Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 108 trang )

-1-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
Phần 1
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH SO VỚI THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
1.1. So với mục tiêu trong thuyết minh đề tài
Đề tài đã đảm bảo các mục tiêu đề ra trong thuyết minh:
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái
Nguyên. Các kết quả nghiên cứu này đã được trình bày trong mục 3.1 (Nghiên cứu
đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên), bao gồm các nội
dung sau:
3.1.1. Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các huyện, thành
3.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà
3.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo giống gà
3.1.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo vùng sinh thái
3.1.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ
3.1.1.6. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên
3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm, phân huỷ đốt và sự tồn tại của trứng sán dây gà ở
ngoại cảnh
3.1.2.1. Sự ô nhiễm đốt sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn
thả gà
3.1.2.2. Thời gian đốt sán phân huỷ giải phóng ra trứng sán dây và thời gian
tồn tại của trứng sán dây trong phân gà
3.1.2.3. Thời gian phân huỷ đốt và thời gian tồn tại của trứng sán dây ở đất bề
mặt (nếu không gặp ký chủ trung gian)


-2-

- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây gà. Các kết quả


nghiên cứu liên quan đển nội dung này được trình bày trong mục 3.2 (Nghiên cứu
bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây gà), bao gồm:
3.2.1. Sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh
3.2.2. Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây
3.2 3. Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa gà bị bệnh sán dây
3.2.4. Bệnh tích vi thể ruột gà bị bệnh sán dây
3.2.5. Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bị bệnh so với gà khoẻ
- Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn. Các kết quả
nghiên cứu liên quan đển nội dung này được trình bày trong mục 3.3 (Nghiên cứu
biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn), bao gồm:
3.3.1. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà
3.3.1.1. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp
3.3.1.2. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện rộng
3.3.1.3. Sử dụng thuốc tẩy sán dây đại trà cho gà
3.3.2. Xác định tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh sán dây cho gà thả
vườn
3.3.2.1. Xác định tác dụng diệt trứng sán dây gà bằng thuốc sát trùng
3.3.2.2. Xác định tác dụng diệt kiến của một số thuốc diệt côn trùng trong điều
kiện invivo và invitro
- Đề xuất và ứng dụng qui trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn. Kết quả
nghiên cứu này được trình bày ở mục 3.3.3.
1.2. So với các nội dung đăng ký trong thuyết minh đề tài
Đề tài đã thực hiện đầy đủ và đảm bảo các nội dung nghiên cứu đề ra trong
thuyết minh đề tài:
* Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh
Thái Nguyên


-3-


+ Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây gà ở các địa phương trong tỉnh.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo giống gà.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo mùa vụ.
- Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn.
+ Nghiên cứu đốt và trứng sán dây ở ngoại cảnh
- Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng, vườn
thả gà.
- Thời gian phân huỷ đốt và thời gian tồn tại của trứng sán dây trong phân.
- Thời gian phân huỷ đốt và thời gian tồn tại của trứng sán dây trong lớp đất
bề mặt.
* Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây gà:
- Sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh.
- Tỷ lệ và những triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây.
- Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bị bệnh sán dây so với gà khoẻ.
- Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh.
- Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán dây gây ra.
* Nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh sán dây gà:
- Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây cho gà.
- Xác định tác dụng diệt trứng sán dây ở ngoại cảnh bằng thuốc sát trùng.
- Xác định tác dụng diệt kiến - ký chủ trung gian của sán dây bằng thuốc diệt
côn trùng.
- Thử nghiệm và đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà đạt hiệu
quả cao.


-4-


Phần 2
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG
CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Đây là một đề tài nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống về bệnh sán dây ở gà.
Vì vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài đều có tính mới:
Đã xác định được:
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây gà ở các địa phương trong tỉnh.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo giống gà.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo mùa vụ.
- Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn.
- Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng, vườn
thả gà.
- Thời gian phân huỷ đốt và thời gian tồn tại của trứng sán dây trong phân.
- Thời gian phân huỷ đốt và thời gian tồn tại của trứng sán dây trong lớp đất
bề mặt.
- Sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh.
- Tỷ lệ và những triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây.
- Sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bị bệnh sán dây so với gà khoẻ.
- Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh.
- Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán dây gây ra.
- Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây cho gà.
- Xác định tác dụng diệt trứng sán dây ở ngoại cảnh bằng thuốc sát trùng.
- Xác định tác dụng diệt kiến - ký chủ trung gian của sán dây bằng thuốc diệt
côn trùng.


-5-


- Thử nghiệm và đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà đạt hiệu
quả cao.
2.2. Các kết quả nghiên cứu của đề tài được triển khai và ứng dụng tại 9
huyện, thành, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể như sau:
* Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn
tại tỉnh Thái Nguyên:
- Kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn theo địa điểm,
theo tuổi, theo giống, theo vùng sinh thái , theo mùa vụ được trình bày trong các
bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.
- Kết quả nghiên cứu về thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn tại
tỉnh Thái Nguyên được trình bày trong bảng 3.6.
- Nghiên cứu đốt và trứng sán dây ở ngoại cảnh: Sự ô nhiễm đốt và trứng sán
dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng, vườn thả gà được trình bày ở bảng 3.7. Thời
gian phân huỷ đốt và thời gian tồn tại của trứng sán dây trong phân được trình bày ở
bảng 3.8, 3.9. Thời gian phân huỷ đốt và thời gian tồn tại của trứng sán dây trong
lớp đất bề mặt được trình bảy trong bảng 3.10, 3.11.
* Kết quả nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây gà:
- Kết quả nghiên cứu về sự thải đốt sán dây hàng ngày của gà bị bệnh được
trình bày ở bảng 3.12. Kết quả về tỷ lệ và những triệu chứng lâm sàng của gà bị
bệnh sán dây được trình bày ở bảng 3.13.
- Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh được trình bày ở
bảng 3.14. Bệnh tích vi thể ruột non, ruột già do sán dây gây ra được trình bày ở
bảng 3.15.
- Kết quả về sự thay đổi một số chỉ số máu của gà bị bệnh sán dây so với gà
khoẻ được trình bày ở bảng 3.16 và 3.17.
* Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh sán dây gà:
- Đã xác định hiệu lực của 3 loại thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp, trên
diện rộng và tẩy đại trà cho những đàn gà nhiễm sán dây ở tỉnh Thái Nguyên. Kết
quả được trình bày ở bảng 3.18a, 3.18b, 3.18c, 3.19, 3.20.
- Đã xác định tác dụng diệt trứng sán dây ở ngoại cảnh bằng 2 loại thuốc sát

trùng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.21.


-6-

- Đã xác định tác dụng diệt kiến - ký chủ trung gian của sán dây bằng 2 loại
thuốc diệt côn trùng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.22.
- Đề xuất quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn gồm 5 biện pháp
chính.


-7-

Phần 3
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Lĩnh vực kinh tế - xã hội
* Đã xác định được đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh
Thái Nguyên giúp cho người chăn nuôi gà có thêm những hiểu biết về tình
hình nhiễm sán dây ở gà, làm sáng tỏ hơn nguyên nhân dẫn đến gà nhiễm sán
dây với tỷ lệ khácao:
- Gà thả vườn ở 9 huyện thành của tỉnh Thái Nguyên nhiễm sán dây với tỷ lệ
49,34% (qua xét nghiệm phân) và 51,99% (qua mổ khám); trong đó 13,20% nhiễm
ở cường độ nặng. Số lượng sán / gà biến động từ 2-161 con.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi, gà trên 6 tháng tuổi
nhiễm sán với tỷ lệ 70,68% (qua xét nghiệm phân) và 69,84% (qua mổ khám).
- Các giống gà khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau: Gà Ri, Lương Phượng,
Tam Hoàng có tỷ lệ nhiễm sán dây cao hơn gà Chọi, Sasso, Ai cập.
- Gà nuôi ở vùng núi cao nhiễm sán tới 59,92%; ở vùng trung du nhiễm
47,58%; ở vùng đồng bằng nhiễm 38,14%.
- Gà nuôi ở 9 huyện, thành của tỉnh Thái Nguyên nhiễm 6 loài sán dây, đó là: R.

tetragona, R. echinobothrida, R.cesticillus, R. volzi, R. macassariensis, Cotugnia
digonopora. Tần suất xuất hiện các loài trên tại các huyện, thành từ 55,56% - 100%.
- Gà bị nhiễm sán dây cao vào vụ Hè - Thu và thấp hơn vào vụ Đông - Xuân
(51,33% và 44,73%). Tỷ lệ gà nhiễm sán dây cường độ nặng ở vụ Hè - Thu cũng
cao hơn nhiều so với vụ Đông - Xuân (14,62% so với 6,60%).
- Tỷ lệ mẫu nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn thả gà ô nhiễm đốt sán
dây là 19,18%; 9,37% và 5,76%.
- Thời gian đốt sán bắt đầu phân huỷ và phân huỷ hết toàn bộ số đốt sán ở
mùa nóng, ẩm ngắn hơn mùa khô, lạnh. Sau khi đốt sán phân huỷ giải phóng ra
trứng, thời gian sống của trứng có thể kéo dài đến 31 ngày (ở mùa khô, lạnh).
Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như địa hình, thời tiết khí hậu, điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh
thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… Do địa hình phức tạp, một


-8-

số địa phương ở vùng sâu, vùng xa phần lớn chăn nuôi gà theo phương thức tận
dụng, điều kiện vệ sinh thú y kém, đồng thời các loại ký chủ trung gian phát triển
nhiều, nên tỷ lệ gà nhiễm sán dây cao. Ngược lại các địa phương có điều kiện chăn
nuôi tốt, đảm bảo vệ sinh thú y, đồng thời hạn chế được sự phát triển ký chủ trung
gian thì tỷ lệ nhiễm thấp hơn.
Trong 9 huyện, thành của tỉnh Thái Nguyên: tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất ở
gà nuôi tại huyện Định Hoá (62,43%) và huyện Võ Nhai (61,05%); sau đó là gà
nuôi tại huyện Phú Lương (55,42%), huyện Đại Từ (53,85%), huyện Phổ Yên
(49,24%), huyện Phú Bình (49,11%), huyện Đồng Hỷ (44,87%); thấp hơn cả là gà
nuôi ở thành phố Thái Nguyên (35,56%) và thị xã Sông Công (36,36%).
Như vậy, gà thả vườn ở huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương
nhiễm sán dây cao hơn gà ở các địa phương khác. Sự khác nhau này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như địa hình, thời tiết khí hậu, điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh

thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật... Do địa hình phức tạp, các địa phương
ở vùng sâu, vùng xa phần lớn chăn nuôi gà theo phương thức tận dụng, điều kiện vệ
sinh thú y kém, các loại ký chủ trung gian phát triển nhiều, nên tỷ lệ gà nhiễm sán
dây khá cao. Ngược lại, các địa phương có điều kiện chăn nuôi tốt, đảm bảo các
điều kiện vệ sinh thú y, hạn chế được sự phát triển của ký chủ trung gian thì tỷ lệ
nhiễm thấp hơn.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, nhiều hộ chăn nuôi không chú ý đến vấn đề vệ
sinh thú y trong chăn nuôi, hầu hết các đàn gà đều không được định kỳ tẩy giun sán,
dẫn đến gà còi cọc, chậm lớn, sinh sản kém.
* Đã xác định được đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây gà, từ đó
đưa ra biện pháp phòng và điều trị sán dây cho gà thả vườn có hiệu quả
- Sự thải đốt sán của gà bị bệnh ở các khoảng thời gian trong ngày ở các mùa
không theo quy luật nhất định, số đốt sán/ lần thải phân ở các thời điểm sáng, chiều
và tối có sự khác nhau nhưng không rõ rệt.
- Có 104/ 925 gà biểu hiện triệu chứng lâm sàng (chiếm 11,24%). Trong đó:
100% số gà lông xơ xác, phân lỏng và có nhiều đốt sán; 42,31% số gà mào tích nhợt
nhạt do thiếu máu; 16,35% gà gày yếu, sã cánh.


-9-

- Trong 931 gà mổ khám có 484 gà bị nhiễm sán dây, chiếm 51,99%; có 58
gà có bệnh tích đại thể, chiếm 11,98%. Số lượng sán dây ký sinh ở gà có bệnh tích
biến động từ 42 - 161 sán. Niêm mạc ruột non viêm cata, xuất huyết, nhất là chỗ
đầu sán bám vào, có nhiều chất nhờn đặc màu vàng nhạt hoặc đỏ nhạt.
- Bệnh tích chủ yếu tập trung ở các phần của ruột non. Các biến đổi vi thể là:
ruột gà có sán dây cắt ngang, sán dây chui vào lớp niêm mạc ruột, lông nhung ruột bị
biến dạng, dính thành khối, đỉnh lông nhung bị rách nát, tuyến ruột tăng tiết. Hoại tử tế
bào biểu mô ruột.
- Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu của gà trung

bình của nhóm gà bị bệnh đợt I và đợt II đều thấp hơn so với nhóm gà khỏe. Số lượng
bạch cầu của nhóm gà bệnh ở cả hai đợt đều cao hơn so với nhóm gà khỏe.
- Tỷ lệ bạch cầu trung tính của nhóm gà bị bệnh giảm thấp so với nhóm gà
khỏe. Tỷ lệ các bạch cầu đơn nhân lớn, ái toan, lâm ba cầu của gà bị bệnh đều tăng
so với gà khỏe. Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm không có sự sai khác rõ rệt.
* Đưa ra biện pháp phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn
- Thuốc Praziquantel (liều 10 mg/kg TT), Niclosamid (liều 20 mg/kg TT) và
Fenbendazole (liều 15 mg/kg TT) tẩy sán dây trên diện rộng, hiệu lực tẩy đạt
98,18%; 96,00%; 87,00% khi xét nghiệm phân và 100%; 93,33%; 86,67% khi mổ
khám.
- Thuốc Praziquantel liều 10mg/kg TT (trộn thức ăn) tẩy sán dây cho gà tại
tỉnh Thái Nguyên, cho hiệu lực tẩy sạch đạt 94,95%.
- Thuốc sát trùng Han-Iode 10% và Biocide-30 đều có tác dụng diệt trứng
sán dây trong 3 - 4 ngày.
- Sau 3 phút, có trên 80% số kiến bị chết khi dùng thuốc Kill - Lice và trên
90% số kiến bị chết khi dùng thuốc Raid Maxs.
- Quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn gồm 5 biện pháp chính.
3.2. Khoa học - công nghệ
3.2.1. Bằng việc thu thập các mẫu sán dây ở gà thả vườn tại 9 huyện thành
của tỉnh Thái Nguyên, đo kích thước chiều dài, chiều rộng, quan sát hình thái
sán dây, đã định danh được 6 loài sán dây, gồm: R. tetragona,


- 10 -

R. echinobothrida, R.cesticillus, R. volzi, R. macassariensis, Cotugnia digonopora.
Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6, mục 3.1.1.1.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý lâm sàng bệnh
sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên thấy:
- Gà thả vườn ở 9 huyện thành của tỉnh Thái Nguyên nhiễm sán dây với tỷ lệ

49,34% (qua xét nghiệm phân) và 51,99% (qua mổ khám); trong đó 13,20% nhiễm
ở cường độ nặng. Số lượng sán / gà biến động từ 2-161 con.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi, gà trên 6 tháng tuổi
nhiễm sán với tỷ lệ 70,68% (qua xét nghiệm phân) và 69,84% (qua mổ khám).
- Các giống gà khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau: Gà Ri, Lương Phượng,
Tam Hoàng có tỷ lệ nhiễm sán dây cao hơn gà Chọi, Sasso, Ai cập.
- Gà nuôi ở vùng núi cao nhiễm sán tới 59,92%; ở vùng trung du nhiễm
47,58%; ở vùng đồng bằng nhiễm 38,14%.
- Sự thải đốt sán của gà bị bệnh ở các khoảng thời gian trong ngày ở các mùa không
theo quy luật nhất định, số đốt sán/ lần thải phân ở các thời điểm sáng, chiều và tối
có sự khác nhau nhưng không rõ rệt.
- Có 104/ 925 gà biểu hiện triệu chứng lâm sàng (chiếm 11,24%). Trong đó:
100% số gà lông xơ xác, phân lỏng và có nhiều đốt sán; 42,31% số gà mào tích nhợt
nhạt do thiếu máu; 16,35% gà gày yếu, sã cánh.
- Trong 931 gà mổ khám có 484 gà bị nhiễm sán dây, chiếm 51,99%; có 58
gà có bệnh tích đại thể, chiếm 11,98%. Số lượng sán dây ký sinh ở gà có bệnh tích
biến động từ 42 - 161 sán. Niêm mạc ruột non viêm cata, xuất huyết, nhất là chỗ
đầu sán bám vào, có nhiều chất nhờn đặc màu vàng nhạt hoặc đỏ nhạt.
- Bệnh tích chủ yếu tập trung ở các phần của ruột non. Các biến đổi vi thể là:
ruột gà có sán dây cắt ngang, sán dây chui vào lớp niêm mạc ruột, lông nhung ruột bị
biến dạng, dính thành khối, đỉnh lông nhung bị rách nát, tuyến ruột tăng tiết. Hoại tử tế
bào biểu mô ruột.
- Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu của gà trung
bình của nhóm gà bị bệnh đợt I và đợt II đều thấp hơn so với nhóm gà khỏe. Số lượng
bạch cầu của nhóm gà bệnh ở cả hai đợt đều cao hơn so với nhóm gà khỏe.


- 11 -

- Tỷ lệ bạch cầu trung tính của nhóm gà bị bệnh giảm thấp so với nhóm gà

khỏe. Tỷ lệ các bạch cầu đơn nhân lớn, ái toan, lâm ba cầu của gà bị bệnh đều tăng
so với gà khỏe. Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm không có sự sai khác rõ rệt.
3.2.3. Đề xuất và ứng dụng qui trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn
Từ kết quả của đề tài, chúng tôi thấy gà thả vườn có tỷ lệ nhiễm sán dây cao
(49,34% khi xét nghiệm phân và 51,99% khi mổ khám) và gây tác hại lớn cho gà
thả vườn. Vì vậy, việc xây dựng qui trình phòng trừ tổng hợp là hết sức cần thiết.
Kết hợp kết quả của đề tài với nguyên lý phòng trị bệnh giun sán chung của
các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất qui trình phòng chống tổng hợp
bệnh sán dây cho gà thả vườn, gồm những biện pháp sau:
1. Tẩy sán dây cho gà thả vườn: Thực tế trong điều kiện khí hậu nóng ẩm
của Việt Nam, bệnh sán dây ở gà thả vườn tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy,
ngoài việc tẩy cho những gà bị bệnh, còn phải tẩy phòng cho cả đàn, đồng thời
tránh mầm bệnh phát tán ra môi trường.
Để tẩy sán dây có hiệu quả, cần phải chọn thuốc tẩy đạt các yêu cầu: hiệu
quả cao, ít độc, không nguy hiểm, phổ rộng, thuận tiện khi sử dụng và giá thành hợp
lý. Ba loại thuốc mà chúng tôi đã thử nghiệm (Praziquantel liều 10 mg/kg TT,
Niclosamid liều 20 mg/kg TT và Fenbendazole liều 15 mg/kg TT) đều an toàn và có
hiệu lực tẩy sán dây từ mức độ khá đến tốt. Trong đó, thuốc Praziquantel và
Niclosamid có hiệu lực cao, dễ sử dụng và giá thành hợp lý, các hộ và cơ sở chăn
nuôi gà thả vườn nên chọn để tẩy sán dây cho gà. Tuy nhiên, tùy từng địa phương,
tùy điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng thuốc Praziquantel hoặc Niclosamid để tẩy
sán dây cho gà thả vườn.
Ở những địa phương có điều kiện, cần chẩn đoán bệnh chính xác trước khi
sử dụng thuốc tẩy. Những địa phương không có điều kiện chẩn đoán thì căn cứ vào
triệu chứng lâm sàng và những đặc điểm dịch tễ học để xác định bệnh.
- Định kỳ tẩy 3 - 4 lần/năm cho cả đàn gà sinh sản, tẩy 1 lần cho gà thả vườn
nuôi thịt lúc 1,5 - 3 tháng tuổi.
2. Xử lý phân gà để diệt đốt và trứng sán dây: Hàng ngày thu gom phân ở
chuồng nuôi, vườn chăn thả, vun thành đống, trát bùn kín dầy 5 - 10 cm, để sau 3 4 tuần nhiệt độ đống ủ tăng lên 50 - 600 để diệt toàn bộ đốt và trứng sán dây. Có thể
trộn thêm tro bếp, phân xanh và vôi bột để tăng thêm nhiệt độ của phân ủ. Hoặc đào



- 12 -

hai hố ủ phân ở cạnh nhau phía sau khu vực chăn thả, có nắp đậy, hàng ngày gom
phân vào một hố ủ, khi đầy trát kín miệng hố bằng bùn hoặc đắp đất.
3. Vệ sinh chuồng nuôi, vườn chăn thả: Quét dọn chuồng nuôi, vườn chăn
thả hàng ngày. Sát trùng chuồng nuôi, vườn chăn thả định kỳ 2 lần/tháng bằng HanIode 10% hoặc Biocide-30. Máng ăn, máng uống cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi
cho gà ăn, uống.
4. Diệt ký chủ trung gian truyền bệnh: Áp dụng biện pháp diệt côn trùng
môi giới như: xịt thuốc diệt côn trùng (Raid Maxs) định kỳ 2 lần/tháng; nhưng phải
chú ý không gây độc cho gà; giữ sạch thức ăn và nguồn nước uống cho gà.
5. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng cho gà thả vườn: Nuôi dưỡng gà theo
khẩu phần phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó cần bổ
sung đủ đạm, khoáng và các vitamin A, D, E và vitamin nhóm B.
3.3. Thông tin khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đăng tải trên tạp chí Thú y:
[1]. Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thị
Bích Đào (2010), "Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn nuôi tại
Thái Nguyên". Tạp chí KHKH Thú y, Tập XVII số 5-2010, Hà Nội, tr. 34-39.
[2]. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Diệu Thuỳ, Trần Thị Bính
(2011), “Những loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên, thời gian
tồn tại của đốt và trứng sán dây ở ngoại cảnh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập
XIII, số 3 – 2011, tr. 71-77.
3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
3.4.1. Tổ chức thực hiện 02 đề tài Cao học năm 2009 – 2010, đã bảo vệ thành
công đề tài luận văn vào ngày 30/ 10 / 2010 và đều đạt loại xuất sắc:
- Học viên Phạm Diệu Thuỳ

- Tên đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ


bệnh sán dây ở gà thả vườn tại một số địa phương của tỉnh Thái nguyên".
Mã số: 60 62 50.
- Học viên Nguyễn Thị Bích Đào - Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý,
lâm sàng bệnh sán dây và ký chủ trung gian của sán dây ở gà thả vườn tại Thái
Nguyên".


- 13 -

Mã số: 60 62 50.
3.4.2. Tổ chức thực hiện 16 đề tài sinh viên tốt nghiệp đại học, kết quả bảo
vệ đều đạt loại giỏi và xuất sắc:
Stt

Họ và tên

Lớp

Năm tốt nghiệp

1.

Nguyễn Thị Thơm

37CNTY

2009

2.


Lê Thị Thuyết

37CNTY

2009

3.

Hoàng Vân Thanh

37CNTY

2009

4.

Nguyễn Thị Tuyến

37CNTY

2009

5.

Ngô Thị Chang

37CNTY

2009


6.

Vũ Thị Kim Hương

37TY

2010

7.

Phan Thanh Tùng

37TY

2010

8.

Vũ Minh Quân

37TY

2010

9.

Vũ Minh Đức

37TY


2010

10. Nguyễn Thị Thuỳ Dương

37TY

2010

11. Diệp Thị Huyền Trang

37TY

2010

12. Trần Thị Khánh

38CNTY

2010

13. Nguyễn Thị Huế

38CNTY

2010

14. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

38CNTY


2010

15. Nguyễn Thị Thanh Hà

38TY

2010

16. Nguyễn Thị Thuý Lâm

38TY

2010

3.5. Nâng cao năng lực nghiên cứu của những người tham gia.
3.6. Kết luận và đề nghị
Kết luận: Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn
nuôi gà áp dụng quy trình phòng trị bệnh sán dây, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ
nhiễm sán dây ở gà, hạn chế thiệt hại do sán dây gây ra, góp phần nâng cao năng
suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững.


- 14 -

Đề nghị: Cho phép ứng dụng rộng rãi quy trình tổng hợp phòng, trị bệnh sán
dây cho gà thả vườn ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh, thành khác.


- 15 -


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Thông tin chung
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp
phòng trị bệnh sán dây ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên”.
Mã số: B 2009 – TN 03 - 32.
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Ngân ĐT: 0915217020
E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
- Cơ quan: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Khoa Thú y - Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên.
- Cá nhân: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan, TS. Lê Minh.
Thời gian thực hiện: Năm 2009 – 2010.
2. Mục tiêu:
- Xác định được thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn của tỉnh
Thái Nguyên.
- Xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà đạt hiệu quả cao.
- Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi gà, giảm thiệt hại về kinh tế do
sán dây gây ra ở gà.
3. Nội dung chính:
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh
Thái Nguyên.
- Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây gà.
- Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn.
4. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội…)
4.1. Kết quả về mặt khoa học và ứng dụng kết quả trong thực tiễn sản xuất
Từ kết quả của 3 nội dung trên, tập thể tác giả của đề tài đã kết luận được:
* Về đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên:

- Gà thả vườn ở 9 huyện thành của tỉnh Thái Nguyên nhiễm sán dây với tỷ lệ
49,34% (qua xét nghiệm phân) và 51,99% (qua mổ khám); trong đó 13,20% nhiễm
ở cường độ nặng. Số lượng sán / gà biến động từ 2-161 con.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi, gà trên 6 tháng tuổi
nhiễm sán với tỷ lệ 70,68% (qua xét nghiệm phân) và 69,84% (qua mổ khám).


- 16 -

- Các giống gà khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau: Gà Ri (gà địa phương),
Lương Phượng, Tam Hoàng có tỷ lệ nhiễm sán dây cao hơn gà Chọi, Sasso, Ai cập.
- Gà nuôi ở vùng núi cao nhiễm sán tới 59,92%; ở vùng trung du nhiễm
47,58%; ở vùng đồng bằng nhiễm 38,14%.
- Gà nuôi ở 9 huyện, thành của tỉnh Thái Nguyên nhiễm 6 loài sán dây, đó là: R.
tetragona, R. echinobothrida, R.cesticillus, R. volzi, R. macassariensis, Cotugnia
digonopora. Tần suất xuất hiện các loài trên tại các huyện, thành từ 55,56% - 100%.
- Có 7 loài kiến là ký chủ trung gian của một số loài sán dây ký sinh ở gà:
Pheidologeton diversus, Camponotus nicobarensis, Paratrechina longicornis,
Tetraponera attenuata, Solenopsis germinata, Anoplolepis gracilipes, Camponotus
treubi. Tần suất xuất hiện 7 loài trên tại các vùng sinh thái từ 66,67% - 100%.
- Gà bị nhiễm sán dây cao vào vụ Hè - Thu và thấp hơn vào vụ Đông - Xuân
(51,33% và 44,73%). Tỷ lệ gà nhiễm sán dây cường độ nặng ở vụ Hè - Thu cũng
cao hơn nhiều so với vụ Đông - Xuân (14,62% so với 6,60%).
- Tỷ lệ mẫu nền chuồng, xung quanh chuồng và vườn thả gà ô nhiễm đốt sán
dây là 19,18%; 9,37% và 5,76%.
- Thời gian đốt sán bắt đầu phân huỷ và phân huỷ hết toàn bộ số đốt sán ở
mùa nóng, ẩm ngắn hơn mùa khô, lạnh. Sau khi đốt sán phân huỷ giải phóng ra
trứng, thời gian sống của trứng có thể kéo dài đến 31 ngày (ở mùa khô, lạnh).
* Về bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây gà:
- Sự thải đốt sán của gà bị bệnh ở các khoảng thời gian trong ngày ở các mùa

không theo quy luật nhất định, số đốt sán/ lần thải phân ở các thời điểm sáng, chiều
và tối có sự khác nhau nhưng không rõ rệt.
- Có 104/ 925 gà biểu hiện triệu chứng lâm sàng (chiếm 11,24%). Trong đó:
100% số gà lông xơ xác, phân lỏng và có nhiều đốt sán; 42,31% số gà mào tích nhợt
nhạt do thiếu máu; 16,35% gà gày yếu, sã cánh.
- Trong 931 gà mổ khám có 484 gà bị nhiễm sán dây, chiếm 51,99%; có 58
gà có bệnh tích đại thể, chiếm 11,98%. Số lượng sán dây ký sinh ở gà có bệnh tích
biến động từ 42 - 161 sán. Niêm mạc ruột non viêm cata, xuất huyết, nhất là chỗ
đầu sán bám vào, có nhiều chất nhờn đặc màu vàng nhạt hoặc đỏ nhạt.
- Bệnh tích chủ yếu tập trung ở các phần của ruột non. Các biến đổi vi thể là:
ruột gà có sán dây cắt ngang, sán dây chui vào lớp niêm mạc ruột, lông nhung ruột bị
biến dạng, dính thành khối, đỉnh lông nhung bị rách nát, tuyến ruột tăng tiết. Hoại tử tế
bào biểu mô ruột.
- Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu của gà trung
bình của nhóm gà bị bệnh đợt I và đợt II đều thấp hơn so với nhóm gà khỏe. Số lượng
bạch cầu của nhóm gà bệnh ở cả hai đợt đều cao hơn so với nhóm gà khỏe.


- 17 -

- Tỷ lệ bạch cầu trung tính của nhóm gà bị bệnh giảm thấp so với nhóm gà
khỏe. Tỷ lệ các bạch cầu đơn nhân lớn, ái toan, lâm ba cầu của gà bị bệnh đều tăng
so với gà khỏe. Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm không có sự sai khác rõ rệt.
* Về biện pháp phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn:
- Thuốc Praziquantel (liều 10 mg/kg TT), Niclosamid (liều 20 mg/kg TT) và
Fenbendazole (liều 15 mg/kg TT) tẩy sán dây trên diện rộng, hiệu lực tẩy đạt 98,18%;
96,00%; 87,00% khi xét nghiệm phân và 100%; 93,33%; 86,67% khi mổ khám.
- Thuốc Praziquantel liều 10mg/kg TT (trộn thức ăn) tẩy sán dây cho gà tại
tỉnh Thái Nguyên, cho hiệu lực tẩy sạch đạt 94,95%.
- Thuốc sát trùng Han-Iode 10% và Biocide-30 đều có tác dụng diệt trứng

sán dây trong 3 - 4 ngày.
- Sau 3 phút, có trên 80% số kiến bị chết khi dùng thuốc Kill - Lice và trên
90% số kiến bị chết khi dùng thuốc Raid Maxs.
- Quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn gồm 5 biện pháp chính.
4.2. Kết quả về mặt đào tạo
- Đề tài góp phần hoàn thành 1 đề tài nghiên cứu sinh, 2 đề tài cao học, 16 đề
tài tốt nghiệp đại học.
- Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên, học viên
cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Thú y và Chăn nuôi.
4.3. Kết quả về mặt kinh tế - xã hội
Kết quả nghiên cứu là những thông tin có giá trị khoa học và thực tiễn, làm
cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi gà thả vườn thực hiện các biện pháp phòng và
trị bệnh sán dây cho gà đạt hiệu quả cao.


- 18 -

SUMMARY
Project Tittle: “A study on epidemic, pathological and clinical characteristics of
tapeworms in backyard chickens in Thai Nguyen province and cure and
preventive methods”.
Code number: B 2009 – TN 03 - 32
Implemented person: Nguyen Thi Ngan
Tel: (84) 915217020

Email:

Executing Agency: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Institution and individual that coordinated performances:
Institution: Institute of Ecology and Biological Resources, Faculty of Veterinary

and Medicine at Hanoi University of Agriculture, Branch Office of Veterinary
Medicine in Thai Nguyen province.
Individuals: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Lan, Doctor. Le Minh.
Duration period: from 2009 to 2010.
1. Objectives:
- To determine the species composition of tapeworms in chickens reared in
Thai Nguyen province.
- To produce a preventive and treatment process for tapeworms in backyard
chickens with high effectiveness.
- Contributing to increase chicken productivity and reducing economic loss
caused by tapeworms.
2. Main contents
- A research on epidemic characteristics of tapeworms in backyard chickens
from Thai Nguyen province.
- Studying on pathological and clinical of tapeworms in backyard chickens.
- A research on prophylactic and treatment measurements for tapeworms in
chickens.
3. The main results obtained (science, application, training, economic-society…)
3.1. Results with respect to science and results application in the productive
practice.
From results of 3 main contents above, we came to some conclusions:


- 19 -

* On epidemiological characteristics of tapeworms in backyard chickens
from Thai Nguyen province:
- Backyard chicken in 9 districts of Thai Nguyen province were infected by
tapeworms with infection rate of 49.34% (by stool examination) and 51.99% (through
surgical examination), of which 13.20% in the intensity of severe infection. The

number of worms per chicken ranges from 2 - 161.
- The rate and intensity of tapeworms infection increased with age, over 6
months old chickens infected by parasites at a rate of 70.68% (by stool examination)
and 69.84% (through surgical examination).
- The different breeds showed in different rate of infection: Ga Ri (native
chicken), Luong Phuong and Tam Hoang were known with infection rates higher than
Choi, Sasso and Egypt chicken.
- The rate of infection was at 59.92%, 47.58% and 38.14% in chicken farming
in mountainous areas, midlands and delta, respectively.
- Six species of tapeworms namely R. tetragona, R. echinobothrida,
R.cesticillus, R. volzi, R. macassariensis, Cotugnia digonopora were found in
chickens from 9 districts of Thai Nguyen province. Frequency of occurrence of
those species in the districts ranged from 55.56% - 100%.
- There are seven species of ants as intermediate hosts of several species of
tapeworm parasites in chickens: Pheidologeton diversus, nicobarensis Camponotus,
Paratrechina

longicornis,

Tetraponera

attenuata,

Solenopsis

germinata,

Anoplolepis gracilipes, Camponotus treubi. Frequency of 7 species in the ecoregion
from 66.67% - 100%.
- Infected chickens were high in summer - autumn and lower in winter spring (51.33% and 44.73%, respectively). The rate of chickens infected with

tapeworms with severe intensity in summer - autumn were higher than those in the
winter - spring (14.62% compared to 6.60%).


- 20 -

- Ratio of samples which collected from the hen-coop floors, around hencoop and garden, contained tapeworms were 19.18%, 9.37% and 5.76%.
- Time for strobilae starting to decompose and dissolve completely in hot –
humid season was shorter than dry and cold season. Releasing the egg was a result
of Strobilae decompose, the egg survival time might be extended to 31 days (in the
dry and cold season).
* On the pathology and clinical signs of tapeworms disease in chicken:
- Releasing the strobilae from infected chickens in the time of day, in the
season did not follow certain rules, the number of strobilaes per waste was
difference at the time of morning, afternoon and evening but no significantly.
- There were 104 per 925 chickens show clinical symptoms (accounting for
11.24%). Where: 100% of chicken feathers worn, stool loose, and many strobilae;
42.31% of the crest area were pale because of anemia; 16.35% of chickens were
found weak and lay off.
- In 931 chickens for surgical examination found 484 chickens infected with
tapeworms, accounting for 51.99%, with 58 chickens have built roughly disease,
accounting for 11.98%. The number of tapeworms parasited in chickens exposed
infected area ranges from 42 to 161 worms. Catapults inflammatory and
hemorrhage was found in mucous membrane of small intestinal, especially, a lot of
yellowish or reddish greasy was produced at where worm’s scolex attached.
- Diseases were mainly built in parts of the small intestine. The microscopic
changes were: chicken intestinal was cut, tapeworms got into mucous membrane of
intestines, intestinal villi deformed, adhesive into blocks, top torn villi, intestinal
glands increased more. It caused necrosis of intestinal epithelial cells.
- The average number of red blood cells, hemoglobin concentration, and

erythrocyte volume ratio of infected chicken groups in phase I and phase II were
lower compared to healthy chickens. The number of white blood cells of infected
chickens in both phases was higher than those in healthy chickens.


- 21 -

- The rate of neutrophils of infected chickens group decreased lower
compared to healthy chickens. The rate of monocytes, eosinophil from infected
chickens increased compared to healthy chickens. The rate of basophil showed no
significant difference.
* About the methods for preventing and treatment to tapeworms in
backyard chickens:
- Using Praziquantel drug (dose of 10 mg / kg TT), Niclosamid (dose of 20
mg / kg TT) and Fenbendazole (dose of 15 mg / kg TT) for curing tapeworms
widespread with treatment effect reached 98.18%, 96.00 % and 87.00% for stool
examination and 100%, 93.33% and 86.67% for operative examination
- Praziquantel at dose of 10mg/kg TT (mixed food) to remove tapeworms in
chicken from Thai Nguyen province, the cleaning effect achieved 94.95%.
- Han-Iode 10% and Biocide -30 were able to kill tapeworms eggs in 3 to 4
days.
- After 3 minutes, over 80% of the ants died because of using Kill - Lice and
over 90% of the ants were killed with Raid Maxs.
- The process of prevention and treatment of tapeworms for chicken included
five key measures.
3.2. Results in respect to train
- Project contributed to a completion of student’s research, two master theses,
16 bachelor theses.
- The results of this project are significant references for teachers,
undergraduate, graduate and post graduate students who specialize in Veterinary and

Animal Husbandry.
3.3. Results in respect to economic – society
The results of research are valuable scientific information and practice, as a
basis to recommend the backyard chicken farmers to implement measures to prevent
and treat tapeworms in chickens with high efficiency.


- 22 -

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất
của ngành chăn nuôi nước ta. Nghề nuôi gà đang ngày càng được mở rộng và cải
tiến theo xu thế tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong đó,
việc nuôi gà thả vườn luôn chiếm một vị trí quan trọng, phát triển ở cả nông thôn,
thành thị, vùng ven đô, trung du, miền núi với quy mô ngày càng tăng, nhằm mục
tiêu sản xuất nhiều thịt, trứng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong
nước và một phần cho xuất khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tại thời điểm 01/10/2010 tổng số gia
cầm nước ta có khoảng 295,8 triệu con, tăng 5,6% cùng kỳ năm 2009 và sản lượng
thịt hơi xuất chuồng đạt 590 ngàn tấn, tăng 13% so cùng kỳ năm 2009 (Đoàn Xuân
Trúc, 2010 [60]).
Song song với sự phát triển của nghề nuôi gà thì dịch bệnh trên đàn gà cũng
ngày càng phức tạp. Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây tổn thất
lớn cho chăn nuôi gà là các bệnh ký sinh trùng. Trong đó, ký sinh trùng đường tiêu
hoá là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở gà. Nặng hơn nữa, nếu gà
nhiễm ký sinh trùng với số lượng nhiều có thể gây tắc ruột, thủng ruột và chết.
Không chỉ vậy, ký sinh trùng còn tác động lên vật chủ bằng độc tố đầu độc vật chủ,

làm vật chủ giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh.
Bệnh sán dây là một trong những bệnh ký sinh trùng gây tác hại đáng kể cho
chăn nuôi gà thả vườn. Bệnh được phân bố rộng ở hầu hết các vùng trên thế giới. Ở
nước ta, bệnh sán dây ở gà thả vườn xảy ra phổ biến ở các vùng địa lý khác nhau, gà
ở vùng núi và trung du thường nhiễm sán dây cao hơn vùng đồng bằng. Sán dây gà
cần ký chủ trung gian là các loài kiến, ruồi, bọ cánh cứng. Đặc biệt, thời tiết nóng
ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài ký chủ trung gian
của sán dây gà (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [9]).
Khi ký sinh trong ống tiêu hoá, sán dây chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của
gà, làm gà gày yếu, thiếu máu, thể hiện rõ nhất là niêm mạc vàng, nhợt nhạt, mào và


- 23 -

dái tai gà xanh tái. Gà thở khó, do đó thường vươn cao cổ để thở. Sán gây ra các tác
động cơ học trong ruột non của gà: niêm mạc ruột bị tổn thương do các móc bám
của sán, gây viêm ruột thứ phát và xuất huyết. Gà ỉa lỏng, phân có lẫn máu. Gà con
bị nhiễm sán thường thể hiện viêm ruột cấp và chết với tỷ lệ cao. Trong quá trình ký
sinh, sán dây cũng tiết ra độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho gà mệt mỏi, ít
vận động, ủ rũ. Gà con bị bệnh thể cấp tính có thể bỏ ăn, hôn mê, lên cơn động kinh
và chết (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002 [11]).
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh
trùng gà, nhưng việc nghiên cứu về sán dây và bệnh do sán dây gây ra còn ít, chưa có
công trình nào nghiên cứu về bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và
biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên”.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ học, về
bệnh lý và lâm sàng, về quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn, có một số
đóng góp mới cho khoa học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi gà áp
dụng quy trình phòng trị bệnh sán dây, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm sán
dây ở gà, hạn chế thiệt hại do sán dây gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn
nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý,
lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn ở các huyện, thành
của tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn có hiệu
quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ, các trang trại chăn nuôi gà thả
vườn.


- 24 -

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1.1. Sán dây ký sinh ở gà
1.1.1.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật
Sán dây ký sinh chủ yếu ở ruột non của gà, gồm nhiều giống, loài. Năm
1940, Skrjabin K. I. đã giới thiệu hệ thống phân loại bộ Cyclophyllidea, tác giả đã
chia bộ này thành một số phân bộ (Anoplocephalata, Davaineata, Hymenolepidata,

Taeniata…).
Sán dây ký sinh ở động vật Việt Nam được phân loại theo hệ thống phân loại
của Schulz và Gvozdev, 1970 (Đặng Ngọc Thanh và cs, 2008 [18]).
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [28], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [7], Nguyễn
Thị Lê và cs (1996) [12], sán dây gà có vị trí như sau:
Ngành giun dẹp (Plathelminthes)
Lớp Cestoda (Rudolphi, 1808)
Phân lớp Eucestoda Southwell, 1930
Bộ Cyclophyllidea Beneden in Braun, 1900
Phân bộ Davaineata Skrjabin, 1940
Họ Davaineidae Braun, 1900
Giống Cotugnia Diamare, 1893
Loài Cotugnia digonopora Pasquale, 1890
Giống Davainea Blanchard, 1891
Loài Davainea proglottina (Davaine, 1860)
Giống Raillietina Fuhrmann, 1920
Phân giống Raillietina Stiles et Orleman, 1926
Loài R. echinobothrida Megnin, 1881
Loài R. penetrans Baczyncka, 1914
Loài R. penetrans novo Johri, 1934
Loài R. peradenica Sawada, 1957
Loài R. tetragona Dolin, 1858
Loài R. volzi Fuhrmann, 1905


- 25 -

Phân giống Raillietina (Paroniella) Fuhrmann, 1920
Loài R. (P.) macassariensis Yamaguti, 1956
Loài R. (P.) tinguiana Tubangui et Masilungan, 1937

Phân giống Raillietina (Skrjabinia) Fuhrmann, 1920
Loài R. (S.) cesticillus (Molin, 1858) Fuhrmann, 1920
1.1.1.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà Việt Nam
Nguyễn Thị Kỳ (1994) [7] cho biết, giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam
rất phong phú, riêng sán dây (Cestoda Rudolphi, 1808) là một trong 4 lớp giun sán
ký sinh và đã phát hiện được 148 loài thuộc lớp này. Năm 1870, Cande J. lần đầu
tiên mô tả loài sán dây Diphyllobothrium latum tìm thấy trên đối tượng là người ở
Nam Bộ. Sau đó 10 năm xuất hiện lẻ tẻ một số công trình nghiên cứu về một vài
loài sán dây gây bệnh cho người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở
người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số động vật nuôi
và động vật hoang dã khác.
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [28], thành phần loài sán dây ký sinh ở gà gồm:
Giống

Loài

Davainea Branchard, 1891

Davainea proglostina (Davaine, 1860)

Cotugnia Diamare, 1893

Cotugnia digonopora (Pasquale, 1890)

Raillietina Fuhrmann, 1920

Raillietina tetragona (Dolin, 1858)
R. echinobothrida (Megnin, 1880)
R. penetrans (Barzynska, 1914)
R. cesticillus (Molin, 1858)

R. macassariensis (Yamaguti, 1956)

Dilepidoides Spassky et Spaskaja, 1954

Dilepidoides bauchei (Joyeux, 1924)

Echinolepis Spassky et Spaskaja, 1954

Echinolepis carioca (Magalhaes, 1898)

Microsomacanthus Lopez - Neyra, 1942

Microsomacanthus (Joyeux et Baer, 1935)

Staphylepis Spassky et Oschmarin, 1954

Staphylepis cantaniana (Polonio, 1960)

Orientolepis Spassky et Jurpalova, 1964

Orientolepis exigua (Yoshida, 1910)

Amoebotania Cohn, 1900

Amoebotania cuneata (Linstow, 1872)


×