Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Bao cao moi truong tỉnh VP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 151 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................................ iv
DANH MỤC KHUNG ...........................................................................................................................v
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .......................................................................3

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ............................................................................................................... 3
1.2.1. Địa hình miền núi: ..................................................................................................... 4
1.2.2. Địa hình vùng đồi: ..................................................................................................... 5
1.2.3. Địa hình đồng bằng: .................................................................................................. 5
1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỦY VĂN ............................................................................. 5
1.3.1. Chế độ thuỷ văn ........................................................................................................ 5
1.3.2. Khí hậu ...................................................................................................................... 7
1.3.3. Một số vấn đề về biến đổi khí hậu ............................................................................ 8
1.4. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ...................................................................................... 8
1.5. TÀI NGUYÊN RỪNG .................................................................................................... 9
1.6. TÀI NGUYÊN DU LỊCH ................................................................................................ 9
1.7. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ................................................................................... 10
CHƯƠNG II. SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÊN MÔI TRƯỜNG.............13

2.1. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ XÃ HỘI ..................................................... 13
2.1.1. Khái quát tăng trưởng kinh tế xã hội ....................................................................... 13
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................................................................... 14
2.1.3. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội, môi trường ........ 15
2.2. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG ....................................................... 16
2.2.1. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp, xây dựng trong thời gian qua .................... 16
2.2.2. Định hướng phát triển công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2016-2020................................. 17
2.2.3. Khái quát tác động của phát triển công nghiệp, xây dựng đến môi trường ....................... 19


2.3. PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ................................ 21
2.3.1. Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ...................................................... 21
2.3.2. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ...................................... 22
2.3.3. Khái quát tác động của phát triển hạ tầng giao thông vận tải đến môi trường........ 22
2.4. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .................................................................................... 23
2.4.1. Tình hình phát triển nông nghiệp ............................................................................ 23
2.4.2. Định hướng phát triển nông nghiệp ........................................................................ 24
2.4.3. Khái quát tác động phát triển nông nghiệp đến môi trường .................................... 26


2.5. PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................................................................................... 27
2.5.1. Tình hình phát triển du lịch ..................................................................................... 27
2.5.2. Định hướng phát triển du lịch ................................................................................. 28
2.5.3. Khái quát tác động phát triển du lịch đến môi trường............................................. 28
2.6. DÂN SỐ VÀ DI DÂN TỰ DO ...................................................................................... 29
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC .................................................................32

3.1. NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA ................................................................................................. 32
3.1.1. Tài nguyên nước mặt lục địa ................................................................................... 32
3.1.2. Các nguồn gốc gây ô nhiễm nước mặt lục địa ........................................................ 34
3.1.3. Diễn biến ô nhiễm theo các thông số cơ bản........................................................... 37
3.2. NƯỚC DƯỚI ĐẤT ....................................................................................................... 42
3.2.1. Tài nguyên nước dưới đất ....................................................................................... 42
3.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất ................................................................... 43
3.2.3. Diễn biến ô nhiễm theo các thông số cơ bản........................................................... 45
3.3. DỰ BÁO VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
NƯỚC. .................................................................................................................................. 49
3.3.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước................................................................................. 49
3.3.2. Khả năng đáp ứng của nguồn nước ......................................................................... 51
CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ......................................................53


4.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ............................................................. 53
4.1.1. Nguồn gốc tự nhiên ................................................................................................. 53
4.1.2. Nguồn gốc nhân tạo ................................................................................................ 53
4.2. DIỄN BIẾN Ô NHIỄM.................................................................................................. 55
4.2.1. Tổng bụi lơ lửng ...................................................................................................... 55
4.2.2. Diễn biến CO........................................................................................................... 56
4.2.3. Diễn biến Nitơ đioxit (NO2) .................................................................................... 57
4.2.4. Diễn biến nồng độ SO2 ............................................................................................ 57
4.3. DỰ BÁO TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ........................................................ 58
CHƯƠNG V. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT .......................................................................60

5.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI ĐẤT .............................................. 60
5.1.1. Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp .................................................... 60
5.1.2. Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất công nghiệp và đô thị ..................................... 63
5.1.3. Hoạt động khai thác khoáng sản ............................................................................. 64
5.2. HIỆN TRẠNG SUY THOÁI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT ............................ 65
5.2.1. Diễn biến chất lượng môi trường đất theo các thông số cơ bản .............................. 65
5.2.2. So sánh chất lượng môi trường đất ......................................................................... 66


5.3. DỰ BÁO VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
.............................................................................................................................................. 69
5.3.1. Dự báo mức độ ô nhiễm .......................................................................................... 69
5.3.2. Các quy hoạch phát triển liên quan tới môi trường đất ........................................... 69
CHƯƠNG VI. THỰC TRANG ĐA DẠNG SINH HỌC...................................................................71

6.1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI ................................................................. 71
6.1.1. Các nguyên nhân trực tiếp ....................................................................................... 71
6.1.2. Các nguyên nhân gián tiếp ...................................................................................... 72

6.2. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC ...................... 73
6.2.1. Hiện trạng đa dang sinh học .................................................................................... 73
6.2.2. Diễn biến đa dạng sinh học ..................................................................................... 78
6.3. DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC ..................... 79
6.4. TÁC ĐỘNG DO SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC TỚI SỨC KHỎE CON
NGƯỜI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC HỆ SINH THÁI ............................. 80
6.4.1. Tác động do suy thoái đa dạng sinh học tới sức khỏe con người ........................... 80
6.4.2. Tác động do suy thoái đa dạng sinh học tới phát triển kinh tế xã hội ..................... 80
6.4.3. Tác động do suy thoái đa dạng sinh học tới các hệ sinh thái .................................. 81
CHƯƠNG VII. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN .................................................................................82

7.1. NGUỒN PHÁT SINH, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ ............ 82
7.1.1. Nguồn phát sinh ...................................................................................................... 82
7.1.2. Lượng phát sinh và dự báo phát sinh ...................................................................... 83
7.1.3. Thực trạng thu gom và xử lý ................................................................................... 83
7.2. NGUỒN PHÁT SINH, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN .. 84
7.2.1. Nguồn phát sinh ...................................................................................................... 84
7.2.2. Lượng phát sinh và dự báo phát sinh ...................................................................... 84
7.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý ................................................................................... 84
7.3. NGUỒN PHÁT SINH, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
.............................................................................................................................................. 85
7.3.1. Nguồn phát sinh ...................................................................................................... 85
7.3.2. Lượng phát sinh và dự báo phát sinh ...................................................................... 86
7.3.3. Thực trạng thu gom và xử lý ................................................................................... 86
7.4. NGUỒN PHÁT SINH, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ ................. 87
7.4.1. Nguồn phát sinh ...................................................................................................... 87
7.4.2. Lượng phát sinh và dự báo phát sinh ...................................................................... 87
7.4.3. Thực trạng thu gom và xử lý ................................................................................... 87
CHƯƠNG VIII. TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .....................................89


8.1. TAI BIẾN THIÊN NHIÊN ............................................................................................ 89
8.1.1. Hiện trạng tiêu thoát nước hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc ............................................ 89


8.1.2. Đánh giá tình hình ngập lụt trong những năm gần đây ........................................... 91
8.1.3. Đánh giá tình hình thiệt hai do mưa bão và ngập lụt .............................................. 94
8.1.4. Tình hình xói mòn và sạt lở đất ............................................................................... 95
8.1.5. Đánh giá nguyên nhân gây ra các tai biến thiên nhiên ............................................ 96
8.2. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ................................................................................................. 97
8.2.1. Sự cố cháy rừng....................................................................................................... 97
8.2.2. Sự cố vỡ đê, đập ...................................................................................................... 98
8.2.3. Đánh giá nguyên nhân gây ra các sự cố môi trường ............................................... 98
CHƯƠNG IX. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG.......................................................99

9.1. VẤN ĐỀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH Ở VĨNH PHÚC ........................................... 99
9.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH VĨNH PHÚC ............................ 99
9.2.1. Đánh giá diễn biến của biến đổi khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc ........................................ 99
9.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc...................................................... 101
9.2.3. Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Vĩnh Phúc ............................... 104
CHƯƠNG X. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .......................................................108

10.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ............. 108
10.1.1. Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người .................................... 108
10.1.2. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người ................................. 110
10.1.3. Tác hại của ô nhiễm đất đến sức khỏe con người ............................................... 111
10.1.4. Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn đến sức khỏe con người ................................ 112
10.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI ..................................................................................................................................... 112
10.2.1. Thiệt hại kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật ................................................ 112
10.2.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến thủy sản và nông nghiệp............................. 113

10.2.3. Thiệt hại kinh tế do chi phí xử lý môi trường ..................................................... 113
10.2.4. Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp ......................................................................... 114
10.2.5. Phát sinh xung đột môi trường ............................................................................ 114
CHƯƠNG XI. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ...................................117

11.1. NHỮNG VIỆC LÀM ĐƯỢC .................................................................................... 117
11.1.1. Về cơ cấu tổ chức môi trường ............................................................................. 117
11.1.2. Về thể chế chính sách .......................................................................................... 117
11.1.3. Tài chính, đầu tư cho công tác BVMT ................................................................ 119
11.1.4. Các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo môi trường ............................... 121
11.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng ....................................................... 123
11.1.6. Các hoạt động khác ............................................................................................. 124
11.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC ................................................................ 131
11.2.1. Về cơ cấu, tổ chức quản lý môi trường ............................................................ 131


11.2.2. Về thể chế, chính sách ....................................................................................... 131
11.2.3. Về đầu tư cho công tác BVMT ......................................................................... 131
11.2.4. Các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo môi trường ................................... 132
11.2. 5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng ......................................................... 132
11.2.6. Các hoạt động khác ............................................................................................. 132
CHƯƠNG XII. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN
2016-2020 ............................................................................................................................................135

12.1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ......................................................................................... 135
12.1.1. Kiểm soát ô nhiễm môi trường ................................................................................ 135
12.1.2. Cải thiện môi trường khu vực nông thôn, làng nghề ............................................ 135
12.1.3. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực đô thị và công nghiệp, môi
trường lưu vực sông ........................................................................................................ 136
12.1.4. Thực hiện bảo vệ và phát triển hiệu quả các diện tích rừng hiện có, ưu tiên bảo vệ

nghiêm ngặt các khu rừng đặc dụng, phòng hộ............................................................... 136
12.1.5. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường ....................... 137
12.2. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 .................................... 137
12.2.1. Về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT ...... 137
12.2.2. Về cơ chế, chính sách .......................................................................................... 138
12.2.3. Nâng cao năng lực quản lý môi trường ............................................................... 138
12.2.4. Về khoa học và công nghệ .................................................................................. 139
12.2.5. Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động BVMT ......... 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................140


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trường

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CCN:

Cụm công nghiệp

CTR:

Chất thải rắn

CTNH:


Chất thải nguy hại

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

KTXH:

Kinh tế - xã hội

KCN:

Khu công nghiệp

KTTV:

Khí tượng thủy văn

MTTG:

Môi trường thế giới

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam


UBND:

Ủy ban nhân dân

WHO:

Tổ chức y tế Thế giới

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

i


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc trong liên vùng ...................................................................... 3
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................. 4
Hình 2.1. So sánh dịch chuyển cơ cấu vốn ............................................................................... 13
Hình 2.2. KCN Bá Thiện I nhiều năm nay vẫn có ít nhà đầu tư .............................................. 16
Hình 2.3. Tình trạng cắt, đào đường để XD hệ thống cấp, thoát nước ..................................... 19
Hình 2.4. Việc thi công xây dựng làm phát sinh bụi bẩn ......................................................... 21
Hình 2.5. Hệ thống xử lý nước thải khu danh thắng Tây Thiên ............................................... 28
Hình 2.6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 ........... 30
Hình 3.1. Bản đồ phân bố nước mặt tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................ 34
Hình 3.2. Trạm xử lý nước thải tập trung của thành phố Vĩnh Yên ......................................... 36
Hình 3.3. Sụt lún xung quanh giếng khoan .............................................................................. 44
Hình 3.4. Giếng khoan cạnh bể chứa nước thải công nghiệp ................................................... 44
Hình 3.5. Khai thác nước dưới đất để tưới rau trên địa bàn Yên Lạc ...................................... 44
Hình 3.6. Sự hình thành các điểm sụt lút do khai thác nước dưới đất quá mức ....................... 45

Hình 3.7. Hố xả nước thải để tự thấm ...................................................................................... 45
Hình 3.8. Xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép tại Công ty Chăn nuôi Tam Đảo ................ 45
Hình 3.9. Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc nước dưới đất ................................................. 47
Hình 3.10. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.1................................................. 47
Hình 3.11. Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Q.2................................................. 48
Hình 3.12. Dự báo cơ cấu sử dụng nước đến năm 2020 và năm 2030 ..................................... 50
Hình 5.1. Một số hình ảnh về hoạt động khai thác cát sỏi........................................................ 64
Hình.5.2. Vị trí quan trắc chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .................. 65
Hình 7.1. Công nhân Công ty Cổ Phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom chất
thải rắn sinh hoạt ...................................................................................................................... 83
Hình 7.2. Tập kết chất thải rắn sinh hoạt không đúng quy định ............................................... 84
Hình 8.1. Phân vùng tiêu thoát nước tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................... 91
Hình 9.1. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1970-2010 ............... 99
Hình 11.1. Trạm quan trắc tự động môi trường không khí khu vực Vĩnh Yên ...................... 121
Hình 11.2. Hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn 2015 .................. 126
Hình 11.3. Hội thi Nông dân trong công tác BVMT (do Hội Nông dân tổ chức) .................. 127

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

ii


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biến động đất đai theo đơn vị hành chính................................................................ 11
Bảng 2.1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 .............................................. 14
Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015........................ 14
Bảng 2.3. Tăng trưởng GTSX công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2011 – 2015 ...................... 17
Bảng 2.4. Tình hình phát triển du lịch từ năm 2010-2014 ....................................................... 27
Bảng 2.5. Phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2014 ......................................... 31

Bảng 3.1. Trữ lượng nước của một số sông và hồ, đầm lớn của tỉnh ....................................... 33
Bảng 3.2. Tải lượng ô nhiễm trong NTSH từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn .... 36
Bảng 3.3. Nồng độ các chất ô nhiễm nước sông Phó Đáy ....................................................... 39
Bảng 3.4. Bảng diễn biến mực nước dưới đất 5 năm ............................................................... 49
Bảng 3.5. Tổng nhu cầu dùng nước toàn tỉnh Vĩnh Phúc theo các ngành kinh tế.................... 50
Bảng 3.6. Tổng nhu cầu dùng nước theo địa bàn .................................................................... 51
Bảng 3.7. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm chính trong khí thải phát sinh ở các KCN tỉnh
Vĩnh Phúc ................................................................................................................................. 58
Bảng 5.1. Số lượng các Khu, Cụm công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 ............................. 69
Bảng 6.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 ................................... 73
Bảng 6.2. Đa dạng về ngành và số loài thực vật ...................................................................... 75
Bảng 6.3. Đa dạng về giá trị sử dụng ....................................................................................... 76
Bảng 6.4. Hệ động vật Vườn quốc gia Tam Đảo ..................................................................... 76
Bảng 7.1. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .............................. 82
Bảng 7.2. Tổng hợp số lượng các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ...................................... 85
Bảng 8.1: Đặc điểm của hệ thống sông nội tỉnh Phan - Cà Lồ ................................................. 90
Bảng 8.2: Thống kê diện tích bị ngập úng theo lượng mưa ..................................................... 93
Bảng 8.3. Thống kê mực nước và thời gian bị ngập theo các năm tại Đầm Sáu Vó – huyện
Bình Xuyên ............................................................................................................................... 94
Bảng 8.4: Thống kê thiệt hại của mưa bão và lũ lụt giai đoạn 2008-2014 ............................... 95
Bảng 9.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình (°C) so với thời kỳ1980-1999 của các trạm khí tượng
ở Vĩnh Phúc ứng với các kịch bản (B1,B2,A2) ...................................................................... 101
Bảng 9.2. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 của các trạm khí tượng ở
Vĩnh Phúc ứng với các kịch bản (B1,B2,A2) ......................................................................... 102
Bảng 9.3. Tổng hợp nhu cầu nước ở tỉnh Vĩnh Phúc (106 m³/năm) ....................................... 105
Bảng 9.4. Độ thiếu hụt theo kịch bản B2 (106 m³/năm). ........................................................ 105
Bảng 9.5.Độ thiếu hụt theo kịch bản A2 (106 m³/năm) .......................................................... 106
Bảng 10.1. Các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ người mắc cao nhất trong những năm qua trên
địa bàn tỉnh ............................................................................................................................. 108
Bảng 10.2. Các tác động ô nhiễm môi trường nước tới hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng 110

Bảng 10.3. Các bệnh liên quan đến môi trường nước tại Vĩnh Phúc ..................................... 111
Bảng 11.1: Tình hình sử dụng, phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường ................................ 120

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

iii


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Biến động đất giai đoạn 2010-2014 ..................................................................... 10
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ dân số đô thị GĐ 2010 - 2014 ..................................................................... 31
Biểu đồ 3.1. Tổng lượng phát thải công nghiệp phân theo ngành sản xuất.............................. 35
Biểu đồ 3.2. Tổng lượng nước thải phân theo các KCN .......................................................... 35
Biểu đồ 3.3. Diễn biến BOD5 trên sông Phan .......................................................................... 38
Biểu đồ 3.4. Diễn biến COD trên sông Phan ............................................................................ 38
Biểu đồ 3.5. Diễn biến BOD5 trên sông Bến Tre ..................................................................... 39
Biểu đồ 3.6. Diễn biến COD trên sông Bến Tre ....................................................................... 39
Biểu đồ 3.7. Diễn biến nồng độ BOD5 trên sông Phó Đáy ...................................................... 40
Biểu đồ 3.8. Diễn biến nồng động COD trên sông Phó Đáy .................................................... 40
Biểu đồ 3.9. Diễn biến nồng độ BOD5 nước Đầm Vạc ............................................................ 40
Biểu đồ 3.10. Diễn biến nồng độ COD nước Đầm Vạc ........................................................... 40
Biểu đồ 3.11. Diễn biến chỉ tiêu BOD5 nước đầm Rưng.......................................................... 41
Biểu đồ 3.12. Diễn biến chỉ tiêu COD nước đầm Rưng ........................................................... 41
Biểu đồ 3.13. Diễn biến chỉ tiêu TSS nước đầm Rưng ............................................................ 41
Biểu đồ 3.14. Diễn biến chỉ tiêu NH4 nước đầm Rưng ............................................................ 41
Biểu đồ 3.15. Diễn biến chỉ tiêu tổng dầu mỡ nước đầm Rưng ............................................... 41
Biểu đồ 3.16. Diễn biến chỉ tiêu Coliform nước đầm Rưng ..................................................... 41
Biểu đồ 3.17. Diễn biến chỉ tiêu BOD5 nước hồ Đại Lải ......................................................... 42
Biểu đồ 3.18. Diễn biến chỉ tiêu COD nước hồ Đại Lải .......................................................... 42

Biểu đồ 3.19. Diễn biến chỉ tiêu TSS nước hồ Đại Lại ............................................................ 42
Biểu đồ 3.20. Diễn biến chỉ tiêu tổng dầu mỡ nước hồ Đại Lại ............................................... 42
Biểu đồ 4.1. Diễn biến nồng độ bụi qua các năm 2011-2015................................................... 56
Biểu đồ 4.2. Diễn biến nồng độ CO qua các năm 2011-2015 .................................................. 56
Biểu đồ 4.3. Diễn biến nồng độ NO2 qua các năm 2011-2015 ................................................ 57
Biểu đồ 4.4. Diễn biến nồng độ SO2 qua các năm 2011-2015................................................. 57
Biểu đồ 5.1. Biểu đồ biến thiên nồng độ As qua các năm vào mùa khô .................................. 66
Biểu đồ 5.2. Biểu đồ biến thiên nồng độ As qua các năm vào mùa mưa ................................. 66
Biểu đồ 5.3. Biểu đồ biến thiên nồng độ Pb qua các năm vào mùa khô……………………...67
Biểu đồ 5.4. Biểu đồ biến thiên nồng độ Pb qua các năm vào mùa mưa……………………..67
Biểu đồ 5.5. Diễn biến nồng độ N vào mùa mưa ..................................................................... 67
Biểu đồ 5.6. Diễn biến nồng độ N vào mùa khô ...................................................................... 67
Biểu đồ 5.7. Diễn biến tổng P vào mùa khô ............................................................................. 68
Biểu đồ 5.8. Diễn biến tổng P vào mùa mưa ............................................................................ 68
Biểu đồ 6.1. Diễn biến rừng đặc dụng ...................................................................................... 74
Biểu đồ 6.2. Diễn biến rừng phòng hộ ..................................................................................... 74
Biểu đồ 6.3. Diễn biến rừng sản xuất ....................................................................................... 74
Biểu đồ 6.4. Biến động diện tích rừng Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến năm 2015 ....................... 79
Biểu đồ 9.1. Biểu đồ so sánh lượng mưa năm với lượng mưa mùa trong 2 giai đoạn 20002019 và 2020-2039 theo kịch bản A2..................................................................................... 102
Biểu đồ 9.2. Biểu đồ nền lượng mưa trung bình nhiều năm (1980-1999).............................. 103
Biểu đồ 9.3. Biểu đồ diễn biến đẳng trị mưa mùa khô và mùa mưa theo kịch bản A2 đến năm
2014 (theo đường đồng mức) ................................................................................................. 103

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

iv


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015


DANH MỤC KHUNG
Khung 10.1. Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người……………………..109
Khung 10.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn…………………………………...113
Khung 10.3. Một số xung đột do ô nhiễm môi trường tác động đến dân cư………………..115
Khung 11.1: Kết quả huy động các nguồn lực thực hiện Nghị quyết 27/2012/NQ-HĐND...120
Khung 11.2: Danh sách làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh……………………….129

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

v


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
MỞ ĐẦU

Giai đoạn 2011- 2015 là thời kỳ khó khăn chung của cả nước về phát triển
kinh tế trong đó có Vĩnh Phúc, tuy nhiên với những lợi thế về nhiều mặt, cùng với
những chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư phù hợp, kinh tế của Vĩnh Phúc
vẫn có những bước tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những địa phương có
tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước.
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đời sống xã hội,
Vĩnh Phúc đang phải đối mặt với sự suy giảm của chất lượng môi trường; sự gia
tăng, biến đổi phức tạp của các hiện tượng thời tiết bất thường; môi trường có chiều
hướng suy thoái, nhiều hệ sinh thái và sinh cảnh tự nhiên, đa dạng sinh học đang bị
suy giảm do hoạt động của con người.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác BVMT nhằm giảm thiểu các tác
động tiêu cực từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường, hệ sinh thái và
cũng đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ, tuy nhiên công tác BVMT của
Vĩnh Phúc vẫn còn có những khó khăn bất cập.
Để thấy được bức tranh toàn cảnh về môi trường trên địa bàn tỉnh trong 5

năm qua, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường đã tiến hành xây dựng Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015.
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 là tài
liệu tổng hợp một cách có hệ thống các thông tin, số liệu về hiện trạng và diễn biến
của các thành phần môi trường, các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, đa dạng
sinh học…. Báo cáo cũng đã nhận diện, đánh giá các yếu tố tác động đến môi
trường và hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh; đã nêu khá đầy đủ thực trạng công tác bảo
vệ môi trường, trên cơ sở đó xác định những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, đề xuất
các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao
hiệu quả công tác BVMT trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.
Tham gia thực hiện biên soạn báo cáo là các cán bộ làm công tác môi trường
có kinh nghiệm của tỉnh. Báo cáo cũng được sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các
các Sở, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức có liên quan trong việc cung cấp thông tin,
số liệu và đóng góp ý kiến cho các nội dung của báo cáo.
Hy vọng, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20112015 sẽ là nguồn thông tin tư liệu, là cơ sở quan trọng phục vụ cho quá trình đề
xuất, xây dựng chính sách phát triển KTXH của các cấp, các ngành nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
Nội dung chính của báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2011-2015 bao gồm 12 chương:
Chương I:

Tổng quan về điều kiện tự nhiên.

Chương II: Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường.
Chương III: Thực trạng môi trường nước.
Chương IV: Thực trạng môi trường không khí.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

1



Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Chương V: Thực trạng môi trường đất.
Chương VI: Thực trạng đa dạng sinh học.
Chương VII: Quản lý chất thải rắn.
Chương VIII: Tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường.
Chương IX: Biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng.
Chương X:

Tác động của ô nhiễm môi trường.

Chương XI: Thực trạng công tác quản lý môi trường.
Chương XII: Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

2


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ và Vùng Thủ đô. Tính đến năm 2014, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên
123.752,31 ha, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và
7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường,

Yên Lạc với 112 xã, 12 thị trấn và 13 phường. Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm
hành chính KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách
sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc trong liên vùng
Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với các tỉnh:
- Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang;
- Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Đông Nam - Nam giáp với Thành phố Hà Nội;
- Phía Tây giáp với tỉnh Phú Thọ.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

3


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai và đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du
miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài,
qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng
nước sâu Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh). Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa
tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công
nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng
đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.
Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.500 ha; Vùng trung du kế tiếp vùng núi,

chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam có diện tích tự nhiên khoảng 25.100ha;
Vùng đồng bằng có diện tích 33.500ha.
1.2.1. Địa hình miền núi
Theo nguồn gốc hình thành và độ cao, địa hình miền núi chia làm 3 loại:
- Địa hình núi cao: Trong đó dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận Vĩnh Phúc bắt
đầu từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) với chiều dài trên 30km, theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, địa hình phân cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1.000m.
- Địa hình núi thấp: Với diện tích rộng hàng chục km2, đại diện cho loại địa
hình này là núi Sáng thuộc huyện Sông Lô.
- Địa hình núi sót: Đây là một trục của nếp lồi khu vực có phương Tây Bắc Đông Nam nằm trên một trục, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên.

Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

4


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

1.2.2. Địa hình vùng đồi
Vùng đồi với độ cao từ 20 - 200 m, gồm các dạng:
- Đồi xâm thực bóc mòn: Do quá trình phân cắt và bào mòn bởi nước trên
mặt đất ở những vùng núi cấu trúc dương được nâng yếu.
- Đồi tích tụ: Được hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở
các cửa suối lớn dưới chân núi Tam Đảo như Đạo Trù, Tam Quan, Hợp Châu,
Minh Quang (Tam Đảo), Trung Mỹ (Bình Xuyên).
- Đồi tích tụ bóc mòn: Tạo thành từ đồi tích tụ nhưng bị bóc mòn. Dạng đồi
này phổ biến ở ven Sông Lô, đồi có dạng bát úp hoặc kéo dài, cấu tạo bởi các đá
cát kết, sỏi kết.
1.2.3. Địa hình đồng bằng

Đồng bằng Vĩnh Phúc chiếm 40% diện tích toàn tỉnh, có bề mặt tương đối
bằng phẳng, căn cứ vào độ cao tuyệt đối, hình thái, điều kiện tạo thành có thể chia
đồng bằng Vĩnh Phúc thành 3 loại:
- Đồng bằng châu thổ: Là loại đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình lắng
đọng trầm tích tại các cửa sông lớn. Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát triển từ sự
bồi tụ của các sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và các sông suối ngắn từ dãy
Tam Đảo. Diện tích đồng bằng phân bố trên toàn bộ huyện Yên Lạc, hầu hết huyện
Vĩnh Tường, chiếm diện tích lớn ở các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, bề mặt
tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía sông Hồng và phía Nam huyện Yên
Lạc.
- Đồng bằng trước núi: Được kiến tạo do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi, sự
bóc mòn, xâm thực của nước mặt. So với đồng bằng châu thổ, đồng bằng trước núi
kém màu mỡ hơn. Thành phần vật chất phụ thuộc vào cấu tạo đá gốc dưới nền
đồng bằng và sự rửa trôi bồi lắng của các vùng đồi, núi xung quanh.
- Các thung lũng, bãi bồi ven sông: Các thung lũng sông của Vĩnh Phúc là
dạng địa hình âm, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, được hình thành chủ yếu do
tác động xâm thực của dòng chảy.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỦY VĂN

1.3.1. Chế độ thuỷ văn
Vĩnh Phúc có mạng lưới sông, suối khá dày đặc (mật độ lưới sông trung bình
0,5 - 1km/km2) với hai hệ thống sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Cà Lồ.
1.3.1.1. Sông Hồng:
Sông Hồng chảy vào địa phận tỉnh Vĩnh Phúc tại ngã ba Bạch Hạc đến xã
Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc) dài khoảng 45 km. Sông Hồng có lưu lượng dòng
chảy trung bình trong cả năm khoảng 3.860m3/giây. Lưu lượng dòng chảy thấp
nhất về mùa cạn khoảng 1.870m3/giây. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa
mưa lũ khoảng 8.000m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là 18.000m3/giây, mực nước cao
trung bình là 9,75m. Hàng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa. Về


Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

5


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các các
cánh đồng thuộc huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.
1.3.1.2. Sông Lô:
Chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ Sơn Dương (Tuyên Quang) bắt đầu từ bến
đò Phan Lượng – xã Bạch Lưu (Huyện Sông Lô), xuôi xuống xã Việt Xuân (Huyện
Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài 34km. Sông
Lô có lưu lượng dòng chảy bình quân (năm 1996) 1.213m3/giây; về mùa mưa lên
tới 3.230m3/giây; cao nhất năm 1966 là 6.560m3/giây, đột xuất ngày 20/8/1971, lên
tới 14.000 m3/giây. Mực nước lúc cao nhất so với mực nước lúc thấp nhất thường
chênh nhau 6m; năm 1971 chênh tới 11,7m; năm 1996, chênh 6,27m.
Sông Lô có hàm lượng phù sa ít hơn sông Hồng, mùa mưa lũ, 1m3 nước
chứa 2,3 kg phù sa. Mùa cạn, nước sông trong xanh, hầu như không mang phù sa.
Hàng năm vẫn bồi đắp cho vùng bãi ven sông, nhưng diện bồi hẹp hơn và lượng
bồi cũng ít hơn sông Hồng. Sông Lô còn tiếp thêm nước cho hệ thống thủy nông
Liễn Sơn qua trạm bơm Bạch Hạc.
1.3.1.3. Hệ thống sông Cà Lồ:
Chảy trong nội tỉnh, hệ thống sông Cà Lồ gồm sông Cà Lồ và nhiều nhánh
nhỏ, đáng kể nhất là sông Phan, sông Cầu Bòn, sông Bá Hạ, suối Cheo Meo...
Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam
Quan, Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương), Kim Xá,
Yên Lập, Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam;
vòng sang hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vạn Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc)

đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên)
qua xã Sơn Lôi, nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam
Viêm (Phúc Yên).
Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn
từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng trung bình 30m 3/giây. Lưu lượng cao nhất
về mùa mưa khoảng 286m3/giây với vai trò chính là tiêu úng mùa mưa.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều sông suối nhỏ bắt nguồn từ
Tam Đảo và núi Sáng Sơn như:
- Sông Tranh (Tam Dương) tổng chiều dài 21km, diện tích lưu vực là 45km2;
- Sông Cầu Tôn (Bình Xuyên) tổng chiều dài là 19,5km, diện tích lưu vực là
11,9km2;
- Sông Bá Hanh (Bình Xuyên): Tổng chiều dài 19,5km, diện tích lưu vực là
2

47km .
* Vĩnh Phúc còn có hệ thống đầm hồ khá phong phú, điển hình là một số
Đầm, hồ:
- Đầm Vạc: Nằm ở phía Tây Nam thành phố Vĩnh Yên có diện tích mặt
thoáng về mùa khô khoảng 250 ha, dung tích khoảng 6 triệu m 3 có tác dụng điều
tiết lượng nước tưới tiêu ở khu vực, là thuỷ vực có tính đa dạng sinh học cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

6


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

- Đầm Rưng: Nằm trên địa giới 3 xã Tam Phúc, Tứ Trưng, Ngũ Kiên huyện
Vĩnh Tường có diện tích 250 ha dung tích, chứa khoảng 4 triệu m 3 nước. Khu đầm
này có tác dụng trữ nước tưới, nuôi trồng thuỷ sản, điều tiết lũ cho khu vực;

- Hồ Thanh Lanh: Có dung tích 9,89 triệu m3 tưới cho khoảng 1.100 ha khu
vực xã Trung Mỹ, Bá Hiến, Thiện Kế (Bình Xuyên);
- Hồ Đải Lải: Là hồ nhân tạo, dung tích chứa khoảng 25,4 triệu m 3 cung cấp
nước tưới cho huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên, huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Ngoài ra còn một số Hồ trung bình và nhỏ khác nhưng cũng góp phần lớn
làm phong phú cho nguồn nước mặt của tỉnh là Hồ Bản Long, Hồ Làng Hà 1, Hồ
Làng Hà 2, Hồ Xạ Hương, Hồ Vân Trục.
1.3.1.4. Sông Phó Đáy:
Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch).
Trên địa bàn tỉnh, sông Phó Đáy chảy giữa huyện Lập Thạch (bên phải) và hai
huyện Tam Dương, Vĩnh Tường (bên trái) với chiều dài 41,5km, rồi đổ vào sông
Lô, tại xã Việt Xuân (huyện Vĩnh Tường). Sông Phó Đáy có lưu lượng trung bình
khoảng 23 m3/giây; lưu lượng cao nhất là 833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ
4m3/giây, nhưng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hệ thống thủy nông Liễn
Sơn dài 157km, tưới cho 14.000ha ruộng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường,
Yên Lạc, Bình Xuyên.
1.3.2. Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm
được chia thành 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 4-11), mùa khô
(tháng 12 - tháng 3 năm sau). Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên các đặc điểm,
khí hậu, thuỷ văn trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng đồng bằng và miền
núi.
Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch lớn: vùng Tam Đảo, nằm ở độ
cao 1.000 m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình năm là 18,5oC, trong khi
đó các vùng Vĩnh Yên có nhiệt độ trung bình năm là 24,2 oC.
Số giờ nắng trung bình năm từ 1.400 giờ đến 1.800 giờ, phân bố không đồng
đều trong năm, cao nhất vào tháng 7, tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Lượng mưa từ 1.548,6 mm đến 1.962,8 mm, phân bố không đồng đều theo
không gian và thời gian. Về thời gian, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng
10 (chiếm 80 % tổng lượng mưa của cả năm). Về không gian, ở miền núi lượng

mưa thường lớn hơn ở đồng bằng và trung du. Lượng mưa cao nhất vào năm 2011
với kết quả đo tại trạm Vĩnh Yên là 1.962,8 mm, tại trạm Tam Đảo là 2.966,0 mm.
Độ ẩm trung bình trên địa bàn tỉnh đo tại trạm Vĩnh Yên vào khoảng 80,3% 81,9% .
Có hai hướng gió chính: Đông Bắc và Đông Nam. Gió Đông Bắc chủ yếu từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo sương muối ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp. Gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo nhiều
hơi nước và gây mưa.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

7


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình
18,5 C) cùng phong cảnh núi rừng xanh quanh năm, phù hợp cho phát triển các
hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.
o

Mặc dù với lượng mưa khá lớn nhưng do phân bố không đều vào các tháng
trong năm, tập trung khoảng 85% vào các tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng
11). Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ chiếm 1% lượng
mưa cả năm.
1.3.3. Một số vấn đề về biến đổi khí hậu
Trong giai đoạn 2011-2015, diễn biến thời tiết trên cả nước nói chung và
tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng có nhiều biến động bất thường: hiện tượng nắng nóng, rét
đậm, khô hạn hay mưa lũ xảy ra thường xuyên và phức tạp hơn. Thời tiết, khí hậu
có biểu hiện trở nên khắc nghiệt với hàng loạt các sự cố môi trường như: bão, lũ,
lốc xoáy, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập đã gây thiệt hại lớn cho người và tài
sản.

1.4. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Theo đánh giá sơ bộ, tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc có thể phân
thành các nhóm sau:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Có than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn
tấn ở Đạo Trù - Tam Đảo; than nâu ở Bạch Lựu, Đồng Thịnh (Sông Lô) trữ lượng
khoảng vài ngàn tấn; than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch), Hoàng Đan, Hoàng Lâu
(Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón
và chất đốt;
- Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, Đồng, Vàng, Thiếc, Sắt.... Các loại
khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các
huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này
nghèo và chưa được nghiên cứu cụ thể nên chúng chưa phục vụ được cho phát
triển kinh tế của tỉnh;
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm này chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc
phong hoá từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với
trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao
lanh vùng Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm sứ, làm chất
độn cho sơn, cao su, giấy ảnh, giấy in tiền.... Các mỏ cao lanh được khai thác từ
năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ
Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn;
- Nhóm vật liệu xây dựng: Gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ
lượng khoảng 51,8 triệu m3; sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng
sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng có 4 mỏ, tổng trữ lượng 307 triệu m3; đá
xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m 3, đá
ong có 3 mỏ tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ
lượng.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc


8


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Nhìn chung Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về các loại khoáng sản quý hiếm, các
khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là nhóm vật liệu xây dựng (đá xây dựng,
đá granit, cát, sỏi).
1.5. TÀI NGUYÊN RỪNG

Tính đến năm 2014 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,4 nghìn ha đất lâm nghiệp,
trong đó rừng sản xuất là 13,2 nghìn ha, rừng phòng hộ là 4,0 nghìn ha và rừng đặc
dụng là 15,1 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia
Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620
loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi
vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn
nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể
phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.
Vĩnh Phúc có các kiểu rừng sau:
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao
700m. Loại rừng này chiếm phần lớn dãy Tam Đảo với những loài cây có giá trị
kinh tế cao như Chò chỉ (choea chinensis), Giổi (michelia ital), Re (cinnamomum
ital)… Quần hệ thực vật kiểu rừng này gồm nhiều tầng, tán kín với những loài cây
lá rộng thường xanh hợp thành. Kiểu rừng này đang bị tàn phá nặng nề;
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: phân bố ở độ
cao 800m trở lên (chỉ có ở dãy Tam Đảo). Quần hệ thực vật là các loài họ dầu
(dipterocarpaceae), họ re (lauraceae), dẻ (faceae), họ chè (theaceae), họ mộc lan
(magnoliaceae), họ sau sau (hamamelidaceae). Ngoài ra, ở độ cao trên 1.000m xuất
hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như thông (dacrycarpus), pơmu (fokienia
hodginsii), thông tre (podocarpus), thông yến tử (podorcarpus pilgeri), kim giao

(nageia fleuryi)...;
- Rừng lùn trên đỉnh núi: là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh,
mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các
đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng gió, mây mù. Vì vậy, cây cối ở đây thường thấp,
bé và phát triển chậm;
- Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Các loại tiêu biểu là
vầu, sặt gai ở độ cao trên 800 m; giang ở độ cao 500 - 800 m; nứa ở độ cao dưới
500 m;
- Rừng phục hồi sau nương rẫy: kiểu rừng này thường có ở vùng đệm của
Vườn Quốc gia Tam Đảo;
- Rừng trồng: gồm các loại rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo và rừng lá
rộng, được trồng ở độ cao 200 – 600 m. Rừng trồng được bao phủ với diện tích khá
lớn ở phía Tây Bắc của huyện Lập Thạch, Sông Lô. Ở khu vực thung lũng, sông
suối và phần phía Nam tỉnh còn trồng cây lương thực, rau màu. Ngoài ra, trong
vùng còn có các kiểu trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh sau khai thác.
1.6. TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân
văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung, độ cao trên 1500m, dài 50 km, rộng
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

9


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có
Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có
nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh
Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể

vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Vân Trục,
Đầm Vạc, Đầm Rưng, Thanh Lanh… đặc biệt có khu du lịch tâm linh Tây Thiên.
Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên) văn
hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển KTXH Vĩnh
Phúc.
1.7. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Tính đến ngày 31/12/2014 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc
123.516 ha. Cụ thể như sau:
- Đất nông nghiệp: 92.921 ha, chiếm 75,2%;
- Đất phi nông nghiệp: 29.311 ha, chiếm 23,7%;
- Đất chưa sử dụng: 1.284 ha, chiếm 1%.
* Đánh giá tình hình biến động đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2010-2014:
Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất
Nguồn gốc là một tỉnh nông nghiệp nên cho đến nay, việc sử dụng đất đai
khá ổn định và ngày càng cho hiệu quả kinh tế cao, tỷ trọng đất nông nghiệp 75%
vẫn chiếm phần lớn trong tổng diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp chiếm 24% cũng đã dần đáp ứng được nhu cầu sử dụng
về cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đất chưa sử dụng chiếm 1% chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây, đồi núi
không thể cải tạo và đất bãi bồi dọc theo ven sông không thể đưa vào canh tác
Về tình hình biến động
Tính đến ngày 31/12/2014 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc làm
tròn là 123.516 ha (giảm hơn 134 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2010), Cụ
thể biến động như sau:

Biểu đồ 1.1. Biến động đất giai đoạn 2010-2014
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc


10


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

Biến động diện tích theo đơn vị hành chính
Năm 2014 có 3 đơn vị hành chính biến động tăng, 6 đơn vị hành chính giảm
diện tích so với năm 2010, trong đó huyện tăng diện tích lớn nhất là huyện Vĩnh
Tường (210 ha) và đơn vị giảm nhiều nhất là Tam Đảo (118 ha). Nguyên nhân do
xác định lại diện tích theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính, điều chỉnh lại địa
giới….chi tiết từng đơn vị như sau:
Bảng 1.1. Biến động đất đai theo đơn vị hành chính
Diện tích
năm 2014
(ha)

Tỷ lệ

Diện tích
năm 2010
(ha)

5039

4.1

5081

So sánh 2010
với 2014

(ha)
-42

Thị xã Phúc Yên

11949

9.7

12013

-64

3

Huyện Lập Thạch

17223

13.9

17310

-87

4

Huyện Tam Dương

10825


8.8

10821

4

5

Huyện Tam Đảo

23470

19.0

23588

-118

6

Huyện Bình Xuyên

14848

12.0

14847

1


7

Huyện Yên Lạc

10765

8.7

10767

-2

8

Huyện Vĩnh Tường

14400

11.7

14190

210

9

Huyện Sông Lô

14996


12.1

15032

-35

10

Tổng cộng

123516

100.0

123650

-134

TT

Đơn vị hành chính

1

Thành phố Vĩnh Yên

2

%


Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường
Biến động diện tích theo loại đất
- Đất trồng lúa biến động giảm 583,31 ha;
- Đất trồng cây hàng năm khác biến động tăng 1545,66 ha;
- Đất trồng cây lâu năm biến động tăng 4614,39 ha;
- Đất rừng sản xuất biến động tăng 521,52 ha;
- Đất rừng phòng hộ biến động giảm 1016,12 ha;
- Đất rừng đặc dụng biến động giảm 75,16 ha;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản biến động tăng 901,71 ha;
- Đất nông nghiệp khác biến động tăng 298,2 ha;
- Đất ở tại nông thôn biến động giảm 339,47 ha;
- Đất ở tại đô thị biến động giảm 127,14 ha;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan biến động giảm 40,8 ha;
- Đất quốc phòng biến động giảm 44,49 ha;
- Đất an ninh biến động giảm 46,88 ha;
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp biến động tăng 278,71 ha;
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

11


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp biến động giảm 1250,76 ha;
- Đất có mục đích công cộng biến động giảm 721,17 ha;
- Đất cơ sở tôn giáo biến động giảm 0,46 ha;
- Đất cơ sở tín ngưỡng biến động giảm 7,07 ha;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT biến động giảm 83,63 ha;
- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối biến động giảm 2543,5 ha;

- Đất có mặt nước chuyên dùng biến động giảm 526,2 ha;
- Đất phi nông nghiệp khác biến động giảm 10,31 ha;
- Đất bằng chưa sử dụng biến động giảm 350,75 ha;
- Đất đồi núi chưa sử dụng biến động giảm 486,72 ha;
- Núi đá không có rừng cây biến động giảm 41,04 ha.
Nguyên nhân gây biến động:
Hầu hết các loại đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có biến động do 3 nguyên
nhân chính:
- Biến động do giao đất để phát triển kinh tế xã hội, chuyển mục đích để xây
dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân như nhà văn hóa, sân
vận động thôn xóm, các đình chùa, hầu hết đều chuyển từ các loại đất nông nghiệp;
- Biến động do xác định diện tích các loại đất theo kết quả đo đạc bản đồ địa
chính
- Do điều chỉnh lại diện tích theo địa giới hành chính.
Trong giai đoạn 2010 đến 2014 diện tích biến động đất đai trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc hầu hết theo đúng quy hoạch và không có biến động lớn, việc thay đổi
chủ yếu là do xác định lại theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

12


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
CHƯƠNG II
SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÊN MÔI TRƯỜNG
2.1. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.1. Khái quát tăng trưởng kinh tế xã hội
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và chính sách thắt chặt chi tiêu của

Chính phủ, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, quy mô huy động vốn đầu tư toàn xã
hội tăng trưởng thấp hơn mức dự kiến, nhưng cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chuyển biến theo hướng tích cực. Nguồn vốn đầu tư của dân
cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là nguồn vốn
của khu vực dân cư tăng trưởng trên 10%/năm trong giai đoạn 2011 - 2013.

Hình 2.1. So sánh dịch chuyển cơ cấu vốn
Tổng số doanh nghiệp tư nhân thành lập mới trong giai đoạn 2011-2015 là
2.939 doanh nghiệp (giai đoạn 2006 - 2010 là 2.827 doanh nghiệp), số vốn đăng ký
là 16.029 tỷ đồng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục duy trì sự ổn định, giai
đoạn 2011 - 2014, tỉnh đã thu hút được 81 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn đăng
ký 965,3 triệu USD và 126 dự án DDI với số vốn đăng ký đạt 14.365 tỷ đồng. Dự
kiến năm 2015 thu hút được 21 dự án FDI và 45 dự án DDI, đưa cả giai đoạn 2011
- 2015, sẽ thu hút được 102 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký khoảng 1.255,3 triệu
USD và 171 dự án DDI, với số vốn đăng ký đạt 19.365 tỷ đồng.
Ngược với hai nguồn vốn trên, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước trên địa
bàn trong những năm qua đã suy giảm từ 31,3% trong tổng đầu tư năm 2010 xuống
còn 28,7% năm 2013 do quy mô của nguồn vốn này gần như không có sự tăng
trưởng trong cả giai đoạn. Ước tính trong 5 năm 2011 – 2015, vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước đạt khoảng 22.131 tỷ đồng. Vốn ngân sách chủ yếu tập trung cho
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các dịch vụ công và các dịch vụ bảo trợ
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

13


Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015

xã hội.
Tính đến năm 2013, GRDP bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Phúc (giá

thực tế) đạt 58,5 triệu đồng (tương đương 2780 USD), xếp thứ 5/11 tỉnh thuộc
Vùng Đồng bằng sông Hồng, xếp thứ 4/7 tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía
Bắc và gấp gần 1,5 lần GDP bình quân đầu người của cả nước (39,95 triệu đồng).
Năm 2014, GRDP bình quân đầu người toàn tỉnh (giá hiện hành) đạt 63 triệu đồng,
tương đương 3.000 USD và năm 2015 dự kiến đạt 70 triệu đồng, tương đương
3.300 USD.
Giai đoạn 2011 - 2014, GRDP của tỉnh tăng trưởng bình quân 6,04%/năm,
giá trị tăng thêm tăng bình quân 8,65%/năm, cao hơn so vớ tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân cả nước cùng thời kỳ (5,6%/năm) nhưng thấp hơn so với giai đoạn 2006
- 2010 (18,0%/năm).
Bảng 2.1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015
Tổng GRDP (tỷ đồng)
TT

Chỉ tiêu

Tổng
GRDP
(giá SS 2010)
Giá trị tăng
thêm
1

Nông, lâm, TS

2

CN – XD

3


Dịch vụ

Dự kiến
2015

Tốc độ tăng trưởng (%)/năm

20112014

DK

20112015

MT đề
ra GĐ
20112015

2010

2014

43.255

54.690

58.430

6,04


6,2

30.530

42.547

45.476

8,65

8,3

3.428

3.952

4.059

3,62

3,4

3 – 3,5

18.708

27.489

29.321


10,10

9,4

9 – 9,5

8.394

11.106

12.096

7,25

7,6

7,5-8,0

6 – 6,5

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với chủ trương của tỉnh về chuyển hướng trọng tâm sang phát triển
dịch vụ, những năm qua tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ đã từng bước gia tăng trong
cơ cấu kinh tế nhưng vẫn còn chậm.
Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ chỉ tăng
thêm 1% từ 27,5% năm 2010 lên khoảng 28,5% năm 2015. Tỷ trọng ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản suy giảm từ 11,2% xuống còn 9,4%. Ngành công nghiệp xây dựng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị tăng thêm của tỉnh Vĩnh
Phúc, duy trì tỷ trọng 61 – 62% trong tổng giá trị tăng thêm của tỉnh.
Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015

TT

Năm
Tổng giá trị tăng thêm (Giá
hiện hành - Tỷ đồng)

2011

2012

2013

2014

DK
2015

39.470

42.462

46.906

51.045

57.365

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

14



Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
Năm

TT
1

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2

Công nghiệp – xây dựng

3

2011

2012

2013

2014

DK
2015

4.613

4.397


4.734

4.983

5.374

25.003

26.685

29.807

31.924

35.637

Dịch vụ

9.854

11.380

12.365

14.138

16.317

Cơ cấu GTTT (%)


100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

1

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

11,7

10,4

10,1

9,8

9,4

2

Công nghiệp – xây dựng

63,3


62,8

63,5

62,5

62,1

3

Dịch vụ

25,0

26,8

26,4

27,7

28,5

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.3. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội, môi
trường
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế xã hội giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã
hội
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2011-2015

ước giải quyết việc làm cho 107,88 nghìn lượt người, trong đó đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài trên 5 nghìn lao động, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm
bảo an sinh xã hội.
Công tác giảm nghèo, chăm lo đời sống người có công được quan tâm thực
hiện, đến hết năm 2015 toàn tỉnh ước có trên 39 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn
để phát triển sản xuất, gần 49 nghìn lượt hộ nghèo được hướng dẫn cách làm ăn,
hơn 12 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất,tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các
năm, ước đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%, bình quân 5 năm 2011-2015
giảm 1,7%/năm; phong trào xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng nhà tình
nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt
Nam Anh hùng… được phát động mạnh mẽ sâu rộng, đến nay đời sống vật chất và
tinh thần của người có công được nâng lên, nhà ở được cải thiện khang trang; 100%
hộ gia đình người có công của tỉnh có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung
bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Công tác giảm nghèo được thực hiện tốt song khoảng cách về thu nhập bình
quân giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất tại Vĩnh Phúc đã tăng từ 7,0 lần
năm 2008 lên 8,5 lần năm 2013 và cao hơn so với bình quân vùng đồng bằng sông
hồng (7,7 lần), dẫn đến nguy cơ bất bình đẳng trong xã hội. Chính sách đối với
người lao động trong các khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, người
lao động còn gặp khó khăn trong bảo đảm việc làm, thu nhập, nhà ở, an toàn vệ
sinh thực phẩm... sự liên kết giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động chưa
chặt chẽ, chất lượng nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
2.1.3.2. Kinh tế xã hội phát triển tương đối nhanh, song nhiều cơ sở công
nghiệp vẫn còn lạc hậu, bảo vệ môi trường tại các làng nghề chưa được quan tâm
đúng mức
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×