Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.1 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em sinh ra được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trong môi
trường gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Hôm nay trẻ em còn nhỏ được
chăm sóc nuôi dạy tốt sẽ là những chủ nhân tương lai, là những người gánh vác
nhiệm vụ của đất nước mai sau.
Muốn trẻ trở thành người chủ tương lai của đất nước thì ngay bây giờ
chúng ta phải chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển tốt về mọi mặt. Bác Hồ vị lãnh tụ
kính yêu của đất nước ta khi còn sống Bác luôn quan tâm đến thế hệ trẻ đặc biệt
là trẻ mầm non, Bác luôn nhắc nhở mọi người phải chăm sóc và nuôi dạy cho
các cháu trở thành những trẻ ngoan và khỏe mạnh.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Bác ví dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này các cháu
mới trở thành người tốt và muốn ăn quả phải trồng cây, muốn đất nước phát
triển phải quan tâm chăm lo đến sự nghiệp trồng người. Theo quan điểm của
Bác có học mới có tài và học để làm người.
Sự nghiệp trồng người được Đảng ta vạch ra mục tiêu đến năm 2020 là
“Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong
độ tuổi, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”
Mục tiêu: Là hình thành cho trẻ các phẩm chất như: Thể chất, trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ và lao động, giúp trẻ phát triển toàn diện, để đạt được mục tiêu đó
thì nhà trường phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
dạy và học, một trong nhũng điều kiện vô cùng quan trọng để đạt được chất
lượng cao ở trường, đó là môi trường lớp học, là cách trang trí, sắp xếp lớp học
sao cho an toàn, thuận tiện cho trẻ hoạt động và đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của
giáo dục mầm non.
Song thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị ở trường mầm non Thọ Diên còn
thiếu thốn nhiều, việc xây dựng môi trường trong lớp cho trẻ hoạt động đang là
vấn đề nan giải của nhà trường. Mặt khác do giáo viên chưa hiểu hết tầm quan


trọng của việc tạo môi trường trong lớp nên một số giáo viên chưa sáng tạo,
chưa tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động, tạo môi trường lớp học còn


mang tính hình thức, trang trí nên hoạt động của trẻ ở góc chơi ít và mang tính
thụ động theo yêu cầu của giáo viên, chứ trẻ chưa thực sự chủ động, tích cực
tham gia, trải nghiệm, trẻ chưa có ý thức cao trong việc bảo quản đồ dùng, đồ
chơi, chưa tận dụng được hết các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương,
Từ những thực tiễn trên, bản thân là một quản lí phụ trách chuyên môn tôi
luôn suy nghĩ, trăn trở làm sao để tìm ra những biện pháp để khắc phục, mở ra
hướng đi cho việc xây dựng môi trường an toàn, thân thiện đem lại hiệu quả cao
nhất và tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi
trường cho trẻ hoạt động trong lớp ở trường mầm non” nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục và giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tàì này nhằm có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho cán bộ
quản lý trong việc chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung chương trình giáo dục
mầm non và thêm kinh nghiệm cho giáo viên xây dựng môi trường trong lớp, từ
đó giúp giáo viên nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu: “Một số một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi
trường cho trẻ hoạt động trong lớp ở trường Mầm non”
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý thuyết các văn bản, thông tư, các tài liên quan
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp trao đổi, thảo luận
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nền móng để hình thành nhân cách con người phát triển toàn diện trong tương
lai. Chính vì vậy là giáo viên mầm non phải có năng lực, phẩm chất tốt mới
hoàn thành trọng trách là người mẹ thứ 2 của trẻ mà điều kiện cần thiết để chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt chất lượng, hiệu quả là môi trường giáo dục
trong lớp. Môi trường cho trẻ hoạt động phải thân thiện, an toàn, lành mạnh, đáp

6


ứng nhu cầu của ngành học mà còn là những giải pháp có tính quyết định trong
việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Môi trường phong phú, đa dạng sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ
về lựa chọn góc chơi, trò chơi, đồ chơi đến việc tìm cách giải quyết nhiệm vụ
chơi, biết tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, tự đánh giá những thành
công hay thất bại của bản thân. Trong quá trình hoạt động trẻ sẽ phối hợp chơi
với nhau, cùng nhau phản ánh lại các công việc của người lớn, các mối quan hệ,
qua đó trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe, chia sẻ
những suy nghĩ của bản thân, từ đó hình thành tính tập thể, đoàn kết ở trẻ và
những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Nhìn vào cách trang trí, sắp xếp phòng nhóm lớp, giúp Ban giám hiệu đánh
giá được khả năng sư phạm của giáo viên và cũng là cách giúp giáo viên tuyên
truyền đến phụ huynh những kiến thức, kĩ năng mà trẻ học tại trường
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, đặc biệt là
sự quan tâm,chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thọ xuân và
sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trẻ khỏe, nhịêt tình, năng
động, yêu nghề, mến trẻ, trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, có đủ số lượng

theo quy định.
Năm học 2015- 2016 toàn trường có 9 nhóm lớp: gồm 3 nhóm trẻ và 6 lớp
mẫu giáo được phân chia theo từng độ tuổi.
* Khó khăn:
Nhận thức của một số phụ huynh chưa đúng về ngành học Mầm non nên
vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm cho con em đến trường đúng
độ tuổi đặc biệt là trẻ nhà trẻ ra lớp tỉ lệ còn thấp.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, trang thiết bị chưa đầy đủ, chưa đáp
ứng cho thực hiện chương trình Giáo dục mầm non hiện nay .
Một số giáo viên chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng
môi trường cho trẻ hoạt động,chưa chủ động, sáng tạo trong việc tạo môi trường

6


lớp học. Trang trí, sắp xếp giá góc còn mang tính hình thức, chưa nhận thức đầy
đủ về phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,
*Những kết quả thực hiện xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động
trong lớp, tại nhóm, lớp trước khi sử dụng những biện pháp mới.
Tổng số
nhóm lớp
9 nhóm/
lớp
Tỷ lệ %

Đúng chủ đề

Kết quả xếp loại
Phù hợp với độ
Môi trường phong

tuổi của trẻ
phú hấp dẫn trẻ

Môi trường
sạch đẹp

3 nhóm/ lớp

3 nhóm/ lớp

2 nhóm/ lớp

2 nhóm/ lớp

33%

33%

22%

22%

Qua đây cho thấy chất lượng học sinh đạt tốt, khá chưa cao 65 - 70%. Giáo
viên có thành tích chưa nhiều. Trong khi đó năm nào nhà trường cũng cải tiến và
bổ sung đồ dùng đồ chơi cho các lớp nhưng cách trang trí, sắp xếp phòng lớp
vẫn còn mang tính hình thức chưa đem lại kết quả cao, trẻ chưa thực sự chủ
động hoạt động, thường hoạt động theo yêu cầu của giáo viên, trẻ chưa có ý thức
bảo quản đồ dùng, đồ chơi..
3. Những biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường tại nhóm lớp.
Sau quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra các biện pháp để khắc phục những

tồn tại trên như sau:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ CBGV về việc
tạo môi trường cho trẻ được hoạt động tích cực .
Nắm bắt được tâm lý chung của đa số giáo viên là rất ngại thay đổi các biểu
bảng, mảng chủ đề khi chuyển chủ đề khác, vì sợ tốn kém và mất thời gian,
trong khi chế độ đời sống chưa đảm bảo, hơn nữa thời gian ở trường quá nhiều,
phải tổ chức đầy đủ các hoạt động cho trẻ, còn phải làm đồ dùng, phải quan sát
trẻ mọi lúc mọi nơi đặc biệt là phải đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ.
Với tình hình đó tôi đã rất quan tâm đến vấn đề giải quyết tư tưởng cho GV,
bằng cách lồng vào các buổi hội nghị, các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi phân
tích rõ vị trí, tầm quan trọng của việc tạo môi trường trong nhóm lớp để GV hiểu
rõ. Việc xây dựng môi trường trong lớp chính là nội dung của phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là nhiệm vụ trọng tâm
của nhà trường trong năm học 2015- 2016, đây cũng chính là bộ mặt của nhà
6


trường để các cấp lãnh đạo hiểu rõ về bậc học, tạo dấu ấn đối với các PHHS và
còn là thước đo để đánh giá khả năng, năng lực của giáo viên,
Vì vậy triển khai chuyên đề đầu năm tôi kết hợp triển khai lại những nội
dung chuyên đề “Giáo dục bảo vệ môi trường”, cho giáo viên viết bài thu hoạch
nêu rõ việc áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ sẽ được những gì và có
những khó khăn gì, theo đồng chí để khắc phục những khó khăn đó thì chúng ta
(BGH – GV…) cần phải làm gì? làm thế nào đạt hiệu quả cao?
Để tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo và học tập, tôi tham mưu với
Hiệu trưởng cấp tài liệu, sách báo... Các ý tưởng hay, có tính khả thi mà tôi đã
tham khảo, đưa ra để giáo viên học tập, thêm kinh nghiệm thực hiện tại lớp
mình.
Ví dụ: Lớp 5-6 tuổi thì sử dụng các giá góc cao hơn lớp 3 - 4 tuổi, các vật
liệu để tự làm đồ dùng, đồ chơi nhiều hơn, trẻ được tham gia cùng cô trang trí

lớp, sắp xếp giá góc, tự làm và trưng bày đồ chơi, từ đó trang trí lớp, sắp xếp giá
góc đẹp hơn, gọn gàng hơn, đố dùng đồ chơi phong phú hơn và có hướng mở,
trẻ tích cực hoạt động hơn, chất lượng và hiệu quả giáo dục đạt cao hơn.
Biện pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng môi trường trong lớp học:
Đầu tháng 8 tôi lên kế hoạch xây dựng môi trường lớp học của nhà trường
cụ thể, rõ ràng, tôi lựa chọn, chắt lọc các ý tưởng hay, sáng tạo, có tính khả thi
cho giáo viên nắm bắt, từ cách trang trí, nơi xây dựng góc, giá để đồ dùng đồ
chơi, sau đó chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch tại lớp mình. (5- 6 góc đối với mẫu
giáo lớn - nhỡ, 3- 4 góc đối với mẫu giáo bé và nhà trẻ), tuỳ thuộc vào kết cấu,
không gian của từng lớp để trang trí, xây dựng góc mở và sắp xếp giá góc phải
chú ý cho trẻ dễ nhìn thấy, thuận tiện dễ lấy, dễ cất …
Kế hoạch xây dựng môi trường trong lớp được lập cụ thể theo năm và được
cụ thể hoá ở từng chủ đề, từng nhóm, lớp theo độ tuổi. Dựa trên kết quả của năm
học trước tôi lập kế hoạch năm học 2015 – 2016 như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, học liệu: Trước
khi xây dựng kế hoạch phải tìm hiểu thu thập thông tin, dữ liệu để nghiên cứu,
tìm tòi, tham khảo ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, trong BGH để xây dựng kế
hoạch chi tiết cụ thể,. Kế hoạch được thông qua BGH và Hội đồng nhà trường
để mọi người đóng góp ý kiến bổ sung. sau đó được thông qua hội nghị Cán bộ
giáo viên đầu năm để thảo luận, thống nhất thực hiện.
6


Ví dụ: Kế hoạch xây dựng môi trường lớp học: Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi
Chủ đề

Trường
MN

Bản

thân

Chủ đề nhánh

Nội dung
- Trang trí tranh ảnh về trường MN, lớp học của bé,
các hoạt động trong trường, trong lớp, các sản phẩm do
- Trường MN cô và tự trẻ làm ra
Thọ Diên
- Các đồ dùng đồ chơi của trường, lớp, các vật liệu cho
thân yêu
trẻ hoạt động,
- Lớp học của - Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt

- Vệ sinh lớp học, không gian, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,
gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động

- Tôi là ai
- Cơ thể tôi
- Tôi cần gì
để lớn lên và
khỏe mạnh

- Trang trí tranh ảnh bé trai, bé gái, các bộ phận cơ thể
bé, các hoạt động và khả năng sở thích của bé, một số
nhu cầu để bé lớn lên và khỏe mạnh, đồ dùng đồ chơi
của bé, các món ăn chứa chất dinh dưỡng cần thiết
- Các đồ dùng đồ chơi của bé, các vật liệu phù hợp cho
trẻ hoạt động, khám phá tạo ra sản phẩm
- Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt

- Không gian, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, gọn gàng, đảm
bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động

- Trang trí tranh ảnh về các thành viên trong gia đình,
các kiểu ngôi nhà, công việc của các thành viên trong
gia đình,
- Gia đình
- Một số nhu cầu của gia đình, các món ăn do cô và trẻ
của bé
sưu tầm và làm ra
- Ngôi nhà
Gia đình
- Các đồ dùng đồ chơi gia đình, các vật liệu phù hợp
của gia đinh
cho trẻ hoạt động, khám phá tạo ra sản phẩm
- Nhu cầu của
- Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt
gia đình
- Không gian lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,
đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động

Nghề
nghiệp

- Nghề phổ
biến
- Nghề dịch

- Trang trí tranh ảnh các nghề, những công việc các
nghề, trang phục, đồ dùng dụng cụ, sản phẩm của các

nghề
6


vu
- Nghề SX
- Nghề truyền
thống ở địa
phương

Thế giới
động vật

- ĐV trong
gia đinh
- ĐV sống
trong rừng
- ĐV sống
dưới nươc
- Côn trùng
và chim

- Các đồ dùng đồ chơi của các nghề, các vật liệu phù
hợp cho trẻ hoạt động, khám phá
- Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt
- Không gian lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,
đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động
- Trang trí tranh ảnh về các động vật sống ở khắp nơi
- Đồ chơi các con vật, mũ các con vật, các con giống
con rối về con vật…

- Các vật liệu: Vỏ hộp, lá cây, rơm, hột hạt, vải vụn,
giấy báo, đất nặn, bút màu, bột màu…. cho trẻ hoạt
động, khám phá tạo ra sản phẩm
- Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt
- Không gian lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,
đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động

- Một số loại
cây
- Một số loại
hoa quả
- Một số loại
rau củ
- Cây lương
thực

- Trang trí tranh ảnh về cây, hoa, quả, rau
- Đồ chơi các loại hoa, quả, rau , mũ các loại hoa, quả,
rau, các quả bồi…
Thế giới
- Các vật liệu: Giấy báo, đất nặn, sáp. Đất nặn, bột
thực vật
màu….cho trẻ hoạt động, khám phá để tạo ra sản phẩm
- Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt
- Không gian lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,
đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động
- Trang trí tranh ảnh các loại phương tiện giao thông
- Một số
- Đồ chơi các loại xe tô, xe máy, máy bay
phương tiện

- Các vật liệu: Giấy báo, vỏ hộp bánh, hộp thuốc, sáp.
giao thông
Giao
cho trẻ hoạt động, khám phá để tạo ra sản phẩm
- Một số quy
thông
- Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt
định về
- Không gian lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,
ATGT
đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động
- Trang trí tranh ảnh các nguồn nước và ích lợi của
- Nước
Nước và
nước, các hiện tượng thời tiết và mùa, ảnh hưởng của
- Một số hiện
hiện
thời tiết đến sinh hoạt của con người, động thực vật,
tượng thời
6


tượng tự
nhiên

Quê
hương

tiêt
- Các mùa

trong năm

bảng theo dõi thời tiết hàng ngày..
- Một số đồ dùng để thử nghiệm: đất, nước, cát sỏi,
chai lọ, hộp, một số chất tan và không tan trong nước
(muối đường, bột), một số vật chìm và nổi (Bọt biển,
miếng xốp, thìa bằng kim loại…)
- Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt
- Không gian lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,
đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động

- Trang trí tranh ảnh quê hương đất nước, Bác Hồ,,
- Đất nước ngày lễ hội, trang phục, cờ tổ quốc…
việt nam diệu - Các vật liệu: Giấy báo, kéo, bút chì, bút màu cho trẻ
kỳ
hoạt động, khám phá để tạo ra sản phẩm
- Bác Hồ
- Cách sắp xếp khoa học và đẹp mắt
- Quê hương - Không gian lớp học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,
yêu dấu
đảm bảo an toàn cho trẻ khi hoạt động.

Bước 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch: BGH thường xuyên quan sát, theo
dõi và kiểm tra giáo viên thực hiện tại nhóm lớp, tôi có thể góp ý trực tiếp hoặc
góp ý trong các buổi sinh hoạt, học tập và định hướng cụ thể cho giáo viên thực
hiện. trong quá trình thực hiện tôi gần gũi giáo viên để nắm bắt tình hình xem
giáo viên gặp khó khăn gì để kip thời giúp đỡ, hay vướng mắc gì để cùng bàn
bạc tìm cách tháo gỡ.
Ví dụ: Lớp mẫu giáo B1, giáo viên đang trang trí, tạo góc mở bằng nhiều
màu đen, tôi kịp thời giải thích, hướng dẫn cho giáo viên chỉnh sửa lại và đã tạo

được môi trường đẹp mắt, phong phú và phù hợp với chủ đề, với độ tuổi
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để đánh
giá, rút kinh nghiệm về tổng thể kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch, là một
trong những cứ liệu để bổ sung và xây dựng kế hoạch tiếp theo. Việc kiểm tra,
đánh giá tập trung vào các nội dung sau:
- Kiểm tra trang trí phòng nhóm, sắp xếp ĐDĐC gọn gàng, khoa học, vệ
sinh và an toàn
- Kiểm tra thực hiện các thời điểm trong ngày của giáo viên, trẻ.
6


- Kiểm tra các biểu bảng về tính thẩm mĩ, khoa học, môi trường mở cho trẻ
hoạt động.
- Kiểm tra kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Kiểm tra các nề nếp thói quen và các kĩ năng thực hành của trẻ.
Sau mỗi lần kiểm tra tất cả Cán bộ giáo viên được góp ý và rút kinh nghiệm
* Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị:- Trước khi tổ chức kiểm tra tôi thu thập những thông tin về tạo
môi trường trong nhóm lớp, cách sử dụng các biểu bảng, trang thiết bị và thực
hành của trẻ để dự kiến những nội dung cần kiểm tra, đánh giá.
Lập kế hoạch kiểm tra cho từng chủ đề về những nội dung, yêu cầu và
phương pháp đánh giá.
Quyết định thành lập Ban kiểm tra, phân công nhiệm vụ cho từng người
Chuẩn bị biểu mẫu thống kê, phiếu dự giờ, biên bản và các điều kiện thực
hiện cuộc kiểm tra.
+ Tiến hành kiểm tra:
- Dự giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ
- Quan sát các kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ.
- Kiểm tra trang trí, sắp xếp phòng nhóm, đồ dùng đồ chơi, lưu giữ sản
phẩm của trẻ

- Vệ sinh phòng nhóm và đảm bảo an toàn.
Biện pháp 3: Trang trí lớp theo chủ đề
Việc trang trí lớp theo chủ đề vừa tạo được sự chú ý và hứng thú của trẻ
vừa để cho mọi người biết được lớp đang học ở chủ đề nào. Xây dựng kế hoạch
trang trí lớp theo chủ đề là vấn đề đặc biệt quan tâm khi kiểm duyệt giáo án của
giáo viên. Thời gian đầu giáo viên thường bỏ qua các bước mở và đóng chủ đề
vì cho là không quan trọng mà chủ yếu là soạn bài dạy đầy đủ theo kế hoạch.
Sau nhiều lần nhắc nhở thậm chí nhà trường đưa vào tiêu chí thi đua, giáo viên
mới thực hiện tương đối tốt yêu cầu này. Để đạt kết quả tốt hơn, ở đầu chủ đề tôi
yêu cầu giáo viên soạn mở chủ đề, trình bày những việc cần làm để giới thiệu
chủ đề đến với trẻ,
- Trò chuyện với trẻ để tìm hiểu xem, trẻ đã biết và chưa biết điều gì về chủ
đề, giao một số nhiệm vụ cho trẻ thực hiện như tô vẽ, cắt xé dán…làm tranh
chủ đề, mang các nguyên vật liệu sẵn có của gia đình như tranh ảnh, chai lọ, vỏ
6


sò, ốc, vỏ hộp …để xây dựng chủ đề lớp học.
- Cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi để trang trí lớp, đây là những hoạt động
ngoài giờ vào các thời điểm đón trả trẻ, hoạt động chiều, giáo viên cùng trẻ làm
ra sản phẩm để trang trí lớp, trưng bày góc sản phẩm của bé.
- Tham quan: Giáo viên cho trẻ tham quan cánh đồng lúa, cửa hàng may đo,
trường tiểu học, các khu lịch sử của địa phương…Trong quá trình tham quan cô
và trẻ nhặt các lá cây, đá sỏi, quả khô…mang về lớp để làm ra đồ chơi và trưng
bày góc sản phẩm của bé.
Ví dụ: Từ quả dừa khô trẻ dùng bút dạ vẽ thêm mắt mũi tai, gắn thêm sợi
len làm thành con chuột…
- Trang trí lớp theo chủ đề: Trước khi trang trí tôi chỉ đạo giáo viên dự định
vị trí các góc phù hợp với không gian và địa thế của lớp để gắn tên các góc
nhưng phải lưu ý, đặt góc tĩnh xa góc động để khi trẻ hoạt động không ảnh

hưởng đến nhau, các tranh ảnh trang trí đều phải kèm từ để trẻ được làm quen
chữ cái. Ngoài các tranh nhà trường đã phát, tôi khuyến khích giáo viên tự làm,
sưu tầm các tranh ảnh, hình ảnh từ sách báo, intenet để trang trí các mảng tường
và các góc mở, một chủ đề không nhất thiết phải trang trí hoàn chỉnh ngay từ
đầu mà có thể bổ xung dần vào các nhánh nhỏ đến khi kết thúc chủ đề. Khi thực
hiện sang chủ đề mới giáo viên cùng trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề để
củng cố nội dung chủ đề thực hiện và tìm kiếm vật liệu trang trí chủ đề mới.
Khi cô và trẻ đã làm được một số tranh và đồ dùng đồ chơi khác, cô thảo
luận với trẻ nên chọn tranh nào dán mảng tường, tranh nào treo, đồ dùng đồ chơi
nào để trưng bày, rồi lần lượt trang trí hình ảnh các con vật của từng nhánh nhỏ
theo dự kiến thời gian thực hiện chủ đề (mỗi nhánh từ 1 – 2 tuần). việc trang trí
hình ảnh, tranh treo tường, giáo viên cần phải lựa chọn sắp xếp sao cho có thể sử
dụng cho các tình huống hoặc các hoạt động có mục đích trong chủ để.
Ví dụ: chủ đề “Thế giới động vật” tôi gợi ý cho giáo viên trang trí hình các
con vật có số lượng sao cho có thể sử dụng cho trò chơi luyện tập, củng cố khi
học toán “hãy tìm xung quanh lớp nhóm con vật nào, đồ vật nào có số lượng là ?
hoặc nhóm có số lượng ít hơn ?”, trẻ quan sát và đếm các nhóm đó…
Biện pháp 4. Xây dựng, bố trí các góc hoạt động trong lớp:
Xây dựng các góc hoạt động trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ được
6


hoạt động, trải nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo hứng thú và nhu cầu
riêng của trẻ. Với môi trường hoạt động phong phú đa dạng giúp trẻ tìm tòi,
khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu để tự giải quyết các câu hỏi của trẻ như (cái
này làm bằng gì?cái này để làm gì?, tại sao lại dùng chúng? Làm sao ra được?
vvv… Qua đó trẻ biết được chức năng, công dụng, đặc điểm của đồ dùng đồ
chơi, hình thành và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, hợp tác cùng bạn hoặc tự
giải quyết các nhiệm vụ.
Từ thực tế không gian các lớp tôi chỉ đạo giáo viên đặt góc hợp lý, thuận

tiện và đủ không gian cho trẻ hoạt động, như sau:
- Góc động xa góc tĩnh.
Ví dụ: Góc xây dựng, góc phân vai gần nhau xa góc học tập, góc sách, góc
xây dựng tránh lối đi lại, góc tạo hình gần nguồn nước, hay góc thiên nhiên, sinh
vật cảnh, làm thí nghiệm khoa học được đặt ngoài hành lang để đủ ánh sáng, dễ
chăm sóc và đủ điều kiện cho cây cối phát triển và cũng để tạo cảnh quan cho
lớp, đồng thời bố trí góc chú ý diện tích của mỗi góc phù thuộc vào số lượng trẻ
chơi và số lượng đồ dùng đồ chơi tại góc đó.
Ví dụ: Chủ đề : “Thế giới thực vật” giáo viên bố trí 2 hoạt đông (cửa hàng
rau và chế biến các món ăn từ rau) thì diện tích phải rộng hơn, so với hoạt động
trong góc khác hay ở chủ đề khác.
- Tạo ranh giới giữa các góc: Các góc chơi cần có khoảng rộng, có ranh
giới rõ ràng, cách nhau hợp lý, có lối đi lại giữa các góc, đảm bảo an toàn cho
trẻ hoạt động, khi trẻ hoạt động giáo viên chỉ cần xoay giá tủ ngăn làm ranh giới,
tạo góc chơi riêng biệt mà không làm ảnh hưởng đến góc khác, không che tầm
nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của giáo viên trong quá trình trẻ
chơi.
- Thay đổi nội dung góc chơi trong cùng chủ đề: Nhằm tạo sự mới lạ,
kích thích hứng thú của trẻ vào hoạt động
Ví dụ: Góc xây dựng chủ đề “Thực vật” tuần 1 xây công viên, thì tuần 2
xây vườn cây ăn quả, tuần 3 xây vườn rau.
- Đặt tên các góc: Để kích thích sự khám phá của trẻ và tận dung tên các
góc cho trẻ làm quen chữ cái, tôi chỉ đạo giáo viên đặt tên góc bằng các tên đơn
giản, dễ hiểu và phù hợp
6


Ví dụ: Chủ đề bản thân, góc xây dựng đặt “bé tập làm thợ xây” sang chủ đề
gia đình đặt “ kiến trúc sư tương lai”


- Trang trí trong các góc: giáo viên cần phải linh hoạt, chủ động thay đổi
nội dung từng chủ đề, không dán khít các mảng tường, cần phải có khoảng trống
để trẻ dán sản phẩm của trẻ vào theo chủ đề, học đến chủ đề nào thì gắn chữ cái
đó cùng với tranh kèm từ.
Ví dụ: Chủ đề bản thân gắn chữ a ă â, hình ảnh kèm từ các bộ phận của cơ
thể bé “khuôn mặt, tay, chân” của bé
- Đồ dùng đồ chơi các góc: Thực tế đầu năm nhà trường đã cấp đồ dùng đồ
chơi cho các lớp nhưng chưa đủ làm ảnh hưởng đến quá trình chơi của trẻ, khi
trẻ chơi, đồ chơi thiếu thì vai chơi của trẻ không thành công sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng và hiệu quả của trò chơi. Vì vậy giáo viên phải tìm kiếm các loại vật
liệu để làm thêm đồ dùng đồ chơi, bổ xung cho các góc từ các loại chai nhựa, vỏ
các hộp, ống hút, lá cây, xốp màu… Vỏ hộp sữa làm các con lợn, con mèo, hàng
rào, vỏ hộp bánh kẹo chơi bán hàng, vỏ hộp thuốc chơi y bác, các lá cây, vỏ ốc
hến để chơi góc tạo hình. Có nhiều vật liệu được sử dụng ở nhiều chủ đề khác
nhau mo cau, lá cây, xốp màu làm thành các con vật, các loại quả cho trẻ học
toán: đếm, so sánh các nhóm ở chủ đề gia đình, động vật, thực vật, quê hương…
6


khuyến khích trẻ tham gia cùng cô tô vẽ tranh, cắt xé dán tranh để trang trí hay
vẽ thêm các chi tiết vào hòn sỏi, quả khô, hộp sữa theo sự tưởng tượng của trẻ
thành con vật để trưng bày.
Ví dụ: Góc nấu ăn cần rất nhiều đồ chơi như bát, xoong nồi, chảo, ấm
nước, phích nước, ca cốc, rổ rá, thìa, tôm cua ca, rau củ quả, bếp nấu…cho trẻ
chế biến các món ăn. Để đạt hiệu quả hơn, giáo viên phải đặt tên hoặc ký hiệu
bằng số, chữ cái để trẻ dễ nhớ và phải sắp xếp góc hoạt động phù hợp dễ thấy, đễ
lấy dễ lựa chọn, những đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận
phải đặt theo bộ. Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn và đảm
bảo an toàn cho trẻ, phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ.
Ví dụ: Chủ đề gia đình, các góc trung bày đều được thể hiện nội dung về

chủ đề gia đình. góc xây dựng có gạch, các loại hoa quả, rau, cây xanh, các loại
vỏ hộp sữa, hộp bánh… để làm các kiểu nhà, góc phân vai có các đồ dùng gia
đình, các loại thức ăn các để chơi bán hàng, chế biến các món ăn, góc nghệ thuật
có lá cây, ống hút, bút dạ, giấy màu, xốp máu, đất nặn…để tạo ra đồ dùng bàn
ghế, ấm nước, ti vi.. theo ý thích của trẻ

Thực hiện biện pháp trên tôi thấy đa số giáo viên đều biết cách sắp xếp đồ
dùng đồ chơi các góc hợp lý, đảm bảo mục tiêu và yêu cầu giáo dục của từng
6


chủ đề và điều kiện thực tế của từng lớp học, đồ dùng đồ chơi phong phú hơn,
các nguyên vật liệu mở nhiều, trẻ tích cực tham gia hoạt động và sáng tạo .
Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ hoạt động
Để phát huy hiệu quả sử dụng hoạt động các góc giáo viên phải cho trẻ
tham gia các hoạt động một cách tích cực để trải nghiệm, khám phá. Tùy từng
độ tuổi và từng đối tượng mà giáo viên hướng dẫn hay gợi ý hoặc chơi cùng trẻ,
với những trẻ thụ động hoặc trẻ nhỏ giáo viên cần chơi cùng trẻ.
Ví dụ: Góc cửa hàng ăn uống lớp mẫu giáo bé, giáo viên cùng nhập cuộc
chơi với trẻ. Cô đóng vai (khách hàng) đến mua và nói với trẻ vai (bán hàng)
hôm nay cửa hàng bác bán những món ăn gì? bác bán cho tôi một đĩa tôm dán,
trẻ đưa đĩa tôm ra, cô giáo cầm đĩa tôm và hỏi bao nhiêu tiền vậy bác? và cô đưa
tiển (giấy) cho trẻ và nói cảm ơn bác. Giáo viên làm như vậy trẻ sẽ bắt trước làm
theo và nói theo, qua đó hình thành cho trẻ kỹ năng làm việc, mạnh dạn, tự tin
hoạt động và giao tiếp.
Đối với mẫu giáo nhỡ và lớn giáo viên chỉ cần gợi ý hoặc nhập cuộc chơi
với tư cách là người trung gian.
Ví dụ: Cô đến góc xây dựng và nói, các chú công nhân định xây công trình
gì vậy? trẻ nói (xây dựng khách sạn), công trình đó có những khu vực nào? Cô
gợi ý tưởng cho trẻ, khách sạn cao mấy tẩng, cần có hồ bơi, vườn cây, các ghế

đá…
Thực hiện biện pháp trên tôi thấy giáo viên chủ động, linh hoạt trong
việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động, chú ý thay đổi cách sắp xếp trưng
bày, tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm, trẻ linh hoạt, chủ động khi hoạt động,
biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi hơn.
Biệnpháp 6. Thông qua hội thi:
Phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi, trang trí, tạo môi
trường trong lớp học chủ đề “lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
20/11”, cũng trong tháng 11 này ngoài hội thi của giáo viên chúng tôi tổ chức
Hội thi:“ Triển lãm tranh của bé”, để dán vào bảng tranh chủ đề của lớp, trẻ phải
suy nghĩ làm gì vào bức tranh và phải cố gắng làm sao để hoàn thành bức tranh
theo ý tưởng của mình, đây là những cơ hội kích thích trẻ chủ động và tích cực
hoạt động, qua đó giúp trẻ phát triển tốt về các mặt.
6


Tháng 3 chúng tôi tổ chức thi triển lãm đồ dùng, đồ chơi, chủ đề “ lập
thành tích chào mừng ngày 8/3”, nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức
hội thi “triển lãm đồ dùng đồ chơi”
Thông qua các đợt thi đua này đem đến hiệu quả khá cao trong việc trang
trí xây dựng môi trường tại các nhóm lớp, giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm
trong việc trang trí, sắp xếp giá góc, tạo môi trường học tập, cách sử dụng các
biểu bảng một cách hiệu quả thiết thực. Đồng thời ý thức vai trò trách nhiệm
của giáo viên nâng lên rõ rệt, đây cũng chính là biện pháp giúp cho giáo viên
nắm vững hơn về chuyên môn vì trong khi giới thiệu cách sử dụng đồ dùng, đồ
chơi, giáo viên phải biết được đồ dùng, đồ chơi này phục vụ cho hoạt động gì và
vào thời điểm nào.
Biện pháp 7. Công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng:
Phối hợp với phụ huynh học sinh là việc làm không thể thiếu, giáo viên vận
động tuyên truyền phụ huynh cung cấp các nguyên vật liệu sẵn có của gia đình,

tham gia làm đồ dùng đồ chơi, trang trí sắp xếp giáo góc của lớp. Nhà trường
phối hợp với các Ban nghành đoàn thể địa phương như, Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên hỗ trợ nguyên vật liêu để làm đồ dùng đồ chơi
Ví dụ: Các đồ dùng phụ huynh mang đến vỏ hộp sữa bột làm bếp ga, cân
bàn mút xốp cắt, tô màu để được cây, hoa, quả, rau củ, bánh bao, bánh mì … vỏ
hộp kẹo làm đèn ngủ, điện thoại; vỏ hợp kem đánh răng tôi làm xe ô tô, xe tải…
những đĩa video bị hư làm đồng hồ treo tường, bàn ăn cơm, quạt điện, các con
vật hoặc bộ ghế sa lon bằng ống hút hay trường cần một số cây xanh cho hoạt
động ngoài trời.
Từ những việc làm đó mà nhà trường đã tạo được niềm tin đối với lãnh đạo
địa phương, với phụ huynh học sinh. Đặc biệt nhà trường đã tạo được thương
hiệu cho chính mình, phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày đông hơn, địa phương
ngày một quan tâm hơn đến cơ sở vật chất trang thiết bị và chế độ cho giáo viên
hợp đồng. Phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến chế độ sinh hoạt của trẻ và tạo
6


các điều kiện cho trẻ học tập, cùng nhà trường nâng cao kết quả chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ …
4. Hiệu qủa của SKKN đã được sử dụng trong năm học 2015 – 2016
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên, cho kết quả
như sau:
- Đối với giáo viên: Đa số giáo viên đều chủ động linh hoạt trong việc tạo
môi trường lớp học, chủ động thay đổi cách bày trí, cách sắp xếp đồ dùng đồ
chơi, các vật liệu theo từng chủ đề, tạo được nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm.
Các mảng tường được trang trí màu sắc đẹp, phù hợp mục tiêu, nội dung
từng chủ đề.
Đồ dùng đồ chơi làm từ vật liệu tự nhiên phong phú, đa dạng, đảm bảo an
toàn với trẻ.
- Đối với trẻ: Thích tham gia làm đồ chơi cùng cô, chủ động, tích cực hoạt

động, thích chơi cùng bạn, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn để hoàn thành các vai
chơi, biết sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi.
Năm học 2015- 2016, tôi đã chỉ đạo thành công việc xây dựng môi trường
lớp học tại các nhóm lớp. Kết quả đánh giá của BGH đã chứng minh được thành
quả của các biện pháp trên. Cụ thể:
Kết quả xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tại các nhóm, lớp
sau khi sử dụng những biện pháp mới

Tổng số nhóm
lớp

Đúng chủ đề

9 nhóm/ lớp
Tỷ lệ %

9 nhóm/ lớp
100%

Kết quả xếp loại
Phù hợp với độ
Môi trường phong
tuổi của trẻ
phú hấp dẫn trẻ
8 nhóm/ lớp
7 nhóm/ lớp
89%
78%

Môi trường

sạch đẹp
9 nhóm/ lớp
100%

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết kuận:
Trong chỉ đạo thực hiện, người quản lí cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể,
đảm bảo tính pháp lí, thực tiễn và khả thi. Trong quá trình thực hiện phải bám
sát kế hoạch, phải kiểm tra, giám sát thực hiện, đồng thời phải đánh giá, để
khẳng định kết quả đã làm được cuả giáo viên. Đây là việc làm thường xuyên,
6


cần thiết và rất quan trọng của người quản lí, cần đánh giá đúng để không ảnh
hưởng đến chất lượng công việc của từng cá nhân và nhà trường, Đánh giá đúng
sẽ có tác dụng tích cực, làm cho họ phấn khởi hoàn thành tốt công việc được
giao và ngược lại. Phải biết cách khích lệ, động viên để cán bộ giáo viên tự giác
thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Đồng thời người quản lí phải phải biết tranh thủ ý kiến của lãnh đạo cấp
trên, phải luôn bám sát quá trình thực hiện để bổ sung các nguyên vật liệu, đồ
dùng đồ chơi, trang thiết bị, giải quyết kịp thời những vướng mắc của giáo viên
trong quá trình thực hiện.
- Kiến nghị:
Việc xây dựng môi trường trong lớp học ở trường mầm non không theo một
khuôn mẫu nào, không có một sơ đồ, bản vẽ cụ thể mà do từng trường. Vì vậy
cân có sự quan tâm giúp đỡ hơn nữa của các cấp quản lý giáo dục, là quản lí phụ
trách chuyên môn, tôi có một số đề nghị sau:
Phòng Giáo dục và Đào tạo hàng năm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cũng như thực hành xây dựng môi trường trong nhóm lớp cho cán bộ
quản lý và giáo viên các trường học tập.

Tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện đầu tư bổ sung thêm trang thiết bị đồ
dùng, đồ chơi cho các trường còn khó khăn, thiếu thốn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình được sử dụng vào việc
xây dựng môi trường trong lớp ở trường mầm non Thọ Diên. Song rất mong
được sự góp ý, bổ sung của đồng nghiệp, của hội đồng khoa học các cấp để bản
thân có thêm những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên
môn nhà trường đạt kết quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thọ Xuân, ngày 26 tháng 05 năm2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người làm SKKN:

Lê Thị Ngoan
6


6


PHỤ LỤC
I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Thuận lợi

- Khó khăn
- Những kết quả thực hiện xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tại nhóm lớp
trước khi sử dụng những biện pháp mới
3. Những biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường tại nhóm lớp
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ CBGV về việc tạo môi
trường cho trẻ được hoạt động tích cực
Biện pháp 2. Lập Kế hoạch xây dựng môi trường trong lớp học
Biện pháp 3. Trang trí lớp theo chủ đề
Biện pháp 4. Xây dựng, bố trí các góc hoạt động trong lớp
Biện pháp 5. Hướng dẫn trẻ hoạt động
Biện pháp 6. Thông qua hội thi
Biện pháp 7. Công tác phối kết hợp
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng trong năm học 2015 –
2016
III. KẾT LUÂN, KIẾN NGHỊ:
- Kết luận
- Kiến nghị

6


MỤC LỤC
Mục lục
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.C¬ së lý luËn

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3.Những biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường tại nhóm lớp
4. Hiệu qua của SKKN đã được sử dụng
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
4
16
16
16
17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2
3
4

5

Tên tài liệu
Chương trình giáo dục mầm non
Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên
Tài liệu chuyên đề hè
Tập san, tạp chí mầm non
6


6
7

Tuyển chọn giáo án phát triển các lĩnh vực
Thiết kế các hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời
trong trường mầm non

6



×