Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.4 KB, 15 trang )

Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu.
Học sinh cần nắm được
1)Về kiến thức.
- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm
pháp lí.
- Nêu được trách của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.
2) Về kĩ năng.
- Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm
pháp lí.
3) Về thái độ.
- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN ĐẠT ĐƯỢC
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
- Bình đẳng là việc đối xử bình đẳng về các mặt CT, KT, VH… không phân biệt
nam nữ…
- Khái niệm: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về
hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của PL.
- Biểu hiện:
+ Được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo,
giàu nghèo, thành phần và địa vị XH.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định
của pháp luật.
- Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Không phân biệt địa vị, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh.
- Xét xử những người vi phạm pháp luật phải dựa trên quy định của pháp luật về
tính chất mức độ vi phạm chứ không phải căn cứ vào giới tính dân tộc
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công


dân trước pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
- Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình.


- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công
dân và của xã hội.
- Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
25 câu TNKQ
A.MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong
A. Hiến pháp.
B. Hiến pháp và luật.
C. luật Hiến pháp.
D. luật và chính sách.
Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
Câu 3. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là một trong những
A. quyền, bổn phận của công dân.
B. trách nhiệm của công dân.
C. nghĩa vụ của công dân.
D. quyền, nghĩa vụ của công dân.
Câu 4: Công dân bình đẳng trước pháp luật là
A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa

vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ
chức, đoàn thể mà họ tham gia.
C. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 5. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là
A. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội
theo quy định của pháp luật.
B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau.


C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước và xã hội.
D. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau trừ một số đối tượng được
hưởng đặc quyền theo quy định.
Câu 6 : Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật
nhằm
A. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
B. thể hiện quyền lực của mình.
C. hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. bảo vệ Nhà nước và công dân.
Câu 7: Việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm
của
A. Nhà nước
B. Nhân dân
C. Các tổ chức chính trị
D. Các tổ chức xã hội.
B.MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân
sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc

A. chịu trách nhiệm pháp lí.
B. thực hiện nghĩa vụ.
C. thực hiện quyền.
D. chịu trách nhiệm pháp luật.
Câu 2: Công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản X luôn tuân thủ pháp luật về bảo vệ
môi trường. Công ty X đã thực hiện
A. nghĩa vụ của công dân.
B. quyền của công dân.
C. bổn phận của công dân.
D. quyền, nghĩa vụ của công dân.
Câu 3: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và
nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào
A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.
B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.


C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.
D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.
Câu 4 : Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người
đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền trong kinh doanh.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. nghĩa vụ pháp lí .
Câu 5 : Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm
pháp lí:
A. Học sinh 13 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
B. Học sinh 16 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
C. Học sinh 17 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.
D. Học sinh 18 tuổi bị phạt tiền vì đi vào đường ngược chiều.

Câu 6: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành
vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện
công dân bình đẳng về.
A. trách nhiệm pháp lí.
B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội.
D. trách nhiệm chính trị.
Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng nhất.
A. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp
luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp
luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
C. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp
luật đều bị pháp luật trừng trị.
D. Công dân dù ở bất cứ địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp
luật đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

C.VẬN DỤNG THẤP (6 CÂU)


Câu 1: Trong cùng một hoàn cảnh, người lãnh đạo và nhân viên vi phạm pháp luật
với tính chất mức độ như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí


A. nặng hơn nhân viên
B. như nhân viên
C. nhẹ hơn nhân viên
D. có thể khác nhau
Câu 2 : Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm
pháp lí:

A. Anh A bị phạt tiền vì không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
B. Anh B đua xe trái phép nhưng không bị phạt vì có bố là Chủ tịch tỉnh
C. Ông C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô.
D. Học sinh A 17 tuổi bị đi tù vì tội cướp giật tài sản.
Câu 3 : Ví dụ nào sau đây trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về quyền:
A. Bạn A có bố làm trong ngành Công an nên đã được cộng điểm ưu tiên khi thi và
ngành.
B. Bạn G là người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng điểm khi thi vào đại học.
C. Bạn T là dân tộc kinh nên không được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, trọ khi đi học.
D. Bạn S là con của chủ tịch tỉnh nên không phải thi tuyển vào 10.
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của
công dân?
A. Trong lớp học có bạn được miễn học phí các bạn khác thì không.
B. Trong thời bình các bạn nam đủ tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn
nữ thì không.
C. T và Y đều đủ tiêu chuẩn vào công ty X nhưng chỉ Y được nhận vào làm vì có
người thân là giám đốc công ty.
D. A trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên.
Câu 5 :Bạn N và M (18 tuổi) cùng một hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham
gia giao thông. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp
lí ?
A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện.
B. Mức phạt của M cao hơn bạn N.
C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau.
D. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt.
Câu 6: Cho tình huống sau:
Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều 19 tuổi đã bị công an xã A bắt tại chỗ vì tội đánh
bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với
Hùng, Tuấn và Lâm. Huy là cháu của ông chủ tịch xã A nên không bị xử phạt, chỉ bị
công an xã A nhắc nhở rồi cho về. Trong các trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và

Lâm?


A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
B. Không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.
D. Bình đẳng về quyền của công dân.
D.VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)
Câu 1 : Phiên tòa hình sự tuyên phạt vụ án đặc biệt nghiêm trọng đối với 2 bị cáo X
19 tuổi, Y 17 tuổi cùng tội danh giết người, cướp tài sản, mức tuyên phạt như sau
A. X và Y tù chung thân.
B. X và Y tử hình.
C. X tử hình, Y tù chung thân.
D. X tù chung thân, Y tù 18 năm.
Câu 2: Anh B điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm và đã bị công an lập biên
bản phạt số tiền 200.000 đồng, trường hợp này anh A phải:
A. chịu trách nhiệm Hình sự.

B. chịu trách nhiệm xã hội

C. chịu trách nhiệm pháp lí.

D. chịu trách nhiệm dân sự

Câu 3: A và B cùng làm việc trong một công ty có cùng mức thu nhập cao. A sống
độc thân, B có mẹ già và con nhỏ. A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi . Điều
này thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí phụ thuộc vào
A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B.
B. điều kiện hoàn cảnh cụ thể của A và B.
C. độ tuổi của A và B.

D .địa vị của A và B.
Câu 4.Vụ án Phạm Công Danh và đồng bọn tham nhũng 9.000 tỉ của nhà nước đã bị
nhà nước xét xử và có hình phạt tùy theo mức độ. Điều này thể hiện
A. công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. công dân đều bình đằng về quyền và nghĩa vụ.
C. công dân đều có nghĩa vụ như nhau.
D. công dân đều bị xử lí như nhau.
Câu 5. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định
bảo vệ Tổ quốc là:
A. Nghĩa vụ của công dân.
B. Quyền và là nghĩa vụ của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Quyền của công dân.


Đề kiểm tra một tiết học kì 2 môn GDCD 12
I. Mục tiêu đề kiểm tra
1. Về kiến thức:
- Học sinh nêu được các nội dumg cơ bản ở bài 6, 7, 8.
2. Về kĩ năng
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể;
- Biết phân tích, áp dụng để lựa chọn đáp án đúng
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử
- Rèn luyện cho học sinh tính tự giác, độc lập trong khi làm bài.

II. Ma trận
Mức độ

Vận dụng

Nhận biết

Nội dung

Thông hiểu

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Bài 6: Công dân với
các quyền tự do cơ
bản

Học sinh nhận
biết được các
hành vi xâm
phạm quyền
được pháp luật
bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe,
quyền bất khả
xâm phạm về
chỗ ở, quyền
được bảo đảm
an toàn và bí
mật thư tín, điện
thoại, điện tín.

Học sinh hiểu

được khi nào
được tiến hành
bắt người trong
trường hợp
khẩn cấp và ai
có quyền bắt,
giam, giữ
người.

Vận dụng
kiến thức để
giải quyết các
tình huống
trong thực tế.

Vận dụng
kiến thức để
giải quyết
tình huống
quyền bất
khả xâm
phạm về thân
thể.

Số câu

5

4


2

1


Số điểm

1,25

1,0

0,7

%

12,5%

10%

7%

Bài 7: Công dân với
các quyền dân chủ

Học sinh nhận
biết được quyền
bầu cử, ứng cử
và ai là người có
quyền khiếu nại.


Học sinh hiểu
được cơ chế
thực hiện của
dân chủ trực
tiếp và điều
kiện để ứng cử
đại biểu Quốc
hội, HĐND.

Học sinh biết
sử dụng
quyền khiếu
nại để bảo vệ
quyền và lợi
ích hợp pháp
của mình.

5

4

3

1,25

3,5%

1

1,2


12,5%

12%

5

3

0,35

0,85
8,5%

0,35
3,5%

Bài 8: Pháp luật với
sự phát triển của
công dân

1,25

Tổng

2
0,75

1
0,7


0,35

12,5%

7,5%

7%

3,5%

15

11

7

3

22,5%=2,25

10,5%=1,05
điểm

37,5%= 3,75 29,5%=
điểm
điểm

2,95


điểm

III. Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Những hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe của công dân:
A. Bắt giam giữ người
C. Tự ý lục soát nhà người khác

B. Đánh người gây thương tích, đe dọa giết người
D. Đọc trộm thư, giấu thư của người khác

Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân:
A. Tự ý xông vào nhà người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà.
B. Công an khám xét nhà một người nào đó khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.


C. Cơ quan có thẩm quyền vào nhà một người nào đó truy bắt tội phạm truy nã
D. Vào nhà ai đó chơi
Câu 3: Tự tiện bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác là hành vi xâm phạm:
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. của công dân.
Câu 4: Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện ở:
A. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
C. Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các Đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân
dân trong các dịp tiếp xúc cử tri ở cơ sở
D. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn

của viện kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang
Câu 5: Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lí
do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ
B. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn
của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
C. Là quyền quan trọng nhất được ghi nhận tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013
D. Là quyền được tự do về thân thể của công dân
Câu 6: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi:
A. Thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét
thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
B. Có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét
xử.
C. Người đó đang thực hiện hành vi phạm tội
D. Nghi ngờ người đó đã có hành vi phạm tội
Câu 7: Nhận định nào sau đây sai
A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật
B. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về
thân thể của công dân.
C. Ai cũng có quyền bắt và giam giữ người theo ý của mình
D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật
Câu 8: Đâu là nội dung sai khi nói về quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân:
A. Được phép đánh người khi người đó phạm tội


B. Không ai được đánh người, nghiêm cấm các hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây
thương tích
C. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác, đe dọa giết người,
làm chết người

D. Không ai được xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác
Câu 9: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử được gọi là:
A. Bị can
B. Tội phạm
C. Bị cáo
D. Phạm nhân
Câu 10: Bạn H viết bài gửi đăng báo bày tỏ ý kiến về chủ trương, chính sách,
pháp luật của nhà nước. Trong trường hợp này bạn H đã thực hiện quyền:
A. Tự do ngôn luận

B. Tự do báo trí.

C. Được sống

D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự

Câu 11: Do mâu thuẫn cá nhân, sau tiết 5 Hùng rủ mấy bạn hàng xóm đến đánh
một bạn ở trong lớp bị gãy tay. Hành vi của Hùng đã xâm phạm vào quyền nào
dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 12: Ông Quốc bị mất trộm tiền, ông nghi cho Vinh là đứa trẻ hàng xóm(14
tuổi) lấy trộm. Ông Quốc đã trói Vinh vào cột nhà mình để tra hỏi, doạ nạt. Sau hơn
2 giờ không có kết quả, ông Quốc mới thả Vinh về trong tình trạng rất hoảng loạn về
tinh thần. Hành vi của ông Quốc xâm phạm tới quyền gì của công dân.
A. Xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Xâm phạm tới quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

D. Xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 13: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực...
A. Chính trị xã hội

B. Chính trị

C. Chính trị kinh tế

D. Kinh tế xã hội

Câu 14: Người có quyền khiếu nại là:
A. Cá nhân, tổ chức


B. Chỉ có công dân
C. Công dân bị hành vi trái pháp luật xâm phạm
D. Tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm phạm
Câu 15: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Phổ thông
B. Trực tiếp và bỏ phiếu kín.
C. Bình đẳng.
D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 16: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng mấy con đường?
A. 2 con đường B. 4 con đường
C. 3 con đường
D. 5 con đường
Câu 17: Ai có quyền tố cáo:
A. Nhà nước.
C. Cơ quan.
B. Tổ chức.

D. Chỉ có công dân.
Câu 18: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc
thực hiện
A. Hình thức dân chủ trực tiếp
B. Hình thức dân chủ gián tiếp
C. Hình thức dân chủ tập trung
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
Câu 19: Ở phạm vi cơ ở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:
A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
B. Dân kiểm tra
C. Tham gia vào quản lí bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
D. Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân
Câu 20. Điều kiện nào dưới đây là đúng về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp?
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.
B. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Mọi công dân đủ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 21: Mục đích của tố cáo là:
A. Nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm đúng pháp luật.
B. Nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của Nhà
nước và công dân.
C. Nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm của tổ chức và công dân.
D. Nhằm phát hiện những hành vi trái pháp luật.
Câu 22. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.



C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Câu 23: Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị
M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền dân chủ.

B. Quyền bình đẳng.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 24: Năm nay Hoa đủ tuổi đi bầu cử, nhưng thật tiếc, đến ngày bầu cử
Quốc hội, HĐND các cấp thì Hoa lại có việc phải về quê ngoại. Đang lúng túng
chưa biết xử lí thế nào thì Mai xung phong bỏ phiếu thay bạn. Hành động của
Mai đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào trong Luật bầu cử
A. Nguyên tắc bỏ phiếu kín

B. Nguyên tắc trực tiếp

C. Nguyên tắc bình đẳng

D. Nguyên tắc phổ thông

Câu 25: Chị Nguyệt bị Giám đốc công ty kỉ luật với hình thức " chuyển công tác
khác". Chị Nguyệt cho rằng quyết định của giám đốc kỉ luật chị là sai pháp luật
nên chị muốn làm đơn khiếu nại. Theo em chị Nguyệt phải gửi đơn khiếu nại đến ai
để giải quyết?
A. Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của giám đốc công ty chị Nguyệt.
B. Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

C. Giám đốc công ty nơi chị Nguyệt làm việc.
D. Tổng thanh tra chính phủ.
Câu 26: Quyền học tập của công dân có nghĩa là:
A. Mọi công dân có quyền học không hạn chế.
B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D.Công dân có quyền học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào, học bằng
nhiều hình thức, học thường xuyên, suốt đời.
Câu 27: Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:
A. Công dân được sống trong môi trường xã hội có lợi cho sự tồn tại và phát triển
toàn diện.
B. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển
toàn diện.
C. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn
diện; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.


D. Công dân có quyền được khuyến khích , bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 28: Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
C. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
D. Quyền học tập không hạn chế.
Câu 29. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công
dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
Câu 30. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc

quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế.
D. Quyền được phát triển.
Câu 31: Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh
là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về
A. điều kiện học tập không hạn chế.
B. điều kiện chăm sóc về thể chất.
C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.
D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Câu 32. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp
đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
A. công bằng xã hội trong giáo dục.
B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục.
D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 33. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 34: Công dân Nguyễn Văn A chế tạo ra máy tách hạt ngô, vậy sáng chế đó
được pháp luật bảo vệ là:
A. Quyền được phát triển của công dân
B. Quyền sở hữu trí tuệ của công dân
C. Quyền được nghiên cứu khoa học của công dân
D. Quyền sáng tác của công dân
Câu 35: H là một học sinh có khả năng viết truyện, làm thơ nhưng bố em đã
cấm vì ảnh hưởng đến việc học tập của H. Theo em bố H đã vi phạm quyền gì
của công dân:

A. Quyền sáng tạo
B. Quyền học tập.
C. Quyền phát triển kinh tế.
D. Quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa
Câu 36: Ông H lấy cắp bản quyền của anh P, hành vi của ông H vi phạm vào
quyền gì được pháp luật dân sự bảo vệ?


A. Quyền nhân thân

B. Quyền tài sản

C. Quyền sở hữu

D. Quyền tác giả



×