Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.87 KB, 98 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ VN HUY

HOàN THIệN PHáP LUậT GIảI QUYếT
TRANH CHấP THƯƠNG MạI ĐIệN Tử
ở VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ VN HUY

HOàN THIệN PHáP LUậT GIảI QUYếT
TRANH CHấP THƯƠNG MạI ĐIệN Tử
ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. TRN VN BIấN

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và
đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Lê Văn Huy


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ, TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........7
1.1.

Thƣơng mại điện tử ............................................................................ 7


1.1.1. Khái niệm thƣơng mại điện tử .............................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của thƣơng mại điện tử....................................................... 10
1.1.3. Những loại hình thƣơng mại điện tử .................................................. 13
1.1.4. Lợi ích của thƣơng mại điện tử .......................................................... 14
1.2.

Tranh chấp thƣơng mại điện tử ...................................................... 16

1.2.1. Khái niệm tranh chấp thƣơng mại điện tử .......................................... 16
1.2.2. Đặc điểm của tranh chấp thƣơng mại điện tử ..................................... 17
1.2.3. Các loại tranh chấp thƣơng mại điện tử.............................................. 18
1.3.

Pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử .................... 19

1.3.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ......... 19
1.3.2. Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ........ 20
1.3.3. Đặc điểm của pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ......... 22
1.3.4. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử
ở Việt Nam.......................................................................................... 22
1.3.5. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ....................... 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 32


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ........................... 33
2.1.

Hệ thống quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng

mại điện tử ......................................................................................... 33

2.1.1. Một số văn bản pháp luật quốc tế ....................................................... 33
2.1.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thƣơng
mại điện tử .......................................................................................... 34
2.2.

Tình hình giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam...... 37

2.2.1. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thƣơng mại điện tử ..................... 38
2.2.2. Giải quyết tranh chấp về tên miền ...................................................... 53
2.2.3. Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại
điện tử ................................................................................................. 63
2.2.4. Giải quyết tranh chấp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của ngƣời tiêu
dùng trong thƣơng mại điện tử ........................................................... 65
2.3.

Một số hạn chế và vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp
luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam .... 69

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................... 74
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM...................75
3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh
chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam ............................................. 75

3.2.


Các quy định pháp luật cần bổ sung, hoàn thiện để giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử ....................................................... 77

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về phƣơng thức giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử ............................................................ 77
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật nội dung về thƣơng mại điện tử ....................... 78
3.2.3. Xây dựng và thừa nhận tính pháp lý cho cơ chế giải quyết tranh
chấp trực tuyến ................................................................................... 79


3.2.4. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhằm giải quyết có hiệu
quả tranh chấp thƣơng mại điện tử ..................................................... 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................... 83
KẾT LUẬN.................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................86


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC:

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng

BLDS:

Bộ luật Dân sự

BLTTDS:

Bộ luật tố tụng Dân sự


CIEM:

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng

TMĐT:

Thƣơng mại điện tử

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UNCITRAL: Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế
USAID:

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

WTO:

Tổ chức Thƣơng mại thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nƣớc ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nhằm phát triển kinh tế, xã hội, đƣa Việt Nam cơ bản thành nƣớc công
nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020, từng bƣớc bắt nhịp với xu thế phát
triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu định hƣớng phát triển:
“Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đi

lên số hóa, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ
đi nhanh và hiện đại ở những khâu quyết định [17]. Tại Đại hội Đảng lần thứ
IX tiếp tục nhấn mạnh:
Đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện
đại, công nghệ cao… tạo thị trƣờng cho khoa học và công nghệ, đổi
mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng
khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, quản lý, dịch vụ.
Có chính sách khuyến khích phù hợp và buộc các doanh nghiệp đầu
tƣ vào nghiên cứu đổi mới công nghệ [18].
Với sự bùng nổ công nghệ thông tin, mạng internet và các phƣơng tiện,
thiết bị số, thì Thƣơng mại điện tử và việc giải quyết các tranh chấp thƣơng
mại điện tử ở Việt Nam là một vấn đề lớn hiện nay làm đau đầu các nhà kinh
tế, các nhà lập pháp và cả doanh nghiệp. Việc nghiên cứu, làm rõ những vấn
đề xung quanh thƣơng mại điện tử và các tranh chấp liên quan đến thƣơng
mại điện tử là quan trọng và cần thiết. Đây là một công việc rất có ích về mặt
lâu dài vì nó đóng vai trò căn bản giúp cho các nhà lập pháp mỗi khi xây dựng
hay sửa đổi nhằm hoàn thiện luật, sẽ đƣa ra những quyết định thực sự phù hợp
và thiết thực đến quyền lợi của nhà nƣớc, của các doanh nghiệp trong và
ngoài nƣớc và của ngƣời dân, đó cũng chính là sự đóng góp không thể thiếu
của chúng ta vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa.
1


Về mặt lập pháp: Đây là một lĩnh vực mới mẻ và có sự biến chuyển
không ngừng. Một số văn bản quy phạm pháp luật nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật
Thƣơng mại 2005, Luật Công nghệ thông tin, Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời
tiêu dùng … đƣợc ban hành đã đề cập những vấn đề xung quanh Thƣơng mại
điện tử, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.
Về mặt thực tiễn: Thời gian qua, thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta đã có
những bƣớc phát triển đáng kể bởi những lợi ích to lớn mà hoạt động này

mang lại. Sự bùng nổ mạng internet, công nghệ số hóa đã làm thay đổi chóng
mặt nền kinh tế đất nƣớc trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn còn những tồn tại cần xem xét, nhìn nhận một cách nghiêm túc. Đó là
những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thƣơng mại
điện tử, đặc biệt là tình hình tội phạm công nghệ cao, lợi dụng những kẽ hở
của pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm tới lợi ích của ngƣời
tiêu dùng, của các doanh nghiệp và của Nhà nƣớc.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật giải quyết
các tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam” là cần thiết và có tính thời sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử đã đƣợc một số nhà khoa học,
luật gia, nhà kinh tế học quan tâm, nghiên cứu và đƣợc đề cập trong các công
trình, tạp chí.
Ở phạm vi quốc tế đã có rất nhiều văn bản pháp lý đƣợc xây dựng để
điều chỉnh lĩnh vực này nhƣ: Luật mẫu về thƣơng mại điện tử năm 1996, Luật
mẫu về chữ ký điện tử năm 2001 của UNCITRAL; Luật thống nhất về giao
dịch điện tử của Hoa Kỳ năm 1999; Luật Giao dịch điện tử của Singapore
năm 1998 v.v.
Tại Việt Nam, thƣơng mại điện tử cũng đã có những cơ sở pháp lý nhất
định. Song đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ, thực tiễn còn nhiều bất cập, các

2


nghiên cứu mới dừng lại ở những vấn đề chung về thƣơng mại điện tử, mà
chƣa nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về tranh chấp thƣơng mại điện tử, cũng
nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp về mặt pháp luật để giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực này. Có thể đề cập đến: Luận văn thạc sỹ luật học của tác
giả Vũ Hải Anh “Một số khía cạnh pháp lý về thương mại điện tử” năm 1999;
Luận văn thạc sỹ luật học “Xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương

mại điện tử ở Việt Nam” của tác giả Lê Hà Vũ năm 2006; “Những vấn đề pháp
ý về thương mại điện tử và việc áp dụng chúng ở Việt Nam” của tác giả Mai
Hồng Quỳ trong tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 02/2000; Luận văn thạc sỹ
của tác giả Phạm Vân Anh về đề tài “Hợp đồng thương mại điện tử” năm 2012
v.v. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có một đề tài nào đi sâu khai thác các quy định
của pháp luật về giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thƣơng mại điện tử,
để từ đó tìm ra những hạn chế trong quá trình áp dụng, cũng nhƣ đƣa ra các
giải pháp tối ƣu về mặt pháp luật để giải quyết.
Qua việc đánh giá tình hình nghiên cứu nêu, một lần nữa có thể khẳng
định việc tác giả lựa chọn chủ đề "Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh
chấp thương mại điện tử ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học là
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý
luận những nội dung cơ bản của thƣơng mại điện tử, tranh chấp thƣơng mại
điện tử và việc áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp
thƣơng mại điện tử trong thực tiễn, cũng nhƣ xác định những bất cập và
nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất hƣớng hoàn thiện pháp luật để
nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử trong thực tiễn
nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nƣớc.

3


Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình những
nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
Một là, làm sáng tỏ về mặt lý luận một số vấn đề liên quan đến thƣơng
mại điện tử, tranh chấp thƣơng mại điện tử và pháp luật về giải quyết tranh

chấp thƣơng mại điện tử.
Hai là, phân tích thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng
mại điện tử ở Việt Nam, những hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Ba là, đƣa ra kiến nghị, giải pháp để khắc phục và hoàn thiện các quy
định pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn này tập trung nghiên cứu: Lý luận về thƣơng mại điện tử,
tranh chấp thƣơng mại điện tử; và thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp
thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử là vấn đề có nội
dung rộng và phức tạp. Vì vậy, trong phạm vi luận văn không thể xem xét
toàn diện tất cả các nội dung của vấn đề. Tác giả tập trung nghiên cứu các quy
định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và
thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử, tranh chấp tên miền, tranh chấp về sở
hữu trí tuệ v.v. Trên cơ sở đó luận văn đánh giá những hạn chế, tồn tại trong
quy định của pháp luật và đƣa ra hƣớng hoàn thiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Quá trình thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:

4


- Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc về hoàn thiện pháp luật thích ứng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ:

- Phƣơng pháp lịch sử;
- Phƣơng pháp phân tích;
- Phƣơng pháp so sánh;
- Phƣơng pháp tổng hợp;
- Phƣơng pháp thống kê;
- Phƣơng pháp đối chiếu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo trong khoa học luật thƣơng mại Việt
Nam nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý
luận và thực tiễn pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử ở cấp độ
một luận văn thạc sỹ.
- Luận văn đã phân tích một cách có hệ thống và toàn diện một số vấn
đề lý luận về chế định thƣơng mại điện tử, giải quyết tranh chấp thƣơng mại
điện tử và pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử, nhƣ: Khái
niệm, các đặc điểm cơ bản, các loại tranh chấp thƣơng mại điện tử cơ bản, các
phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử v.v.
- Luận văn trình bày một số cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại
điện tử của một số doanh nghiệp điển hình, phân tích việc áp dụng các quy
phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử từ 2013 đến nay,
qua đó đánh giá thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử
ở Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt, trong phạm vi nhất định, luận văn
tập trung chỉ ra một số tồn tại, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng và những
nguyên nhân của thực trạng này để tìm ra giải pháp khắc phục.

5


- Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về giải quyết
tranh chấp thƣơng mại điện tử cho phù hợp với chính sách pháp luật thƣơng
mại của Nhà nƣớc ta.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thƣơng mại điện tử, tranh chấp
thƣơng mại điện tử và pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử.
Chương 2: Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện
tử ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng
mại điện tử ở Việt Nam.

6


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ,
TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Thƣơng mại điện tử
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Bắt đầu từ các mục tiêu hỗ trợ công tác học tập, nghiên cứu của các
trƣờng đại học, dần dần internet đã đi sâu vào các lĩnh vực hoạt động khác của
xã hội, trong đó có các hoạt động kinh tế. Ngày nay, internet đã trở thành một
công cụ và cũng là một môi trƣờng kinh doanh mới của các doanh nghiệp.
Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trƣởng
buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Các nƣớc trên thế giới đã và đang sẵn sàng
nhập cuộc. Trong thời gian tới, thƣơng mại điện tử sẽ đem lại cho các doanh
nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Mạng internet mở ra nhiều cơ hội kinh
doanh cho các doanh nghiệp. Nhiều loại hình, mô hình kinh doanh mới ra đời,
kéo theo nhiều ngành nghề, việc làm mới xuất hiện. Để biến những cơ hội đó
thành hiện thực, doanh nghiệp phải rất năng động, phải luôn tìm tòi, suy nghĩ

và sáng tạo. Cùng với sự thâm nhập của internet vào lĩnh vực kinh tế, thuật ngữ
thƣơng mại điện tử xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh mới với sự hỗ
trợ của các thành tựu công nghệ thông tin nói chung và mạng internet nói riêng.
Thƣơng mại điện tử ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của
internet. Kể từ khi internet đƣợc khai thác để phục vụ cho mục đích thƣơng
mại, đã hình thành nhiều thuật ngữ để chỉ về hoạt động kinh doanh nhƣ:
“thƣơng mại trực tuyến”, “kinh doanh điện tử”, “thƣơng mại điện tử” đƣợc sử
dụng nhiều và trở thành quy ƣớc chung, đƣa vào văn bản pháp luật quốc tế.
Cần xem xét thƣơng mại điện tử ở nhiều góc độ:

7


- Theo nghĩa hẹp: Thƣơng mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thƣơng
mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phƣơng
tiện điện tử, nhất là qua internet và các mạng liên thông khác.
- Xem xét từ góc độ số hóa: Thƣơng mại điện tử có thể thực hiện dƣới
nhiều hình thức phụ thuộc vào mức độ số hóa của các sản phẩm/dịch vụ mua
bán, quá trình mua bán, vận chuyển và giao nhận hàng.
- Xem xét từ góc độ các lĩnh vực kinh doanh: Thƣơng mại điện tử diễn
ra ở hầu khắp các lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy các lĩnh vực đó phát triển,
đồng thời tạo nên bản sắc mới cho hoạt động kinh doanh trên phạm vi nền
kinh tế thế giới.
- Xem xét từ góc độ kinh doanh viễn thông: Thƣơng mại điện tử là việc
chuyển giao thông tin, sản phẩm hay dịch vụ hoặc thanh toán thông qua điện
thoại, mạng máy tính hoặc bất kỳ phƣơng tiện điện tử nào khác.
- Xem xét từ góc độ kinh doanh: Thƣơng mại điện tử là việc ứng
dụng công nghệ để tự động hóa các giao dịch kinh doanh và các dòng chu
chuyển sản phẩm.
- Xem xét từ góc độ kinh doanh dịch vụ: Thƣơng mại điện tử là

phƣơng tiện để các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và nhà quản lý cắt giảm
chi phí dịch vụ trong khi vẫn nâng cao chất lƣợng hàng hóa, tăng tốc độ
chuyển giao dịch vụ.
- Từ góc độ trợ giúp trực tuyến: Thƣơng mại điện tử cung cấp khả năng
mua và bán sản phẩm.
- Theo Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO thì:
Thƣơng mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán
hàng và phân phối sản phẩm đƣợc mua bán và thanh toán trên
mạng internet, nhƣng đƣợc giao nhận một cách hữu hình, các sản
phẩm giao nhận cũng nhƣ những thông tin số hóa thông qua
mạng internet [30, 66].

8


- Theo Ủy ban thƣơng mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) thì “Thương mại điện tử là công việc kinh
doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học
kỹ thuật số” [30, 67].
Hiểu theo nghĩa rộng thì thƣơng mại điện tử là các giao dịch tài chính
và thƣơng mại bằng phƣơng tiện điện tử nhƣ: Trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển
tiền điện tử và các hoạt động nhƣ gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này thì Ủy ban Châu Âu cho rằng:
Thƣơng mại điện tử đƣợc hiểu là việc thực hiện hoạt động
kinh doanh qua các phƣơng tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và
truyền dữ liệu điện tử dƣới dạng text, âm thanh và hình ảnh.
Thƣơng mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua
bán hàng hoa và dịch vụ qua phƣơng tiện điện tử, giao nhận các nội
dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu
điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thƣơng mại, hợp tác thiết kế, tài

nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới ngƣời tiêu
dùng và các dịch vụ sau bán hàng [68].
Còn Luật mẫu về thƣơng mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật
Thƣơng mại quốc tế (UNCITRAL) quy định tại Điều 1 Chƣơng 1 lại định nghĩa:
Thuật ngữ thƣơng mại cần đƣợc diễn giải theo nhiều nghĩa để
bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thƣơng
mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thƣơng
mại nhƣ: Bất cứ giao dịch về thƣơng mại nào về cung cấp hoặc trao
đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại
lý thƣơng mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các
công trình; tƣ vấn; kỹ thuật công trình; đầu tƣ; cấp vốn; ngân hàng;
bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc chuyển nhƣợng; liên doanh;

9


các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở
hàng hóa hay hành khách bằng đƣờng biển, đƣờng không, đƣờng
sắt hoặc đƣờng bộ. Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt
động của thƣơng mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực
hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thƣơng mại điện tử [54].
Pháp luật Việt Nam không đƣa ra khái niệm cụ thể nào về thƣơng mại
điện tử. Luật Giao dịch điện tử năm 2005 chỉ đƣa ra khái niệm về giao dịch
điện tử tại khoản 4 Điều 6: “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện
bằng phương tiện điện tử”, phƣơng tiện điện tử ở đây là phƣơng tiện hoạt
động công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,
quang học, điện từ hoặc công nghệ tƣơng tự [34, Điều 6].
Và bản thân tác giả rất đồng quan điểm với Tiến sỹ Ao Thu Hòa trong
quan điểm về thƣơng mại điện tử rất đơn giản rằng: “Thương mại điện tử là

việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại”, nói chính xác hơn
Thƣơng mại điện tử là việc trao đổi thông tin thƣơng mại thông qua các
phƣơng tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy
trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch [27, tr.28].
1.1.2. Đặc điểm của thương mại điện tử
Thƣơng mại điện tử là một phần của thƣơng mại thông thƣờng, do đó
cũng có những đặc điểm chung. Tuy nhiên, thƣơng mại điện tử lại có những
đặc trƣng khác biệt cơ bản sau:
Thị trường thương mại điện tử là thị trường không biên giới (thị
trường toàn cầu): Nếu nhƣ trong thƣơng mại truyền thống, các bên thƣờng
gặp gỡ nhau trực tiếp để đàm phán giao dịch và ký kết, còn các phƣơng tiện
điện tử nhƣ điện thoại, fax, v.v chỉ đƣợc sử dụng để chuyển tải thông tin một
cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch nhƣ trao đổi thông tin,

10


số liệu… còn trong thƣơng mại điện tử lại nhờ các phƣơng tiện điện tử có kết
nối mạng viễn thông để tiến hành giao dịch mà không cần gặp gỡ, tiếp xúc
trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trƣớc, dù các bên ở bất
cứ nơi nào trên thế giới. Các giao dịch đều đƣợc thực hiện trong môi trƣờng
điện tử, thể hiện bằng các dữ liệu tin học, các băng ghi âm, hay các phƣơng
tiện điện tử khác.
- Về phạm vi hoạt động: Hoạt động thƣơng ma ̣i điê ̣n tƣ̉ không còn tồn
tại khái niệm biên giới điạ lý , văn hóa mà chỉ tồ n ta ̣i duy nhấ t mô ̣t thi ̣trƣờng
đó là thi ̣trƣờng toàn cầ u , nơi mà bấ t cƣ́ ai ở bất cứ nơi nào cũng có thể tham
gia và tiế n hành các hoa ̣t đô ̣ng thƣơng ma ̣i với mức chi phí giao dịch đƣợc
giảm tối đa do thƣơng mại điện tử có mức độ bao phủ rộng lớn.
- Về chủ thể tham gia: Trong thƣơng ma ̣i điê ̣n tƣ̉ phải có it́ nhấ t ba chủ
thể tham gia vào giao dich

̣ . Ngoài các chủ thể tham gia vào giao dịch , trong
thƣơng ma ̣i điê ̣n tƣ̉ phải có thêm mô ̣t chủ thể thƣ́ ba là các nhà cung cấ p dịch
vụ mạng và cơ quan chứng thực . Vì để các thông điê ̣p dƣ̃ liê ̣u điê ̣n tƣ̉ có thể
truyề n đi giữa các bên tham gia giao dịch , phải có một cơ quan cung cấ p dich
̣
vụ mạng tiến hành kết nối các chủ thể tham gia giao dịch với nhau . Hơn nữa,
vấ n đề an ninh bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới sự thành
công của giao dich,
̣ do đó phải có sƣ̣ tham gia của cơ quan chƣ́ng thƣ̣c để xác
nhâ ̣n đô ̣ tin câ ̣y của các thông tin giao dịch trong thƣơng ma ̣i điê ̣n tƣ̉.
- Về thời gian: Thời gian thực hiện giao dịch thƣơng mại điện tử không
giới hạn.
Nhờ viê ̣c sƣ̉ du ̣ng các phƣơng tiê ̣n điê ̣n tƣ̉ với công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i và
công nghê ̣ truyề n dẫn không dây… , giúp ngƣời tham gia giao dịch tiến hành
tƣ̣ đô ̣ng hóa mô ̣t số bƣớc trong giao dich
̣ thƣơng ma ̣i điê ̣n tƣ̉ (nhƣ mua hàng
trƣ̣c tuyế n qua we bsite) và loại bỏ sự chênh lê ̣ch về thời gian giữa các quốc
gia. Do đó dù ở bấ t cƣ́ nơi đâu , vào bấ t cƣ́ thời điể m nào các cá nhân , doanh
nghiê ̣p cũng có thể tiến hành đƣợc các giao dịch thƣơng mại điện tử.

11


- Thương mại điện tử phụ thuộc công nghệ và trình độ công nghệ
thông tin của người sử dụng: Để phát triển thƣơng mại điện tử cần phải xây
dựng và không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của thƣơng mại điện tử nhƣ mạng máy tính và khả năng tiếp nối
của mạng với các cơ sở dữ liệu thông tin toàn cầu. Cùng với cơ sở mạng, thƣơng
mại điện tử cần có đội ngũ nhân viên không chỉ thành thạo công nghệ mà còn có
kiến thức và kỹ năng về quản trị kinh doanh nói chung và thƣơng mại nói riêng.

- Thương mại điện tử phụ thuộc vào mức độ số hóa, có tốc độ nhanh:
Tùy thuộc vào mức độ số hóa của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hóa
với nền kinh tế toàn cầu mà thƣơng mại điện tử có thể đạt đƣợc các cấp độ từ
thấp đến cao. Cấp độ thấp nhất là sử dụng thƣ điện tử, đến internet để tìm
kiếm thông tin, đến đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến, đến xây dựng
các website cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng các giải pháp
toàn diện về thƣơng mại điện tử.
Từ những đặc trưng của thương mại điện tử, có thể thấy sự khác biệt rõ
rệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Cụ thể như sau:
Tiêu chí

Thƣơng mại truyền thống

Thƣơng mại điện tử

Chủ thể

Ngƣời bán

Ngƣời bán

Ngƣời mua

Ngƣời mua
Bên cung cấp dịch vụ mạng

Thị trường

Chợ, thuận mua vừa bán Bắt buộc phải thực hiện trên
thông qua ngƣời bán, ngƣời một hạ tầng mạng truyền tải

mua
thông tin số hóa (mạng internet, website, mạng điện thoại
di động…)

Cách thức

Các bên phải gặp nhau trực Các bên không cần phải gặp
tiếp bàn bạc, thỏa thuận
nhau trực tiếp, chỉ cần có hóa
đơn hoặc bất cứ file điện tử
nào có thể chứng thực.

12


Thanh toán

Tiền mặt hoặc thứ có giá trị Linh hoạt
quy ra tiền
Thanh toán dựa vào các ứng
dụng về số hóa: Thẻ tín dụng,
thẻ visa, tài khoản ngân hàng
online, tiền ảo…

Tốc độ giao
dịch

Thƣờng chậm hơn.

Nhanh hơn rất nhiều và phụ

thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng.

Chi phí thành Cao, mất nhiều thời gian và Dễ dàng sở hữu một webste
thủ tục hành chính.
thƣơng mại điện tử mà không
lập
bao giờ bị giới hạn nội dung
và số lƣợng sản phẩm đƣa ra
Biên giới,
lãnh thổ

Phụ thuộc vào biên giới, Thƣơng mại điện tử xóa tan
lãnh thổ, khoảng cách địa lý khoảng cách không gian, thời
gian. Chỉ cần một máy tính có
kết nối internet là khách hàng
có thể đi khắp nơi trên trái đất
để tìm hàng hóa, dịch vụ theo
yêu cầu của mình

1.1.3. Những loại hình thương mại điện tử
Thƣơng mại điện tử có thể tồn tại dƣới nhiều hình thức. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ luận văn, tác giả căn cứ vào bản chất của các giao dịch điện
tử và quan hệ giữa các thành phần tham gia trong giao dịch, phân chia thƣơng
mại điện tử có những dạng sau:
- Giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp B2B (Business to Business):
Là loại hình thƣơng mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh
nghiệp này có thể là những doanh nghiệp cung cấp hạ tầng trên mạng
Internet, cung cấp các giải pháp trên mạng Internet, cung cấp các phần mềm
ứng dụng cho doanh nghiệp hoặc cũng có thể chỉ là những doanh nghiệp
trung gian. Ở Việt Nam, có thể kể đến một số nhà cung cấp, doanh nghiệp nổi

tiếng nhƣ: FPT, CMC v.v.
13


- Giao dịch doanh nghiệp – ngƣời tiêu dùng B2C (Business to Customer):
Là loại hình thƣơng mại giữa các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Trong đó,
các doanh nghiệp dựa vào mạng Internet để trao đổi những hàng hóa dịch vụ
do mình tạo ra hoặc do mình phân phối. Có thể kể đến một số trang web thành
công nhƣ Amazon.com, www.megabuy.com.vn v.v.
- Giao dịch giữa ngƣời tiêu dùng và ngƣời tiêu dùng C2C (Customer to
Customer): Là loại hình thƣơng mại giữa các cá nhân với nhau. Loại hình này
có ba dạng: Đấu giá trên một trang web xác định; hệ thống hai đầu (các phần
mềm nói chuyện qua Skype, Yahoo!, v.v.); quảng cáo, rao vặt.
- Giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp – ngƣời tiêu dùng B2B2C
(Business to Business to Customer).
- Giao dịch giữa doanh nghiệp và chính phủ B2G (Business to Government), là loại hình thƣơng mại giữa doanh nghiệp và khối hành chính
công. Trong đó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp
phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại hình thƣơng mại điện tử khác nhƣ:
Giao dịch thƣơng mại điện tử nội bộ doanh nghiệp EC, giao dịch giữa
doanh nghiệp – nhân viên B2E, giao dịch thƣơng mại hợp tác.v.v. vẫn tiềm
ẩn rất nhiều khả năng xảy ra tranh chấp mà việc giải quyết hiện vẫn còn
nhiều điểm chƣa rõ.
1.1.4. Lợi ích của thương mại điện tử
Mặc dù lúc đầu chỉ là một hiện tƣợng kinh tế, thƣơng mại điện tử đã trở
thành bộ phận của một quá trình cải biến xã hội rộng lớn hơn nhiều trên nền
tảng của xu thế toàn cầu hóa, của quá trình dịch chuyển nền kinh tế dựa trên
cơ sở tri thức và thông tin với công nghệ cao. Bởi vậy, thƣơng mại điện tử
mang lại nhiều lợi ích to lớn cần phải thừa nhận.
• Lợi ích đối với doanh nghiệp: Thƣơng mại điện tử giúp doanh nghiệp


14


mở rộng thị trƣờng; giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhƣ: chi phí thuê cửa hàng, chi phí bán hàng và marketing, chi phí trong
giao dịch, chi phí giấy tờ. Thông qua trang web, doanh nghiệp có thể tự giới
thiệu về mình trên quy mô toàn cầu mà không cần các phƣơng tiện thông tin
đại chúng có chi phí cao; hỗ trợ công tác quản lý trong hoạt động kinh doanh
nhƣ: Các vận đơn, các hợp đồng mua bán các số liệu đƣợc cập nhật thƣờng
xuyên và liên tục, từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều địa điểm phân bổ sản
phẩm khắp nơi trên thế giới. Việc tập hợp, lƣu trữ thông tin, bổ sung, xóa bớt
hay xử lý các số liệu trở nên dễ dàng, không mất nhiều thời gian, khiến cho
việc lƣu giữ và xử lý số liệu rất khoa học và nhanh chóng; thƣơng mại điện tử
giúp doanh nghiệp quản lý thanh toán. Việc thanh toán có thể gửi và nhận bằng
hệ thống điện tử, mang lại hiệu quả cao, tốc độ xử lý nhanh, độ chính xác đáng
tin cậy và chi phí thấp, giảm bớt đƣợc các nhầm lẫn sai sót v.v.
• Lợi ích đối với ngƣời tiêu dùng: Nhờ thƣơng mại điện tử mà ngƣời tiêu
dùng có thể mua sắm mọi nơi, mọi lúc, có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, lựa
chọn các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá cả cạnh tranh và tiến hành
mua bán tại nhà mà không mất thời gian, chi phí cho việc đi lại, thông qua việc
truy cập Internet với hình thức thanh toán thông qua các loại thẻ tín dụng.
• Lợi ích đối với xã hội: Thƣơng mại điện tử góp phần thúc đẩy nền
công nghệ thông tin phát triển. Do vậy, phát triển thƣơng mại điện tử sẽ tạo
nên những nhu cầu đầu tƣ mới và phát triển công nghệ thông tin; nâng cao
mức sống, nhận thức của xã hội về công nghệ thông tin: Thông qua việc truy
cập vào các trang web mua hàng, ngƣời tiêu dùng sẽ biết đến các lợi ích của
nó, từ đó nảy sinh nhu cầu mua hàng qua mạng, và nhƣ vậy, thƣơng mại điện
tử bắt đầu định hình và phát triển theo mức tăng nhận thức của xã hội về công
nghệ thông tin. Đồng thời, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin để

các cơ quan của Chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng đổi mới phƣơng

15


thức làm việc, hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn
cho ngƣời dân, góp phần ổn định xã hội, tạo ra môi trƣờng để làm việc, mua
sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn v.v.
1.2. Tranh chấp thƣơng mại điện tử
1.2.1. Khái niệm tranh chấp thương mại điện tử
Tranh chấp thƣơng mại hay tranh chấp kinh doanh là những mâu thuẫn,
bất đồng giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Đây là
thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế, xã hội ở các nƣớc trên thế giới.
Khái niệm này đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nƣớc ta trong những năm
gần dây cùng với sự nhƣờng bƣớc của khái niệm tranh chấp kinh tế - một khái
niệm đã ăn sâu trong tiềm thức và tƣ duy pháp lý của ngƣời Việt Nam.
Theo giáo trình Luật Thƣơng mại của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội có
nêu quan điểm về tranh chấp kinh doanh thƣơng mại: Tranh chấp thƣơng mại
là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các
bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thƣơng mại [46, tr.432].
Đối với lĩnh vực thƣơng mại điện tử, hiện nay cũng chƣa có một khái
niệm tranh chấp thƣơng mại điện tử cụ thể nào. Tại Điều 51 của Luật Giao
dịch điện tử năm 2005 có quy định: “Tranh chấp trong giao dịch điện tử là
tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương tiện điện tử”.
Khái niệm trên chỉ đƣa ra tranh chấp mang tính chất chung chung, trong đó
bao gồm cả những tranh chấp không mang tính thƣơng mại. Trong khi đó,
hoạt động thƣơng mại điện tử diễn ra trong phạm vi rộng lớn và có tính lợi
nhuận của một hay các bên chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng
mại điện tử.
Thƣơng mại điện tử là một phần của hoạt động thƣơng mại nói chung.

Từ những tìm hiểu về thƣơng mại điện tử, cùng với việc kế thừa các nghiên
cứu về mặt lý luận về kinh doanh thƣơng mại, tác giả có thể tóm lƣợc khái

16


niệm tranh chấp thƣơng mại điện tử nhƣ sau: “Tranh chấp thương mại điện tử
là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các
bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại điện tử”.
1.2.2. Đặc điểm của tranh chấp thương mại điện tử
Thƣơng mại điện tử là một phần của hoạt động thƣơng mại, do đó tranh
chấp thƣơng mại điện tử cũng có những đặc điểm giống tranh chấp thƣơng
mại thông thƣờng. Cụ thể:
- Chủ thể của tranh chấp có ít nhất một bên là thƣơng nhân.
- Căn cứ phát sinh tranh chấp là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi
phạm pháp luật, xung đột quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt
động thƣơng mại.
- Phải là những tranh chấp phát sinh trong hợp đồng đã cam kết giữa
các bên.
Mặc dù có những đặc điểm chung với tranh chấp thƣơng mại thông
thƣờng, song các tranh chấp thƣơng mại điện tử cũng có những đặc điểm
riêng, đặc trƣng. Cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, căn cứ phát sinh tranh chấp là việc vi phạm nghĩa vụ của
một hay các bên trong quá trình thực hiện hoạt động thƣơng mại điện tử thông
qua mạng internet hoặc các thiết bị số.
- Thứ hai, bắt buộc phải có bên thứ 3 – ngƣời cung cấp dịch vụ mạng,
các cơ quan chứng thực – những ngƣời tạo ra môi trƣờng cho các giao dịch
thƣơng mại điện tử, tham gia giải quyết tranh chấp
- Thứ ba, chứng cứ trong tranh chấp thƣơng mại điện tử là những dữ
liệu đƣợc tạo nên trong máy tính, thiết bị số đƣợc truyền đi từ ngƣời gửi đến

ngƣời nhận và đƣợc bên thứ 3 – nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận.
Với những đặc thù nhƣ vậy, việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại điện tử
sẽ có sự khác biệt so với việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông thƣờng.

17


1.2.3. Các loại tranh chấp thương mại điện tử
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân thành tranh chấp thƣơng
mại điện tử trong nƣớc và tranh chấp thƣơng mại điện tử quốc tế.
- Căn cứ thời điểm tranh chấp có các dạng tranh chấp sau: Tranh chấp
thƣơng mại điện tử, tranh chấp thƣơng mại điện tử đã xảy ra và tranh chấp
thƣơng mại điện tử trong tƣơng lai.
- Căn cứ vào chủ thể tham gia hoạt động thƣơng mại điện tử thì có các
dạng tranh chấp sau:
+ Tranh chấp giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp trong hoạt động
thƣơng mại điện tử;
+ Tranh chấp giữa doanh nghiệp – ngƣời tiêu dùng trong hoạt động
thƣơng mại điện tử. Loại tranh chấp này xảy ra chủ yếu trong mô hình bán lẻ
qua mạng của doanh nghiệp hay đặt hàng theo nhóm và thƣờng liên quan đến
chất lƣợng, giá thành của hàng hóa, dịch vụ, thời điểm giao hàng v.v.
+ Tranh chấp giữa ngƣời tiêu dùng và ngƣời tiêu dùng trong hoạt động
thƣơng mại điện tử.
+ Tranh chấp giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp – ngƣời tiêu dùng
trong hoạt động thƣơng mại điện tử.
+ Tranh chấp giữa ngƣời tiêu dùng và Chính phủ.
Ngoài ra có thể kể đến tranh chấp giữa doanh nghiệp và nhân viên
trong quá trình hoạt động thƣơng mại điện tử trong công ty.
- Căn cứ vào các đối tƣợng tranh chấp, có các dạng sau:
+ Tranh chấp về hợp đồng thƣơng mại điện tử.

+ Tranh chấp về các đối tƣợng liên quan đến thƣơng mại điện tử nhƣ:
Tranh chấp tên miền, quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp về bảo vệ dữ liệu cá
nhân ngƣời tiêu dùng trong thƣơng mại điện tử.

18


×