Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 111 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

INH TIấN HONG

NGUYÊN TắC Tự ĐịNH ĐOạT
TRONG GIảI QUYếT TRANH CHấP KINH DOANH THƯƠNG MạI
ở VIệT NAM HIệN NAY

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

INH TIấN HONG

NGUYÊN TắC Tự ĐịNH ĐOạT
TRONG GIảI QUYếT TRANH CHấP KINH DOANH THƯƠNG MạI
ở VIệT NAM HIệN NAY

Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN NH PHT

H NI - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đinh Tiên Hoàng


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TỰ ĐỊNH
ĐOẠT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
THƢƠNG MẠI ...................................................................................... 8
1.1.

Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc tự định đoạt trong giải

quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại ....................................... 8

1.1.1. Khái niệm nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại......................................................................... 8
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại......................................................................... 9
1.1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc tự định đoạt và các nguyên tắc khác
trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại .......................... 11
1.2.

Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thƣơng mại và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện nguyên tắc
tự định đoạt......................................................................................... 18

1.2.1. Nguyên tắc tự định đoạt trong việc lựa chọn các phương thức giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ........................................... 18
1.2.2. Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại bằng phương thức toà án................................................. 28
1.2.3. Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại bằng các phương thức ngoài tòa án ................................ 32
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 39


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN TẮC TỰ ĐỊNH ĐOẠT TRONG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................41
2.1.
Nội dung nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thƣơng mại bằng con đƣờng tòa án ........................... 41
2.1.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án

tranh chấp kinh doanh thương mại, yêu cầu giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại....................................................................... 41
2.1.2. Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn ........ 44
2.1.3. Quyền tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại .................................... 45
2.1.4. Quyền tự định đoạt về việc tự thỏa thuận trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại .............................................................. 47
2.1.5. Quyền định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại
diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình ....................... 48
2.1.6. Quyền tự định đoạt trong việc khiếu nại phán quyết của trọng tài,
kháng cáo bản án, quyết định của tòa án............................................ 50
2.2.
Nội dung nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thƣơng mại bằng các phƣơng thức khác ngoài tòa án .. 53
2.2.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại bằng phương thức thương lượng ................. 53
2.2.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại bằng phương thức hòa giải .......................... 59
2.2.3. Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài thương mại ...... 65
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc tự định đoạt
trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại .......................... 35
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 75
Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM
ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC TỰ ĐỊNH ĐOẠT TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM ...................................................................................................77


3.1.


Một số vấn đề bất cập về việc áp dụng nguyên tắc tự định
đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại ở
Việt Nam............................................................................................ 77

3.1.1. Thực trạng áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam ................................. 77
3.1.2. Những vấn đề bất cập cần phải hoàn thiện nhằm đảm bảo việc
thực hiện nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại ở Việt Nam ................................................... 85
3.2.

Kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc tự định đoạt
trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại ở Việt
Nam hiện nay .................................................................................... 91

3.2.1. Kiến nghị quy định bổ sung và hướng dẫn chi tiết về việc áp
dụng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại ............................................................................... 91
3.2.2. Khắc phục và hạn chế tiến tới xóa bỏ hiện tượng tòa án giải quyết
vượt quá yêu cầu của đương sự .......................................................... 94
3.2.3. Cơ chế điều chỉnh nhằm đảm bảo tôn trọng những nội dung thỏa
thuận của các bên trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại bằng các phương thức khác ngoài tòa án ........................ 95
Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kinh doanh thương mại là một quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực mà tất cả
các chủ thể khi tham gia bằng cách này hay cách khác, nhưng đều hướng đến
một mục tiêu chung là lợi nhuận. Tranh chấp kinh doanh thương mại là điều
các chủ thể khi tham gia quan hệ này không hề mong muốn, tuy nhiên nó là
một thực tế khách quan buộc các bên phải chấp nhận như một phần của cuộc
chơi. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là điều rất quan trọng, bởi
vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ
này. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh doanh thương mại thuộc nhóm
luật tư, do đó nó dựa trên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của hệ thống luật
tư là phương pháp tự do thỏa thuận, ý chí, và bình đẳng giữa các bên tham gia
các quan hệ pháp luật, trong đó nguyên tắc tự định đoạt là một trong những
nguyên tắc cơ bản, mang tính cốt lõi.
Pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến
pháp và các văn bản Luật như Luật thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự hay
Luật Trọng tài thương mại. Tuy nhiên đã qua nhiều lần thay thế văn bản
nhưng những quy định về việc đảm bảo và tôn trọng nguyên tắc này vẫn còn
chưa được chi tiết, cụ thể và vẫn còn thiếu. Điều này dẫn tới còn có nhiều
những bất cập, có thể dẫn ra một số nội dung sau đây:
- Pháp luật hiện nay quy định chưa rõ ràng, cụ thể và chi tiết về việc
cách thức áp dụng, quy định thực hiện hay chế tài tài bắt buộc tôn trọng
nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
ngoài tòa án.
- Về việc tôn trọng tự do thỏa thuận trong việc lựa chọn phương thức
giải quyết; và tôn trọng những thỏa thuận giải quyết đã được các bên thống

1


nhất và đề ra trước khi đưa ra cơ quan tài phán không được pháp luật qui định

và ghi nhận, cũng như đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc.
- Còn có những qui định thiếu hợp lý, mâu thuẫn và vi phạm quyền
quyết định của các chủ thể.
- Còn có sự can thiệp quá sâu của các thủ tục tố tụng cũng như việc tòa
án giải quyết vượt quá yêu cầu của các đương sự trong vụ án tranh chấp liên
quan đến kinh doanh thương mại được giải quyết tại tòa án. Đây không chỉ là
vi phạm nguyên tắc tự định đoạt mà còn vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh
theo quy định của Hiến pháp.
Ý thức sâu sắc được những bất cập và hạn chế đó tôi lựa chọn đề tài
“Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp chương trình Cao học
Thạc sĩ Luật kinh tế của mình.
Với việc lựa chọn đề tài này, tôi hy vọng sẽ được nghiên cứu sâu hơn
về việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt để giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh thương mại, tìm hiểu những cơ sở lý luận, bản chất pháp lý, đặc điểm
và vai trò của nguyên tắc này trong việc áp dụng các phương thức giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại. Tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn áp dụng
nguyên tắc tự định đoạt để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở
Việt Nam và ở một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, xây dựng quan điểm và
kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, tôn trọng quyền tự do
kinh doanh, quyền tự do định đoạt trong mối quan hệ kinh doanh thương mại,
hạn chế các thủ tục hành chính hóa kinh doanh thương mại, cởi bỏ sự rập
khuôn và đưa lại cho việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
một giải pháp hữu hiệu và phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Nội dung nguyên tắc tự định đoạt được nghiên cứu trong nhiều công
trình khoa học cũng như các tạp chí luật học, tạp chí nghiên cứu khoa học
2



như: “Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế”, Khóa luận tốt nghiệp / Trần Anh Hoài; Người
hướng dẫn: TS. Nguyễn Thái Phúc, TP. HCM năm 2002; “Quyền tự định đoạt
của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004”,
Khoa Luật – ĐHQGHN, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật dân sự, mã số 60 38
30/ Nguyễn Phương Hạnh. TS. Nguyễn Công Bình hướng dẫn, Hà Nội năm
2011; “Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam”, ĐH
Luật TP. HCM, Luận văn Thạc sĩ Luật dân sự, mã số 60 38 01 03/ Đinh Kim
Huệ, TS. Nguyễn Văn Cường hướng dẫn, TP. HCM năm 2007; “Hợp đồng
điều đình trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam”, Khóa luận tốt
nghiệp/ Lê Văn Luân. TS. Ngô Huy Cương hướng dẫn - Hà Nội 2010; “Giải
quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng”, Khóa luận tốt nghiệp/ Ngô
Thế Lập. TS. Ngô Huy Cương hướng dẫn - Hà Nội năm 2009; “Bản án dân
sự sơ thẩm với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự”, Trần Minh
Tiến, Tạp chí nghề Luật, số 5/2006; “Những nguyên tắc tố tụng đặc trưng
trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Nguyễn Ngọc Khánh, Tạp chí kiểm sát, số
1/2005, tr.19-23; “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong Bộ luật
tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2005, tr. 64 - 66….
Tuy nhiên những đề tài, bài báo và các công trình khoa học nói trên chỉ
mới phân tích và làm rõ nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong Bộ luật
tố tụng dân sự, hoặc có đi vào việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt để giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nhưng dựa trên các chế định pháp
luật cũ, các văn bản pháp luật đã lạc hậu và hết hiệu lực, bị thay thế các văn
bản pháp luật mới hiện hành. Kể từ khi Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thương
mại và Luật trọng tài thương mại ra đời đến nay đây chưa có một một đề tài
nào trực tiếp nghiên cứu và đi sâu vào nội dung “Nguyên tắc tự định đoạt
trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay”.

3



Chính vì điều đó mà tôi chọn đề tài này để làm luận văn thạc sĩ Luật học
chuyên ngành Luật Kinh tế của mình, với mong muốn làm sáng tỏ những
điểm hạn chế về việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong quá trình giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam, nghiên cứu kỹ những
quy định mới về chế định áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại để từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm
hoàn thiện Việt Nam trong lĩnh vực này, và đưa nó được áp dụng một cách
triệt để vào cuộc sống.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các cơ sở lý luận về
nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại,
phân tích thực trạng quy định của pháp luật, thực tiễn thực thi việc áp dụng
nguyên tắc tự định đoạt vào giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và
đánh giá thực trạng áp dụng nguyên tắc đó để giải quyết các vụ việc tranh
chấp trong thực tế. Việc ghi nhận và tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua
quyền lựa chọn và sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại. Từ đó kiến nghị đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện
pháp luật theo hướng tôn trọng và bảo vệ quyền tự định đoạt của các bên
trong việc lựa chọn và sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được những mục tiêu tổng quát trên, luận văn đưa ra những mục
tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, bản chất, đặc điểm và
vai trò của nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại, các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

4



Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành
quy định về áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong việc lựa chọn và sử dụng
các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, cũng như thực
tiếp áp dụng nguyên tắc tự định đoạt để giải quyết các vụ án tranh chấp về
kinh doanh thương mại.
Thứ ba, kiến nghị và đề xuất các giải pháp cụ thể mang tính luật định
cho việc tôn trọng và đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của các bên trong
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định hiện hành của
pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong các
phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
Phạm vi nghiên cứu : về nội dung, đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận,
khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong các
phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. ở
Việt Nam hiện nay; về không gian, đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng
nguyên tắc tự định đoạt trong các phương thức giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; về thời
gian, đề tài tập trung nghiên cứu viêc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt kể từ
khi có Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật mà chủ yếu là trên
cơ sở quan điểm duy vật và phép biện chứng.
5.2. Phương pháp cụ thể: các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh các văn bản quy phạm pháp luật, các
vụ việc trong thực tiến giải quyết tranh chấp.


5


6. Những điểm mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ Luật học đề cập
đến vấn đề nghiên cứu các lý luận và thực tiễn áp dụng nguyên tắc tự định
đoạt trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
trong pháp luật Việt Nam hiện nay nên có những điểm mới khoa học như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện khái niệm, đặc điểm, làm rõ bản chất pháp lý và ý
nghĩa của nguyên tắc tự định đoạt trong việc lựa chọn và sử dụng các phương
thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
Thứ hai, đối chiếu các quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn áp
dụng và nhu cầu thực tế đối với việc áp dụng nguyên tắc tự định đoạt trong
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, từ đó phân tích, làm rõ về
những quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về việc áp dụng
nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
Xác định rõ tầm quan trọng về việc tôn trọng tự do thỏa thuận trong việc lựa
chọn phương thức giải quyết; và tôn trọng những kết quả giải quyết bằng các
phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án đã được các bên thống nhất.
Thứ ba, từ nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn pháp luật, từ đó đề
xuất được một số kiến nghị về hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về áp dụng
nguyên tắc tự định đoạt trong việc lựa chọn và sử dụng các phương thức giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tài này mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm
pháp luật đầy đủ đối với chế định nguyên tắc tự định đoạt trong các phương
thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, là cơ sở pháp lý cho việc
áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thuộc lĩnh
vực kinh doanh thương mại, nhằm thúc đẩy sự tôn trọng quyền tự định đoạt
và bảo đảm quyền tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương


6


mại ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu, học tập về pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
ở các cơ sở đào Luật học tại Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm 3 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về nguyên tắc tự định đoạt trong giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Chương 2. Thực trạng nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm đảm bảo nguyên
tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam

7


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TỰ ĐỊNH ĐOẠT
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc tự định đoạt trong giải
quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại
Nguyên tắc là những điều cơ bản được định ra, hay những chuẩn mực
bắt buộc được đặt ra cho các chủ thể phải tuân theo trong việc hành động hay
không hành động hoặc thực hiện hay không thực hiện trong những việc làm

cụ thể. Nguyên tắc không phải là cái tự nhiên sinh ra mà nó là kết quả của
một quá trình phát triển, tích lũy và đúc kết từ những thích ứng với các điều
kiện khách quan. Nó cũng không hẳn là một khuôn mẫu bất biến với mọi
hoàn cảnh, mà chỉ bó hẹp trong một phạm vi hoạt động, hoặc trong một mối
quan hệ nhất định. Ngay cả trong những mối quan hệ và phạm vi hoạt động
đó, nguyên tắc cũng có thể bị phá vỡ hay biến đổi tùy theo những điều kiện
khách quan và ý thức xã hội tác động lên nó qua mỗi thời kỳ khác nhau của
lịch sử. Đối với các mối quan hệ pháp luật nguyên tắc là những nguyên lý, tư
tưởng chỉ đạo có tính chất xuất phát điểm, có ý nghĩa bao quát, quyết định nội
dung và hiệu lực của các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật cũng
như các ngành luật cụ thể.
Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại là quyền của các chủ thể trong các việc lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp, quyền tự do lựa chọn thực hiện hay không thực hiện tất cả các
hành vi mà pháp luật không cấm nhằm điều hòa và tháo gỡ các mâu thuẫn, bất
đồng hay giải quyết các lợi ích của các bên chủ thể trong các tranh chấp kinh

8


doanh thương mại; hay quyền tự do thể hiện ý chí của các đương sự trong
việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng con
đường tài phán.
Nguyên tắc tự định đoạt bắt nguồn từ nguyên tắc bảo đảm quyền tự
quyết định của các bên đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp của mình trong quan hệ dân sự, cơ sở của nó là dựa trên phương pháp
điều chỉnh đặc trưng của hệ thống luật tư đó là phương pháp tự do thỏa thuận
ý chí và bình đẳng giữa các bên tham gia các quan hệ pháp luật.
Như vậy: Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh

doanh thương mại là quyề n quyế t đi ̣nh và tự đi ̣nh đoạ t của các bên ch ủ thể
trong mối quan hệ giải quyết tranh chấp, mà theo đó các ch ủ thể tự mình lựa
chọn và quyết định các hành vi không trái v ới quy định của pháp luật nhằ m
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình t

ham gia giải

quyế t tranh chấp kinh doanh thương mại.
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại
Nguyên tắc tự định đoạt có một vai trò, vị trí và ý nghĩa rất quan trọng
trong việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự nói chung và trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại nói riêng, nó không đơn giản chỉ là một
nguyên tắc pháp lý cơ bản được quy định trong các văn bản quy phạm pháp
luật tố tụng để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, mà nó là một
nguyên tắc hiến định mang ý nghĩa trên nhiều phương diện như kinh tế, xã
hội, khoa học pháp lý.
Thứ nhất, nguyên tắc tự định đoạt có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế bởi
việc áp dụng nguyên tắc này trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại sẽ giúp chủ thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, bảo vệ được những

9


lợi ích về mặt vật chất và hình ảnh như giữ được uy tín, không để những thông
tin về việc tranh chấp ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh cũng như quan
hệ với các bạn hàng, đối tác; giữ được những bí mật kinh doanh. Đó chính là
những lợi ích về mặt kinh tế khi nguyên tắc tự định đoạt được các bên áp dụng
để giải quyết tranh chấp bằng các phương thức ngoài tòa án, còn nếu trong quá
trình giải quyết tranh chấp các bên chọn phương thức giải quyết bằng tòa án,

việc tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể tranh chấp sẽ giúp tiết kiệm
được thời gian, đơn giản hóa các thủ tục và giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại
về mặt kinh tế từ hệ quả của việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại bằng con đường tòa án.
Thứ hai, về mặt xã hội, trong quan hệ giao lưu dân sự và đặc biệt là
giao lưu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại cần những mối quan hệ giao
lưu hợp tác rộng rãi, bền chặt và lâu dài. Những mâu thuẫn, tranh chấp đều
phát sinh từ lợi ích nhưng nhiều khi cũng đến từ những nguyên nhân bất khả
kháng và nằm ngoài tầm kiểm soát của các chủ thể tạo nên những thiệt hại
hay vi phạm không đáng có, dẫn tới tranh chấp ngoài ý muốn. Việc sử dụng
quyền tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp sẽ giúp các bên có nhiều sự lựa
chọn, nhất là việc sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp một cách
phù hợp, vừa đảm bảo được những lợi ích về mặt kinh tế, bên cạnh đó còn giữ
được cho nhau hòa khí, và những mối quan hệ bền chặt, lâu dài trong giao lưu
thương mại, đó cũng là việc sử dụng nguyên tắc thiện chí, giúp đỡ lẫn nhau
qua đó không làm mất đi những mối quan hệ tốt đẹp mà các bên khó khăn
mới tạo dựng lên được.
Thứ ba, nguyên tắc tự định đoạt có ý nghĩa rất lớn về khoa học pháp lý
và tác động rất lớn đến công tác xây dựng các chế định luật và các văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực luật tư. Trên cơ sở là quyền tự do ý chí
trong việc thiết lập các mối quan hệ, hành động hay không hành động, tham

10


gia hay không tham gia vào các mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật trên cơ
sở không vi phạm các điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội và thuần phong
mỹ tục, quyền tự định đoạt là một phạm trù mang thuộc tính nhân quyền, là
một những quyền con người cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp, là cơ sở
cũng như xuất phát điểm cho các chế định pháp luật trong cả hệ thống pháp

luật. Tuy nhiên cũng cần phải xếp đặt nó đúng với vị trí, đánh giá đúng và xếp
đặt nó một cách hài hòa với các nguyên tắc khác, như nguyên tắc bình đẳng,
hay nguyên tắc tôn trọng đạo đức, thuần phong mỹ tục và áp dụng tập quán,
thói quen ứng xử. Thêm vào đó, phải xem xét quy định việc tôn trọng quyền
tự định đoạt và áp dụng nó trên cơ sở không phá vỡ các nguyên tắc quản lý
của nhà nước, của chế độ chính trị và của các mối quan hệ pháp luật khác.
Điều đó đòi hỏi sự tìm hiểu chuyên sâu và phân tích nó dưới nhiều giác độ,
khía cạnh pháp lý và tổng hòa trong nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau,
trong cả luật công lẫn luật tư, từ đó mới đưa ra được những chế định phù hợp
nhất, cân nhắc để có thể đưa vào áp dụng đảm bảo được những quyền cơ bản
của con người nhưng không làm phá vỡ đi những giá trị chung của cộng đồng
lẫn nguyên tắc quản lý của nhà nước, của chế độ chính trị.
1.1.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc tự định đoạt và các nguyên tắc
khác trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Quyền tự định đoạt là nguyên tắc cơ bản và được nhắc đến đầu tiên
trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và các tranh chấp kinh
doanh thương mại nói riêng, tuy nhiên như trên đã phân tích cần đặt nguyên
tắc này trong sự tổng hòa với các nguyên tắc khác, như nguyên tắc bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ, nguyên tắc hòa giải hoặc các nguyên tắc khác theo
trình tự thủ tục tố tụng tòa án nếu các bên lựa chọn phương thức giải quyết
bằng con đường tòa án.

11


1.1.3.1. Mối liên hệ giữa nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc bình
đẳng trước pháp luật
Trong Hiến pháp 1992 tại điều 52 quy định rằng “mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật” [23], đến Hiến pháp 2013 một lần nữa khẳng định
điều đó tại điều 16 khi quy định rằng “mọi công dân đều bình đẳng trước

pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội” [30]. Nguyên tắc này thêm lần nữa được cụ thể hóa tại
pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 tại điều 6 “các đương sự
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án” [24], cho
đến Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 lần nữa nhắc lại điều đó ở điều 8 “mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật… các đương sự đều bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình” [25]. Còn tại Bộ luật Tố tụng dân
sự số 92/2015/QH13 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016
nguyên tắc này còn được cụ thể hơn tại điều 8 khi thêm vào “mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng
trước tòa án”. Như vậy, quyền bình đẳng trước pháp luật đã được quy định
ngày càng chi tiết, cụ thể hơn qua các văn bản pháp luật phát triển theo thời
gian và qua các thời kỳ của xã hội, bằng việc thêm vào các cơ quan, tổ chức
thì chúng ta có thể sử dụng tên gọi phản ánh một cách đầy đủ hơn, đó là các
chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại đều bình đẳng
trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.
Trên cơ sở bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trước pháp
luật, các chủ thể được tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và các
quyền này được bảo vệ cũng như đảm bảo thực hiện mà không bị phân biệt
địa vị kinh tế, địa vị xã hội của các chủ thể đó. Như vậy có thể nói rằng
nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật là điều kiện cho các chủ thể thực hiện

12


quyền tự định đoạt của mình. Điều này cũng được thể hiện một cách rõ ràng
nếu như các chủ thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp bằng con đường
tòa án, bởi lẽ lúc đó sự đảm bảo thực hiện của nguyên tắc này còn cao hơn bởi
nó có sự hiện diện của tòa án, cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước đảm

bảo cho việc thực thi những quy định nói trên.
1.1.3.2. Mối liên hệ giữa nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc hòa giải
Việc lựa chọn phương thức thương lượng hay hòa giải là quyền thể
hiện một cách rõ nét và cụ thể nhất quyền tự định đoạt của các chủ thể trong
mối quan hệ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Nó là sự cụ thể từ
quyền tự do kinh doanh và tự do thực hiện những việc mà pháp luật không
cấm được phản ánh qua quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh
thương mại, nó cũng được hình thành dựa trên cơ sở phương pháp tự do ý chí
đặc trưng của hệ thống luật tư. Nếu như quyền tự do thương lượng, hòa giải
của các bên không được đảm bảo thực hiện trong quá trình giải quyết tranh
chấp thì nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong mối
quan hệ giải quyết tranh chấp gần như không còn ý nghĩa. Điều này còn được
quy định và thể hiện rõ trong pháp luật tố tụng kinh tế khi xem đó là một
nguyên tắc và là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại bằng con đường tòa án. Ngay sau khi xảy ra tranh chấp các bên có
quyền tự do thương lượng và hòa giải, đến khi các bên bỏ qua quyền này hoặc
thực hiện thương lượng hay hòa giải không thành, để rồi phải đưa yêu cầu ra
tòa án thì tòa vẫn phải tiến hành thủ tục hòa giải cho dù các bên có yêu cầu
hay không yêu cầu, chỉ khi nào các bên hòa giải không thành thì tòa mới
quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nhưng ngay cả khi đã đưa vụ án ra xét xử thì
tại phiên xử tòa án vẫn phải lắng nghe và cố gắng để hai bên có thể hòa giải
được với nhau.

13


1.1.3.3. Mối liên hệ giữa nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc quyền
yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Khi xảy ra tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, các bên
có quyền tự mình thương lượng, hòa giải hay sử dụng các phương thức giải

quyết tranh chấp tài phán tư khác ngoài tòa án như xét xử tư, trọng tài
thương mại..., tuy nhiên nếu như không thỏa mãn với những nội dung mà
các bên đạt được trong kết quả thương lượng, hòa giải, hay phát hiện những
vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình tố tụng trọng tài dẫn tới
những phán quyết của trọng tài không khách quan, xâm phạm nghiêm trọng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong tranh chấp thì các chủ thể
có quyền gửi yêu cầu ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình, tòa án không được phép từ chối giải quyết yêu cầu của công dân ngay
cả khi nội dung yêu cầu đó chưa có điều luật để áp dụng. Ngoài ra quyền
định đoạt của các chủ thể trong việc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình còn được đảm bảo cụ thể trong việc các bên có quyền
quy định nó ngay từ đầu trong khi giao kết hợp đồng kinh doanh thương
mại. Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể còn là cơ sở để đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc tự định
đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, qua việc thừa nhận
tự do ý chí, loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình giải quyết tranh chấp
bằng các phương thức khác ngoài tòa án, hay các dấu hiệu cưỡng bức, ép
buộc các bên chủ thể phải thực hiện hay không thực hiện những việc trái với
ý muốn của họ mà bản thân chủ thể đó không thể chống lại được.
Như vậy nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp được xây dựng dựa trên cơ sở tự do ý chí và quyền tự định đoạt của các
bên chủ thể trong tố tụng kinh tế, ngược lại nguyên tắc này chính là sự tác
động lên việc đảm bảo một cách cụ thể cho nguyên tắc tự định đoạt trong giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
14


1.1.3.4. Mối liên hệ giữa nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc bảo
đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại

Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
bằng thương lượng hay hòa giải ngoài tòa án, quyền tự do bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp được pháp luật ghi nhận và đảm bảo trên cơ sở quy định của
Hiến pháp, Bộ luật dân sự và Luật Thương mại, các chủ thể có toàn quyền sử
dụng các cách thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong quá
trình giải quyết tranh chấp. Còn trong thủ tục tố tụng trọng tài, hay tố tụng tòa
án thì nguyên tắc này còn được đảm bảo một cách rõ ràng hơn khi được luật
tố tụng trọng tài và Bộ luật Tố tụng dân sự ghi nhận như những nguyên tắc
bắt buộc. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rằng:
“Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ
điều kiện theo luật định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; tòa án có
trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ; không ai
được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố
tung dân sự” [31, Điều 9].
Như vậy cho dù lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào đi
chăng nữa, thì quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc lựa chọn giải pháp
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình vẫn được ghi nhận và bảo đảm trên
cơ sở nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể. Thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết tòa án bắt buộc phải hỗ trợ
đương sự thực hiện quyền này. “Trường hợp cần thiết” ở đây được hiểu là thể
theo nguyện vọng của đương sự và thỏa mãn các yêu cầu theo khoản 3 điều 9
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các quy định pháp luật có liên quan.
1.1.3.5. Mối liên hệ giữa nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc xét xử
công khai của tòa án
Khi các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại

15


lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, thì tòa án

được xem như một tổ chức trọng tài công đứng ra phân xử và chỉ giải quyết
trong phạm vi các yêu cầu mà đương sự đưa ra. Khi các bên lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, thì họ cần phải cân nhắc
những thiệt hại có thể xảy đến vì lúc này họ phải tuân thủ những nguyên tắc
xét xử của tòa án như nguyên tắc xét xử công khai. Bởi nguyên tắc này đã
mang tính chất hiến định, điều này đã được quy định rõ ràng tại khoản 3, điều
103 của Hiến pháp năm 2013 và nó cũng được kế thừa từ những bản Hiến
pháp trước đó. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là quyền tự định đoạt trong
việc lựa chọn việc xét xử công khai hay xét xử kín bị tước bỏ hoàn toàn bởi
nguyên tắc này mà nó còn tùy thuộc vào tính chất của mỗi vụ việc. Cụ thể tại
khoản 2 điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong trường hợp đặc
biệt cần giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh của đương sự theo yêu cầu
chính đáng của họ thì tòa án có thể xét xử kín. Như vậy với tính chất đặc thù
của những tranh chấp kinh doanh thương mại, với yếu tố liên quan đến bí mật
hay bí quyết kinh doanh, nếu những điều này bị tiết lộ ra có thể dẫn tới hệ lụy
cho chủ thể đang có tranh chấp, họ có thể yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bằng việc xét xử kín, nếu yêu cầu đó là chính đáng thì
tòa án sẽ xem xét để có thể lựa chọn hình thức xét xử kín hay xét xử công
khai. Một điều cần lưu ý thêm về mối liên hệ giữa hai nguyên tắc này, cho dù
không triệt tiêu hoàn toàn quyền tự định đoạt của đương sự trong việc được
xét xử kín hay xét xử công khai, nhưng rõ ràng với nguyên tắc tòa án xét xử
công khai, quyền quyết định lựa chọn hình thức xét xử không hoàn toàn thuộc
về đương sự mà thuộc về tòa án. Đó cũng chính là hạn chế lớn nhất của việc
lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con
đường tòa án.

16


1.1.3.6. Mối liên hệ giữa nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc tự do

cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái với đạo
đức xã hội
Nguyên tắc tự định đoạt được thực hiện dựa trên cơ sở tự do thoả thuận
trong quan hệ luật tư, sự tự do ở đây là quyền con người cơ bản, đó là việc
làm hay không làm một việc xuất phát từ ý chí của mình. Quyền này được các
chủ thể vận dụng qua việc tham gia vào các quan hệ xã hội, trong đó có quan
hệ giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua bằng việc tự
định đoạt theo ý chí của mình. Tuy nhiên tự do thoả thuận không phải là vô
hạn trong mọi trường hợp, trong lịch sử nhân loại cổ xưa cho đến hiện đại
ngày nay đều ghi nhận những giới hạn cho quyền tự do thoả thuận. Đó là
những giới hạn về mặt đạo đức, thuần phong mỹ tục đối với những mối quan
hệ xã hội trong một cộng đồng có chung nền văn hoá, hay những giới hạn
pháp lý đối với một lãnh thổ có nhà nước cai trị. Nội dung này đã được Vũ
Văn Mẫu nói lên trong cuốn “Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử” khi ông cho
rằng: "trong cổ luật, không có một điều khoản nào minh thị tuyên bố nguyên
tắc tự do khế ước; nhưng ta phải coi nguyên tắc ấy là một hệ luận đương
nhiên của quan niệm nhân trị. Tin tưởng ở kết quả tốt đẹp của các hành vi
người quân tử do "lễ” và "nghĩa” hướng dẫn nhà lập pháp chỉ can thiệp khi
nào hoạt động kết lập khế ước vi phạm vào thuần phong mỹ tục hay làm rối
loạn trật tự xã hội”[41]. Pháp luật Việt Nam ngày nay vận dụng điều chỉnh
vấn đề này trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng
việc quy định rõ công dân có quyền tự do thoả thuận và giới hạn của tự do
thoả thuận vào các văn bản của pháp luật dân sự.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do thoả thuận nhưng không được vi phạm
vào điều cấm của pháp luật, nên nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại cũng có những giới hạn của nó chứ không

17



phải là sự tự do định đoạt vô hạn. Giới hạn của sự định đoạt của các bên trong
mối quan hệ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được quy định theo
các góc độ như sau: thứ nhất, khi sống trong một cộng đồng xã hội có chung
nền văn hoá, cùng phong tục tập quán thì sẽ có những khuôn mẫu đạo đức
chung, không ai được thể hiện sự tự do của mình đi vượt giới hạn của đạo đức
vốn dĩ đã tồn tại theo truyền thống của cả dân tộc. Do đó quyền của mỗi cá
nhân, chủ thể được tôn trọng nhưng phải nằm trong tập quán của cộng đồng;
thứ hai, trong xã hội tất cả các chủ thể đều bình đẳng như nhau, các chủ thể
được tự do thực hiện quyền đương nhiên của mình hay quyền mà nhà nước
trao cho, tuy nhiên việc thực hiện quyền của chủ thể này không được xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác; thứ ba, ngoài việc bảo
vệ quyền và lợi ích riêng của các chủ thể thì trong một xã hội có nhà nước còn
có các lợi ích chung cộng đồng, các nguyên tắc mang tính chất quyền lực nhà
nước trong quản lý và điều hành xã hội cũng được pháp luật bảo vệ. Do đó
khi các chủ thể thực hiện quyền của mình không được với trái với các quy
định và nguyên tắc quản lý của nhà nước và lợi ích chung của cộng đồng.
Cụ thể hoá từ những nội dung nói trên, pháp luật dân sự hiện nay quy
định “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể
khác tôn trọng” tại khoản 2 điều 3 Bộ luật dân sự 2015. Điều này cũng là cơ
sở xác định giới hạn thực hiện quyền định đoạt của của các chủ thể trong mối
quan hệ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay.
1.2. Nguyên tắc tự định đoạt trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thƣơng mại và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện nguyên tắc tự định đoạt
1.2.1. Nguyên tắc tự định đoạt trong việc lựa chọn các phương thức
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
1.2.1.1. Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi trong các quan hệ liên quan

18



đến kinh doanh thương mại, nó là hiện thực mang tính tất yếu khách quan
mà tất cả các chủ thể tham gia mối quan hệ này đều có thể hình dung và bắt
buộc phải lường trước. Đa số các chủ thể khi tham gia quan hệ kinh doanh
thương mại đều vì mục đích lợi nhuận, do đó họ sẽ bằng mọi cách để tối ưu
hóa lợi ích của mình, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại xảy đến, và khi
nảy sinh tranh chấp các bên mong muốn tìm cho mình những giải pháp nếu
không thể bảo toàn được những lợi ích thì cũng phải giảm thiểu những rủi
ro, thiệt hại về phần mình. Do đó việc lựa chọn phương thức để giải quyết
tranh chấp trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và được các bên
trong mối quan hệ tranh chấp đặc biệt lưu tâm. Trên tinh thần tự do, tự
nguyện thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong
mỹ tục và đạo đức xã hội, các bên có quyền tự đưa ra các giải pháp, cũng
như lựa chọn phương thức để giải quyết tranh chấp mà không chịu sự chi
phối hay ràng buộc nào đến từ pháp luật.
Tùy vào tính chất của tranh chấp, thái độ và quan điểm của các bên từ
đó dẫn tới những lựa chọn khác nhau về phương thức giải quyết tranh chấp.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có bốn phương thức giải quyết
tranh chấp cơ bản là thương lượng giữa các bên, hòa giải giữa các bên, giải
quyết tại trọng tài thương mại và giải quyết tại tòa án. Trong đó phương thức
giải quyết tranh chấp tại tòa án là phương thức giải quyết tài phán công với sự
góp mặt của cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước.
Thương lượng, là phương thức giải quyết truyền thống, đơn giản nhất
và cũng được các bên ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi nảy sinh tranh chấp, có thể
nói rằng phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại được các bên mặc nhiên lựa chọn đầu tiên nếu có vấn đề tranh
chấp nảy sinh, điều này dựa trên cơ sở nguyên tắc thiện chí và giúp đỡ lẫn
nhau trong quan hệ kinh doanh thương mại. Theo phương thức này các bên tự
ngồi lại với nhau để cùng nhau tìm ra các giải pháp tháo gỡ những vướng


19


×