Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.87 KB, 18 trang )

1, MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo
dục quốc dân” Ngành học có nhiệm vụ nuôi dưỡng ,chăm sóc giáo dục trẻ từ 3
tháng tuổi đến 6 tuổi ”nếu được chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục tốt trẻ sớm phát
triễn thể chất và chí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ, nó là giai đoạn cực kỳ
quan trọng trong sự hình thành và phát triễn nhân cách trẻ
Giáo dục mầm non hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của
con người đó là: Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Để đạt được
mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng,
chăm sóc sức khỏe và giáo dục đó là điều tất yếu.
Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em củng đã nêu rõ, “ sức khỏe của trẻ em hôm
nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau” để đáp ứng với những nhu cầu phát triển
đi lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triễn giáo
dục của bậc học mầm non đã chỉ rõ, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo
dục trẻ trước 6 tuổi tạo điều kiện để cho trẻ phát triễn toàn diện về thể chất ,tình
cảm,chí tuệ,thẫm mỹ...”
Xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được coi trọng,
vốn quý nhất có ý nghĩa sống còn với con người. Đặc biệt là đối với trẻ Mầm
non, lứa tuổi cơ thể trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối do quá
trình chăm sóc, hoặc là chăm sóc chưa đúng, hoặc là chưa đủ hoặc là chăm sóc thái
quá... Dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, béo phì vv...
Vì vậy nuôi dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì
ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ ,học cả ngày ở trường và đây củng là giai đoạn để cơ
thể trẻ phát triễn tốt nhất ,các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện và hình
thành nhân cách của trẻ tốt nhất, đồng thời đây củng là kỳ chuẩn bị những kiến
thức cơ bản cần thiết cho trẻ bước vào học phổ thông một cách vững chắc
Song thực tế hiện nay vẫn còn một số giáo viên và phụ huynh chưa quan tâm
đúng mức đến việc chăm sóc ,nuôi dưỡng trẻ ,kiến thức nuôi dạy trẻ còn hạn chế do
đó tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng ,thấp còi mắc các loại bệnh như viêm phế
quản,xâu răng ....còn quá nhiều


Với tầm quan trọng đó đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết phát huy được
nội lực ,đội ngủ tạo điều kiện cho họ được cống hiến hết sức mình ,Đồng thời xây
dựng khối đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp của một tập thể sư phạm xây
dựng nhà trường phát triễn vững mạnh,Chính vì vậy năm học 2015-2016 tôi đã
chọn cho mình đề tài đi sâu vào nghiên cứu đó là , “Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở
trường mầm non”. Với mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, đóng góp kinh
nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục có hiệu quả trong trường
mầm non.
1


1.2 PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trường mầm non Châu lộc có 5 nhóm lớp và 141 học sinh ,Nhân viên nuôi
dưỡng là 3 cô
Nghiên cứu “ Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường màm non ”
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường
Mầm non Châu lộc đạt kết quả cao và phát triễn toàn diện về mọi mặt
- Giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nâng cao kiến thức dinh dưỡng và công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non đạt kết quả cao hơn
- Đề cập đến một số cơ sở khoa học của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
- Chỉ ra thực trạng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của trường MN
Châu lộc và đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan để phân tích tổng hợp,lấy tư liệu về
những quan điểm có liên quan đến chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Phương pháp quan sát

-Phương pháp sử lý số liệu
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp thống kê tổng hợp kết quả theo dõi khám sức khỏe định hỳ và
theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng
- Phương pháp tuyên truyền: phối hợp với các ban nghành có liên quan để
tuyên truyền cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
2, NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết dinh dưỡng được xem như một nhu cầu hàng ngày, nhu
cầu cấp bách, bức thiết không thể thiếu cho mỗi con người.vì nó cung cấp năng
lượng, các chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể duy trì tế bào tổ chức và năng lượng để
hoạt động sống của cơ thể.
Có thể nói khái niệm dinh dưỡng được mở rộng người ta nói: Là sự “Giằng
buộc” giữa dinh dưỡng và thực phẩm. Nhưng về mặt dinh dưỡng, thế giới hiện nay
đang đứng giữa 2 bờ vực thẳm đó là: Sự thiếu ăn, thừa ăn và thức ăn không an toàn.
Nếu mà dinh dưỡng thiếu hoặc thừa thì có thể gây bệnh và ảnh hưởng bất lợi cho
cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ Mầm non, khi cơ thể trẻ đang lớn và trưởng thành. Bộ
máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, nếu ăn thiếu về số lượng, không cân đối về chất
lượng thì sẽ bị suy dinh dưỡng, giảm cân, thiếu máu giảm khả năng hoạt động, tăng
khả năng mắc bệnh, bệnh tật sẽ nhiều hơn, nặng hơn, kéo dài hơn. Ngược lại nếu ăn
quá nhiều chất về số lượng mà cũng không cân đối về chất lượng cơ thể lại ốm yếu
vì khả năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng không tốt dẫn đến rối loạn các
2


chức năng của bộ phận, thay đổi các chỉ số hoá sinh và diễn ra các biểu hiện lâm
sàng về các bệnh suy dinh dưỡng không lây truyền như tim mạch, béo phì, cao
huyết áp, tiểu đường, vv…
Cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng là đối tượng đầu tiên chịu nhiều hậu quả về thiếu

dinh dưỡng như: Bệnh thiếu dinh dưỡng do thiếu Protein và năng lượng. Bệnh
thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, bệnh khô mắt do thiếu VtaminA,
bệnh bướu cổ do thiếu Iốt vv…
Trên thế giới hiện nay bệnh thừa dinh dưỡng đang gia tăng thường gặp ở
những nước phát triển và những vùng đô thị, thành phố và bệnh thiếu dinh dưỡng
đang kéo dài ở các nước chậm phát triển và những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, vùng núi.
Đó chính là nguyên nhân của việc thiếu, thừa dinh dưỡng là do thiếu ăn, thiếu
kiến thức,thiếu hiểu biết về dinh dưỡng của những người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ,
do người lớn chưa chú ý đến việc để trẻ tự ý ăn thức ăn, uống giữ gìn sức khoẻ cho
bản thân.
Thực hiện nghị quyết về cải tạo giáo dục, Bộ chính trị đã nêu mục tiêu của
giáo dục .
Trong giáo dục Mầm non phải thu hút trẻ từ 3 - 72 tháng tuổi, có nhiệm vụ
nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm tạo ra những mầm mống và phẩm chất
năng lực của con người mới phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng cũng là một nội dung trong xu thế đầu tiên của việc chuẩn
bị cho thế hệ trẻ nền văn minh trí tuệ.
Như chúng ta đã biết điều lệ trường Mầm non cũng nêu lên 4 nhiệm vụ đó là:
coi trọng đúng mức việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ, đảm bảo cho trẻ thể chất,
trẻ phát triển lành mạnh, hài hòa có khả năng chống đỡ bệnh tật tạo điều kiện về thể
chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Từ những lý do đó mà chúng ta có thể thấy việc nâng cao chất lượng bữa ăn,
đảm bảo chất, đủ về lượng đối với trẻ Mầm non là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Nếu trẻ được ăn đầy đủ, vui chơi phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển hài hoà cân đối là
tiền đề cho trẻ vững vàng bước những bước đi vững chắc vào những giai đoạn tiếp
theo của trẻ.
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Thực trạng chung:
* Địa phương

Châu Lộc là một xã thuần nông nghèo. Có thu nhập bình quân trên đầu
người mức trung bình, Châu lộc nằm ở phía tây của huyện Hậu Lộc, với tổng số hộ
dân: 858 Tổng diện tích là: 3,32 Km2; Tổng số nhân khẩu 3,550; Tỷ lệ phát triển
dân số tự nhiên hàng năm: 0,3%; Tổng số thôn: 06 thôn, 80% dân số sống bằng
nghề nông nghiệp.
*Nhà trường:
Năm học 2015-2016
- Tổng số cháu điều tra trong năm học 2015-2016 là: 271 cháu
3


- Tổng số huy động trẻ đến trường : 141 /271 đạt 52 %.
Trong đó :
Độ 3 tuổi có : 60 cháu
Độ 4 tuổi có : 31 cháu
Độ 5 tuổi có : 28 cháu
Độ nhà trẻ có : 22 cháu
- Tổng số nhóm lớp :
Trong đó :
3 tuổi có 2 lớp
4 tuổi có 1 lớp
5 tuổi có 1 lớp
Nhà trẻ có: 1 nhóm
- Tổng số lớp ăn bán trú tại trường 5/5 lớp đạt tỷ lệ 100%. Tổng số cháu ăn
100/141 đạt tỷ lệ 71%
- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 13. Trong đó: Cán bộ quản lý 2, giáo
viên 11.
- 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn.
*Cơ sở vật chất
Được sự quan tâm của Đảng uỷ,uỷ ban mua sắm trang thiết bị như bàn ghế,đồ

dùng ăn bán trú vv.
Địa phương có hệ thống loa đài truyền thanh tốt ,phụ huynh học sinh cùng nhà
trường và địa phương thống nhất mua sắm đồ dùng tu sữa cho cơ sở vật chất
phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ
* Thuận lợi
Châu Lộc là một xã nghèo nhưng có truyền thống hiếu học. Chính quyền và
nhân dân địa phương luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp trồng người, đặc biệt là
thế hệ mầm non.
Những năm qua, cùng với sự thay đổi vượt bậc về cơ sở vật chất của các
trường mầm non trong huyện. Trường mầm non Châu Lộc cũng đã có sự chuyển
mình đáng khích lệ. Trường đã có 5 phòng học kiên cố, khang trang. Đồ dùng, đồ
chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ công tác ăn bán trú tương đối đầy đủ, được bổ
sung hàng năm đáp ứng tương đối yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ.
Trình độ dân trí về vấn đề nuôi dưỡng đã có chiều sâu. Ban giám hiệu nhà
trường có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao. Công tác tổ chức chỉ đạo quản lý
chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch.
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng luôn được nhà trường coi là trọng tâm và được
đưa lên hàng đầu. Công tác tuyên truyền vận động phụ huynh cũng được tiến hành
thường xuyên và được phụ huynh thống nhất cao.
Đội ngũ CBGV nhiệt tình, chuyên môn vững vàng có lòng yêu nghề mến trẻ
như con mình.

4


Đồng hành cùng với nhà trường luôn nhận dược sự quan tâm ủng hộ của
chính quyền địa phương, phụ huynh và các ban ngành đoàn thể trong xã. Số lượng
trẻ ăn bán trú hàng năm tăng lên. Năm học 2015-2016 tăng hơn năm học trước 5 %
* Khó khăn
Ngoài những thuận lợi trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn

ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đó là:
Do đặc điểm của địa phương là một xã thuần nông với nghề trồng rau,cây lúa
tuy có nghề phụ nhưng mức sống chưa cao nên hạn chế đến mức đóng góp tiền ăn
cho trẻ
Mặc dù trình độ dân trí đã được nâng lên nhưng Châu lộc là một địa phương
còn nghèo, đời sống kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của
một bộ phận không nhỏ phụ huynh về việc chăm sóc con theo khoa học và vấn đề
cho trẻ ăn bán trú tại trường còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỷ lệ
trẻ ăn bán trú tại trường chưa đạt 100%.
Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ ăn bán trú của nhà trường tuy đã được bổ
sung hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Giáo viên dinh dưỡng không được đào tạo chính quy nên việc xây dựng khẩu
phần ăn và linh hoạt trong việc cân đối dinh dưỡng và chế biến món ăn cho trẻ còn
hạn chế. Công tác tuyên truyền còn ít, chưa khoa học, số buổi tập huấn kiến thức
nuôi dạy trẻ cho các bà mẹ có nhưng chất lượng chưa cao.
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng sức khỏe trẻ mầm non:
Tổng số trẻ đến trường năm học 2015 - 2016 là : 141 cháu
TS

Cân nặng

Chiều cao

Kênh BT

Kênh SDD

Kênh BT

Kênh TC


Số trẻ mắc
bệnh

Số lượng

139

2

139

2

7

Tỉ lệ %

98,6

1,4

98,6

1,4

49,6

Lượng kcal:
- Nhà trẻ ăn 2 bữa/ ngày 1 trẻ: 700-800 kcal

- MG 708-826 kcal/ trẻ/ ngày
Mức đóng góp của phụ huynh: 9.000/ trẻ/ ngày
Số liệu trên cho thấy:
Lượng kcal của trẻ theo quy định chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
cả về cân nặng, chiều cao còn cao. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường còn thấp so với
một số trường trong huyện.
Nguyên nhân chính của vấn đề là:
Chế độ dinh dưỡng tại gia đình chưa hợp lý.
5


Chế độ dinh dưỡng tại nhà trường ( xây dựng thực đơn, cân đối định lượng, số
tiền ăn thấp)
Mức đóng góp tiền ăn là: 9.000đ/trẻ/ ngày (Đầu năm). Giá cả thị trường cao
dẫn đến mức ăn của trẻ chưa đảm bảo (Lượng Kcal của nhà trẻ đạt: 700-800 kcal/
trẻ/ ngày; MG 708-827 kcal/ trẻ /ngày )
Đó cũng chính là một số lý do khiến tôi trăn trở và tôi đã mạnh dạn đề xuất một
số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ ở trường Mầm non Châu Lộc
Bảng 2 : Kết quả khảo sát thực trạng nhân viên
Số
Nội lượng
dung
3

Trình độ đào tạo
ĐH
1



1

TC
1

Năng lực chuyên
môn
XS
K
TB
2
1
0

Yếu
0

Kém
0

2.3 Giải pháp và biện pháp
2.3.1 Giải pháp
*Nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và tầm quan trọng của dinh
dưỡng đối với trẻ
*Nguồn tài liệu tham khảo sách báo
*Chỉ đạo giáo viên như cân đo theo giỏi sức khỏe bằng biểu đồ tăng
trưởng ; chỉ đạo tìm nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng
*Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường Mầm non nâng cao
mức đóng góp của phụ huynh trên địa bàn xã trong điều kiện hiện
nay,chỉ đạo cách chăm sóc theo từng nhóm nguyên nhân

2.3.2 Biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện Pháp 1: Nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và tầm quan trọng của dinh
dưỡng đối với trẻ.
Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực
phẩm,vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ.
Chúng ta thường nói kết quả của mọi thành công đều phải xuất phát từ nhận
thức. Nhận thức đúng sự việc sẽ giúp cho chúng ta đi đúng hướng, thực hiện đúng
nhiệm vụ đề ra. Nâng cao nhận thức chính là các hình thức vận động tuyên truyền,
bồi dưỡng để cho những người thực hiện, những tổ chức, cá nhân có liên quan cùng
thấu hiểu và cùng chung tay góp sức.

6


Đối với công tác nuôi dưỡng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Để làm
tốt việc nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, phụ huynh và các tổ chức xã hội
tôi đã thực hiện như sau:
Yêu cầu giáo viên trong trường nắm vững lý thuyết thực hành dinh dưỡng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
Biết làm tốt công tác tuyên truyền dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm
đến cha mẹ và nhân dân địa phương.
Ví dụ : Nhà trường phát động phong trào thi đua cho từng khối,nhóm,lớp,để giáo
viên tích cực làm tốt công tác huy động và duy trì sĩ sốỉtẻ ăn bán trú tốt
Nhà trường luôn thay đổi chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn xây dựng
thực đơn phù hợp căn cứ vào nhu cầum năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng
khẩu phần ăn đặc biệt quan tâm đén việc chăm sóc về tinh thần,tạo bầu không khí
vui tươi đầm ấm, giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình ,trẻ ăn ngon miệng
hơn.
Ví dụ : cân đối khẩu phần ăn bằng cách tính khẩu phần sao cho cân đối giữa các

chất protit,lipit,glũit,vitamin và muối khoáng,đảm bảo lượng kcalo trong ngày
Ngoài ra nhà trường thường xuyên theo giỏi đánh giá việc chăm sóc các cháu về
tinh thần như “ Thái độ niềm nỡ,vui tươi,đối sử công bằng với từng trẻ chăm sóc
chu đáo trong các hoạt động trước bữa ăn,trong bữa ăn,sau giờ ăn trong giờ
ngủ.”
- Chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ
ăn hết xuất ,không làm rơi vãi thức ăn
- Khẩu phần ăn và thực đơn của trẻ được thay đổi theo mùa, theo tháng và theo
tuần
Ví dụ : Mùa hè ta nên cho trẻ ăn những loại rau mát như rau mồng tơi,rau đay,rau
ngót ,Mùa đông rau bắp cải,rau cải xanh,su hào,khoai tây....
- Xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp ,ngoài hành lang,hoặc nhà bếp
Ví dụ : Làm tranh treo ở góc, nhóm,lớp phù hợp như “ Những điều phụ
huynh cần biết ,bé thích ăn gì để lớn ,bảng thay thế thực phẩm ”
- Để thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường trước hết chỉ đạo giáo viên tuyên
truyền cho cha,mẹ trẻ nắm bắt được những thông tin cần thiết và từ đó phụ huynh
thực hiện tốt nội quy của nhà trường như,cho trẻ ăn,ngủ đúng giờ giấc, không cho
trẻ mang mang quà bánh đến lớp ”
Ví dụ : Nhà trường cùng phối kết hợp với ban thường trưc phụ huynh kiểm
tra thực phẩm hàng ngày giám sát việc nhập thực phẩm,và công khai tài chính số
lượng thức ăn viết lên bảng
Đối với giáo viên nuôi dưỡng tôi luôn bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ phù hợp với mọi lứa tuổi
Giáo viên nuôi dưỡng phải biết cách chế biến thức ăn và thực hiện đúng quy trình
bếp một chiều
- Thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn đúng theo tiêu chuẩn sau 24 giờ mới được huỷ
thức ăn ,khi lưu mẫu phải ghi ngày rõ ngày, tháng
7



- Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đúng mười nguyên tắc vàng trong ăn
uống
* Đối với trẻ : giáo dục dinh dưỡng để trẻ biết được 4 nhóm thực phẩm cơ bản,
nhắc nhỡ trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm đó là chất bột đường,chất đạm,chất béo,và
chất vitaminc thì da dẻ mới hồng hào
Thông qua lồng ghép tích hợp các môn học như cho trẻ chơi lô tô chọn thực
phẩm theo hiệu lệnh của cô
Các bước tiến hành như sau:
*Đối với cán bộ giáo viên,nhân viên
- Hướng dẫn cô nuôi xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, thay đổi theo
tháng nhằm tránh sự nhàm chán các món ăn.
- Hướng dẫn cách tính chi tiết khẩu phần ăn, điều chỉnh các chất dinh dưỡng
nói chung và tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong ngày cho thích hợp với thực tế nguồn
thực phẩm sẵn có ở địa phương, đảm bảo cân đối đủ chất.
- Nhà trường tổ chức hội thảo các chuyên đề chọn mua thục phẩm sạch tại
trường
- Tạo điều kiện để giáo viên dinh dưỡng tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở và Phòng giáo dục tổ chức.
- Nhà trường tổ chức thi thực hành dinh dưỡng cấp trường để GV trải nghiệm
và học hỏi lẫn nhau.
- Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường học tập về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm đẹp về hình thức, phong phú về nội dung để giáo dục trẻ.
- Tạo góc trao đổi phụ huynh thông báo kịp thời tình hình sức khoẻ của trẻ.
Thể hiện trên biểu đồ tăng trưởng để phụ huynh nắm bắt và phối hợp cùng nhà
trường điều chỉnh nếu sức khỏe trẻ có vấn đề.
- Cung cấp tài liệu sách báo băng đĩa có nội dung giáo dục dinh dưỡng để
cán bộ giáo viên tham khảo, học hỏi.
- Đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an thực phẩm tuyên truyền đến
toàn thể nhân dân.
* Đối với phụ huynh và cộng đồng

Mức ăn của trẻ phụ thuộc vào đóng góp của phụ huynh. Làm thế nào để phụ
huynh hiểu và ủng hộ các bước tiến hành như sau:
Nhà trường chủ động phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban ngành
đoàn thể địa phương nhất là với trạm Y- tế để xây dựng nội dung, hình thức tuyên
truyền như: Thông qua đài truyền thanh xã, cung cấp bài, tin, phổ biến rộng rãi kiến
thức, kinh ngiệm và kết quả chăm sóc của nhà trường đến cộng đồng.
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú:
- Phân công cán bộ giáo viên viết bài tuyên truyền về dinh dưỡng để tuyên
truền thông qua các buổi họp phụ huynh trong đó nội dung chuyên sâu là:
+ Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ
+ Như thế nào là dinh dưỡng hợp lý
+ Cách xây dựng khẩu phần ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong gia đình.
8


- Chỉ đạo giáo viên thông qua các giờ đón, trả trẻ, trao đổi phụ huynh và
tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.
- Tuyên truyền để phụ huynh hiểu được mức đóng tiền ăn của phụ huynh phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phù hợp với giá cả thị trường.
+ Phù hợp với kinh tế địa phương của gia đình trẻ.
+ Đảm bảo đủ chất, nhu cầu năng lượng cho trẻ.
Từ thực tế chứng minh công tác bồi dưỡng, vận động, tuyên truyền chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non là cực kỳ cần thiết. Nó giúp cho cán bộ giáo
viên, nhân viên, cha mẹ, phụ huynh... hiểu, có kiến thức chăm sóc - nuôi dưỡng con
theo khoa học.
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường Mầm non nâng
cao mức đóng góp của phụ huynh trên địa bàn xã trong điều kiện hiện nay.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
Đặc thù là một vùng nông thôn đời sống nhân dân còn khó khăn, nhận thức về

việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học còn hạn chế. Để huy động được trẻ ăn bán trú ở
trường đã khó, vận động phụ huynh đóng góp để đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ
trong tình hình giá cả thị trường hiện nay càng khó hơn.
Năm học 2015-2016 mức góp đã được nâng lên 10.000đ/ cháu/ngày
Theo yêu cầu là trẻ được ăn ít nhất 2 bữa/bữa chính và bữa phụ ngày tại
trường và đảm bảo Nhà trẻ 706-826 kcal; Mẫu giáo từ 725-882/ kcal.
- Nâng cao công tác vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền mua chất đốt,gạo
- Tăng cường xây dựng VAC trong trường để cung cấp nguồn thực phẩm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng mức ăn cho trẻ bằng cách tiết kiệm tiền
rau trồng được trong vườn trường theo mùa để chuyển sang mua các loại thực
phẩm khác.
- Ví dụ: Nhà trường chia theo tổ giáo viên. Tổ trồng bí đỏ, tổ trồng rau xanh
các tổ có trách nhiệm phân công các thành viên trong tổ chăm sóc. Ra định mức
phải nạp về nhà bếp để các thành viên trong tổ có trách nhiệm hoàn thành định
mức đã đề ra.
- Chú ý sử dụng thực phẩm theo mùa sẵn có ở địa phương với giá thành hạ
mà chất lượng dinh dưỡng vẫn đảm bảo. Thay thế những thực phẩm tương ứng là
thực phẩm giàu chất đạm.
Ví dụ: Tôm, lươn, cua, cá, trai, hến... thay thế cho thịt bò... cũng là thực
phẩm giàu chất đạm nhưng giá thành cao.
- Phối hợp mua thực phẩm ở đại lý và giết mổ để có giá thành hạ theo giá
bán buôn lại cung ứng đến tận trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Công khai thực đơn hàng ngày, giá cả trên bảng để phụ huynh yên tâm.
- Thực hiện đúng theo thực đơn, nếu có thay đổi phải thông báo trên bảng để
phụ huynh được biết

9


- Tuyên truyền để phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc cung

cấp dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi này tại trường để phụ huynh nâng mức tiền ăn
cho trẻ.
- Tăng cường mối quan hệ cộng đồng để thêm nguồn thu hỗ trợ thêm vào
bữa ăn cho trẻ và tăng cường cơ sở vật chất cho nuôi dưỡng.
* Xây dựng thực đơn theo mùa hợp đồng mua bán thực phẩm có nguồn gốc
* Quá trình sơ chế ,chế biến phải phân loại thực phẩm kỵ nhau
trú trọng việc kiểm tra đôn đốc giáo viên động viên trẻ ăn hết xuất, không
kiêng khem, không rơi vãi...
- Đối với trẻ nhà trẻ cần phải quan tâm đút cho từng trẻ ăn, không để trẻ tự
ăn ít hoặc nhiều. Phải chú ý cho trẻ ăn đủ xuất, hết xuất. Khi trẻ có dấu hiệu biếng
ăn cần chỉ đạo giáo viên thay đổi món và chú ý đặc biệt tới trẻ. Thông báo với phụ
huynh, theo dõi và cùng nhà trường có biện pháp khắc phục.
Kết quả:
- 100% phụ huynh thống nhất tăng tiền ăn của trẻ từ 9.000đ/ trẻ/ ngày lên
10.000 đ/ trẻ/ ngày
- 90% Cha mẹ trẻ có con ăn bán trú tại trường thấy được tầm quan trọng của
việc cân đối dinh dưỡng
- 100% cha mẹ có con ăn bán trú tại trường thống nhất cao việc đóng gạo cho
con ăn
- Hàng tuần có 01 lượt cha mẹ đến trường giám sát việc mua thực phẩm và
chế biến món ăn cho trẻ.
Biện pháp 3: Tăng cường công tác thanh kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi
dưỡng
Kiểm tra là cách tốt nhất để giúp giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ. Kiểm
tra còn giúp chị em nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức kỷ luật trong quá
trình thực hiện. Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, dưới nhiều
hình thức: Đột xuất, báo trước, tránh tư tưởng đối phó.
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra mua bán thực phẩm, kiểm tra chế biến và nấu nướng, kiểm tra chia
ăn, kiểm tra cháu ăn, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ....

- Kiểm tra cách xây dựng thực đơn và thực hiện thực đơn trong ngày.
- Kiểm tra xuất ăn các nhóm lớp và đối chứng với nhà bếp để tránh tình trạng
tăng hoặc giảm xuất ăn so với số thực dẫn đến không đảm bảo khẩu phần ăn cho
trẻ.
- Tổ chức chỉ đạo, quản lý, kiểm tra chặt chẽ, tài chính công khai rõ ràng, minh
bạch, thanh quyết toán từng tháng, từng quý giữa Phụ huynh với nhóm lớp; Nhóm
lớp với nhà bếp; Nhà bếp với nhà trường.
Kết quả công tác kiểm tra:
- 100% giáo viên thực hiện tốt nội quy, quy chế về công tác chăm sóc nuôi
dưỡng của nhà trường.
10


-100% thực phẩm nhập về đảm bảo tươi sống, vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ
về số lượng, đảm bảo về chất lượng.
- Thực đơn thực hiện trong ngày theo đúng thực đơn công khai của nhà bếp.
- Công tác báo ăn và chia ăn đảm bảo, không có tình trạng báo tăng, hoặc giảm
xuất ăn so với thực tế, tỷ lệ thức ăn chia về các nhóm lớp được cân theo đầu cháu
không để xảy ra tình trạng nhiều cháu nhưng thức ăn ít hoặc ngược lại.
- Công tác lưu mẫu thức ăn được thực hiện thường xuyên, dúng quy định.
- Công tác tài chính công khai được thực hiện nghiêm túc, rõ ràng, minh bạch,
đúng thời gian.
Công tác kiểm tra sẽ giúp nhà trường kiểm soát và điều chỉnh kịp thời những
thiếu sót, sai phạm của giáo viên, chấn chỉnh kịp thời để giúp giáo viên sửa đổi,
góp phần xây dựng kỷ cương trong nhà trường và đảm bảo công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ.
Để làm tốt công tác khám sức khoẻ và can đo theo định kỳ cho trẻ 3 lần trên
năm theo giỏi kiểm tra phân loại sức khoẻ của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng để có
chế độ kịp thời ,phù hợp,những trẻ có biểu hiện béo phì ,suy dinh dưỡng cần kiểm
tra cân đo hàng tháng đẻ điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp

- Kiểm tra sức khoẻ cho đội ngủ cấp dưỡng trước khi hợp đồng theo định kỳ
hàng năm
Giáo viên được khám sức khoẻ 2 lần /năm
- Giáo viên nuôi dưỡng được khám sức khỏe ,xét nghiệm máu,xét nghiệm
phân,xét nghiệm phổi....để đảm bảo tránh các bệnh lây lan cho trẻ
- Tổ chức kiểm tra tay nghề hàng năm cho đội ngủ cấp dưỡng về vệ sinh an
toàn thực phẩm,vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân
Để đảm bảo vệ sinh an toàn trong khi chế biến,nhân viên phải mặc trang
phục,tạp rề,đội mũ,khẩu trang,cắt móng tay không đeo các đồ trang sức
Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
trong nhà trường:
Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn
xã hội đặc biệt là đối với các trường mầm non.
Chúng tôi đã thực hiện công tác này như sau:
- Chỉ đạo thực hiện biện pháp mua thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ
ràng, tin cậy và có biên bản cam kết.
- Thực phẩm cung cấp phải đảm bảo vệ sinh, an toàn không ôi thiu, nấm
mốc quá thời hạn sử dụng, không được sử dụng hóa chất.
- Kiểm tra thực phẩm hàng ngày trước khi đưa vào sơ chế, chế biến.
- Thực hiện tốt qui trình bếp ăn một chiều chặt chẽ.
- Phân công chỉ đạo giám sát nhà bếp lưu mẫu thức ăn trước khi cho trẻ
ăn, bảo quản tốt trong tủ lạnh 24h trong ngăn mát. Nhân viên nhà bếp phải có khẩu
trang, tạp dề, găng tay chia thức ăn chín và chế biến thức ăn sống.
- Kiểm tra từng khâu chế biến của bếp ăn.
- Đảm bảo nguồn nước sạch để sử dụng và chế biến thực phẩm.
11


- Tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp, phòng ăn, phòng ngủ xung quanh
khu vực nấu bếp phải luôn luôn sạch sẽ.

- Vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn, bát thìa phải sạch sẽ dụng cụ chế biến
thúc ăn sống riêng, dụng cụ chế biến thức ăn chín riêng.
- Quán triệt những ai không phận sự nhà bếp không được vào.
- Kiểm tra thường xuyên các khâu sơ chế và chế biến thực phẩm của nhà bếp
Từ việc kiểm tra đó mà chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Chính vì vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ chúng ta
không thể không đề cập tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm
non. An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ góp phần to lớn trong việc đảm bảo sức khoẻ
cho trẻ, tạo được niềm tin yêu đối phụ huynh. Đây cũng là biện pháp tốt nhất để
tuyên truyền phụ huynh nhằm nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường.
Biện pháp 5: Chống thất thoát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Thất thoát thực phẩm có thể xảy ra ở rất nhiều trường hợp. Thất thoát thực
phẩm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho khẩu phần ăn của trẻ bị giảm
đi, khẩu phần ăn của trẻ giảm dẫn đến không đảm bảo lượng kcal cung cấp theo
yêu cầu cho trẻ.
Thất thoát thực phẩm được xác định có thể xảy ra ở các khâu bắt đầu từ khâu
nhận chợ cho đến khi cho trẻ ăn trên lớp và bất kể sự cố nào cũng có thể gây thất
thoát.
Ví dụ: - Chế biến không ngon cháu bỏ ăn, ăn không ngon miệng, cháu ăn ít
thức ăn thừa ra.
- Mua thực phẩm không ngon phải loại bỏ nhiều.
- Thức ăn chia xong không đậy chẳng may bị nhiễm bẩn phải đổ...
Sự thất thoát còn có thể xảy ra lúc cháu ăn cô không quán xuyến cẩn thận cháu
ăn bị đổ, bị rơi vãi và do một số nguyên nhân khác. Chính vì vậy cần phải có biện
pháp để chống thất thoát và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tránh ngộ độc thức
ăn ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
Bằng cách:
- Giao trách nhiệm và định mức cho từng thành viên trong nhà bếp như:
+ Tiếp phẩm chịu trách nhiệm chất lượng, giá cả thực phẩm.
+ Cô nấu ăn phải chế biến ngon, sạch, đúng giờ. Nếu lượng thức ăn thải bỏ

quá nhiều sẽ không đạt yêu cầu.
- Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch kiểm tra thực đơn hàng ngày có kế
hoạch điều chỉnh nếu thấy bất hợp lý.
- Thực hiện tốt công tác kiểm định 3 bước:
+ Kiểm định trước khi nhập
+ Kiểm định trước khi chế biến, nấu nướng
+ Kiểm định trước khi ăn
- Giám sát việc chia phần ăn cho nhóm lớp, cho từng trẻ nếu thấy không phù
hợp có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
- Nhắc nhở giáo viên quán xuyến trẻ để không bị rơi vãi thức ăn.
12


- Với mỗi loại thức ăn mới cần tổ chức nấu thử để biết sự tương đương giữa
lượng sống và lượng chín để từ đó giúp cho việc chia thức ăn cho trẻ chính xác.
- Nghiên cứu lựa chọn phương thức mua thực phẩm sao cho tiết kiệm và đề
phòng sự mất mát, an toàn thực phẩm như: Ký hợp đồng mua bán hạng thực phẩm
đã đăng ký chất lượng.
Thực hiện triệt để việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày để tìm nguyên nhân trong
trường hợp ngộ độc thức ăn.
Có thể nói với những việc làm trên, trong năm học qua nhà trường chúng tôi
đã quản lý tương đối tốt không để xảy ra tình trạng thức ăn bị ôi thiu, thực phẩm
luôn đảm bảo tươi sống, việc giám sát chia ăn, giám sát cháu ăn thường xuyên đã
giúp ích rất nhiều trong việc động viên trẻ ăn hết xuất và có tác dụng trong việc
nhắc nhở trẻ ăn uống vệ sinh không rơi vái thức ăn. Đây chính là những nhân tố
quan trong trong việc chống thất thoát thực phẩm, khẩu phần ăn của trẻ không bị
thiếu hụt.
Như vậy chống thất thoát thực phẩm là việc làm quan trọng không thể thiếu
trong quá trình tổ chức ăn bán trú cho trẻ tại trường. Nó góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ.

Biện pháp 6: Cân đối dinh dưỡng
Như chúng ta đã biết ăn uống là cách cung cấp năng lượng và dinh dưỡng
tốt nhất cho cơ thể vì trong thức ăn có đủ các chất dinh dưỡng.
Ví dụ: Các chất khoáng cần cho sự tạo xương, tạo máu, đem lại sự lành
mạnh cho các hoạt động chức năng sinh lý. Protein ngoài chức năng xây dựng còn
tạo nên các tế bào mô, cơ quan. Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho
cơ thể hoạt động bình thường của hệ cơ, hệ thần kinh. Các chất dinh dưỡng có
trong tất cả các loại thực phẩm nhưng hàm lượng mỗi chất trong mỗi loại không
giống nhau chính vì vậy cần phải cân đối khẩu phần ăn cho trẻ. Cho trẻ ăn đầy đủ
các chất đạm, chất béo, chất bột đường để giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối.
Chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng phải nắm chắc những điều kiện sau:
Khẩu phần ăn hợp lý là:
Cung cấp năng lượng đầy đủ: Nhà trẻ 800 kcal/ ngày/ trẻ; Mẫu giáo 882
Kcal/ trẻ/ ngày. Mức ăn ở trường 2 bữa/ ngày cần đảm bảo Nhà trẻ từ 706-826 kcal/
trẻ/ ngày; Mẫu giáo từ 735-882 kcal/ trẻ/ ngày.
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết: Protein, Lipit; Gluxit. Các
chất sinh năng lượng phải ở tỷ lệ cân đối và hợp lý:
Cụ thể:
+ Lipit chiếm tỷ lệ 35-40% với năng lượng khẩu phần(Nhà trẻ); MG:
20-30% với năng lượng khẩu phần.
+ Protein chiếm 12-15% so với năng lượng khẩu phần.
+ Gluxit chiếm 50-55% so với năng lượng khẩu phần( Nhà trẻ); MG: 55-68%
so với năng lượng khẩu phần.
Để đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với mức đóng góp
cần chỉ đạo nhân viên:
13


- Xây dựng khẩu phần ăn chính xác, cân đối các chất (Lưu ý giữa nhà trẻ và
mẫu giáo)

- Cân đối tỷ lệ động, thực vật.
- Tránh lặp lại thức ăn trong tuần.
- Thường xuyên thay đổi thức ăn và chế biến nhiều món khác nhau trong
cùng một loại thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và hấp thu thức ăn
một cách tốt nhất.
- Quá trình pha chế thực phẩm phải được tẩm ướp, gia vị vừa, thức ăn
khi nấu chín phải có mùi thơm, kích thích các giác quan của trẻ và để tạo cảm
giác ngon miệng.
- Chỉ đạo giáo viên lưu ý tô màu thức ăn bằng cách phối hợp các loại thẩm
để thức ăn không những ngon mà còn có màu sắc đẹp tạo cảm giác thích thú và
kích thích sự thèm ăn của trẻ.
- Sự phối hợp nhiều loại thực phẩm còn có tác dụng cân đối được lượng
dinh dưỡng trong bữa ăn. Chúng ta biết rằng không có một loại thực phẩm nào là
vạn năng, mỗi loại thực phẩm đều có những chất riêng.
Ví dụ: Chất đạm có ở tôm, cá, cua... nhưng lại không có trong rau xanh hoặc
chất bột đường có ở trong gạo, ngô khoai sắn nhưng lại không có trong thịt, trứng,
sữa...Chính vì vậy việc phối hợp các loại thực phẩm là cực kỳ cần thiết để đảm bảo
cân đối dinh dưỡng cho trẻ.
Ví dụ: Món thịt bò bằm pha trộn thêm cà chua, cà rốt, rau thơm món ăn
không những có màu sắc hấp dẫn mà còn giúp những trẻ không thích ăn rau có cả
rau trong khẩu phần ăn của mình.
Chú ý việc chỉ đạo giáo viên thực hiện cho trẻ chế độ ăn uống theo đúng giờ
quy định. Phản xạ có điều kiện này sẽ góp phần tích cực tạo ra cảm giác muốn ăn,
thèm ăn của trẻ khi giờ ăn đến giúp trẻ ăn hết xuất ăn của mình.
- Chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng thay đổi món ăn hàng ngày, không trùng lặp
món ăn để tránh sự chán ăn của trẻ.
Bằng các biện pháp nói trên trong năm học qua nhà trường chúng tôi đã chỉ
đạo giáo viên dinh dưỡng làm tương đối tốt cách xây dựng thực đơn và tính khẩu
phần ăn cho trẻ, đảm bảo cân đối giữa các chất dinh dưỡng, phù hợp với điều kiện
thực tế của trường, của địa phương.

VD1:Thực đơn tổng hợp theo ngày ( Ngày 14/03/2016 )
S
T
T

TÊN
THỨC
ĂN

LƯỢNG
ĐI CHỢ
(KG)

TỔNG
LƯỢN
G
(GAM

QUY
ĐỔI

PHẦN THỰC PHẨM DÙNG CHUNG
Muối0
0
0

Chính

ĐƠN
GIÁ


THÀNH
TIỀN

0

15 000

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

PROTIT
Đ
TV
V
0

0

LIPIT
ĐV
TV

0

0

GLU
XIT

0


CAL
O

0

14

GHI
CHÚ


Phần thực phẩm dùng cho mẫu giáo: 100 cháu Mức thu : 10.000đ/cháu
1

Gạo tẻ máy

14.5

14.500

2

Cá thu

3.4

3

Lạc hạt


4

Vừng

5

Tủy xương
lợn
6 Xu hào
7 Cà rốt củ đỏ
vàng
Thịt vịt
8 Nước mắm
loại 2
9 Dầu
thực
vật
Muối
1 Muối-Mì
Chính
Chỉ số thực
đơn /1
Tỉ lệ P-L-G/1
trẻ

14.000

3.400


14282.
5
2210

60000

203.00
0
204000

1071.
19
0

0

142.82

227.63

0

10711.
88
0

1.5

1.500


1470

50000

75000

402.2
2
0

396.9

0

640.92

223.44

1

1000

950

50000

50000

0


0

440.8

169.1

46

190.9
5
0

2

2000

2000

50000

4
1.6

4000
1600

3120
1360

20000

25000

100.00
0
80000
40000

164

0

0

0
0

68.64
17.68

0
0

0
0

152.88
92.48

1498
0

904.8
448.8

3
0.3

3000
300

1350
300

60000
20000

180000
6000

68.85
15.6

0
0

117.45
0

0
0


0
0

1485
63

0.4

400

400

35000

14000

0

0

0

398.8

0

3708

0.3
0.3


300
300

300
300

20000
55000

6000
16.500

0
0

0
130.5

0
0

0
0.6

0
75

0
0


392

285.29

5.33

18.83

5.09

16.24

114.37

12.95%

Phần thực phẩm dùng cho nhà trẻ 9 cháu
1

Gạo tẻ máy

2
3
4
5
6

Thịt vịt
Cá thu

Lạc hạt
Vừng
Dầu
thực
vật
7 Bí xanh bí
đao
8 Tủy xương
lợn
Chỉ số thực
đơn /1 trẻ
Tỉ lệ P-L-G/1
trẻ

0

25.73%

Mức thu : 10 000/ cháu

1300

1280.5

14.000

18.200

0


96.04

0

12.8

0.5
0.5
0.08
0.05
0.05

500
500
80
50
50

225
325
78.4
47.5
50

60000
60000
50000
50000
35000


30000
30000
4000
2.500
1750

14.48
59.15
0
0
0

0
0
21.17
9.55
0

19.58
33.48
0
0
0

0.3

300

219


15000

4500

0

1.31

0.2

200

200

50.000

10.000

4.6

0

442.38

891.21

61.32%

1.3


520

4970
3.1
8511.
3
8511.
3
5567

10.09

29.82

4456.14

0
0
34.18
22.04
49.85

960.3
8
0
0
11.92
8..46
0


0

0

5.26

26.28

16..4

0

0

1498

7.72

19.22%

13.27

247.5
539.5
453.94
278. 35
463.5

120.52


22.74%

907.08

58.04%

VD2: Bảng cân đối dinh dưỡng theo tuần
(Từ ngày 14/03/2016 đến ngày 18/03/2016)
S
T
T

DIỄN GIẢI

1

THỨ 2

PROTIT
NHÀ TRẺ
MẪU
GIÁO

ĐV
21.45

LIPIT
NHÀ TRẺ
MẪU
GIÁO


GLUXIT
NHÀ
MẪU
TRẺ
GIÁO

TV

ĐV

TV

ĐV

TV

ĐV

TV

35.87

18.15

15.19

15.84

9.41


15.3

12.23

158.67

NHÀ
TRẺ

130.89

CALO
MẪU GIÁO

986.99

15

902.85


( 14/03/2016 )
THỨ 3
(15/03/2016 )
3
THỨ 4
(16/03/2016 )
4
THỨ 5

(17/03/2016 )
5
THỨ 6
( 18/03/2016)
TỔNG CỘNG
2

Động vật + Thực
Vật

9.97

37.49

12.4

15.49

6.8

15.76

10.23

13.14

117.33

102.96


907.16

913.19

11.48

18.98

13.05

19.87

9.6

14.38

11.27

13.6

120.27

146.99

821.7

959.6

10.09


29.82

5.33

18.83

7.72

13.27

5.09

16.24

120.52

114.37

097.08

891.21

10.09

28.93

7.82

20.64


2.22

8.89

2.72

7.7

124.31

149.63

674.84

813.76

56.75

90.02

42.18

44.61

62.37

641.1

644.84


4297.4
1

4480.1
7

60.02

151.0
9
211.11

6.71

146.77

103.89

106.98

Động vật 50%
Thực Vật 50%
Bình quân 1 trẻ

28.43
71.57
42.22

38.67
61.33

29.35

40.6
59.4
20.78

4.7
58.3
21.4

So voi nhu cau
chuan
Năng lượng do
các chất cung
cấp
Tỷ lệ P-L-G
cung cấp cho 1
trẻ

84%

59%

42%

43%

168.89

117.42


187

19.44%

14.22%

21.52%

128.2
2
256%

128.9
7
258%

192.56

512.8
8

515.8
7

23.32%

59.04
%


62.47
%

859.4
8
1719%

896.03
1792%

2.4 Kết quả sau khi âp dụng các bước
Có thể nói sau một năm thực hiện áp dụng một số biện pháp vào công tác
chăm sóc nuôi dưỡng chất lượng đã có sự thay đổi đáng khích lệ
Kết quả khảo sát như sau:
Tổng số trẻ đến trường :
TS
Số trẻ mắc
Cân nặng
Chiều cao
bệnh
Kênh BT
Kênh SDD
Kênh BT
Kênh TC
Số lượng
140
1
140
1
5

Tỉ lệ %
99,3
0,7
99,3
0,7
0,3
Nhìn vào bảng kết quả trên ta có thể thấy rằng: Kết quả phần thực nghiệm thay
đổi hoàn toàn. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh giảm. Số trẻ ăn
bán trú tại trường đã tăng lên. Lượng kcal cần cung cấp cho trẻ đã đạt mức độ
tương đối so với yêu cầu chuẩn. ( Nhà trẻ đạt 914,32 kcal, mẫu giáo là 920,48 kcal)
Nhận thức của nhân dân, của cha mẹ trẻ đã được nâng lên rất nhiều, các điều kiện
về cơ sở vật chất phục vụ ăn bán trú đã được bổ sung cơ bản.
Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non thuộc diện khó
khăn như trường địa phương chúng tôi thì trước tiên cần phải làm tốt công tác nâng
cao nhận thức. Việc nâng cao nhận thức thông qua nhiều hình thức phong phú, bền
bỉ, phương châm “Mưa dầm thấm lâu” sẽ giúp cho cô giáo, cho cha mẹ, nhân dân,
16


cộng đồng và các tổ chức xã hội thấu hiểu. Khi vấn đề đã đã được hiểu đúng, nhận
thức đúng sẽ giúp cho chúng ta đi đúng hướng và thực hiện nó một cách dễ dàng.
Nâng cao chất lượng bữa ăn, các biện pháp chống thất thoát thực phẩm,
công tác thanh kiểm tra và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là những biện
pháp quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ trong trường Mầm non.
Tôi thiết nghĩ trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến bao nhiêu, nếu người
làm công tác quản lý luôn có tâm huyết, trăn trở để tìm ra những cái còn thiếu, còn
yếu của trường mình để tìm tòi, khắc phục nó thì chắc chắn rằng sẽ có những gặt
hái thành công. Cũng như đối với nhà trường chúng tôi ngay từ thực trạng ban đầu
khó khăn tưởng chừng như không khắc phục được. Nhưng bằng các biện pháp đã

trình bày ở trên đã cho thấy một kết quả đáng khích lệ.
3, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Từ những kết quả trên cho thấy rằng tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm học so với
cuối năm học 2015-2016 giảm đi đáng kể, trẻ phát triễn cân đối hài hòa nhanh
chóng,hoạt bát tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp và các hoạt động hàng
ngày
Như vậy công tác chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non có vai trò
quan trọng trong việc hình thành và phát triễn thể chất, tình cảm,chí tuệ,thẩm mỹ
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới,xã hội chủ nghĩa
chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để trẻ phát triễn một cách toàn diện
Để có chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc- giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để
nhà trường phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh,
thông minh, ngoan ngoãn thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng
đồng thừa nhận. Trước hết ta phải ta phải nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong
trường mầm non
Tích cực chỉ đạo tốt công tác tham mưu cho các lớp học khang trang đầy đủ các
điều kiện tối thiểu phục vụ vệ sinh ăn ngủ cho trẻ ,để trẻ tích cực tham gia vào các
hoạt động,phụ huynh nhiệt tình tham gia vào cá hoạt động của nhà trường
Thường xuyên kiểm tra chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường để chất
lượng chăm sóc giáo dục ngày được nâng lên và phát triễn tốt để tỉ lệ trẻ suy dinh
dưỡng giảm dần.
Qua những năm làm công tác quản lý Bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách
công tác nuôi dưỡng của nhà trường tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm và lựa
chọn những phương pháp tốt nhất tôi luôn suy nghĩ trăn trở làm thế nào để giảm tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất theo từng tháng,từng quý.và đây củng
là nhiệm vụ là trọng trách lớn lao mà Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng giao
cho cô giáo Mầm non những người ươm mầm cho tương lai đất nước.
17



*Tóm lại : Qua việc nuôi dạy trẻ theo đúng khoa học ,qua tuyên truyền của nhà
trường qua phối hợp với trạm y tế để cân đo và khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ
đã học các bậc phụ huynh khẳng định là bổ ích,từ đó phụ huynh chủ động phối hợp
với nhà trường để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
3.2 Đề xuất
*Đối với địa phương
Đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư
cơ sở vật chất cho công tác ăn bán trú trong trường mầm non.
Đối với phụ huynh nâng mức ăn cho trẻ là 12,000đ/ngày để đảm bảo đủ lượng kcal
cho trẻ.
* Đối với phòng giáo dục:
Để làm tốt công tác nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
Hàng năm phòng giáo dục cần tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng cho cán
bộ quản lý và giáo viên những kiến thức cơ bản về chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ
trong trường Mầm Non
- Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thực hiện
một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ ở trường mầm non, với những kết quả đã đạt được góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ từng bước xây dựng nhà
trường ,được phòng giáo dục huyện và chính quyền nhân dân xã tin tưởng,
sáng kiến kinh nghiệm trên của bản thân tôi đã được áp dụng vào nhà trường
thực sự có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của hội đồng khoa học ngành
Châu Lộc, ngày 22 tháng 3 năm 2016
Cam kết không coppy
Người Viết sáng kiến


Nguyễn Thị Hương

18



×