích sử dụng. Các hộ sẽ lựa chọn sử dụng
số tiền đền bù này vào hoạt động nào sẽ căn cứ vào sự cân nhắc tính toán
lợi ích các hoạt động mà các hộ cho là hợp lý đối với gia đình mình.
.2.4. Lý thuyết trao đổi
Nguyên tắc cơ bản nhất trong lý thuyết trao đổi của Homans là xem xét
vấn đề cho và nhận dựa trên phần thưởng và chi phí. Con người hành động
để có phần thưởng tối đa và chi phí tối thiểu, tất cả hành vi đều mang một
giá trị nào đó bởi anh ta đã chi phí sức lực và thời gian cho nó. Trao đổi xã
hội bị chi phối bởi nguyên tắc của sự trao đổi lẫn nhau. Lợi ích được thông
qua phần thưởng và chi phí đạt được. Lợi ích đạt được lớn khi có phần
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thưởng tối đa và chi phí tối thiểu. Vận dụng lý thuyết trao đổi trong giải
thích vấn đề nghiên cứu, chúng tôi coi hoạt động sử dụng tiền đền bù của
người dân vào một mục đích nào đó như một quá trình trao đổi có tính xã
hội. Người dân sẽ xem xét hoạt động đầu tư này mang lại lợi ích cho bản
thân và gia đình họ như thế nào.
Xem xét hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù của người dân đối với
gia đình họ để đánh giá được lý do chính để các hộ gia đình lựa chọn hoạt
động đó bởi đối với họ đó là hoạt động mang lại phần thưởng cao nhất.
1.3. Các khái niệm công cụ
1.3.1. Khái niệm tiền đền bù
Tiền đền bù trong nghiên cứu này được hiểu là số tiền nhà nước hỗ trợ
cho các gia đình khi tiến hành lấy đất nông nghiệp vào các mục đích sử
dụng khác. Khoản tiền đền bù phải được tính toán căn cứ vào những thiệt
hại cụ thể về công khai phá trồng trọt và chi phí để phục hồi lại sản xuất.
Chính phủ đã đưa ra nghị định 135_CP ngày 28/6/1971 là dùng số tiền
đền bù đó để cải tạo thâm canh, tăng năng suất cây trồng hoặc là để khai
hoang mở rộng diện tích đất.
1.3.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng tiền đền bù
Trong đề tài này được hiểu là những kết quả do các hoạt động sử dụng
tiền đền bù mang lại đối với các hộ gia đình về kinh tế, văn hoá, xã hội,
giáo dục, y tế…
1.3.3. Khái niệm hộ gia đình
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hộ gia đình là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã
hội lấy gia đình làm nền tảng.
Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và
địa lý.
Hộ gia đình là một nhóm cá nhân xã hội chủ yếu sống chung nhau về
kinh tế, sinh hoạt, ăn uống chung nhau.
(Nguồn: Xã hội học nông thôn, tác giả Tống Văn Chung)
1.3.4. Khái niệm đất đai.
Nghĩa chung nhất: “đất là lớp vật chất mỏng, vụ bở, bao phủ trên bề mặt
các lục địa hoặc còn gọi là thổ nhưỡng”. Tất cả các loại đất trên tráI đất
được hình thành sau một quá trình biến đổi lâu đời trong tạ nhiên, chất
lượng đất phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, sinh vật sống trên tráI đất và
lòng đất. Nước ta có hai vùng đất feralit và phù sa cổ ở miền núi, đồng
bằng cũng có đất phù sa nhưng đất đai nước ta có nhiều loại khác nhau
và được sử dụng với nhiều loại mục đích khác nhau như: trong sinh hoạt
( nhà ở, cửa hàng, công ty) và trong canh tác như trong nông – lâm –
ngư nghiệp.
1.3.5. Khái niệm khu công nghiệp
Theo Từ điển Xã hội học của tác giả Nguyễn Khắc Viện:
“ Công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân hiện đại,
bao gồm các xí nghiệp khai thác và chế biến nguyên vật liệu và nhiên
liệu, chế tạo công cụ lao động, khai thác rừng, sông, biển, chế biến sản
phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…” .
19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Theo chúng tôi, khu công nghiệp là vùng thực hiện chức năng khai thác,
chế biến nguyên vật liệu và nhiên liệu, chế tạo, chế biến sản phẩm…
Quá trình công nghiệp hóa xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả
các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt trong công nghiệp, dẫn
tới sự tăng nhanh trình độ, trang bị kỹ thuật cho lao động, sự hình thành
các khu công nghiệp - kết quả của quá trình công nghiêp hóa, với các
chức năng riêng biệt góp phần phát triển kinh tế và nâng cao năng suất
lao động.
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu.
1.4.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Xã Ái Quốc là một xã đồng bằng nằm ở phía đông của Huyện Nam
Sách thành phố Hải Dương. Diện tích đất tự nhiên là 818,9 ha, trong đó
đất sản xuất nông nghiệp là 450 ha và đất dành cho khu công nghiệp là
133,1 ha. Trên địa bàn có một khu công nghiệp Nam Sách và một cụm
công nghiệp Ba Hàng, nơicó quốc lộ 5, tuyến Hà Nội_Hải Phòng đi qua
và quốc lộ 138 đi Quảng Ninh. Địa bàn nằm giữa tam giác kinh tế: Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Toàn xã có 8585 nhân khẩu gồm 2235 hộ gia đình chia làm 10 thôn,
có 2200 nhân khẩu bị trưng thu đất sản xuất cho khu công nghiệp tập
trung vào 5 thôn là: Vũ Xã, Vũ Thượng, Độc Lập, Tiền Trung và Tiến
Đạt. Tỉ lệ hộ giàu trong xã là 26.5 %, tỉ lệ hộ khá là 60 %, tỉ lệ hộ nghèo
theo tiêu chuẩn mới là 13.5 %. Tỉ lệ hộ phi nông nghiệp là 30% tương
đương là 696 hộ, tỉ lệ hộ nông nghiệp là 70% tương đương là 1624 hộ.
Xã có 4 trường học mần non, các trường cấp I, cấp II, cấp III đều có
phòng học kiên cố, cao tầng, cấp I, cấp II đạt danh hiệu chuẩn quốc gia
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
về giáo dục giai đoạn 2000 - 2006 đảm bảo dạy và học tốt cho con em
địa phương.
Trạm y tế xã được công nhận trạm chuẩn quốc gia về y tế đảm bảo
tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,
chủ động tuyên truyền và phòng chống dịch có hiệu quả, đảm bảo các
chương trình y tế quốc gia.
Thực hiện tốt chế độ xã hội xây dựng văn hóa ở các khu dân cư, thúc
đẩy phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, phong trào tòan dân
xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa. Hiện nay, xã
có 1760 nhân khẩu lao động trong khu công nghiệp, độ tuổi từ 18 - 36,
thu nhập bình quân đầu người 12.600.000 người/năm, tổng thu nhập
năm 2006 bình quân là 22 tỉ 176 triệu đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, xã vẫn còn có một số khó
khăn cần giải quyết trong thời gian tới là Công nghiệp phát triển thu hút
lao động từ nơi khác đến cư trú đông kéo theo những vấn đề xã hội nảy
sinh:
• An ninh trật tự phức tạp hơn.
• Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
• Môi trường vệ sinh ô nhiễm
Nguồn thu cho các họat động quản lý, phúc lợi xã hội bị thu hẹp
do:
• Quỹ đất hạn chế.
• Lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng tăng.
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Lao động có độ tuổi từ 36 tuổi trở thiếu việc làm, thu nhập
không ổn định do thiếu đất sản xuất và quá độ tuổi vào làm
trong khu công nghiệp.
Năm 2006, tổng giá trị sản xuất 57.6 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng
11.5%, giá trị sản xuất bình quân đầu người 6.6 triệu. Về cơ cấu kinh tế
nông nghiệp 36%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 25.3%, dịch vụ
38.7%. về giá trị sản xuất nông nghiệp 21.7 tỉ đồng, tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng 15.7 tỉ đồng, dịch vụ 19 tỉ đồng. Giá trị sản phẩm trên một
ha đất nông nghiệp là 39 triệu.
Các chỉ tiêu trong năm 2007 Giảm tỉ lệ hộ nghèo trong xã là 13.5%
năm 2006 xuống còn 4% năm 2007 và tiến tới không còn hộ nghèo, phát
triển kinh tế văn hóa giáo dục, nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ tệ
nạn xã hội, phát huy tiềm năng kinh tế để sát nhập vào thành phố Hải
Dương theo kế hoạch của tỉnh vào đầu năm 2008.
Về chính quyền cơ sở: Nâng cao vai trò điều hành của các thành viên
trong khối UNND xã, các ngành và đội ngũ trưởng thôn, phó thôn. Làm tốt
công tác quản lý nhà nước, xã hội ở địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Quản lý tốt kinh tế, tài chính, quy hoạch và
sử dụng đất đai có hiệu quả, thực hiện tốt các chỉ tiêu nhà nước giao. Đẩy
mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở, tiếp tục đổi mới lề lối của chính quyền trong việc tổ chức cải cách hành
chính. Tăng cường công tác an ninh quốc phòng, giải quyết các vụ việc
đúng kỷ cương, đúng pháp luật. Đẩy mạnh phong trào thi đua ở cơ sở, các
ngành, các tổ chức xã hội, đăng ký thi đua chính quyền trong sạch, vững
mạnh năm 2007.
1.4.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vấn đề sử dụng tiền đền bù của người dân vẫn còn là một lĩnh vực
khá mới mẻ, hầu như chưa có các nghiên cứu về lĩnh vực này, có chăng nó
cũng chỉ nằm ở những mục nhỏ trong các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước.
Đề tài nghiên cứu: Một số vấn đề tâm lý của người nông dân bị thu
hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp do TS Lưu Song Hà làm chủ
nhiệm đề tài (dày 178 trang gồm 5 chương), trong đó chương III có nội
dung vấn đề đền bù và những thay đổi trong hệ thống nhu cầu, trong quan
hệ người – người của những người nông dân bị thu hồi đất. Qua đó tác giả
nêu ra thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù của người nông dân vào
hoạt động nào, có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương không?. Và
các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động này.
Theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(NN&PTNT) tại hội thảo “Nông dân bị thu hồi đất, thực trạng và giải
pháp”, vừa được tổ chức tại Hà Nội (7/7/2007) chỉ rõ tổng diện tích đất bị
thu hồi trên địa bàn toàn quốc là 36644 nghìn ha ( chiếm3.89% đất nông
nghiệp đang sử dụng. Diên tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng
đất tốt, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, lại tập chung vào một số
huyện, xã có mật độ dân số cao. Kết quả điều tra của bộ NN&PTNT tại 14
tỉnh thành cho thấy tiền bồi thường đât nông nghiệp bị thu hồi thường
không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc
không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác. Ông Nghi Quang Tám –
phó giám đốc sở NNN&PTNT tỉnh Bắc Ninh cho biết người dân sử dụng
phần lớn số tiền đền bù đất vào việc mua sắm, xây nhà cửa, có tiết kiệm
lắm thì cũng khoảng sau 5 – 7 năm sau, họ cũng sẽ tiêu hết sạch số tiền đó
và hậu quả là họ bị rơi vào tình trạng vô sản. Còn một thực trạng nữa là do
thiếu trình độ nên có tới 67% nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông
nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc làm hay có việc
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
làm nhưng không ổn định. Cùng chung quan điểm trên, ông Lã Văn Lý –
cục trưởng cục hợp tác xã và phát triển nông thôn cho biết “nông dân bị thu
hồi đất mà không tìm được công việc mới, quay lại làm nghề nông thì lại
đối mặt với nỗi lo không có đất để cày cấy, rơi vào cảnh thất nghiệp, nên dễ
phát sinh các tệ nạn rượu chè, cờ bạc…Qua các thực trạng nêu trên bộ
NN&PTNT đã đưa ra 4 nhóm giải quyết là hỗ trợ chuyển đổi lao động cho
người dân mất đất có qua đào tạo, phát triển các dịch vụ tại chỗ, ưu tiên
nhận người dân vào làm ở các khu công nghiệp đóng trên địa bàn, phát triển
khu đô thị dịch vụ, tận dụng quỹ đất còn lại để phát triển nông nghiệp đô thị
đạt hiệu quả cao.
Trên báo Kinh tế - đô thị, Bà Đỗ Thị Xuân Phương ( phó giám đốc sở
Lao động thương binh xã hội Hà Nội) cho biết hiện nay có tới 70% người
nông dân sử dụng tiền đền bù đất không hiệu quả, nhiều hộ dân bị thu hồi
đất nông nghiệp còn chưa quan tâm sử dụng các nguồn hỗ trợ chuyển đổi
cho việc đi học đào tạo nghề và việc đào tạo cho các hộ này vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do có những ngành cần phải đào tạo lâu dài mà số tiền quy
định hỗ trợ cho đào tạo nghề chỉ có 5 tháng.
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu nêu trên là một thực trạng bức xúc
hiện nay, các nghiên cứu trước đó đã phần nào đề cập đến nhưng chỉ dừng
lại ở các khía cạnh như tâm lý, các báo cáo hội thảo, các bài báo, tạp chí, và
chưa thực sự quan tâm nghiên cứu sâu sắc. Theo giới hạn hiểu biết của tác
giả, những nghiên cứu dưới nhãn quan Xã hội học vẫn còn thiếu vắng.
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về thực trạng vấn đề thu hồi đất và số tiền đền bù
các hộ gia đình nhận được.
Quá trình phát triển đất nước cùng với chính sách hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước đã mang đến cho khu
vực nông thôn Việt Nam một diện mạo mới, đó là sự chuyển đổi dần từ
sản xuất nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp và dịch vụ. Cùng
với nó là sự chuyển đổi dần mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các
hoạt động khác như Xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị…Xã ái
quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cũng nằm trong thực trạng
chung đó. Năm 2003 vừa qua ở trên địa bàn xã đã diễn ra đợt trưng thu
đất cho mục đích xây dựng khu công nghiệp và hầu hết các hộ gia đình ở
đây đều có diện tích đất bị thu hồi nhưng tỉ lệ diện tích đất bị thu hồi ở
các hộ gia đình là khác nhau.
Bảng 1: Thực trạng mất đất của các hộ gia đình
Thực trạng Số hộ Tỉ lệ (%)
Mất đất 544 66.4
Không mất đất 275 33.6
Tổng 819 100.0
Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xá Ái quốc, huyện Nam
Sách, Hải Dương (tháng5/2007)
25