Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (fasciolois) ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.77 KB, 99 trang )


i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM THỊ TRANG


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH SÁN LÁ GAN TRÂU, BÒ (FASCIOLOIS) Ở
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG BỆNH


CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60 62 50



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP













Thái Nguyên, năm 2012

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và NCS. Phạm
Diệu Thuỳ dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn.

Tác giả luận văn




Phạm Thị Trang

iii
LỜI CẢM ƠN


Sau quá trình học tập tại trường và sau 1 năm thực hiện đề tài tại cơ sở,
đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Qua đây, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi - Thú y, Bộ môn Dược lý và Vệ sinh an toàn thực phẩm, các thầy
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS
Nguyễn Thị Kim Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn và NCS. Phạm Diệu thuỳ
đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo uỷ ban nhân dân, trạm thú y
và nhân dân các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn các sinh viên chính quy khoá 39, 40 chuyên
ngành Chăn nuôi thú y và Thú y đã tham gia và hỗ trợ tôi thực hiện thành
công đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng
nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2012
Học viên


Phạm Thị Trang

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix
MỞ ĐẦU… 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Mục tiêu của đề tài 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
4.1. Ý nghĩa khoa học 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
5. Những đóng góp mới của đề tài 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Loài sán, ký chủ và vị trí ký sinh 4
1.1.2. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học 4
1.1.3. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola 5
1.1.4. Vòng đời của sán lá Fasciola 6
1.1.5. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola 8
1.1.6. Bệnh lý và lâm sàng bệnh ở trâu, bò 12
1.1.6.1. Bệnh lý của bệnh sán lá gan trâu, bò 12
1.1.6.2. Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu, bò 14
1.1.6.3. Bệnh tích của trâu, bò mắc bệnh sán lá gan 15
1.1.7. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra 17
1.1.8. Phòng và trị bệnh 18
1.1.8.1. Phòng bệnh 18
1.1.8.2. Điều trị bệnh 20
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 31

2.2. Vật liệu nghiên cứu 31
2.2.1. Mẫu nghiên cứu 31
2.2.2. Dụng cụ và hoá chất 32
2.3. Nội dung nghiên cứu 32

v
2.3.1. Xác định loài sán lá gan lớn ký sinh ở trâu, bò tại một số huyện
thuộc tỉnh Thái Nguyên 32
2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò 32
2.3.2.1. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở trâu và bò 32
2.3.2.2. Nghiên cứu về sự ô nhiễm trứng và ấu trùng sán lá gan ở ngoại
cảnh và trong ký chủ trung gian 32
2.3.2.3. Nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá gan lớn ở ngoại
cảnh (khi chưa rơi vào môi trường nước) 33
2.3.2.4. Nghiên cứu về thời gian Miracidium thoát vỏ và thời gian tồn tại
của Miracidium trong nước 33
2.3.2.5. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc –
ký chủ trung gian 33
2.3.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu bò ở tỉnh
Thái Nguyên 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1. Phương pháp xác định loài sán lá gan lớn ký sinh ở trâu, bò tại một số
huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 33
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu,
bò ở một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 34
2.4.2.1. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình
nhiễm sán lá gan trâu, bò 34
2.4.2.2. Bố trí thu thập mẫu 34
2.4.2.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan 35
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh

và ký chủ trung gian 36
2.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở chuồng và
khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò 36
2.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở khu vực
bãi chăn thả 37
2.4.3.3. Phương pháp xác định loài ốc nước ngọt – ký chủ trung gian của
sán lá gan Fasciola spp 37
2.4.3.4.Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc
nước ngọt 38
2.4.4. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá gan ở ngoại cảnh (khi
không rơi vào môi trường nước) 38
2.4.5. Nghiên cứu thời gian thoát vỏ và thời gian sống của Miracidium
trong nước 40
2.4.6. Nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ốc
- ký chủ trung gian 43

vi
2.4.7. Phương pháp xác định hiệu lực tẩy sán lá gan của 2 loại thuốc Han
- Dertil B và Bio - Alben 46
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 47
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. Kết quả xác định thành phần loài sán lá gan trâu, bò ở một số huyện
thuộc tỉnh Thái Nguyên 48
3.2. Tình hình nhiễm sán lá gan trâu, bò ở một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 50
3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở các địa phương 50
3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tuổi trâu, bò 53
3.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò theo mùa vụ 55
3.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tính biệt 57
3.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký
chủ trung gian 59

3.3.1. Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở chuồng trại, bãi chăn thả 59
3.3.2. Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở bãi chăn thả trâu, bò (ở đất bề mặt, ở
vũng nước trên bãi chăn) 62
3.3.3. Xác định loài ốc nước ngọt – ký chủ trung gian của sán lá gan và sự
phân bố của chúng 64
3.3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt (nhiễm tự nhiên) 66
3.3.6. Nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá gan ở ngoại cảnh
(khi chưa rơi vào môi trường nước) 68
3.3.7. Nghiên cứu về thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời gian sống
của Miracidium trong nước 73
3.3.7.1. Thời gian Miracidium thoát vỏ vào trong nước (thí nghiệm trong
mùa thu và mùa đông) 73
3.3.7.2. Thời gian Miracidium sống trong nước (khi không gặp ký chủ
trung gian) 75
3.3.8. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ký
chủ trung gian 77
3.4. Xác định hiệu lực tẩy sán lá gan của 2 loại thuốc Han - Dertil B và
Bio - Alben 79
3.5. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu bò ở tỉnh
Thái Nguyên 80
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
4.1. Kết luận 82
4.2. Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

vii

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT




KCTG : Ký chủ trung gian
Cs : Cộng sự
F. : Fasciola
L. : Lymnaea

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Phân biệt đặc điểm hình thái trứng Fasciola với
trứng Paramphistomum 18
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thu thập mẫu 35
Bảng 3.1: Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò nuôi tại một số huyện
thuộc tỉnh Thái Nguyên 47
Bảng 3.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu tại một số huyện
thuộc tỉnh Thái Nguyên 49
Bảng 3.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở bò nuôi tại một số huyện
thuộc tỉnh Thái Nguyên 51
Bảng 3.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tuổi trâu 52
Bảng 3.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tuổi bò 53
Bảng 3.6: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo mùa vụ ở trâu 54
Bảng 3.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo mùa vụ ở bò 55
Bảng 3.8: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tính biệt ở trâu 56
Bảng 3.9: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan theo tính biệt ở bò 57
Bảng 3.10: Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở chuồng và khu vực xung quanh
chuồng nuôi trâu 59
Bảng 3.11: Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở chuồng và khu vực xung quanh
chuồng nuôi bò 60
Bảng 3.12: Sự ô nhiễm trứng sán lá gan ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò 62
Bảng 3.13: Kết quả định loài và so sánh sự phổ biến của ốc nước ngọt – ký

chủ trung gian của sán Fasciola 63
Bảng 3.14: Sự phân bố loài ốc – ký chủ trung gian của sán Fasciola ở
một số địa phương 64
Bảng 3.15: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc nước ngọt 65
Bảng 3.16: Thời gian sống của trứng sán lá gan trong phân trâu 67
Bảng 3.17: Thời gian sống của trứng sán lá gan trong phân bò 68
Bảng 3.18: Thời gian sống của trứng sán lá gan trong đất 71
Bảng 3.19: Thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước 73
Bảng 3.20: Thời gian tồn tại của Miracidium trong nước vào mùa Thu và
mùa Đông 75
Bảng 3.21: Thời gian hoàn thành các giai đoạn ấu trùng của sán lá gan 76
Bảng 3.22: Thời gian từ khi trứng sán lá gan vào môi trường nước đến khi
hình thành Adolescaria 77
Bảng 3.23: Xác định hiệu lực tẩy sán lá gan của thuốc Han-Dertil B và Bio
- Alben trên trâu 78


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ vòng đời của sán lá gan 7
Hình 3.1: Ảnh điện di ba mẫu sán lá gan định loài 48




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi trâu, bò có một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp.

Trâu, bò ở nước ta không những cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm mà
còn cung cấp sức kéo và phân bón cho thâm canh cây trồng.
Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới
và thực hiện một số chính sách mới về phát triển trâu, bò nên số lượng đàn
trâu, bò ở nước ta đã tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, vẫn còn một số trở ngại cho việc phát triển chăn nuôi trâu,
bò, trong đó có bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh sán lá gan. Bệnh sán lá
gan do các loài sán lá thuộc giống Fasciola gây nên. Các loài sán này ký sinh
chủ yếu ở trâu, bò và một số động vật ăn cỏ khác như dê, cừu, ngựa, thỏ
Ngoài ra, sán lá gan còn ký sinh và gây bệnh cho người.
Ở nước ta, với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sán lá gan và ký chủ trung
gian của chúng có thể tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm sán
lá gan ở trâu, bò thường cao và nhiều con bị nhiễm với cường độ nặng. Trâu,
bò bị nhiễm sán lá gan thường gầy yếu, tăng trọng chậm, thiếu máu, hoàng
đản và có thể chết nếu mắc bệnh nặng.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát
triển chăn nuôi trâu, bò. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có
định hướng rõ rệt nhằm đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò phát triển cả về số lượng
và chất lượng nhằm tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên do thiên nhiên ưu đãi
để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh. Theo
thống kê sơ bộ của Chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên, đàn trâu, bò của tỉnh hiện
nay bị nhiễm ký sinh trùng khá nhiều, trong đó có bệnh sán lá gan. Do tác
động gây hại của sán lá gan với ký chủ lớn nên đã có nhiều công trình nghiên
cứu về bệnh sán lá gan ở trâu, bò như công trình nghiên cứu của Phan Địch

2
Lân (1985) [17], Nguyễn Hữu Hưng (2009) [9], Hoàng Văn Hiền và cs (2011)
[5] Tuy nhiên, đến nay chưa có những nghiên cứu về bệnh sán lá gan ở trâu,
bò của tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh miền núi phía bắc. Vì vậy, để có biện
pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá gan cho trâu, bò có hiệu quả và phù

hợp với điều kiện chăn nuôi ở miền núi thì việc nghiên cứu các đặc điểm dịch
tễ của bệnh là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh
Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch
tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất
biện pháp phòng chống bệnh".
2. Mục đích của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm đặc điểm dịch tễ
của bệnh sán lá gan trâu, bò trong điều kiện chăn nuôi ở miền núi, từ đó
góp phần xây dựng quy trình phòng trị bệnh sán lá gan cho trâu, bò có
hiệu quả cao.
3. Mục tiêu của đề tài
Xác định được tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên và sự
phát triển của trứng sán lá gan ở ngoại cảnh, sự phát triển các giai đoạn ấu
trùng sán lá gan ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về sự phát triển của
trứng và ấu trùng sán lá gan trâu, bò ở ngoại cảnh và trong ký chủ trung gian,
có một số đóng góp mới cho khoa học.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học góp phần xây dựng quy trình
phòng chống bệnh có khả năng áp dụng trong thực tế chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh

3
Thái Nguyên nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan, hạn chế thiệt
hại do sán lá gan gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy
ngành chăn nuôi trâu, bò phát triển.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài có một số đóng góp mới về tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu,

bò tại tỉnh Thái Nguyên, về sự ô nhiễm mầm bệnh ở ngoại cảnh, về sự phát
triển của trứng và ấu trùng sán lá gan trong điều kiện thí nghiệm gần với điều
kiện thực tế.
- Là cơ sở khoa học góp phần xây dựng quy trình phòng chống bệnh
sán lá gan cho trâu, bò có hiệu quả và có tính khả thi, khuyến cáo và áp dụng
rộng rãi tại các nông hộ, các trang trại chăn nuôi trâu, bò.

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Loài sán, ký chủ và vị trí ký sinh
Bệnh sán lá gan do hai loài sán lá Fasciola gigantica và Fasciola
hepatica gây ra.
Ký chủ của sán lá gan gồm: Ký chủ cuối cùng và ký chủ trung gian.
- Ký chủ cuối cùng: Là các gia súc nhai lại: Trâu, bò, dê, cừu. Cũng thấy
ở lợn, ngựa, thỏ, một số động vật hoang dã và cả người.
- Ký chủ trung gian: Các loài ốc nước ngọt thuộc họ Lymnaea: Lymnaea
auricularia, L. swinhoei, L. viridis, Radix ovata
Vị trí ký sinh: Sán thường ký sinh ở ống dẫn mật. Một số trường hợp
thấy sán ký sinh ở tim, phổi, hạch lâm ba, tuyến tụy.
1.1.2. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học
Theo Skrjabin và cs (1977) [33], sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia
súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành Plathelminthes Schneider, 1873
Phân ngành Platodes Leuckart, 1854
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962
Bộ Fasciolida Skrjabin và Schulz, 1937

Phân bộ Fasciolata Skrjabin và Schulz, 1937
Họ Fasciolidae Railliet, 1895
Phân họ Fasciolinae Stiles và Hassall, 1898
Giống Fasciola Linnaeus, 1758
Loài Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758)
Loài Fasciola gigantica (Cobbold, 1885)

5
1.1.3. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola
Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lưỡng tính, có thể thụ tinh
chéo hoặc tự thụ tinh. Sán có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối
với cơ quan tiêu hoá. Sán không có hệ hô hấp, tuần hoàn và cơ quan thị giác
(ở giai đoạn mao ấu có dấu vết sắc tố mắt). Hệ sinh dục rất phát triển với cả
bộ phận sinh dục đực và cái trong cùng một sán. Tử cung sán chứa đầy trứng.
Có thể phân biệt hai loài sán lá gan thuộc giống Fasciola như sau:
- F. gigantica (Linnaeus, 1758): có chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng, “vai”
không có hoặc nhìn không rõ rệt, nhánh ruột chia toả ra nhiều nhánh ngang.
F. gigantica (nghĩa là sán lá “khổng lồ”) dài 25 - 75 mm, rộng 3 - 12
mm, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy nó không có
“vai” như loài Fasciola hepatica. Hai rìa bên thân sán song song với nhau,
đầu cuối của thân tù. Giác bụng tròn lồi ra. Ruột, tuyến noãn hoàng, buồng
trứng và tinh hoàn đều phân nhánh. Trứng hình bầu dục, màu vàng nâu, phôi
bào to đều và xếp kín vỏ. Kích thước trứng: 0,125 - 0,170 x 0,06 - 0,10 mm.
- Fasciola hepatica (Linneaus,1758): trái với loài trên, loài này thân
rộng, đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán có “vai”, nhánh ruột chia ít
nhánh ngang hơn.
Fasciola hepatica dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, phần thân trước nhô
ra, tạo cho sán có vai bè ra hai bên. Hai rìa bên thân sán không song song với
nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thót lại ở đoạn cuối thân. Những ống dẫn
tuyến noãn hoàng chạy ngang, chia vùng giữa của sán thành phần trước và

phần sau thân. Phần sau thân có tinh hoàn và bộ phận sinh dục đực. Tinh hoàn
phân nhiều nhánh xếp phía sau thân. Tử cung ở giữa phần thân trước tạo nên
một mạng lưới rối như tơ vò. Buồng trứng phân nhánh nằm ở sau tử cung.
Trứng sán có hình thái, màu sắc tương tự trứng của loài F. gigantica,
kích thước 0,13 - 0,145 × 0,07 - 0,09 mm.

6
1.1.4. Vòng đời của sán lá Fasciola
Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê. Sau
khi thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này cùng dịch mật
vào ruột, sau đó theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: được nước
mưa cuốn trôi xuống các vũng nước, hồ, ao, suối, ruộng nước , nhiệt độ 15 -
30
o
C, pH = 5 - 7,7, có ánh sáng thích hợp… sau 10 - 25 ngày trứng nở thành
Miracidium bơi tự do trong nước. Nếu thiếu ánh sáng, Miracidium không có
khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ, Miracidium có hình
tam giác, xung quanh thân có lông di chuyển được trong nước. Khi gặp vật
chủ trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), Miracidium xâm nhập cơ thể ốc và
phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Những Miracidium không gặp vật chủ
trung gian thì rụng lông, rữa dần và chết.
Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sáng, được bao bọc bởi lớp màng
mỏng, các tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám
phôi. Trong một ốc có thể có 1 - 2 ấu trùng. Khoảng 3 - 7 ngày, bào ấu sinh
sản vô tính cho ra nhiều lôi ấu (Redia). Một bào ấu sinh ra 5 - 15 lôi ấu.
Redia hình suốt chỉ, ít hoạt động, có miệng, hầu, ruột, hình túi đơn giản.
Có hai hệ: Redia thế hệ I và Redia thế hệ II cùng phát triển trong ốc - vật chủ
trung gian. Ở nhiệt độ 16
0
C hoặc thấp hơn, lôi ấu chỉ sản sinh Redia I và dừng

phát triển. Ở nhiệt độ phù hợp (20 - 30
o
C), sau 29 - 35 ngày, lôi ấu biến thành
vĩ ấu (Cercaria). Một Redia có thể sinh ra 12 - 20 Cercaria.
Cercaria là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có cấu tạo thân
hình tròn lệch, đuôi dài hơn thân giúp vĩ ấu vận chuyển được dễ dàng trong
nước. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột
phân thành hai nhánh.
Theo Ginyecisz - Kaija (1960), trong cơ thể Cercaria còn có những hạt
glycogen cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của ấu trùng, đặc biệt là cho

7
sự vận động không ngừng của đuôi. Đuôi là cơ quan vận động của Cercaria.
Theo một số tác giả, đuôi làm nhiệm vụ thay đổi vị trí của ấu trùng trong môi
trường nước. Lizz (1922) cho biết, nhờ sự hoạt động tích cực của đuôi mà vĩ ấu
tiếp cận để bám vào các cây thuỷ sinh, tạo thành kén (Adolescaria).
Fasciola
(ống dẫn mật)
Phân

Trứng
ánh sáng, t
o
, pH

Mao ấu






Ốc
nước
ngọt









Trâu,

nuốt
phải
nang
ấu



Môi trường nước
7 ngày

Bào ấu





8-21 ngày

Lôi ấu



Nang ấu
Rời KCTG sau
2giờ
20-28 ngày


Vĩ ấu
(lơ lửng trong nước hoặc bám vào
cây cỏ thuỷ sinh)

Hình 1.1: Sơ đồ vòng đời của sán lá gan
Từ khi Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần
khoảng 50 - 80 ngày. Sau khi thành thục Cercaria thoát khỏi ốc, ra môi
trường ngoài, bơi tự do trong nước, có kích thước 0,28 - 0,30 mm chiều dài
và 0,23 mm chiều rộng. Sau vài giờ bơi trong nước, Cercaria rụng đuôi, tiết
chất nhầy xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất nhanh. Lúc này
Cercaria đã biến thành Adolescaria.
Adolescaria hình khối tròn, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác
miệng, giác bụng, ruột phân nhánh và túi bài tiết. Adolescaria thường ở trong
nước hoặc bám vào cây cỏ thuỷ sinh. Nếu trâu, bò, dê nuốt phải Adolescaria,

8
vào đến dạ dày và ruột, lớp vỏ ngoài bị phân huỷ, ấu trùng được giải phóng và
di chuyển đến ống mật bằng ba con đường sau:

- Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên chui qua niêm mạc ruột, vào tĩnh
mạch ruột, qua tĩnh mạch gan, xuyên qua nhu mô gan vào ống mật.
- Một số ấu trùng khác cũng dùng tuyến xuyên chui qua thành ruột vào
xoang bụng, đến cửa gan, xuyên qua vỏ gan vào ống mật.
- Một số ấu trùng từ tá tràng ngược dòng dịch mật để lên ống dẫn mật.
Sau khi vào ống dẫn mật, ấu trùng ký sinh ở đó và phát triển thành sán
lá gan trưởng thành. Theo Skerman (1996), thời gian hoàn thành vòng đời là
92 - 117 ngày. Fasciola trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của
súc vật nhai lại 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm.
1.1.5. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola
Bệnh sán lá gan phổ biến khắp các châu lục và nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, bệnh thấy ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Đoàn Văn Phúc và cs (1980) [23] đã kiểm tra phân của 64 bò tại trại
bò sữa Hà Nội, thấy tỷ lệ nhiễm sán Fasciola là 73,43%. Tác giả còn cho
biết, bệnh sán lá gan đã ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ và sản lượng sữa
của đàn bò.
Đoàn Văn Phúc và cs (1995) [24] cho biết, trâu, bò thuộc khu vực Hà
Nội nhiễm sán lá gan tỷ lệ 53,41%.
Kết quả điều tra trên đàn trâu, bò ở một số địa phương xung quanh Hà Nội,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 44,53%. Trong
đó, trâu nhiễm 33,92%, bò nhiễm 54,21% (Lương Tố Thu, Bùi Khánh Linh,
1996 [29]).
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò phụ thuộc vào những yếu
tố sau:
- Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ

9
Thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến
sự tồn tại và phát triển của ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan. Điều kiện
ẩm ướt, mưa nhiều tạo ra môi trường nước, giúp ốc nước ngọt sống và sinh

sản thuận lợi.
Trịnh Văn Thịnh (1963) [27], Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [28], Phạm
Văn Khuê, Phan Lục (1996) [12], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [16]…
đều cho biết, trâu, bò nhiễm sán lá gan thường tăng lên vào mùa vật chủ trung
gian phát triển. Những năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so với
những năm nắng ráo khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết khí
hậu. Mùa hè - thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan tăng cao hơn các mùa khác
trong năm. Cuối mùa thu và mùa đông bệnh thường phát ra.
- Yếu tố vùng và địa hình
Vùng và địa hình là hai khái niệm khác nhau, song có liên quan chặt chẽ
với nhau. Các vùng khác nhau có địa hình không giống nhau. Địa hình là yếu
tố quan trọng quyết định sự khác nhau giữa các vùng.
Các vùng khác nhau trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều
thuộc bốn loại địa hình: ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi.
Hầu hết các nhà ký sinh trùng học thống nhất rằng, gia súc nhai lại ở
vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan nhiều nhất, tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm
dần đối với đàn gia súc ở vùng ven biển, vùng trung du và vùng núi. Nguyên
nhân dẫn đến quy luật này, các tác giả (Trịnh Văn Thịnh, 1963 [28]; Phạm
Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [12]; Soulsby, 1982 [55]; Kaufmann, 1996
[48]…) đều giải thích: vùng đồng bằng có nhiều hồ, ao, kênh rạch, có điều
kiện cho ốc - vật chủ trung gian sống và sinh sản, vì vậy sán lá gan dễ hoàn
thành vòng đời hơn và trâu, bò dễ nhiễm sán lá gan hơn so với vùng trung du
và vùng núi.
- Yếu tố loài và tuổi vật chủ cuối cùng

10
Súc vật nhai lại đã được thuần hoá như trâu, bò, dê, cừu đều nhiễm sán lá
gan Fasciola. Ngoài ra, súc vật hoang dã cũng nhiễm sán lá này (hươu, nai,
hoẵng…). Cũng có những trường hợp thỏ, ngựa, lợn nhiễm Fasciola, ngay cả
người cũng có thể nhiễm sán và bị bệnh.

Ở nước ta, theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [28], Phạm Văn Khuê, Phan
Lục (1996) [12], loài súc vật nhiễm sán nhiều nhất là trâu (79,6%), bò ít hơn
(36%), dê ít nhất (20%). Sở dĩ trâu nhiễm sán lá gan nhiều nhất là do đặc tính ưa
nước của chúng (thích ăn gần chỗ có nước, đằm tắm trong nước và uống nước ở
vũng, ao, kênh rạch), trong khi đặc điểm của bò và dê ít ưa nước hơn.
Về mối liên quan giữa tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá gan và tuổi vật chủ,
các tác giả đều thống nhất rằng, tuổi súc vật càng cao thì tỷ lệ và cường độ
nhiễm càng tăng lên. Súc vật tuổi càng tăng lên (thời gian sống càng dài) thì
sự tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh càng nhiều, cơ hội gặp và nuốt phải
nang ấu (Adolescaria) càng cao. Mặt khác, sán Fasciola trưởng thành có thời
gian ký sinh ở súc vật nhai lại tương đối dài (3 - 5 năm, thậm chí tới 11 năm).
Đó chính là cơ sở khoa học giải thích cho quy luật nhiễm theo tuổi vật chủ
của sán lá Fasciola spp.
Phan Địch Lân (1994) [18] cho biết, trâu dưới 3 tuổi chỉ nhiễm sán lá gan
17,2 - 22,0%; trâu 3 - 5 năm tuổi nhiễm sán lá gan 31,2 - 40,2%, trâu 5 - 8 năm
tuổi nhiễm 42,4% - 57,5%, trâu trên 8 năm tuổi nhiễm 56,8 - 66,3%, trâu ở độ
tuổi phế thải (loại thải), khi mổ khám thấy tỷ lệ cao tới 84,6% (những trâu này bị
bệnh rất nặng, gan phải huỷ bỏ toàn bộ do có quá nhiều sán ký sinh).
Nguồn reo rắc bệnh chủ yếu là súc vật nuôi (trâu, bò, dê, cừu…) và
những dã thú mang Fasciola. Trứng sán lá gan theo phân của súc vật ra ngoài
tự nhiên. Hàng năm mỗi sán lá gan ký sinh đẻ khoảng 6000 trứng. Vì vậy,
mỗi súc vật mang sán hàng năm thải khối lượng trứng khá lớn ra đồng cỏ và
các bãi chăn thả. Những đồng cỏ ẩm thấp, lầy lội là những nơi cần thiết để

11
mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào súc vật, đồng thời thuận lợi cho trứng
nở thành Miracidium, thuận lợi cho vật chủ trung gian của Fasciola tồn tại và
phát triển.
- Vật chủ trung gian của Fasciola spp
Sự phân bố các loài ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan phụ thuộc vào các

vùng địa lý khác nhau. Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [12], vật chủ trung
gian của sán lá Fasciola là các loài ốc nước ngọt Lymnaea: L. auricularia, L.
swinhoei, L. viridis, Agalba truncatula, Radix ovata.
Phan Địch Lân (1985) [17] đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của ốc - vật
chủ trung gian của F.gigantica ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả cho biết, vật
chủ trung gian của sán lá Fasciola là hai loài ốc nước ngọt thuộc giống
Lymnaea với tên gọi là ốc vành tai (L. swinhoei) và ốc chanh (L. viridis). Loài
L. swinhoei có vỏ mỏng, dễ vỡ, không có nắp miệng, kích thước 20 mm, vòng
xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết phần thân, vỏ loe ra như vành tai. Loài
L. viridis cũng có vỏ mỏng, không có nắp miệng, kích thước 10 mm, vỏ dễ
vỡ, có 4 - 5 vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng lớn.
Ốc L. viridis thường sống ở những nơi nước xâm xấp, đẻ trứng thành ổ
7 - 10 trứng, sau 7 ngày nở thành ốc con. Ốc L. swinhoei thường sống trôi nổi
ở cống rãnh, ao, hồ, đẻ trứng quanh năm, mỗi ổ có 60 - 150 trứng. Trong điều
kiện nhiệt độ ở nước ta, ốc đẻ quanh năm và quanh năm có ốc con được nở ra.
Phan Địch Lân (2004) [18] cho biết: ốc L. swinhoei phân bố nhiều hơn ở
vùng đồng bằng, trong khi ốc L. viridis phân bố nhiều hơn ở vùng núi, trung
du và ven biển. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hai loài ốc này đều
xuất hiện trong cả 12 tháng của năm, nhưng mật độ (tính trên 1m
2
) khác nhau
theo vùng: vùng đồng bằng, mật độ ốc L. swinhoei cao hơn và phân bố đều
trong năm, còn ốc L. viridis thì xuất hiện với mật độ cao hơn ở các vùng núi,

12
trung du, ven biển. Từ đó, tác giả nhận xét rằng, ốc L. swinhoei chịu nước
hơn, còn ốc L. viridis chịu cạn hơn.
Theo Nguyễn Trọng Kim (1997) [14] giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá
gan của ốc - vật chủ trung gian với tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò có mối
tương quan thuận, nghĩa là nếu tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở ốc nước ngọt

cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu, bò ở khu vực đó cũng cao.
- Sức đề kháng của trứng và ấu trùng sán lá gan
Trứng sán lá gan được thải theo phân trâu, bò ra môi trường ngoại cảnh.
Trứng sán lá rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn và tác động trực tiếp của ánh sáng
mặt trời. Ở trong phân khô, phôi ngừng phát triển, trứng bị chết sau 8 - 9 ngày.
Trong điều kiện khô hạn, vỏ trứng bị nhăn nheo, biến đổi hình dạng,
Miracidium bị chết trong vỏ trứng sau 1 - 1,5 ngày. Ở môi trường ẩm ướt,
trứng có khả năng sống khá lâu (trong phân hơi ẩm, trứng tồn tại đến 8 tháng).
Dưới ánh nắng chiếu trực tiếp, trứng chết nhanh. Phôi bị chết sau 2 ngày ở
nhiệt độ thấp (-5
o
C  -15
o
C). Nhiệt độ 10 - 20
o
C trứng ngừng phát triển. Nhiệt
độ 40 - 50
o
C, phôi chết sau vài phút (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [12]).
Khi phát triển đến giai đoạn nang ấu (Adolescaria), sức đề kháng của
chúng tăng lên rõ rệt. Adolescaria có khả năng tồn tại ở nhiệt độ -4
0
C → -6
0
C.
Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, những Adolescaria có trong cỏ khô bị ẩm và
trong môi trường nước có thể tồn tại đến trên 5 tháng (Kaufmann, 1996 [48]).
1.1.6. Bệnh lý và lâm sàng bệnh ở trâu, bò
1.1.6.1. Bệnh lý của bệnh sán lá gan trâu, bò
Theo các nhà ký sinh trùng học, sán lá gan gây bệnh ở vật chủ bằng các

tác động cơ học, tác động của độc tố, sự chiếm đoạt chất dinh dưỡng và tác
động mang trùng. Khi súc vật mới bệnh, sán non di hành trong cơ thể làm tổn
thương ở ruột, thành mạch máu, nhu mô gan. Một số ấu trùng có thể theo máu
di chuyển “lạc chỗ” đến phổi, lách, cơ hoành, tuyến tuỵ… gây tổn thương và

13
xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Sán non xuyên qua các nhu mô gan, làm tổ chức
gan bị phá hoại, tạo ra những đường di hành đầy máu và mảnh tổ chức gan bị
phá huỷ. Gan bị viêm từ nhẹ đến nặng tuỳ theo số lượng ấu trùng nhiễm vào
cơ thể. Súc vật bị thiếu máu do xuất huyết, có thể chết do mất máu.
Tác động cơ giới của sán còn tiếp tục khi sán đã vào ống dẫn mật, tiếp
tục tăng lên về kích thước và phát triển thành sán trưởng thành. Sán trưởng
thành thường xuyên kích thích niêm mạc ống dẫn mật bằng các gai cutin trên
cơ thể, gây viêm ống mật. Số lượng sán nhiều có thể làm tắc ống mật, mật ứ
lại không xuống ruột được sẽ tràn vào máu, gây hiện tượng hoàng đản.
Trong quá trình ký sinh, sán thường xuyên tiết độc tố. Độc tố tác động
vào thành ống dẫn mật và mô gan, gây biến đổi đại thể và vi thể, làm tăng quá
trình viêm. Đồng thời, độc tố của sán còn hấp thu vào máu, gây hiện tượng
trúng độc toàn thân, gây huỷ hoại máu, làm biến chất protein trong máu, làm
Albumin giảm, globulin tăng. Độc tố của sán còn làm tăng nhiệt độ cơ thể,
tăng bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu ái toan). Độc tố của sán còn tác động vào
thần kinh, làm cho con vật có triệu chứng thần kinh (run rẩy, đi xiêu vẹo…).
Độc tố của sán lá gan tác động vào thành mạch máu, làm tăng tính thấm của
thành mạch, gây hiện tượng thuỷ thũng, làm cho máu đặc lại. Cũng do tác
động của độc tố nên giữa những tiểu thuỳ gan có hiện tượng thâm nhiễm tế
bào, hình thành nên các mô liên kết mới dọc theo các vách ngăn của tiểu thuỳ
gan và quanh ống mật, vì vậy những ống mật này cũng dày lên. Quá trình
viêm kéo dài làm cho các tế bào tổ chức tăng sinh, thay thế những tế bào nhu
mô gan, gây hiện tượng xơ gan và teo gan. Khi súc vật nhiễm sán lá gan nặng,
hiện tượng xơ gan chiếm diện tích lớn của gan, làm cho chức năng của gan bị

phá huỷ. Từ đó dẫn đến hàng loạt rối loạn khác như: rối loạn cơ năng dạ dày -
ruột, thiếu máu, suy nhược, gầy dần, cổ chướng, xoang phúc mạc tích nước.

14
Một tác động quan trọng của Fasciola khi ký sinh ở vật chủ là chiếm
đoạt dinh dưỡng. Dinh dưỡng của sán lá gan là máu súc vật mà nó ký sinh.
Bằng phương pháp phóng xạ, người ta đã thấy mỗi sán ký sinh ở ống dẫn mật
lấy 0,2 ml máu mỗi ngày. Như vậy, nếu súc vật nhiễm ít sán thì vai trò chiếm
đoạt chất dinh dưỡng không rõ, nhưng nếu súc vật có hàng trăm, hàng nghìn
sán ký sinh thì lượng máu mất đi rất nhiều.
Ngoài các tác động gây bệnh trên, trong khi di hành, sán non còn mang
theo các loại vi trùng từ bên ngoài vào máu, gan và những cơ quan khác, gây
những bọc mủ hoặc gây bệnh truyền nhiễm khác.
Tất cả những tác động trên của sán lá Fasciola làm cho sức đề kháng của
cơ thể trâu, bò giảm sút nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh khác, hoặc làm cho
các bệnh đang có trong cơ thể súc vật nặng thêm lên.
1.1.6.2. Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu, bò
Triệu chứng lâm sàng là biểu hiện ra bên ngoài bởi các tác động gây
bệnh của sán lá Fasciola. Triệu chứng ở trâu, bò biểu hiện nặng hay nhẹ còn
phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán, tình trạng sức khoẻ và tuổi của súc vật,
tình trạng chăm sóc, quản lý….
- Thể cấp tính thường gặp ở trâu, bò 1,5 - 2 năm tuổi (Phạm Văn Khuê,
Phan Lục (1996) [12]), trong giai đoạn sán non di hành hoặc khi nuôi dưỡng
chăm sóc kém.
Trâu, bò có biểu hiện ăn uống kém, suy nhược, chướng bụng, ỉa chảy,
miệng hôi, sốt, gan sưng to và đau, thiếu máu, vàng da, đôi khi có triệu chứng
thần kinh (lảo đảo, xiêu vẹo). Súc vật có thể chết do xuất huyết nặng, trúng
độc và suy nhược cơ thể.
- Thể mãn tính thấy phổ biến ở trâu, bò trưởng thành, khi trâu, bò được
nuôi dưỡng tốt và sán đã ở giai đoạn trưởng thành, ký sinh trong ống dẫn mật

với số lượng ít. Thể mãn tính thường xuất hiện sau thể cấp tính 1 - 2 tháng.

15
Trâu, bò có biểu hiện ăn uống kém, suy nhược, niêm mạc nhợt nhạt, lông
xù và dễ rụng (nhất là lông ở vùng dọc hai bên sườn và dọc xương ức). Xuất
hiện thuỷ thũng ở mí mắt, yếm, ngực, bộ phận sinh dục. Thuỷ thũng ban đầu
lúc thấy, lúc không, về sau thấy liên tục. Con vật nhai lại yếu, khát nước, ỉa
chảy xen kẽ táo bón, gầy yếu dần. Giai đoạn sau đi tháo nhiều hơn và gầy rất
nhanh. Kiểm tra lâm sàng thấy gan sưng to và đau. Có thể thấy hiện tượng
xảy thai ở bò cái bị bệnh, lượng sữa có thể giảm 30 - 50%. Triệu chứng thần
kinh cũng có thể gặp, song rất hiếm. Bệnh kéo dài nhiều tháng, con vật có thể
chết do suy nhược toàn thân.
Nhìn chung, khi súc vật bị bệnh sán lá gan kéo dài, cơ thể suy nhược
nặng, nếu không được điều trị kịp thời thì súc vật thường chết.
1.1.6.3. Bệnh tích của trâu, bò mắc bệnh sán lá gan
Tuỳ theo mức độ nhiễm sán mà bệnh tích có sự khác nhau.
Đối với trâu, bò nhiễm nặng, bệnh tích thấy rõ là viêm gan cấp tính, gan
sưng to, màu vàng sẫm, sung huyết. Trên mặt gan có thể thấy những đường di
hành của sán non tạo thành những vệt đỏ thẫm, dài 2 - 4 mm, trong đó sán
non với số lượng nhiều. Lớp thanh mạc xuất huyết nhẹ, đôi khi có tơ huyết.
Khi nhiễm nặng thấy viêm phúc mạc, gan xuất huyết nhiều, niêm mạc mắt
nhợt nhạt.
Ở những trâu, bò nhiễm sán lá gan đã lâu, gan viêm mãn tính, những chỗ
nhu mô gan bị phá huỷ có sẹo mầu vàng xám. Gan xơ cứng, niêm mạc ống dẫn
mật dày, có hiện tượng canxi hoá mặt trong thành ống. Lòng ống dẫn mật dãn
rộng, chứa đầy dịch mật màu nâu và sán Fasciola. Khi ống dẫn mật bị canxi hoá
nhiều, sán ở chỗ đó thường bị chết hoặc chuyển đến chỗ ít biến đổi hơn.

16
Quan sát biến đổi vi thể dưới kính hiển vi thấy: nhu mô gan mất màu, liên bào

ống mật thoái hoá, niêm mạc tăng sinh thành những u, trong u chứa nhiều bạch cầu,
lâm ba cầu, bạch cầu ái toan, đại thực bào chứa đầy sắc tố mật và máu. Quá trình
viêm tăng sinh lan xuống lớp sâu hơn của ống mật: tổ chức liên kết tăng sinh, lan
vào các thuỳ gan làm tan biến tổ chức gan (Phạm Văn Khuê , Phan Lục, 1996 [12]).
Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1996) [26] đã nghiên cứu một số chỉ tiêu
sinh lý máu của trâu bị bệnh sán lá gan, kết quả thấy số lượng hồng cầu giảm,
hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu tăng, công thức bạch cầu thay
đổi nghiêng về bạch cầu ái toan.
Theo Nguyễn Hữu Hưng (2011) [10], bệnh tích vi thể của gan nhiễm sán
qua phương pháp làm tiêu bản vi thể tại phòng thí nghiệm cho thấy: sán non
cư trú trong nhu mô gan, số lượng ống dẫn mật tăng sinh. Nhu mô gan xuất
huyết, ứ huyết. Gan vàng, một số vùng trên nhu mô gan bị hoại tử. Xuất hiện
các nốt mủ trong nhu mô gan, các hạt mỡ to nhỏ chứa đầy trong tế bào gan.
Trong nhu mô gan xuất hiện các tổ chức xơ.
Cũng theo tác giả trên, sán lá gan lớn thường gây tổn thương gan và có
thể gây nên những biến chứng nặng nề ở vật chủ. Trâu, bò được coi là vật chủ
chính của sán lá gan lớn và người là vật chủ tình cờ do ăn rau sống hoặc uống
nước bị nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.
Nghiên cứu bệnh sán lá gan ở trâu, bò, Phan Địch Lân (1994) [18] cho
biết: khi mổ khám trâu, bò bị bệnh sán lá gan thấy có bệnh tích đặc biệt là gan
to hơn nhiều so với bình thường (gấp 2 - 3 lần). Gan màu đỏ sẫm, biểu hiện
sung huyết. Dưới vỏ gan thấy ứ nước, trên mặt gan còn giữ lại những đường
ngoằn ngoèo do sán di hành. Tổ chức liên kết phát triển tạo nên những sẹo
đặc biệt. Trong gan còn thấy những sán non không đến được ống dẫn mật,

×