Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Chi phí kinh doanh và giải pháp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh khách sạn tại khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.91 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập

1

Khóa 48

A. Phần mở đầu
Từ những năm 90 của thế kỷ trước trở về đây, du lịch thế giới không ngừng
phát triển do nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Và hiện nay, du lịch dần trở
thành một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Cũng trong trào lưu đó, du lịch
Việt Nam là một trong những điểm đến mới lạ và ngày càng thu hút nhiều khách du
lịch với mức tăng trưởng cao trên 2 con số. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của du lịch
Việt Nam qua các năm đều tăng trên 14%. Theo hãng nghiên cứu du lịch toàn cầu
RNCOS dự báo Việt Nam sẽ lọt vào danh sách mười điểm du lịch hấp dẫn nhất thế
giới vào năm 2016.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê quý I năm 2010 Do kinh tế thế
giới phục hồi và ngành Du lịch nước ta tích cực quảng bá, thu hút khách nên khách
quốc tế đến nước ta quý I/2010 ước tính đạt 1351,2 nghìn lượt người, tăng 36,2% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 847
nghìn lượt người, tăng 41%; đến vì cơng việc 265,6 nghìn lượt người, tăng 63,5%;
thăm thân nhân đạt 170 nghìn lượt người, tăng 3,6%. Khách quốc tế đến nước ta
bằng đường không là 1087,1 nghìn lượt người, tăng 27%; đến bằng đường biển 12
nghìn lượt người, giảm 32,8%; đến bằng đường bộ 252,1 nghìn lượt người, tăng
113,5%. Du lịch ngày càng phát triển thì nhu cầu đi lại cũng như ăn, ở, đi lại cũng
theo đó mà tăng cao. Đó cũng chính là lí do tại sao ngày càng có nhiều khách sạn lữ
hành cũng như các khách sạn được thành lập và đi vào hoạt động trong những năm
gần đây.
Là một nước đang phát triển, các kiến thức cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh
vực về kinh tế- xã hội còn hạn hẹp, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài.
Phần lớn các chuyên gia đến Việt Nam nghiên cứu và làm việc đều phải nghỉ dài hạn
tại các khách sạn dành cho chuyên gia. Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, đội


ngũ chuyên gia đến nghiên cứu và làm việc là không nhỏ. Khách sạn làng quốc tế
Hướng Dương – Sunflower Hải Phòng đã được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Trong q trình thực tập tại Khách sạn làng quốc tế Hướng Dương – Sunflower
Hải Phòng em đã có những quan sát và tìm hiểu đặc biệt về quá trình hoạt động kinh

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập

2

Khóa 48

doanh của khách sạn. Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Chi phí kinh doanh và giải pháp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh khách sạn tại
khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn làng quốc tế Hướng
Dương – Sunflower Hải Phịng thơng qua đánh giá hiệu quả kinh doanh. Và đưa ra
một số giải pháp giúp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh của khách sạn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đánh giá chi phí kinh doanh thực tế của Khách sạn làng quốc tế Hướng
Dương – Sunflower Hải Phịng thơng qua báo cáo tài chính của khách sạn.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Tìm hiểu về thực trạng chi phí kinh doanh tại nhà khách sạn làng quốc tế Hướng
Dương- Sunflower Hải Phòng trong những năm gần đây.
Đưa ra một số giải pháp nhằm kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh

tại khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
Thu thập các thông tin sơ cấp từ thực tế làm việc trong quá trình thực tập tại
khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng, đồng thời kết hợp với
các thơng tin thứ cấp được lấy từ phịng hành chính nhân sự
Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong du lịch xử lý số liệu và
đưa ra những nhận xét.
Nội dung nghiên của đề tài:
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về chi phí kinh doanh trong khách sạn
Chương 2: Thực trạng chi phí kinh doanh trong kinh doanh khách sạn tại khách sạn
làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh của khách sạn làng
quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phịng
B. Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận về chi phí kinh doanh khách sạn

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

3

Khóa 48

1. Khái niệm và đặc điểm của chi phí kinh doanh khách sạn
1.1 Khái niệm

1.1.1

Khái niệm về khách sạn

Thuật ngữ “Hotel”- khách sạn có nguồn gốc từ tiếng Pháp . Vào thời trung cổ
nó dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng của các lãnh chúa. Cơ sở phân biệt khách
sạn và nhà trọ thời bấy giờ là sự hiện diện của các buồng ngủ riêng với đầy đủ tiện
nghi bên trong.
Theo sách “Passport- Introduction to the Travel and Tourism Industry by David
W. Howell ,CTC”: Khách sạn đựơc hình thành ngay sau khi người dân bắt đầu du
hành rộng rãi khắp đất nước từ hàng ngàn năm trước đây và khách sạn nhằm mục
đích thỏa mãn có một nhu cầu về nơi an nghỉ qua đêm. Sớm nhất có lẽ là nơi khu
thương mại và xây dựng dọc theo tuyến đường đoàn caravan cổ đại Ba Tư và các nơi
khác ở phía đơng. Những cấu trúc đơn giản, được gọi là lều hoặc caravansaries cung cấp nơi trú ẩn cho du lịch thương gia và động vật của họ. Tơn giáo đóng một vai
trị quan trọng trong lịch sử ban đầu của khách sạn. Ngoài các thương gia, có số
lượng lớn các linh mục, người hành hương, và hành trình truyền giáo vào đền thờ và
những nơi thánh khác trong cả khu vực phía đơng Địa Trung Hải. Nhiều nhà trọ đầu
ra đời bởi vì mọi người muốn mở nhà của họ để các du khách tôn giáo. Những người
này tin rằng bằng cách làm như vậy họ sẽ ở một số cách bảo đảm của chính tơn giáo
của họ tốt được. Nhu cầu về chỗ ở những nơi tăng lên đáng kể với sự phát triển của
một hệ thống cao, chiều rộng lớn khắp châu Âu trong thời kỳ La Mã. Một quán trọ
bên đường 1 nhà nghỉ cung cấp nơi trú ẩn cho du lịch thương gia và học giả cũng cho
số ngày càng tăng của du khách về quân sự, chính trị, và cơ quan ngoại giao. Khách
sạn mansiones nguyên thủy: khá thường xun sẽ có chuồng cho ngựa nhưng khơng
có phịng riêng cho khách du lịch bản thân mình.
Cùng với với sự phát triển kinh tế và đời sống con người được nâng cao thì hoạt
động du lịch trong đó có hoạt động kinh doanh khách sạn cũng không ngừng phát
triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các khái niệm về khách sạn ngày càng hoàn

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh


Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập

4

Khóa 48

thiện và phản ánh trình độ và mức phát triển của nó .
“ Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú ( với đầy đủ tiện nghi ) ,
dịch vụ ăn uống , dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu
lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch “.
(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh
khách sạn, nhà xuất bản Lao động xã hội- 2004).
“ Khách sạn là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trả tiền để thuê buồng ngủ qua
đêm ở đó . Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít nhất 2 phịng nhỏ (phịng
ngủ và phịng tắm). Mỗi buồng khách đều phải có giường , điện thoại và vơ tuyến .
Ngồi dịch vụ buồng ngủ có thể có thêm các dịch vụ khác như: dịch vụ vận chuyển
hành lý, trung tâm thương mại (với thiết bị photocopy), nhà hàng, quầy bar và một
số dịch vụ giải trí. Khách sạn có thể được xây dựng ở gần hoặc bên trong các khu
thương mại , khu du lịch nghỉ dưỡng hoặc các sân bay”.
( Cuốn “Welcome to Hospitality” xuất bản năm 95)
Các khái niệm trên giúp phân biệt khá cụ thể khách sạn với các loại hình cơ sở
lưu trú khác trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Nó cũng phù hợp với xu hướng
phát triển các khách sạn trong giai đoạn hiện nay
1.1.2 Kinh doanh khách sạn
1.1.2.1 Khái niệm về kinh doanh khách sạn
Trước đây kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm bảo

đảm chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền, sau cùng với những đòi hỏi thỏa mãn
nhiều nhu cầu hơn và thỏa mãn ở mức cao hơn của khách du lịch, các khách sạn dần
tổ chức thêm những hoạt động kinh doanh ăn uống nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu
của khách. Hoạt động du lịch cũng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến việc cạnh tranh giữa
các khách sạn nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và nhất là nhứng khách có khả
năng chi trả tài chính cao đã làm tăng tinh đa dạng trong hoạt động của ngành. Ngoài
hai dịch vụ lưu trú và ăn uống là những nhu cầu thiết yếu ra kinh doanh khách sạn bổ
sung thêm các dịch vụ như giải trí , thể thao, y tế , dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ
giặt là, tổ chức tiệc, cho thuê…

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập

5

Khóa 48

Kinh doanh khách sạn khơng chỉ cung cấp các dịch vụ mà tự mình đảm
nhiệm mà còn bán cả các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế
quốc dân như nông nghiệp chế biến, công nghiệp, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận
chuyển, dịch vụ bưu chính viễn thơng.
Khái niệm kinh doanh khách sạn ban đầu dùng chỉ hoạt động cung cấp chỗ ngủ
cho khách trong khách sạn (hotel) và quán trọ. Khi nhu cầu lưu trú ,ăn uống và thỏa
mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng ngày càng đa dạng , kinh doanh khách
sạn mở rộng đối tượng và bao gồm cả khu cắm trại , làng du lịch, Motel …Nhưng dù
sao khách sạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn và là cơ sở chính với các đặc trưng cơ bản nhất

của hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu lưu trú cho khách, vì vậy loại hình kinh
doanh này có tên là “ kinh doanh khách sạn”.
Vì vậy có thể đưa ra định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau:
“ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch
vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,
nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”.
(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh, Hồng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh
khách sạn, nhà xuất bản Lao động xã hội- 2004).
1.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn:
- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch
Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến việc kinh doanh của khách sạn
tài nguyên du lịch sẽ thu hút khách du lịch tới và kinh doanh khách sạn ở đó mới hoạt
động thành công. Giá trị và súc hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ quyết định thứ hạng
của khách sạn.
Chính vì vậy khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn địi hỏi phải nghiên cứu kĩ
các thơng số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và khách
hàng tiềm năng.
Khi các điều kiện khách quan tác động đến giá trị và sức hấp dẫn của tài
nguyên du lịch thì cần phải thay đổi , điều chỉnh cơ sở vật chất kĩ thuật cho phù hơp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập

6


Khóa 48

- Kinh doanh khách sạn địi hỏi vốn đầu tư lớn
Kinh doanh khách sạn quan trọng cần đảm bảo chất lượng của sản phẩm vì
vậy địi hỏi cơ sở vật chất kỉ thuật cũng phải cao: trang thiết bị lắp đặt bên trong
khách sạn. Rồi các chi phí như: chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng, chi phí đất đai cho
1 cơng trình khách sạn . Tất cả điều đó phải địi hỏi vốn đầu tư rất lớn.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng lao động trực tiếp lớn
Sản phẩm khách sạn mang tinh dịch vụ là chủ yếu nó khơng thể cơ giới hóa,
thời gian lao động trong khách sạn kéo dài 24/24h hàng ngày, để đảm bảo phục vụ
khách hàng được mọi lúc mọi nơi do vậy cần sử dụng 1 lượng lớn lao động phục vụ
trực tiếp cho khách sạn .
Do đó các nhà quản lý ln phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao
động trực tiếp tương đối cao, rồi trong công tác tuyển mộ, lựa chọn và phân cơng bố
trí nguồn nhân lực của mình.
Trong điều kiện kinh doanh theo mùa vụ thì việc giảm thiểu chi phí lao động
cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các qui luật: qui luật tự nhiên, qui
luật kinh tế xã hội, qui luật tâm lý con người…vấn đề đặt ra đối với khách sạn là
nghiên cứu kĩ các qui luật và sự tác động của chúng đến khách sạn từ đó chủ động
tìm kiếm các biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực và phát huy những tác
động tích cực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.
- Đặc điểm mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm khách sạn
Trong kinh doanh khách sạn, du lịch có điểm đặc biệt khác hẳn các ngành
kinh tế khác đó là q trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra gần như đồng thời trong
một thời gian. Thường trong các ngành kinh tế khác sản phẩm sẽ phải được phân
phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng tức là đến tay người tiêu dùng. Trong khách
sạn thì ngược lại, sản phẩm khách sạn cũng như khách sạn khơng thể di chuyển mà
nó định vị tại điểm du lịch. Khách hàng lại là người nghiên cứu và tìm đến nó. Việc

quảng bá hình ảnh khách sạn là rất quan trọng, ngồi vị trí thuận tiện khách sạn cũng

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

7

Khóa 48

cần có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, chất lượng dịch vụ cao, nguồn cung ứng các yếu tố
đầu vào ổn định và đảm bảo… thì mới tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh
khách sạn .
Thời gian khách du lịch tìm đến điểm du lịch và sử dụng dịch vụ khách sạn
luôn được đáp ứng mọi lúc, mọi thời điểm. Việc hoạt động của khách sạn phải đảm
bảo tính liên tục, khơng gián đoạn ngay cả khi do tình thời vụ mà có lúc hoạt động
khách sạn là liên tục đến mức quá tải, có khi thời gian nhàn rỗi lại quá nhiều. Nó địi
hỏi người điều hành có tính sang tạo linh hoạt trong kinh doanh, phải có biện pháp
khắc phục tính thời vụ.
- Đặc điểm về quá trình tổ chức kinh doanh khách sạn
Trong khách sạn có nhiều bộ phận riêng lẻ ( bàn, bar, bếp, lễ tân, hành chính,
marketing..) mỗi bộ phận lại có nhiệm vụ cơng việc hồn tồn khác nhau, tách ra
thành những khu riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ
thống đảm bảo tính thống nhất và liên tục cho khách sạn. Tất cả các bộ phận đều
nhằm một mục tiêu chung đó là thỏa mãn tối đa nhất các nhu cầu khách hàng và tối
đa lợi nhuận cho khách sạn. Các nhà quản lý đã xây dựng thành hệ thống quản lý từ
trên xuống, điều hành trực tiếp và gián tiếp theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Các bộ

phận sẽ có những nhiệm vụ cụ thể kèm theo trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi
ích nhằm đạt được hiệu quả công việc cao.
Trong kinh doanh khách sạn thì hoạt động kinh doanh chủ yếu là kinh doanh
lưu trú và kinh doanh ăn uống. Vậy kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống là gì?
“ Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất,
cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách
trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh, Hồng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh
khách sạn, nhà xuất bản Lao động xã hội- 2004).
“ Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn,
bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

8

Khóa 48

nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uồng và giải trí tại các khách sạn cho khách nhằm
mục đích có lãi.”
(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh, Hồng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh
khách sạn, nhà xuất bản Lao động xã hội- 2004).
1.1.3 Khái niệm về chi phí kinh doanh khách sạn
“Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về
lao động sống và lao động vật chất hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định( tháng, q, năm). Nói theo
cách khác, chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà
doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kì để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. thực chất, chi phí chính là sự dịch chuyển vốn- chuyển dịch giá trị của các
yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao động, dịch vụ).” -(Nguồn:
Kế toán doanh nghiệp- PGS.TS Nguyễn Văn Công- Nhà xuất bản đại học Kinh Tế
Quốc Dân (5/2006)
Hiểu một cách đơn giản, chi phí là giá trị của những gì phải từ bỏ để có thể đạt
được hoặc có được một thứ gì đó thơng qua sản xuất, trao đổi và các hoạt động khác
của con người.
Doanh nghiệp nào dù là sản xuất kinh doanh hay kinh doanh dịch vụ cũng có
chi phí. Doanh nghiệp sản xuất bỏ ra phần lớn chi phí cho nguyên vật liệu đảm bảo
cho qúa trình sản xuất đầu vào của sản phẩm, chi phí cho nhân cơng lao động trực
tiếp, chi phí cho nhà xưởng máy móc… Cịn khách sạn, trong q trình hoạt động
kinh doanh, khách sạn phải bỏ ra một lượng lớn chi phí cho lương thực, thực phẩm,
đồ uống, phục vụ…
Vậy, “Chi phí kinh doanh của khách sạn được hiểu là tồn bộ các chi phí mà
khách sạn bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm chi
phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động, thù lao lao động và các chi phí bằng tiền
khác.”
(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh, Hồng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh
khách sạn, nhà xuất bản Lao động xã hội- 2004).

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập


9

Khóa 48

Lượng chi phí nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào quy mơ, khối lượng cơng việc,
tổ chức lao động hợp lí, đặc điểm tiêu dùng của thị trường mục tiêu, tính hồn thiện
trong cơng tác quản lí và thực hành tiết kiệm của khách sạn. Nếu quy mô của khách
sạn lớn, với nhiều hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực về ăn uống, lưu trú và dịch
vụ bổ sung,sử dụng một khối lượng lớn lao động cũng như yêu cầu cao về chất lượng
phục vụ thì chi phí các hoạt động kinh doanh là lớn. Nhưng bên cạnh đó nếu doanh
nghiệp biết cách tân dụng cách quản lý cũng như nguồn nhân lực một cách hợp lí thì
cũng có thể góp một phần lớn vào việc tiết kiệm của khách sạn.
1.2 Đặc điểm của chi phí kinh doanh khách sạn
-

Khi xây dựng kế hoạch chi phí thì tổng chi phí được xác định

trong kế hoạch phải là tối đa.
“Tổng chi luôn là mức tối đa nhằm mục đích lường trước các chi phí có thể
thực hiện trong 1 khoảng thời gian.Mức chi tối đa này chỉ được phép vượt khi thực
hiện vượt mức kế hoạch về doanh thu.”
(Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh
khách sạn, nhà xuất bản Lao động xã hội- 2004).
- Trong kinh doanh khách sạn xác định đối tượng phản ánh chi phí phải
căn cứ vào loại dịch vụ, hàng hóa và đơn vị tính giá.
Theo Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương - Quản trị kinh doanh khách
sạn, nhà xuất bản Lao động xã hội- 2004 trang 266: “Giá buồng là giá tính cho 1
ngày đêm khách ở, giá giường là giá 1 ngày đêm tính cho 1 khách, giá ăn là giá tính
cho 1 suất ăn ở mức độ nào đó ( định lượng, hình thức ăn), giá dịch vụ là giá tính cho
1 lần phục vụ ( theo thời gian quy định)”

Các đối tượng được xác định trong chi phí kinh doanh của khách sạn là chi phí
cho kinh doanh lưu trú, chi phí cho kinh doanh ăn uống, chi phí cho kinh doanh các
dịch vụ bổ sung. Theo đó, tổng chi phí của khách sạn là tổng của các chi phí cho
kinh doanh lưu trú, chi phí cho kinh doanh ăn uống và chi phí cho kinh doanh các
dịch vụ bổ sung.
Hay:

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập

10

Khóa 48

TC=C1+C2+C3
Trong đó:
TC: Tổng chi phí kinh doanh của khách sạn trong kì phân tích
C1: chi phí cho kinh doanh lưu trú
C2: chi phí cho kinh doanh ăn uống
C3: chi phí cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
-

Chi phí cho kinh doanh lưu trú C1 bao gồm tất cả các chi phí để thực

hiện dịch vụ lưu trú cho khách.
C1= chi phí cố định cho kinh doanh lưu trú+ chi phí thường xuyên( biến đổi)

cho kinh doanh lưu trú
-

Chi phí cho kinh doanh ăn uống C2 bao gồm tất cả các chi phí để thực

hiện dịch vụ ăn uống cho khách
C2= chi phí cố định cho kinh doanh ăn uống + chi phí thường xuyên( biến đổi)
cho kinh doanh ăn uống
-

Chi phí cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung C3 bao gồm tất cả các chi

phí để thực hiện các dịch vụ bổ sung cho khách
C3= chi phí cố định cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung + chi phí thường
xuyên (biến đổi) cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung
Ngồi ra, chi phí kinh doanh khách sạn mang các đặc điểm của kinh doanh
khách sạn
- Trong kinh doanh khách sạn, đòi hỏi vốn đầu tư lớn
Vốn đầu tư là nhân tố quyết định lớn đến tình hình cơ sơ vật chất kỹ thuật, nó
quyết định mức độ hiện đại, tiện nghi trong khách sạn từ đó tác động đến chất lượng
dịch vụ… Kinh doanh khách sạn quan trọng cần đảm bảo chất lượng của dịch vụ . Vì
vậy địi hỏi cơ sở vật chất kĩ thuật cũng phải cao: trang thiết bị lắp đặt bên trong
khách sạn, chi phí cho lương thực, thực phẩm, đồ uống, phục vụ… Rồi các chi phí
như: chi phí cho cơ sở hạ tầng, chi phí đất đai cho 1 cơng trình khách sạn. Nếu cơ sở
vật chất kỹ thuật được đầu tư hợp lý , tương xứng với tầm cỡ loại hạng của khách sạn
thì góp phần nâng cao được chất lượng dịch vụ từ đó nâng cao hiệu quả kinh

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48



Chun đề thực tập

11

Khóa 48

doanh.Tất cả điều đó phải địi hỏi vốn đầu tư rất lớn đồng nghĩa với chi phí ban đầu
lớn.
- Chi phí cho lao động trực tiếp chiếm một phần lớn throng chi phí kinh
doanh của khách sạn
Sản phẩm khách sạn mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này khơng thể cơ
giới hóa được mà chỉ được thự hiện bởi những nhân viên phục vụ khách sạn. Thời
gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách trong khách sạn thường
là 24/24h mỗi ngày. Do vậy,để đảm bảo phục vụ khách hàng được mọi lúc mọi nơi
do vậy cần sử dụng 1 lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp cho khách sạn .
Do đó các nhà quản lý ln phải đối mặt với những khó khăn về chi phí lao
động trực tiếp tương đối cao, khó có thể giảm thiểu chi phí này mà khơng làm ảnh
hưởng xấu tới chất lượng phục vụ của khách sạn. Bên cạnh đó cịn gặp nhiều khó
khăn về chi phí trong cơng tác tuyển mộ, lựa chọn và phân cơng bố trí nguồn nhân
lực của mình.
Trong điều kiện kinh doanh theo mùa vụ thì việc giảm thiểu chi phí lao động
một cách hợp lí cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
- Chi phí kinh doanh khách sạn mang tính quy luật
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của các qui luật: qui luật tự nhiên, qui
luật kinh tế xã hội, qui luật tâm lý con người…vấn đề đặt ra đối với khách sạn là
nghiên cứu kĩ các qui luật và sự tác động của chúng đến khách sạn từ đó chủ động
tìm kiếm các biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực và phát huy những tác
động tích cực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. Chi phí là một

phần của q trình kinh doanh, vì vậy chi phí kinh doanh khách sạn cũng khơng nằm
ngồi quy luật này. Khi nền kinh tế đang dần phục hồi, các khách sạn có xu hướng
tăng chi phí marketing nhằm thu hút khách hàng, lấy lại phần doanh thu đã mất trong
thời kì kinh tế khủng hoảng trước đây. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí trong một số khâu
như quản lý, lao động cũng được thực hiện một cách triệt để nếu doanh nghiệp muốn
làm ăn có lãi.
- Đặc điểm mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm khách sạn

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

12

Khóa 48

Trong kinh doanh khách sạn, du lịch có điểm đặc biệt khác hẳn các ngành
kinh tế khác đó là q trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra gần như đồng thời trong
một thời gian. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chi phi bỏ ra đồng thời cũng có
doanh thu thu về. Thường trong các ngành kinh tế khác sản phẩm sẽ phải được phân
phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng tức là đến tay người tiêu dùng. Trong khách
sạn thì ngược lại, sản phẩm khách sạn cũng như khách sạn không thể di chuyển mà
nó định vị tại điểm du lịch. Khách hàng lại là người nghiên cứu và tìm đến nó. Việc
quảng bá hình ảnh khách sạn là rất quan trọng, ngồi vị trí thuận tiện khách sạn cũng
cần có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, chất lượng dịch vụ cao, nguồn cung ứng các yếu tố
đầu vào ổn định và đảm bảo… thì mới tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh
khách sạn. chi phí cho các hoạt động quảng bá hình ảnh của khách sạn thế nào cho

hợp lý cũng là một vấn đề đáng để quan tâm
2. Tầm quan trọng của tiết kiệm chi phí kinh doanh trong khách sạn
-

Tiết kiệm chi phí là biện pháp tăng lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh tế

giúp khách sạn tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao đời sống của cán bộ công
nhân viên
Như chúng ta đã biết lợi nhuận thuần của doanh nghiệp được cấu thành từ
tổng doanh thu và tổng chi phí ( P= TR- TC trong đó P: lợi nhuận thuần, TR: tổng
doanh thu, TC: tổng chi phí).
Vì vậy, nếu như doanh thu vẫn duy trì ở mức độ nhất định mà chi phí lại giảm
thì lợi nhuận sẽ vì thế mà được tăng lên. Khi doanh nghiệp có lãi thì việc quan tâm
đến đời sống của lao động trong doanh nghiệp cũng từng bước được cải thiện. Nhờ
đó, năng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, giúp họ hăng say lao động và
doanh nghiệp cũng có điều kiện để tái sản xuất mở rộng
-

Tiết kiệm chi phí hạ thấp được giá thành sản phẩm giúp thu hút khách

hàng
Trong thời buổi hiện nay, giá thành luôn là yếu tố cạnh tranh hàng đầu của các
doanh nghiệp có cùng đẳng cấp và chất lượng. Yếu tố chi phí có tầm quan trọng rất
lớn tới giá thành của sản phẩm. Khi chi phí được giảm thì giá thành có thể hạ. Hạ

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48



Chuyên đề thực tập

13

Khóa 48

thấp giả thành sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp (khách sạn) thu hút khách hàng cho
chính mình. Một khách sạn có giá thành thấp sẽ ln có lợi thế cạnh tranh hơn so với
các khách sạn khác có cùng chất lượng
3. Phân loại chi phí kinh doanh trong khách sạn
Có nhiều cách để phân loại chi phí kinh doanh trong khách sạn
3.1 Phân loại theo chỉ tiêu tổng quát về chi phí của khách sạn (giá trị
tuyệt đối)
Theo đó chi phí của khách sạn được chia làm 3 loại:
- Chi phí cho kinh doanh lưu trú
- Chi phí cho kinh doanh ăn uống
- Chi phí cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung
Khi tính tổng các chi phí này lại sẽ cho ta tổng chi phí kinh doanh của khách
sạn trong kì phân tích như sau:
TC=C1+C2+C3
Trong đó:
TC: Tổng chi phí kinh doanh của khách sạn trong kì phân tích
C1: chi phí cho kinh doanh lưu trú
C2: chi phí cho kinh doanh ăn uống
C3: chi phí cho kinh doanh các dịch vụ bổ sung
3.2 Phân loại chi phí theo từng đối tượng khách
Khách của khách sạn là những ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách
sạn. Họ có thể là dân địa phương, khách du lịch hay bất kì ai với nhiều mục đích khác
nhau như: tham quan,chữa bệnh, massage,giải trí, cơng vụ… Việc phân loại khách là
rất cần thiết với khách sạn. nó sẽ giúp nhà quản lý xây dựng được chính sách giá và

sản phẩm phù hợp với mong muốn tiêu dùng của từng loại khách từ đó nâng cao hiệu
quả hoạt động thu hút khách hang và hiệu quả kinh doanh của khách sạn cũng như
tiết kiệm những chi phí khơng cần thiết. Với việc phân loại theo nguồn gốc của khách
ta có thể phân loại khách của khách sạn thành 2 loại là khách nội địa và khách quốc
tế. Bởi khách nội địa và khách quốc tế có định mức tiêu dùng và các yêu cầu khác

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

14

Khóa 48

nhau. Khi phân loại theo kiểu này ta có thể cân đối chi phí phục vụ cho khách hàng
mục tiêu một cách tốt nhất mà không ảnh hưởng tới mục đích kinh doanh của doanh
nghiệp
3.3 Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí
-

Chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên làm việc trong khách sạn.

-

Chi trả về cung cấp dịch vụ của các ngành kinh tế khác như: tiền điện

nước, vận chuyển, thuê tài sản cố định…

-

Chi phí hao hụt trong bảo quản, chế biến, tiêu thụ nguyên vật liệu

-

Các chi phí khác: bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị trong khách sạn, khấu

hao tài sản cố định
3.4 Phân loại theo sự biến động của chi phí:
-

Chi phí bất biến: những khoản chi phí khơng thay đổi hoặc rất ít thay đổi

khi có sự biến động về mức doanh thu. Đó là các khoản như: khấu hao tài sản cố
định, bảo trì bảo dưỡng các tài sản cố định, thiết bị, chi phí quản lý hành chính…
-

Chi phí khả biến: là những khoản chi luôn biến động theo sự biến động

của mức doanh thu đạt được: chi phí tiền lương khốn, chi phí may giặt đồ vải, chi
phí thay đổi thiết bị, các chi phí về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng (điện, nước)..
3.5 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho
việc tính giá thành tồn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này
dựa trên công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy
định hiện hành, giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí:
-

Chi phí ngun vật liệu trực tiếp


-

Chi phí nhân cơng trực tiếp

-

Chi phí sản xuất chung

-

Chi phí bán hàng

-

Chi phí quản lý doanh nghiệp

(Nguồn: Kế toán doanh nghiệp- PGS.TS Nguyễn Văn Công- Nhà xuất bản đại
học Kinh Tế Quốc Dân (5/2006)

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

15

Khóa 48


Tuy nhiên, trên đây chỉ là việc phân loại chi phí chung cho các ngành sản xuất,
việc phân loại chi phí trong kinh doanh khách sạn có đặc thù riêng.
-

Chi phí ngun vật liệu trực tiếp: là chi phí cho lương thực, thực phẩm, đồ

uống được cung cấp hàng ngày, định kì.
-

Chi phí nhân cơng trực tiếp: là chi phí cho lao động trực tiếp làm việc

trong khách sạn. ở bộ phận lễ tân là nhân viên lễ tân, bộ phận bàn là nhân viên phục
vụ bàn, bộ phận buồng là nhân viên buồng, lao công, bảo vệ… bao gồm lương,
thưởng, phụ cấp và các khoản bằng tiền khác cho cho nhân viên
-

Chi phí sản xuất chung ở đây là các chi phí nhằm đảm bảo cho việc hoạt

động kinh doanh của khách sạn được thực hiện một cách ổn định: chi phí điện, nước,
chi phí trang thiết bị trong khn viên khách sạn.
-

Chi phí bán hàng: chi phí dành cho việc quảng cáo giới thiệu khách sạn

đến người tiêu dùng
-

Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí dành cho việc quản lí hoạt động


động của khách sạn bao gồm lương, thưởng, phụ cấp và các khoản bằng tiền khác
cho cán bộ quản lý của khách sạn.
3.6

Phương pháp hạch tốn

Hệ thống kế tốn chi phí bao gồm 2 bước:
- Quy tập chi phí: thu thập các thơng tin về chi phí thơng qua phân loại dựa
vào bản chất, ví dụ như chi phí lao động, chi phí nguyên liệu...
- Phân bổ chi phí: truy nguyên và phân bổ lại chi phí vào một hay nhiều đối
tượng tạo phí như các hoạt động, các phịng ban, khách hàng, hay các sản phẩm...
Thông qua hai bước này, nhà quản lý mới có thể nắm bắt được chính xác đối
tượng chi phí, biết được cụ thể bộ phận, khâu nào gây lỗ hay không sinh lãi. Chẳng
hạn trong một nhà máy sản xuất đồ dùng văn phịng, chi phí nguyên liệu, sau khi tổng
hợp, được phân bổ lại về các đối tượng chi phí như bộ phận điều hành máy và bộ
phận hồn thiện. Chi phí từ các bộ phận này lại được phân bổ vào các sản phẩm như
bàn, ghế, tủ sách...

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

16

Khóa 48

Do là một doanh nghiệp kinh doanh sử dụng nguyên vật liêu cập nhật hàng

ngày nên khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng sử sụng
phương pháp kê khai thường xuyên.
-

Với các nguyên vật liệu trực tiếp khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến

từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt ( nhà hàng, siêu thị, bar..) thì được hạch
tốn trực tiếp. Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối
tượng tập hợp chi phí, khơng thể tổ chức hạch tốn riêng được thì áp dụng phương
pháp phân bổ gián tiếp chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ
thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng
lượng, số lượng sản phẩm..với công thức phân bổ như sau:
Chi phí nguyên vật liệu phân bổ
cho từng đối tượng
Trong đó:
Tỷ lệ (hệ =
số) phân bổ
-

=

Tổng tiêu thức phân bổ
cho từng đối tượng

X

Tỷ lệ ( hệ số)
phân bổ

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả đối tượng

Với chi phí nhân cơng trực tiếp thì đó là khoản thu lao lao động phải trả

cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm( ở đây là nhân viên lễ tân, lao công, bếp
trưởng và phụ bếp…) trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính,
lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ
cấp làm thêm giờ, làm đêm…). Ngoài ra, chi phí nhân cơng trực tiếp cịn bao gồm
các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn,
do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ nhất
điịnh với số tiền lương phát sinh
-

Chi phí sản xuất chung là số tiền mà một khách sạn phải chi để mua các

yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình hoạt động của khách sạn nhằm mục đích thu
lợi nhuận.
-

Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong q trình bán hàng hay để bán

được hàng (chi phí quảng cáo, trả hoa hồng bán hàng...) hoặc chi phí phân phối. Chi

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập


17

Khóa 48

phí bán hàng là một trong những dạng của chi phí hoạt động và là chi phí phải chi
thường xuyên.
-

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phát sinh trong q trình quản lí

q trình hoạt động của khách sạn. Chi phí quản lí là một trong những dạng của chi
phí hoạt động và là chi phí phải chi thường xun.
(Nguồn: Kế tốn doanh nghiệp- PGS.TS Nguyễn Văn Công- Nhà xuất bản đại
học Kinh Tế Quốc Dân (5/2006)
4.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí trong kinh doanh khách sạn:

4.1

Sự ảnh hưởng của doanh thu

Như đã nói ở trên, theo sự phân loại về sự biến động của chi phí, chi phí có
hai loại là chi phí bất biến và chi phí khả biến. Nếu như chi phí khả biến ln biến
động theo sự biến động của mức doanh thu đạt được. Khi chi phí khả biến thay đổi
thì sẽ dẫn tới sự thay đổi của doanh thu. So sánh trên tuyệt đối của loại chi phí này
tăng lên theo sự tảng lên của doanh thu song tốc độ tăng có thể chậm hơn vì doanh
thu tăng tạo điều kiện cho tổ chức kinh doanh hợp lý, năng suất lao động có điều kiện
tăng nhanh. Bên cạnh đó chi phí bất biến khơng thay đổi hoặc rất ít thay đổi khi có sự
biến động về mức doanh thu. Chính vì vậy, doanh thu thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi

của chi phí.
4.2

Sự ảnh hưởng của năng suất lao động

Khi năng suất lao động tăng thì cùng một lượng thời gian, sản phẩm có thể
làm ra nhiều hơn, giảm bớt các chi phí về tiêu hao năng lượng (tính theo thời gian)
cũng tiết kiệm được chi phí về lao động sống ( nói cách khác là giảm được chi phí
tiền lương)
Bên cạnh đó, năng suất lao động tăng còn giúp cải thiện đời sống của người
lao động ( cùng 1 lượng thời gian họ có thể sản xuất ra được nhiều sản phẩm, thu
nhập cũng nhờ đó mà tăng lên)
Tuy nhiên sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của năng suất lao động cần
có sự điều chỉnh hợp lí giữa tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng chi phí tiên lương
để tiết kiệm chi phí.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

4.3

18

Khóa 48

Sự ảnh hưởng của đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật


Đây là nhân tố quyết định đến phương thức kinh doanh.Trong khách sạn chất
lượng do các yếu tố này mang lại là dễ thấy , khách hàng có thể nhìn thấy , sử dụng
và đánh giá nó. Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm cơ sở hạ tầng , trang thiết bị, các yếu tố
nền tảng tạo ra nét đặc trưng, các thứ hạng khác nhau ở mỗi khách sạn.Nó được các
nhà quản lý coi trọng và nâng cấp thường xuyên nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng nhằm đem lại sự hài long cho họ và nhằm đạt các muc tiêu của khách sạn
đưa ra.
Trong khách sạn, đồ dùng thiết bị trong phịng của khách cũng như trong
khn viên của khách sạn ln phải ở trong tình trạng cịn hoạt động tốt. Cơ sở vật
chất kỹ thuật được đầu tư sẽ mang lại những hiệu quả nhất định trong việc nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng. Điều đó sẽ thu hút khách hàng và mang đến hiệu quả
tích cực trong đầu tư.
Việc thường xuyên phải thay mới, bảo trì bảo dưỡng định kì các trang thiết bị
là việc tối cần thiết. Tuy nhiên, việc thay mới, sửa chữa hay bảo trì bảo dưỡng như
thế nào để các chi phí là hợp lý là việc rất đáng quan tâm.
4.4

Sự ảnh hưởng của trình độ tổ chức, quản lí của doanh nghiệp

Yếu tố con người cũng rất quan trọng trong khách sạn,nó quyết định đến sự
thành bại trong kinh doanh khách sạn cũng như các ngành nghề khác.
Như chúng ta biết thì khơng phải hoạt động nào cũng có thể cơ giới hóa thay
thế được hoạt động của con người như: quy trình phục vụ,cơng nghệ phục vụ,phong
cách phục vụ .3 yếu tố này để đạt được chất lượng cao thì phải phụ thuộc rất nhiều
vào con người (các nhân viên phục vụ..)…
Nhân viên phục vụ là người trực tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách,
họ tạo ra mối quan hệ giữa người phục vụ với khách và tất nhiên sự hài lịng, thích
thú của khách tuỳ thuộc phần lớn vào trình độ khả năng của người phục vụ. Bên cạnh
vai trò của người phục vụ, các nhà quản lý và điều hành trong khách sạn cũng rất

quan trọng. Họ phải là người năng động,sáng tạo trong công việc để điều hành,thiết
kế hoạt động của khách sạn .

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

19

Khóa 48

Mặt khác do bản chất của dịch vụ là con người nên việc thường xuyên tiếp
xúc giữa nhân viên phục vụ với khách hàng là điều tất yếu, điều đó dễ nảy sinh nguy
cơ khơng đồng nhất về phục vụ càng lớn. Do đó chất lượng phục vụ cao đòi hỏi tất cả
các nhân viên đều phải có trình độ nghiệp vụ, hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của mình
để tạo nên một phương thức phục vụ hoàn hảo.
Như vậy trong phương thức phục vụ vai trò quyết định về chất lượng là do
yếu tố con người, từ trình độ nghiệp vụ đến thái độ phục vụ. Có thể nói mọi dịch vụ
trong khách sạn đều do con người thực hiện.Chính vì vậy mà chất lượng của dịch vụ
phụ thuộc rất nhiều vào con người .
Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp là một nhân tố đóng vai trị quan
trọng trong việc giảm thiểu chi phí kinh doanh trong khách sạn. Một nhà quản lý tốt
sẽ giúp cho doanh nghiệp mà ở đây là khách sạn có thể giảm được các chi phí khơng
cần thiết trong việc kết hợp các yếu tố trong quả trình sản xuất-kinh doanh một cách
hợp lý.

Chương 2: Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh trong kinh

doanh khách sạn tại khách sạn làng quốc tế Hướng DươngSunflower Hải Phòng
1. Giới thiệu chung về khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower
Hải Phịng
1.1

Sự hình thành và phát triển của khách sạn làng quốc tế Hướng

Dương- Sunflower Hải Phòng

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập

20

Khóa 48

- Thơng tin về khách sạn:
Tên đầy đủ: Khách sạn liên doanh làng quốc tế Hướng Dương GS- Hải Phòng
Tên tiếng anh:GS-HP Sunflower International Village corporation
Tên thường gọi: Khách sạn làng quốc tế Hướng Dương - Sunflower Hải
Phịng
Địa chỉ: 35A Văn Cao, Đằng Giang, Quận Ngơ Quyền, Hải Phòng
Điện thoại:

(84-31) 3892000


Fax:

(84-31) 3892021

Đặt phòng: (84-31) 892000
Email:
Web: www.sunflower.com.vn
- Sự hình thành và phát triển của khách sạn làng quốc tế Hướng DươngSunflower Hải Phòng
Ngày 11/2/1996 được sự cho phép của Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng hai bên
gồm:
Bên Việt Nam là khách sạn cổ phần xây dựng số 3( tên cũ là khách sạn xây
dựng số 3 Hải Phòng). Địa chỉ: số 7 đường Hồ Sen, Hải Phịng do ơng Phạm Kỳ
Hưng làm giám đốc
Bên nước ngoài là khách sạn LG Construction Ltd., Hàn quốc. địa chỉ: 537
Namdaemun –R5-Ga, Joong-Gu, Seoul, 100-722, Hàn quốc do ông Seung –KyoShin, chủ tịch làm đại diện
Hai bên đã ký hợp đồng liên doanh xây dựng khách sạn làng quốc tế Hướng
Dương- Sunflower Hải Phòng với giấy phép đầu tư số 1771/GP cấp ngày 11.2.1996
về việc khai thác cho thuê khu nhà ở quốc tế và vận hành khai thác các cơng trình
phụ trợ như bể bơi, nhà hàng, khu thể thao, siêu thị. Thời hạn hoạt động của khách
sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng là 35 năm kể từ ngày cấp giấy
phép đầu tư.
Khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng là một khu nghỉ
dành cho chuyên gia được Bộ Văn hóa ,Thể thao và Du lịch xếp hạng khách sạn 4

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập


21

Khóa 48

sao. Đây là một trong hai khách sạn 4 sao của thành phố Hải Phòng (khách sạn còn
lại là khách sạn Nam Cường). Là một khách sạn nằm trên trục đường chính của thành
phố dẫn ra biển Đồ Sơn- Bãi biển nổi tiếng của khu vực phía Bắc, nằm trên con phố
Văn Cao, khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng là một nơi lí
tưởng cho du khách đến nghỉ và làm việc. bởi khách sạn làng quốc tế Hướng DươngSunflower Hải Phòng nằm sâu trong không gian rộng lớn hơn 1ha tách biệt khỏi
khơng khí náo nhiệt của thành phố cơng nghiệp Hải Phòng năng động. Khác với các
khách sạn khác trong thành phố cung cấp các phòng đơn lẻ,khách sạn làng quốc tế
Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng cung cấp cho khách du lịch có nhu cầu những
căn hộ đầy đủ tiện nghi, rất phù hợp với các gia đình người nước ngồi và khách có
nhu cầu. Với 180 căn hộ ( trong đó có: 136 căn hộ 2 phịng ngủ và 44 căn hộ 3 phòng
ngủ được chia làm 9 khối nhà) và các khu nhà hàng, khu siêu thị và khu thể thao: bể
bơi, sân goft, sân tennis, phòng tập thể hình… và các dịch vụ internet,báo hàng
ngày… khách đến với khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phịng
có thể yên tâm làm việc, nghiên cứu cũng như nghỉ ngơi.
Khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng bắt đầu đi vào
hoạt động từ tháng 8 năm 1998. Hiện nay cơng suất phịng ln ổn định ở mức: 8090% và đang tiến hành hoàn thiện giai đoạn 2 và đang bắt đầu đi vào sử dụng. Nhìn
chung tình hình kinh doanh đang ngày một phát triển, đáp ứng nhu cầu của thị trường
-

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phịng có 180 căn hộ (trong
đó có: 136 căn hộ 2 phịng ngủ và 44 căn hộ 3 phòng ngủ được chia làm 9 khối nhà)
và các khu nhà hàng, khu siêu thị và khu thể thao: bể bơi, sân goft, sân tennis, phịng
tập thể hình…

Bảng thống kê chủng loại các căn hộ
Khối nhà
101
102
103
104
105

Tiêu chuẩn
Standard với 2 phòng ngủ
Standard với 2 phòng ngủ
Standard với 3 phòng ngủ
Standard với 2 phòng ngủ
Deluxe với 3 phòng ngủ

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Số lượng
24 căn hộ
24 căn hộ
16 căn hộ
24 căn hộ
16 căn hộ

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập

22


Khóa 48

106
107

Standard với 2 phịng ngủ
Standard với 2 phòng ngủ

2 căn hộ
8 căn hộ

108
109

VIP
Deluxe với 2 phòng ngủ
Standard với 2 phòng ngủ

4 căn hộ
24 căn hộ
24 căn hộ

Khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng là khách sạn
đạt tiêu chuẩn 4 sao- một điểm đến đáng tin cậy nhất cho mọi người, đặc biệt là
khách du lịch hay các thương gia đến ở dài hạn.
Trong khách sạn có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi : Bàn ghế, hệ thống âm
thanh nhạc hoàn hảo, hoa tươi, phông, tranh ảnh, gương soi…Tất cả đều được bố trí
một cách khoa học và hài hồ. Trong khách sạn có 01 quầy bar, ở đây khách có thể
thưởng các loại đồ uống theo sở thích của mình.

Bếp có khơng gian rơng rãi được trang bị bếp gas, lị vi sóng, tủ lạnh…
Các khối nhà với các căn hộ nghỉ sang trọng tiện nghi hiện đại dành cho khách
lưu trú.
Tiêu chí của Khách sạn là phục vụ khách du lịch, và thương nhân với công
suất sử dụng buồng phấn đấu ln là 80-90%
Các trang thiết bị của mỗi phịng như sau :
- Đồ gỗ : giường, bàn đầu giường, giá để hành lý, tủ đựng áo quần, bàn làm
việc, bộ bàn ghế sofa, giá đựng vô tuyến.
- Đồ vải : đệm mút, ga gối, chăn len, riđô che cửa 2 lớp, thảm trải sàn.
- Đồ điện : điện thoại, đèn điện giường, đèn làm việc, đèn phòng , máy điều
hòa, thiết bị báo cháy, ti vi màu, tủ lạnh mini.
- Đồ sành sứ, thủy tinh : bộ ấm chén uống trà, phích nước, cốc ly, bình nước
lọc.
- Các loại khác : mắc treo quần áo, dép, giấy viết thư, bàn hướng dẫn sử dụng
trang thiết bị, tập giấy quảng cáo dịch vụ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chun đề thực tập

23

Khóa 48

- Trang thiết bị phịng vệ sinh : vịi tắm hoa sen, bồn tắm, xí bệt, hệ thống
nóng lạnh, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng, dao cạo râu, gương, xà phòng.
Tiện nghi khách sạn :

- Các căn hộ với các phịng ngủđều được bố trí hợp lý
- Điều hồ nhiệt độ.
- Truyền hình vệ tinh với các kênh quốc tế
- Phòng tắm với bồn tắm hay vòi sen
- Modem / Cổng kết nối dữ liệu
- phịng khơng hút thuốc
- Dịch vụ giặt ủi
- Tủ lạnh và Voicemail
- Hairdryer và Spa
- Phòng Dịch vụ, giặt là
- Két an toàn và Điện thoại
- Trà / cà phê
- Truy cập Internet khơng dây .
Tóm lại phần lớn cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đã đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của khách, chất lượng dịch vụ tương đối tốt.Nhưng vẫn đòi hỏi khách sạn từng bước
cải tạo, nâng cấp trang thiết bị để đảm bảo chất lượng của một khách sạn 4 sao.
Bảng giá phòng
Đơn vị tính: USD
Loại phịng
Standard với 2 phịng ngủ
Deluxe với 2 phòng ngủ
Standard với 2 phòng ngủ
Deluxe với 2 phòng ngủ
VIP

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Giá phịng
Tính theo ngày
Tính theo tháng

95++
2100++
105++
2500++
125++
3250++
155++
3500++
1290++
4500++

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

24

Khóa 48

Ghi chú: Mức giá trên đã bao gồm ăn sáng và bơi
-

Mức giá trên đã thuế giá trị gia tăng 10%

-

Giá trên chưa bao gồm các dịch vụ phòng

( Nguồn: Khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng năm

2010)
Với địa thế rộng rãi, khung cảnh thoáng mát, khách sạn làng quốc tế Hướng
Dương- Sunflower Hải Phòng hiện đang tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống vườn, bể
bơi, nhà hàng…để mỗi khách hàng tới đây khơng chỉ nghỉ ngơi trong phịng mà cịn
được thư giãn hoàn toàn và được đáp ứng mọi nhu cầu khác.
Với nhà hàng Âu –Á có thể phục vụ tối đa tới 1000 khách, 5 phịng hội thảo
có sức chứa từ 50- 350 khách, 2 sân tennis, bể bơi ngoài trời, các phòng sauna,
massage…đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, các dịch vụ bổ trợ của khách sạn làng quốc tế
Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng từ nhiều năm nay đã khiến khách hàng hài lòng
và liên tục gửi thư khen ngợi và tỏ lòng mến mộ.
1.2

Chức năng, nhiệm vụ, đối tượng khách của khách sạn làng quốc tế

Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng
- Đối tượng khách của Khách sạn
Khách đến với khách sạn đa phần là khách du lịch nước ngoài chiếm 80%.
Chủ yếu là thị trường khách Nhật, Hàn quốc, Pháp khách trong nước chủ yếu là từ
thành phố Hồ chí Minh.
Khách hàng của khách sạn chủ yếu là các chuyên gia đến từ các khu công
nghiệp
Thành phần khách của khách sạn
làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng
Chỉ tiêu
Khách quốc tế
Khách nội địa

Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009

Năm 2010(quý I)
80%
95%
95%
95%
20%
5%
5%
5%
(Nguồn: Khách sạn làng quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng)

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48


Chuyên đề thực tập

25

Khóa 48

Bảng số liệu cho thấy số lượng khách quốc tế đến với khách sạn ngày càng
tăng. Điều đó cũng chứng tỏ sự tín nhiệm của khách hàng quốc tế vào chất lượng của
khách sạn.
- Chức năng, nhiệm vụ của Khách sạn.
- Chức năng:
Chức năng chủ yếu của khách sạn là cung ứng dịch vụ cho khách hàng trong
và ngoài nước như: dịch vụ lưu trú, nhà hàng, xe đưa đón sân bay, dịch vụ cho thuê
xe,…và các dịch vụ vui chơi, giải trí khác.

- Nhiệm vụ:
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như để bắt kịp sự phát triển của
ngành du lịch trong khu vực và trên thế giới, khách sạn làng quốc tế Hướng DươngSunflower Hải Phòng đã đưa ra một số nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Cố gắng làm hài lòng khách một cách tốt nhất ngay từ lần đầu tiên đến khách
sạn.
- Nắm được chiến lược phát triển chung của ngành du lịch đồng thời soạn thảo
một kế hoạch phát triển du lịch có hiệu quả, để có thể phát triển mạnh hơn nữa, tạo
uy tín và thương hiệu mạnh cho ngành dịch vụ du lịch trên thị trường.
- Sử dụng tốt nguồn vốn hiện có, ln khơng ngừng tái đầu tư tích lũy vốn.
Thường xuyên cải tiến nâng cao cơ sở vật chất, tiện nghi, trang thiết bị của khách
sạn.
- Đảm bảo thu nhập ổn định, đáp ứng tốt nhất nhu cầu cơ bản trong cuộc sống,
và không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho Công Nhân
Viên làm việc tại khách sạn.
- Thực hiện tốt các chế độ quản lý tài chính, quản lý tài sản,…, cũng như
chính sách của Khách sạn liên doanh làng quốc tế Hướng Dương GS- Hải Phòng
và của Nhà nước.
- Tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…
1.3

Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận của khách sạn làng

quốc tế Hướng Dương- Sunflower Hải Phòng

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp: Du lịch 48



×