Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em và thực tiễn áp dụng ở việt nam đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ THỦY

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN
TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ THỦY

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN
TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Hải Đăng

Hà Nội, năm 2016


1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoa
học TS. Mai Hải Đăng. Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo, các Thầy cô trong Bộ môn Luật Quốc tế - Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.

Hà Nôi, ngày

tháng
Tác giả

Lê Thị Thủy

2

năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn của tôi là công trình nghiên cứu độc lập
của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận văn hoàn
toàn trung thực. Những kết quả học nêu trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã

thanh toán các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

4

CHƢƠNG 1

11

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN TRẺ EM

11

1.1. Một số khái niệm

11


1.1.1. Trẻ em và quyền trẻ em

11

1.1.2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

12

1.2. Quy định pháp luật về quyền trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 15
1.2.1. Nguồn pháp luật

15

1.2.2. Quy định của pháp luật Quốc tế về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

18

1.2.3. Quy định pháp luật Việt Nam về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

26

CHƢƠNG 2

39

THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT
NAM

39


2.1. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay

39

2.1.1. Thực trạng về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định củ

uật

ảo vệ h m s

gi o

trẻ em n m 2

39

2.1.2. Tình hình về 4 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được bổ sung theo
quy định của uật Trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016)

49

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền trẻ em

51

1


2.2.1. Thực tiễn thi hành tại Việt Nam
2.2.2. Thực tiễn thi hành tại một đị phương


52
thể điển hình (Thành phố

Hải Dương, tỉnh Hải Dương)

57

CHƢƠNG 3

71

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM TẠI
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẢM
BẢO CÁC QUYỀN CỦA TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

3.1. Đánh giá thực trạng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở
Việt Nam

71

3.3.1. Một số ưu điểm

71

3.3.2. Một số tồn tại

72

3.2. Một số kiến nghị


78

3.3. Một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt ở Việt Nam

84

KẾT LUẬN

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

Ký hiệu
CRC

Công ước Quốc tế về quyền trẻ em

LĐ-TBXH


Lao động - Thương Binh và Xã hội

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immuno Deficiency Syndrome )

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human Immuno Deficiency Virus)

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

LHQ

Liên hợp quốc

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

QĐTTCP

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

ĐHQGHN


Đại học Quốc gia Hà Nội

HCĐB

Hoàn cảnh đặc biệt

TELT

Trẻ em lang thang

QĐTTCP

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

BLXH

Bạo lực xã hội

BVCSTE

bảo vệ, chăm sóc trẻ em

UBND

Ủy ban nhân dân

3


MỞ ĐẦU


1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của một gia đình mà còn là tương

lai, vận mệnh của một đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người” [1]. Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong suốt thời gian qua, Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, coi sự phát triển của trẻ em có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của
quốc gia, dân tộc.
Quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng,
được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia
và phát triển toàn diện. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn được hưởng
tất cả những quyền mà mọi trẻ em trên thế giới được hưởng, ngoài ra, nhóm
trẻ này còn được hưởng những đặc quyền, sự chăm sóc đặc biệt do các em
phải gánh chịu nhiều tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể chất.Vì vậy, xác
định quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm bảo đảm cho trẻ em không chỉ là
những người tiếp thu thụ động tình thương hay lòng tốt của bất cứ ai, mà trở
thành chủ thể của quyền.
Một trong các quy định quan trọng của pháp luật quốc tế về bảo vệ
quyền trẻ em là Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Với 54 điều khoản, Công
ước quốc tế này đã đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn
thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989 [2].
Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và phê
chuẩn. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Từ

4



hi tham gia Công ước, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh
thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và
pháp luật quốc gia. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, trẻ em Việt Nam nói
chung, nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn nói ri ng được Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội quan tâm một cách toàn diện hơn, thiết thực hơn.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt hó hăn là trẻ em có hoàn cảnh hông bình thường về thể chất
hoặc tinh thần, hông đủ điều iện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với
gia đình, cộng đồng.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn bao gồm 10 nhóm: trẻ em mồ
côi hông nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là
nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm
việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa
gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý;
trẻ em vi phạm pháp luật [2, Điều 1].
Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, trẻ em luôn giữ vai trò là chủ nhân tương
lai của đất nước, vì vậy, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm
không thuộc về cá nhân hay tổ chức nào đó mà là sự chung tay góp sức của
toàn xã hội. Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em, cần có những giải pháp
ngăn chặn, hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hó hăn. Đồng thời cần
có các biện pháp nhằm giúp đỡ các em đang trong hoàn cảnh đặc biệt hó
hăn hòa nhập với cộng đồng, có cuộc sống ổn định và có cơ hội thực hiện
quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ suy nghĩ tr n, em đã chọn đề tài “Các quy định của pháp
luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam đối với
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn” làm đề tài nghiên cứu.

5



2.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của

pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật
về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh hó hăn ở Việt Nam nói
chung và tr n địa bàn tỉnh Hải Dương nói ri ng.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của Pháp
luật quốc tế về quyền trẻ em và quy định của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ
em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn và thực tiễn áp dụng ở
Việt Nam. Tr n cơ sở đó, tác giả đánh giá, phân tích những tác động của các
quy định tr n đến thực trạng về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn ở Việt
Nam hiện nay.
Do thời gian có hạn cũng như những yêu cầu về nội dung, chất lượng
của chương trình đào tạo thạc sĩ, học viên không thể nghiên cứu hết những
quy định của Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt hó hăn, quy định của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và
thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, tác giả xin nghiên cứu sâu về thực trạng áp
dụng những quy định của pháp luật Vệt Nam về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại một địa phương điển hình, cụ thể là địa
bàn Thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương).
Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương hông phải là một địa phương
có những “điểm nóng” của các vấn nạn về trẻ em như buôn bán trẻ em, trẻ em
bị bạo hành như một số địa phương hác ở các tỉnh vùng biên, vùng sâu, vùng
xa. Tuy nhiên, qua một số cuộc kiểm tra, khảo sát thực tế về công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa phương này, học viên nhận thấy điểm nổi

bật của Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương là việc thực hiện rất tốt công

6


tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tại địa phương này đặc biệt quan tâm và
luôn chú trọng đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vì vậy, học
viên quyết định chọn địa bàn Thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) để
nghiên cứu.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là đánh giá chính sách, pháp luật của
Việt Nam tác động đến của quyền nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên
phạm vi cả nước và đánh giá chính sách an sinh ã hội của Thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tr n địa
bàn Thành phố. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả sẽ tập trung vào các nhiệm
vụ sau:
- Phân tích các quy định pháp luật quốc tế, quy định của pháp luật Việt
Nam về về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn ở Việt Nam nói
chung và tr n địa bàn tỉnh Hải Dương nói ri ng.
- Phân tích thực trạng việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt hó hăn tr n địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
hó hăn ở Việt Nam nói chung và tr n địa bàn tỉnh Hải Dương nói ri ng.
4. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều các công trình nghiên cứu liên quan
đến vấn đề quyền con người nói chung, quyền trẻ em và đặc biệt là quyền của
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn, nghi n cứu trên phạm vi và cách tiếp
cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau bao gồm cả sách, báo, tạp chí,luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, có thể kể đến

một số công trình tiêu biểu như:“Tìm hiểu về quyền con người”, được các
chuy n gia hàng đầu của tổ chức Mạng lưới an ninh con người, do Wolfgang
7


Benedek là chủ bi n, được Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu quyền con người
và dân chủ châu Âu (ETC), ấn hành tại thành phố Graz (Áo), năm 2006;
“Giới thiệu hệ thống quyền con người”: tác giả Wolfgang Benedek, Trung
tâm Đào tạo và nghiên cứu quyền con người và dân chủ châu Âu (ETC) và
Trường Đại học Graz; “Quyền trẻ em”, Trung tâm nghiên cứu quyền con
người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000; “Quyền của
phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam”,
do Văn phòng quốc hội, NXB Chính trị quốc gia, 2003; “Pháp luật quốc gia
và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương”, của Hội
luật gia Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2007vv ...
Cũng li n quan đến đề tài về quyền trẻ em đã có nhiều công trình nghiên cứu
dưới giác độ là luận văn thạc sĩ, một số công trình tiêu biểu có thể kể đến là:
“Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, do
Lê Thị Nga, Khoa Luật, ĐHQGHN (2002); “Thực hiện pháp luật về bảo vệ
quyền trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, do Đỗ Thị Oanh, Khoa
Luật, ĐHQGHN (2014); “Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ
quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, do Nguyễn
Thị Huyền, Khoa Luật, ĐHQGHN (2012); “Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
ở Việt Nam hiện nay”, do Lê Thị Phương Nga, Khoa Luật, ĐHQGHN (2008);
“ Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về
quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay”, do Lê
Thị Vân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2008); “Bảo vệ
quyền trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật”, do Lâm Thị
Phương Thanh, Khoa Luật, ĐHQGHN (2009); “Quyền trẻ em trong giai đoạn
xây dựng nhà nước pháp quyền: những đảm bảo pháp lý”, do Phan Thị Lan

Phương, Khoa Luật, ĐHQGHN (2015); “Quyền trẻ em trên báo in hiện nay”,
do Nguyễn Thu Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

8


ĐHQGHN (2014); “Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng,
chông bạo lực gia đình”, do Nguyễn Thanh Hương, Khoa Luật, ĐHQGHN
(2014); “Nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn
miền núi tỉnh Nghệ An”, do Ngô Thị Kiều Trang, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (2016); “Bảo đảm quyền trẻ em sống chung
và bị ảnh hưởng bởi HIV/AID ở Việt Nam”, do Lê Thị Hà, Khoa Luật,
ĐHQGHN (2014); “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – lý luận và thực tiễn” của
nhóm sinh viên Ngành Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật, Thành phố
Hồ Chí Minh; “Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn cấp xã – Nền tảng triết lý và những bài học rút ra” của tác giả
Nguyễn Thu Trang, Bộ môn Công tác xã hội, Trường Đại học, Khoa học xã
hội và Nhân văn, ĐHQGHN; “Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của
các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do
Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) nghiên cứu; tác giả Nguyễn
Đăng Dung, cũng có nghi n cứu “Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố
tụng hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà (2011); Phạm Thị Hải Hà (2012) với
nghiên cứu “Qui định của nhà nước trong khám, chữa bệnh chotrẻ em lý luận,
thực trạng, giải pháp”,Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công,Học viện
Hành chính Quốc gia vv…
Những công trình nghi n cứu tr n về quyền con người, quyền trẻ em,
đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn đã phân tích một cách sâu
sắc, toàn diện các vấn đề lý luận về quyền trẻ em, đánh giá thực trạng những
qui định hiện hành, tình hình thực hiện pháp luật đối với các quyền trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt hó hăn ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu cũng đã
đưa ra đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
hăn ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay .v.v...

9


Tr n cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây, tác giả muốn tiếp tục
nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về quyền trẻ em,
đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hó hăn ở Việt Nam nói chung và cụ
thể là thực trạng và thực tiễn áp dụng tr n địa bàn tỉnh Hải Dương, để từ đó
đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa tr n cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –L nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước li n quan đến vấn đề nghi n cứu, đồng thời luận văn cũng s dụng các
phương pháp nghi n cứu cụ thể như phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh,
hảo sát thực tế.
Đồng thời tác giả cũng s dụng phương pháp thống kê, hệ thống hoá
các số liệu cũng như văn bản có li n quan để Luận văn có sức thuyết phục,
mang lại ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
nôi dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền trẻ em, qui định pháp luật
về quyền trẻ em
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt ở Việt Nam
Chương 3: Đánh giá thực trạng, thực thi pháp luật về quyền trẻ em tại
Việt Nam và một số kiến nghị, đề xuất giải pháp góp phần đảm bảo các quyền

của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

10


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM, QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Trẻ em và quyền trẻ em
Theo quy định của pháp luật quốc tế khái niệm trẻ em được hiểu là:
“mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đó
quy định tuổi thành niên sớm hơn” (Điều 1, Phần I, Công ước Quốc tế về
quyền trẻ em).
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm trẻ em có sự khác nhau về độ tuổi
song trẻ em trước hết là một con người và được hưởng mọi quyền như đã
được n u ra trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất
cứ một sự phân biệt đối x nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn
giáo, chính kiến hoặc quan điểm hác, địa vị, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài
sản, dòng dõi hoặc mối tương quan hác. Nhưng trẻ em lại là người chưa
trưởng thành nên có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và bày tỏ quan
điểm, chính kiến của mình về mọi vấn đề li n quan đến bản thân mình. Bên
cạnh đó, có thể ngầm hiểu rằng khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt Nam
hẹp hơn hái niệm người chưa thành ni n, bởi người chưa thành ni n bao
gồm cả trẻ em và những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cụ thể:
“Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có
thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [2, Điều
1].
Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi [3, Điều 1]; “Trẻ em là
người dưới 16 tuổi” [4, Điều 1]. Bộ luật Dân sự 2005, tại điều 18 qui định:

Người từ đủ 18 tuổi trở l n là người thành ni n, người chưa đủ 18 tuổi là
người chưa thành ni n, Bộ luật Hình sự 1999 s a đổi, bổ sung năm 2015 quy
11


định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm [5, Điều 12]. Bộ luật Lao động 1994 (s a đổi bổ sung năm 2001, 2006,
2007, 2013) quy định người lao động chưa thành ni n là người lao động dưới
18 tuổi (Điều 119), khái niệm trẻ em được hiểu là người chưa đủ 15 tuổi
(Điều 120). Luật X lý vi phạm hành chính năm 2013 quy định tuổi chịu
trách nhiệm hành chính “Là người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị x phạt vi
phạm hành chính”.
“Quyền trẻ em hay quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là tất cả những
gì cần có để trẻ em được sống và phát triển một cách toàn diện, lành mạnh và
an toàn” [6, Tr 36].
1.1.2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, hông đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ
bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng (Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em); Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm: trẻ em mồ
côi hông nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là
nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải lao
động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa
gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy;
trẻ em vi phạm pháp luật (Điều 40 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
2004).
Theo tổ chức UNICEF, trẻ em có HCĐB là một khái niệm dùng cho
các em sống trong một hoàn cảnh, vì một lý do nào đó mà việc đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của các em bị hạn chế.
Từ định nghĩa tr n ta có thể thấy trẻ em có HCĐB có những đặc điểm

sau:
- Thể chất và tinh thần hông bình thường (đó là đối với các trẻ em có

12


khuyết tật về thể chất, tinh thần)
- Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình
và cộng đồng
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm các đối tượng sau [7]:
1. Trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi: là những trẻ em mà cả cha lẫn mẹ
đã qua đời, không có họ hàng thân thích, hoặc là những trẻ em mà cha hoặc
mẹ qua đời, người còn lại đã mất tích hoặc không có khả năng nuôi trẻ em; và
trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi hông có sự chăm sóc của cha mẹ. (Trẻ em được nhận
làm con nuôi thường không phải tất cả là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc
nhận con nuôi là một trong những biện pháp để hỗ trợ các em mồ côi hoặc các
em bị bỏ rơi)
2. Trẻ em bị xâm hại tình dục: bao gồm trẻ em bị lạm dụng tình dục, bị
cưỡng hiếp, hoặc bị lạm dụng bởi các hành vi dâm ô...; trẻ em bị bóc lột tình
dục với mục đích thương mại (mại dâm, du lịch tình dục, văn hóa phẩm đồi
trụy trẻ em, trẻ em bị buôn bán).
3. Trẻ em đường phố/Trẻ em vô gia cư/Trẻ em phải làm việc xa gia
đinh: Ở Việt Nam, khái niệm trẻ em đường phố được định nghĩa gồm bốn
nhóm sau đây: a) trẻ em bỏ nhà và sống tr n đường phố, những khu vực công
cộng như trong công vi n, dưới gầm cầu ở các thành phố mà không có bố mẹ
hoặc người giám hộ chăm sóc; b) trẻ em từ các gia đình di cư l n thành phố,
sống và kiếm sống tr n đường phố, các khu công cộng cùng với cha mẹ các
em, hoặc chỉ cùng với cha hoặc mẹ; c) trẻ em làm việc tr n đường phố nhưng
sống tại nhà với bố mẹ hoặc người giám hộ; và d) trẻ em do hoàn cảnh kinh tế
hó hăn phải bỏ nhà đến sống và kiếm sống tr n đường phố, những khu vực

công cộng như công vi n, gầm cầu ở các thành phố mà không có cha mẹ hoặc
người giám hộ.

13


4. Trẻ em phải lao động trong môi trường độc hại và nguy hiểm: Theo
Công ước 182 của Tổ chức Lao động thế giới ILO, lao động trong điều kiện
môi trường độc hại và nguy hiểm là những công việc mang tính chất gây hại
cho sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em (ví dụ như làm việc trong môi
trường nguy hiểm, tham gia vào những công việc bất hợp pháp như buôn bán
chất ma túy, những công việc quá sức và nặng nhọc với độ tuổi của trẻ em…
5. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Khái niệm trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS rộng hơn so với khái niệm trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Các văn
kiện quốc tế định nghĩa “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” là: trẻ em bị
nhiễm HIV dương tính; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do các em bị mất
cha hoặc mẹ hoặc gia đình các em bị ảnh hưởng hậu quả nghiêm trọng (trẻ em
mồ côi và trẻ em sống trong những gia đình có người nhiễm) và những trẻ em
có nguy cơ nhiễm HIV cao).
6. Trẻ em lạm dụng chất ma túy: là trẻ em s dụng ma túy trái phép và
những em nghiện ma túy.
7. Người chưa thanh niên vi phạm pháp luật: là tất cả những người
dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc bị cáo buộc là có hành vi vi
phạm pháp luật hành chính hoặc hình sự.
8. Trẻ em khuyết tật: là trẻ em có khuyết tật thể chất hoặc tâm thần, trẻ
em khuyết tật cũng bao gồm đối tượng trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh, hoặc
những em bị khuyết tật do tai nạn, ốm đau và bị tiếp xúc với hóa chất độc.
9. Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học
Là nạn nhân bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh do di chứng di truyền từ bố
mẹ bị nhiễm chất độc hóa học hoặc bị tiếp xúc với chất độc hóa học gây ra

những tổn hại nặng nề về sức khỏe, tinh thần.

14


1.2. Các quy định pháp luật về quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.2.1. Nguồn pháp luật
Luật quốc tế về quyền con người có thể hiểu là hệ thống các quy tắc,
ti u chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế ác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền
và tự do cơ bản cho mọi thành vi n của cộng đồng nhân loại [8, Tr 131]. Mặc
dù hiện nay vẫn còn một số tranh cãi nhất định, song về cơ bản nguồn của
Luật quốc tế nói chung, trong đó có nguồn của Luật quốc tế về quyền con
người, những nguồn sau thường được viện dẫn hi giải thích, tuy n truyền,
phổ biến, giáo dục.
1. Các điều ước quốc tế, chung hoặc ri ng, đã quy định về những
nguy n tắc được các b n đang tranh chấp thừa nhận;
2. Các tập quán quốc tế;
3. Nguy n tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;
4. Các án lệ (các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế) và quan điểm
của các chuy n gia pháp luật có uy tín cao.
B n cạnh đó, các quy định của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, quyền
trẻ em có có hoàn cảnh đặc biệt có thể ể đến là:
Tuyên bố Giơnevơ (năm 1924) về quyền trẻ em. Sau Tuyên bố Giơnevơ
(năm 1924) về quyền trẻ em được Hội Quốc liên thông qua thì vấn đề “quyền
trẻ em” chính thức được đề cập.
Trong Tuy n bố này, vấn đề quyền trẻ em được liệt

cụ thể theo 5

nhóm quyền như: (1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả về

thể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị,
trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi và
lang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc; (3) Khi ảy ra tai họa,
trẻ em là người đầu ti n được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em phải có
quyền được iếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột;
15


(5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng
phải phục vụ cho đồng bào mình.
Năm 1948, Li n Hợp quốc thông qua Tuy n ngôn thế giới về quyền
con người, trong đó đã hẳng định “Mọi người đều được hưởng tất cả các
quyền và quyền tự do, mà hông có bất ỳ sự phân biệt nào, như về chủng
tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính iến, gốc gác dân tộc hoặc ã
hội, tài sản, nơi sinh hoặc bất cứ một thực trạng nào hác”. Trẻ em được thừa
nhận là chủ thể được thừa hưởng đầy đủ các quyền con người, được bình
đẳng như các thành vi n trong ã hội hác.
Năm 1959, Li n Hợp quốc ra Tuy n bố thứ hai về quyền trẻ em. Tuy n
bố năm 1959 ế thừa và phát triển nội dung của Tuy n bố Giơnevơ năm 1924,
hẳng định rằng: Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có
sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý thích hợp,
trước cũng như sau hi sinh. Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em những
điều tốt đẹp nhất. Tuy n bố năm 1959

u gọi các bậc cha mẹ, đàn ông và

phụ nữ với tư cách là những cá nhân,

u gọi các tổ chức tình nguyện, giới


cầm quyền địa phương và chính phủ các nước công nhận những quyền của trẻ
em và phấn đấu để thực hiện bằng luật pháp và những biện pháp hác theo 10
nguy n tắc và những nguy n tắc này như là 10 nhóm quyền cơ bản của trẻ
em.
Năm 1989, Li n Hợp quốc đã thông qua Công ước về quyền trẻ em
(CRC). Lần đầu ti n trong lịch s loài người, một văn bản quốc tế đề cập toàn
diện về quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng, toàn diện và mang tính
pháp lý cao, làm cơ sở cho việc thúc đẩy chăm sóc và bảo vệ các quyền trẻ
em tr n thực tế. Một tập hợp các quyền trẻ em tr n tất cả các lĩnh vực đã được
CRC ghi nhận, bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu
quả; được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã

16


hội. CRC gồm 54 điều hoản với nội dung quy định các quyền dân sự, chính
trị, inh tế, văn hóa, n u rõ các nguy n tắc, các quyền hác nhau, các cơ chế
theo dõi và thực hiện.
Không chỉ đề cập đến trẻ em nói chung, CRC còn đề cập đến việc bảo
vệ quyền của những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (gồm: trẻ em tàn tật,
lang thang cơ nhỡ, bị ảnh hưởng của ung đột vũ trang...). Đồng thời, CRC
ác định những biện pháp nhằm óa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghi m
trọng cuộc sống của nhiều trẻ em như bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao
động, ảnh hưởng của chất ma túy và bị buộc phải tham gia vào các cuộc ung
đột vũ trang... CRC được coi là văn iện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện
nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay. Để bổ sung cho CRC, Li n
Hợp quốc còn thông qua hai Nghị định thư bổ sung, đề cập đến việc cấm s
dụng trẻ em trong các cuộc ung đột vũ trang và cấm buôn bán trẻ em, mại
dâm trẻ em và văn hóa phẩm hi u dâm trẻ em (Việt Nam đã ph chuẩn 2
Nghị định thư này). Đến nay, đã có hơn 80 văn iện quốc tế li n quan đến

quyền trẻ em được ban hành để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em như: Hướng
dẫn của Li n Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành ni n,
gọi tắt là Hướng dẫn Riát (1990); Quy tắc của Li n Hợp quốc về Bảo vệ
người chưa thành ni n bị tước quyền tự do (1990); Tuy n bố thế giới về sự
sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em (1990). Tuy n bố về chống bóc lột
tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Chương trình hành động
chống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Công ước
182 về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất và Khuyến nghị 190 về loại bỏ những hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất (1999); Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng
trị tội phạm buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước Lahay về bảo
vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế (1993);...

17


Như vậy, đến những năm cuối thế ỷ XX, các chương trình về bảo vệ
trẻ em của UNICEF mới bắt đầu tiếp cận theo “nhóm đối tượng” để đáp ứng
nhu cầu của các nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, trong đó tập trung vào
một số nhóm trẻ em bị những hình thức gây tổn hại chính là: bóc lột, ngược
đãi, bỏ rơi và bạo lực. Đến năm 2003, việc tiếp cận bảo vệ trẻ em theo “nhóm
đối tượng” được chuyển hướng sang hình thức bảo vệ theo cách “tiếp cận hệ
thống” - nghĩa là giải quyết đồng bộ các vấn đề li n quan đến tất cả các nhóm
trẻ em, trong đó việc ây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em và
thúc đẩy “hệ thống bảo vệ trẻ em” được coi là ưu ti n hàng đầu.
1.2.2. Quy định của pháp luật Quốc tế về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em có 54 Điều, trong đó có rất điều,
khoản quy định rõ các quyền dành cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất và tinh thần, hông đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản
và hòa nhập với gia đình và cộng đồng (có hoàn cảnh đặc biệt):

Trẻ em mồ ôi không nơi nương tự
Để nhóm trẻ hông có bố mẹ hoặc vì lý do nào đó mà hông được sống
cùng bố mẹ, gia đình nhận được trợ giúp từ Nhà nước, các tổ chức ã hội
hoặc cá nhân, Điều 20, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em đã đưa ra các giải
pháp: “Một trẻ em, tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình
của mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà không
được phép tiếp tục ở trong môi trường gia đình, có quyền được hưởng sự bảo
vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước” (Khoản 1); “Các quốc gia thành vi n
phải cho các trẻ em như thế được hưởng sự chăm sóc thay thế tương ứng,
phù hợp với pháp luật quốc gia (Khoản 2); “Sự chăm sóc như thế có thể bao
gồm nhiều hình thức, chẳng hạn như g i nuôi, hình thức Kafala theo luật Hồi
giáo, việc nhận làm con nuôi, hoặc nếu cần thiết, g i vào những cơ sở chăm

18


sóc trẻ em thích hợp. Khi cân nhắc các giải pháp, phải quan tâm thích đáng
đến mong muốn nuôi dạy trẻ em lâu dài cũng như đến nền tảng dân tộc, tôn
giáo, văn hóa và ngôn ngữ của đứa trẻ” (Khoản 3).
Đồng thời, để tạo hành lang pháp lý cho những giải pháp tr n, Điều 21,
Công ước Quốc tế đã quy định “Các quốc gia thành vi n mà thừa nhận hoặc
cho phép việc nhận làm con nuôi phải bảo đảm rằng những lợi ích tốt nhất
của trẻ em là mối quan tâm cao nhất trong vấn đề này” và phải bảo đảm việc
nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được tiến hành với sự cho phép của những cơ
quan có thẩm quyền, phù hợp với pháp luật và các thủ tục và tr n cơ sở các
thông tin thích hợp và đáng tin cậy; việc cho trẻ em ra nước ngoài làm con
nuôi có thể coi như một biện pháp thay thế để chăm sóc trẻ em, nếu như đứa
trẻ đó hông thể g i gắm được cho một gia đình chăm nom hay được một gia
đình nhận nuôi, hoặc hông thể nhận được sự chăm sóc bằng bất cứ cách thức
thích hợp nào hác tại nước nguy n quán; trẻ em được người nước ngoài nhận

làm con nuôi cũng được hưởng những sự bảo vệ và điều iện tương đương
theo các quy định hiện hành của việc làm con nuôi trong nước; việc nhận con
nuôi hông dẫn đến sự trục lợi hông chính đáng về tài chính của những
người li n quan trong việc nhận con nuôi; việc đưa trẻ em sang nước hác
làm con nuôi do những cơ quan hay bộ phận có thẩm quyền tiến hành.
Trẻ em khuyết tật tàn tật
Theo Điều 23, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em thì tất cả trẻ em bị
huyết tật, tàn tật tr n th giới (về tinh thần hay thể chất) đều có quyền được
nhận sự giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt, được hưởng một cuộc sống đầy đủ, bảo
đảm phẩm giá và được tạo cơ hội để có thể tham gia vào cộng đồng.

19


Ngoài ra, quyền trẻ em huyết tật, tàn tật còn được bảo vệ theo Công
ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (có hiệu lực từ ngày 3 tháng 5
năm 2008). Đây là công ước quốc tế về nhân quyền đầu ti n của thế ỷ 21,
đồng thời cũng là công cụ luật pháp đầu ti n bảo vệ toàn diện quyền của
người huyết tật, đồng thời ác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận
theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền.
Trẻ em bị xâm hại tình d c
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Lạm dụng tình dục” là “sự
tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó hông có ý
thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt
động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham
gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các
quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mỹ tục của xã hội.” Bóc lột tình
dục” thương mại đối với trẻ em bao gồm việc lôi éo đứa trẻ đó vào các hoạt
động mại dâm, khiêu dâm, và buôn bán trẻ em.
Điều 34 của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em có qui định rõ trách

nhiệm của các quốc gia thành vi n: “ các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ
trẻ em chống mọi hình thức bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục. Vì mục
đích này, các quốc gia thành viên phải thực hiện đồng bộ các giải pháp song
phương và đa phương thích hợp để ngăn ngừa:
Còn trong Chương trình nghị sự Stoc holm, năm 1996, Tuy n bố
Yo ohama, năm 2002 và Cam ết khu vực và Chương trình hành động của
khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương đối với bóc lột tình dục thương mại
trẻ em, Uỷ ban Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đã đưa ra các giải pháp tích
cực như:

20


Xây dựng độ tuổi tối thiểu cho phép tham gia hoạt động tình dục, nghĩa
là nếu dưới ngưỡng tuổi đó trẻ em được coi là quá trẻ hoặc chưa phát triển
đầy đủ về mặt tâm sinh lý để có thể chấp thuận tham gia vào bất cứ hoạt động
tình dục nào. Ủy ban Liên hiệp quốc về quyền trẻ em nhấn mạnh rằng việc
giới hạn độ tuổi cần phải cân nhắc dựa trên các nguyên tắc tôn trọng khả năng
phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ em cũng như vì lợi ích, sức khoẻ và
sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chiến lược phát hiện các nạn nhân trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình
dục: cảm giác xấu hổ và sợ hãi của những kẻ phạm tội thành ni n thường làm
cho các nạn nhân trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục miễn cưỡng nói ra
tình trạng của mình và yêu cầu giúp đỡ. Thậm chí, chúng ta rất khó có thể tiếp
cận được những trẻ em tham gia vào các hoạt động mại dâm và những trẻ em
từng bị buôn bán và đang bị ép buộc tham gia vào các hoạt động mại dâm.
Những trẻ em này rất sợ cảnh sát hoặc các cán bộ chức trách và có thể trốn
tránh tiếp xúc với các cán bộ y tế hoặc cán bộ làm công tác xã hội. Trong
những trường hợp này, cần phải có những biện pháp đặc biệt để phát hiện và
tiếp cận với các nạn nhân trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục. Đồng thời,

nhân viên cảnh sát, cán bộ làm công tác lao động xã hội, bộ đội biên phòng và
các cán bộ chức trách tiếp xúc với các trẻ em bị bóc lột tình dục hoặc bị buôn
bán cần phải được tập huấn các kỹ năng.
Truy tố kẻ phạm tội lạm dụng và bóc lột tình dục: các biện pháp hữu
hiệu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo bất kỳ cá nhân nào tham gia vào
các hình thức lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em sẽ bị truy tố và chịu các
hình phạt thích đáng.
Cùng với công tác điều tra và truy tố kẻ phạm tội lạm dụng và bóc lột
tình dục trẻ em kể trên, cần phải có những biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ sự
an toàn và thông tin về nạn nhân trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục (đặc
biệt là trong trường hợp hành vi bóc lột tình dục có quy mô và có tổ chức), và
21


×