Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.34 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Ở nước ta vấn đề lao động - việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong thời gian gần đây khi mà lạm phát của nền
kinh tế nước khá cao, đó là thách thức rất lớn trong các doanh nghiệp. Quá
trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu
tố cơ bản gồm: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó,
lao động là những hoạt động sử dụng tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi
đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
của con người. Để đảm bảo quá trình tái sản xuất liên tục cần phải đảm bảo
tái sản xuất sức lao động dưới dạng tiền lương (hay thù lao lao động).
Tiền lương là phạm trù tổng hợp, luôn luôn động vì nó nằm ở tất cả các
khâu từ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối đến tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một phần của chi phí sản xuất. Do
đó, doanh nghiệp cần tính đúng, tính đủ và hạch toán, ghi sổ chính xác, hợp lý
để từ đó tính giá thành sản phẩm.
Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chính, là nguồn tái
sản xuất sức lao động, kích thích mối quan tâm của người lao động đến kết
quả công việc của họ.
Nhận thấy vai trò to lớn của kế toán tiền lương trong doanh nghiệp, em
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội” làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề được chia thành ba
chương với những nội dung chính sau:
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
1
Chuyên đề thực tập
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
Chương 2: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các


khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
Do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế, bài viết của em không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô
và các bạn để đề án của em được hoàn thiện hơn!
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn của
cô giáo Đặng Thị Loan cũng như sự nhiệt tình của Ban giám đốc, các anh chị
trong công ty, đặc biệt phòng kế toán trong thời gian vừa qua đã giúp em hoàn
thành bài chuyên đề này.
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
TỔNG HỢP HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu tổng hợp Hà Nội.
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI
+ Tên tiếng Anh: HANOI GENERAL EXPORT IMPORT., JSC
+ Tên viết tắt: GELEXIMCO.,JSC
- Địa điểm trụ sở chính: Số 64 Nguyễn Lương Bằng, phường Nam
Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0103016728 Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày
13/4/2007 (chuyển đổi từ Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội,
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 040684, do Uỷ Ban kế hoạch Thành
phố Hà Nội cấp ngày 14/01/1993).
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội tiền thân là Công ty
TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội được thành lập theo giấy phép số 84
QĐ-UB ngày 09/01/1993 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với số vốn
điều lệ 2,5 tỷ đồng. Qua nhiều lần bổ sung ngành nghề kinh doanh, vốn điều

lệ của Công ty đến nay đã tăng lên 1.370 tỷ đồng. Công ty TNHH Xuất nhập
khẩu Tổng hợp Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là thực hiện các
nghiệp vụ thương mại và xuất nhập khẩu. Đây là giai đoạn đất nước bước vào
thời kỳ đổi mới, cơ chế kinh doanh xuất nhập khẩu do Nhà nước độc quyền,
chỉ có một số doanh nghiệp của Nhà nước mới được thực hiện trực tiếp kinh
doanh xuất nhập khẩu. Sự ra đời của Geleximco với chức năng kinh doanh
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
3
Chuyên đề thực tập
Xuất nhập khẩu trực tiếp là bước đột phá của chính sách mở cửa - Đó là mô
hình thí điểm cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Sau hơn 15 năm phát triển, Geleximco đã trở thành hiện tượng minh
chứng cho chủ trương đúng đắn của việc phát triển kinh tế tư nhân. Từ hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, Geleximco đã nhanh chóng đạt
được những bước tiến mới tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển. Từ số vốn
ban đầu hơn 300.000 USD, sau 15 năm Geleximco đó sở hữu tài sản có giá trị
lên tới hơn 100 triệu USD. Cùng với việc tham gia liên doanh liên kết với đối
tác nước ngoài chuẩn bị cho sự ra đời của liên doanh như: Liên doanh sản
xuất phụ tùng ôtô xe máy (GMN), Liên doanh khách sạn Hạ Long Dream.
Năm 2008, đánh dấu mốc 15 năm phát triển, cùng với sự ra đời của các
chính sách mới, các dự luật đó được điều chỉnh theo hướng mở rộng quyền tự
do kinh doanh của doanh nghiệp với tư duy mở cửa và đổi mới của Nhà nước.
Vượt lên những khó khăn thách thức GELEXIMCO đã đạt được những thành
quả đáng kể, từng bước xác lập mô hình tập đoàn kinh tế đa ngành tại Việt
Nam với tổng vốn đầu tư đạt trên 200 triệu USD, doanh thu hằng năm ước đạt
20 triệu USD. GELEXIMCO tham gia vào lĩnh vực đầu tư với nhiều dự án
lớn như: Xi măng Thăng Long 300 triệu USD, Giấy An Hoà 300 triệu USD,
Nuôi trồng chế biến thuỷ sản, Xây dựng các khu đô thị và hạ tầng tại Quảng
Ninh, Vĩnh Phú, tham gia liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài hình
thành các công ty liên doanh, liên kết: Công ty sản xuất phụ tùng ôtô xe máy

Việt Nam (GMN), Công ty liên doanh khách sạn Hạ Long Dream.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH
Các hoạt động kinh doanh theo đăng ký của Công ty bao gồm:
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
4
Chuyên đề thực tập
- Đầu tư xây dựng phát triển giao thông vận tải, nông nghiệp và du lịch;
- Đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm, điểm công nghiệp;
- Thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông
thủy lợi, san bằng;
- Thi công xây lắp đường dây hạ thế và trạm biến thế điện đến 35KV;
- Xây dựng công trình ngầm dưới đất, dưới nước;
- Xây dựng công trình đường ống cấp thoát nước;
- Xây dựng trạm bơm;
- Xây dựng ống dẫn khí;
- Xây dựng công trình phi nhà ở;
- Lắp đặt thiết bị cho các công trình xây dựng;
- Hoàn thiện các công trình xây dựng;
- Sản xuất, chế biến, khai thác, thu mua khoáng sản, nông lâm sản;
- Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và hàng
điện tử;
- Sửa chữa, lắp đặt, đóng mới thùng, bệ xe ô tô;
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm hóa chất;
- Sản xuất, mua bán vật tư, máy móc, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy;
- Nuôi trồng, chế biến thủy hải sản;
- Trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản;
- Mua bán nông sản và sản phẩm công nghiệp thực phẩm;
- Mua bán hải sản, lâm sản, hàng tiểu thủ công nghiệp và công nghệ phẩm;

- Mua bán hàng công nghiệp, khoáng sản;
- Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Mua bán phương tiện vận chuyển và hàng tiêu dùng thiết yếu;
- Mua bán vật tư, máy móc thiết bị, thiết bị văn phòng;
- Mua bán thiết bị và dụng cụ y tế;
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
5
Chuyên đề thực tập
- Dịch vụ vận chuyển hành khách; lữ hàng nội địa;
- Dịch vụ thương mại và du lịch;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; dịch vụ vui chơi giải trí;
dịch vụ ăn uống, giải khát;
- Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, ki ốt, mặt bằng trung tâm thương
mại phục vụ kinh doanh;
- Kinh doanh bất động sản và nhà ở dân dụng;
- Khai thác kho chứa hàng và bãi đỗ xe;
- Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với các công trình
xây dựng công nghiệp;
- Thiết kế công trình cấp thoát nước;
- Thiết kế kết cấu công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
- Tư vấn thiết kế xây dựng cầu, đường bộ; Thiết kế san nền;
- Tư vấn đầu tư trong các ngành công nghiệp, tài chính, thương mại và
dịch vụ;
- Đào tạo lái xe ô tô, mô tô, xe gắn máy;
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, ủy thác xuất nhập khẩu;
- Đại lý mua bán, ký gửi vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép) và trang
trí nội thất;
- Đại lý mua bán ô tô;
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội ngay từ ngày đầu
mới thành lập được Bộ Thương mại giao nhiệm vụ xuất nhập khẩu trực tiếp

hàng nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng thiết yếu. Công ty
đã chủ động tìm cho mình một hương đi đúng. Đó là việc đi lên từ phát triển
kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ, thương mại, tạo tiền đề cho sự phát
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
6
Chuyên đề thực tập
triển các ngành công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng và công nghệ
thông tin sau này.
Thực hiện chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước về phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và tài nguyên của đất
nước; tạo thêm việc làm, phát huy nội lực và khơi dậy tiềm năng, góp phần
xây dựng tổ quốc. Công ty Geleximco đã chủ động tìm tòi và xây dựng cho
mình một mô hình phát triển kinh tế đa dạng ở các lĩnh vực khác nhau. Hiện
tại công ty đang tập trung đầu tư vào 04 lĩnh vực chính như: Ngân hàng tài
chính, bất động sản, sản xuất công nghiệp và thương mại – dịch vụ, công
nghệ thông tin, trong đó công nghiệp là lĩnh vực công ty ưu tiên phát triển.
Đến nay, sau 15 năm thành lập GELEXIMCO (1993- 2008), hiện đang tham
gia đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất bột giấy công suất 130.000
tấn/năm và giấy công suất 120.000 tấn/năm, 02 nhà máy sản xuất xi măng với
tổng công suất 4,6 triệu tấn/năm, khu nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất
khẩu (120 ha tại Tiền Hải, Thái Bình); các khu đô thị Cái Dăm 40ha (Quảng
Ninh), Hà Phong 38ha (Vĩnh Phúc), Lê Trọng Tấn 135ha (An Khánh – Hà
Nội), Thành phố Giao Lưu 97ha (Hà Nội), Ngọc Liệp - Đồng Trúc 250ha (Hà
Nội). Phú Mãn 200ha (Hà Nội). Công ty cũng sở hữu và đồng sở hữu 02
khách sạn tiêu chuẩn quốc tê 4 và 5 sao (Thái Bình Dream và Hạ Long
Dream, các trung tâm thương mại: Trung tâm thương mại Cần Thơ (quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), trung tâm thương mại Thái Bình Dream.
Công ty hiện tại cũng đang đầu tư dài hạn vào rất nhiều công ty, dự án hoạt
động hiệu quả, như: trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp: Công ty sản xuất phụ

tùng ôtô xe máy Việt Nam VAP, Công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco (sản
xuất bao bì), trên lĩnh vực tài chính ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ
phần An Bình, Công ty Cổ phần Chứng Khoán An Bình, Công ty Cổ phần
Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
7
Chuyên đề thực tập
Không, trên lĩnh vực công nghệ thông tin và đào tạo: Công ty Cổ phần Tập
đoàn công nghệ CMC, Viện quản lý toàn cầu...
Với những thành tích đạt được trong 15 năm qua, Geleximco đã vinh
dự nhận được nhiều huân chương, huy chương, bằng khen của Nhà nước và
Chính phủ trao tặng như: Huân chương Lao động hạng ba năm 2003, Huân
chương Lao động hạng hai năm 2008, Bằng khen của UBND thành phố Hà
Nội năm 2003...
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng
hợp Hà Nội.
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp (Geleximco) đặt mục tiêu
phát triển thành một Tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu, hoạt động kinh doanh
đa lĩnh vực. Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc, 5 Ban Chức năng quản lý.
Ban Giám đốc công ty: 01 Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng
Giám đốc công ty, 03 phó Tổng Giám đốc
Công ty có 5 ban chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng
quản trị, Ban Giám đốc trong lãnh đạo, điều hành các hoạt động của Công ty.
Vai trò chung của các Ban là: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, qui chế hoạt động,
đảm bảo cho các Ban, bộ phận và các cá nhân của các Ban thực hiện đúng
chức năng nhiệm vu, đạt hiệu quả cao trong công việc; Đảm bảo sự phối hợp
hoạt động trong nội bộ Ban và giữa các Ban, các bộ phận, các cấp với nhau
trong quá trình hoạt động; Tạo cơ sở cho việc tuyển dụng, bố trí cán bộ và
nhân sự quản lý, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên theo yêu cầu

chiến lược phát triển của công ty.
Về mặt chuyên môn, mỗi Ban có những chức năng nhất định để thực
hiện phương thức quản lý mới, ưu tiên cán bộ kỹ thuật và chuyên viên có
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
8
Chuyên đề thực tập
trình độ, trang bị hệ thống máy vi tính để tạo điều kiện làm việc, quản lý,
giám sát, kiểm tra, phân tích, tổng hợp thuận lợi nhất
- Ban Kế hoạch - Đầu tư có nhiệm vụ là đầu mối xây dựng, tổng hợp,
thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư của Công ty; tham mưu, giúp việc cho
Ban Giám đốc trong các lĩnh vực: xây dựng chiến lược đầu tư, quản lý công
tác tổng hợp, báo cáo và thống kê cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực đầu tư, xây
dựng và quản lý kế hoạch đầu tư, quản lý và xúc tiến đầu tư.
- Ban Quản lý Dự án thực hiện chức năng quản lý các dự án đang được
triển khai thực hiện theo từng lĩnh vực hoạt động của Công ty, tham mưu cho
Ban Giám đốc trong quản lý các dự án một cách hiệu quả nhất.
- Ban Tài chính – Kế toán có chức năng:
+ Thực hiện những chức năng quản lý về nghiệp vụ chuyên môn tài
chính -kế toán và nhân sự theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài
chính trong doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty về công tác Tài chính (quản
lý, sử dụng vốn, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn, chi phí sản xuất kinh
doanh, đánh giá tài chính của các dự án...) và Kế toán (chế độ kế toán và
những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
+ Chủ trì và phối kết hợp với các bộ phận khác xây dựng các quy định
nội bộ về quản lý tài chính và quản lý các mặt khác có liên quan trong Công
ty như: chế độ tiền lương, thưởng, công tác thi đua khen thưởng và kỹ luật, hệ
thống thông tin quản lý (trong đó có thông tin về tài chính kế toán), hệ thống
quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường và các hệ thống quản lý
khác. Ngoài ra, còn thực hiện những nhiệm vụ khác liên quan đến tài chính –

kế toán theo phân công cụ thể của Tổng Giám đốc.
- Ban Hành Chính – Nhân sự thực hiện chức năng tham mưu cho Ban
Giám đốc trong việc xây dựng bộ máy tổ chức, nhân sự, thực hiện hoạt động
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
9
Chuyên đề thực tập
đối ngoại (PR), pháp chế, công nghệ thông tin và các hoạt động quản trị tại
văn phòng công ty.
- Ban Kiểm soát nội bộ có chức năng
+ Đánh giá sự tuân thủ pháp luật của Nhà nước; các chính sách, thủ tục,
quy trình đã được thiết lập trong Công ty;
+ Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ, hiệu quả làm việc của các Ban
của Công ty; các chi nhánh, các Công ty con.
+ Đề ra giải pháp, kiến nghị cho các bộ phận.
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng
hợp Hà Nội.
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Công tác kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại
phòng kế toán. Việc tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung ở
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội là phù hợp với ngành nghề
và đặc điểm kinh doanh của Công ty. Việc kiểm tra xử lý thông tin kế toán
được tiến hành kịp thời chặt chẽ, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt kịp thời
toàn bộ thông tin kế toán. Từ đó giúp cho ban lãnh đạo thực hiện kiểm tra và
chỉ đạo sát sao hoạt động của Công ty. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ
phản ánh tình hình tài chính của công ty và đưa ra những phương án tham
mưu cho Ban giám đốc Công ty về vấn đề tài chính, bộ máy kế toán của công
ty được phân công mỗi người đảm nhận một phần hành kế toán cụ thể:
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
10
Chuyên đề thực tập

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Mỗi một phần hành kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng:
* Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung công việc của phòng Kế toán, thực
hiện thiết lập hệ thống kế toán mới phù hợp đáp ứng được yêu cầu quản lý,
hướng dẫn chung các nhân viên trong phòng làm việc theo hệ thống, theo quy
trình thống nhất và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty,
giám sát ký duyệt các chứng từ phát sinh. Nghiên cứu tìm hiểu trên cơ sở tài
liệu số liệu báo cáo kết quả, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty từ đó tư vấn, kiến nghị ban lãnh đạo về kế hoạch sản xuất và lựa chọn
phương án tốt nhất, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản
trị, nhà nước về các báo cáo kế toán tài chính trên.
* Kế toán tổng hợp: Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát các kế toán
viên theo từng phần hành đã được phân công. Lên các báo cáo tổng hợp cuối
kỳ và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về các phần hành kế toán. Thực
hiện các nhiệm vụ nội sinh, lập các bút toán khoá sổ kế toán cuối kỳ, kiểm tra
số liệu kế toán của các phần hành chuyển sang để phục vụ cho việc khoá sổ
kế toán và lập báo cáo kế toán, lập bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả kinh doanh của toàn Công ty.
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
11
Kế toán tập
hợp CP và
tính GTSP
Kế toán trưởng
KT Tổng hợp
Kế toán
Ngân
hàng
Kế toán
thanh

toán
Kế toán
Vật tư,
CCDC,
TSCĐ
Kế toán
công nợ
Thủ quỹ
Kế toán
tiền
lương
Chuyên đề thực tập
* Kế toán công nợ: Căn cứ vào đơn đặt hàng và lệnh xuất hàng của
phòng kinh doanh, kế toán công nợ cập nhật để theo dõi công nợ của khách
hàng, thời hạn thanh toán và xuất đăng kiểm cho khách hàng, theo dõi tình
hình tồn lệnh của khách hàng. Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm của khách hàng
kế toán công nợ thực hiện quyết toán đối chiếu công nợ với khách hàng theo
từng lô hoặc theo tháng… Báo cáo tình hình công nợ khách hàng cho Ban
lãnh đạo khi có yêu cầu giúp ban lãnh đạo có những quyết định hợp lý nhằm
đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
* Kế toán ngân hàng: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng.
Lập các chứng từ liên quan đến ngân hàng như UNT, UNC, Séc, giấy nộp tiền
thuế, lãi vay, mở LC… Nhận sổ phụ từ ngân hàng, căn cứ vào chứng từ kiểm
tra tính chính xác và cập nhật vào phần hành kế toán của mình để cung cấp số
liệu cho kế toán công nợ nắm được tình hình thanh toán của khách hàng và
tình hình thanh toán cho nhà cung cấp…
* Kế toán vật tư, CCDC và TSCĐ: Hàng ngày căn cứ trên kế hoạch nhập
hàng của phòng Vật tư và biên bản nhập hàng của các xưởng sản xuất, kế toán
vật tư kiểm tra số liệu và lập phiếu nhập trên phần hành kế toán, theo dõi số
lượng tồn kho nguyên vật liệu chi tiết theo theo danh mục linh kiện vật tư, đối

chiếu hàng tháng với xưởng và phòng vật tư để kiểm soát được lượng linh
kiện tồn kho để phục vụ sản xuất được liên tục kịp thời đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Theo dõi, ghi chép chi tiết tài sản cố định, công cụ dụng cụ tồn
kho. Tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ dụng cụ trong kỳ.
* Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Trên cơ sở các nghiệp vụ
phát sinh, dựa vào những hoá đơn chứng từ hợp lệ và theo quy chế của công
ty, những chi phí đã được duyệt chi… kế toán chi phí sau khi đã kiểm tra tính
trung thực của chứng từ, cập nhật vào phần mền kế toán, tuỳ theo nội dung của
nghiệp vụ phát sinh kế toán phân loại chi phí và đưa vào tài khoản thích hợp.
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
12
Chuyên đề thực tập
Thực hiện nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
tập hợp chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,
sản phẩm dở dang để tính ra giá hàng nhập kho.
* Kế toán tiền lương: Hạch toán tiền lương vào chi phí của các phòng
ban và tính các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn
* Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi tiền mặt và ghi sổ quỹ từng ngày.
Cuối ngày tiến hành kiểm kê quỹ để đối chiếu với số liệu trên sổ sách.
1.4.2. Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại công ty.
1.4.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do nhà nước banh hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.
*Về tổ chức chứng từ:
Hệ thống chứng từ kế toán trong Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng
hợp Hà Nội được tổ chức theo quy định của chế độ kế toán hiện hành gồm 5
chỉ tiêu:
+ Chứng từ về tiền lương
+ Chứng từ về hàng tồn kho
+ Chứng từ về bán hàng

+ Chứng từ về tiền và các khoản tương đương tiền
+ Chứng từ tài sản cố định
Và hai loại chứng từ bắt buộc khác là hoá đơn thuế giá trị gia tăng ,
bảng kê hàng hoá mua vào không có hoá đơn
Chứng từ kế toán được lập đầy đủ số liên quy định. Việc ghi chép
chứng từ rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống, không
được tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai được huỷ bỏ,
không xé rời ra khỏi cuống.
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
13
Chuyên đề thực tập
1.4.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Cũng như tổ chức chứng từ, Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản được
ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của
Bộ Tài chính, gồm đủ 10 loại từ tài khoản loại 0 cho đến tài khoản loại 9.
Ngoài ra công ty còn đăng ký sử dụng các tài khoản chi tiết để thuận tiện cho
việc theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử dụng phần mềm
kế toán Fast Accouting.
- Hình thức kế toán là nhật ký chung.
- Hệ thống sổ tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ nhật ký đặc biệt
- Hệ thống sổ chi tiết: Sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết.
- Trình tự ghi sổ:
o Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra được
dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào
sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký
chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp,
đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát
sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

o Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập
Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp,
đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được
lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
14
Chuyên đề thực tập
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
1.4.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
- Bao gồm: Bảng CĐKT, báo cáo KQKD, thuyết minh báo cáo tài chính,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Được lập vào cuối tháng, do kế toán trưởng lập trình Ban giám đốc
- Được lập vào cuối quý, hoặc cuối năm do kế toán trưởng lập trình Ban
giám đốc, để gửi cho cơ quan thuế và các tổ chức cho vay vốn.
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
15
Chứng từ kế toán
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát
sinh
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Sổ nhật ký
đặc biệt

Bảng tổng
hợp chi tiết
Chuyên đề thực tập
Chính sách kế toán Công ty đang áp dụng:
*Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ Nguyên tắc đánh giá tài sản: thực tế
+ Phương pháp khấu hao: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
*Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Hàng tồn kho được tính theo giá gốc: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh
để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp giá
bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
*Phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ
* Năm tài chính: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm.
*Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế
toán là đồng Việt Nam("VND"), hạch toán theo phương pháp giá gốc, phù
hợp với các quy định của Luật kế toán Số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
16
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2:
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm lao động và tiền lương tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
tổng hợp Hà Nội.
2.1.1 Đặc điểm lao động và phân loại lao động tại Công ty.

Do lao động trong Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội có
nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán cần thiết
phải tiến hành phân loại. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các
nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
• Ban Giám đốc: 04 người
• Ban Quản lý dự án: 03 người
• Ban Kiểm soát nội bộ: 03 người
• Ban Tài chính kế toán: 08 người
• Ban Hành chính nhân sự: 22 người
• Phòng kế hoạch - đầu tư (kinh doanh): 04 người
Cơ cấu lao động và phân loại lao động được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 2.1: Tình hình lao động của Công ty Quý II năm 2009.
Chỉ tiêu về lao động Số người Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động : 44 100
1- Bộ phận quản lý 14 35
2- Bộ phận phục vụ 40 65
(Nguồn Ban hành chính – nhân sự)
Công nhân viên trong công ty được phân ra làm những bộ phận khác nhau
và các phòng ban khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác nhau,
chính vì vậy mà công ty cần phải phân loại lao động để giúp công tác quản lý
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
17
Chuyên đề thực tập
lao động, tổ chức lao động và tổ chức kế toánt iến lương cũng như các khoản
trích theo lương tại Công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Lao động của công ty được phân như sau:
• Bộ phận quản lý: Gồm những người thực hiện chức năng quản lý, điều
hành hoạt động của công ty và các nhân viên chuyên môn, tác nghiệp.
• Bộ phận phục vụ: Bao gồm những nhân viên khác: lễ tân, tạp vụ, lái xe,
bảo vệ, sữa chữa, bảo hành, bảo trì máy móc thiết bị.

2.1.2. Các hình thức trả lương tại Công ty
Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức trả lương hỗn hợp: lương theo
thời gian (lương cơ bản) và lương theo sản phấm (lương kinh doanh)
• Lương cơ bản = Hệ số lương cơ bản theo vị trí, chức danh *800.000
đồng
o Lương cơ bản là mức lương đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm
y tế.
• Lương sản phẩm = Hệ số lương sản phẩm theo vị trí, chức danh
*500.000 đồng.
• Phụ cấp:
o Ăn trưa: 480.000 đồng/người/tháng.
o Xăng xe: 470.000 đồng/người/tháng.
Tổng lương thực lĩnh/tháng = Lương cơ bản + Lương sản phẩm + Phụ cấp –
Các khoản khấu trừ vào lương
Biểu 2.2: BẢNG HỆ SỐ LƯƠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
18
Chuyên đề thực tập
Áp dụng từ ngày 01/01/2009
Chức danh Số người
Hệ số
Lương cơ
bản
Hệ số
lương sản
phẩm
Tổng Giám đốc 1
6.5 đến 12 15 đến 40
Phó Tổng Giám đốc 3
6.0 đến 10.2 10 đến 23

Trưởng Ban 4
5.5 đến 9.9 7 đến 15
Phó Ban 4
4.3 đến 8.4 6 đến 13
Kế toán trưởng 1
5.0 đến 8.0 6 đến 10
Nhân viên 17
2.0 đến 8.0 2 đến 18
Nhân viên khác (lễ tân, tạp vụ,
lái xe, bảo vệ…) 14
2.0 đến 8.0 1.5 đến 4
Tổng cộng 44
(Nguồn: Ban hành chính nhân sự)
- Mỗi vị trí, chức danh quy định một khung hệ số lương cơ bản và hệ số lương
sản phẩm khác nhau. Trong đó mỗi nhân viên cụ thể sẽ có một hệ số lương cơ
bản và hệ số lương sản phẩm theo hợp đồng.
Ví dụ: Tính lương cho Ông Nguyễn Quốc Huy - Trưởng Ban hành chính
nhân sự - tháng 06/2009 có hệ số lương cơ bản là 5.92 và hệ số lương sản
phẩm là 13.
Tổng lương (Chưa khấu trừ các khoản trích theo lương) =
(5.92*800.000)+(13*500.000)+(480.000+470.000) = 12.186.000 (đồng)
Hạch toán tiền lương, sử dụng các chứng từ sau:
- Chứng từ phản ánh số lượng, thời gian lao động: Bảng chấm công:
được lập riêng cho từng bộ phận trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày
nghỉ của từng người. Bảng chấm công phải do trưởng các phòng ban
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
19
Chuyên đề thực tập
trực tiếp ghi và phải để công khai cho người lao động có thể đối
chiếu, giám sát thời gian lao động của họ. Cuối tháng, bảng chấm

công dùng để tổng hợp thời gian lao động
- Chứng từ thanh toán lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao
động là Bảng thanh toán tiền lương: được tính cho từng bộ phận, các
phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương theo phương pháp tính
lương của doanh nghiệp cho từng người. Trong đó phải ghi rõ từng
khoản lương như: lương cơ bản, lương theo sản phẩm, phụ cấp, trợ
cấp, các khoản khấu trừ và số tiền thực lĩnh. Sau khi kế toán trưởng
kiểm tra, ký xác nhận; giám đốc duyệt, Bảng thanh toán tiền lương và
BHXH sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho người
lao động
- Từ Bảng chấm công và Bảng thanh toán lương từng bộ phận và Bảng
tổng hợp thanh toán lương của toàn Công ty kế toán sẽ lên Bảng phân
bổ tiền lương và BHXH, từ bảng này kế toán tiến hành ghi vào nhật
ký chung và các sổ Cái liên quan.
2.2. Hạch toán lao động, thời gian lao động và kết quả lao động tại Công ty.
2.2.1. Hạch toán lao động.
Chỉ tiêu số lượng lao động của Công ty do Ban hành chính nhân sự
nắm giữ. Hợp đồng của mỗi nhân viên do Ban hành chính nhân sự
lập, từ đó tổng hợp lên bảng danh sách số nhân viên trong tháng
của Công ty.
BIỂU 2.3. DANH SÁCH NHÂN VIÊN CÔNG TY THÁNG 06/2009
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
20
Chuyên đề thực tập
Stt Họ tên
Chức vụ Hệ số
lương cơ
bản
Hệ số lương
sản phẩm

Ban Giám đốc
1 Vũ Văn Tiền
Tổng Giám đốc 7.45 32
2 Nguyễn Mạnh Đan
Phó TGĐ 6.97 19
3 Vũ Văn Hậu
Phó TGĐ 6.97 19
4 Đào Mạnh Kháng
Phó TGĐ 6.97 19
Ban Quản lý dự án
… ….
… … …
Ban Kiểm soát nội bộ
… …
… … …
Ban Tài chính kế toán
… …
… … …
Ban Hành chính nhân sự
44 Đào Xuân Thu
Lái xe 2.05 1.5
(Nguồn: Ban Hành chính nhân sự)
2.2.2. Hạch toán thời gian lao động
Hạch toán sử dụng thời gian lao động do Phòng hành chính nhân sự
tính chính xác ngày công, giờ công làm việc thực tế, ngừng việc, nghỉ việc,
làm thêm giờ…, gửi lên phòng kế toán tài chính lập danh sách bảng lương
vào cuối tháng.
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
21
BIỂU SỐ 2.4. BẢNG CHẤM CÔNG BAN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

Đơn vị: GELEXIMCO.,JSC BẢNG CHẤM CÔNG
Ban Hành chính nhân sự Tháng 6 năm 2009
STT Họ và tên
Cấp
bậc
chức
vụ
Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Số
Công
Hưởng
lương
Số
công
nghỉ
ko
lương
Số
công
hưởng
BHXH
1
Nguyễn Quốc
Huy
TB
x x x x x x CN x x x X x x CN x x x x x x CN x x x x X x CN x x
26
2
Phạm Quốc Hiệp

PB
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X x x x
26
..
………
..
……..
21
Nguyễn Thị
Duyên
NV
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
26
22
Nguyễn Văn Kiên
NV
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
26
Cộng
.. .. .. .. …. …. … … … … … … … ..
572
Người duyệt

Phụ trách bộ phận Người chấm
công
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.3. Hạch toán kết quả lao động.
Để hạch toán kết quả lao động phòng kế toán căn cứ vào các chứng từ
ban đầu để lập: bảng chẩm công, hợp đồng đối với từng nhân viên. Mỗi

nhân viên có một mức lương cơ bản, phụ cấp, hệ số lương sản phẩm khác
nhau tuỳ theo vị trí công việc, trình độ chuyên môn riêng…
Căn cứ vào danh sách nhân viên trong tháng do Ban hành chính nhân
sự gửi lên để lập tính lương nhân viên toàn Công ty.
2.3. Kế toán tiền lương tại Công ty
2.3.1. Kế toán chi tiết tiền lương
Hàng ngày, kế toán tiền lương căn cứ vào các chứng từ lao động tiền
lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cùng những chứng từ có
liên quan để ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chứng từ gốc.
Sau đó, kế toán căn cứ vào số liệu đã ghi trên nhật ký chưg để ghi Sổ cái các
tài khoản 334, 338
23
Chuyên đề thực tập
BIỂU 2.5. BẢNG LƯƠNG THÁNG 06 NĂM 2009
GELEXIMCO., JSC
Stt Bộ phận
Mức lương
đóng Bảo
hiểm
Trích
BHXH
Trích
BHYT
Phụ cấp Lương sản
phẩm
Thu nhập
trước thuế
Thuế
TNCN
Thu nhập

sau thuế
1 Ban giám đốc
22.688.000 1.134.40
0
226.880 3.800.000 44.500.000 69.626.720 5.926.580 63.700.140
2 Ban quản lý dự án
13.776.000 688.800 137.760 2.850.000 23.000.000 38.799.440 3.785.024 35.014.416
3 Ban kiểm soát nội bộ
11.392.000 596.600 113.920 2.850.000 12.750.000 23.849.440 1.445.312 24.863.168
4 Ban tài chính kế toán
20.552.000 1.027.60
0
205.520 7.600.000 17.750.000 44.668.880 754.204 43.914.676
5 Ban hành chính nhân sự
43.936.000 2.196.80
0
439.360 20.900.00
0
40.000.000 102.199.84
0
793.091 101.406.749
6 Phòng kế hoạch - đầu tư
10.088.000 504.400 100.880 3.800.00 9.000.000 22.282.720 420.784 21.861.936
Tổng cộng
122.432.00
0
6.121.60
0
1.224.32
0

41.800.00
0
147.000.00
0
303.886.08
0
13.124.81
5
290.761.265
Hà nội, ngày 07 tháng 06 năm 2009
Dương Thị Cúc - Kế Toán 17K
24
GELEXIMCO., JSC
BIỂU 2.6. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH, BHYT, KPCĐ
Tháng 6 năm 2009
S
T
T
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 334 – Phải trả người lao động TK – 338 Phải trả, phải nộp khác
Lương Các khoản
khác
Cộng Có
TK 334
KPCĐ
3382
BHXH
3383
BHYT

3384
Cộng Có
TK 338
A B 1 2 3 4 5 6 7
1 TK 642 122.432.000 188.800.000 311.232.000 6.077.722 18.364.800 2.448.640 26.891.162
2 TK 334 6.121.600 1.224.320 7.345.920
3 Cộng
(Nguồn: Ban tài chính kế toán)
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2009
Người lập bảng Kế toán trưởng
25

×