Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

NGHIÊN cứu QUY TRÌNH sản XUẤT KALI SULPHATE từ AMONI SULPHATE và KALI CLORUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT
KALI SULPHATE TỪ AMONI SULPHATE
VÀ KALI CLORUA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Phan Trường Tiền

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Hoàng Tiển
MSSV: 2102398
Ngành: Công Nghệ Hóa Học-Khóa 36

Tháng 12/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


----------------Cần Thơ, ngày 10 tháng 08 năm 2014

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN
Năm học 2013 – 2014
1. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Phan Trường Tiền
2. TÊN ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu quy trình sản xuất kali sulphate từ amoni sulphate và kali clorua”.
3. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Phòng thí nghiệm hóa học Hữu cơ – bộ môn Công Nghệ Hóa Học – khoa Công
nghệ – trường Đại học Cần Thơ.
4. SỐ LƯỢNG SINH VIÊN THỰC HIỆN
01 sinh viên.
5. HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
Nguyễn Hoàng Tiển
MSSV: 2102398
Ngành học: Công nghệ hóa học

Khóa học: 36

6. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu quy trình sản xuất K2SO4 từ (NH4)2SO4 và KCl công nhiệp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian phản ứng trong quá trình tạo
và tách muối kép (K2SO4)8((NH4)2SO4)2.
- Kiểm tra nồng độ clorua và hàm lượng K2O trong sản phẩm K2SO4.
7. CÁC NỘI DUNG CHÍNH VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI


7.1 Các nội dung chính
Tổng quan

Phương thức thực hiện
Tiến hành thí nghiệm
Kết luận và kiến nghị
7.2 Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn nên chỉ có thể nghiên cứu trên quy
mô phòng thí nghiệm và chưa có điều kiện áp dụng vào thực tế.
8. Yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài
Hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn, phòng thí nghiệm, thiết bị, hóa chất, kinh phí
và một số dụng cụ cần thiết khác.

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

DUYỆT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Phan Trường Tiền

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI & XÉT TỐT NGHIỆP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Cán bộ hướng dẫn: Phan Trường Tiền
2. Tên đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản xuất kali sulphate từ amoni sulphate và
kali clorua”
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Tiển

MSSV: 2102398

4. Lớp: Công Nghệ Hóa Học – Khóa 36
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: .............................................................
............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế: ..........................................................................
............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng 12 năm 2014

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ hướng dẫn: Phan Trường Tiền
2. Tên đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản xuất kali sulphate từ amoni sulphate và
kali clorua”
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Tiển

MSSV: 2102398

4. Lớp: Công Nghệ Hóa Học – Khóa 36
5. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: .............................................................
.............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế: ..........................................................................

............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng 12 năm 2014

CÁN BỘ PHẢN BIỆN


LỜI CẢM ƠN

Để tôi có thể tích lũy kiến thức qua bốn năm học đại học để hôm nay có thể thực
hiện tốt luận văn tốt nghiệp này là nhờ sự giúp đỡ của nhiều người thân bên cạnh.
Con xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến gia đình, những người đã
nuôi dạy, tạo điều kiện học tập và luôn ủng hộ và động viên con.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quý Thầy, Cô
trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô khoa Công nghệ đã tạo điều kiện
cho em thực tập ở khoa để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Và em cũng xin
chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Việt Bách, anh Nguyễn Công Huân, anh Phan Trường
Tiền và chị Trầm Trung Bích Thảo đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp Công Nghệ Hóa Học khóa 36
và các em Hóa Dược khóa 37, những người luôn bên cạnh và cùng tôi trải qua nhiều kỉ
niệm trong suốt thời gian qua. Cảm ơn tất cả đã luôn quan tâm, động viên tôi trong
thời gian thực hiện luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, tuy nhiên do kiến
thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài vẫn không thể tránh khỏi những sai
sót. Vì thế với vai trò là người thực hiện đề tài tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên để đề tài có thể mang lại kết quả tốt nhất.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị tại Công ty Cổ Phần Phân bón
Hóa chất Cần Thơ luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 04 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Tiển


MỤC LỤC
PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN ........................................ i
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ..................................... iii
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN......................................... iv
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. v
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
TÓM TẮT..................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA
CHẤT CẦN THƠ .......................................................................................................... 1
1.1

Quá trình hình thành và phát triển của công ty .................................................... 1

1.2


Một số sản phẩm chính của công ty ..................................................................... 2

1.2.1 Nhóm phân bón ................................................................................................... 2
1.2.2 Nhóm hóa chất ..................................................................................................... 3
1.2.3 Nhóm thức ăn chăn nuôi và thủy sản .................................................................. 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 5
2.1 Phân bón ................................................................................................................. 5
2.1.1 Tổng quan về phân bón ....................................................................................... 5
2.1.2 Thành phần của phân bón .................................................................................... 6
2.1.3

Phân loại phân bón .............................................................................................. 7

2.1.4 Một số loại phân bón phổ biến và vai trò của phân bón ...................................... 9
2.2 Kali sulphate (K2SO4)........................................................................................... 15
2.2.1 Tổng quan về K2SO4 ......................................................................................... 15
2.2.2 Các phương pháp sản xuất K2SO4 phổ biến ...................................................... 16
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM ................................................................................... 18
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài.................................................................. 18
3.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất................................................................................ 18
3.2.1 Thiết bị ............................................................................................................... 18
3.2.2 Dụng cụ.............................................................................................................. 18
3.2.3 Hóa chất ............................................................................................................. 19


3.2.4 Pha hóa chất ....................................................................................................... 20
3.3 Phương pháp thí nghiệm....................................................................................... 22
3.4 Tiến hành thí nghiệm ............................................................................................ 22
3.4.1 Phương pháp kiểm tra hàm lượng clorua (Cl-) .................................................. 25

3.4.2 Phương pháp xác định hàm lượng K2O ............................................................. 26
3.5

Thu hồi sản phẩm phụ ......................................................................................... 27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 29
4.1

Khảo sát thời gian phản ứng ................................................................................. 29

4.2 Khảo sát nhiệt độ phản ứng .................................................................................. 31
4.3 Rửa kali sulphate bằng dung môi ......................................................................... 33
4.4

Kiểm soát hàm lượng SA dư thêm vào hỗn hợp phản ứng để sản phẩm tối ưu ... 35

4.5 Sự phụ thuộc giữa hàm lượng K2O và hàm lượng clorua (Cl-) ............................ 36
4.6 Hiệu chỉnh kết quả và đánh giá ............................................................................ 36
4.6.1 Hàm lượng K2O trong mẫu sản phẩm ............................................................... 36
4.6.2 Hiệu suất của phản ứng ..................................................................................... 37
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 39
5.1 Kết luận................................................................................................................. 39
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 40
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 41


TÓM TẮT

Kali tồn tại khá nhiều trong tự nhiên. Các khoáng chất kali hòa tan trong nước

quan trọng nhất là KCl với 62% K2O, K2SO4 với 50% K2O và KNO3 với 44% K2O.
Tuy nhiên, nhiều loại cây trồng rất nhạy cảm với clorua như khoai tây, cà chua, ớt đỏ,
cây có múi, thuốc lá và các loại cây có tính gây nghiện,... Các loại cây trồng này chỉ
thích hợp với loại phân kali chứa ít hàm lượng clorua (Cl- ≤ 1%).
Do đó, nhiều quy trình đã được sử dụng để chuyển đổi gốc clorua (trong kali
clorua) với sự hiện diện của gốc sulphate thành kali sulphate. Kali sulphate được
khuyến khích để được sử dụng như một loại phân bón thay thế kali clorua.
Cũng theo xu hướng đó đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất kali sulphate từ
anoni sulphate và kali clorua” được thực hiện.
Các nội dung chính đề tài tập trung nghiên cứu gồm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian phản ứng trong quá trình tạo
và tách muối kép (K2SO4)8((NH4)2SO4)2.
- Kiểm tra hàm lượng clorua và hàm lượng K2O trong sản phẩm K2SO4.


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1 Một số loại phân bón phục vụ trong nước ....................................................... 3
Hình 1-2 Một số loại phân bón xuất khẩu .......................................................................3
Hình 1-3 Một số sản phẩm tẩy rửa ..................................................................................4
Hình 1-4 Thức ăn cho cá tra và gia súc ...........................................................................4
Hình 2-1 Quy trình sản suất phân bón .............................................................................8
Hình 2-2 Nhà máy sản xuất phân bón .............................................................................6
Hình 3-1 Cân phân tích ..................................................................................................19
Hình 3-2 Cân sấy ẩm .....................................................................................................19
Hình 3-3 Máy khuấy cơ và bể điều nhiệt ......................................................................19
Hình 3-4 Tủ sấy .............................................................................................................20
Hình 3-5 Lò nung ..........................................................................................................20
Hình 3-6 Máy QK.ngọn lửa ........................................................................................... 20
Hình 3-7 Bơm hút chân không ...................................................................................... 20
Hình 3-8 Dung dịch Ag2CrO4 và K2CrO4 .....................................................................22

Hình 3-9 Sơ đồ phương pháp thí nghiệm ......................................................................23
Hình 3-10 Sơ đồ quy trình sản xuất K2SO4 từ SA và KCl ............................................24
Hình 4-1 Đồ thị hàm lượng clorua (%) trong kali sulphate theo thời gian phản ứng ...30
Hình 4-2 Đồ thị hàm lượng clorua trong K2SO4 theo nhiệt độ phản ứng tạo muối kép31
Hình 4-3 Đồ thị hàm lượng clorua trong K2SO4 theo nhiệt độ phản ứng tách muối kép
.......................................................................................................................................32
Hình 4-4 Đồ thị hàm lượng clorua trong K2SO4 khi thay đổi lượng KCl bão hòa .......33
Hình 4-5 Đồ thị hàm lượng clorua trong K2SO4 khi thay đổi nhiệt độ rửa EG ............34
Hình 4-6 Hàm lượng clorua trong K2SO4 khi thay đổi lượng dư SA (sau khi rửa EG) 35
Hình 4-7 Sự phụ thuộc giữa hàm lượng K2O và hàm lượng clorua (Cl-) ..................... 36
Hình 4-8 Sơ đồ quy trình công nghệ .............................................................................38


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1 Các thiết bị sử dụng ....................................................................................... 18
Bảng 3-2 Các dụng cụ cần thiết ..................................................................................... 18
Bảng 3-3 Các hóa chất cần thiết .................................................................................... 19
Bảng 3-4 Độ tan của một số hóa chất (g mL-1) ............................................................. 24
Bảng 4-1 Hàm lượng clorua (%) trong kali sulphate theo thời gian phản ứng .............29
Bảng 4-2 Hàm lượng clorua (%) trong kali sulphate theo nhiệt độ phản ứng tạo muối
kép .................................................................................................................................31
Bảng 4-3 Hàm lượng clorua (%) trong kali sulphate theo nhiệt độ phản ứng tách muối
kép .................................................................................................................................32
Bảng 4-4 Hàm lượng clorua trong K2SO4 khi thay đổi lượng KCl bão hòa .................33
Bảng 4-5 Ảnh hưởng của nhiệt độ khi rửa EG .............................................................. 34
Bảng 4-6 Tỉ lệ EG và kali sulphate trong hỗn hợp rửa..................................................35
Bảng 4-7 Hàm lượng clorua (%) trong kali sulphate khi thay đổi lượng dư SA (sau khi
rửa EG) .......................................................................................................................... 35
Bảng 4-8 Sự phụ thuộc giữa hàm lượng K2O và hàm lượng clorua (Cl-) ..................... 36
Bảng 5-1 Kết quả kiểm tra sản phẩm ............................................................................39

Bảng 5-2 Tiêu chuẩn kali sulphate ................................................................................39


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SA

:

Amoni sulphate

CNV – NLĐ :

Công nhân viên – người lao động

EG

:

Etylene glycol

HC

:

Hàm lượng chất hữu cơ



:


Phản ứng

QK

:

Quang kế

R/L

:

Rắn/Lỏng

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSV

:

Vi sinh vật


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ


Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1

Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ – Đơn vị thành viên của Tập
đoàn Hóa chất Việt Nam, được thành lập từ năm 1977, tiền thân là Nhà máy nghiền
Apatid Hậu Giang ().
Sau hơn 30 năm phát triển, bằng hệ thống sản xuất công nghệ cao “Công nghệ
sản suất NPK tạo hạt bằng hơi nước”, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, hệ
thống quản lý môi trường ISO 14001:2004, cùng đội ngũ nhân viên trên 760 người dày
dạn kinh nghiệm, chuyên nghiệp, địa thế thuận lợi về giao thông thủy bộ... Công ty Cổ
phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ là một trong những công ty hàng đầu tại Việt
Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón (nhãn hiệu Cò bay), hoá chất
(zeolite, bột giặt...), thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại thị trường trong nước và khu vực
Asean.
Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ luôn quan tâm đến việc ứng
dụng công nghệ sản xuất mới, không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ, chất lượng
sản phẩm để tạo cho mình lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước
trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế Quốc tế. Tin học hóa
các quy trình quản lý kinh doanh và sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn
Quốc tế (ISO 9001:2000) để cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất, tin
tưởng nhất và giá cạnh tranh nhất.
Trong năm 2009 công ty đã mở các lớp tập huấn về môi trường cho các CNV –
NLĐ và các cấp quản lý về tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000. Công ty luôn
hướng tới các tiêu chí thân thiện môi trường, định hướng một nền nông nghiệp hiện
đại, an toàn, bền vững.
Với nguồn nhân lực luôn được trẻ hóa, đào tạo chính quy chuyên nghiệp, sự hỗ



trợ của các chuyên viên, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, cùng với đội ngũ công
nhân lành nghề, ý thức kỷ luật cao, công ty luôn nghiêm khắc với chính mình nhằm
đảm bảo tối đa cho chất lượng và hiệu quả của công việc.
Mục tiêu
- Cung cấp cho khách hàng sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả hợp lý nhất.
- Nghiên cứu giúp người nông dân tăng năng suất cây trồng, tăng phẩm chất
nông sản và tăng lợi nhuận.
- Kinh doanh linh hoạt, luôn sáng tạo, tiến bộ cùng với khách hàng và nông gia.
Mạng lưới phân phối
Với lợi thế về vị trí địa lý, đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp mỗi năm Công ty
Cổ phần Phân bón Hóa chất Cần Thơ cung ứng: 250000 tấn phân NPK Cò bay các
loại; 15000 tấn chất tẩy rửa; 30000 tấn phân khoáng tự nhiên (dolomite, phân vôi
nghiền) cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước khu vực: Taiwan,
Philippines, Myanmar, Cambodia…
Định hướng phát triển đến năm 2015
- Mục tiêu phát triển bền vững đạt tăng trưởng hơn 20% hàng năm. Giá trị xuất
khẩu đạt 15 – 20% trong tổng doanh thu.
- Tập trung dòng sản phẩm chủ đạo là phân bón NPK và hữu cơ đậm đặc; đồng
thời phát triển thị trường bột giặt, thức ăn chăn nuôi – thủy sản tại các thị trường mục
tiêu tiềm năng, mở rộng năng lực sản xuất zeolite, silicat.
- Mở rộng đầu tư, cải tiến và tối ưu hóa công nghệ sản xuất kinh doanh hiện có.
- Đồng hành và chia sẻ với nông dân.
1.2

Một số sản phẩm chính của công ty

1.2.1 Nhóm phân bón
Là mặt hàng chủ lực của công ty. Với khả năng cung ứng 300000 tấn phân bón
NPK trong đó có trên 150000 tấn phân bón/năm bao gồm hơn 80 chủng loại phân bón
NPK được sản xuất bằng công nghệ "tạo hạt bằng hơi nước", thương hiệu sản phẩm



phân bón NPK “Cò bay” của Công ty Cổ phần Phân bón và Hoá Chất Cần Thơ là một
trong những thương hiệu mạnh tại thị trường Việt Nam ().
Các sản phẩm được sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Hình 1-1 Một số loại phân bón phục vụ trong nước

Hình 1-2 Một số loại phân bón xuất khẩu

1.2.2

Nhóm hóa chất
Chủ yếu là bột giặt, ngoài ra còn có nước rửa chén, zeolite 4A và silicate...
Dòng sản phẩm chất tẩy rửa: với khả năng sản xuất hơn 25000 tấn/năm sản

phẩm chất tẩy rửa. Sản phẩm bột giặt của công ty đang cung ứng cho nhu cầu của thị
trường vùng đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang các nước khu vực:
Philippines, Taiwan…
Dòng sản phẩm Zeolite: gồm các sản phẩm Zeolite A, Zeolite X – P là các sản
phẩm được tổng hợp bằng quá trình hóa học có tính năng và phẩm chất cao hơn hẳn so


với các loại zeolite trong tự nhiên. Những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong
nuôi trồng thủy sản và làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa. Công
suất hiện tại của dây chuyền này là 6000 tấn/năm.

Hình 1-3 Một số sản phẩm tẩy rửa

Sản phẩm khác: ngoài các dòng sản phẩm trên, hiện tại công ty đang mở ra

thêm hướng kinh doanh các mặt hàng hóa chất nguyên liệu các lọai nhằm đáp ứng cho
nhu cầu của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.2.3

Nhóm thức ăn chăn nuôi và thủy sản
Một số thức ăn cho ngành chăn nuôi và thủy sản.

Hình 1-4 Thức ăn cho cá tra và gia súc


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Phân bón
2.1.1

Tổng quan về phân bón
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có

tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa
lượng, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit
fulvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều: chất giữ ẩm, chất điều hoà sinh trưởng
thực vật, phụ gia… (Nguyễn Thị Cẩm Hà, 2012).
Quy trình sản xuất phân bón phổ biến:
Nguyên liệu
DAP URE SA…

Nghiền

Ổn định


Sàng 3

Tạo hạt

Sàng 2

Thành phẩm

Sấy

Làm nguội

Đóng bao

Hình 2-1 Quy trình sản suất phân bón

Sàng 1

Xuất
xưởng


Hình 2-2 Nhà máy sản xuất phân bón

Thành phần của phân bón

2.1.2
2.1.2.1
a)


Yếu tố dinh dưỡng vô cơ

Yếu tố dinh dưỡng đa lượng: gồm đạm ký hiệu N (tính bằng N tổng số); lân ký

hiệu P (tính bằng P2O5 hữu hiệu) và kali ký hiệu K (tính bằng K2O hữu hiệu) dạng dễ
tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
b)

Yếu tố dinh dưỡng trung lượng: gồm canxi (tính bằng Ca hoặc CaO), magiê

(tính bằng Mg hoặc MgO), lưu huỳnh (tính bằng S) và silic (tính bằng Si hoặc
SiO2 hoà tan) dạng dễ tiêu cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
c)

Yếu tố dinh dưỡng vi lượng: gồm có bo (tính bằng B), coban (tính bằng Co),

đồng (tính bằng Cu hoặc CuO), sắt (tính bằng Fe), mangan (tính bằng Mn hoặc MnO),
molipđen (tính bằng Mo) và kẽm (tính bằng Zn hoặc ZnO) dạng dễ tiêu cây trồng có
thể dễ dàng hấp thu được.
d)

Yếu tố dinh dưỡng đất hiếm: gồm 17 nguyên tố: scandium (STT 21), yttrium

(STT 39) và các nguyên tố trong dãy Lanthanides (STT 57-71): lanthanum, cerium,
praseodymium, neodymium, promethium, samarium, europium, gadolinium, terbium,


dysprosium, holmium, erbium, thulium, ytterbium, lutetium) trong bảng tuần hoàn
Mendêleép.

Yếu tố dinh dưỡng hữu cơ

2.1.2.2

Gồm: chất hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, …
Yếu tố vi sinh vật

2.1.2.3

Gồm các VSV có lợi như VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo…
Các yếu tố hạn chế sử dụng

2.1.2.4

Gồm các kim loại nặng: asen (As), cadimi (Cd), chì (Pb), thủy ngân (Hg), titan
(Ti), crom (Cr), các vi khuẩn gây bệnh: vi khuẩn E.coli, salmonella hoặc các chất độc
hại khác: biuret, axit tự do với hàm lượng cho phép được quy định tại quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia.
2.1.3

Phân loại phân bón

2.1.3.1 Phân loại theo thành phần
Gồm phân bón vô cơ, phân bón hỗn hợp, phân bón VSV.
2.1.3.1.1

Phân bón vô cơ: gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hoá học, trong

thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ. Bao gồm: phân khoáng
đơn, phân phức hợp, phân khoáng trộn.

a)

Phân khoáng đơn: là loại phân trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng

đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.
b)

Phân phức hợp: là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hoá học, có chứa ít nhất

hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng.
c)

Phân khoáng trộn: là loại phân được sản xuất bằng cách trộn cơ học hai, ba loại

phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không dùng phản ứng hoá học.
2.1.3.1.2

Phân hỗn hợp: là loại phân bón trong thành phần có chứa từ hai yếu tố

dinh dưỡng khác nhau (vô cơ, hữu cơ, VSV,…) trở lên, gồm các loại phân hữu cơ chế
biến công nghiệp, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh.


a)

Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: là loại phân bón được sản xuất từ nguyên

liệu hữu cơ, được chế biến theo quy trình công nghệ lên men công nghiệp, có hàm
lượng chất hữu cơ, ký hiệu là HC (tính bằng HC tổng số) và các chỉ tiêu chất lượng đạt
quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

b)

Phân hữu cơ sinh học: là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ,

được xử lý lên men bằng VSV sống có ích hoặc được xử lý bằng các tác nhân sinh học
khác có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
c)

Phân hữu cơ khoáng: là loại phân bón được sản xuất từ phân hữu cơ chế biến

công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một hoặc một số yếu tố dinh dưỡng vô
cơ, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d)

Phân hữu cơ vi sinh: là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có

chứa ít nhất một loại VSV sống có ích, có mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2.1.3.1.3

Phân vi sinh vật: là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc

nhiều loại VSV sống có ích bao gồm: nhóm VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải
xenlulo, VSV đối kháng, VSV tăng khả năng quang hợp và các VSV có ích khác có
mật độ và hoạt tính đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2.1.3.2 Phân loại theo chức năng
Gồm phân bón lá và phân bón rễ.
2.1.3.2.1


Phân bón lá: là các loại phân bón thích hợp cho việc phun trực tiếp vào

thân, lá và thích hợp cho cây hấp thu dinh dưỡng qua thân, lá.
Lưu ý khi sử dụng phân bón lá
Bón tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh
dưỡng của cây, pha loãng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì; nhiệt độ quá cao, đất bị khô
hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá.
Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa
trái và làm giảm hiệu lực phân.


Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong
phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng,
nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng
trưởng tương ứng với sự kích thích đó.
2.1.3.2.2

Phân bón rễ: là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào

nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.
2.1.4

Một số loại phân bón phổ biến và vai trò của phân bón
Trên thị trường phân bón hiện nay, thành phần cũng như tên gọi các loại phân

bón rất đa dạng. Bao gồm một số loại sau:
2.1.4.1 Phân vô cơ đa lượng
2.1.4.1.1

Phân đạm: là loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Bón đạm thúc


đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá
có kích thước to, xanh, quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất cho cây.
Có các loại phân đạm thường dùng sau:
a)

Phân urê CO(NH4)2: là loại phân có tỉ lệ N cao nhất chứa 44 – 48% N nguyên

chất. Có hai loại phân urê có chất lượng giống nhau: loại tinh thể màu trắng, hạt tròn,
dễ tan trong nước, có nhược điểm hút ẩm mạnh; loại dạng viên, nhỏ. Loại này có thêm
chất chống ẩm nên dễ bảo quản, vận chuyển do đó được dùng nhiều trong nông
nghiệp. Phân urê có khả năng thích ứng với nhiều loại đất và cây trồng khác nhau,
thường được dùng để bón thúc.
b)

Phân amôn nitrat (NH4NO3): chứa 33 – 35% N, dạng tinh thể muối kết tinh,

màu vàng xám, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó sử dụng và bảo quản. Là loại phân
sinh lý chua, nhưng có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
c)

Phân đạm sulphate ((NH4)2SO4): còn gọi là phân SA, chứa 20 – 21% N, dạng

tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xanh xám, mùi khai, vị mặn và hơi chua nên nhiều
nơi gọi là phân muối diêm. Dễ tan trong nước, không vón cục, dễ bảo quản, sử dụng.
Dùng để bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau trừ đất
phèn, đất chua.


d)


Phân đạm clorua (NH4Cl): chứa 24 – 25% N. Dạng tinh thể mịn, màu trắng

hoặc vàng ngà, dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục. Là loại phân chua sinh
lý, nên bón kết hợp với phân lân và các loại phân bón khác. Ở vùng khô hạn, đất
nhiễm mặn không nên bón đạm clorua.
e)

Phân Xianamit canxi: chứa 20 – 21% N, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than. Dạng bột,

màu xám tro hoặc trắng. Thường dùng để bón lót, không dùng để phun lên lá, có thể
khử được đất chua.
f)

Phân phôtphat đạm: chứa 16% N, 20% P. Dạng viên, màu xám tro hoặc trắng,

dễ chảy nước, dễ tan trong nước. Được dùng để bón lót hoặc bón thúc.
2.1.4.1.2

Phân lân: có vai trò quan trọng đối với cây trồng. Kích thích sự phát triển

của rễ, giúp rễ đâm sâu lan rộng nên cây ít đổ ngã, kích thích quá trình ra nhánh, nảy
chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều, tăng đặc tính chống rét, chống hạn,
chịu độ chua, chống sâu bệnh hại… Có một số loại phân lân phổ biến sau:
a)

Phôtphat nội địa: dạng bột mịn, màu nâu thẫm hoặc nâu nhạt, chứa 15 – 25% P

nguyên chất. Dùng để bón lót, có hiệu quả tốt ở đất chua.
b)


Phân apatit: dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc xám nâu. Tỉ lệ lân thay đổi tùy theo

loại: apatit giàu chứa 38% lân, apatit trung bình chứa 17 – 38% lân, apatit nghèo chứa
dưới 17% lân.
c)

Supe lân: dạng bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc xám thiếc, chứa 16 – 20% lân

nguyên chất và một lượng lớn thạch cao. Phân dễ hòa tan trong nước nên dễ sử dụng,
có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được.
d)

Tecmo photphat (phân lân nung chảy, lân Vân Điển): dạng bột màu xanh

nhạt, óng ánh; chứa 15 – 20% lân, 30% canxi, 12 – 13% Mg, có khi có cả K. Phân này
không tan trong trong nước nhưng tan trong axit yếu, cây sử dụng dễ dàng, có thể
dùng để bón lót hoặc bón thúc. Phân có hiệu quả tốt cho đất cát nghèo, đất bạc màu, ít
vi lượng hoặc đất chua.
e)

Phân lân kết tủa: dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống vôi bột, chứa 27 – 31%

lân nguyên chất và một ít canxi. Phân này sử dụng tương tự như tecmo photphat.
2.1.4.1.3

Phân kali: Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây.


Phân kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình

đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, tăng khả năng chống chịu của cây đối với các
tác động có hại từ bên ngoài và một số loại bệnh.
Phân kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn,
chịu rét.
Phân kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây:
tăng hàm lượng đường trong quả, màu sắc quả đẹp, tăng hương vị quả…; tăng chất bột
trong khoai và hàm lượng đường trong mía…
Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất
có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây.
Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ, nên sau khi thu hoạch kali được trả
lại vào đất một lượng lớn. K có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù sa
được bồi hàng năm. Vì vậy, việc bón phân kali cho cây không được chú ý đến nhiều.
Tuy nhiên, trong nền nông nghiệp hiện nay có nhiều giống cây trồng có năng
suất cao, những giống cây trồng này thường hút nhiều K từ đất, do đó lượng K trong
đất không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, vì vậy muốn có năng suất cao và chất lượng
nông sản tốt, thì phải chú ý bón bổ sung phân kali cho cây. Mặt khác, các bộ phận thân
lá cây, rơm rạ... ngày càng được sử dụng nhiều để trồng nấm, làm vật liệu độn chuồng,
chất đốt,... do đó đã bị đưa ra khỏi đồng ruộng. Vì vậy, việc bón K cho cây càng trở
nên cần thiết. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy trừ đất phù sa
sông Hồng có hàm lượng K tương đối cao, còn lại phần lớn các loại đất ở nước ta đều
nghèo K. Hàm lượng K ở các loại đất này thường là dưới 1%. Ở các loại đất xám, đất
cát, đất bạc màu ở miền Trung, K có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng năng suất cây
trồng. K cũng cho kết quả tốt trên đất xám Đông Nam Bộ (Nguyễn Thị Kiều Duyên,
2011).
Để sử dụng hợp lý phân kali cần chú ý đến những điều sau đây:
Bón phân kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các
loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.
Phân kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.



Phân kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây
ra hoa, tạo củ.
Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.
Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón
quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm mất cân đối với natri, magiê. Khi xảy
ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri hoặc giảm hàm
lượng phân kali.
Hiện có một số loại phân kali phổ biến sau:
a)

Phân kali clorua: dạng bột màu hồng, xám đục hoặc trắng xám, chứa 50 – 60%

K nguyên chất và một ít muối ăn. Là loại phân chua sinh lý, có độ rời tốt, dễ bón, có
thể bón lót hoặc bón thúc, thích hợp cho nhiều loại đất, trừ đất mặn. Kali clorua rất
thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa clo. Hiện nay, phân kali clorua được sản xuất
với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali.
b)

Phân kali sulphate: dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, dễ tan trong nước, ít vón

cục, chứa 45 – 50% K nguyên chất, 18% S. Là loại phân chua sinh lý nhưng thích hợp
với nhiều loại cây trồng nhạy cảm với clo như khoai tây, cà chua, ớt đỏ, cây có múi,
thuốc lá, cà phê và các loại cây có tính gây nghiện….
c)

Một số loại phân kali khác:
- Phân kali – magiê sulphate: dạng bột mịn màu xám, chứa 20 – 30% K2O, 5 –

7% MgO, 16 – 22% S, được sử dụng hiệu quả trên đất cát nghèo, đất bạc màu.
- Phân Agripac: dạng khô, hạt to, không vón cục, chứa 61% K2O, thường dùng

để trộn với các loại phân bón khác.
- Muối kali 40%: dạng muối trắng kết tinh, chứa 40% K, sử dụng hạn chế trên đất
mặn.
2.1.4.1.4

Phân phức hợp và phân hỗn hợp

Trên thị trường hiện có các loại sau: loại 2 yếu tố (N – P, N – K, P – K), loại 3
yếu tố (N – P – K), loại 4 yếu tố (N – P – K – Mg).
a)

Phân NP:


- Phân Amophor: tỉ lệ N:P:K là 1:1:0, chứa 18% N và 18% P2O5, dạng viên rời,
dùng để bón cho đất phù sa, đất phèn.
- Phân Diamophor (DAP): tỉ lệ N:P:K là 1:2.6:0, chứa 18% N, 40% P2O5, thích
hợp cho đất phèn, đất bazan.
- Phân hỗn hợp: 20:20:0; 23:23:0; 10:10:0 dùng để bón lót.
b)

Phân NK:
- Phân kali nitrat: chứa 13% N, 45% K2O, dùng để bón cho đất nghèo kali.
- Phân hỗn hợp: 30:0:10; 20:0:20; 20:0:10, dùng để bón vào cuối thời kỳ sinh

trưởng của cây.
c)

Phân PK:
- Phân PK 0:1:3: chứa 55% supe lân và 45% KCl, dùng cho đất bạc màu, đất cát


nhẹ.
- Phân PK 0:1:2: chứa 65% supe phôtphat và 35% KCl.
d)

Phân N – P – K:
- Phân Amsuka: có tỉ lệ NPK là 1:0.4:0,8, được sản xuất bằng cách trộn amôn với

supe lân đã trung hòa vào muối KCl.
- Phân nitro phoska: có 2 loại:
+ Loại có tỉ lệ NPK là 1:0,4:1,3; được sản xuất bằng cách trộn muối nitrat
với axit photphoric; chứa 13% N, 5,7% P2O5, 17,4% K2O.
+ Loại có tỉ lệ NPK là 1:0.3:0,9; được sản xuất bằng cách trộn muối nitrat
với axit sulphuric; chứa 13,6% N, 3.9% P2O5, 12,4% K2O.
- Phân Amphoska: có tỉ lệ NPK là 1:0,1:0,8; chứa 17% N, 7,4% P2O5, 14,1%
K2O.
- Phân viên NPK Văn Điển: có tỉ lệ NPK là 5:10:3; trong phân ngoài chứa NPK
còn có 6,7% MgO, 10 – 11% SiO2, 13 – 14% CaO.
- Phân hỗn hợp NPK 3 màu: gồm các dạng: 15:15:15; 20:20:15; 15:10:15;
16:16:8; 14:8:6; 15:15:6.


×