Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

li thuyet va bai tap tuong tac gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.93 KB, 10 trang )

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT CƠ BẢN
PHẦN QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Phần A. Lý thuyết
I. Tương tác gen
Là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều gene không alen cùng quy định một kiểu hình.
 Bản chất: Là sự tương tác giữa các sản phẩm của gene để tạo nên kiểu hình.
II. Phân loại
1. Tương tác bổ sung (bổ trợ)
1.1. Lý thuyết
a. Khái niệm: Tương tác bổ trợ là kiểu tương tác của hai hay nhiều gen không alen
cùng qui định một tính trạng, trong đó sự xuất hiện của 2 alen trội làm xuất hiện kiểu
hình mới.
b. Thí nghiệm:
PT/C: Hoa trắng x hoa trắng
F1: 100% cây hoa đỏ
F2 ≈ 9 đỏ : 7 trắng
c. Giải thích kết quả:
- F2 có 9+7 = 16 tổ hợp ⇒ F1 cho 4 loai giao tử ⇒ F1 dị hợp về 2 cặp gen (AaBb).
-Ta thấy F1 (AaBb) nhưng chỉ biểu hiện một tính trạng hoa đỏ ⇒ hiện tượng 2 gen
tương tác quy định 1 tính trạng:
+ Hai alen trội A và B nằm trên 2 NST khác nhau sinh ra sản phẩm tương tác với nhau
đã qui định tính trạng hoa đỏ (A-B-)
+ Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen trội nào thì sẽ qui định hoa màu trắng
( A-bb, aaB-, aabb)
d. Sơ đồ lai kiểm chứng:
PT/C: AAbb (hoa trắng) x aaBB (hoa trắng)
GP: Ab
aB
F1:
AaBb (100% hoa đỏ)
F1xF1:


AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2: Nhóm KG và KH:
9/16A-B- : hoa đỏ
3/16A-bb : hoa trắng
3/16aaB- : hoa trắng
1/16aabb : hoa trắng
⇒ 9 /16 hoa đỏ : 7/16 hoa trắng
1.2. Các tỉ lệ khác của tương tác bổ trợ
Tỉ lệ
Kiểu gen
Kiểu hình
9:6:1
9 A-BKiểu hình 1
(có 1 cách qui ước gen):
3A-bb
Kiểu hình 2
Nếu A-B- ≠ A-bb = aaB- ≠ 1aabb 3 aaB1 aabb
Kiểu hình 3
9:3:3:1
9 A-BKiểu hình 1
(có 2 cách qui ước gen): Nếu A3A-bb
Kiểu hình 2
B- ≠ A-bb ≠ aaB- ≠ 1aabb
3 aaBKiểu hình 3
1 aabb
Kiểu hình 4
2. Tương tác át chế
2.1. Lý thuyết



a. Khái niệm: Là hiện tượng tương tác giữa hai (hay nhiều) gen trong đó một gen qui
định tính trạng, gen còn lại là gen ức chế.
Có hai truờng hợp: ức chế trội và ức chế lặn.
b. Thí nghiệm: Cho lai hai dòng gà lông trắng thuần chủng khác nhau thu được F1
toàn gà lông trắng. Cho F1 tự phối thu đuợc F2 có 26 con gà lông trắng và 6 con gà lông
màu. Giải thích kết quả?
c. Giải thích:
Ta thấy tỉ lệ F2 : 26 : 6 ⇔ 13 : 3 ⇒ có 16 tổ hợp lai nhưng khác tỉ lệ 9 : 3 : 3 1 chứng
tỏ các gen phân li độc lập nhưng có sự tương tác với nhau, cụ thể là tuân theo qui luật
tương tác át chế trội.
Qui uớc:
C: gà lông màu; c : gà lông trắng
I: át chế C; i : không át
d. Sơ đồ lai:
P: AABB (gà lông trắng) x aabb (gà lông trắng)
Gp: AB
ab
F1:
AaBb (100% gà lông trắng)
F1xF1: AaBb x AaBb
F2: 9A-B-:
Trắng
3A – bb : Màu
3aa B -:
Trắng
1aabb:
Trắng
⇒ Tỉ lệ 13 lông trắng : 3 lông màu
2.2. Các ví dụ về các tỉ lệ khác của tương tác át chế

Tỉ lệ
Kiểu gen
Kiểu hình
12:3:1
9 A-BKiểu hình 1
(có 2 cách qui ước gen):
3A-bb
Nếu A-B - = A-bb ≠ aaB- ≠ aabb hoặc
3 aaBKiểu hình 2
Nếu A-B- = aaB- ≠ A-bb ≠ aabb
1 aabb
Kiểu hình 3
9:3:4
9 A-BKiểu hình 1
(có 2 cách qui ước gen)
3A-bb
Kiểu hình 2
Nếu A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- = aabb hoặc
3 aaBKiểu hình 3
Nếu A-B- ≠ aaB- ≠ A-bb = aabb
1 aabb
3. Tương tác cộng gộp
*Khái niệm: Là hiện tượng khi có hai hay nhiều locus gen tương tác với nhau mỗi alen
trội đều góp phần làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình.
Tỷ lệ đặc trưng : 15:1 (có 1 cách qui ước gen): Nếu A-B- = A-bb = aaB- ≠ aabb -> Tỉ lệ
phân li kiểu hình đời F1 của phép lai 1 là:
9 A − B −

3 A − bb  : 15 kiểu hình 1
3aaB − 


1aabb :
*Ví dụ1:

1 kiểu hình 2


- Tác động cộng gộp của 3 gen trội (A, B, C) qui định tổng hợp sắc tố melalin ở người.
KG càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố melanin càng cao, da càng đen,
không có gen trội nào da trắng nhất.
Ví dụ 2: giải sử các cặp gen A/a; B/b; C/c qui định chiều cao cây. Cứ mỗi 1 alen trội
làm cho cây tăng thêm 5cm. Nếu cây đồng hợp lặn cao 150cm thì cây có ba cặp dị hợp tử
cao bao nhiêu cm và cây cao nhất cao bao nhiêu cm.
Ta thấy cây đồng hợp lặn (aabbcc) thấp nhất cao 150cm.
Cây dị hợp (AaBbCc) có chiều cao là 150 + 5 x 3 = 165cm
Cây cao nhất là cây có đồng hợp trội (AABBCC) có chiều cao là 150 + 5 x 6 =
180cm
*Đặc điểm:
- Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định thì sự sai khác về KH giữa các KG
càng nhỏ → tạo nên một phổ BD liên tục.
- Tính trạng số lượng: là tính trạng do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của
môi trường (năng suất như sản lượng sữa, khối lượng, số lượng trứng).
IV. Tác động đa hiệu của gen
1. VD:
- VD1: Gen tổng hợp Hb gồm 2 alen
+ HbA: Hồng cầu bình thường Cơ thể bình thường.
+ HbS: Hồng cầu hình liềm Kéo theo một loạt các biểu hiện khác (Sơ đồ 10.2 SGK)
- VD2: Menđen phát hiện đậu Hà Lan hoa tím thì hạt màu nhạt, trong nách có chấm
đen; hao trắng thì hạt màu nhạt, nách lá không có chấm đen.
- VD3: Lai ruồi giấm Morgan cũng thấy ruồi có tính trạng cánh cụt thì nhiều đốt thân

ngắn, lông cứng, hình dạng cơ quan sinh dục thay đổi, đẻ ít, tuổi thọ ngắn, ấu trùng yếu…
2. Kết luận: Các VD trên có thể được giải thích bằng hiện tượng một gen cũng có thể tác
động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho học thuyết của
Menđen.
Phần B: Phương pháp giải bài tập
I. Dấu hiệu nhận biết di truyền tương tác gen
Dấu hiệu nhận biết di truyền tương tác gen không alen
- Phép lai chỉ xét đến sự biểu hiện kiểu hình của một cặp tính trạng
- Ở
có 16 tổ hợp, tỉ lệ phân li kiểu hình biến đổi so với tỉ lệ phân li độc lập
- Trong phép lai phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1:1:1 hoặc 3:1
II. Phương pháp
Các kiểu tương tác gene đều cho F2 với tỉ lệ 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb.
Để dễ dàng hoàn thành bảng đã cho ta chỉ việc sử dụng thủ thuật sử dụng bảng sau:
F2
9A-B3A-bb
3aaB1aabb
LAI PHÂN TÍCH F1 (AaBb x aabb) 1AaBb
1Aabb
1aaBb
1aabb
LAI F1 với Aabb (AaBb x Aabb)
3A-Bb
3A-bb
1aaBb
1aabb
LAI F1 với aaBb (AaBb x Aabb)
3AaB1Aabb
3aaB1aabb

Kiểu hình
ST
T

QUY LUẬT

F2

SỐ
LOẠI

KẾT QUẢ KIỂU HÌNH
LAI PHÂN
LAI F1
LAI F1 với


KH
1

Tương tác
bổ sung

2

Tương tác
át chế

3


9:7
9:6:1
9:3:3:1
12:3:1
13:3
9:3:4
15:1

2
3
4
3
2
3
2

TÍCH F1
1:3
1:2:1
1:1:1:1
2:1:1
3:1
1:1:2
3:1

với Aabb
3:5
3:4:1
3:3:1:1
6:1:1

7:1
3:3:2
7:1

aaBb
3:5
3:4:1
3:1:3:1
4:3:1
5:3
4:3:1
7:1

Tương tác
cộng gộp
Chú ý: Lưu ý các em tuyệt đối không được nhớ bảng các loại tỉ lệ ở trên mà cần nhớ
cách xác định bảng đó.
III. Bài tập vận dụng
a. Tương tác bố sung
Câu 1: (TN2013) Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau
(P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có
kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 câu hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu
sắc hoa được quy định bởi
A. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
B. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp.
C. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định
hoa trắng.
D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
Câu 2: (C2009) Ở bí ngô, kiểu gene A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gene A-B- quy
định quả dẹt; kiểu gene aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gene lai

phân tích, đời Fa thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số
quả dài ở Fa là
A. 105.
B. 40.
C. 54.
D. 75.
Câu 3: (C2009) Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai
với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gene đồng hợp
lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền
theo quy luật
A. ngoài nhiễm sắc thể.
B. tương tác bổ sung.
C. tương tác cộng gộp. D. phân
li.
Câu 3: (Đ2008) Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa đỏ và trắng. Trong phép lai
phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây
hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi
A. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết giới tính
B. hai cặp gene không alen tương tác bổ trợ (bổ sung).
C. hai cặp gene không alen tương tác cộng gộp.
D. hai cặp gene liên kết hoàn toàn.
Câu 4: Trong phép lai 1 cặp tính trạng, người ta thu được kết quả sau đây: 120 cây quả
tròn : 20 cây quả dẹt : 20 cây quả dài. Kết luận nào sau đây sai?
A. Con lai có 8 tổ hợp
B. Có tác động gene không alen
C. Bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gene
D. Hai gene qui định tính trạng không cùng locus với nhau


Câu 5: (Đ2009) Ở một loài thực vật, màu hoa do sự tác động của hai cặp gene (A, a và

B, b) phân li độc lập. Gene A và gene B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ
đồ.

Các alen a và b không có khả năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần
chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là
A. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng
B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng
C. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
D. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng
Câu 6: Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi hai cặp gene đối lập và di
truyền phân li độc lập, được F1 dị hợp tử về 2 cặp gen. Cho F 1 lai với nhau ở F2 thu đựợc
các tổ hợp với các tỷ lệ: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb. Khi 2 cặp gene trên tác động qua
lại để hình thành tính trạng. Ở F2 sẽ không thấy xuất hiện tỷ lệ
A. 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 12:3:1
B. 9:3:4
C. 13:3 hoặc 12:3:1
D. 10:3:3
Câu 7: Ở một loại thực vật, cho F1 lai với một cây thì F2 thu tỉ lệ 9 thân cao: 7 thân thấp.
Để F2 thu tỉ lệ 3 thân cao:1 thân thấp thì F1 phải lai với cây có kiểu gene
A. AaBb
B. AABb
C. aaBb
D. aabb
Câu 8: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của hai gene trội A và B trong cùng kiểu gene quy
định màu hoa đỏ, các tổ hợp gene khác chỉ có một trong hai loại gene trội trên cũng
như kiểu gene đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gene phân
li độc lập trong quá trình di truyền.
1. Cho F1 tự thụ phấn sẽ thu được kết qủa phân tính ở F2:
A. 15 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng
B. 13 hoa màu đỏ : 3 hoa màu

C. 9 hoa màu đỏ : 7 hoa màu trắng
D. 3 hoa màu đỏ : 13 hoa màu trắng.
2. Lai hai giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 đựơc toàn đậu có hoa màu đỏ. Kiểu gene
các đậu thế hệ P sẽ là :
A. AABB x aabb
B. Aabb x aabb
C. aaBB x aabb
D. AAbb x aaBB.
3. Cho F1 giao phấn với cây hoa trắng được thế hệ sau phân tính theo tỷ lệ 37,5% đỏ :
62,5% trắng. Kiểu gene của cây hoa trắng đem lai với F1 là :
A. AaBb hoặc aaBb B. Aabb hoặc AaBB
C. aaBb hoặc Aabb D. AaBB hoặc AABb
4. Cho lai giữa 2 cây hoa thuộc thế hệ F2, phép lai nào sẽ cho tỷ lệ phân tính 3 hoa màu
trắng : 1 hoa màu đỏ?
A. Aabb x aaBb
B. Aabb x Aabb
C. AaBB x AaBB
D. aaBb x aaBb.
Câu 9: Ở chuột, tính trạng màu lông do 2 cặp gene không alen chi phối, gene trội A
quy định lông màu vàng, một gene trội R khác độc lập với A quy định màu lông đen,
khi có mặt cả 2 gene trội trên trong kiểu gene thì chuột có màu lông xám, chuột có
kiểu gene đồng hợp lặn aarr có lông màu kem.
1. Tính trạng màu lông chuột là kết quả trường hợp:


A. Tác động cộng gộp
B. Tác động tích luỹ
C. Tác động át chế
D. Tác động bổ sung
2. Tỷ lệ phân tính 1:1:1:1 ở F1 chỉ xảy ra trong kết quả của phép lai:

A. AaRr x aaRr
B. Aarr x aaRr
C. AaRr x aaRR
D. Aarr x AaRR
3. Cho chuột bố lông vàng giao phối với chuột mẹ lông đen ở F1 nhận được tỷ lệ phân
tính: 1 lông xám : 1 lông đen. Vậy chuột bố mẹ có kiểu gen:
A. Đực AaRr x cái aarr
B. Đực AaRR x cái aarr
C. Đực Aarr x cái aaRR
D. Đực Aarr x cái aaRr.
4. Để F1 thu được tỷ lệ phân tinh 3 chuột xám : 1 chuột đen các chuột bố mẹ phải có kiểu
gen:
A. AaRR x AaRR
B. AaRr x Aarr
C. AaRr x aaRr
D. AaRR x
Aarr.
Câu 10: Ở một loài, hai cặp gene không alen phân li độc lập, tác động bổ sung qui
định màu hoa và biểu hiện bằng 3 kiểu hình khác nhau (hoa đỏ, hoa hồng và hoa
trắng). Màu hoa trắng do gene lặn qui định. Cho 2 cơ thể P thuần chủng giao phấn
với nhau, F1 đồng loạt dị hợp 2 cặp gene và có màu hoa đỏ.
1. Kiểu gene qui định màu hoa hồng là:
A. A-B- hoặc A-bb
B. Aabb hoặc aaBC. A-bb hoặc aaBD. A-B- hoặc aabb
2. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích kết quả thu được là:
A. 1 hoa đỏ : 2 hoa trắng : 1 hoa hồng
B. 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng
C. 1 hoa đỏ : 4 hoa trắng : 3 hoa hồng
D. 1 hoa đỏ : 4 hoa hồng : 1 hoa trắng
3. Cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen, kiểu hình như thế nào để tạo ra con có 100%

hoa đỏ?
A. AAbb, kiểu hình hoa hồng
B. aaBB, kiểu hình hoa hồng
C. AABB, kiểu hình hoa đỏ
D. aabb, kiểu hình hoa trắng
Câu 11: Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gene là:
A. thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gene
B. làm tăng biến dị tổ hợp
C. tỉ lệ phân li kiểu gene và kiểu hình ở thế hệ lai
D. tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai
Câu 12: Lai phân tích F1 dị hợp 2 cặp gene cùng qui định một tính trạng được tỉ lệ kiểu
hình là 1:2:1. Kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung:
A. 9:3:3:1
B. 9:6:1
C. 9:7
D. 12:3:1
Câu 13: (Đ2011) Ở ngô, có 3 gene không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy
định màu sắc hạt, mỗi gene đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gene có mặt
đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gene còn lại đều cho hạt không
màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gene aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu;
- Cây thứ hai có kiểu gene aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gene của cây (P) là


A. AaBBRr.
B. AABbRr.
C. AaBbRr.
D. AaBbRR.
Câu 14: Ở gà kiểu gene A-B- qui định mào hạt đào, A-bb qui định mào hoa hồng, aaBqui định mào hạt đậu, aabb qui định mào hình lá. Gene quy định hình dạng mào gà nằm

trên nhiễm sắc thể bình thường. Nếu F1 có tỷ lệ: 75% mào hạt đào : 25% mào hoa hồng
thì số phép lai ở thế hệ P là
A. 3
B. 7
C. 5
D. 1
Câu 15: (Đ2010) Giao phấn giữ`a hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu
được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có
hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí
thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gene đồng hợp lặn ở F 3 là
A. 1/16.
B. 81/256.
C. 1/81.
D. 16/81.
Câu 16: (Đ2010NC) Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với
cây hoa trắng có kiểu gene đồng hợp lặn (P), thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục
cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự
hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu
sắc hoa của loài trên do
A. một gene có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.
B. hai gene không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định.
` C. hai gene không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.
D. một gene có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
Câu 17: (C2011) Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gene không alen tương
tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gene có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu
hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu
hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F 1 gồm toàn
cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gene đồng hợp lặn về hai cặp gene

nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li
kiểu hình ở Fa là
A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
B. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ
C. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ
D. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ
Câu 18: (Đ2011) Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F1
toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa
trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gene ở F2 là:
A. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1
B. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1
C. 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1
D. 3 : 3 : 1 : 1 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1
Giải:
Dễ dàng thấy F2 xấp xỉ: 9 đỏ : 7 trắng, tức có 9 + 7 = 16 tổ hợp = 4 loại giao tử đực x 4
loại giao tử cái (vì F1 tự thụ). Để cho được 4 loại giao tử, suy ra F1 dị hợp 2 cặp gene,
trong khi chỉ biểu hiện một tính trạng nên đã xảy ra hiện tượng 2 gene tương tác cùng
quy định tính trạng màu sắc hoa.
Quy ước: A, a, B, b quy định màu sắc hoa
Ta có: AaBb x AaBb => (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb) = (1 : 2 : 1)(1 : 2 : 1) =
1:2:1:2:4:2:1:2:1=4:2:2:2:2:1:1:1:1


b. Tương tác cộng gộp:
Câu 19: Trong trường hợp tính trạng do 2 cặp gene không alen, phân li độc lập cùng tác
động. Trong kết quả lai giữa hai cá thể dị hợp tử về hai cặp gen. Nếu các gene tác động
cộng gộp thì sẽ có thể xuất hiện các tỷ lệ sau:
A. 15:1
B. 12:3:1 hoặc 13:3
C. 9:6:1 hoặc 9:7.

D. 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:3:4 hoặc 9:7
Câu 20: Tác động cộng gộp là kiểu tác động của …. trong đó … vào sự phát triển của
tính trạng.
A. Hai hay nhiều gene alen, các gene bổ sung một phần
B. Hai hay nhiều gene khác nhau, mỗi gene đóng góp một phần như nhau.
C. Hai hoặc nhiều gene alen, mỗi gene đóng góp một phần như nhau
D. Hai hay nhiều gene khác nhau, mỗi gene bổ sung một phần.
Câu 21: Ở 4 phép lai khác nhau người ta thu được 4 kết quả sau đây và hãy cho biết kết
quả nào được tạo từ tác động gene kiểu cộng gộp?
A. 81 hạt vàng : 63 hạt trắng
B. 375 hạt vàng : 25 hạt trắng
C. 130 hạt vàng : 30 hạt trắng
D. 180 hạt vàng :140 hạt trắng
Câu 22: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng do nhiều cặp gene quy định thì:
A. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gene khác nhau
B. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gene càng nhỏ
C. làm xuất hiện các tính trạng mới không có ở bố, mẹ
D. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng
Câu 23: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gene không alen tác động theo kiểu cộng
gộp (A1,a1,A2,a2,A3,a3), phân li độc lập và mỗi gene trội khi có mặt trong kiểu gene sẽ
làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm.
1. Chiều cao của cây thấp nhất là
A. 90 cm
B. 120cm
C.80 cm
D. 60cm.
2. Giao phấn giữa cây có kiểu gene cao nhất và kiểu gene thấp nhất thế hệ lai có chiều
cao
A. 170cm
B. 150cm

C. 160cm
D. 90cm
3. Ở F2 khi cho các cây cao nhất và cây thấp nhất giao phấn thì tỷ lệ số cây có chiều cao
210 cm là bao nhiêu?
A. 1/64
B.1/32
C.1/8
D.1/4.
4. Ở F2 khi cho các cây thế hệ lai nói trên giao phấn tỷ lệ số cây có chiều cao 150 cm là
bao nhiêu?
A. 1/64
B. 3/32
C. 1/8
D. 20/64
Câu 24: (C2010) Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gene
không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gene nếu
cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây
thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất,
thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây
có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm
A. 25,0%.
B. 37,5%.
C. 50,0%.
D. 6,25%.
Câu 25: (C2010) Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gene không alen là A và
B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gene có cả hai gene trội A và B thì cho
kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gene trội A hoặc B hay toàn bộ gene lặn thì cho kiểu
hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gene gồm hai alen là D và d quy định,



trong đó gene D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính
theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ
chiếm tỉ lệ
A. 25%.
B. 56,25%.
C. 6,25%.
D. 18,75%.
c. Tương tác át chế
Câu 26: (C2010) Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện
môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng
có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể
F1với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể
F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 3 con lông trắng : 1 con lông màu.
B. 1 con lông trắng : 1 con lông màu.
C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu.
D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
Câu 4: (C2011NC) Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây
thuần chủng hoa trắng (P) thu được F 1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F 1 tự thụ phấn thu
được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 12 cây hoa trắng: 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa vàng. Cho
cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ
lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là
A. 1 cây hoa trắng : 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng
B. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng
C. 2 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng
D. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa vàng
Câu 28: (Đ2010) Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so
với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gene
có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gene có alen B
thì hoa có màu, khi trong kiểu gene không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng).

Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gene trên. Biết không có đột biến xảy ra,
tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng
B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng
C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
Câu 29: (Đ2013) Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gene không alen
là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gene nếu cứ
có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có
chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao
170cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16
B. 1/64
C. 3/32
D. 15/64
Câu 30: (Đ2013) Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu
dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F 1 lai với cây đồng hợp lặn về các
cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1
cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao
phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất
để cây này có kiểu hình quả bầu dục là
A. 1/9
B. 1/12
C. 1/36
D. 3/16
d. Di truyền đa hiệu
Câu 31: Gene đa hiệu là gì?


A. Gene tạo ra nhiều mARN

B. Gene mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng
C. Gene tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao
D. Gene điều khiển sự hoạt động cùng một lúc nhiều gene khác nhau
Câu 32: Mối quan hệ nào sau đây là chính xác nhất?
A. Một gene qui định một tính trạng
B. Một gene qui định một enzim/prôtêin
C. Một gene qui định một chuổi polypeptide
D. Một gene qui định một kiểu hình
Câu 33: Đặc điểm nào là không đúng khi nói về bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm
ở người?
A. Nguyên nhân do đột biến ở cấp phân tử
B. Do đột biến thay thế 1 acid amin ở vị trí thứ 6 trong chuổi polypeptide β-Hemoglobin
C. Làm cho hồng cầu hình đĩa chuyển sang hình lưỡi liềm, gây rối loạn hàng loạt bệnh lí
trong cơ thể
D. Chỉ xảy ra ở nam giới
Câu 34: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố melanine nên lông màu trắng, con
ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiên tượng di
truyền
A. tương tác bổ sung
B. tương tác cộng gộp
C. liên kết gene hoàn toàn
D. tác động đa hiệu của gen



×