Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tài liệu ôn tập Chủ nghĩa Mác Lenin 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.05 KB, 12 trang )

CHỦ ĐỀ 1: ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG, ƯU THẾ VÀ HẠN
CHẾ
CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI
a. Phân công LĐXH: là sự chuyên môn hóa SX thành những ngành nghề khác nhau, mỗi ng
SX chỉ làm ra 1 or 1 số SP.
+ PCLĐ chung
+ PCLĐ cá biệt
+ PCLĐ đặc thù
Tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những ng SX (thực hiện hành vi trao đổi)
b. Sự tách biệt tương đối về mặt KT của những ng SX
+ Ng SX với tư cách là chủ sở hữu tư liệu SX chính là ng sở hữu SPLĐ => Họ có quyền trao đổi
HH trên thị trường.
+ Ng SX bị chia rẽ và HĐ độc lập với nhau, đối nhập nhau.
2.
3.
a.

ĐẶC TRƯNG
SXHH là SX để trao đổi, mua bán
Lao động SXHH vừa mang tính chất tư nhân vừa mang tính chất XH.
Mục đích of SXHH là giá trị, lợi nhuận..
ƯU THẾ VÀ HẠN CHẾ
Ưu thế

Vì SXHH là để thỏa mãn nhu cầu thị trường và chính sự gia tăng nhu cầu của thị trường đã trở thành
động lực thúc đẩy SX phát triển.
-

Tính năng động trong SX rất cao và chính sự cạnh tranh này làm cho LLSX phát triển mạnh mẽ.
Sự phát triển của SXXH làm cho giao lưu KT, VH phát triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống


VC&TT trong nhân dân.
- SXHH quy mô lớn là hình thức tổ chức KTXH hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay
b. Hạn chế
- Cạnh tranh không lành mạnh
- Ô nhiễm môi trường, phá hoại môi trường sinh thái
- Một số vấn nạn về đời sống tinh thần của con ng
- Phân hóa giàu nghèo giữa những ng SXHH
- Tiềm ẩn khả năng khủng hoảng KT-XH

CHỦ ĐỀ 2: VỊ TRÍ, NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ
TRỊ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY LUẬT GIÁ TRỊ.
1. VỊ TRÍ


Là quy luật cơ bản của SX và trao đổi hàng hóa, nó chi phối sx và trao đổi HH từ đố yêu cầu quy luật
giá trị đặt ra.
2. NỘI DUNG
QLGT yêu cầu việc SX và trao đổi HH phải dựa trên cơ sở hao phí LĐXH cần thiết để SX ra HH đó.
Người SX và trao đổi phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
-

Đối với ng SX: hao phí LĐ cá biệt của ngSX HH phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí LĐXH cần
thiết.
Đối với lưu thông: quy luật giá trị đòi hỏi việc trao đổi HH cũng dựa trên hao phí LDXH cần thiết
theo ngtawsc ngang giá.

Cơ chế tác động của QLGT là thông qua sự vận động của giá cả TT, giá cả TT lên xuống xoay quanh
giá trị. Cơ chế này phát sinh tác dụng trên TT thông qua cạnh tranh và sức mua của đồng tiền.
3. TÁC ĐỘNG
- Điều tiết SX và lưu thông HH

- Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa SX, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ nhằm tăng năng suất LĐ
=> LLSX phát triển cạnh tranh
- Thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo giữa những ngSXHH.
4. Ý NGHĨA
Như vậy 1 mặt QLGT đã thực hiện sự lựa chọn tự nhiên, bình tuyển ng SX, mặc khác tạo ra sự phân
hóa giàu nghèo làm phát sinh quan hệ chủ thợ. Đây vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực.
Do đó cần tôn trọng sự HĐ khách quan của các quy luật KT, đặc biệt là QLGT. Tuy nhiên KT tác động
mà ko có sự quản lý, điều tiết of NNc thì sẽ dễ đi theo con đường TBCN. Chính vì vậy cần tăng cường sự
quản lý của Nnc để phát huy vai trò tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của nó để thúc
đẩy SX phát triển, đẩm bảo sự công bằng XH. Đồng thời với việc thúc đẩy SXHH phát triển, NNc cần có
những biện pháp để phát huy tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong đk phát triển nền
KTHH nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

CHỦ ĐỀ 3: CÁC PP SX GIÁ TRỊ THẶNG DỰ
1. CÁC PHƯƠNG PHÁP SXGT THẶNG DƯ
- SXGTTD tuyệt đối: GTTDTĐ là GTTD được tạo ra do kéo dài t/g lao động vượt quá t/g lao động
tất yếu, trong khi năng suất LĐXH, Gtrị sức LĐ và T/G LĐ tất yếu ko thay đổi.
- SXGTTD tương đối: GTTDTĐ là GTTD đc tạo ra do rút ngắn TG LĐ tất yếu = cách nâng cao
năng suất LĐXH, nhờ đó tăng TG LĐ thặng dư lên ngay trong Đk độ dài ngày LĐ vẫn như cũ.
2. GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SIÊU NGẠCH
- Là phần GTTD thu đc do tăng năng suất LĐ các biệt, làm cho Gtrị cá biệt của HH thấp hơn Gtrị
thị trường của nó.
- GTTDSN là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến KT, áp dụng CNghệ
mới vào SX, hoàn thiện tổ chức LĐ và tổ chức SX để tăng năng suất LĐ, giẩm gtrij của HH.
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN


Nếu gạt bỏ mục đích và t/c của CNTB thì vận dụng các PP SXGTTD, nhất là PPSXGTTD tương
đối và GTTD siêu ngạch trong các doanh nghiệp sẽ kích thích SX, tăng năng suất lao động XH, sử
dụng kỹ thuật- CNghệ mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí SX.

Gợi mở cách thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng KT. Đối với nc ta, cần tận dụng triệt để các
nguồn lực; nhất là nguồn lao động trong SXKD. Về cơ bản và lâu dài, giải pháp quan trọng cần phải coi
trọng tăng năng suất LĐXH, phát triển LLSX, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nc.
4. MỘT SỐ CÔNG THỨC CẦN CHÚ Ý (ko có tính toán nhưng có thể hỏi công thức, I
think ..:v :v)
Tiền tư bản bỏ ra gồm 2 phần :
+ Tư bản cố định : Tiền đầu tư vào máy móc thiết bị + nhà xưởng
+ Tư bản lưu động : Tiền đầu tư vào dưới dạng nguyên , nhiên , vật liệu + sức lao động.
∑ ( TB cố định + TB lưu động ) = Chí phí sản xuất
- Giá trị thặng dư dôi ra ngoài khi người làm thuê bỏ sức lao động ra và bị TB chiếm ko
Thời gian lao động gồm 2 phần :
+ Tgian lao động tất yếu : Là thời gian lao động bỏ ra để bù vào cho bằng chi phí ban đầu. ( hay
sản xuất số sản phẩm cần thiết để bán )
+ Tgian lao động thặng dư : Là thời gian lao động tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội
PP tính giá trị thặng dư gồm 2 kiểu :
+ PP Tuyệt đối : Kéo dài thêm tg lao động / ngày mà giữ nguyên tg lao động tất yếu. ( hay là
tăng cường độ lao động )
+ PP Tương đối : Cải thiện trình độ lao động , giảm tg lao động tất yếu mà tg lao động / ngày
vẫn ko đổi. ( hay là tăng năng suất lao động )
Bản chất TB được chia ra 2 phần :
+ TB bất biến : Là bộ phân TB đầu tư biến thành giá trị mới mà đc bảo toàn trong suốt quá trình
sản xuất rồi bán – kí hiệu c
c = Giá trị (Chí phí máy móc + Chi phí mua nguyên , nhiên , vật liệu)
+ TB khả biến : Là bộ phận TB đầu tư dưới dạng sức lao động , khi tiêu dụng nó tạo ra giá trị mới
lớn hơn – kí hiệu v
v = tg lao động tất yếu. Tiền công /giờ

→ Giá trị hàng hóa = m + c + v = W
Với m – giá trị thặng dư . m’ - tỷ suất thặng dư



m’ còn đc gọi là trình độ bóc lột của tư bản
v = tg lao động tất yếu . Tiền công/giờ
m = tg lao động thặng dư . Tiền công/giờ

→m’ = (m/v) . 100% =(tg thặng dư t’ )/(tg tất yếu t) . 100%

→Khối lượng giá trị thặng dư :
M = m’ . V
M - khối lượng giá trị thặng dư ( hay quy mô bóc lột của TB )
V - Tổng tư bản khả biến đc sử dụng
Tỷ suất lợi nhuận
P’ = m/(c+v) . 100%
M= P = Lợi nhuận
Lợi nhuận bình quân

P’ (ngang) = ∑m/∑(c+v).100%

Lợi nhuận bình quân P (ngang) = P’(ngang).100
Giá cả hàng hóa = ∑ Tư bản bất biến + ∑Tư bản khả biến + P(ngang)
5. (CÂU NÀY NGHI LÀ RA) so sánh phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối trong chủ nghĩa tư bản? Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này?
Khái niệm giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
So sánh các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
* Giống nhau: Đều làm cho m’ tăng, từ đó là tăng khối lượng giá trị thặng cho nhà tư bản.
* Khác nhau:
+ Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối gắn với giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất CNTB.

Có giới hạn vận động, cụ thể: Giới hạn dưới của ngày lao động phải lớn hơn thời gian lao động tất
yếu và nhỏ hơn giới hạn về thể chất là tinh thần của người lao động.
+ Sản xuất giá trị thặng dư tương đối


Thời gian lao động tất yếu có mối quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động
tất yếu phải giảm giá trị sức lao động bằng cách tăng năng suất lao động xã hội.
Việc áp dụng phương pháp này không có giới hạn.
*Cho ví dụ minh hoạ (cho đại ở dưới chứ ko biết nữa @@)
+ GTTDTuyệt đối:
Time LĐ tất yếu : 4h
Time LĐ thặng dư : 4h
1 ngày làm 8h : m’=4/4x100% = 100%
Tư bản kéo dài ngày lđ lên 2h, time lđ tất yếu ko thay đổi, làm tăng time lđ thặng dư. Lúc này:
Time lđ tất yếu : 4h
Time lđ thặng dư: 6h
1 ngày LĐ 10h : m’=6/4*100%=150%
+ GTTD tương đối
LĐ bình thường với:
Time lđ tất yếu : 4h
Time lđ thặng dư 4h
Thì m’ =100%
LĐ thặng dư: giả định ngày LĐ ko thay đổi (8h) nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3h LĐ tất yếu tạo ra
Gtrị mới = Gtrị sức LĐ của mình. 5h còn lại sẽ tạo ra Gtrị thặng dư cho nhà tư bản.
Time lđ tất yếu : 3h
Time lđ thặng dư : 5h
M’ = 5/3x
100% = 166% => m thu đc do giảm time tất yếu bằng cách tăng NSLĐ. Muốn hạ thấp giá trị sức
lđ để rút ngắn time lđ tất yếu phải dựa trên NSLĐXH trước hết là trong các ngành SX tư liệu tiêu dùng
- Ý nghĩa:

+ Mặc dù phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương có nhiều ưu điểm hơn nhưng hiện nay để nâng cao
m’, nhà tư bản vẫn tìm mọi cách kết hợp 2 phương pháp này với nhau. Dù có sự điều chỉnh về mặt hình
thức nhưng bản chất bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản vẫn không hề thay đổi, thậm chí ngày càng
tinh vi hơn.
+ Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất tư bản chủ nghĩa thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nêu
trên có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động


xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế…
6. (Xác xuất ra cao hơn câu 5 kaka) SO SÁNH GTTD TƯƠNG ĐỐI VÀ GTTD SIÊU
NGHẠCH
*Gioongs nhau: đều có 1 cơ sở chung là chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động
*Khác nhau :
GTTD Tương đối
Do tăng năng suất LĐXH
Toàn bộ các nhà TB thu
Biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân với tư bản

GTTD Siêu ngạch
Do tăng năng suất lao động cá biệt
Từng nhà tư bản thu
Biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân với nhà tư
bản và giữa các nhà TB vơi nhau.

CHỦ ĐỀ 4: CHI PHÍ SXTBCN. LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA LỢI NHUẬN VỚI GTTD CHI PHÍ SXTBCN
1. CHI PHÍ SXTBCN (Câu này chả biết tóm tắt sao cả haizzz!!!)
Như chúng ta đã biết, muốn tạo ra giá trị hàng hóa, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi
là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hóa)

tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động lạo ra giá trị mới (v
+ m).
Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo
ra giá trị hàng hóa. Ký hiệu giá trị hàng hóa là w
W=c+v+m
Về mặt lượng:
Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa
Song, đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hóa, cho nên họ không quan
tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức
lao động (v). Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao
nhiêu lao động xã hội. C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là k.
k=c+v
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phi về tư bản bất biến và tư bản khả biến mà nhà tư bản bỏ ra
để sản xuất hàng hóa.
Khi xuất hiện chi phi sàn xuất tư bàn chũ nghĩa, thì còng thức eiá trị hàng hóa (W = c + v + m) sổ chuyển
thành W = k + m.


Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau về cả mặt chất lẫn mặt
lượng.
Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư
bản của nhà tư bản mà thôi, nó không lạo ra giá trị hàng hóa.
Vì vậy, C.Mác chỉ rõ phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa,
cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị.
Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế:
(c + v) < (c + v + m)
Vì tư bản sản xuất đươc chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ
nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước (k).
Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá

trị hàng hóa: w = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến
mất, người ta thấy dường như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k),
lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sán xuất

bản
chủ
nghĩa
sinh
ra
giá
trị
thặng
dư.
2. LỢI NHUẬN
Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau
khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đúng số tư bản ứng ra, mà
còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng
truớc sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận.
Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:
W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành:
W=k+p
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN VÀ GTTD
Giá trị thặng dư: là bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do nhân công tạo ra và thuộc quyền sở
hữu của người chủ vốn. Giá trị thặng dư là nguồn thu nhập cơ bản của các nhà tư bản, là cơ sở của toàn
bộ các quan hệ tư bản chủ nghĩa. Vì vậy cho nên giá trị thặng dư là mục đích quyết định của sản xuất tư
bản chủ nghĩa
Lợi nhuận :Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên sau khi
bán hàng hoá theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lạiđủ số tiền đã ứng ra, mà còn thu được một số
tiền lời ngang bằng m. Số tiền lời này gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.

Lợi nhuận tư bản chủ nghĩa là kết quả của tổng tư bản đưa vào sản xuất.
Do đó, lợi nhuận sẽ:


. Xóa nhòa sự khác biệt giữa giá trị tư bản bất biến dùng trong sản xuất (ký hiệu là c) và giá trị tư bản khả
biến (ký hiệu là v)
. Che giấu nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư
. Che giấu quan hệ tư bản chủ nghĩa
Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư
Lợi nhuận và giá trị thặng dư xét về mặt chất th nó là một nhưng xét về mặt lượng thì nó không thống
nhất với nhau
Lợi nhuận có thể lớn hơn hay nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thặng dư vì lợi nhuận trực tiếp được tính gộp vào
trong giá cả
Ví dụ:
Nếu cung = cầu thì giá cả = giá trị
Nếu doanh thu là 120, chi phí 100 thì lợi nhuận (p) = giá trị thặng dư (m) = 20
Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm so với giá trị, do đó theo ví dụ trên thì doanh thu chỉ là 110 và p=10,
pNếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng so với giá trị, do đó doanh thu sẽ là 130 và p=30, p > m
Lợi nhuận che giấu giá trị thặng dư và là sự biến tướng của giá trị thặng dư. Lợi nhuận là sự biểu hiện của
giá trị thặng dư, hay giá trị thặng dư mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận

CHỦ ĐỀ 5: TÍNH TẤT YẾU, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH.
1. TÍNH TẤT YẾU
Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. Chế độ CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ
công hữu về tư liệu SX chủ yếu, ko còn đối kháng giai cấp, ko còn tình trạng áp bức bóc lột. Muốn có XH
như vậy cần phải có 1t/g cải biến cách mạng khá lâu dài.
Hai là, CNXH được xây dựng trên nền SX đại công nghiệp có trình độ cao. Qúa trình phát triển của
CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định cho CNXH. Nhưng phải có thời gian tổ chức, sắp xếp

lại.
Ba là, các quan hệ XH của CNXH ko tự nảy sinh trong lòng XHTB. Chúng là kết quả của quá trình
sử dụng và cải tạo XHCN. Do vậy cần phải có t/g nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần
phải có thời gian để GCCN từng bước làm quen với những công việc đó. Giai cấp thống trị cũ bị đánh bại
về chính trị vẫn nuôi hy vọng phục hoogi quyền thống trị của mình.
2. NỘI DUNG
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên
tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, cho nên thời kỳ quá độ ở nước ta rất lâu dài với nhiều
chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa con đường tư bản chủ nghĩa và con


đường xã hội chủ nghĩa, đấu tranh quyết liệt chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực phản động.
Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai
cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi
nhiều
cùng
với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội là quan hệ
hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc
trong mục tiêu chung độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nội dung chủ yếu của thời kỳ quá độ là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Động lực
chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân
và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và
nguồn lực của toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, "Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực

hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh
quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế".
3. ĐẶC ĐIỂM
Thứ nhất, những nhân tố của XH mới và những tàn tích của XH cũ tồn tại đan xen và đấu tranh, bài
trừ lẫn nhau trên tất cả lĩnh vực của ĐSXH.
Thứ hai, đó là thời kỳ sự phát triển của cái củ, của những trật tự cũ đôi khai lấn ác những mầm mống
của cái mới, những trật tự mới.
Thứ ba, đó là thời kỳ xét về mọi phương diện, đều có sự phát triển của tính tự phát tiểu tư sản, là thời
kỳ chứa đựng mâu thuẫn ko thể dung hòa được giữa tính ký luật nghiêm ngặt của giai cấp vô sản và tính
vô chính chủ, vô kỷ luật của các tầng lớp tiểu tư sản.
Thứ tư, đó là thời kỳ lâu dài, có rất nhiều khó khăn, phức tạp, phát triển qua nhiều lần thử nghiệm để
rút ra những kinh nghiệm, những hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm ấy có thể
phải trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng.
 Tóm lại, chúng ta không thể phủ nhận tính tất yếu phải có của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể tồn tại nếu như các nội dung của thời
kỳ quá độ được thực hiện.
 Tóm lại, TKQĐ lên CNXH là một thời kỳ lịch sử tất yếu trên con đường phát triển của hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng với những nội dung
kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN trên con đường phát triển
của hình thái kinh tế - xã hội CSCN chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó.


*CÂU HỎI MỞ: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÌ SAO?
=>

Bổ

sung


thêm

ý

đó



phù

hợp

với

nguyện

vọng

của

nhân

dân

ta.

*CÂU HỎI NGẮN:
1. Có bao nhiêu kiểu quá độ lên CNXH? 2 Kiểu quá độ trực tiếp và gián tiếp
2. Thời kỳ quá độ bđ từ lúc nào và kết thúc lúc nào? BĐ từ khi GD công nhân giành chính quyền và
KT khi GC Công nhân xây dựng đc những nền tảng cơ bản cho quá trình XD CNXH.

3. Thời kỳ quá độ ở VN bđ và kt lúc nào? BĐ ở miền Bắc: 1954, miền Nam 1975 và kết thúc khi GC
Công nhân xây dựng đc những nền tảng cơ bản cho quá trình XD CNXH.

CHỦ ĐỀ 5: NỀN VĂN HÓA XHCN
TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XD NỀN VHXHCN?
1. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XD NỀN VHXHCN
- Bảo vệ sự nghiệp XD CNXH
- Đảm bảo sự lãnh đạo của GC công nhân đối với toàn XH


-

Mở rộng dân chủ XHCN đến mọi tầng lớp nhân dân
Đảm bảo cho việc xây dựng thành công nền dân chủ XHCN
Xây dựng thành công CNXH

*LIÊN HỆ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ “XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA
TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC”
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiên tiếnlà yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu vì con người. Tiên tiến về nội
dung, hình thức biểu hiện và các phương tiện chuyển tải nội dung.
Bản sắc dân tộcbao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam được vun đắp trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự
cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Đó là
lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế
trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,…Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện
mang tính dân tộc độc đáo.
Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chính
trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn

hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại.
Quan điểm này xác định phương hướng và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta tập
trung xây dựng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa không mâu thuẫn với
bản sắc văn hóa dân tộc, ngược lại, hai đặc tính thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại và quy
định lẫn nhau và khẳng định tầm vóc, vị thế của văn hóa dân tộc trong giao lưu và hợp tác quốc tế.

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XD NỀN VH XHCN?
a. Nội dung
Một là, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ tri thức của xã hội mới.
Hai là, xây dựng con người phát triển toàn diện.
Ba là, xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa.
b. Phương thức
Thử nhất, giữ vững và tăng cừờng vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân tròng đời sống
tinh thần cùa xă hội.
Thứ hai, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã
hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa.
Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa
những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân


loại.
Thứ tư, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân vào các hoạt động sáng tạo văn hóa.

*CÂU HỎI NGẮN:
1. Định nghĩa văn hóa là gì? VH là toàn bộ những giá trj vật chất và tinh thần do con người và loài
người sáng tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.
2. Phân biệt văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật
Văn hóa
Chứa cả giá trị vật chất

lẫn tinh thần

Văn hiến
thiên về giá trị tinh thần

Có bề dày lịch sử

Có bề dày lịch sử

Văn vật
Là khái niệm bộ phận
của văn hóa, thiên về
các giá trị văn hóa vật
chất
Có bề dày lịch sử

Có tính dân tộc

Có tính dân tộc

Có tính dân tộc

Xuất phát từ các nước
phương Đông có nền
nông nghiệp trồng lúa

Là khái niệm
phương Đông.

của


Xuất phát từ những
vùng đất có nhiều nhân
tài,nhiều di tích, công
trình, hiện vật có giá trị
nghệ thuật và lịch sử.

Văn minh
thiên về các giá trị vật
chất, kỹ thuật
Chỉ trình độ phát triển
của văn hóa
Đặc trưng của thời đại
và có tính quốc tế, cho
một khu vực rộng lớn
hoặc nhân loại.
Xuất phát ở phương
Tây đô thị.



×