Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.06 KB, 95 trang )

Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt
tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề tốt nghiệp được nghiên cứu độc lập
của bản thân. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong chuyên đề được
trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp
của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.

Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt
tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………1
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................2
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
GAMESHOW TRUYỀN HÌNH.............................................................5
1.1. Gameshow truyền hình và sự cần thiết phát triển Gameshow
truyền hình.................................................................................................5
1.1.1. Trò chơi truyền hình (Gameshow)................................................5
1.1.1.1. Trò chơi truyền hình là gì?..........................................................5
1.1.1.2 Những nội dung Trò chơi truyền hình được khai thác trong
những năm gần đây ở Việt Nam.................................................5
1.1.1.3 Một số gameshow thành công và nổi tiếng nhất trên thế giới......6
1.1.1.4 Một số gameshow điển hình về sự thành công và có tuổi thọ lâu
trên thế giới được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền và
Việt hoá......................................................................................8
1.1.1.5 Một số chương trình gameshow trên đài truyền hình lớn khác
trên cả nước..............................................................................10
1.1.1.6 Mối quan hệ giữa Đài truyền hình (nhà đài), Doanh nghiệp sản


xuất (nhà sản xuất), Doanh nghiệp tài trợ (nhà tài trợ) và khán
giả.............................................................................................10
1.1.2 Sự cần thiết phát triển gameshow truyền hình............................14
1.2 Nội dung phát triển gameshow truyền hình và hoạt động phát
triển gameshow của các doanh nghiệp sản xuất...............................18
1.2.1 Nội dung phát triển gameshow truyền hình.................................18
1.2.2 Nội dung hoạt động phát triển Gameshow truyền hình..............19
1.2.2.1 Nghiên cứu tiềm năng và mục tiêu phát triển gameshow của
doanh nghiệp sản xuất...............................................................19
1.2.2.2 Xác định thể loại gameshow cần phát triển................................20
1.2.2.3 Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển gameshow truyền hình.22
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt
tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam
1.2.2.4 Đánh giá hoạt động phát triển gameshow..................................24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Gameshow truyền
hình và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp sản xuất
gameshow truyền hình.........................................................................24
1.3.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp...................................................24
1.3.2 Yếu tố bên trong doanh nghiệp....................................................28
1.3.3 Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất
gameshow truyền hình ở Việt Nam......................................................30
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
GAMESHOW TRUYỀN HÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG
CÁO VÀ SẢN XUẤT PHIM PROVIETNAM..........................................33
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Quảng cáo và Sản xuất
phim ProVietnam..................................................................................................33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.........................33
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu.............................................37
2.1.2.1 Sáng tạo ý tưởng kịch bản quảng cáo........................................37

2.1.2.2 Sản xuất phim quảng cáo...........................................................40
2.1.2.3 Sản xuất phim tư liệu, tài liệu, chuyên đề, phóng sự, phim tự giới
thiệu cho doanh nghiệp..............................................................40
2.1.2.4 Cung cấp giải pháp truyền hình.................................................41
2.1.2.5 Giám sát thực hiện kế hoạch media trên các kênh truyền thông:
báo chí, truyền hình...................................................................43
2.1.2.6. Tổ chức các sự kiện...................................................................43
2.1.2.7. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật....................................................43
2.1.2.8 Thiết kế - giàn dựng gian hàng triển lãm ..................................44
2.1.2.9. Xây dựng quản lý mô hình đại lý – quy chuẩn đồng bộ.............44
2.1.2.10 Thiết kế sáng tạo quà tặng.......................................................44
2.1.2.11. Thiết kế - In ấn........................................................................44
2.1.3. Quan hệ đối tác – Khách hàng của ProVietnam........................45
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt
tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam
2.1.3.1.Quan hệ đối tác..........................................................................45
2.1.3.2 Khách hàng của ProVietnam......................................................45
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh......................................................46
2.1.4.1. Doanh thu .................................................................................46
2.1.4.2.Chi phí........................................................................................49
2.1.4.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.....................................51
2.1.4.4 Số lượng lao động của ProVietnam.............................................52
2.2 Các hoạt động phát triển Gameshow truyền hình và phân tích
thực trạng phát triển sản phẩm Gameshow truyền hình của
ProVietnam.............................................................................................53
2.2.1 Các hoạt động phát triển Gameshow truyền hình của công ty....53
2.2.1.1 Hoạt động sáng tạo......................................................................53
2.2.1.2 Phân tích tài chính........................................................................55
2.2.1.3 Liên hệ với các đơn vị, đối tác kết hợp thực hiện và sản xuất

chương trình................................................................................57
2.2.1.4 Hoạt động tìm kiếm nhà tài trợ....................................................57
2.2.1.5 Đàm phán với đơn vị sẽ phát sóng chương trình: VTV, VTC, cáp
và các đài địa phương.................................................................57
2.2.1.6 Sản xuất chương trình Demo (nếu cần thiết), cần làm khi đi kêu gọi tài
trợ.................................................................................................59
2.2.1.7 Lên kế hoạch sản xuất chương trình đảm bảo thời gian, thời
lượng phát sóng chương trình.....................................................59
2.2.2 Nhận xét và đánh giá thực trạng phát triển Gameshow truyền
hình của công ty ProVietnam.................................................................61
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
GAMESHOW TRUYỀN HÌNH MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT CỦA
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt
tại Công ty cổ phần Quảng cáo và sản xuất phim ProVietnam
CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ SẢN XUẤT PHIM
PROVIETNAM........................................................................................64
3.1 Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình, dự báo xu hướng
thị trường Gameshow truyền hình Việt Nam và phương hướng
kinh doanh của công ty ProVietnam...................................................64
3.1.1 Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình............................64
3.1.2 Dự báo xu hướng thị trường gameshow truyền hình Việt Nam. 65
3.1.3. Phương hướng kinh doanh của công ty ProVietnam giai đoạn
2008 – 2010..............................................................................................68
3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển Gameshow Truyền hình
mang thương hiệu Việt của của công ty ProVietnam.......................74
3.2.1 Đầu tư chắp cánh cho kịch bản gameshow mang thương hiệu Việt..74
3.2.2 Đầu tư cho sản xuất gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt75
3.2.3 Giải pháp thu hút khán giả của gameshow mang thương hiệu Việt. .76
3.2.4 Một số giải pháp khác....................................................................78

3.3 Tạo lập môi trường để thực hiện các giải pháp...........................84
3.3.1 Các kiến nghị đối với nhà nước.....................................................84
3.3.2 Các kiến nghị đối với ngành chủ quản.........................................84
KẾT LUẬN...............................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................87
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
1 Cơ cấu Doanh thu của ProVietnam trong năm 2006 và 2007 49
2 Cơ cấu giá vốn của ProVietnam trong năm 2006 và 2007 52
3 Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của ProVietnam trong
năm 2006 và 2007 53
4 Đánh giá về hiệu quả sử dụng chi phí thông qua chỉ tiêu tỷ lệ
chi phí trên doanh thu thuần 54
5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ProVietnam trong
năm 2006 và 2007 54
6 Cơ cấu lao động của ProVietnam 55
7 Một số chương trình truyền hình đang được ProVietnam hoàn
thiện về mặt ý tưởng và format 58
8 Một số dự án tiêu biểu dựa trên số liệu khách hàng đưa ra
ProVietnam đã và đang phân tích để xem xét tính khả thi
đưa vào sản xuất 59
9 Kết quả đàm phán của ProVietnam với các Đài truyền hình 61
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu hướng phát triển của truyền hình, gần đây chưa bao giờ khán
giả truyền hình lại có dịp thưởng thức nhiều Trò chơi truyền hình(Gameshow)
như hiện nay. Trên các kênh truyền hình lớn như VTV3, HTV7 có ngày phát

đến hai, ba Gameshow. Đây đang là một hình thức kinh doanh mang lại
nguồn lợi cho các bên tham gia và phần nào đáp ứng nhu cầu giải trí của khán
giả xem truyền hình. Sau thành công của các chương trình SV96, Trò chơi
liên tỉnh, Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia… được VTV phát sóng,
cũng kể từ đó các chương trình trò chơi truyền hình được mua bản quyền,
làm theo công nghệ du nhập từ nước ngoài ngày càng rộ lên với nhiều hình
thức phong phú. Cho đến thời điểm này Gameshow thuần Việt cứ ngày càng
thưa vắng, rơi rụng dần (gần đây là cuộc chia tay của Ở nhà chủ nhật, một
gameshow thuần Việt thành công và tuổi thọ lâu nhất) dành chỗ cho những
Gameshow mua bản quyền từ nước ngoài. Không thể phủ nhận những
Gameshow được mua bản quyền từ nước ngoài sức hấp dẫn riêng, sự thành
công của chương trình cũng đã được kiểm chứng qua nhiều nước trên thế giới
mua bản quyền phát sóng. Những gameshow này đang này đang lấn sân
gameshow thuần Việt một cách rõ ràng.
Nhận thức được sự cấp bách của vấn đề nên sau một thời gian ngắn
thực tập tại Công ty Cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam và qua
nghiên cứu thực tiễn tôi lựa chọn đề tài là “Một số giải pháp nhằm phát triển
sản phẩm Gameshow Truyền hình mang thương hiệu Việt tại Công ty cổ
phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam”. Với hi vọng góp phần vào
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
việc xây dựng và phát triển Gameshow truyền hình mang thương hiệu Việt.
Và trong tương lai gần có thể bán lại bản quyền cho quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về gameshow truyền hình và phát triển
gameshow truyền hình của các doanh nghiệp sản xuất và khai thác gameshow
truyền hình.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số Gameshow truyền
hình đã được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền và Việt hoá.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển Gameshow
truyền hình của công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam.

- Tìm ra những giải pháp thích hợp để phát triển Gameshow truyền
hình của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về phát triển gameshow truyền hình của các
doanh nghiệp sản xuất và khai thác gameshow truyền hình.
- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động kinh doanh và hoạt động phát triển
gameshow truyền hình của công ty ProVietnam.
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng phát triển gameshow truyền hình của
công ty ProVietnam từ 2004 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
Lê nin. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế đặc trưng, phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, so sánh, khảo
sát, thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.
5. Những đóng góp của đề tài này
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
- Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về gameshow truyền hình và phát
triển gameshow truyền hình của các doanh nghiệp sản xuất và khai thác
gameshow truyền hình.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển gameshow truyền
hình của công ty ProVietnam để tim ra được những điểm mạnh, điểm yếu
trong hoạt động phát triển gameshow truyền hình của công ty.
- Đửa ra các giải pháp phát triển gameshow truyền hình của công ty
ProVietnam trong thời gian tới.
6. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên
đề được chia thành 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề cơ bản về phát triển sản phẩm Gameshow
Truyền hình
- Chương II: Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm Gameshow

Truyền hình của Công ty cổ phần Quảng cáo và Sản xuất
phim ProVietnam
- Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm Gameshow
Truyền hình mang thương hiệu Việt của Công ty cổ phần
Quảng cáo và Sản xuất phim ProVietnam
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
GAMESHOW TRUYỀN HÌNH
1.1. Gameshow truyền hình và sự cần thiết phát triển Gameshow truyền hình
1.1.1. Trò chơi truyền hình (Gameshow)
1.1.1.1. Trò chơi truyền hình là gì?
Trò chơi truyền hình là một dạng hoạt động văn hoá, giải trí được hình
thành sau khi truyền hình trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng.
Trò chơi truyền hình gồm rất nhiều loại hình như trò chơi trí tuệ, trò chơi vận
động, trò chơi giải trí, trò chơi mạo hiểm,... nhưng tất cả đều có một đặc điểm
chung là hình thành, tồn tại và phát triển nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền
hình. Phần lớn các trò chơi truyền hình thường được thực hiện tại trường quay
của đài truyền hình hoặc trong một diện tích hẹp phù hợp với hoạt động thu
hình do đó số lượng người chơi thường không lớn. Hiện nay, các trò chơi
truyền hình được các công ty chuyên cung cấp bản quyền trò chơi truyền hình
sáng tạo và sản xuất thử. Các hãng truyền hình, các công ty quảng cáo sẽ mua
lại bản quyền các trò chơi này và thực hiện chúng. Tại Việt Nam, trò chơi
truyền hình phát triển với tốc độ rất nhanh, hầu hết tất cả các đài lớn đều cho
ra đời nhiều chương trình mới. Có lẽ hoạt động mạnh nhất là kênh VTV3 của
Đài truyền hình Việt Nam.
1.1.1.2 Những nội dung Trò chơi truyền hình được khai thác trong những năm
gần đây ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam Trò chơi truyền hình thường
được khai thác và xây dựng dựa trên các nội dung như:

- Hẹn hò (dạng làm quen, tìm hiểu qua truyền hình)
- Thay đổi (ghi lại sự thay đổi của con người sau một thời gian dài)
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
- Truyền hình thực tế (cho khán giả theo dõi cuộc sống thật trong điều
kiện cụ thể)
- Thi tài năng
- Thử thách
- Thi câu hỏi
- Tài liệu
- Tài liệu giải trí (đưa tình huống giả vào chuyện thật hoặc diễn chuyện thật).
1.1.1.3 Một số gameshow thành công và nổi tiếng nhất trên thế giới
Trên lĩnh vực giải trí truyền hình, trong nửa thế kỷ trở lại đây có thể
nêu ra một số gameshow truyền hình đã thành công, nổi tiếng nhất trên thế
giới và đã được nhiều quốc ra mua bản quyền như:
- Who wants to be a millionaire ? – Ai muốn làm triệu phú.
Kênh truyền hình phát sóng: ABC
Thời gian tồn tại: 1999 - 2002
Số lượng khán giả trung bình: 27,9 triệu (trong năm 1999-2000)
Luật chơi: Người chơi trả lời các câu hỏi do chương trình đặt ra với mức độ
khó tăng dần để đạt tới giải thưởng trị giá 1 triệu USD.
- Who wants to be a millionaire ? – Ai muốn làm triệu phú.
Kênh truyền hình phát sóng: Syndicated
Thời gian tồn tại: 2004 – nay
Số lượng khán giả trung bình: 4,5 triệu
Luật chơi: là phiên bản giống hệt chương trình của ABC, tuy nhiên
phát sóng vào ban ngày.
- The price is right - Hãy chọn giá đúng
Kênh truyền hình phát sóng: CBS
Thời gian tồn tại: 1956 – nay
Số lượng khán giả trung bình: 5,6 triệu (trong mùa 2003 – 2004)

SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Luật chơi: Khán giả có mặt tại chương trình được chọn ngẫu nhiên để
tham gia những trò liên quan đến việc đoán giá cả. Hai thí sinh còn lại cuối
cùng sẽ thi đối đầu để giành trọn bộ giải thưởng ở vòng thi chung kết mang
tên Showcase Showdown.
- Wheel of Fortune - Chiếc nón kỳ diệu
Kênh truyền hình phát sóng: Syndicated
Thời gian tồn tại: 1975 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 12 triệu (trong tháng 5/2005)
Luật chơi: Người chơi tìm cách ghép các chữ cái vào ô trống để tìm ra
từ hoặc cụm từ bị giấu. Trước mỗi lần đoán, họ được phép quay bánh xe một
lần để xác định số điểm ghi được nếu trả lời đúng - tương ứng với số tiền
nhận được khi thắng cuộc.
- Deal or No Deal
Kênh truyền hình phát sóng: NBC
Thời gian tồn tại: 2005 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 14,8 triệu (trong năm 2006 - 2007)
Luật chơi: Những người chơi chọn ngẫu nhiên trong số 26 vali bất kỳ
(bên trong có chứa các khoản tiền từ 10.000 -1 triệu USD) và cố gắng ghi
điểm để giành giải thưởng trị giá cao nhất.
- Weakest Link
Kênh truyền hình phát sóng: NBC
Thời gian tồn tại: 20015 - 2003
Số lượng khán giả trung bình: 12,8 triệu (trong năm 2000 - 2001)
Luật chơi: Sau mỗi vòng câu hỏi các thí sinh sẽ chọn bỏ phiếu để chọn
ra “mắt xích yếu nhất” (“weakest link”), nghĩa là người chơi có khả năng thua
cuộc nhất. Hai thí sinh cuối cùng còn lại sẽ thi đối đầu để giành giải thưởng
bằng tiền mặt.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
- Are You Smarter Than a 5

th
Grader ?
Kênh truyền hình phát sóng: Fox
Thời gian tồn tại: tháng 2/2007 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 12,5 triệu (trong năm 2006 - 2007)
Luật chơi: bên cạnh những bạn nhỏ học lớp 5, các thí sinh lớn tuổi phải
trả lời hàng loạt câu hỏi ở trình độ tiểu học.
- The Singing Bee
Kênh truyền hình phát sóng: NBC
Thời gian tồn tại: tháng 7/2007 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 11,3 triệu (trong mùa hè 2007)
Luật chơi: Các khán giả có mặt tại chương trình sẽ được chọn ngẫu
nhiên để tham gia các trò chơi liên quan đến bài hát.
- Don’t Forget the Lyics !
Kênh truyền hình phát sóng: Fox
Thời gian tồn tại: tháng 7/2007 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 8,5 triệu (trong mùa hè 2007)
Luật chơi: Giống như “Singing Bee”, những người chơi phải nhớ lại lời
bài hát để giành giải thưởng bằng tiền mặt của chương trình.
- Jeopardy !
Kênh truyền hình phát sóng: Syndicated
Thời gian tồn tại: 1984 - nay
Số lượng khán giả trung bình: 10,7 triệu (trong tháng 5/2005)
Luật chơi: Mỗi chương trình sẽ có ba thí sinh cùng trả lời các câu hỏi
và ghi điểm. Trả lời đúng được cộng thêm còn trả lời sai bị trừ điểm.
1.1.1.4 Một số gameshow điển hình về sự thành công và có tuổi thọ lâu trên
thế giới được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền và Việt hoá:
Gameshow là thể loại giải trí truyền hình rất thông dụng trên thế giới từ
nửa thế kỷ qua. Sự bùng phát gameshow ở Việt Nam trong những năm gần
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B

đây bắt nguồn cũng là do Đài truyền hình Việt Nam đã đi đầu trong việc mua
bản quyền của các gameshow đã thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thông thường để làm gameshow, toàn bộ êkip phụ trách (đạo diễn, biên tập,
quay phim, nhân viên kỹ thuật...) đều ra nước ngoài tham khảo, học cách làm
rồi mới trở về VN bắt tay thực hiện. Chính điều đó đã tạo ra cơ hội thuận lợi
cho việc chuyển giao, học tập công nghệ, thiết bị và năng lực tổ chức hiện đại
gameshow truyền hình.
Một số gameshow được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền và
Việt hoá đã và đang thành công ở Việt Nam như:
- Hãy chọn giá đúng là phiên bản của The Price Is Right (kênh CBS,
Mỹ). Gameshow này đã bước qua tuổi 33 và có sức hút mạnh đến nỗi đã phát
sóng được gần 7.000 show tại Mỹ. The Price Is Right được xếp vào hàng
những trò chơi truyền hình có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử làng truyền
thông thế giới.
- Chiếc nón kỳ diệu mua bản quyền của Wheel of Fortune (Sony
Pictures Television, Mỹ). Chương trình này được phát sóng lần đầu cách đây
tròn 30 năm và là một trong những show game thành công nhất của Mỹ cũng
như thế giới.
- Ai muốn làm triệu phú? (Who Wants To Be A Millionaire?) phát
sóng lần đầu tiên tại Anh quốc vào tháng 9/1998 và mỗi show có đến 19 triệu
người xem trực tiếp. Series trò chơi truyền hình này là một trong những
chương trình thành công nhất không chỉ ở "xứ sở sương mù" mà còn được
đón nhận ở nhiều quốc gia. Tại Hy Lạp, "Who Wants To Be A Millionaire?"
nhận 2 giải thưởng truyền hình danh tiếng, TV ETHNOS. Tại Ấn Độ, chương
trình cũng đã kịp phá vỡ mọi kỷ lục của ngành truyền hình nước này.
- Ô cửa bí mật là tên gọi Việt hoá của Let’s Make a Deal - một
gameshow nổi tiếng của Mỹ bắt đầu xuất hiện từ tháng 11.1962 và đã phát
sóng được 44 năm qua.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
1.1.1.5 Một số chương trình gameshow trên đài truyền hình lớn khác trên cả

nước
- Đài truyền hình Việt Nam (VTV): Ai là triệu phú, Đấu trường 100,
Trò chơi âm nhạc, Ở nhà chủ nhật, Thử thách nhân đôi, Hãy chọn giá đúng,
Chắp cánh thương hiệu, Đường lên đỉnh Olympia, Vui khỏe có ích và Chắp
cánh thương hiệu…
- Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV): Chung sức, Trúc
xanh, Nốt nhạc vui, Siêu thị may mắn, Hát với ngôi sao, Vui cùng Hugo,
Rồng vàng, Kim tự tháp, Vui để học, Stinky và Stomper, Nhịp sống sôi động,
Chuyện nhỏ, Vượt lên chính mình, Chuyện không của riêng ai, Năng động, Ai
nhanh hơn, Thử tài người hâm mộ, Mọi người cùng thắng, Bí mật gia đình...
- Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội (HTV): Đuổi hình bắt chữ,
Những ẩn số vàng, Vượt qua thử thách...
- Đài truyền hình Bình Dương (BTV): Đồng hành với BTV, Việt Nam
quê hương tôi
- Đài phát thanh - truyền hình Hải Phòng: Con tàu may mắn, Siêu thị
sao, Cuộc sống muôn màu, Sắc màu Hoa phượng...
1.1.1.6 Mối quan hệ giữa Đài truyền hình (nhà đài), Doanh nghiệp sản xuất
(nhà sản xuất ), Doanh nghiệp tài trợ (nhà tài trợ) và khán giả
- Quan hệ giữa doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo và doanh nghiệp sản
xuất (nhà sản xuất hay các công ty quảng cáo)
Về phía doanh nghiệp tài trợ họ nên chọn kênh truyền thông nào (cụ thể
ở đây là truyền hình) để quảng cáo sản phẩm. Khi lựa chọn truyền hình để tài
trợ - quảng cáo thì không thể không nhắc đến các chương trình gameshow mà
xã hội hoá việc sản xuất các chương trình truyền hình thì để tăng tính hiệu
quả thì các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo sẽ tìm đến các doanh nghiệp sản
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
xuất còn các doanh nghiệp sản xuất muốn có kinh phí sản xuất chương trình
thì phải tìm đến các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo.
Thí dụ khi các doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo muốn quảng cáo cho
giới tiêu dùng trẻ ở thang phố Hồ Chí Minh thì các doanh nghiệp tài trợ -

quảng cáo có thể lựa chọn chương trình gameshow Nốt nhạc vui của Đài
truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Theo kết quả khảo sát của công
ty CI – là công ty nghiên cứu thị trường thì Nốt nhạc vui là chương trình trò
chơi truyền hình được yêu thích nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo sau là
các chương trình Trúc xanh, Rồng vàng, Vui cùng Hugo. Dẫn đầu các
gameshow ở Hà Nội là Hãy chọn giá đúng.
Theo giám đốc tiếp thị công ty mỹ phẩm LG Vina, nơi có nhãn hiệu
Essance tài trợ độc quyền cho gameshow Chung sức (Phát trên kênh HTV7
của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh - Đơn vị phối hợp Công ty Đông
tây Promotion), cho biết, kinh phí tài trợ cho gameshow này, chiếm khoảng
15% chi phí marketing một năm của cả công ty. Ðó là một khoản kinh phí
không nhỏ, đổi lại, họ sẽ được gắn logo lên sân khấu, được nhắc tên trong
chương trình và một vài spot quảng cáo trong suốt chương trình.
Hiện nay ở Việt Nam sự tồn tại của một gameshow phụ thuộc vào hai
con số thống kê duy nhất:
+ Một là, thống kê lượng người xem chương trình (rating)
+ Hai là, căn cứ vào doanh thu quảng cáo từ gameshow
Rating luôn là điều mà những người làm chương trình quan tâm nhất. Vì
rating cao, có nghĩa là các spot quảng cáo đăng ký xếp hàng chờ vào chương
trình ngày càng nhiều, giá tiền quảng cáo cao hơn và số tiền lấy được từ doanh
nghiệp tài trợ - quảng cáo (năm sau) cũng có khả năng tăng cao hơn nữa.
Điều này cũng cho thấy một thực thế là các Doanh nghiệp sản xuất và
Doanh nghiệp tài trợ - quảng cáo họ chỉ quan tâm đến rating. Rating chứng tỏ
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
khả năng hấp dẫn của một gameshow ở Việt Nam, nhưng rating không nói lên
được nhiều về chất lượng. Một trong những minh chứng cho điều này là một
trò chơi truyền hình có nội dung bổ ích, khuyến khích giáo dục như Đường
lên đỉnh Olympia đã tụt xuống thứ tám trong top ten gameshow do khán giả ở
hai nơi có số lượng người xem lớn nhất trên cả nước Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh bình chọn sau tám năm vận hành (số thứ hạng này được thống

kê sau hai quí đầu năm 2007 do Đài truyền hình VN cung cấp). Sở dĩ như
vậy là giữa rating và doanh thu quảng cáo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
nhà tài trợ luôn muốn tên tuổi của mình đến được với nhiều người nhất, và họ
căn cứ vào rating để ký hợp đồng quảng cáo hoặc tài trợ một chương trình.
Tài trợ cho gameshow mang lại hiệu quả cao, dễ dàng đi liền một mạch để tạo
hiệu ứng xã hội. Bởi không giống như tài trợ cho phim truyện truyền hình,
khán giả có thể không quan tâm đến ai là nhà tài trợ khi bộ phim kết thúc lại
phải tìm kiếm thêm một bộ phim khác để tài trợ. Tài trợ cho một gameshow
thì trong thời gian lên sóng sẽ thu hút được một lượng khán giả trung thành.
Và sự xuất hiện liên tục của logo, thương hiệu trên màn hình sẽ có tác động
rất lớn đến tiềm thức của người tiêu dùng. Khán giả có thể liên hệ, nhớ ngay
đến thương hiệu sản phẩm LG mỗi khi người ta nhắc đến tên chương trình
Ðường lên đỉnh Olympia chẳng hạn.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất và đài truyền hình
Đằng sau những chương trình lớn và tổ chức thành công, không chỉ có
đài truyền hình mà còn là những doanh nghiệp sản xuất, công ty quảng cáo và
làm dịch vụ truyền hình với tên tuổi khá lẫy lừng như L.A.S.T.A (Rồng vàng,
Vui cùng Hugo), Ðông Tây Promotion (Chung sức, Vui để học), Việt Ba
(Chiếc nón kỳ diệu). Các công ty này thường phải liên hệ với hai phía. Với
đài truyền hình, họ đưa ra lời đề nghị hợp tác, bản demo... Sau đó, đại diện
công ty và đài sẽ lên đường ra nước ngoài khảo sát, xem xét quy trình sản
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
xuất. Ðồng thời gửi bản demo chương trình và dự án tổ chức sản xuất đến nhà
tài trợ. Nhận được sự đồng ý của truyền hình, các công ty này sẽ gấp rút xúc
tiến việc mua bản quyền, phác thảo, làm dự án và chào một chương trình trọn
gói đến nhà tài trợ tiềm năng.
Trong xu thế xã hội hoá, điều này có thể nhận thấy rất rõ Doanh nghiệp
sản xuất muốn sản xuất chương trình cần tự lo chi phí, vậy nên họ cần tìm nhà
tài trợ, quảng cáo. Muốn vậy, Doanh nghiệp sản xuất phải có chỗ để phát
quảng cáo - book sóng, đó chính là các Đài truyền hình. Đài truyền hình

không thể năng động như các công ty tư nhân trong việc tìm kiếm và sản xuất
các trò chơi thu hút, bổ ích. Bởi vậy Đài truyền hình chọn mua chương trình
từ Doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp sản xuất bán chương trình đó cho đài truyền hình không
bằng tiền mặt, mà đổi lại bằng các spot quảng cáo với số lượng được đài
truyền hình tính toán tương đương với giá trị chương trình. Doanh nghiệp tài
trợ và quảng cáo muốn được quảng cáo càng nhiều càng tốt và tìm mọi cách
xuất hiện trước màn hình tivi...
- Quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất, đài truyền hình và doanh nghiệp
tài trợ.
Doanh nghiệp sản xuất ký hợp đồng hợp tác với đài truyền hình là một
chuyện. Mặt khác, sản phẩm được chào bán cho nhà tài trợ, tuy chưa ghi hình
nhưng được dựng như một sản phẩm cụ thể với đầy đủ luận chứng về đối
tượng xem, người tham dự, rating dự kiến, thuyết minh gameshow đó lại phù
hợp với nhãn hiệu. Ðổi lại với việc cung cấp chương trình cho đài truyền
hình, công ty quảng cáo sẽ được đài truyền hình đổi lại bằng một lượng spot
quảng cáo cụ thể, từ đó phân phối tới các nhãn hiệu muốn quảng cáo. Tuy
nhiên, cũng có một sốgameshow, công ty quảng cáo chỉ làm đại diện tiếp
nhận quảng cáo cho chương trình.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Để có những gameshow truyền hình tốt, doanh nghiệp sản xuất, doanh
nghiệp tài trợ và đài truyền hình phải có sự cởi mở, chia sẻ và phối hợp rất
chuyên nghiệp.
1.1.2 Sự cần thiết phát triển gameshow truyền hình
Trước sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình hiện nay, các gameshow
đã mang lại một khoảng thời gian giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn thật sự bổ ích
cho khán giả. Nhiều chương trình có tính trí tuệ cao giúp khán giả nâng cao
tầm hiểu biết. Để có đươc một chương trình phục vụ khán giả, không ít
chương trình bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để mua bản quyền từ nước
ngoài. Điều mà khán giả cần ở những trò chơi truyền hình là sự giải trí.

Các chương trình trò chơi truyền hình với hình thức đa dạng, nội dung phong
phú, từ kinh tế, văn hóa, du lịch... đến thường thức đời sống, gia đình, mọi đối
tượng khán giả đều có thể chọn cho mình chương trình phù hợp để giải trí.
Không chỉ vậy, nhiều trò chơi có tính tương tác cao giữa người chơi với khán
giả xem trực tiếp cũng như xem qua truyền hình (tham khảo ý kiến khán giả,
gọi điện thoại cho người thân...).
- Đường lên đỉnh Olympia(VTV3): là một cuộc thi kiến thức trên truyền
hình dành cho học sinh THPT cả nước. Nội dung của các phần thi đều xoay
quanh kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội được học
trong nhà trường và một phần kiến thức nâng cao đòi hỏi các em phải quan
sát và đọc thêm sách báo. Hình thức của các câu hỏi là kết hợp suy luận thông
minh và, hoặc ghi nhớ kiến thức.
- Ai Là Triệu Phú(VTV3): là sân chơi mang tính trí tuệ, phù hợp với mọi
đối tượng, không phân biệt giới tính, tầng lớp xã hội, hay khả năng cá nhân.
Mỗi cuộc chơi là một cuộc kiểm tra kiến thức, văn hoá, sự hiểu biết không
giới hạn. Nó thách thức cả người chơi, người dẫn chương trình, những khán
giả trong trường quay và tất cả khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ. Nó tôn vinh
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
trí tuệ, giàu tính giáo dục, tính giải trí, hồi hộp, căng thẳng, sảng khoái và
cũng rất thương mại" Sức hấp dẫn của chương trình không chỉ ở giải thưởng
rất cao. Kinh nghiệm ở Anh và các nước đã phát sóng chương trình này cho
thấy, chương trình là tác nhân hun đúc tinh thần ham học hỏi, rèn luyện bản
lĩnh và sự tự tin trong ứng xử của mọi người. Tại những quốc gia chương
trình đã có mặt, chương trình tạo ra cơn sốt “triệu phú”.
- Rung Chuông Vàng(VTV3): thật sự là một sân chơi trí thức lôi cuốn và
hấp dẫn sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện sự hiểu biết, góp phần
bổ sung kiến thức cho thanh niên, sinh viên. Đồng thời tạo điều kiện để các
trường có thể quảng bá hình ảnh và kết quả công tác đào tạo của mình thông
qua Đài Truyền hình Viêt Nam tới người xem cả nước. Cuộc thi cũng giúp
tăng cường mối quan hệ gắn bó, hiểu biết giữa thầy và trò, giữa các sinh viên

trong nhà trường thông qua các tiết mục văn nghệ, các trò chơi tập thể có sự
kết hợp giữa thầy, cô giáo và các em sinh viên
- Đấu Trường 100(VTV3): xoay quanh những câu hỏi về đời sống xã
hội và kinh nghiệm sống, điểm gay cấn nhất của trò chơi này là người tham
gia không thể dừng bất cứ lúc nào như trong Ai là triệu phú, Rồng vàng...
Muốn chiến thắng họ phải bảo toàn số điểm đến phút chót và phải vượt qua
tất cả 99 người khác.
- Chìa khóa thành công(VTV1): là một sân chơi hữu ích cho tất cả những
ai đang sống và làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp ở mọi vị trí công tác:
từ những nhà quản trị cao cấp đến nhân viên. Chương trình mong muốn mang
đến cho cộng đồng sự giải trí cũng như những bài học nhẹ nhàng về quan hệ của
con người trong kinh doanh, kỹ năng ứng xử trong kinh doanh.
- Hãy chọn giá đúng(VTV3): các nhà sản xuất giới thiệu sản phẩm của
mình tới người tiêu dùng bằng cách tham gia đưa sản phẩm vào chương trình
để người chơi chọn giá.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Có thể nói nội dung các Gameshow rất đa dạng nhiều gameshow còn
góp phần vào việc chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kinh
nghiệm cho khán giả xem truyền hình như:
- Chắp cánh thương hiệu(VTV3): có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong việc
hỗ trợ nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Sở hữu trí tuệ, giải đáp những
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Luật sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp.
Điều này là hết sức cần thiết vì nó gắn liền với lợi ích của Doanh nghiệp trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Sự cố bất ngờ(HTV): mang tính giáo dục luật pháp. Người chơi có thể
gặp những tình huống vi phạm luật ngoài đời và được hướng dẫn, giải thích
về kiến thức pháp luật.
- Vượt lên chính mình(HTV): dành cho đối tượng là những thanh niên
lao động mưu sinh vất vả có ý chí vượt khó, vươn lên để thành công.
Bên cạnh đó, một số chương trình hướng đến những người có thu nhập

thấp, những gia đình đang gặp khó khăn, giúp đỡ cho những số phận không
may mắn trong cuộc sống như: Ước mơ xanh, Vì người nghèo…
Việc một khán giả chỉ xem một vài trò chơi truyền hình là đương nhiên.
Chính sự phát triển của các chương trình Gameshow truyền hình, việc chuyên
sâu vào từng nhóm đối tượng người xem là cần thiết. Chẳng hạn, Hành trình
văn hóa hấp dẫn nhóm khán giả thanh niên, Vui khỏe có ích dành cho người
già, ở nhà chủ nhật dành cho các gia đình, Vườn cổ tích dành cho trẻ em,
Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh phổ thông trung học, Chúng tôi là
chiến sĩ dành cho những người trong quân đội và người thân trong gia đình
của họ, Rung chuông vàng nhằm đến đối tượng sinh viên là chủ yếu... Mặc dù
lượng khán giả tập trung vào những đối tượng này nhưng mỗi chương trình
vẫn có sức hấp dẫn với nhóm khán giả khác.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
Chính nhờ có khả năng lôi kéo khán giả hết sức mạnh mẽ mà
gameshow truyền hình là những chương trình đem lại doanh thu cho nhà đài,
cũng như các đơn vị, tổ chức tham gia thực hiện. Chi phí sản xuất các chương
trình truyền hình rất lớn, bình quân mỗi một giờ sản xuất gameshow chi phí
khoảng 130 - 180 triệu đồng mới hoàn thành. Chỉ có nguồn thu từ quảng cáo
và tài trợ mới có thể bù đắp được chi phí cho chương trình.
Theo số liệu của Tài chính Việt Nam, nguồn thu quảng cáo của đài
truyền hình trung ương và các đài địa phương lớn là trên 1.000 tỉ đồng/năm,
các đài vùng sâu vùng xa cũng lên đến gần 100 tỉ đồng. Bất chấp giá quảng
cáo trên truyền hình ngày càng đội lên cao ngất trời, hàng loạt nhãn hàng từ
lớn đến bé đua nhau tài trợ cho những chương trình game show. Một mối lợi
nữa gắn liền với gameshow truyền hình hiện nay là dịch vụ tin nhắn đi kèm.
Phải nói rằng dịch vụ tin nhắn này cũng đem lại cho gameshow món lợi lớn
chẳng kém gì lợi nhuận từ quảng cáo và tài trợ. Minh chứng gần đây nhất là
đêm chung kết gameshow Vietnam Idol đã nhận được 723.024 tin nhắn bình
chọn cho các thí sinh dự thi. Kết quả này có nghĩa là nhà đài thu về hơn 2,1 tỉ
đồng chỉ trong một đêm đó. Theo nguồn tin chưa chính thức thì tổng số tiền

gameshow Vietnam Idol 2007 thu được từ nhà tài trợ, quảng cáo và dịch vụ
SMS lên tới hơn 8 triệu USD.
Gameshow là chương trình đem lại doanh thu cho nhà đài, phần doanh
thu từ tài trợ, quảng cáo làm bớt gánh nặng chi từ Ngân sách nhà nước.
Sự xuất hiện của gameshow truyền hình đã chia bớt một phần chiếc
bánh quảng cáo mà trước đây hoàn toàn thuộc về các loại hình giải trí khác
như phim truyện, ca nhạc, thể thao… Điều này cũng có khía cạnh tích cực là
một mặt nó tăng sự chọn lựa cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo; mặt
khác nó thúc đẩy nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng, tăng sức thu hút các
chương trình phim ảnh, ca nhạc…Với gameshow truyền hình khán giả được
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
xem các chương trình hay miễn phí còn nhà đài, các đơn vị, tổ chức có doanh
thu quảng cáo sẽ làm phong phú chương trình.
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B
1.2 Nội dung phát triển gameshow truyền hình và hoạt động phát triển
gameshow của các doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Nội dung phát triển gameshow truyền hình
Thứ nhất, phát triển từng thể loại gameshow riêng biệt
- Nội dung truyền tải của gameshow phải mang nhiều màu sắc hơn nữa.
Các gameshow đang xuất hiện trên các kênh truyền hình của Việt Nam với tố
độ chóng mặt với tần xuất dầy đặc. Nhưng khá nhiều gameshow hiện nay nội
dung chỉ thiên về ý nghĩa giáo dục thể hiện qua các hình thức hỏi đáp về kiến
thức nên còn nặng nề, ít gameshow nội dung mang tính giải trí. Để một
gameshow thành công, thật sự có ý nghĩa bổ ích và thu hút công chúng thì
giải trí và bổ xung kiến thức cần hội đủ trong một gameshow.
- Liên tục hoàn thiện ý tưởng chương trình, format chương trình. Thực
tế cho thấy sau một thời gian theo dõi chương trình khán giả sẽ chán các
chương trình nếu không có những yếu tố mới.
Thứ hai, phát triển thêm các hình thức mới đi kèm bổ trợ cho
gameshow để tăng tính tương tác giữa chương trình với công chúng khán giả

hơn nữa
Việc đưa thêm các hình thức như gọi điện thoại, nhắn tin… trong
gameshow được đặt ra xuất phát từ các mục đích sau:
- Công chúng khán giả được cùng tham gia vào chương trình, góp ý
kiến đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi…sẽ làm cho chương trình hấp dẫn khán
giả hơn do được hoà vào không khí của cuộc chơi, chương trình sẽ khách
quan hơn. Có những phần trả lời câu hỏi tương tác, số khán giả trả lời câu hỏi
lên tới 16.000 người trong vòng 30 phút.
- Tận dụng sự phát triển công nghệ - kỹ thuật truyền hình - viễn thông –
Internet – báo chí.
- Tăng lợi nhuận. Kinh doanh và lợi nhuận đi đôi với nhau, các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí truyền hình cũng vậy làm gì cũng
SVTH: Nguyễn Anh Tuấn - Lớp: TM46B

×