Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.63 KB, 27 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm vừa qua, sự bất ổn của tình hình thế giới đã tác động không nhỏ đến
sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nước ta. Để chống chọi với lạm phát và vực dậy
nền kinh tế, Chính phủ đã thông qua gói kích cầu có trị giá hơn một ngàn tỷ USD. Và
một trong những biện pháp mũi nhọn nằm trong gói kích cầu đó là việc kích thích
đầu tư, nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ
và đặc biệt là dịch vụ bảo hiểm. Bảo hiểm với những đặc trưng riêng có, nó cũng là
một trong những ngành dịch vụ có nhu cầu đầu tư cao. Không những vậy, hiện nay
trong các doanh nghiệp bảo hiểm đang tồn tại một vấn đề, đó là: dưới áp lực cạnh
tranh ngày càng cao, phí bảo hiểm giảm trong khi chi phí bồi thường lại có xu hướng
tăng, dẫn đến rất ít doanh nghiệp có lời từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời
hoạt động đầu tư lại trở thành nguồn thu đang dần tăng lên trong hầu hết các doanh
nghiệp bảo hiểm.
Tuy nhiên, danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay còn hạn
chế, chỉ tập trung vào một vài sản phẩm tài chính nhất định. Trong danh mục đầu tư
của các doanh nghiệp bảo hiểm hầu hết là những danh mục đầu tư luôn đem lại thu
nhập ổn định, an toàn trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn. Nhưng khi nền kinh tế phục
hồi, thị trường tài chính được cải thiện, nếu cơ cấu đầu tư như vậy vẫn được duy trì
sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do tỷ suất lợi nhuận đem lại tương đối thấp. Như
vậy, vấn đề đặt ra ở đây với các doanh nghiệp Bảo hiểm đó là: Cần có một danh mục
đầu tư hợp lý để vừa bảo toàn được nguồn vốn, không vỡ quỹ, lại vừa tăng được lợi
nhuận cho công ty, sử dụng tối đa hiệu quả của nguồn vốn.
Qua thời gian thực tập ở Phòng Đầu tư của Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện,
em càng nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề đầu tư vốn một cách hợp
lý. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là : “ Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện ”
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề tốt nghiệp của em gồm có 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư trong các công ty Bảo hiểm
Chương II: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư tại công ty Bảo hiểm Bưu Điện


SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
tại công ty Bảo hiểm Bưu điện
Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp, em rất cảm ơn sự hướng
dẫn của thầy giáo Ths.Vũ Cương cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong
Phòng Đầu tư của Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện. Do hạn chế về mặt nhận
thức cũng như nguồn tài liệu nên chắc hẳn bài viết của em không tránh khỏi những
sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô, các anh chị cũng
như các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Mỹ Hạnh

SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRONG CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM
I. Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm:
1. Một số lý luận về bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
1.1. Bản chất và khái niệm của Bảo hiểm
1.1.1. Bản chất của Bảo hiểm
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất cho
những người tham gia, đồng thời kiến tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế và xã hội
của đất nước. Chính vì vậy, bản chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản

phẩm quốc nội giữa những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu về tài
chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Tuy
nhiên, phân phối trong bảo hiểm chủ yếu là phân phối không đều và phần lớn không
mang tính bồi hoàn trực tiếp. Không những vậy, bản chất của bảo hiểm còn được thể
hiện ở các khía cạnh cụ thể như sau:
- Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của bảo hiểm. Có nhiều cách tiếp cận
với khái niệm rủi ro, song theo nghĩa thông dụng nhất thì rủi ro là biến cố gây thiệt
hại và không mong đợi. Để đối phó với rủi ro, con người luôn tìm cách phòng vệ. Đó
chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời của bảo hiểm
- Cơ chế chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm được thực hiện giữa bên tham gia bảo
hiểm và bên bảo hiểm thông qua các cam kết bảo hiểm. Theo cơ chế này, bên tham
gia phải nộp phí bảo hiểm và bên bảo hiểm cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo
hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện
bảo hiểm
1.1.2. Khái niệm Bảo hiểm
Mặc dù ra đời từ rất sớm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống
nhất về bảo hiểm. Có thể là do người ta đã đưa ra khái niệm bảo hiểm ở nhiều góc độ
khác nhau.
- Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài
chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi.
SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
- Dưới góc độ pháp lý, giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: Bảo hiểm là một nghiệp
vụ qua đó một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền cho chính
mình hoặc cho người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một
khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người được bảo hiểm, người chịu trách
nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo luật Thống kê.
- Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các công ty, các tập đoàn bảo hiểm thương
mại trên thế giới lại đưa ra khái niệm: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một

người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo
hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi
bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.
Có thể nói, các khái niệm trên ít nhiều đã lột tả được bản chất của bảo hiểm trên
các khía cạnh về rủi ro, sự chuyển giao rủi ro giữa người được bảo hiểm và người
thông qua phí bảo hiểm và số tiền bồi thường hoặc chi trả khi người được bảo hiểm
gặp phải rủi ro tổn thất. Cũng trên cơ sở các khía cạnh đó, khái niệm về bảo hiểm có
thể được hiểu như sau: “Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó
một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo
hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm
cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ
chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù
trừ chúng theo quy luật thống kê”
1
.
1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm và phân loại doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.1. Doanh nghiệp bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động
theo quy định của Luật Bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để
kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
1.2.2. Phân loại doanh nghiệp bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Là doanh nghiệp kinh doanh các loại nghiệp vụ
bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn
hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ
1
Nguồn: Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm của PGS.TS. Nguyễn Văn Định
SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương

- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: Là doanh nghiệp kinh doanh các loại nghiệp
vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ khác không thuộc bảo hiểm
nhân thọ.
2. Các hoạt động chủ yếu của công ty Bảo hiểm phi nhân thọ
2.1. Kinh doanh Bảo hiểm gốc
Các loại hình kinh doanh Bảo hiểm gốc
- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
- Bảo hiểm tài sản và thiệt hại;
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường
sắt và đường không;
- Bảo hiểm trách nhiệm chung;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm cháy, nổ;
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
- Bảo hiểm vệ tinh;
- Bảo hiểm tàu.
2.2. Kinh doanh tái Bảo hiểm
Tái bảo hiểm là sự phân chia rủi ro mà nhà bảo hiểm phải gánh chịu cho những
nhà bảo hiểm khác. Hay có thể nói, tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà
người bảo hiểm phải gánh chịu.
Có thể nói, sự ra đời của tái bảo hiểm là sự cần thiết khách quan, trước hết nhằm
bảo vệ nhà bảo hiểm trước những rủi ro mà họ có thể gặp phải, đe dọa khả năng
thanh toán của nhà bảo hiểm. Và thông qua đó bảo vệ quyền lợi của người được bảo
hiểm.
Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường kinh doanh cả bảo hiểm gốc và cả tái
bảo hiểm. Nhưng cũng có những công ty chuyên làm về tái bảo hiểm, được gọi là
những công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp.
2.3. Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là tổ hợp của các hoạt động giám định, điều tra, tính toán để
phân bổ tổn thất, làm đại lý giám định tổn thất và yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.

2.4. Đầu tư
Hoạt động đầu tư là một phần không thể thiếu của các công ty bảo hiểm. Trước
đây, nếu như chưa xuất hiện khái niệm kinh doanh bảo hiểm mà mới chỉ có hoạt
SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
động bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm chỉ đơn thuần là hoạt động san sẻ rủi ro, là hoạt
động xã hội, không mang tính lợi nhuận. Nhưng khi xuất hiện khái niệm kinh doanh
bảo hiểm thì mọi chuyện đã khác. Bảo hiểm bây giờ mang thêm nhiều lợi ích cho xã
hội cũng như cho người kinh doanh bảo hiểm. Và điểm mấu chốt tạo ra sự khác nhau
giữa Kinh doanh bảo hiểm và Bảo hiểm xã hội đó chính là có hoạt động đầu tư đứng
sau hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Các hình thức đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Mua trái phiếu chính phủ;
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
- Kinh doanh bất động sản;
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
- Cho vay theo quy định của Luật tổ chức tín dụng;
- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
Ngoài các hoạt động trên, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) còn có thể có các hoạt
động khác theo quy định của pháp luật.

II. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư của các công ty Bảo hiểm
1.Nguồn vốn đầu tư
Trong bất cứ hoạt động đầu tư nào thì nguồn vốn đầu tư cũng là vấn đề được đặt
lên hàng đầu, bởi vì chỉ khi có được nguồn vốn thì hoạt động đầu tư mới được tiến
hành. Với vai trò quyết định quy mô của hoạt động đầu tư, nguồn vốn này được cấu
thành từ nhiều bộ phận. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, nguồn vốn đầu tư cũng
được huy động từ nhiều nguồn, mang đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
1.1. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp
hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của doanh
nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn
điều lệ đã góp không được thấp hơn mức vốn pháp định và phải được thường xuyên
bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, DNBH sẽ thu tiền phí của khách hàng
trước, và có thể khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra thì số tiền bồi thường được lấy từ
các khoản phí trên. Như vậy, nguồn vốn điều lệ sẽ là nguồn vốn nhàn rỗi và có thể
SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
đem đi đầu tư. Trong thực tế, Pháp luật Việt Nam quy định vốn pháp định cho các
DNBH là tương đối lớn.
Doanh nghiệp Bảo hiểm phải ký quỹ một phần vốn điều lệ theo quy định của
Pháp luật, phần còn lại được đem đi đầu tư sinh lời.
Phần vốn đầu tư này chiếm tỷ trọng chưa phải lớn nhất nhưng khá quan trọng vì
nó là vốn tự có của DN nên ít chịu sự kiểm soát của pháp luật, tạo điều kiện cho
DNBH đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao.
1.2. Quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ dự trữ tự nguyện
DNBH cũng chính là một trung gian tài chính, với chức năng quan trọng là lưu
chuyển vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu vốn, bằng cách thu phí BH của người tham
gia BH và đầu tư nguồn phí đó một cách hiệu quả. Nhưng trong quá trình hoạt động
kinh doanh, cũng như tất cả các trung gian tài chính khác, bản thân doanh nghiệp
cũng có thể gặp những rủi ro, làm giảm nguồn phí ban đầu, ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp và suy cho cùng là ảnh hưởng đến quyền lợi của người
tham gia bảo hiểm. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời quản lý
các doanh nghiệp bảo hiểm, Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập
các quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc là 10% vốn điều lệ của

DNBH.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, DNBH phải luôn duy trì được khả năng
thanh toán của mình. Có nhiều doanh nghiệp, ngoài quỹ dự trữ bắt buộc của theo yêu
cầu của pháp luật, họ còn tự lập các quỹ dự trữ và được gọi là quỹ dự trữ tự nguyện,
để nhằm tăng khả năng thanh toán của DN. Nguồn hình thành quỹ dự trữ tự nguyện
được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và phải được ghi trong điều lệ hoạt
động của doanh nghiệp.
Các quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ dự trữ tự nguyện là một nguồn vốn đầu tư chiếm
tỷ trọng nhỏ, nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho DNBH.
1.3. Các khoản lãi năm trước chưa sử dụng
Cuối mỗi năm tài chính, lợi nhuận sau thuế của DNBH được phân phối cho các cổ
đông dưới hình thức cổ tức, trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ
phúc lợi,…Phần còn lại chưa sử dụng sẽ bổ sung vào nguồn vốn đầu tư của doanh
nghiệp để thực hiện quá trình quay vòng vốn.
SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
1.4. Nguồn vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ (DPNV)
Quỹ dự phòng nghiệp vụ là một đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
DNBH phải lập ra các quỹ dự phòng để chi trả , bồi thường cho khách hàng khi có sự
kiện BH xảy ra. Nói một cách cụ thể hơn, DPNV là khoản dự trữ liên quan đến từng
nghiệp vụ BH, được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích
thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo
hiểm đã được ký kết.
Các quỹ dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Dự phòng phí;
- Dự phòng bồi thường;
- Dự phòng toán học;
- Dự phòng dao động lớn;
- Dự phòng chia lãi.

- …
Cuối mỗi năm tài chính, DNBH phải trích lập các quỹ DPNV từ quỹ tài chính BH
cho từng nghiệp vụ và cho phần trách nhiệm còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong năm
tài chính tiếp theo, các quỹ DPNV thường không phải sử dụng để chi trả, bồi thường hết
ngay. Ngoài ra, DNBH có thể lấy từ chính tiền phí thu trong năm để chi trả, bồi thường
cho phần trách nhiệm phát sinh từ những hợp đồng được ký từ năm trước. Do vậy, sẽ có
một phần quỹ DPNV “nhàn rỗi” có thể đem đi đầu tư để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, việc
xác định tỷ lệ đầu tư từ quỹ DPNV được quy định theo Pháp luật. Theo Nghị định của
Chính phủ số 46/2007/NĐ – CP ngày 27/03/2007, nguồn vốn từ dự phòng nghiệp vụ của
doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ đi các khoản tiền mà
DNBH dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Khoản tiền dùng để bồi
thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi
nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ
chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ thì con số trên là 5%.
Trong tất cả các nguồn đầu tư trên thì nguồn vốn đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư của DNBH và cũng chính vì
vậy, việc đầu tư bằng nguồn vốn này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật.
III. Hoạt động đầu tư trong công ty Bảo hiểm
SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
1.Khái niệm và vai trò của hoạt động đầu tư
1.1. Khái niệm hoạt động đầu tư
Trước khi đi vào tìm hiểu hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm, chúng
ta cần phải biết, hoạt động đầu tư nói chung là gì. Có thể hiểu, đầu tư nói chung là sự
hi sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết
quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả
đó.
Tóm lại, mục tiêu của hoạt động đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với

những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi quyết định tiến hành
đầu tư. Nguồn lực phải hi sinh đó có thể là tiền, là các tài sản, là tài nguyên thiên
nhiên, là sức lao động, là trí tuệ,... Còn những kết quả tăng thêm, có thể là các tài sản
tài chính ( tiền vốn), tài sản vật chất ( nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học,…)
và cũng có thể là nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn
trong nền sản xuất xã hội.
Từ khái niệm đầu tư nói chung ở trên, chúng ta có thể áp dụng vào để hiểu được
hoạt động đầu tư của DNBH. Có thể nói, đó là việc DNBH sử dụng các nguồn lực tài
chính hiện có trong doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại nguồn lợi
nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp. Như vậy, mục tiêu mà DNBH tiến hành đầu
tư làm nhằm thu được hiệu quả về mặt tài chính cho doanh nghiệp, thông qua đó gián
tiếp mang lại lợi ích cho xã hội.
1.2. Vai trò của hoạt động đầu tư
1.2.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Hoạt động đầu tư được coi là “sân sau’’ của mỗi một doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không những chỉ có nhiệm vụ đơn thuần là thu chi quản lý
tốt quỹ tài chính của mình, mà còn có nhiệm vụ quan trọng hơn đó là phải phát triển
quỹ bảo hiểm. Hoạt động đầu tư là nhân tố quyết định sống còn cho sự lớn mạnh của
quỹ bảo hiểm. Nhưng nói một cách cụ thể thì nhìn chung đối với các doanh nghiệp
bảo hiểm, hoạt động đầu tư có những vai trò cơ bản sau:
- Hoạt động đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của công ty bảo
hiểm. Trong thời gian hiện nay, các công ty bảo hiểm thực hiện việc giảm phí, tăng
phạm vi bảo hiểm để nâng cao thị phần, điều đó làm giảm thu nhập của doanh nghiệp
từ việc kinh doanh bảo hiểm. Chính khi đó, hoạt động đầu tư sẽ là hoạt động mang
lại doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp bảo hiểm. Và chỉ doanh nghiệp nào hoạt
SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS.Vũ Cương
động đầu tư vững chắc, phát triển thì mới có đủ tiềm lực để cạnh tranh trong hoàn
cảnh này.

- Hoạt động đầu tư gián tiếp chi phối chiến lược thiết kế và bán sản phẩm của
doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc định giá các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng
phạm vi trách nhiệm hay tăng quyền lợi của khách hàng.
- Hoạt động đầu tư giúp doanh nghiệp bảo hiểm bù đắp sự mất giá của đồng tiền,
bảo toàn quỹ tài chính bảo hiểm trước rủi ro lạm phát.
- Hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào sự tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận của
doanh nghiệp bảo hiểm, tạo điều kiện tăng vốn, mở rộng quy mô doanh nghiệp, tăng
cổ tức cổ đông, tăng quỹ khen thưởng phúc lợi và thu nhập cho người lao động.
- Riêng đối với DNBH nhân thọ, hoạt động đầu tư còn giúp các doanh nghiệp
thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với người tham gia bảo hiểm. Bởi vì bảo
hiểm nhân thọ không chỉ có tính rủi ro mà còn có tính tiết kiệm. Do đó việc đầu tư có
hiệu quả tiền phí bảo hiểm không chỉ đơn thuần là phát triển quỹ tài chính mà còn là
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo trả lãi cho khách hàng như đã
cam kết
- Ngoài ra hoạt động đầu tư còn có một số ý nghĩa quan trọng khác đối với doanh
nghiệp bảo hiểm như: tạo hình ảnh của công ty, khuếch trương hình ảnh thương
hiệu…
1.2.2. Đối với xã hội
Vai trò hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm đối với xã hội được thể hiện
rõ nét nhất thông qua việc huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm thực
chất là một dịch vụ tài chính, và các doanh nghiệp bảo hiểm thực chất là các tổ chức
trung gian tài chính. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các
DNBH có một nguồn vốn nhàn rỗi lớn từ phí thu được của khách hàng bảo hiểm . Và
cũng như các trung gian tài chính khác như ngân hàng thương mại, công ty chứng
khoán…doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này đầu tư vào nền kinh
tế một cách hiệu quả thông qua hàng loạt các hình thức khác nhau: mua cổ phiếu, trái
phiếu, công trái, đầu tư phát triển kinh tế xã hội…
Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn có tác động không nhỏ đến sự phát triển của các
ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,
góp phần ổn định xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng tích lũy cho nền kinh

tế quốc dân.
SVTH: Lê Mỹ Hạnh Kinh tế Quốc dân
10

×