Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động ở trường MN minh khôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.93 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:"Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề phát
triển vận động cho trẻ ở Mầm non Minh Khôi"
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Người xưa có câu "Sức khỏe là vàng là vàng, lao động là vốn quý" nếu có
sức khỏe thì không làm được tất cả mọi việc. Vì thế mỗi con người chúng ta từ
già đến trẻ ai cũng cần có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào, đó là niềm
hạnh phúc của mọi người, mọi nhà. Trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục
mầm non được coi là một ngành học, bậc học giữ vai trò nền tảng. Nó đặt nền
móng cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Mục tiêu
mà giáo dục mầm non vươn tới đó là: Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý,
năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù
hợp với lứa tuổi, ở độ tuổi này cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ
cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu
hóa đang trên đà phát triển cơ thể còn non yếu.Vậy vận động là điều khiện cho
sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới góc độ lựa chọn và
tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Vai trò đầu tin của các hoạt động phát triển vận động là nâng cao về sức
khỏe để phát triển thể lực, các hoạt động luyện tập, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ
phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt cân đối hài hòa.
Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo, ngoài việc chăm sóc cẩn thận
và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển trẻ còn cần phải có sự giao tiếp tình cảm,
luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi. Bên
cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm
cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin
hơn. Trẻ lớn lên khỏe mạnh vui tươi đó chính là nhiệm vụ của mỗi trường mầm
non chúng ta cần phải giáo dục cho trẻ nhu cầu vận động và những cảm xúc tích
cực trong cuộc sống. Trong khi vận động trẻ nhận thức được về thế giới xung
1




quanh, học cách yêu mến cuộc sống, biết hành động có mục đích rõ ràng, trao
dồi kinh nghiệm trong quá trình chơi, vì trò chơi đối với trẻ mầm non không chỉ
đơn giản là nhớ lại những hành động, những cốt truyện nào đó, mà là xử lý một
cách sáng tạo những kinh nghiêm đã có để xây dựng thành một hiện thực mới,
đáp ứng nhu cầu và ấn tượng của trẻ. Vì thời đại ngày nay phải có sức khỏe, có
chí hướng, kiên nhẫn tự tin vào sức mạnh của mình. Việc thiếu hụt bầu không
khí tâm lý là dẫn đến sự biến dạng nhân cách trẻ, giảm khả năng giao tiếp xúc
cảm với thế giới xung quanh, gây ra những khó khó khăn trong việc thiết lập các
mối quan hệ xã hội. Vì thế trong điều kiện hiện nay, nhiệm vụ đặc biệt cấp thiết
là phát triển cho trẻ đến văn hóa thể lực thể thao, dạy trẻ những kỹ năng vận
động vừa sức đó là những vận động cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho
trẻ mầm non là sử dụng nhiều hình thức tổ chức rèn luyện sức khỏe, thông qua
đó giúp hoàn thiện các chức năng của các cơ quan trong cơ thể nâng cao khả
năng vận động, giúp cho trẻ trở nên cứng cáp hơn, dẻo dai hơn, có sức đề kháng
tốt, có khả năng phòng chống được các yếu tố nguy hại của môi trường xung
quanh, có ý nghĩa là tạo điều kiện cho trẻ lớn lên khỏe mạnh.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển vận động nhằm
nâng cao phát triển thể lực cho trẻ thì thực tế ở trường mầm non Minh Khôi tuy
giáo viên đã biết tổ chức các hoạt động phát triển thể chất nhưng mới chỉ là tổ
chức theo kế hoạch đề ra đang mang tính hình thức chưa đi sâu vào để luyện tập
thường xuyên và lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày, phương pháp tổ chức
còn cứng nhắc, đồ dùng luyện tập ít chưa phong phú đa dạng, nội dung hoạt
động còn khô khan chỉ thực hiện đúng phương pháp trò chơi vận động cứ lặp đi
lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát lại càng nhút nhát
hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực
của trẻ. Vậy làm thế nào để tổ chức các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả
lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một việc làm rất cần thiết đối với giáo viên mầm
non. Vì trẻ ở lứa tuổi này sự chú ý có chủ định chưa cao, trẻ rất dể bị phân tâm

vào các hoạt động khác.

2


Vậy là người cán bộ quản lý phải làm gì để phát huy tính chủ động sáng tạo
của đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên thực hiện tốt lĩnh vực phát triển thể chất
cho trẻ, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn, tự tin đến cho trẻ, do đó tôi đã
đi sâu nghiên cứu và áp dụng "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện
tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ ở Mầm non Minh Khôi" để làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua các hoạt
động giáo dục trong trường mầm non.
- Tăng cường thời lượng vận động cho trẻ giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh,
bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ.
- Tăng cường hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn,
khéo léo, khỏe mạnh.
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động, tăng cường tính
độc lập, tự chủ của trẻ.
- Cải thiện, tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động GDPTVĐ. Từng bước
chuẩn hóa, đầu tư xây dựng các mô hình điểm về môi trường hoạt động, cơ sở
vật chất, trang thiết bị, dụng cụ cho các trường thí điểm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi
và huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng, tạo sự thống nhất giữa nhà
trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo GDPTVĐ cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên dạy trẻ từ 2-5 tuổi tại Trường Mầm non Minh khôi.
b. Phạm vi nghiên cứu:

- Giáo viên dạy trẻ từ 2-5 tuổi tại Trường Mầm non Minh khôi.
- Trong chương trình giáo dục Mầm non cho trẻ trong trường mầm non.
- Chuyên đề phát triển vận động cho trẻ giai đoạn 2013- 2016
4. Phương pháp nghiên cứu:
3


Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng một số phương pháp để nghiên cứu
về một số biện pháp về phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường
như sau:
a. Phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phát triển vận động cho
trẻ trong chương trình giáo dục mầm non.
b. Phương pháp quan sát.
c. Phương pháp đàm thoại.
d. Phương pháp kiểm tra đánh giá.
đ. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ theo công văn số: 808/BGDĐT-GDMN ngày 25/2/2014 hướng dẫn xây
dựng kết hoạch và thực hiện chyên đề" Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển
vận động cho trẻ trong trường Mầm non, giai đoạn 2013-2016.
- Căn cứ công văn Số:1945/BGDĐT-GDMN về việc khảo sát công tác
GDPTVĐ cho trẻ trong trường mầm non.
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ giáo dục phát
triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ Mầm non. Dưới góc độ
sinh lý học vận động là sự chuyển động của các cơ thể con người trong đó có sự
tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,
hệ hô hấp, hệ tiêu hóa....Vận động là điều khiện cho sự phát triển cơ thể con
người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm
phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách

khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Huyết học Mác- Lênin đã từng khảng định rằng giáo dục thể chất là một
bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục. Các nhà khoa học đã nói muốn làm việc
được thì phải luyện tập thể dục thể thao. Giáo dục Mầm non là mức độ ban đầu,
là mắt xích đầu tiên của nền giáo dục. Nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ
ngay từ mắt xích đầu tin này và trên cơ sở đó nó sẽ được tiếp tục thực hiện các
cấp học tiếp theo.
4


Đối với trẻ mầm non, trong nhiều thí nghịêm cho rằng đây là thời kỳ hình
thành tế bào não, là thời kỳ phát triển hệ thần kinh, não, răng, xương, cân nặng,
chiều cao. Về phương diện phát triển kỹ thuật vận động là thời kỳ hình thành
khả năng tiếp thu những động tác liên quan đến vận động, không chỉ các động
tác cơ bản và động tác bổ trợ. Với phương diện phát triển tình cảm xã hội thì đây
là thời kỳ trẻ bỏ đi những suy nghĩ bản thân và dần dần hình thành tính cộng
đồng.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng vào sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thuận lợi và khó khăn.
* Thuận lợi:
- Trường Mầm non Minh Khôi là trường có nhiều năm đạt thành tích tập thể lao
động tiên tiên, với sự đầu tư về CSVC của UBND xã, sự giúp đỡ chuyên môn
phòng GD&ĐT huyện Nông Cống, đây thực sự là môi trường thuận lợi cho việc
dạy và học.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo địa phương trong xã hổ trợ về cơ sở
vật chất trang thiết bị để nhà trường tổ chức qua các hội thi, hội thao và các hội
nghị tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.
- Đội ngũ CBQL, giáo viên 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa phần còn
rất trẻ, năng động, sẵn sàng tiếp nhận cái mớí, yêu nghề, gắn bó với nhà trường,
có tinh thần trách nhiệm, chấp hành kỷ luật chuyên môn tốt, có ý thức vươn lên

trong công tác.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục
trẻ và hổ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
- Nhận thức của phụ huynh ngày được nâng cao đã xây dựng hổ trợ về kinh phí
mua sắm đồ dùng phát triển vận động.
- Tỉ lệ trẻ đến lớp đông, Trẻ mẫu giáo ra lớp 95 %, 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn
ra lớp, 100% trẻ được ăn bán trú tại lớp.
- 100% các nhóm lớp đã tham gia tổ chức tốt các hội thao" Hội khỏe bé Mầm
non".
5


*Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi còn có một số khó khăn như: cơ sở vật chất trang
thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho góc vận động còn hạn chế.
- Việc làm đồ dùng đồ chơi sưu tầm tranh của giáo viên theo chủ đề chủ điểm
chưa được đa dạng phong phú.
- Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong quá trình hoạt động sử dụng đồ dùng
trực quan còn chưa hấp dẫn dẫn đến giờ hoạt động còn khô khan, cứng nhắc.
- Công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về chăm sóc giáo dục trẻ một số
giáo viên còn hạn chế
- Sức khỏe của trẻ chưa được đồng đều trẻ hay bị ốm, trẻ đi học không thường
xuyên nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức.
- Quá trình tham gia các hoạt động chơi một số trẻ chưa hứng thú còn nghịch,
bên cạnh đó có trẻ thiếu mạnh dạn, chưa tự tin, còn nhút nhát.
- Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắng tầm quan trọng việc tổ chức các
hoạt động chơi trong học tập của con em mình và việc phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm để hổ trợ mua sắm đồ dùng dạy học và trang thiết bị còn chậm.
2.2 Thực trạng về việc thực phát triển vận động cho ở trường mầm non.
- Trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động

thì bản thân phải xây dựng kế hoạch để triển khai chuyên đề tại trường.
- Sau khi mới được tiếp thu chuyên đề phát triển vận động bản thân đã được
triển khai đến toàn thể giáo viên trong nhà trường, có chỉ đạo thực hiện nhưng
chưa thực sự sát sao để theo dõi góp ý thường xuyên trong quá trình hoạt động
hàng ngày đến từng giáo viên, mà chỉ đánh giá chung vào cuối tháng.
chủ yếu dạy cho trẻ thuộc động tác.
- Một số giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo trong quá trình hoạt động học, hoạt
động chơi và lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày còn ít phương pháp tổ
chức còn cứng nhắc nội dung hoạt động còn khô khan, chỉ thực hiện đúng động
tác ít thay đổi sáng tạo cái mới nên trẻ nhàm chán không có sự tập trung chú ý
hiệu quả đạt chưa cao.
6


- Công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhà trường tạo mội điều kiện hỗ
trợ kinh phí mua săm trang thiết bị và đồ đồ chơi để xây dựng góc vận động có
nhưng chưa có chiều sâu.
- Chỉ đạo giáo viên phải sưu tầm các nguyên phế liệu sẳn có ở địa phương và
làm thêm các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo ít chưa đa dạng phong phú.
- Hàng tháng kiểm tra đánh giá xếp loại kết quả thực hiện chuyên đề phát triển
vận động của giáo viên đang còn mang tính hình thức.
Với những thực trạng đã nêu trên, bản thân tôi là một cán bộ quản lý
chuyên môn xin đưa ra "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các
hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo trường Mầm non Minh Khôi"
* Kết quả thực trạng.
a. Đối với bản thân.
TT

KẾT QUẢ


NỘI DUNG

Tốt

Khá

1

- Xây dựng kế hoach thực hiện chuyên đế phát

2

triển vận động
- Hướng dẫn giáo tổ chức các hoạt động viên

3

thực hiện
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường

x

4

hoạt động và làm đồ dùng, đồ chơi
Đánh giá kết quả quá trình thực hiện CĐ,PTVĐ

x

TB


Yếu

x
x

b. Đối với giáo viên.
Tổng số

Xây dựng kế

GV

hoạch CĐ,PTVĐ

16

Tốt

Khá

TB

6

5

5

Yếu


Lựa chọn bài tâp
VĐ phù hợp với
khả năng cử trẻ
Tốt

Khá

TB

6

6

4

Yếu

Nội dung PP tổ

Xây dựng môi

chức hoạt động

trường, LĐDĐC

Tốt

Khá


TB

6

5

5

Yếu

Tốt

Khá

TB

5

6

5

Yếu

c. Đối với trẻ.
Số
trẻ
260

PT thể chất

Đạt

249

Không
đạt

10

PT nhận thức
Đạt

253

Không
đạt

7

PT ngôn ngữ

PT thẩm mỹ

Không

Không

Đạt

251


đạt

9

Đạt

147

đạt

13

PTTC&KNXH
Đạt

248

Không
đạt

12
7


d. Công tác tham mưu xây dựng cơ sở xật chất
TT
1
2
3

4

Nội dung
Xây dựng góc phát triển vận động
Góc tuyên truyền ở các nhóm lớp
Đồ dùng hoạt động ở các nhóm lớp
Đồ dùng đồ chơi ngoài trời

Tốt

Kết quả
Khá
TB
x
x
x
x

Yếu

3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
Từ thực trạng nghiên cứu và vận dụng những kiến thức lý luận liên quan
như đã phân tích nêu trên. Tôi đã nghiên cứu đúc rút từ những kinh nghiệm thực
tế đưa ra những biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong
trường mầm non Minh Khôi như sau:
3.1. Bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân và nâng cao công tác chỉ đạo.
Tham gia các lớp tập hấn ngày 10/08/2015, Phòng Giáo dục và Đào tạo
triển khai tổ chức làm điểm Hội thao chuyên đề phát triển vận động tại trường
mầm non Vạn thắng.
Bản thân luôn cố gắng học tập, tham khảo tài liệu, để nắm vững mục đích

yêu cầu nội dung phương pháp xây dựng kế hoạch để triển khai chuyên đề phát
triển vận động.
Trước hết bản thân phải xác định rõ muốn nâng cao chất lượng GDPTVĐ
cần phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, bồi dưỡng
đội ngũ về xây dựng kế hoạch, phương pháp tổ chức hoạt động phát triển vận
động, phối kết hợp với phụ huynh học sinh...
3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được nhà trường quan tâm. Nhà trường
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên theo mỗi giai đoạn: Xây
dựng kế hoạch GDPTVĐ; thiết kế môi trường; khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi;
cách tổ chức các hoạt động GDPTVĐ…
Xây dựng các tiêu chí đánh giá từng nội dung của chuyên đề: Tạo môi
trường, tổ chức hoạt động, đồ dùng đồ chơi để giáo viên nắm được yêu cầu và
phương pháp dạy hoạt động vận động cho trẻ thì việc bồi dưỡng cho giáo viên
8


là rất cần thiết và thường xuyên. Chính vì vậy tôi đã bồi dưỡng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên bằng những hình thức sau:
Tổ chức triển khai chuyên đề phát triển vận động cho trẻ tại trường cả về
lý thuyết và thực hành tạo góc vận động cho trẻ.
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm
lứa tuổi để đưa ra cách vận động cho phù hợp. Đầu năm thực hiện những bài tập
nhẹ nhàng dễ thực hiện, cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo khéo léo.
Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp tổ chức, lồng ghép tích hợp vào
trong các hoạt động hàng ngày và mọi lúc mọi nơi.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng tiết mẫu để dự giờ rút kinh nghiệm: Trong quá
trình dự giờ giáo viên tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo viên những kỹ
năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó để cho tất cả giáo
viên trong trường đến dự. Qua tiết dạy người dự đã nắm được phương pháp của

hoạt động, hình thức lên lớp, cách lấy, cất đồ dùng dụng cụ, cách làm đồ dùng tự
tạo trong hoạt động vận động cho trẻ.
Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối để giáo viên trao đổi
thảo luận nhận xét rút kinh nghiệm thực hiện chủ đề so với yêu cầu đề ra, ghi lại
những đề nghị của giáo viên để giải đáp, hoặc tổ chức tiết kiến tập để giáo viên
dễ nhận thấy những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ
đó rút kinh nghiệm cho bản thân.

9


Hình ảnh giáo viên đang tiếp thu chuyên đề PTVĐ
3.3. Hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp,tăng cường giáo dục phát
triển vận động cho trẻ
Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động đảm bảo
lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động khác, trong mọi lúc mọi nơi, đảm bảo
tính đồng tâm phát triển, vừa sức, phù hợp với từng độ tuổi. Các góc có liên quan
đến việc phát triển vận động tinh và vận động thô như: Góc âm nhạc, góc đóng
vai, góc tạo hình, góc khám phá khoa học, văn học…cũng được bổ sung thêm các
đồ chơi và nội dung chơi để phát triển thể chất.
Để phát triển thể chất, giáo viên không chỉ quan tâm tới các tiết vận động,
hoạt động ngoài trời mà còn chú ý rèn cho trẻ thói quen lao động tự phục vụ
như: tự rửa tay, rửa mặt, vệ sinh góc chơi, tự cởi quần áo, đeo ba lô, cất ba lô,
giúp cô trực nhật làm những việc vừa sức..
Thể dục sáng được thay đổi phần nhạc kết hợp những bài tập dân vũ mới lạ
giúp trẻ hứng thú hơn song vẫn đảm bảo phát triển các nhóm cơ theo yêu cầu
của chương trình. Các giờ học phát triển vận động không còn là những mệnh
lệnh khô cứng mà thay vào đó là các bản nhạc sôi động, trò chơi hấp dẫn, giúp
trẻ vận động vui và tích cực hơn.
Với tư duy phát triển vận động không chỉ trên tiết học, trò chơi vận động…

mà phát triển vận động phải được tiến hành lồng ghép trong mọi hoạt động khác
trong trường như: Dạy trẻ các kĩ năng tự phục vụ, phút thể dục giữa giờ học, vận
động nhẹ nhàng sau giờ ngủ dậy... để giúp trẻ thay đổi tư thế, trạng thái chuẩn bị
cho các hoạt động tiếp theo một cách tích cực nhất.
Việc tổ chức giao lưu thể thao giữa các lớp thường xuyên tạo ra môi
trường thân thiện trong nhà trường. Các nội dung giao lưu cùng độ tuổi hoặc
giữa các độ tuổi luôn đảm bảo tính vừ sức, đồng tâm phát triển. Trong khi chơi
huy động được tối đa các giác quan, thời gian luyện tập đủ để trẻ được trải
nghiệm tạo kỹ năng vận động. Các buổi giao lưu ở độ tuổi khác nhau còn mang
một sắc thái riêng, sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị lớp lớn đối với các em
lớp bé, tinh thần đồng đội... Những buổi giao lưu như vậy cần có sự tập trung
10


cao về trí tuệ của tập thể để thiết kế nội dung vận động phù hợp cho các độ tuổi
và khuyến khích phụ huynh cùng tham gia để trẻ vừa phát triển vận động lại
vừa gắn kết tình cảm. Ngày hội chiến sỹ tí hon nhà trường cho trẻ giao lưu giữa
các khối với các chú bộ đội, cùng chơi những trò chơi vận động mô phỏng sự
tập luyện của các chú bộ đội với sự tham dự của các bậc phụ huynh.
3.4. Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường, bổ sung đồ dùng đồ chơi
khuyến khích trẻ vận động phù hợp và tích cực.
Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong nhà trường gắn với việc lựa chọn trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ
luyện tập. Các phượng tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững an toàn cho trẻ,
kích thước, trọng lượng phải phù hợp với trẻ. Lựa chọn các bài tập sao cho trẻ
phải có nổ lực thể chất và tiêu hao năng lượng thì mới có tác dụng phát triển thể
chất cho trẻ.
* Môi trường thiết bị đồ chơi trong nhóm lớp.
Thiết bị đồ chơi trong nhóm lớp phải đảm bảo theo danh mục đồ chơi thiết
bị tối thiểu của bộ giáo dục và đào tạo theo nội dung giáo dục phát triển vận

động trong chương trình giáo dục mầm non, mua sắm bổ sung và tự làm thêm
những thiết bị giúp trẻ thực hiện được nội dung phát triển vận động phù hợp với
độ tuổi.
Sắp xếp thiết bị đồ chơi trong các góc chơi trong nhóm, lớp đảm bảo an
toàn, tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội
cho trẻ được vận động ở mọi lúc mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian
trẻ ở trường mầm non.
Sử dụng hiệu quả thiết bị đồ chơi cho trẻ phát triển vận động giáo viên cần
chú ý đến các hoạt động phát triển thể lực của trẻ theo hướng mở, theo nhu cầu
vận động của trẻ. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện
dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi khi tham gia vào các
góc chơi.
VD: Đồ chơi phục vụ cho vận đông tinh như: giấy, bóng, hoa, giây len, dải lụa,
các loại hột hạt, nhạc cụ...
11


* Môi Trường thiết bị đồ chơi ngoài trời.
Sân chơi thiết bị đồ chơi ngoài trời được trang bị phù hợp với từng độ tuổi,
diện tích sân vườn được quy hoạch, thiết kế phù hợp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ,
an toàn tạo môi trường xanh thoáng mát để trẻ luyện tập phát triển vận động.
Thiết bị đồ chơi ngoài trời đa dạng, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động
cơ bản và phát triển tố chất vận động: các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy, bò, trường,
trèo, lăn, bắt, thổi, vươn...
Các thiết bị, đò chơi giáo dục phát triển vận động đảm bảo các mưc độ vận
động khác nhau để mọi trẻ đều có thể thể thực hiện vận động và được bố trí sắp
xép hợp lý, có chỉ dẩn để giúp trẻ biết sử dụng thiết bị và vui chơi tập luyện đảm
bảo an toàn và khoa học.
VD: Đồ chơi phục vụ cho vận đông thô như: Đu quay, cầu trượt, xích đu, thang
leo, bập bênh, ghế, lốp xe làm ghế, cổng chui, bục đá....

thì nay phát động giáo viên làm thêm các bộ gõ có sự phối hợp tay, chân để vừa
phát triển tai nghe, vừa phát triển các cơ, sự nhanh nhẹn của trẻ. Ngoài ra các
hoạt động uốn dẻo, vận động thăng bằng trên mũi bàn chân... cũng được khai
thác thường xuyên hơn giúp trẻ mềm dẻo, vận động linh hoạt khéo léo.

* Môi trường xã hôi:
12


Là xây dưng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các họt
động phát triển vận động. Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non
cần phải đảm bảo an tào về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã
hội cho trẻ hành vi, cử chỉ, lời nói thái độ của giáo viên đối với trẻ và những
người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
* Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi.
Hàng năm nhà trường tổ chức thị làm đồ dùng đồ chơi và đưa ra các tiêu
chí làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc, hoạt động chung, phát triển vận
động để phục vụ trong công tá dạy và học, được giáo viên nhiệt tình hưởng ứng
và đánh giá cao về đồ dùng phát triển vận động đã phân giải: 1 nhất; 2 nhì; 2 ba;
2 khuyến khích đó là một tiêu chí đư vào đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm.

Hình ảnh giáo viên đang làm đồ dùng đồ chơi về chuyên đề PTVĐ
3.5. Hướng dẫn giáo viên tổ chức "Hội Khỏe bé Mầm non"
Ngày hội thể thao ở trường mầm non là một hoạt động mang lại cho trẻ
những cảm xúc vui sướng, thoải mái thể hiện khả năng của mình trong các hình
thức vui chơi, giảo trí khác nhau, các trò chơi vận động tập thể, các trò chơi thi
đua, thi đấu thể dục thể thao phù hợp với từng lứa tuổi.
Hội khỏe được chuẩn bị một cách khoa học, họp bàn trong ban giám hiệu
và cuộc họp nhà trường thành lập các ban tổ chức, ban thi đua, người dẫn
13



chương trình và hướng dẫn giáo viên nội dung thực hiện trong hội khỏe. Nhà
trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các lớp: dụng cụ, nhạc cụ, quần áo....
*Nội dung “ Hội khỏe’: Đồng diễn thể dục tập thể cho trẻ 3-5 tuổi
Hướng dẫn giáo viên lựa chọn hoạt động đồng diễn để tổ chức: Đồng diễn
bài tập thể dục sáng kết hợp với nhịp bài hát (có thể cho trẻ tập kết hợp với các
dụng cụ: cờ, gậy,vòng, bóng, hoa......); hoặc đồng diễn bài tập thể dục nhịp điệu
(thể dục tay không; thể dục dụng cụ: nơ, vòng, gậy, bóng......)

Hình ảnh trẻ mẫu giáo đồng diễn thể dục
Tổ chức cho trẻ mẫu giáo biểu diễn võ thuật hoặc Aerobic, nhảy dancesport
(khiêu vũ).

14


Hình ảnh trẻ mẫu giáo 5 tuổi tập võ thuật
* Trò chơi phát triển vận động cơ bản
Trẻ MG bé 3 - 4 tuổi: Có thể chơi các trò chơi vận động ngoài trời như:
“Chèo thuyền”, “Nhảy qua suối nhỏ”, “Bò chui qua cổng lên hái quả”..., hoặc
các bài tập phối hợp phù hợp độ tuổi.
Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi: Có thể chơi các trò chơi vận động như: “Chuyền
bóng cho người có màu áo giống mình”, “Lăn bóng”, “Bò qua ống dài, bật nhảy
hái quả”…, hoặc các bài tập phối hợp phù hợp độ tuổi.
Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi: Chơi các trò chơi vận động như: “Đua ngựa”,
“Chạy tiếp cờ”, “Nhảy tiếp xúc”, “Bật qua 5 vòng, ném bóng vào rổ”, “Đua
thuyền”…, hoặc các bài tập phối hợp phù hợp độ tuổi.
* Tổ chức trò chơi dân gian.
Cần tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ có tính chất phát triển tố chất vận

động, giúp trẻ hứng thú chơi và giáo dục cho trẻ ý thức vui chơi tập thể, phù hợp
với từng độ tuổi của trẻ.
Đối với trẻ MG bé 3 - 4 tuổi: Có thể tổ chức cho trẻ một trong các trò chơi
như: “Mèo đuổi chuột”, “Kéo cưa lừa xẻ”…...,
Đối với trẻ MG nhỡ 4 - 5 tuổi: Tổ chức một trong các trò chơi sau cho trẻ:
“Thả đỉa ba ba”, “Ném vòng cổ chai”, “Ném còn”, “Bịt mắt bắt dê’….
15


Đối với trẻ MG lớn 5 - 6 tuổi: Có thể chọn trong các trò chơi sau để tổ
chức cho trẻ: “Kéo co”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đá bóng”….
Các khu vực khác trên sân cũng được bố trí hợp lý, tăng cường đủ các nội
dung chơi, chú trọng phát triển cả vận động thô và vận động tinh gây hứng thú
và khuyến khích trẻ tham gia để phát triển toàn diện. Các đồ chơi tự tạo cũng
được quan tâm, bố trí xem kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được luyện tập các kỹ
năng vận động cơ bản : Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném….
3.6. Công tác tham mưu và phối kết hợp với phụ huynh.
* Công tác tham mưu.
Tham mưu với lãnh đạo địa phương để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết
bị phục vụ cho việc dạy và học
Tham mưu với BGH nhà trường mua sắm đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho trò chơi phát triển vận động trong nhà trường.
* Công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Nhà trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm phổ biến một số quy định của
trường, về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ năm học trước và tuyên truyền đến
các bậc phụ huynh về công tác xã hội hóa giáo dục để phụ huynh hiểu được tầm
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập cho con em mình.

16



Tuyên truyền các nội dung về sự phát triển toàn diện của trẻ, sức khỏe thể
chất và tinh thần, vai trò và nội dung của phát triển thể chất, nhu cầu dinh
dưỡng, thói quen vệ sinh, mốc phát triển thể chất, các bài tập cần dạy trẻ hàng
ngày. Trong đó tập trung vào nội dung phát triển vận động cho trẻ như các trò
chơi vận động, một số môn thể thao phù hợp, các trò chơi dân gian. Tại các khu
vực có hình ảnh minh họa, chỉ dẫn cách chơi trò chơi vận động để phụ huynh có
thể hướng dẫn và chơi cùng con.
Tuyên truyền cha mẹ nên cho trẻ tham gia một số trò chơi vận động, một số
môn thể thao phù hợp với từng độ tuổi để giúp trẻ tăng chiều cao và phát triển
thể chất.. Mời tham dự trực tiếp tại các buổi giao lưu thể thao, tham gia các trò
chơi trong ngày hội ngày lễ.
Ngoài những việc tổ chức hội họp nhà trường còn chỉ đạo giáo viên tuyên
truyền qua góc trao đổi với phụ huynh, giờ đón trả trẻ và mọi lúc mọi nơi.
Như vậy phụ huynh đã hiểu được việc phát triển vận động là nâng cao thể
lực cho trẻ, nên đa số các bậc phụ huynh đã ủng hộ nhiệt tình.

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua một năm thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực
tiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non Minh
Khôi”. đã đạt được kết quả sau:
Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế một
cách hợp lý và kết quả mang lại cho trẻ sức khoẻ tốt, trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn,
tự tin trong mọi hoạt động, có ý thức kỷ luật tốt.
Giáo viên triển khai các hoạt động vận động trong lĩnh vực phát triển thể
chất chuyển biến một cách rõ nét, giáo viên có kinh nghiệm nhiều hơn trong
việc dạy các hoạt động vận động và tổ chức trò chơi vận động.
Nhà trường đã tổ chức học tập bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, xây
dựng tiết dạy mẫu ở lớp điểm để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm Trường đã
thực hiện tốt công tác xã hóa giáo dục đã vận động các ban ngành trong xã và

17


các bậc phụ huynh ủng hộ mua sắm đồ dùng đồ chơi về phát triển vân động và
giáo viên đã sưu tầm các nguyên phế liệu để làm một số đồ chơi trong lớp và
ngoài trời được sắp xếp gọn gàng, khoa học.
4.1. Bảng đối chứng.
a. Đối với bản thân.
TT

KẾT QUẢ

NỘI DUNG

Tốt

1

- Xây dựng kế hoach thực hiện chuyên đế phát

2

triển vận động
- Hướng dẫn giáo tổ chức các hoạt động viên

3

thực hiện
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường


4

hoạt động và làm đồ dùng, đồ chơi
Đánh giá kết quả quá trình thực hiện CĐ,PTVĐ

Khá

TB

Yếu

x
x
x
x

b. Đối với giáo viên.
Tổng số

Xây dựng kế

GV

hoạch CĐ,PTVĐ

16

Tốt

Khá


TB

6

5

5

Yếu

Lựa chọn bài tâp
VĐ phù hợp với
khả năng cử trẻ
Tốt

Khá

TB

6

6

4

Yếu

Nội dung PP tổ


Xây dựng môi

chức hoạt động

trường, LĐDĐC

Tốt

Khá

TB

6

5

5

Yếu

Tốt

Khá

TB

5

6


5

Yếu

c. Đối với trẻ.
Số
trẻ
260

PT thể chất
Đạt

260

Không
đạt

0

PT nhận thức
Đạt

260

Không
đạt

0

PT ngôn ngữ

Đạt

260

Không
đạt

0

PT thẩm mỹ
Đạt

259

Không
đạt

1

PTTC&KNXH
Đạt

258

Không
đạt

2

d. Công tác tham mưu xây dựng cơ sở xật chất

TT
1
2
3

Nội dung
Xây dựng góc phát triển vận động
Góc tuyên truyền ở các nhóm lớp
Đồ dùng hoạt động ở các nhóm lớp

Tốt
x
x
x

Kết quả
Khá
TB

Yếu

18


4

Đồ dùng đồ chơi ngoài trời

x


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc nâng cao trình độ
chuyên môn là tất yếu của mỗi giáo viên trong nhà trường. Vì vậy là người quản
lý cần có kế hoạch và biện pháp giúp đỡ giáo viên tất cả kiến thức về các lĩnh
vực nói chung và lĩnh vực phát triển thể chất nói riêng. Hướng dẫn giáo viên
nắm rõ tâm lý lứa tuổi, phương pháp của hoạt động để góp phần nâng cao chất
lượng trong nhà trường.
Muốn đạt được điều đó người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu đi đầu trong
mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá chất
lượng giáo dục góp phần nâng cao chất lượng trong công tác dạy và học.
* Bài học kinh nghiệm: Qua một năm nghiên cứu và thực hiện Một số biện pháp
chỉ đạo giáo viên thực hiện lĩnh vực phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo tại
trường Mầm non Minh Khôi chúng ta cần phải tiến hành đồng thời các biện
pháp:
- Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Tăng cường thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt.
- Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
- Hướng dẫn giáo viên chọn bài tập và trò chơi phù hợp rèn luyện thể lực cho trẻ
- Hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động
cho trẻ.
- Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của giáo viên.
- Tổ chức tốt các phong trào thi đua để tuyên truyền đến phụ huynh.
là yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách hài hoà và toàn diện
- Giáo phát triển vận động chính là việc thông qua vận động để học vận động là
yếu tố giúp trẻ phát triển nhân cách hài hoà và toàn diện
2. Khuyến nghị:
- Đề nghị các cấp quan tâm hỗ trợ thêm đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
19



- Tổ chức cho cán bộ quản lý tham quan các trường điểm trong tỉnh và ngoài
tỉnh.
Trên đây đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên thực tiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ ở trường
Mầm non Minh Khôi”. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự thiếu sót, tôi rất
mong Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, bổ xung giúp đỡ để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của HĐKH nhà trường

Minh khôi, ngày 16 tháng 03 năm
2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Bình
Nguyễn Thị Hiền

20



×