Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp Cao Su Đường Sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 66 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trước khi hoàn thành quá trình tìm hiểu và nghiên cứu bài khoá luận tốt
nghiệp ngành thời trang . Em xin gửi tới thầy cô giáo trong khoa Tạo dáng
công nghiệp - Viện Đại học Mở Hà Nội những lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành nhất .
Với sự giúp đỡ hết sức tận tình của thầy cô đã giúp em cảm thụ và hiểu
được cái hay cái đẹp của nghệ thuật .
Trong suốt thời gian qua em đã được rèn luyện trên ghế nhà trường và
trải nghiệm thực tế . Em đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình .
Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế thời trang ? và các thầy cô đã giúp
đỡ em hiểu được điều đó .
Khoa tạo dáng công nghiệp - Viện Đại học Mở Hà Nội như chiếc nôi để bao
bọc, nâng đỡ và nuôi dưỡng em được trưởng thành vững bước trên con đường
đời để thực hiện những ước mơ hoài bão của mình .
Những ước mơ , hoài bão đó sẽ trở thành hiện thực dưới sự dìu dắt, dạy bảo
của các thầy cô trong khoa .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn công lao to lớn của thầy cô đã
dìu dắt, dạy bảo em trong suốt 5 năm học đại học . Đặc biệt là quá trình hoàn
thành bài tốt nghiệp này.
Sinh viên :
Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại thời trang là một ngành công
nghiêp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người đặc biệt là với giới
trẻ .
Thời trang không phải chỉ thể hiện lối sống thẩm mỹ ,trình độ của một nhóm
người hay một cá nhân .Mà thời trang còn thể hiện dược đặc trưng văn hoá


của một cộng đồng . Chính điều này giúp chúng ta phân biệt được tộc người
này với tộc người khác .
Khái niệm thời trang của người Việt chỉ được đặt ra khoảng những năm
30 của thế kỷ XX . Sau một thời gian bị loá mắt trước những làn sóng thời
trang du nhập từ nước ngoài vào . Trang phục người Việt giờ đây đã lắng sâu
thể hiện rõ bản chất dân tộc của mình hơn . Nó vừa mang tính đa năng , thự
tiễn , tiếp thu các yếu tố thời trang trên thế giới .
Đó chính là con đường phát triển hợp lôgic của trang phục Việt từ
truyền thống đến hiện đại trong quá trình hội nhập .
Bởi vậy thời trang - ngành công nghiệp Việt ngày một phát triển vươn cao tới
tầm quốc tế. Sánh bước với các cường quốc năm châu trên thế giới .
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
2
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
CHƯƠNG I : NHỮNG NÉT CHUNG VỀ NGÀNH THIẾT KẾ
1.1 Giới thiệu chung về ngành thiết kế :
1.1.1 Design là gì :
Design đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội . Nó
không chỉ mang lại vẻ đẹp cho con người mà còn đem lại sự tiện lợi hữu ích
trong lao động sáng tạo . Bởi vậy có rất nhiều khái niêm về Design
Có người cho rằng Design là hoạt động sáng tạo nhằm xác định đặc tính
hình thức của các đồ vật mà người ta muốn sản xuất theo công nghiệp .
Không nên hiểu những đặc tính hình thức chỉ là những tính chất bên ngoài
cho 1 đồ vật , cần có thống nhất chặt chẽ với toàn bộ sản phẩm .
Ông Solovies người đức có định nghĩa Design là hoạt động sáng tạo có
mục đích thiết lập một môi trường đồ vật hài hoà , thoả mãn đầy đủ nhất các
nhu cầu vật chất và tinh thần của con người mục đích đó đạt được bằng cách
xác lập các chất lượng hình thức đồ vật tạo nên bởi nền sản xuất công nghiệp
Design chính là thiết kế , là quá trình thai nghén để có được một sản
phẩm tốt và tồn tại lâu dài trong lòng công chúng .

Design là một từ tiếng Anh được dùng vào thế kỷ 17 để chỉ bố cục của một
tác phẩm . Nhưng nguồn gốc thật sự của Design là từ tiếng la tinh :
Designare, vừa có nghĩa là vẽ , vừa có nghĩa là có một ý định . Theo thời gian,
chữ Design tự thân nó đã mang một ý nghĩa quốc nội , thể hiện quốc hồn quốc
tuý của một quốc gia . Nếu như người Anh có những cabin điện thoại công
cộng sơn mầu đỏ , người Đức có những sản phẩm điện gia dụng Braun, thì
người Pháp có những chiếc nồi Le Creuset . Mỗi một sản phẩm này đều được
xem là hình ảnh của đất nước và được cả thế giới biết đến . Vì thế, ở những
nghĩa chung nhất, từ Design không bao giờ đại diện cho cái gì đó gọi là cao
sang mà bao gồm tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày, từ việc sử
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
3
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
dụng chất liệu cho đến các công đoạn tạo dáng sản phẩm . Đây là một công
việc phức tạp và đòi hỏi tính sáng tạo cao. Chuyên viên Design Mario Bellini
từng nói : Mãi đến ngày nay, thiết kế một chiếc ghế cũng khó khăn như xây
một ngôi biệt thự vậy !
Khi xuẩt bản bộ sách về Design, giám đốc Emilia Terragni giải thích :
Chúng ta ngày càng đòi hỏi cao hơn khi lựa chọn các sản phẩm trên thị trường
và đôi khi chọn sản phẩm chỉ vì yêu thích thương hiệu đó mà thôi . Từ đó có
thể nghiệm ra rằng đằng sau một chiếc ghế một chiếc đèn bàn , một chiếc
đồng hồ đều ẩn chứa ý nghĩa chuyển tải rất súc tích và dấu ấn của cả thời đại ,
một xã hội và một tâm hồn .
Như vậy , chuyên viên Design gánh vác một trách nhiệm nặng nề . Họ có
nhiệm vụ phải luôn tư vấn mình về ý nghĩa hữu dụng và giá trị tinh thần của
một sản phẩm , sao cho sản phẩm đó phải có chất lượng tốt và thoả mãn được
các tiêu chuẩn cơ bản nhất của thời đại mà nó được tạo ra . Nói tóm lại ,
Design chính là quá trình thai nghén để có được một sản phẩm tốt và tồn tại
lâu dài trong lòng công chúng .
1.1.2 lịch sử Design :

Danh từ Design có xuất sứ từ chữ Disegno của tiếng Latinh , có từ thời
Phục Hưng , có nghĩa là phác thảo , thuật vẽ thiết kế bản vẽ và là cơ sở của
mọi nghệ thuật thị giác , công việc của sự sáng tạo . Thời đó thuật ngữ này
thường ám chỉ công việc sáng tạo của các hoạ sĩ vẽ tranh , tạc tượng …vv…
và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn ( Full-time
professional ) mà gắn kết như một thuộc tính của hoạ sĩ nhà điêu khắc hay các
nghệ nhân .
Tại Anh , vào thế kỷ 16 , khái niệm này đã mở rộng hơn như là “lập trình
một cái gì đó để thực hiện ” , “ thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho
một tác phẩm nghệ thuật ” hoặc “phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ ” .
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
4
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
Design là phác thảo , thết kế , chế mẫu và lập kế hoạch cho sản phẩm công
nghiệp . Design là nghề giáp danh giữa khoa học và nghệ thuật .Với quá trình
công nghệ hoá cũng là quá trình hình thành lịch sử của Design và bắt đầu vào
khoảng thế kỷ 19 .
Design công năng và hình thức sản phẩm :
Trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng điểm phân biệt căn bản với mỹ thuật
tạo hình chính là ở công năng vật chất của sản phẩm . Lịch sử Design và quá
trình phát triển của Design chính là vấn đề quan niệm phần hơn của hình thức
hay công năng và cuộc tranh luận về công năng hay hình dáng của sản phẩm
trong thế kỷ XX lại càng trở nên bất phân thắng bại .
Nếu như trước đây , thời Design thủ công , vấn đề hình thức sản phẩm
được nâng thành tác phẩm nghệ thuật để chứng tỏ tài ba và sự khéo léo của
bàn tay con người, công năng sản phẩm được xếp hàng thứ yếu và được coi
như một phần của chính hình thức sản phẩm. Ngay cả các phong trào nghệ
thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng chỉ là những thay đổi mang tính
hình thức bởi những người tiên phong chỉ chủ trương tìm kiếm hình thức mới
của hoa văn trang trí cho sản phẩm để phù hợp với thời đại công nghiệp hóa

đang diễn ra khắp châu Âu khi đó.
Chính vì thế những motive hình dáng sản phẩm ít thay đổi Có nghĩa là
những vấn đề mang tính thẩm mỹ cũng không có những thay đổi triệt để, mặc
dù cũng đã có những nghệ sĩ cấp tiến như Adolf Loos (trường phái Secession
Vienna, Áo) hô hào “Hoa văn là tội ác” và kêu gọi hướng tới thẩm mỹ hiện
đại – thẩm mỹ không hoa văn trang trí, nhưng thực ra phong trào nghệ thuật
hiện đại thực chất chỉ dừng lại ở chỗ “gột rửa hoa văn trang trí” mà không
hướng tới thẩm mỹ công nghiệp mới và mang nặng tính thủ công mỹ nghệ,
cũng bởi do chủ trương phản đối công nghiệp sản xuất hàng loạt.Chỉ sau khi
đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 và xu thế phát triển công nghiệp
hóa đã được khẳng định thì vấn đề Design công nghiệp trở thành vấn đề cấp
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
5
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
thiết, đòi hỏi có những quan niệm thẩm mỹ công nghiệp hiện đại tương thích
phương thức sản xuất công nghiệp. Trường Bauhaus ở Weimar của Đức được
thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Mỹ nghệ Weimar do Henry van de
Velde (kiến trúc sư, Design Bỉ, cha đẻ của Trường phái Tân Nghệ thuật Bỉ)
làm Giám đốc và Viện hàn lâm nghệ thuật Weimar do Muthesius làm giám
đốc đã xác định được rõ nét xu hướng tạo dáng công nghiệp mới dựa trên nền
tảng lấy công năng của sản phẩm làm gốc và hình thức phải tuân theo công
năng.Khẩu hiệu nghệ thuật “Hình dáng theo công năng” (Form follows
function) trở thành tôn chỉ nghệ thuật của phái Công năng chủ nghĩa
(Funtionalism) coi trọng công năng hơn hình thức. Đó cũng chính là phong
cách Design công nghiệp tiêu biểu của thế kỉ XX phù hợp phương thức sản
xuất công nghiệp hàng loạt, trở thành mẫu mực cho việc phát triển Designer
công nghiệp ở các nước đang tiến hành công nghiệp hóa như Việt Nam.
Design hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mang lại hiệu
quả kinh tế nhất là cho những ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng
tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực Design đồ họa quảng cáo

Thẩm mỹ công nghiệp hiện đại :
Sự khác biệt giữa thẩm mỹ truyền thống có tính hàn lâm như quan niệm
của nghệ thuật tạo hình đối với Design chưa đủ. Thẩm mỹ công nghiệp hiện
đại mang tính thực tiễn và gắn liền với sự tồn tại của cuộc sống vận động
không ngừng. Cái mới, cái khác đời, cái đẹp chưa được định nghĩa của một
sản phẩm vươn tới tương lai thì ngay trong quá trình tồn tại của nó, khiến cho
lỗi mode, lạc hậu là sự biểu hiện của hình thể không còn hợp thời, bị phế bỏ,
thay thế bởi kiểu dáng tân thời hơn ngay cả khi công năng của chúng còn hữu
hiệu. Hàng second-hand tồn tại bởi giá trị biểu hiện của hình thể đó còn có ý
nghĩa trong môi trường khác, phù hợp nhãn quan và mục đích sử dụng khác.
Môn học Thẩm mỹ công nghiệp là hết sức cần thiết.
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
6
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
Nhiệm vụ của ngành Design đã luôn thay đổi theo thời gian, luôn được
mở rộng và trong thời gian qua đã không còn chỉ dừng ở việc tạo dáng sản
phẩm. Ngay cả khi người ta bỏ qua việc sử dụng thuật ngữ một cách quá lạm
dụng thì rõ ràng ý nghĩa của ngành Design trong tương lai vẫn gia tăng cùng
với việc mở rộng nhiệm vụ của lĩnh vực này. Mặc dù đang có những than
phiền về tình trạng các thị trường bị xé nhỏ, song sự đa dạng của sản phẩm và
hình dáng sẽ tiếp tục gia tăng, bởi sự nỗ lực để đạt được tính riêng tư và để
tạo ra sự phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác sẽ khuyến khích quá trình
phát triển đó.
Trong lịch sử hình thành Design ta không thể không nhắc đến trường
Bauhaus là trường đầu tiên của mỹ thuật công nghiệp . Mặc dù thời gian tồn
tại của Bauhaus ngắn ngủi 14 năm nhưng dấu ấn nó để lại rất lớn. Trường Tạo
dáng công nghiệp Ulm (1953-1968) của Đức sau này đã cố gắng noi theo Chủ
nghĩa công năng và mong muốn kế tục Bauhaus, nâng Chủ nghĩa công năng
thành phong cách Hình dáng tốt (Good form, Good Design) để có Chủ nghĩa
tân công năng và Chủ nghĩa công năng trở thành phong cách tiêu biểu của

Design công nghiệp trong suốt giữa thế kỉ XX và đến ngày nay vẫn còn
nguyên giá trị. Nói đến Design Đức là nói tới chất lượng và sự hoàn hảo công
năng.
1.1.3 Design trong các lĩnh vực đời sống :
Tính đa dạng trong design.
Việc chấp nhận một sản phẩm thiết kế mới vào thị trường là tùy thuộc
vào đối tượng tiêu dùng trong xã hội, chúng ta không được quên rằng mọi cố
gắng của chúng ta là nhằm tạo nên một cuộc sống chất lượng hơn bằng các
sản phẩm phục vụ cho cuộc sống ấy, bởi vậy thiết kế không thể xa rời cuộc
sống. Mục đích thật hoàn hảo khi các sản phẩm mới sẽ là các sản phẩm ngày
càng tiện dụng và hữu ích hơn trong đời sống xã hội. Trong cuộc sống hiện
đại các đồ án thiết kế hữu ích đều có một mối quan hệ khăng khít và luôn luôn
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
7
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
loại bỏ đi các yếu tố thừa, hoạt động phục vụ đời sống của con người trong xã
hội càng ngày càng chi tiết hơn, còn các vật dụng giúp ích cho các hoạt động
đó sẽ đơn giản tới mức tối ưu nhất, dễ sử dụng nhất, nhiều công năng sử dụng
và đỡ phiền hà nhất.
Design trong đóng gói sản phẩm.
Để đạt được những ý tưởng táo bạo ngoài vấn đề cần thiết để nhằm bảo
quản sản phẩm ra thì những thiết kế thời nay cần có sức quyến rũ cũng như
tiện lợi cho từng đối tượng sản phẩm cũng như là các đối tượng tiêu dùng.
Các nhà thiết kế không thể làm một cách vô cớ để bóp méo đi một sản phẩm,
muốn làm được điều đó để mang đến một kết quả tối ưu nhà thiết kế không
được tùy tiện làm theo cảm hứng của mình, mà cần có cái cảm hứng đó sau
khi đã nghiên cứu kỹ đối tượng sản phẩm được bao gói, đối tượng tiêu dùng,
và sản phẩm đó được sử dụng như thế nào khi được bán ra thị trường.
Ví dụ : như cấu trúc bao bì dùng để đựng kẹo ở đây chỉ thiết kế được khi
đã nghiên cứu kỹ thói quen sử dụng cũng như cách cầm giữ sản phẩm tốt nhất

của đối tượng nhỏ tuổi. Trẻ em thì bao giờ cũng có những sở thích riêng và
muốn tự mình khám phá ra những cái mới nhất, việc thiết kế ra loại bao bì
hình chóp mở nắp ở đáy theo hình khóa xoáy ngộ ngĩnh là việc làm rất hợp lý
tạo nên sức lôi cuốn thị giác rất mạnh không những trên các giá bán hàng mà
sự tồn tại của sức lôi cuốn thị giác đó còn kéo dài cả trong thời gian sử dụng
sản phẩm.
Sự tiện lợi trong cuộc sống hiện đại ngày nay bao giờ cũng hấp dẫn đối
tượng tiêu dùng hơn bao giờ hết. Các thiết kế mới xuất hiện vì nhu cầu xã hội
và tồn tại khi cuộc sống xã hội trở nên sôi động hơn. Có rất nhiều đối tượng
tiêu thụ sản phẩm sẽ tham gia để tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa: Nhà sản
xuất sản phẩm, nhà thiết kế và đối tượng tiêu thụ sản phẩm. Các đối tượng đó
là: Trẻ em - phụ nữ - thanh niên - trung niên - cao tuổi - và những người tàn
tật, ngoài ra còn có các đối tượng phụ cận như các loài sinh vật - các loài thực
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
8
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
vật - các ngành sản xuất - các ngành khoa học, kỹ thuật, giáo dục vv. đã góp
phần không nhỏ vào mối quan hệ gắn bó đó. Bởi vậy nhu cầu xã hội và sự
tiện lợi cần thiết trong mỗi đối tượng sản phẩm cũng là những vấn đề đòi hỏi
rất lớn đối với nhà thiết kế và cũng là một vấn đề khá hấp dẫn trong chiến
lược cạnh tranh trên thương trường.
Design với thương mại :
Tạo nên nhịp điệu trong đồ họa cùng với thiết kế cấu trúc phù hợp cho
một sản phẩm bao bì là một việc làm rất cần thiết của nhà thiết kế trong quá
trình thực hiện một dự án cải tiến mẫu mã bao gói sản phẩm. Việc làm đó
không khác nào tạo nên một bản giao hưởng cho đời sống văn hoá xã hội nói
chung và đời sống kinh doanh nói riêng mang tính nghệ thuật cao, nó thực sự
là một tác phẩm nghệ thuật trong đời sống chứa đựng đầy đủ các yếu tố về
khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật. Một sản phẩm tốt không những giúp cho
sản phẩm có một bản sắc riêng và có tính hấp dẫn đặc biệt tạo ra một sức hút

lớn trong thương trường, thực tế nhà thiết kế đã tạo ra một sản phẩm mang
đầy đủ tính chất cần thiết mà đối tượng tiêu dùng cần trong thực tế xã hội:
Một âm hưởng du dương, màu sắc quyến rũ, hình dáng uyển chuyển, sự tiện
lợi, và công năng vững chắc đúng với chức năng bảo vệ sản phẩm. Sự kết hợp
nhuần nhuyễn nhằm động thái trên đã đem lại hiệu quả cao nhất trong chiến
lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
Thành quả gặt hái được trong kinh doanh có phần đóng góp rất to lớn của
các nhà thiết kế sản phẩm nói chung và thiết kế bao bì đóng gói sản phẩm nói
riêng, bằng những khả năng sáng tạo không ngừng của mình đã và đang tạo ra
đa dạng hình dáng sản phẩm nói chung, bao bì nói riêng rất phong phú đáp
ứng không ngừng vào đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ đổi thay.
Những hình ảnh trang trí đồ họa được đưa lên hết sức quyến rũ bắt mắt người
tiêu dùng cùng với đường lối chiến lược tiếp thị hết sức chi tiết đã đem lại sức
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
9
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm và cũng tạo cho xã hội một đời sống văn
hóa văn minh hơn.
Mối giao cảm giữa sản phẩm và đối tượng tiêu dùng đạt đựơc mức độ cao hay
không ngoài chất lượng và uy tín thương hiệu ra thì còn tùy thuộc vào phần
lớn ngoại hình của bao bì sản phẩm và sản phẩm thiết kế đạt được các chuẩn
mực.
Qua quá trình tìm hiểu vê design ta nhận thấy design vô cùng quan trọng
trong cuộc sống .thuật ngữ design chính là thiết kế trong đó bao gồm ngành
nghề thiết kế thời trang . Bởi trang phục giờ đây không phải chỉ là nhu cầu
che thân che áo mà nó còn là nhu cầu hướng tới cái đẹp, thẩm mỹ . Vậy để
đáp ứng được nhu cầu ăn mặc của con người thời bây giờ thì đó là nhiệm vụ
vô cùng quan trọng của nhà thiết kế thời trang chính là nhà Design .
1.1.4 Khái niệm về thời trang :
Là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang

phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó , nhưng khái niệm này lại thường chỉ
tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục . Những từ như “hợp thời
trang” hay ‘’không hợp thời trang ’’là từ dung để diễn tả một ai đó hợp hay
không hợp với trào lưu biểu hiện thịnh hành .
Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực , dùng để
miêu tả vẻ đẹp , sự quyến rũ và phong cách . Đôi khi khái niệm này cũng có
nghĩa tiêu cực như để mô tả một trào lưu nhất thời , mang tính kỳ cục .
1.1.5 Khái niệm về mốt :
• Có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa các khái niệm khác nhau về
mốt .
• Mốt là sự kỳ khôi , kỳ dị . Mốt là sự đỏng đảnh , tức thời , dễ thay đổi
của thời trang .
• Mốt là những gì sẩy ra và tồn tại của thời trang , được lưu chuyền rộng
rãi và được số đông người biết đến trong một thời gian nhất định
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
10
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
• Mốt là hiện tượng tự nhiên khi con người hướng tới sự cải tiến , cải
thiện , đối với dáng vẻ bên ngoài .
1.1.6 Thiết kế thời trang với đời sống
Quần áo và thực phẩm là những nhu cầu không thể thiếu của con người.
Và khi đời sống được cải thiện, những nhu cầu cơ bản trên cũng phát triển
theo. Hiện nay thay vì “Ăn chắc mặc bền”, người dân đang hướng mình đến
”Ăn ngon mặc đẹp”. Do đó, nghề thiết kế thời trang cũng dần trở thành một
một phần không thể thiếu để cùng các thương hiệu thời trang Việt đáp ứng
nhu cầu làm đẹp của người dân Việt Nam.
Tổng quan về ngành thiết kế thời trang :
Công việc chính của một nhà thiết kế thời trang (TKTT) là tạo ra xu
hướng thời trang cho hai mùa là xuân – hè và thu – đông. Họ dành hết tâm trí
để sáng tạo ra những kiểu dáng phù hợp với tất cả các đối tượng, phục vụ cho

những mục đích khác nhau: từ đi chơi, dạo phố đến thời trang công sở... Họ
luôn tìm tòi, lựa chọn và sưu tầm những chất liệu vải đa dạng, mới lạ để biến
những mẫu vẽ trên giấy thành những sản phẩm thực. Các nhà TKTT trong
nước thường đi theo hai con đường, hoặc thiết kế thời trang cao cấp cho
thương hiệu riêng của mình, hoặc đầu quân vào các thương hiệu thời trang
lớn. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều hãng thời trang nổi tiếng như
Ninomaxx, N&M, Ha Gatini, Foci, Việt Tiến…
1.1.7 Kiến thức và kỹ năng không thể thiếu của một nhà thiết kế thời
trang :
Để có thể trở thành một nhà TKTT thì trước hết bạn phải có sự đam mê.
Chính sự đồng hành của niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn
trong công việc. Bạn cũng cần phải có khiếu hội họa, khả năng cảm nhận màu
sắc và những đường nét để có thể tạo nên cái tôi trong mẫu thiết kế của mình.
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
11
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
Và bằng cử nhân sẽ là một nền tảng tốt cho sự nghiệp thiết kế. Lý thuyết
cơ bản chỉ chiếm 20% đối với thành công của một nhà thiết kế, còn kinh
nghiệm từ việc thực hành, sự sáng tạo và việc luôn cập nhật xu hướng thời
trang mới góp 80% còn lại. Một nhà TKTT muốn tạo dựng thành công cho
thương hiệu của mình phải luôn tìm tòi những công nghệ thời trang mới, chất
liệu vải đặc biệt hay cách xử lý nguyên phụ liệu… để có thể tạo ra những mẫu
thời trang độc đáo.
Ngoài kiến thức chuyên môn, nhà thiết kế cũng cần phải có các kỹ năng
mềm như giao tiếp xử lý tình huống, khả năng chịu đựng áp lực… Thế giới
showbiz thực tế rất phức tạp và bon chen, vì thế không thể tránh khỏi những
cạnh tranh không lành mạnh. Các nhà thiết kế cần phải khéo léo xử lý mọi
tình huống để có thể tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ; bởi nó đóng
vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành bại một nhà TKTT.
1.2 L ịch sử thời trang Việt Nam và thế giới :

1.2.1 Lịch sử thời trang Việt Nam :
Đất nước Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, thuộc miền nhiệt
đới ẩm nhưng thế đất kéo dài từ Bắc xuống Nam nên khí hậu miền Bắc và
miền Nam có sự khác nhau. Ở miền Bắc có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
được phân biệt khác rõ nhưng ở miền Nam, do ảnh hưởng của gió mùa nên
chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
Dân tộc Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông
nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi
dân tộc đã có bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó trang phục nói chung và của
từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng
thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay.
Trang phục thời Hùng Vương :
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
12
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
Cách đây khoảng 4.000 năm vào thời đại đồng thau phát triển , nước Việt
Nam thời đó gọi là nước Văn Lang . Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn
bắn , hái lượm và trồng trọt … Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà đã biết
trồng gai , đay , nuôi tằm , ươm tơ , dệt vải . Vào thời kỳ này đồ đồng rất
phong phú . Trống đồng và nhiều hiện tượng phù điêu bằng đồng có khắc hoạ
những cảnh sinh hoạt thời đó với những hình người , với các loại trang phục
khá rõ nét và được thể hiện bằng phong cách nghệ thuật biến hình , cách điệu
cao ….Qua đó ít nhiều đã cho thấy trang phục của người thời đó khá phong
phú như phụ nữ mặc áo ngắn đến bụng , xẻ ngực , bó sát vào người , phía
trong mặc yếm kín ngực , chiếc yếm cổ chòn sát cổ , có trang trí những hình
tấm hạt gạo . Cũng có những loại áo cánh ngắn , cổ vuông , để hở một phần
vai và ngực hoặc kín ngực hở một phần vai và trên lưng . Hai loại sau có thể
là loại mặc chui đầu hay cài khuy bên trái . Trên áo đều có hoa văn trang chí
thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng …
Qua những hiện vật khảo cổ đã tìm cho thấy trang phục của đàn bà và đàn

ông như sau :
- Đàn bà mặc váy ( váy kín , váy chui và váy mở , váy ngắn )
- Đàn ông thường đóng khố và cở trần .
Về trang phục của chiến binh thì gồm mảnh giáp hình chữ nhật dùng để che
ngực có 4 quai đeo . Đai lưng bằng đồng có khoá to bản , được hình thành bởi
nhiều các móc được liên kết với nhau . Trên bề mặt mỗi miếng đều có hoạ tiết
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
13
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
hình rùa hay chim … Các loại bao ống tay , bao ống chân bằng đồng có thể
được dùng trong các điệu múa ngày lễ , ngày hội .
Trang phục thời phong kiến :
Vài nét về trang phục thời Ngô-Đinh-Tiền Lê .
Trong thời kỳ đất nước Âu lạc bà Triệu đã xâm lược , cai trị , cộng với 3 lần
bị phong kiến phương bắc thống trị hơn một ngàn năm ( 207 trước Công
Nguyên – 939 ) , nhân dân ta một mặt đấu tranh với kẻ thống trị , nhưng một
mặt vẫn tích cực phát triển sản xuất . Nghề dệt đã có những phát triển quan
trọng . Nghề trồng dâu nuôi tằm đã phổ biến và còn sản xuất được các loại vải
bông thô , vải đay , vải gai , vải cát bá loại mịn , lụa … Đã biết dùng tơ tre , tơ
chuối dệt thành vải . Vải dệt từ tơ chuối có tên gọi là vải giao chỉ . Khăn bông
được thêu thùa rất đẹp gọi là bạch diệp .
Nhìn chung trang phục thời phong kiến của phụ nữ vẫn là chiếc áo váy
tứ thân truyền thống .

Đến triều đại nhà Đinh ( 968-980 ) , về trang phục , sử sách đời sau chỉ
nhắc đến một số rất ít hiện tượng như ( năm 974 ) , quân lính đều đội mũ
chỏm bằng , bốn bên hình vuông ( mũ làm bằng da , bốn cạnh khít lại , trên
hẹp dưới rộng ) gọi là mũ . Tứ phương bình đỉnh hoặc Năm thái bình thứ sáu (
975 ) Đinh Tiên Hoàng định phẩm phục của các quan văn võ . Hoặc ( Năm
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang

14
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
980 ) ở một bức thư của nhà Tống gửi cho triều đình ta có nói tới việc nhân
dân ta thời đó đều cắt tóc ngắn. Hoặc có nhắc đến mũ của các đạo sĩ là màu
vàng, áo của các nhà sư là màu thâm, các quan được dùng ấn vàng thì thắt
lưng dải tím, được dùng ấn bạc thì thắt dải xanh .
Sau thời Tiền Lê ( 981-1009 ) ta thấy . Vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo
long cốn , về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ , mũ trang sức trân châu .
Lê Ngoạ Triều ( 1006 ) đổi lại phẩm phục cho các quan văn võ và tăng đạo
theo đúng như nhà tống .
Như vậy suốt thời gian này , tư liệu về hiện vật trang phục để lại rất hiếm .
Kể cả về sau , những tài liệu thành văn cũng chỉ chủ yếu nói về trang phục
trong triều đình ( nhắc đến tên mũ , tên áo , mầu sắc …. chứ không miêu tả tỉ
mỉ ,cặn kẽ ) . Một số hiện vật bằng gỗ , đá để lại nói chung không được rõ
lắm.
Dù sao trong vài trục năm trị vì , các vua Đinh , Lê cũng đã dành sự quan
tâm đến lĩnh vực trang phục , đặc biệt là mũ áo chiều đình . Nhìn chung ít
nhiều thấy có sự kế thừa hoặc sáng tạo về hình loại , kiểu dáng , kiểu cách ,
mầu sắc , nhưng đáng trách hơn cả là sự sao chép một cách nô lệ , lười biếng
của vua Lê Ngoạ Triều tạo một tiền đề lai căng cho những kiểu mẫu trang
phục về sau .
Tuy nhiên , trong những thời kỳ chế độ phong kiến ổn định , thì càng về
sau, trang phục cũng đã dần dần được quy định cho từng thành phần trong xã
hội ( vua , quan , dân ) cho mọi nghi thức , mầu sắc , hoạ tiết … trong trang
phục , ở từng giai đoạn , sự phân biệt mang tính chất giai cấp đã được hình
thành rõ rệt .
Trang phục từ 1945 đến nay :
Lịch sử đất nước có những thay đổi lớn lao : cách mạng tháng tám ( 1945 )
thành công rồi sau đó là cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống
Mỹ . Vào thời kỳ này , trong nhân dân , người già như trẻ lại . Họ mặc những

Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
15
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
bộ quần áo mới đi học , đi mít tinh lớp trẻ cảm thấy lớn lên , ghé vai đảm
đương công tác cách mạng . Nhiều người cắt áo the , khăn đóng , mặc áo cánh
hoặc sơ mi , gọn gàng hơn . Phụ nữ nhà giầu bớt diềm dúa , đi theo chị em lao
động làm việc công ích . Công nhân áo trắng , quần yếm xanh , nông dân
quần áo nâu mới . Đặc biệt lứa tuổi thiếu niên , nhi đồng ( nhất là các em ở
thành thị ) các em mặc đồng phục , tập chung hội họp , ca hát …bước đầu làm
xoá danh giới giữa con “ông chủ” , con “chị sen ”, con “ông đốc ”, con “anh
thợ ” của những ngày xa xưa .
Trang phục đàn ông :
Sau cách mạng tháng 8-1945 trang phục đàn ông ở thành thị được âu hoá
khá nhanh . Ở nông thôn còn trải qua quá trình lâu hơn mới có sự thay đổi căn
bản . Thông qua cuộc kháng chiến chống Pháp , mối quan hệ thành thị , nông
thôn được chan hoà đã thúc đẩy sự biến chuyển ấy . Nhiều thanh niên nông
thôn bắt đầu mặc áo sơ mi , quần âu , trong khi đó nhiều cán bộ xuất thân ở
thành thị cũ đã thường xuyên mặc quần áo nâu để dễ sâm nhập vào quần
chúng nông thôn .
Ở miền Bắc hoá từ năm 1954 phát triển chiếc áo vải ka-ki đại cán , bốn
túi , mặc ngoài ( kiểu áo Tôn Trung Sơn – Trung Quốc – đã được việt hoá
mùa rét , chiếc áo ka-ki đã có hai túi chéo , mầu tím thanh là vỏ áo chùm ra
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
16
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
ngoài một nền bông máy ô vuông rất phổ biến , phù hợp với cuộc sống lao
động và giai đoạn thời chiến . Những năm 1954-1975 ở miền Trung , trong
vùng tự do , trang phục của những người lao động không có gì thay đổi lắm .
Trong vùng tạm chiến , cách ăn mặc cũng không bị pha tạp nhiều . Đàn
ông , những người nhiều tuồi mặc áo dài the , áo sa tanh đen hay mầu lam , áo

gấm hoa hay chữ tho …vv…Quần trắng ống sớ . Đội khăn xếp , đi giầy da
láng hay giầy da đen . Một số mặc âu phục Trung niên , thanh niên mặc áo sơ
mi , áo vét tông thắt cavat , quần âu ( thường là mầu sáng ) , đi giầy da , hoặc
xăng đan , cắt tóc ngắn , rẽ ngôi , chải mượt . Mũ cát , mũ lưỡi trai .
Theo phong trào “híp-py” một số nam thanh niên mặc áo bằng vải xô , may
gần giống kiểu áo cánh rộng , cổ tròn trễ xuống ngực , xẻ tà , gấu dài quá
mông , thêu ở ngực , ở cửa tay và gấu áo … Tai và cổ đeo vòng đồng to .Mặc
quần bò “zin” sờn bac mầu , có khi vá miếng da ở đầu gối . Đi guốc gỗ to ,
mui bịt , gót hở đế cao từ 5cm đến 9cm xung quanh đóng đinh mũ bằng kim
loại hoặc sơn hoá chất mầu xanh, đỏ, hình vuông, tròn hoặc bầu dục. Tóc
chấm vai , để râu các kiểu .
Từ năm 1975 đến nay , đa số đàn ông mọi lứa tuổi trong cả nước đều
mặc quần âu ( thường gọi là quần tây ) : Kiểu quần âu này xuất sứ từ châu âu,
vào nước ta từ khi Pháp sang đô hộ. Quần âu ở Việt Nam cũng qua những
chặng đường thay đổi theo trào lưu của thế giới : Từ ống hẹp 18cm đến 20cm,
mông và đũng rộng, ở cạp quần có nhiều đường chiết . Đến năm 1938-1939,
ống quần rộng ra một chút , mông hẹp hơn . Năm 1950-1970 ống quần thanh
(ống đứng ) từ 20cm đến 22cm mông và đũng may sát gọn . Có thời kỳ một
số thanh niên quần ống bó khoảng 15cm (ống tuýp ) một số quần bó mông và
đùi bằng loại vải bò hay ka-ki trắng hoặc nhung kẻ , quần có túi nối sau
mông, kéo phéc mơ tuya hay đính nhiều khuy bằng đồng … Về áo , nam
giới thường mặc áo sơ mi may bó , ve cổ áo và măng sét to bản . Có người
tuổi trẻ mặc áo triết ly , có người mặc áo phông áo dệt kim 3 lỗ …vv… phong
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
17
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
phú về mầu sắc , đa dạng về kiểu may . Có người mặc áo hoa , loại vải mỏng .
Nhìn chung trang phục của đàn ông trong cả nước , nhất là ở thành thị , đã
được may theo các kiểu trang phục châu âu , xem ra cũng có phần gọn gàng ,
thuận tiện . Tuy vậy , với những đặc điểm khí hậu , thói quen thẩm mỹ , điều

kiện kinh tế …ở từng vùng Việt Nam , các loại trang phục đàn ông cũng đã
được cải tiến nhiều cho thích hợp . Điều thấy rõ là qua trang phục đàn ông ,
người ta không thấy còn sự cách biệt giữa các tầng lớp con người như trong
xã hội cũ nữa .
Trang phục phụ nữ :
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, trang phục của phụ nữ nông
thôn có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống vừa lao động sản xuất, vừa
chiến đấu. Chị em mặc gọn gàng: áo cánh nâu, cổ tròn hay cổ quả tim, trong
mặc áo lót không tay, quần đen bằng vải phin hay láng. Vấn khăn và chít khăn
vuông mỏ quạ. Những người thoát ly làm cán bộ mặc áo kiểu sơ mi đại cán,
tay thẳng, cổ hình cánh nhạn, áo thường may bằng vải màu xanh hòa bình hay
ka-ki màu xi-măng, màu be hồng. Búi tóc hoặc cặp tóc. Đi dép cao su đen.
Người nhiều tuổi thường mặc áo cánh ngắn hoặc áo kiểu bà ba, may sát eo, tà
rộng, thân dài, đường gấu cong hình vành lược. Cửa tay rộng. Cổ áo hình quả
tim hoặc cổ thìa, cổ vuông..., áo may bằng các loại vải mỏng như phin nõn,
lụa, pô-pơ-lin... Cán bộ, nhân viên cơ quan, xí nghiệp thường mặc áo sơ-mi
kiểu Hồng Kông, cổ bẻ, tay thụng. Hầu hết nữ thanh niên mặc áo sơ-mi chiết
eo hay kiểu Hồng Kông bó. Tay áo dài, cửa tay có măng sét to hoặc nhỏ, hoặc
tay lửng 3/4, hay áo cộc tay, vai bồng. Các kiểu cổ áo: hai ve, lá sen nằm, lá
sen đứng, lá sen vuông, một ve nhọn v.v... áo may bằng nhiều loại vải và
nhiều mầu sắc , điểm hoa hoặc kẻ ô , kẻ sọc . Nữ công nhân mặc bộ quần áo
bảo hộ lao động mầu tím than hay áo sơ mi trắng , quần tím than liền yếm .
Tóc cặp gọn lên cao , cắt ngắn hay uấn . Đội mũ lưới trai hay chùm bao tóc
bằng vải hoặc buộc chéo trên đầu chiếc khăn nhiều mầu . Chân đi giầy ba ta ,
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
18
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
giầy vải thấp cổ , hay dép cao su đen hoặc đi bốt áo bờlu ( blouse ) dài mầu
trắng , quần vải trắng , đội mũ tròn khi làm việc là trang phục của chị em
ngành y tế . Chị em mậu dịch viên mặc áo sơ mi cổ 2 ve , tay thẳng rộng ,

mầu xanh hoà bình hay mầu trắng Những ngày hội, ngày tết, bên cạnh những
bộ trang phục khỏe đẹp của lực lượng lao động sản xuất và chiến đấu, người
ta lại được thấy những chiếc áo dài đổi vai, thắt vạt, những dải thắt lưng hoa
lý, hoa đào và đặc biệt là những tà áo dài rực rỡ nhiều màu sắc của các cô gái
tung bay, với những chiếc nón trắng cầm tay. Những bộ trang phục phụ nữ ấy
toát lên tính chất nhẹ nhàng, thanh lịch của từ ngàn xưa đúc lại. Đồng thời còn
biểu hiện sức sống mạnh mẽ của vẻ đẹp truyền thống đã được bao đời gìn giữ
và phát triển, đã vượt qua được những thử thách của thời gian, chống trả lại
sự chi phối dồn dập của các kiểu mốt lai căng. Mặt khác vẫn có sự tiếp thu
những yếu tố mới lành mạnh, hài hòa, giản dị để tự khẳng định sự tồn tại và
thích nghi với cuộc sống hiện đại . Điều ấy rất đáng tự hào phụ nữ huế rất ít
khi dùng trang sức , một số người vẫn đeo kiềng vàng . Phấn son chỉ tô điểm
nhẹ khi cần thiết làm tôn vẻ đẹp tự nhiên của khuân mặt . Ở Nam Bộ , phụ nữ
lao động mọi lứa tuổi ở nông thôn thường vẫn đội khăn rằn , mặc quần áo bà
ba quen thuộc mầu đen và còn mặc thêm nhiều mầu khác nữa trắng , xanh ,
nâu , gụ , hoa … bằng nhiều loại vải , nhất là ly lông . Áo dài vẫn được sử
dụng kể từ năm 1954 chiếc áo dài Việt Nam đã được nhiều nữ sinh mặc đến
trường với kiểu tà rộng , eo thắt cổ cao có lót cứng , ống tay hẹp mỏng được
mọc ra ngoài một loại áo lót , cổ khoét rất sâu xuống , không tay , may liền
với quần sa-tanh đen . Những năm sau 1968, trong phong trào "mi-ni" chiếc
áo dài lại đổi dạng: tà áo rất hẹp, vạt ngắn đến đầu gối, cổ cao, vai nối chéo,
cánh tay áo ngắn, có tay rộng. Do xẻ tà cao, bên trong lại không mặc áo cánh
nên từ chỗ xẻ tà đến cạp quần thường hở cả lườn .
Áo dài may bằng các loại vải nội, vải ngoại đắt tiền với các màu trắng,
màu sáng, màu bồ quân, màu tím Huế... Thân và vạt áo có khi thêu hoa, thêu
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
19
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
rồng, thêu phượng. Nếu là vải hoa thì in đủ các cỡ hoa to, hoa nhỏ nhiều màu
sặc sỡ, hoặc các hình kỷ hà rối rắm. Phong trào mặc áo, váy đầm cũng song

song phát triển. Thời gian đầu (1954 - 1959) vẫn là các kiểu đơn giản như sơ-
mi cổ tròn, cổ bẻ, rồi không có ve cổ, cổ khoét sâu hình bầu dục, hình tròn,
kiểu cổ ngang, cổ vuông... Áo tay ngắn, tay phồng... may bằng vải trắng, vải
mầu hay vải hoa . Cuối cùng là những đôi giầy rất cao , rất thô và những đôi
guốc cũng rất cao , vượt qua 10cm , như những đôi cà kheo nặng nề . Đồ
trang sức phổ biến có vòng tay bằng nhựa nhiều mầu đeo ở cổ tay hay ở bắp
tay . Nhẫn phần nhiều đều gắn mặt đá nhiều mầu , cỡ lớn tay đeo vòng to . Cổ
đeo các vòng đồng hoặc các chuỗi hột to . Kính đeo mắt , gọng bằng nhựa ,
mắt kính càng ngày càng to ra với các hình tròn , hình chữ nhật , hình vuông ,
nhiều cạnh với các mầu xanh , tím nhạt , hồng nâu ..vv… Các mốt trang điểm
tất nhiên theo hướng phát triển của mốt trang phục . Càng về sau , mặt càng
đánh bự phấn . Môi son , má hồng đỏ chót . Mắt kẻ đậm nét , trên mi tô mầu
xanh hoặc nâu , tím , có người tô cả 2 mầu 3 mầu nối tiếp , cặp hàng lông mi
giả lông mày nhổ , để lạo một hàng chỉ nhỏ rồi vẽ cho đậm . Móng tay móng
chân đánh mầu , hồng , đỏ , thậm chí mầu nâu , tím , xanh , mầu nhũ bạc …
Từ ngày thống nhất đất nước đến nay , áo mặc của phụ nữ ba miền không còn
sự khác biệt nhiều nữa . Phụ nữ đứng tuổi ở thành thị , ngày thường mặc áo
cánh , áo bà ba , áo sơ mi , hồng kông áo sơ mi chiết ly … với các loại cổ .
Hình quả tim, cổ thìa , cổ vuông , hình chữ v , cổ cánh nhạn có hai ve … có
người mặc áo hai bên vạt trước hay ở ngực thêu , hoa thưa hoặc một vài hoạ
tiết . Gấu áo , cổ tay miệng túi , đường viền cổ. Có hình thức thêu hoa ở xung
quanh gấu áo hoặc ở bốn góc tà trước và sau . Vai áo tròn ( cắt liền vải ) áo
dài mầu trang nhã .
1.2.2 Trang phục thế giới :
Trang phục thế giới thời cổ đại :
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
20
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
Khoảng 6 nghìn năm trước Công Nguyên , người Ai Cập đã biết đến
quay sợi và dệt vải lanh mỏng hay vải bông là những vật liệu thông dụng

trong thời gian đó các tấm dài bằng len hay vải lanh được choàng quanh cơ
thể giữ tại vai bằng một nút buộc hay ghim và thường ôm quanh thắt lưng .
Đến cuối thời cổ đại quần áo đã được tạo dáng đẹp hơn nhưng nhìn
chung người cổ đại cắt may rất đơn giản . Váy hoặc áo chỉ là những miếng vải
vuông , chữ nhật hoặc hình tròn được khoét lỗ để chui đầu vào rồi được đính
ở bên sườn , sau lưng , buộc lại ở vai hoặc giữ các vạt bằng một dải dây lưng
buộc ở eo .
Trang phục thời trung cổ :
Thời trung cổ kéo dài từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII .Thủ công nghiệp
phát triển trong đó có nghề dệt . Nghề cắt may xuất hiện . Trang phục phát
triển . quần áo thời kỳ này vẫn tiếp tục kiểu dáng tương tự quần áo thời cổ đại
là rộng lụng thụng , nhưng nếu thời cổ đại chủ yếu mặc bằng phương pháp
quấn vải thì quần áo thời trung cổ đã bắt đầu cắt may để tạo dáng ,quần áo
thời kỳ này có vẻ kín đáo nặng nề .
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
21
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp

Đến cuối thời trung cổ trang phục có một bước tiến rõ nét về kỹ thuật cắt
may . Giai đoạn này thủ đô của trang phục thế giới là Byzantium của đế quốc
Đông Rô Ma . Các loại quần áo phương đông như khăn xếp quần dài và
những đồ trang sức tinh xảo đã hấp dẫn tới quý tộc phương tây vào khoảng
thế kỷ XII , quần áo thông dụng gồm 1 áo dài thắt ngang lưng , may sát vào
cơ thể và với các vạt chéo tạo ra bề rộng ở phần váy trang phục này được cả
phụ nữ và nam giới mặc . Phân biệt về giới trong trang phục chỉ thể hiện rất ít
ở chiều dài : Áo váy phủ dài toàn thân đối với nữ , dài đến gối hay ngang bắp
chân đối với nam .
Trang phục thời Phục Hưng:
Thế kỷ XV thời kỳ này con người được tự do vươn tới cái đẹp vẻ đẹp
hình thể của cơ thể người được tôn vinh . Đàn ông có 2 kiểu mặc chính một là

quần lửng , phồng , trang chí nhiều mầu , để chân trần từ ngang đùi trở xuống,
phía trên khoác chiếc áo choàng ngoài chỉ dài vừa đủ che hết chiếc quần lửng.
Hai là mặc chiếc quần bó sát để lộ rõ mọi đường nét đùi và mông . Mỗi ống
quần có thể một mầu trang chí táo bạo bằng cách đính vàng ngọc hoặc vải
mầu sặc sỡ ở những vị trí bất ngờ nhất .
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
22
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
Phụ nữ thời này mặc trong cùng 1 chiếc váy ôm eo bó sát cơ thể cổ
khoét rộng . Chiếc áo khoác ngoài không có tay nhưng khoét lỗ , thuận tiện
trong sử dụng .
Trang phục thế kỷ XVI quần áo thời kỳ này đắt tiền và lộng lẫy váy
khổng lồ tương phản với vóc dáng mảnh mai của phụ nữ trong suốt thời gian
này áo nịt ngực được ưa chuộng . Trang phục của cả nam và nữ đều có hình
dáng bó sát cơ thể . Cổ áo xếp nếp là đặc điểm thời trang nổi bật cả đàn bà
đàn ông đều mặc cổ áo như thế .
Đến cuối thế kỷ XVI kiểu áo Jac ket chẽn , mặc ngoài bằng da chỉ may
cho những người giầu . Nhìn chung đặc điểm trang phục giai đoạn này là cầu
kỳ , xa hoa quá khích , làm nhu mờ mất đi vẻ đẹp tự nhiên của con người .
Trang phục thế kỷ XVII : Quần áo thời kỳ này không thay đổi nhiều đến
giữa thế kỷ quần áo phát triển phong phú , trở thành dấu hiệu phân biệt giai
cấp , tầng lớp . Bộ tóc giả xuất hiện rồi dần dần chở nên rộng hơn , dài hơn ,
dầy hơn …vv… trở thành đặc trưng tiêu biểu của thời trang thế kỷ này .
Trang phục thế kỷ XVIII : trang phục thời kỳ này rất chú ý đến quan hệ
tỷ lệ và quan hệ đối lập . Những bộ áo váy nữ cổ khoét rộng , ngực bó sát và
nâng cao lên . Eo thắt càng nhỏ càng tốt để tạo dáng cho phần váy , người ta
thiết kế một cái khung đỡ vải , làm bằng vật liệu vừa đủ cứng và nhẹ bên
ngoài những xếp nếp cầu kỳ để tạo dáng .
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
23

Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp

Trang phục thế kỷ XIX :
Trang phục thời kỳ này phát triển rực rỡ ngày càng nhiều kiểu cách
phong phú đa dạng phức tạp .
Mốt – tên gọi riêng cho các kiểu quần áo mới đã hình thành rõ nét .
Đầu thế kỷ XIX váy nữ không tròn đều như thế kỷ trước mà phồng riêng phía
sau và đây cũng là trọng tâm trang chí đuôi váy phía sau càng dài càng tốt cổ
áo khoét sâu áo nịt ngực , nâng ngực xuất hiện trang phục thời kỳ này có mầu
sắc sặc sỡ .

Thời trang đàn ông bao gồm bộ comlê kiểu đuôi tôm , kèm áo gilê
được sản xuất từ sợi len . Dây đeo túi đồng hồ và dây truyền thành các trang
phục đi kèm . Cuối thế kỷ XIX trang trí quần áo được bổ xung thêm bằng các
trang phục như ví , túi sách găng tay . Các hình thêu tay trang trí trên quần áo
được ưa chuộng váy dần gọn lại và ngắn lên .
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
24
Khoá luận tốt nghiệp Khoa: Tạo dáng công nghiệp
Trang phục thế kỷ XX : Thời kỳ này bé trai bé gái có kiểu trang phục
khác nhau bé trai thường xuyên mặc quần ống túm với các nút ở dưới gối và
áo Jacket norfolk hay áo Jacket ngắn , cắt may không phức tạp . Tất cả đều ưa
chuộng áo cổ cứng .
Năm 1924 quần áo phụ nữ đã phát triển theo dạng thẳng , ngắn , thường
treo từ vai , đường eo rất thấp , váy ngắn phô bầy đôi chân của họ . Năm 1930
nhiều nhà may lớn đã bắt đầu sản xuất quần áo cho cả phụ nữ và đàn ông với
số lượng lớn .
Sau chiến tranh thế giới trang phục thời kỳ này phát triển theo xu
hướng thuận tiện trong sử dụng , cắt may đơn giản . xuất hiện các phong cách
mới : giản dị , công nghiệp , khác với phong cách cổ điển truyền thống cầu kỳ

phức tạp trước đây .
Nhìn lại thời trang phương Tây qua các giai đoạn ta thấy quần áo là
một trong những kênh phản ánh khá rõ nét về điều kiện sống và những đặc
trưng văn hoá xã hội của một cộng đồng . Do đó khi ngắm nhìn trang phục
dường như chúng ta thấy cả một thời đại .
1.3 Sơ lược các đề tài sáng tác thời trang :
1.3.1Trang phục công sở :
Bạn đừng coi thường những bộ trang phục đến công sở vì trang phục
công sở là cách thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn .
Trang phục công sở càng trở nên quan trọng hơn khi bạn làm việc trong
môi trường đòi hỏi yếu tố ngoại hình . Đối với váy thì kiểu váy chữ A là
thông dụng nhất đối với thời trang công sở dành cho phái nữ . Rất lịch sự ,
duyên dáng và thanh lịch đặc biệt có sự kết hợp với nhiều kiểu dáng áo : sơ
mi áo thun .
Khi chọn mua hay đặt may bạn cũng nên chú ý đến chiều dài của váy .
một chiếc váy phù hợp đó là khi chiều dài chỉ chấm gối hoặc dài trên gối một
Nguyễn Thị Thu Trang K12 Thời trang
25

×