Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề GDSDNL tiết kiệm trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
Mục lục
1: Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
2: Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Khảo sát, xây dựng các biện pháp tiết kiệm điện, nhiên
liệu trong trường.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ, tập huấn nâng cao
năng lực chuyên môn và kiến thức GDSDNL tiết kiệm, hiệu quả.
Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng lớp điểm giáo dục và sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả
Biện pháp 4. Chỉ đạo làm tốt công tác Xã hội hoá giáo dục để nâng
cao chất lượng giáo dục chuyên đề
Biện pháp 5. Phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm năng
lượng và thực hiện tốt việc lồng ghép chuyên đề ở tất cả các khối.
Biện pháp 6. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
đánh giá việc thực hiện tiết kiệm năng lượng và thực hiện chuyên đề.
Biện pháp 7. Tổ chức hội thảo, Sơ kết và tổng kết kịp thời
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang


2
2
3
3
3
4
4
4
5
6
7
8
9
9
10
10
11
12
12
13


1. MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Tiết kiệm năng lượng là vấn đề sống còn của Đất nước, của nhân loại, là
một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới
sự phát triển kinh tế xã hội gắn liền với cuộc sống đấu tranh xoá đói giản nghèo,
đảm bảo công bằng xã hội, ổn định chính trị, an ninh xã hội cho mỗi Quốc gia.
Từ tầm quan trọng ấy của việc tiết kiệm năng lượng, quy định của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân được phân định rõ ràng, được ràng buộc

bằng các quy định pháp luật, với hệ thống chính sách thể chế từng bước được
xây dựng và hoàn thiện phục vụ có hiệu quả cho công tác tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay năng lượng đang bị cạn kiệt dần, đó là sự suy thoái về tài nguyên đất
đai, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái đa dạng sinh vật học. Rừng đang
bị tàn phá và thu hẹp dần. Môi trường đang bị tàn phá và huỷ hoại nghiêm trọng
gây mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt của tài nguyên môi trường làm ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có tới 22 vạn người chết
vì bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và thiếu hụt năng lượng gây nên. Một
trong những nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết về tiết kiệm năng lượng, thiếu ý
thức của con người trong việc sinh hoạt hàng ngày gây ra.
Sự thiếu hụt năng lượng đang là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết trên toàn
cầu. Sự cần thiết phải kêu gọi các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể và mọi cá
nhân đều phải có ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm năng lượng. Vì vậy sự
hiểu biết về tiết kiệm năng lượng cần được thông báo rộng rãi để cho tất cả mọi
người, mọi tổ chức xã hội đều biết, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả đã trở thành một vấn đề cấp bách và có chiến lược toàn cầu.
Chính vì vậy mà việc Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Sau đây viết tắt là: GDSDNL) đã được đưa vào chương trình giáo dục Mầm
non. Độ tuổi mầm non là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người. Trong giai
đoạn này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ cả về trí tuệ, thể chất và năng lực. nó đặt
nền móng cho nét cá tính, phẩm chất đạo đức của nhân cách con người. Đây là
thời kỳ quan trọng để hình thành thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh.
Chính vì thế mà việc giáo dục TKNL cho trẻ Mầm non là hết sức quan trọng và
cần thiết.
Tuy nhiên, qua nhiều năm triển khai thì cho đến nay việc Giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả dường như đang dần bị sao nhãng, trong
khi đó Việt nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng nghiêm
trọng.
Hiện nay, năng lượng cùng với vấn đề biến đổi khí hậu đang trở thành
mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, trong đó vấn đề năng lượng đã và đang trở

thành vấn đề nóng bỏng, được đặc biệt quan tâm không chỉ của riêng quốc gia
nào. Do khủng hoảng năng lượng toàn cầu, các nguồn năng lượng không tái tạo
như than, dầu mỏ, khí đốt đã dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm, trong khi đó
tình trạng lãng phí năng lượng đã và đang xảy ra đáng báo động ở nhiều quốc


gia. Nếu mỗi quốc gia, mỗi người dân chúng ta không tự có những biện pháp và
động thái tích cực, thì chắc chắn trong tương lai không xa, tình trạng khủng
hoảng năng lượng toàn cầu sẽ trở nên trầm trọng hơn. Theo kinh nghiệm của các
nước phát triển, ít nhất 30% nhu cầu năng lượng có thể và cần phải được đáp
ứng bằng biện pháp tiết kiệm.
Ở Việt Nam, việc tiết kiệm năng lượng cũng đã và đang trở thành chủ đề
nóng bỏng. Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Công Thương, dự báo đến cuối
thế kỷ này, nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu
và khí đốt sẽ dần cạn kiệt, trong khi đó tình trạng lãng phí năng lượng trong sản
xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông vận tải… của nước ta hiện nay
là rất lớn, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng còn rất thấp so với các nước phát
triển (hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện đốt
than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28-32%, thấp hơn so với các nước phát
triển khoảng 10%; hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp
hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%). Năng lượng tiêu hao cho một
đơn vị sản phẩm các ngành công nghiệp chính của nước ta cao hơn nhiều so với
các nước phát triển, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên đặc biệt quan trọng khi Việt Nam
đang và sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng. Trong khi các nguồn
năng lượng tái tạo (gió, mặt trời...) hầu như chưa được khai thác, sử dụng thì các
nguồn năng lượng không tái tạo (dầu thô, than đá...) đang cạn kiệt dần. Nếu
chúng ta không có những biện pháp, chiến lược hợp lý trong vấn đề tiết kiệm và
sử dụng năng lượng hiệu quả, thì trong thời gian không xa nữa chúng ta sẽ thiếu
hụt trầm trọng năng lượng.

Xuất phát từ những lí do trên, là một người cán bộ quản lý tôi quyết định
chọn đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục
GDSDNL tiết kiệm trong trường MN" để nghiên cứu và triển khai trong năm
học này.
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực trạng việc thực hiện chuyên đề giáo dục SDNLTK trường
Mầm Non Thị Trấn. Từ đó đưa ra một số kinh nghiệm vận dụng giữa lý luận và
thực tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục SDNLTK trong trường mầm non.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục SDNL tiết kiệm,
hiệu quả trong trường MN
* Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát sư phạm.
- Phương pháp dùng lời: đàm thoại, giảng giải.
- Phương pháp điều tra thống kê.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua nghiên cứu lý luận thực tiễn


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết, để làm thay đổi thói quen, ý thức của một người là
điều vô cùng khó khăn và để mỗi người hình thành được thói quen, ý thức tự
giác tiết kiệm năng lượng lại là chuyện càng khó hơn. Đây là công việc rất nặng
nề không thể hoàn thành một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian, cùng
với sự quyết tâm, nỗ lực và thực hiện xuyên suốt của các cấp, các ngành.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chúng ta không giáo dục, rèn luyện ý thức tự
giác tiết kiệm năng lượng cho mọi người ngay từ lúc nhỏ để hình thành thói
quen? Ở những quốc gia phát triển về TKNL trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật
Bản… việc giáo dục TKNL là một trong những hoạt động trọng tâm được triển
khai ngay khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

Giống như câu “Dạy con từ thuở còn thơ…”, vì ở trẻ em thường rất nhạy
bén, cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, dễ bắt chước, nên đây là thế mạnh của trẻ
cần được khai thác. Do đó, để chủ trương tiết kiệm năng lượng gặt hái được kết
quả, cần tập trung giáo dục để trẻ em hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, trong những năm đầu của cuộc
đời, hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn nên rất dễ hình thành nét cơ bản
của cá tính và những thói quen nhất định, hình thành cho trẻ những phẩm chất
tâm lý, nhân cách của con người. Nhất là giai đoạn tuổi mẫu giáo, trẻ thường có
khuynh hướng muốn độc lập trưởng thành. Trẻ hiếu động, thích khám phá
những điều mới lạ và rất tò mò trong khi còn ngây thơ, hồn nhiên chưa biết gì về
thế giới xung quanh. Vì vậy việc giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ ở giai
đoạn này giúp hình thành cho trẻ thói quen, ý thức tốt ngay từ khi còn nhỏ góp
phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ theo hướng tích cực nhất.
Có thể tin chắc rằng nếu chúng ta hình thành ý thức tiết kiệm năng lượng
cho trẻ nhỏ ngay từ bây giờ, thì thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay thực
hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho đất nước. Và một khi ý
thức tiết kiệm đã trở nên thường trực trong mỗi người thì tương lai không xa,
vấn đề thiếu hụt năng lượng ở Việt Nam sẽ được giải quyết.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
a. Thực trạng:
Từ năm học 2010 - 1011 giáo dục SDNLTK đã được đưa vào các trường
mầm non và trở thành chuyên đề trọng tâm của mỗi nhà trường đánh giá bước
chuyển lớn về cả chất và lượng trong việc giáo dục SDNLTK cho trẻ mầm non.
Tuy nhiên cho đến nay, qua hơn 5 năm thực hiện thì chuyên đề này đang dần bị
sao nhãng và chưa được quan tâm đúng mức.
* Thuận lợi:
Trường mầm non Thị Trấn được sự quan tâm của Đảng uỷ, các cấp lãnh
đạo, các đoàn thể, phòng Giáo dục & Đào tạo đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất
trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi, tài liệu giảng dạy phục vụ tốt cho các
chuyên đề. Trường mầm non được đặt trong môi trường sạch sẽ, cao ráo, không

khí trong lành mát mẻ, không bị ô nhiễm. Nhà trường còn có đội ngũ CBGV có


trình độ trên chuẩn cao, trẻ khoẻ nhịêt tình, yêu nghề mến trẻ, toàn tâm toàn ý
với sự nghiệp giáo dục, có ý thức phấn đấu rèn luyện, đáp ứng được yêu cầu
giáo dục trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.
* Khó khăn:
Tuy vậy việc thực hiện chuyên đề giáo dục SDNLTK hiệu quả nhà trường
cũng gặp không ít khó khăn đó là:
Nhà trường có 12 nhóm lớp chia làm 2 khu cách nhau khoảng 4km khó
khăn cho công tác quản lý. Mặt khác trình độ dân trí không đồng đều, từ đó việc
phối kết hợp để giáo dục trẻ còn có những hạn chế nhất định. Thời gian làm việc
trong ngày quá dài, áp lực công việc quá cao khiến cho Giáo viên giảm khả năng
sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung tích hợp chuyên đề vào quá trình chăm
sóc giáo dục trẻ, vì vậy phương pháp còn cứng nhắc, bị động, gò ép trong khung
hình định sẵn nên kết quả chưa cao.
Trường lớp được xây dựng quá lâu (từ năm 1993) nên đến nay đường điện
không còn phù hợp do nhu cầu dùng điện tăng, đường dây không đủ tải hay xảy
ra chập, cháy. Kinh phí nhà trường có hạn nên việc bảo dưỡng các thiết bị điện,
nước trong trường chưa thường xuyên.
b. Kết quả thực trạng:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên kết quả khảo sát thực trạng đầu năm
học 2015 - 2016 như sau:
Bảng 1: Về phía nhà trường
Trung bình
TT
Nội dung
Tổng tiền
tháng
Kết quả sử dụng điện trong năm học

1
11.070.000đ
1.230.000đ
2014-2015
Kết quả sử dụng nước trong năm học
2
13.680.000đ
1.520.000đ
2014-2015
Bảng 2 : Về giáo viên
TT
Tốt
Khá
TB
TS
Nội dung
G
S
% S
%
S %
V
L
L
L
Số GV tạo được môi trường và
1
12 4 33,3 5 41,7 3 25,0
góc tuyên truyền tại nhóm, lớp
Việc lồng ghép chuyên đề trong

2
12 5 41,7 4 33,3 3 25,0
quá trình CSGD trẻ
Bảng 3: Kết quả khảo sát trên trẻ
TS
Tốt
Khá
TB
TT
Nội dung
trẻ
SL % SL % SL %
ĐG
1 Hiểu biết về năng lượng
275
50 18,2 90 32,7 135 49,1
2 Lợi ích của năng lượng
275
45 16,4 92 33,4 138 50,2
3 Tiết kiệm năng lượng
275
45 16,4 90 32,7 140 50,9


Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy: mặc dù các thiết bị sử dụng điện trong
nhà trường không nhiều (toàn trường có 2 máy tính sử dụng thường xuyên, 3 nồi
cơm điện sử dụng hàng ngày, 2 ti vi, 2 tủ lạnh, mỗi phòng nhóm có 2 đến 3 quạt
trần) tuy nhiên mức tiêu thụ điện trong năm vẫn ở mức cao (trung bình
1.230.000đ/tháng). Bên cạnh đó so với một trường ở khu vực nông thôn thì mức
tiêu thụ nước vẫn còn quá cao (trung bình 1.520.000đ/tháng) . Điều đó chứng tỏ

ý thức sử dụng tiết kiệm điện nước ở đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh trong trường còn thấp.
Hầu hết giáo viên đều có sưu tầm tranh ảnh để tuyên truyền trong nhóm,
lớp và biết cách lồng ghép chuyên đề vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy
nhiên số Giáo viên thực hiện tốt còn ít, số đạt trung bình vẫn còn khá cao do
chưa thực sự trú trọng vì xác định đây không phải là chuyên đề trọng tâm. Bên
cạnh đó số trẻ có những hiểu biết tốt về năng lượng, lợi ích của năng lượng và
tiết kiệm năng lượng còn rất hạn chế mà chủ yếu là ở mức trung bình và khá.
Từ những kết quả trên, tôi đã nghiên cứu đề ra một số giải pháp để chỉ
đạo nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục SDNL tiết kiệm trong trường Mầm
non Thị Trấn như sau:
2.3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Khảo sát, xây dựng các biện pháp tiết kiệm điện, nhiên
liệu trong trường.
Khảo sát lại tình hình bố trí các thiết bị điện, đèn quạt, vi tính, ti vi…trong
từng nhóm, lớp; tình hình tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên;
tình hình sử dụng các trang thiết bị điện; tình hình mạng lưới điện trong toàn
trường .
Xây dựng các biện pháp kĩ thuật tiết kiệm điện, nhiên liệu như: Mở rộng
các cửa sổ để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn
compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện. Thay bóng đèn neon thế
hệ 40W, 20W bằng bóng đèn neon thế hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ
bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện.
Thay thế đường dây điện bị hỏng, nhiều khớp nối hở gây hiện tượng
phóng điện, chập cháy mỗi khi trời mưa, các đường ống nước bị rò rỉ, van nước
bị hỏng gây thất thoát nước hàng ngày.
Xây dựng các giải pháp hành chính tiết kiệm điện, nhiên liệu như: Quy
định chế độ và thời gian sử dụng các trang thiết bị trong nhà trường. Đèn hành
lang, đèn bảo vệ phải bật tắt đúng giờ theo từng mùa ( mùa hè bật vào 19h, tắt
vào 5h sáng ; mùa đông bật vào 18h, tắt vào 6h sáng). Các thiết bị: đài, tivi,

đàn... trong lớp chỉ được bật khi tổ chức hoạt động cho trẻ. Các trang thiết bị
điện trong các nhóm/lớp, các phòng làm việc khi không có người làm việc điều
phải cắt hết điện. Không đun nấu bằng điện trong trường.
Bảo vệ trường có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng các
thiết bị điện theo quy định của nhà trường và có thông báo trên bảng thông tin
của nhà trường hàng tuần. Ban giám hiệu kiểm tra bất thường và theo kế hoạch
cụ thể hàng tháng, quý để kịp thời uốn nắn, phê bình và tổng kết cho việc


thưởng phạt thi đua về tiết kiệm điện.
Thường xuyên nêu gương tốt, việc làm tốt trong việc tiết kiệm điện, nhiên
liệu. Những sáng kiến về tiết kiệm điện, nhiên liệu có hiệu quả trong trường đều
phải khen thưởng kịp thời và áp dụng ngay.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ, tập huấn nâng cao
năng lực chuyên môn và kiến thức GDSDNL tiết kiệm, hiệu quả.
Để giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng và phương pháp GDSDNL tiết kiệm
hiệu quả trong trường mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức tập huấn ôn
lại kiến thức chuyên đề GDSDNL cho 100% cán bộ giáo viên được tham gia.
Giải thích cho Cán bộ Giáo viên hiểu được: cùng với sự đi lên của quá trình
nghiệp CNH, HĐH hóa đất nước như hiện nay, kinh tế xã hội cũng không ngừng
phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng lên 1 cách nhanh chóng,
việc khai thác và sử dụng không hợp lý sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Triển khai các nội dung của chuyên đề cụ thể như: Một số hiểu biết cơ
bản về năng lượng; Trách nhiệm của nhà trường, của Giáo viên trong việc tổ
chức thực hiện GDSDNL tiết kiệm hiệu quả; Phối hợp với gia đình và cộng
đồng trong việc giáo dục trẻ GDSDNL tiết kiệm, hiệu quả.
Qua việc ôn lại kiến thức chuyên đề, giáo viên nắm được nội dung giáo
dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Nắm được nguyên tắc tích hợp
nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào chương trình giáo
dục mầm non, đồng thời biết lựa chọn nội dung tích hợp vào trong các chủ đề,

các hoạt động trong ngày phù hợp.
Cũng trong quá trình triển khai ôn lại kiến thức chuyên đề, chúng tôi trú
trọng xây dựng tiết dạy mẫu để giáo viên được dự giờ, củng cố thêm kiến thức về
nội dung chuyên đề, biết cách lồng ghép các nội dung chuyên đề vào các môn học.
Để giáo viên xác định được mục tiêu của việc thực hiện chuyên đề giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, có ý thức xây dựng kế hoạch giáo dục
chuyên đề phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp, của trường và yêu cầu của
ngành đề ra, chúng tôi tổ chức cho giáo viên được học tập các Quyết định, Chỉ
thị, Nghị quyết nhằm củng cố ý thức về SDNLTKHQ, nhằm xác định lại mục
tiêu mà toàn Đảng toàn dân, toàn xã hội đang ra sức thực hiện. Mặt khác thông
qua việc học tập để giáo viên có dịp đánh giá về bản thân, vận động trách nhiệm
chung trong việc thực hiện chuyên đề. Sau mỗi đợt học tập tôi luôn đề nghị giáo
vên viết bài thu hoạch về những điều giáo viên đã nhận thức được thông qua đợt
học tập, từ đó khắc sâu hơn những kiến thức liên quan đến nội dung chuyên đề.
Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng lớp điểm giáo dục và sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Sau khi ôn lại kiến thức, tôi tiến hành xây dựng lớp điểm để chỉ đạo thực
hiện. Lớp điểm mà tôi chọn là lớp 5 tuổi ở khu trung tâm, giáo viên chủ nhiệm
là cô: Đường Thị Thơ
Đầu tiên chỉ đạo cho Giáo viên trang trí tạo môi trường trong nhóm lớp,
tạo góc tuyên truyền nội dung chuyên đề để giáo dục trẻ và tuyên truyền tới các
bậc phụ huynh phối hợp cùng thực hiện.


Hướng dẫn cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:
- Môi trường an toàn thuận lợi như: Sử dụng các thiết bị an toàn, tiết kiệm
năng lượng trong trường, lớp. Rà soát lại toàn bộ đường điện, quạt, bóng điện để có
kế hoạch đề xuất sửa chữa đường dây đảm bảo không tiêu hao điện năng, thay thế
bóng đèn tròn bằng bóng compact tiết kiệm điện. Thay thế sửa chữa các đường ống

nước, van nước bị rò rỉ tránh làm thất thoát nước trong quá trình sử dụng.
Tổ chức các góc chơi với chủ đề sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả;
Tạo góc tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về giáo dục trẻ sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả; Giáo viên phải có ý thức, gương mẫu trong việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở mọi lúc mọi nơi.
- Thực hiện tiết kiệm trong sử dụng như: Xây dựng được nội quy sử dụng
điện, nước trong lớp; Làm những hướng dẫn sử dụng điện, nước gắn vào các
công tắc sử dụng điện, các chậu rửa tay hay vòi nước trong lớp, nhà vệ sinh.
Tăng cường sử dụng ánh sáng mặt trời, gió để tiết kiệm điện.
- Thu hút trẻ trong lớp tham gia một số việc làm đơn giản nhằm tiết kiệm
điện, nước như: Tắt điện, quạt khi không sử dụng; Dạy cho trẻ thói quen nhắc
người lớn tắt quạt, điện… khi họ quên; vặn nhỏ vòi nước đủ dùng và khóa vòi
khi sử dụng xong....
Tiến hành xây dựng giờ dạy mẫu ở lớp điểm có lồng ghép chuyên đề giáo
dục SDNLTKHQ vào quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ. Giờ học thành công,
được giáo viên đánh giá cao về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức lồng
tích hợp, trẻ thực sự hứng thú, việc tích hợp nhẹ nhàng, thoải mái mà cung cấp
trẻ những hiểu biết cho trẻ vừa dễ nhớ, nhớ lâu, nhớ sâu và thể hiện hành vi
mang tính giáo dục cao. Đồng thời trẻ được hoạt động, được chuyển tải các kiến
thức thành các kĩ năng thực hành tiết kiệm năng lượng và có các hành vi ứng
xử phù hợp với các tình huống, từ đó giáo viên trong trường học tập và nhân ra
diện rộng.
Sau khi dự giờ tôi củng cố lại cho giáo viên về các nội dung chính cần đề
cập đến để giáo viên nắm lại, đồng thời hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung
giáo dục SDNLTKHQ thông qua các hoạt động: hoạt động vui chơi, hoạt động
học tập, dạo chơi thăm quan, lao động. Trong mọi thời điểm giáo viên đều có thể
vận dụng để khai thác, nhấn mạnh những yêu cầu, mục tiêu của nội dung
SDNLTK đặc biệt là tăng cường việc thực hành, tăng cường những kiến thức, ý
thức TKNL, bảo vệ môi trường và chú trọng rèn luyện các kĩ năng SDNLTK và
bảo vệ môi trường để trẻ dễ nhớ, nhớ lâu, nhớ sâu và có hiệu quả nhất.

Từ mô hình lớp điểm, các giáo viên đến thăm, dự giờ và học hỏi để về xây
dựng tại nhóm lớp mình, từ đó các nội dung được thực hiện ở mô hình lớp điểm
sẽ được nhân rộng trong toàn trường.
Biện pháp 4. Chỉ đạo làm tốt công tác Xã hội hoá giáo dục để nâng cao
chất lượng giáo dục chuyên đề
Để các ngành các cấp hiểu rõ việc Giáo dục SDNL tiết kiệm, hiệu quả
trong trường mầm non là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, ngay từ đầu năm


học tôi xác định phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự đồng
tình của các ngành, các cấp các gia đình và toàn xã hội cùng phối hợp thực hiện.
Tranh thủ sự ủng hộ, đầu tư về cơ sở vật chất để thay thế đường điện hiện đã
không còn đủ tải, nhiều khớp nối hở gây hiện tượng phóng điện, chập cháy mỗi
khi trời mưa, các đường ống nước bị rò rỉ, van nước bị hỏng gây thất thoát nước
hàng ngày.
Tuyên truyền tới các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể và mỗi cá nhân
là một trong những biện pháp quan trọng nhất giúp mọi người hiểu được tầm
quan trọng của năng lượng đối với đời sống con người, mỗi con người cụ thể,
mỗi cá nhân dù trong bất kỳ ở đâu hay trong hoàn cảnh nào thì cũng đều sử dụng
năng lượng để phục vụ cho cuộc sống. Cho dù năng lượng đó là năng lượng tái
tạo hay năng lượng không tái tạo, để từ đó mọi người có ý thức bảo vệ nguồn tài
nguyên. Hình thức này giúp các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa trong việc tiết
kiệm năng lượng cũng như sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội,
cùng giáo dục trẻ SDNLTK.
Thực hiện biện pháp tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau như:
viết bài tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của Thị Trấn; Tuyên truyền
qua các buổi họp họp phụ huynh để phối kết hợp trong việc giáo dục chuyên đề
cho trẻ; Tuyên truyên qua góc tuyên truyền với phụ huynh tại các nhóm lớp.
Hình thức này rất có hiệu quả vì tại góc này giáo viên có lên kế hoạch dạy trẻ
hàng tuần, hàng tháng để kết hợp với gia đình cùng giáo dục trẻ.

Biện pháp 5. Phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm năng
lượng và thực hiện tốt việc lồng ghép chuyên đề ở tất cả các khối.
Sau khi đã trang bị đầy đủ kiến thức cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho
việc thực hiện chuyên đề, chuyên môn phối hợp với các đoàn thể trong trường phát
động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm và thực hiện tốt các chuyên đề trong đó
có chuyên đề GDSDNL tiết kiệm, hiệu quả - coi đây là một tiêu chí đánh giá phẩm
chất chính trị đạo đức và năng lực chuyên môn của cán bộ giáo viên.
Ban giám hiệu tăng cường kiểm tra các nhóm lớp, kịp thời nhắc nhở giáo
viên thực hành tiết kiệm trong quá trình hoạt động tại nhóm lớp hay bộ phận
mình được phụ trách. Dự giờ để trao đổi góp ý cho các tiết dạy - đặc biệt là việc
lồng nghép các nội dung của chuyên đề vào tiết dạy cũng như các hoạt động
trong ngày.
Phát động thi đua xây dựng môi trường giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả ở tất cả các nhóm lớp. Thi thiết kế và thực hiện các tiết dạy,
các hoạt động có lồng ghép nội dung GDSDNL tiết kiệm, hiệu quả.
Qua mỗi đợt thi đua tôi ghi chép đánh giá ý thức thực hành tiết kiệm, trình
độ năng lực, khả năng sư phạm, sự linh hoạt sáng tạo của mỗi giáo viên. Tổng
hợp lại những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ để rút ra kinh nghiệm và triển
khai những giờ học đạt kết quả cao, có nhiều sáng tạo để giáo viên học tập, vận
dụng vào tình hình cụ thể của lớp mình. Như vậy mỗi sự sáng tạo của giáo viên
đều được giáo viên trong trường học tập và nhân ra diện rộng. Từ kết quả của
việc thi đua giáo viên tạo ra cho mình những thành tích nhất định để được khen


thưởng một cách xứng đáng. khen thưởng có thể không lớn về mặt vật chất
nhưng khen thưởng là danh dự là niềm tự hào của mỗi giáo viên.
Trên thực tế, việc phát động phong trào thi đua đã góp phần huy động sức
mạnh của toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn trường thực hiện tốt việc
thực hành tiết kiệm và nội dung chuyên đề góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm
học đã đề ra.

Biện pháp 6. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
đánh giá việc thực hiện tiết kiệm năng lượng và thực hiện chuyên đề.
Quản lý, chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ là một biện pháp thường
xuyên giúp giáo viên thực hiện đúng hướng, duy trì được nội dung thực hiện
nhiệm vụ một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống. Vịêc tiến hành thanh
tra, kiểm tra cũng là một biện pháp tốt để kịp thời nhắc nhở giáo viên thực hiện
tốt quy định, nội quy, quy chế và giúp tôi có thể đánh giá được trình độ, năng
lực, khả năng thực hiện chuyên đề của từng giáo viên, qua đó có thể biết giáo
viên họ thiếu những gì, còn yếu chỗ nào để có thể bổ sung, góp ý kịp thời. Đồng
thời đưa ra những ý tưởng hay để giáo viên thiết kế, lồng ghép tích hợp nội dung
chuyên đề vào tiết dạy và các hoạt động.
Chủ động lên kế hoạch kiểm tra các nhóm lớp bằng nhiều hình thức như:
Kiểm tra toàn diện, kiểm tra định kỳ các nhóm lớp theo chuyên đề ; kiểm tra đột
xuất để phát hiện những thiếu sót trong quá trình sử dụng điện, nước để có biện
pháp chấn chỉnh kịp thời.
Qua đợt thanh tra, kiểm tra tôi đánh giá chính xác chất lượng giáo viên,
khen ngợi động viên kịp thời khuyến kích giáo viên linh hoạt, sáng tạo lồng
ghép tích hợp. Đồng thời tìm, lựa chọn những giáo viên thực hiện tốt chuyên đề
và thực hành tiết kiệm để cho giáo viên trong trường học tập vận dụng. Qua biện
pháp này chất lượng chuyên đề đã được nâng lên rõ rệt.
Biện pháp 7. Tổ chức hội thảo, Sơ kết và tổng kết kịp thời
Việc đánh giá, rút kinh nghiệm, động viên kịp thời sẽ kích thích sự say
mê, tìm tòi học hỏi và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy cũng
như các hoạt động khác trong nhà trường.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, tổ chuyên môn lại dành
thời gian để thảo luận xung quanh nội dung chuyên đề GDSDNL tiết kiệm hiệu
quả, những vấn đề cần giải đáp, những khó khăn cần giải quyết, những kinh
nghiệm cần trao đổi để giúp nhau cùng tiến bộ …. Tất cả đã được tập thể giáo
viên hưởng ứng sôi nổi. Qua buổi sinh hoạt, giáo viên lại vỡ vạc thêm nhiều
điều, bổ sung thêm cho mình những kiến thức về GDSDNL tiết kiệm hiệu quả

làm hành trang trong quá trình giảng dạy phía trước.
Tổ chức đánh giá động viên kịp thời 2 lần trong năm vào dịp sơ kết học
kỳ I và tổng kết năm học. Đề xuất khen thưởng đối với những cá nhân tích cực
trong việc thực hiện chuyên đề và thực hành tiết kiệm năng lượng. Khen thưởng
các tổ thực hành tiết kiệm hiệu quả trong việc sử dụng điện, nước… trong nhà
trường, qua đó đưa ra các định hướng, đề ra các giải pháp cho thời gian tới để
đạt được kết quả tốt hơn.


2.4. Hiệu quả
Bằng việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên, tôi đã chỉ đạo nâng
cao ý thức thực hành tiết kiệm và nâng cao chất lượng chuyên đề sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả trong nhà trường. Kết quả thu được tính đến thời điểm
tháng 4 năm 2016 như sau:
Bảng 1: Về phía nhà trường
TT
Trung bình
Nội dung
Tổng tiền
tháng
Kết quả sử dụng điện trong năm học
1
5.287.000đ
754.000đ
2015-2016 (tính đến tháng 3 năm 2016)
Kết quả sử dụng nước trong năm học
2
6.706.000đ
958.000đ
2015-2016 (tính đến tháng 3 năm 2016)

Bảng 2 : Về giáo viên
TT
Tốt
Khá
TB
TS
Nội dung
S % S % S %
GV
L
L
L
Số GV tạo được môi trường và
1
12
4 33,3 5 41,7 3 25,0
góc tuyên truyền tại nhóm, lớp
Việc lồng ghép chuyên đề trong
2
12
5 41,7 4 33,3 3 25,0
quá trình CSGD trẻ
Bảng 3: Kết quả khảo sát trên trẻ
TS
Tốt
Khá
TB
TT
Nội dung
trẻ

SL % SL % SL
%
ĐG
1 Hiểu biết về năng lượng
275
50 18,2 90 32,7 135 49,1
2 Lợi ích của năng lượng
275
45 16,4 92 33,4 138 50,2
3 Tiết kiệm năng lượng
275
45 16,4 90 32,7 140 50,9
Nhìn vào bảng trên ta thấy ý thức tiết kiệm của tập thể cán bộ giáo viên
trong nhà trường đã được nâng lên một bước thể hiện ở kết quả tiêu thụ điện,
nước năm học 2015-2016. Từ 1.230.000đ/tháng tiền điện nay chỉ còn
754.000đ/tháng đã giảm được 38,69%; tiền nước 1.520.000đ/tháng nay còn
958.000đ/tháng giảm 36,97% so với năm học trước.
Chất lượng cũng đã được nâng lên 1 cách rõ rệt, số giáo biết sưu tầm
tranh ảnh để trang trí ở góc tuyên truyền và biết cách lồng ghép chuyên đề vào
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đạt ở mức trung bình đã giảm. Thay vào đó là số
giáo viên đạt tốt khá tăng. Bên cạnh đó số trẻ có những hiểu biết tốt về năng
lượng, lợi ích của năng lượng và tiết kiệm năng lượng cũng tăng cao, số trẻ ở
mức trung bình giảm mạnh. Đặc biệt Trẻ nhanh nhẹn hoạt bát, có ý thức cao
trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
Không những thế, năng lực và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên không
ngừng được trau dồi và phát triển, góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp,
kỹ năng sống cho trẻ.


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận :
Ngành học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo,
chất lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển trẻ ở cấp
học tiếp theo, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Muốn đạt được điều đó, người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu đi đầu trong
mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá chất
lượng giáo dục trong mỗi nhà trường. phải luôn quan tâm việc đưa chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ bằng cách nào, như thế nào để đạt hiệu quả cao. Muốn
vậy người cán bộ quản lý phải nắm chắc chuyên môn, chủ động tích cực trong
công tác xây dựng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên những nội dung
chủ yếu và cần trong từng giai đoạn. Chủ động, khôn khéo trong công tác tham
mưu với các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền và ngành giáo dục để tranh thủ
được ủng hộ cao nhất về tinh thần cũng như vật chất hay các chủ trương chính
sách quan tâm tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và
học. Chủ động và thực sự có khả năng trong tổ chức mọi hoạt động và trong xây
dựng sự đoàn kết thống nhất ở mỗi nhà trường, tạo mối thống nhất cao trong
mỗi nhà trường.
Giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm
non là một việc làm rất quan trọng - nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình
hình hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ và ĐBSCL đang diễn ra
rất khốc liệt. Giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp
cho trẻ những hiểu biết ban đầu về năng lượng và ích lợi của năng lượng đối với
đời sống con người, từ đó trẻ biết cách sống tích cực hơn nhằm tiết kiệm nguồn
năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình và cho quốc gia.
Vì vậy ngày nay giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã
trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường
học.
Để giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao, trước hết đòi hỏi cô giáo phải là một
tấm gương sáng trong việc tiết kiệm, giáo viên phải cần có sự hiểu biết đúng đắn
về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tâm huyết yêu trẻ và có sự phối hợp

đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ có được
ý thức tốt góp phần giữ gìn nguồn năng lượng hiện có và sử dụng chúng một
cách hiệu quả.
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhu
cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh, trong khi khả năng cung cấp năng lượng
trong nước có hạn, khả năng nhập khẩu hạn chế. Chính vì thế, nguy cơ thiếu hụt
năng lượng ngày càng đáng lo ngại và hiện hữu. Vì vậy mỗi chúng ta cần chung
tay sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có trách nhiệm giáo dục thế hệ
mầm non ý thức tiết kiệm năng lượng góp phần giữ gìn nguồn năng lượng hiện
có và sử dụng chúng một cách hiệu quả.


Bài học kinh nghiệm
Qua việc áp dụng đồng bộ một số biện pháp, từ đó tôi rút ra bài học cho
bản thân, những kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh đạo, đó là phải sát
sao, triệt để trong công tác quản lý chỉ đạo, quan tâm sâu sắc đến nội dung
chuyên đề từ việc lập kế hoạch đến việc triển khai thực hiện, từ cơ sở vật chất
đến đội ngũ cán bộ giáo viên. Phải sắp xếp phù hợp năng lực của giáo viên để
phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người trong từng lĩnh vực được phân
công. Mỗi giáo viên đều phải có ý thức trách nhiệm và sự gương mẫu thực hiện
nhiệm vụ được giao. Ban giám hiệu cần phải có động thái khuyến khích giáo
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2. Kiến nghị:
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc tiết kiệm năng lượng và giáo dục tiết
kiệm năng lượng hiệu quả trong các nhà trường, bản thân xin có một số ý kiến
đề xuất như sau:
* Đối với nhà trường
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, nâng cao trình độ mọi mặt
đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của giáo dục.
- Có chế độ khen thưởng kịp thời cho cán bộ giáo viên thực hành tiết kiệm

và thực hiện tốt nội dung chuyên đề.
* Đối với địa phương
- Tạo điều kiện tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động
của trẻ ở trường theo hướng hiện đại - nhất là ở các khu lẻ.
* Đối với Phòng Giáo dục
Hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho chuyên môn và hoạt động chuyên đề,
để các nhà trường tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề đạt kết quả tốt hơn.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc chỉ đạo nâng cao chất
lượng giáo dục SDNL tiết kiệm trong trường MN Thị Trấn. Chắc chắn kinh
nghiệm này còn nhiều điểm hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự quan tâm,
góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để kinh nghiệm nhỏ của tôi được
hoàn thiện và sử dụng đạt hiệu quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Trung, ngày 10 tháng 3 năm2016
...................................................................
CAM KẾT KHÔNG COPY.
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
Lê Thị Hồng


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Sách thực hiện và hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mâm non
2. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Nguyễn Thị Ánh tuyết NXBGD1994
3. Sách giáo dục trẻ mầm non tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

4. Qua tạp chí mầm non

PHỤ LỤC



MỘT SỐ TRANH ẢNH
CÓ THỂ DẠY CHO CÁC TRẺ MẦM NON
( Tài liệu sưu tầm)
Dưới đây tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp một số tranh ảnh mà tôi đã sưu
tầm từ các nguồn tài liệu khác nhau để giáo viên có thể dạy cho trẻ học hỏi được
những bài học quý báu về việc sử dụng tiết kiệm năng lượng - bài học mà các trẻ
sẽ mang theo làm hành trang trong cuộc sống hằng ngày.
I. Một số tranh ảnh về tiết kiệm năng lượng dành cho trẻ:

Chỉ dẫn, giáo dục trẻ về
dụng năng lượng .

các thiết bị sử


Lựa chọn những thiết bị, đồ dùng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả .


Sử dụng chảo úp để tăng độ (phản chiếu) sáng

Không sử dụng bàn là trong phòng có bật máy điều hòa nhiệt độ

Không mở tủ lạnh quá lâu



Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính
Tắt máy tính khi không dùng đến.


Tắt các thiết bị điện khi không dùng hoặc khi ra khỏi phòng


Hãy tiết kiệm nước vì nước là nguồn tài nguyên vô giá
nhưng lại không vô tận


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG “GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM,
HIỆU QUẢ” TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh mực(môn): Quản lý

HÀ TRUNG, NĂM 2016




×