Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích nội dung cơ bản trong quy định của pháp luật quốc tế về tội phạm rửa tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.58 KB, 18 trang )

BÀI LÀM
1. Phân tích nội dung cơ bản trong quy định của pháp luật quốc tế về tội

phạm rửa tiền?
1.1. Khái quát chung về tội rửa tiền.
• Định nghĩa.
Liên quan đến vấn đề này có rất nhiều định nghĩa khác nhau.
Theo định nghĩa thơng thường thì rửa tiền được coi là “hành vi biến đổi
các khoản thu nhập nhằm che đậy nguồn gốc phi pháp nguyên thủy của chúng”.
Còn theo FATF (Đặc nhiệm chống rửa tiền quốc tế) thì rửa tiền được hiểu là
“một quá trình chuyển đổi doanh thu từ các hoạt động bất hợp pháp thành các
nguồn vốn hợp pháp”. Giáo sư Byung Ki Lee, Viện nghiên cứu hình sự Hàn
Quốc lại cho rằng rửa tiền cũng có thể là “hành vi của bọn tội phạm biến đổi
các đồng tiền bất hợp pháp thành đồng tiền hợp pháp.”
Tuy nhiên cách hiểu rõ nhất và đầy đủ nhất đó là theo Công ước Vienna
năm 1988 về chống buôn bán chất gây nghiện và Công ước Plermo về chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 của Liên hợp quốc. Công ước Viên
1988 lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm về rửa tiền và có quy định bắt buộc các
quốc gia thành viên quy định là hành vi tội phạm trong pháp luật nước mình.
Khái niệm này được nêu dưới dạng liệt kê các hành vi cấu thành. Theo đó, rửa
tiền là “Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó
thu được từ buôn bán ma tuý hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội với
mục đích che dấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người thực hiện các hành vi trên
trốn tránh trách nhiệm pháp lý các hành vi của mình; Hành vi che dấu hoặc
nguỵ trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển
nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến tài sản mà biết rõ là
tài sản do phạm tội bn bán ma t mà có; Hành vi mua, tàng trữ hoặc sử
dụng tài sản”.(Điều 3)


Các văn bản pháp lý quốc tế về phòng, chống rửa tiền.


- Chương trình Liên hợp quốc về Kiểm sốt ma túy (UNDCP), Cơng ước
Viên năm 1988;

1
BÀI TẬP NHĨM THÁNG

LỚP N03.NHĨM 8


- Cơng ước Pa-léc-mơ năm 2000: Hình sự hóa hành vi rửa tiền; quy định
tội phạm nguồn; xây dựng các biện pháp phịng ngừa; hợp tác trao đổi thơng tin;
- Công ước của Liên hợp quốc về chống tài trợ cho khủng bố năm 1999 và
các nghị định thư kèm theo: hình sự hóa chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức khủng
bố và các hành vi khủng bố;
- Các nghị quyết của hội đồng bảo an Liên hợp quốc về việc trừng trị
những tổ chức, cá nhân khủng bố;
- 49 Khuyến nghị về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố của lực
lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF);
- Điều khoản tham chiếu của APG.


Các tổ chức chống rửa tiền trên thế giới.
- Liên hợp quốc.
- Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
- Các tổ chức quốc tế khác.
Theo đánh giá gần đây nhất, hoạt động rửa tiền được xem là có giá trị
đứng thứ 3 trên thế giới sau kinh doanh dầu mỏ và bn bán vũ khí. Theo đánh
giá của Phịng Thương mại Quốc tế (ICC) có trụ sở chính tại Paris, thì doanh số
hoạt động rửa tiền lên đến 1.100 tỷ USD/năm, chiếm 2% GDP toàn cầu. Theo
bản báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD Organization For Economic Cooperation And Development) thì doanh số nền

kinh tế đen của Anh chiếm xấp xỉ 7% GDP, ở Mỹ xấp xỉ 9%, Đức 10% trong khi
Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha gần 25% GDP. Ở Nga và các quốc gia Trung, Đông
Âu dự đoán doanh số của nền kinh tế đen lên đến 50% GDP1.
Như vậy, hành vi rửa tiền được xem là một tội phạm “khơng biên giới” có thể xảy ra từ khi bắt đầu đến kết thúc liên quan đến nhiều quốc gia, muốn
chống lại hành vi rửa tiền hiệu quả, phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các
quốc gia.

Nội dung cơ bản trong quy định của pháp luật về tội rửa tiền
• Hành vi khách quan.

1.2.

1 Vũ Duy Cương, “Rửa tiền - Một tội phạm quốc tế điển hình”, Tạp chí khoa học pháp lí, Trường đại

học luật TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2002

2
BÀI TẬP NHĨM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


Rửa tiền là hành vi rất nguy hiểm. Nó khơng chỉ gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các nền kinh tế mà cịn có những ảnh hưởng đến an ninh từng quốc
gia, tác động nghiêm trọng đến sự trong sạch và hồn chỉnh của hệ thống tài
chính tồn thế giới. Theo Điều 6 Công ước Plarmo những hành vi khách quan
sau sẽ được coi là phạm tội rửa tiền:
Những hành vi phạm tội do cố ý:
i)


Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản mặc dù biết rằng tài sản đó là do phạm tội
mà có nhằm mục đích che đậy hoặc che dấu tính chất bất hợp pháp đích thực
của tài sản hoặc nhằm tiếp tay cho người có liên quan đến việc thực hiện tội
phạm chính lẩn tránh những hệ qủa pháp lý của hành vi phạm tội;

ii) Che đậy hoặc làm thay đổi bản chất đích thực, nguồn gốc, nơi cất giữ, việc định

đoạt, vận chuyển của tài sản hoặc quyền sở hữu hay những quyền khác có liên
quan đến tài sản mặc dù biết rằng tài sản đó là do phạm tội mà có;
Những hành vi được quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia:
i)

Mua, cất giữ hoặc sử dụng tài sản mặc dù vào thời điểm nhận được tài sản biết

ii)

rằng tài sản là do phạm tội mà có;
Tham gia thực hiện một trong những hành vi tội phạm theo quy định tại điều
này hoặc tham gia vào mọi hình thức liên kết, thỏa thuận, ý đồ hoặc âm mưu
phạm tội bằng cách hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện hành
vi tội phạm đó.
• Tội phạm nguồn của tội rửa tiền.
Tội phạm nguồn của tội rửa tiền là hành vi phạm tội chính, từ đó đã tạo ra
những đồng tiền mà khi sử dụng đã được rửa thì sẽ dẫn tới hành vi phạm tội rửa
tiền. Trong điều kiện của mình, Cơng ước Viên chỉ quy định về các tội phạm
nguồn của tội bn bán bất hợp pháp chất ma túy. Vì vậy, những hành vi phạm
tội không liên quan đến buôn bán bất hợp pháp ma túy như lừa đảo, bắt cóc và
trộm cắp thì khơng cấu thành tội rửa tiền theo Công ước Viên. Tuy nhiên theo
năm tháng, cộng đồng quốc tế đã hình thành quan điểm rằng các tội phạm nguồn
của tội rửa tiền cần phải được mở rộng, chứ khơng phải chỉ bó hẹp trong hành vi

bn bán bất hợp pháp ma túy. Vì vậy FATF (Lực lượng đặc nhiệm tài chính
quốc tế) và các tổ chức quốc tế khác đã mở rộng định nghĩa của Công ước Viên
3
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


về tội phạm nguồn để bổ sung cả những hành vi phạm tội nghiêm trọng khác.
Nếu như Công ước Viên chỉ quy định 1 tội phạm nguồn của tội rửa tiền thì đến
Cơng ước Plermo 2000 đã quy định mở rộng hơn phạm vi các tội phạm được coi
là tội phạm nguồn. Công ước này quy định nghĩa vụ đối với các nước thành viên
phải quy định “với phạm vi rộng nhất” các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.
Phạm vi các tội phạm nguồn sẽ do Tòa án mỗi nước quyết định, chỉ tuân theo
yêu cầu của Công ước Viên là việc buôn bán bất hợp pháp ma túy phải được coi
là tội phạm nguồn. Và phạm vi các tội trong từng loại tội đã được chỉ định.
Công ước Plarmo 2000 yêu cầu tất cả các nước thành viên phải áp dụng “giới
hạn rộng nhất các tội phạm nguồn” của tội rửa tiền của Cơng ước này2.. Theo
đó, có tất cả 20 loại tội được coi là tội phạm nguồn của tội rửa tiền (phụ lục).


Yếu tố lỗi
Theo Cơng ước Viên, một người phạm tội rửa tiền khi người ấy tội
“biết” rằng tiền đó có nguồn gốc từ tội phạm nguồn. Tuy nhiên các nước có thể
mở rộng phạm vi trách nhiệm pháp lý đối với hành vi “rửa tiền do vô ý”, khi kẻ
phạm tội đáng ra phải biết rằng tài sản đó là do phạm tội mà có. Thực tế rất khó
chứng minh yếu tố lỗi vơ ý của người thực hiện hành vi, vì vậy Cơng ước Viên,
Công ước Plarmo, Bốn mươi khuyến nghị và nhiều công cụ pháp lý khác quy
định rằng luật pháp nên cho phép suy luận lỗi từ những hoàn cảnh thực tế khách
quan. Nếu các hoàn cảnh thực tế khách quan khớp với hồn cảnh đó, thì u cầu

về yếu tố lỗi thỏa mãn.



Phương thức rửa tiền.
Các phương thức rửa tiền rất đa dạng, tinh vi. Phương thức đơn giản nhất
là thông qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt, phương thức này được áp
dụng bằng cách chia nhỏ khoản tiền thành những phần nhỏ hơn hòng loại bỏ sự
chú ý, sau đó sẽ “pha trộn” với những khoản tiền sạch khác trong các giao dịch
nhằm cắt đứt nguồn gốc bẩn của đồng tiền. Phương thức khác đó là thơng qua
việc mua những động sản có giá trị lớn như vàng bạc, kim cương, đá
q...Ngồi ra bọn tội phạm cịn thực hiện rửa tiền thông qua việc mua ô tô, xe
2 Paul Allan Schott, Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, Nxb Văn

hóa thơng tin, Hà Nội, 2007.

4
BÀI TẬP NHĨM THÁNG

LỚP N03.NHĨM 8


máy, du thuyền, séc du lịch... và thường được đăng ký dưới một tên khác để
tránh gây sự chú ý của các cơ quan điều tra và cơ quan chống rửa tiền. Rửa tiền
cũng được thực hiện thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mở tài khoản ngân
hàng...Đây gọi là hình thức rửa tiền qua ngân hàng. Sau khi gửi vào chúng sẽ để
những khoản tiền này nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định của
từng quốc gia, sau đó chúng rút tồn bộ hoặc từng phần đưa vào lưu thông, biến
những khoản tiền này thành tiền sạch. Rửa tiền qua các sòng bạc cũng là một
phương thức có hiệu quả đối với những khoản tiền “bẩn” không quá lớn. Tiền

“bẩn” luôn dễ dàng được lưu thơng tại đây do tại các sịng bạc ln sẵn sàng lấy
tiền mặt. Sau đó chúng có thể được chuyển thành séc thanh toán – như là số tiền
được bạc và có thể rút séc tại ngân hàng của sịng bạc. Như vậy, có thể thấy,
hoạt động rửa tiền có thể trải qua 3 bước:
- Thâu nhận các khoản tiền từ các hành vi tội phạm;
- Hợp pháp hóa tiền bằng nhiều cách thức khác nhau;
- Sử dụng công khai các khoản tiền đã được làm sạch.
Thậm chí sau bước thứ ba, từ việc sử dụng các khoản tiền đã được làm
sạch đó, các tổ chức tội phạm quốc tế lại tiếp tục cung cấp tài chính cho thế giới
tội phạm như buôn bán ma túy, khủng bố, hối lộ… hoặc lũng đoạn cả nền kinh
tế, chính trị của quốc gia với bàn tay và bộ mặt sạch sẽ. Vì thế tồn bộ q trình
rửa tiền (dù có lúc bí mật, có lúc cơng khai) ln khép kín trong một vịng trịn
lợi nhuận phi pháp.


Các biện pháp đối kháng tội phạm rửa tiền.
FATF đã đặt ra các biện pháp đối kháng, những biện pháp này phải được
áp dụng từ từ, tương xứng và linh hoạt:

i)

các yêu cầu nghiêm ngặt về nhận dạng khách hàng và tăng cường các cố vấn,
bao gồm các cố vấn tài chính đối với các nước và vùng lãnh thổ cụ thể, cho các
tổ chức tài chính để xác định chủ sở hữu hưởng lợi trước khi thiết lập các mối

ii)

quan hệ với các cá nhân và các công ty từ các nước này;
tăng cường các cơ chế báo cáo thích hợp hoặc tăng cường việc báo cáo một cách
hệ thống các giao dịch tài chính mà cơ sở cho việc làm này là các giao dịch tài

chính với những nước như vậy có thể bị nghi vấn nhiều hơn.
5
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


Cảnh báo các doanh nghiệp trong khu vực phi tài chính rằng những giao dịch

iii)

với các thực thể bên trong các nước và khu vực bất hợp tác (NCCT) có thể dẫn
tới các rủi ro về rửa tiền.
Cuối cùng, các biện pháp đối kháng có thể bao gồm việc chấm dứt các giao

iv)

dịch của các nước thành viên FATF với các tổ chức tài chính từ một nước như
vậy.
• Hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm rửa tiền.
Các nước cùng nhau phê chuẩn và thực hiện các công ước quốc tế: các
Công ước mà các nước nên ký kết và phê chuẩn như Công ước về chống buôn
bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần 1988 (Công ước Viên), Công
ước UN về chống tài trợ cho khủng bố năm 1995 và Công ước UN về chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 (Công ước Plermo); Thực thi các
khuyến nghị của FATF và các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành khác; Hợp tác
quốc tế giữa các cơ quan giám sát tài chính: hợp tác giữa các giám sát viên ngân
hàng, hợp tác giữa các giám sát viên chứng khoán, hợp tác giữa các giám sát
viên bảo hiểm; Hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thu hành pháp luật và tư pháp.
Các biện pháp chế tài được áp dụng trong hoạt động chống rửa tiền:

-

Hội đồng bảo an đưa ra các biện pháp đảm bảo an ninh thế giới, chống khủng

-

bố.
Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) đưa ra các biện pháp
đối với các nước thành viên không tự nguyện thực hiện Bốn chín khuyến nghị
về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố; các biện pháp về tài chính; cơ

1.3.

chế xác định các nước và vùng, lãnh thổ bất hợp tác (NCCTs).
Sự tương thích của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về tội rửa
tiền.
Ngày 29/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Hình sự 1999 (BLHS), chính thức quy định tội danh Rửa tiền tại
Điều 251 BLHS trên cơ sở sửa đổi tội danh Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm
tội mà có. Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bao quát các hành vi rửa tiền được đề
cập trong các Công ước quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối
với tội phạm rửa tiền ở nước ta, đồng thời góp phần thuận lợi cho hợp tác quốc
tế trong đấu tranh phịng, chống rửa tiền.
6
BÀI TẬP NHĨM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


Về cơ bản BLHS Việt Nam năm 1999 đã có sự kế thừa các quy định của

các công ước này khi quy định về hành vi khách quan của tội phạm. Nghiên cứu
về quy định hành vi khách quan như vậy của các văn bản pháp luật quốc tế cũng
như Việt Nam ta nhận thấy các hành vi của tội rửa tiền không chỉ là những hành
vi trực tiếp mà còn bao gồm cả các hành vi gián tiếp. Nghĩa là, khơng chỉ có chủ
thể trực tiếp có tài sản do hành vi phạm tội mà có thực hiện rửa tiền mới bị xét
xử mà những người giúp đỡ, những người gián tiếp tham gia vào các giao dịch
liên quan đến tiền, tài sản khi biết do hành vi phạm tội mà có đều bị xử lý.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc quy định của luật hình sự Việt Nam với các
quy định pháp luật trong quốc tế về vấn đề này cịn có những điểm khơng tương
thích sau:
-

Về tội phạm nguồn: theo các văn bản quốc tế trên, tội phạm chính tạo ra thu
nhập mà khi tiền được chuyển đổi (rửa) sẽ dẫn đến tội rửa tiền gọi là tội phạm
nguồn. Việc quy định tội phạm nào là tội phạm nguồn của tội rửa tiền cần phải
tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. Còn trong pháp luật Việt Nam vấn đề Tội phạm
nguồn là vấn đề mới mẻ mà chưa được nhắc đến. Tại Điều 251 BLHS năm 1999
chỉ quy định các hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có. Quy định
này chung cho tất cả các hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản có nguồn gốc phạm
tội. Quy định này chưa đủ và bao quát được hết các nội dung của hành vi rửa
tiền như chuyển đổi, chuyển nhượng, nguỵ trang, nhận, sở hữu, sử dụng, tham
gia, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hành vi trên… Do vậy cần có những
quy định cụ thể hơn về hành vi này trong Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, cần
nghiên cứu quy định tội làm giàu bất chính trong pháp luật hình sự của nước ta.
Đây là hành vi có liên quan đến tội rửa tiền được quy định trong Công ước của
Liên hợp quốc về chống tham nhũng và pháp luật hình sự của hầu hết các quốc

-

gia trên thế giới.

Về hành vi phạm tội. Bên cạnh những quy định của BLHS về tội rửa tiền, hiện
nay luật phòng chống rửa tiền đã được thơng qua và sẽ có hiệu lực từ ngày
01/01/2013. Tuy nhiên, trong luật phòng chống rửa tiền cũng chưa đưa ra được
các quy định chi tiết về hành vi rửa tiền mà chỉ nêu ra khái niệm rửa tiền là
“hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do
7
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


phạm tội mà có…”(khoản 1 Điều 4). Cịn về các hành vi cụ thể thì luật này lại
quy định là “được quy định trong BLHS.” Ngồi ra, trong luật có nêu thêm hai
hành vi: một là, trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm
trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do
phạm tội mà có; hai là, chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết
rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.
Tóm lại, về tội phạm rửa tiền thì pháp luật việt nam hiện nay tuy là đã có
BLHS năm 1999 và luật phịng chống rửa tiền sắp có hiệu lực nhưng quy định
chưa được cụ thể và chi tiết về dấu hiệu hành vi của loại tội phạm này, mà mới
tập trung vào quy định các vấn đề về các biện pháp phịng ngừa, các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự, khơng có sự chi tiết so với các Điều ước quốc tế
trên đây.
2. Phân tích tính chất quốc tế của các tội phạm về ma túy?

Khái quát chung về tội phạm ma túy.
• Khái niệm.

2.1.


Tội phạm ma túy được qui định trong Công ước của Liên hợp quốc về
chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988
bằng cách liệt kê các hành vi cụ thể trong Khoản 1, 2, 3 Điều 3:
"1. Theo nội luật của mình, mỗi bên của Cơng ước sẽ áp dụng những biện
pháp cần thiết để coi là tội phạm hình sự những hành vi dưới đây nếu chúng
được cố ý thực hiện:
a) i) Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, bán,
trao đổi dưới bất cứ hình thức nào như mơi giới, gửi, quá cảnh, vận chuyển,
nhập khẩu, xuất khẩu ma tuý và các chất hưởng thần trái với các quy định của
Công ước 1961, Công ước 1961 sửa đổi hoặc Công ước 1971; ii) Trồng cây
thuốc phiện, cây côca hay cây cần sa với mục đích sản xuất trái phép ma tuý,
trái phép với các quy định của Công ước 1961 và Công ước 1961 sửa đổi; iii)
Tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma tuý hoặc chất hướng thần nào với mục
đích thực hiện bất kỳ hoạt động nào quy định tại điểm (i) nói trên; iv) Điều chế,
vận chuyển hay cung cấp phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất trong các
Bảng I và Bảng II mà biết rõ những chất đó được sử dụng để trồng trọt, sản
8
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


xuất, điều chế trái phép các chất ma tuý hoặc các chất hướng thần; v) Tổ chức,
chỉ đạo hoặc tài trợ cho bất kỳ hành động phạm tội nào quy định tại các điểm
(i), (ii), (iii) hoặc (iv) nói trên;
b) i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu
được từ bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản này
hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc
ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người nào có
dính líu vào hành vi phạm tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành

vi đó; ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm,
chuyển nhượng, chuyển quyển sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được từ
hoạt động phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm này;
c) Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản
của hệ thống pháp luật của từng nước; i) Việc có được sở hữu, hoặc sử dụng tài
sản mà vào thời điểm đó biết rõ đấy là tài sản do phạm tội quy định tại điểm (a)
khoản này hoặc do tham gia vào những hoạt động phạm tội đó mà có; ii) Tàng
trữ những phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất liệt kê trong Bảng I và Bảng
II mà biết rõ những thứ đó đang hoặc sẽ được sử dụng trái phép cho các mục
đích trồng, sản xuất hoặc điều chế các chất ma tuý và các chất hướng thần; iii)
Bằng mọi cách kích động hoặc xúi giục người khác phạm tội quy định tại Điều
này hoặc sử dụng trái phép các chất ma tuý và các chất hướng thần; iv) Tham
gia, cấu kết hoặc có âm mưu phạm các tội quy định tại Điều này, cũng như có
hành vi giúp sức, xúc giục, thúc đẩy hoặc dụ dỗ người khác phạm bất kỳ tội nào
quy định tại Điều này."
Hầu hết các tội phạm về ma túy đều được quy định là những tội có cấu
thành hình thức. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP của những
tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã
thực hiện hành vi khách quan.


Khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm ma túy là các chất ma túy. Cho đến nay, trên thế
giới khơng có một khái niệm thống nhất về “ma túy” (drugs) hay “chất ma túy”
(narcotic drugs). Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (gọi tắt là
9
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8



Công ước 1961) áp dụng phương pháp liệt kê để xác định trực tiếp danh mục
các chất ma túy bị kiểm sốt.


Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan chủa tội phạm ma túy là lỗi cố ý, trong đó đa số là cố ý trực
tiếp. Có những trường hợp có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Khoản 2,
3 Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất
ma tuý và các chất hướng thần năm 1988 qui định:
"2. Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản
của hệ thống pháp luật của mình, mỗi bên có những biện pháp cần thiết để coi
là tội phạm hình sự theo luật riêng của mình, khi hành vi đó là cố ý sử dụng,
tàng trữ hoặc trồng các loại cây có chất ma tuý hoặc chất hướng thần phục vụ
cho mục đích cá nhân trái với những quy định của Công ước 1961, Công ước
1961 sửa đổi hoặc Công ước 1971.
3. Ý thức, ý định hoặc mục đích được coi như một yếu tố cấu thành tội
phạm quy định tại Khoản 1 Điều này có thể xác minh bằng những hồn cảnh
thực tế khách quan."



Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của hầu hết các tội phạm về ma túy là chủ thể thường, có đủ năng
lực và trách nhiệm hình sự.



Hình phạt
Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của của các tội qui định tại Khoản 1

Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất
ma tuý và các chất hướng thần năm 1988, các quốc gia thành viên sẽ xác định
hình phạt tương ứng như tù giam hoặc các hình thức tước quyền tự do khác, phạt
tiền và tịch thu tài sản. Bên cạnh đó có thể quy định bổ sung cho việc kết án
hoặc hình phạt đối với người phạm các tội quy định tại khoản 1 của Điều này,
các biện pháp như cai nghiện, giáo dục, chăm sóc sau điều trị phục hồi tái hồ
nhập vào xã hội.

2.2.

Tính quốc tế của tội phạm ma túy.
Theo cơng ước chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia cũng như các
văn bản pháp lý quốc tế về tội phạm ma túy thì tội phạm ma túy là tội phạm có
10
BÀI TẬP NHĨM THÁNG

LỚP N03.NHĨM 8


tổ chức xuyên quốc gia. Tính quốc tế của tội phạm này được biểu hiện qua một
số khía cạnh sau:


Hậu quả của tội phạm ma túy đối với cộng đồng quốc tế.
Ma túy đang là hiểm họa toàn cầu, là nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội
làm mất an ninh, trật tự, an tồn xã hợi. Đây là hiểm họa khơng chỉ riêng cho
từng người, từng gia đình, từng dân tộc, mà là hiểm họa chung cho nhân loại.
Toàn thế giới đang tập trung ngăn ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy. Số
lượng người nghiện và số vụ buôn lậu ma túy không những không giảm mà có
xu hướng ngày càng tăng.

Với sự phát triển phức tạp của tội phạm ma túy, UNODC cũng nhấn mạnh
những tổn thất về tài chính cũng như về con người mà loại tội phạm này gây ra.
Ma túy hủy hoại sức khỏe con người, là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của
nhiều triệu người trên thế giới. Đồng thời buôn bán ma túy đem lại nguồn thu
khổng lồ cho các lực lượng tội phạm toàn cầu, điều này tác động nghiêm trọng
đến sự phát triển và an ninh thế giới, bằng chứng là các hành vi bạo lực, xung
đột liên quan tới ma túy đang xảy ra ngày càng nhiều.



Thực trạng và xu hướng tồn cầu hóa của tội phạm ma túy.
Theo số liệu của Tổ chức phòng chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp
quốc (UNODC) công bố tại Hội nghị HONLEA tháng 11/2005 thì số lượng
thuốc phiện bất hợp pháp được sản xuất trên thế giới năm 2004 là gần 5.000 tấn
(tăng 76 lần so với năm 2003), riêng Afganistan chiếm khoảng 87%. Việc sản
xuất lá coca khô ở 3 nước khu vực Andean năm 2004 ước tính là 244.200 tấn
(tăng 3% so với năm 2003). Sản xuất cocain từ lá cây cơca ước tính là 687 tấn
(tăng 2% so với năm trước). Tổng số vụ bắt giữ trên toàn cầu về thuốc phiện
năm 2004 tăng 8% lên 120 tấn gồm heroin, moocphin và thuốc phiện. Châu á
đứng đầu về số vụ bắt giữ thuốc phiện là 89%. Các quốc gia châu á bắt giữ tăng
là ấn Độ 2,2 tấn; Thái Lan 1,2 tấn; Trung Quốc 809 kg. Riêng heroin năm 2004
tồn cầu sản xuất ước tính 485 tấn, đã bắt giữ 59,5 tấn, trong đó Châu á 52%,
châu Âu 39%, châu Mỹ 8% và châu Phi, châu Đại dương 1%. Riêng Trung
Quốc bắt giữ 10,4 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ 8,9 tấn. Năm 2004 toàn cầu thu giữ: 6.206
tấn cần sa; số vụ thu giữ cocain tăng 17% (gần 600 tấn); tiền chất quan trọng
11
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8



như pecmaganat thu hơn 640 tấn; Afganistan thu 375 lít acetic anhydric, 675 kg
amonium. ATS là loại ma tuý bị bắt giữ tăng nhanh nhất (trên 25 tấn), trong đó
Methamphetamine chiếm 68%, Amphetamine 17%, thuốc lắc 13%, 2% chưa
được phân loại. Tồn cầu hiện có khoảng 200 triệu người nghiện ma tuý, trong
đó có 160,9 triệu người nghiện sử dụng cần sa; 26,2 triệu người sử dụng
Amphetamine; 7,9 triệu người sử dụng Ecstacy; 13,7 triệu người sử dụng
cocain; 15,9 triệu người sử dụng thuốc phiện và 10,6 triệu người sử dụng heroin.
Hoạt động tội phạm ma túy trên Thế giới và khu vực đã và đang diễn ra hết
sức phức tạp và có xu hướng gia tăng. Ngày 16/7/2012, Cơ quan phòng chống
ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã phát động chiến dịch
truyền thông mới nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối đe dọa của
các nhóm tội phạm có tổ chức nói chung và các tội phạm về ma túy nói riêng.
Chiến dịch truyền thông của UNODC nêu bật những khoản lợi nhuận liên quan
các hành động tội phạm có tổ chức như bn bán ma túy và vũ khí, tội phạm
Internet và di cư trái phép. Ước tính số tiền mà các tổ chức quốc tế thu được
thông qua các hoạt động nói trên mỗi năm lên tới 870 tỉ USD tương đương 1,5%
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, hay cao gấp 6 lần tổng chi phí dành
cho viện trợ phát triển chính thức trên thế giới trong đó bn bán ma túy là hoạt
động sinh lợi nhất (320 tỷ USD/năm) 3.
Chính vì lợi nhuận khổng lồ của các hành vi buôn bán trái phép ma túy
đem lại dẫn đến xu hướng gia tăng loại tội phạm này. Không chỉ diễn biến phức
tạp trong biên giới một quốc gia mà tội phạm ma túy đã và đang phát triển đến
các khu vực và các nước trên thế giới. Sự phát triển đó biểu hiện ở sự gia tăng
lượng ma túy cung ứng cho quốc tế, đa dạng hóa các tuyến vận chuyển ma túy,
sự gia tăng về thủ đoạn cũng như về mạng lưới.


Hợp tác Quốc tế trong đấu tranh phịng chống tội phạm ma túy.
Với tính chất phức tạp và nguy hiểm, cộng đồng quốc tế luôn coi tội phạm

về ma túy là mục tiêu hàng đầu cần phải kiểm soát và loại trừ. Với mục tiêu này,

3. />
12
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


cộng đồng quốc tế đã thực hiện nhiều hoạt động với tính chất chung tay để dần
loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này.
Trong thời gian qua, sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới không
ngừng được mở rộng như việc kí kết các hiệp định, thỏa thuận, bản ghi nhớ;
phối hợp tổ chức khảo sát, huấn luyện trên phạm vi quốc gia và khu vực…Trong
đó phải kể đến sự tham gia Cơng ước kiểm sốt ma túy và việc thực hiện trên
phạm vi toàn cầu các điều khoản trong Công ước là những điều kiện tiên quyết
để kiểm sốt ma túy trên tồn thế giới có hiệu quả. Số quốc gia gia nhập các
Cơng ước kiểm sốt ma túy ngày càng tăng, Công ước thống nhất các chất ma
túy năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của
Liên hợp quốc về chóng bn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất
hướng thần năm 1988. Điều đó chứng tỏ sự quyết tâm ngăn chặn loại tội phạm
này của cộng đồng quốc tế.
Phân tích các quy định về kiểm sốt ma túy trong các Công ước của Liên
hợp quốc cho thấy cơ chế kiểm soát quốc tế về ma túy hiện nay gồm hai chế
định quan trọng: kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và
kiểm soát các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy.
Các công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy đã cố gắng kiểm
soát tất cả các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy, từ giai đoạn trồng,
sản xuất ma túy, đến giai đoạn ma túy được đưa vào lưu thông và đến tay người
tiêu dùng sau cùng. Các công ước áp dụng kĩ thuật lập pháp khác nhau trong

việc quy định về tội phạm. công ước 1971 yêu cầu các quôc gia thành viên tội
phạm hóa tất cả các hoạt động liên quan đến ma túy không được coi là hợp
pháp. Quy định này không đi vào các hành vi cụ thể hay tội danh cụ thể mà
“giao” cho các quốc gia thành viên xác định các hành vi liên quan đến ma túy bị
coi là tội phạm ở quốc gia đó dựa trên những quy định chung của công ước về
hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. Kĩ thuật lập pháp này tránh được
những quy định cụ thể có thể gây khó khăn cho các quốc gia trong việc nội luật
hóa, bởi vì pháp luật hình sự của các nước có sự khác nhau, nhất là giữa hệ
thơng luật châu Âu lục địa và hệ thống luật Anh- Mĩ.

13
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


Khác với Công ước 1971, các công ước 1961 và 1988 liệt kê cụ thể các
hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy mà các quốc gia thành viên phải
quy định là tội phạm. biện pháp này có ưu điểm là đi vào các loại hoạt động cụ
thể, do đó bảo đảm được sự áp dụng thống nhất ở các quốc gia thành viên, tạo ra
cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác điều tra, xét xử, dẫn độ tội phạm. Các
cơng ước về kiểm sốt ma túy của Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia áp dụng
các hình phạt nghiêm khắc đối với các tội phạm về ma túy như hình phạt tù hoặc
các hình phạt tước tự do khác nhưng khơng xác định khung hình (hình phạt thấp
nhất hoặt hình phạt cao nhất) phải áp dụng. Vấn đề này được quy định theo pháp
luật quốc gia.
Ngoài ra cũng cần chú ý là mỗi quốc gia xác định thẩm quyền điều tra,
truy tố và xét xử tội phạm khác nhau. Để phòng ngừa người phạm tội trốn tránh
sự truy cứu, xét xử do lợi dụng những sự khác biệt trong việc xác định thẩm
quyền của các quốc gia thành viên trong việc xử lí tội phạm, các công ước quốc

tế quy định hai nguyên tắc cơ bản để các quốc gia xét xử hoặc dẫn độ tội phạm:
nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc quốc tịch.
Như vậy, với sự tham gia của các nước thành viên, cộng đồng quốc tế đang
dần khẳng định quyết tâm thiết lập những cơ chế để kiểm soát các hoạt động bất
hợp pháp liên quan đến ma túy cũng như đấu tranh với các hoạt động bất hợp
pháp liên quan đến ma túy4.
Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác quốc tế trong
phòng, chống ma tuý, bằng việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác song
phương, đa phương trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý với các nước, các tổ
chức phi Chính phủ, đặc biệt với sự hỗ trợ của Tổ chức phòng, chống tội phạm
và ma tuý của Liên hợp quốc (UNODC), với các nước tiểu vùng sông Mêkông
và với các quốc gia có chung đường biên giới... Ngày 01/9/1997, Chủ tịch Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 798/QĐ-CTN về việc
tham gia 3 Công ước quốc tế về kiểm sốt ma t đó là: Cơng ước thống nhất về
các chất ma tuý năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công
4 />
14
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các
chất hướng thần năm 1988.
Năm 2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng
qua Luật phịng, chống ma tuý. Trong Luật phòng chống ma tuý, hợp tác quốc tế
về phòng chống ma tuý được qui định thành một chương riêng - Chương VI (từ
Điều 46 đến Điều 51). Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm
thực hiện các chương trình hợp tác về phịng, chống ma tuý với các cơ quan hữu
quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nhà nước

Việt Nam thể hiện rõ quan điểm: Ưu tiên cho nước ký kết Điều ước quốc tế song
phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các tội
phạm về ma tuý. Đồng thời, Nhà nước Việt Nam cũng có quyền từ chối tương
trợ tư pháp đối với các trường hợp: Yêu cầu tương trợ tư pháp không phù hợp
với các Điều ước quốc tế về phòng, chống ma tuý mà Việt Nam ký hoặc tham
gia và pháp luật Việt Nam; việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây tổn hại
đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu thực tế của cơng tác phịng, chống ma t, ngày
21/01/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2003/NĐ-CP về hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý. Thực tế những năm qua cho thấy,
hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma tuý. Số vụ án ma tuý khám phá tăng, số đối tượng bắt giữ tăng, mở rộng
được nhiều vụ án xuyên quốc gia liên quan đến quốc tế; phối hợp quản lý buôn
bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; nâng cao hiệu quả
trao đổi thơng tin…tuy nhiên, tình hình phát triển của loại tội phạm này cịn rất
phức tạp, vì vậy cần sự hợp tác toàn diện hơn nữa cũng như sự mạnh tay của
quốc gia để kiểm soát được các hành vi bất hợp pháp về ma túy./.

PHỤ LỤC
Các tội phạm được coi là tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm:

15
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


-

Tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức và kiếm tiền bằng


-

những thủ đoạn bất chính;
Thủng bố, bao gồm cả việc tài trợ cho khủng bố;
Buôn bán người và chun chở lén lút người di trú;
Bóc lột tình dục, bao gồm cả bóc lột tình dục trẻ em;
Bn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần;
Bn lậu vũ khí;
Bn lậu hàng hóa trộm cắp và các loại hàng hóa khác;
Tham nhũng và hối lộ;
Gian lận ;
Làm tiền giả;
Làm giả và vi phạm quyền tác giả của các tác phẩm;
Phạm tội về môi trường;
Giết người, gây thương tích nặng;
Bắt cóc trẻ em, giam giữ và bắt làm con tin một cách bất hợp

-

pháp;
Cướp hoặc trộm cắp
Buôn lậu;
Tống tiền;
Giả mạo giấy tờ;
Cướp biển;
Mua bán tay trong và thao túng thị trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Paul Allan Schott, Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài


trợ cho khủng bố, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2007.
2. Cơ chế kiểm soát ma túy trong các cơng ước của Liên hợp quốc về kiểm
sốt ma túy, Th.s Nguyễn Thị Phương Hoa, Tạp chí Luật học số 12 năm
2006
3. Vũ Duy Cương, Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh, Rửa tiền một tội phạm quốc tế điển hình, Tạp chí Khoa học pháp
luật 5/2002.
4. />16
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8


5. />
lang=0&cateid=1&mod=2&newid=830&sub=0
6. />7. />8. />
MỤC LỤC
khảo…………………………………………………...15
Phụ lục……………………………………………………………………….....16

17
BÀI TẬP NHÓM THÁNG

LỚP N03.NHÓM 8



×