Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Xuất khẩu thủy sản việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN QUANG HOÀN

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN QUANG HOÀN

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ VĂN HỘI

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử
dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy từ thực tế
nghiên cứu.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh
tế đã dạy dỗ, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học tập để tôi
có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Hà Văn Hội, người đã hết sức
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và định hướng cho tôi chọn đề tài nghiên cứu, cơ sở lý
luận cũng như khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện viết luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn !



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN ..................................................4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 4
1.1.1. Các nghiên cứu có tính chất lý luận về hoạt động xuất khẩu ..... 4
1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 5
1.1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan ............................ 8
1.2. Cở sở lý luận về xuất khẩu ................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm về xuất khẩu ............................................................. 9
1.2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh ........................................................... 10
1.2.3. Lý thuyết Heckscher-Ohlin ....................................................... 14
1.2.4. Lý thuyết thương mại mới ........................................................ 16
1.3. Cơ sở thực tiễn của việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam ... 19
1.3.1. Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam....................................... 19
1.3.2. Vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân . 23
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................28

2.1. Quy trình phân tích ............................................................................ 28
2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ............................................. 28
2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp ...................................................... 29
2.4. Phương pháp kế thừa ......................................................................... 31
2.5. Phương pháp phân tích SWOT ......................................................... 32
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......................................................33


3.1. Tổng quan về hội nhập quốc tế của Việt Nam .................................. 33
3.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu thủy sản của thế giới ................. 36


3.3. Khái quát về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt nam ................. 39
3.3.1. Về kim ngạch xuất khẩu............................................................ 41
3.3.2 Sản phẩm xuất khẩu chính ......................................................... 42
3.3.3 Thị trường xuất khẩu chính ........................................................ 47
3.3.4 Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản........................................ 59
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam .......... 61
3.4.1. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung của Việt Nam ..................... 61
3.4.2. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu ............. 62
3.4.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn ....................................................... 63
3.5. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam ............. 65
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM ..................................................................69

4.1. Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản thế giới trong thời
gian tới ...................................................................................................... 69
4.2. Cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi
hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................... 70
4.2.1. Cơ hội ........................................................................................ 70
4.2.2 Thách thức ............................................................................... 74
4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam . 77
4.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ
sản xuất khẩu ....................................................................................... 77
4.3.2. Giải pháp đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm
............................................................................................................. 85
4.3.3. Xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát
triển thị trường .................................................................................... 86

4.3.4. Các biện pháp đảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững .............. 90
4.3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành .............................................. 92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu
1.
2.

AFTA

Nguyên nghĩa
Khu vực thương mại tự do ASEAN

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Chống bán phá giá

3.

CBPG

4.

DN

Doanh nghiệp

5.


EU

Liên minh châu Âu

6.

FTA

Hiệp định thương mại tự do

7.

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

8.

NK

Nhập khẩu

9.

SPS

Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

10.


TBT

Biện pháp kỹ thuật

11.

TNHH

12.

TPP

13.

Trách nhiệm hữu hạn
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

14.

VN

15.

WTO

16.


XK

Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xuất khẩu

i


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Nội dung

1

Hình 3.1

Luồng thương mại thủy sản toàn cầu

36

2

Hình 3.2

Giá trị thương mại thủy sản toàn cầu


37

EU dẫn đầu các nước nhập khẩu thủy sản,2000-

Trang

3

Hình 3.3

4

Hình 3.4

5

Hình 3.5

6

Hình 3.6

8

Hình 3.7

Cơ cấu xuất khẩu thủy sản năm 2014

42


9

Hình3. 8

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam 2014

44

10

Hình 3.9

Xuất khẩu tôm của Việt Nam 2014

45

11

Hình 3.10

xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam 2014

46

12

Hình 3.11

xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam 2014


47

13

Hình 3.12

Thị trường nhập khẩu chính 2014

48

14

Hình 3.13

xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 2014

49

15

Hình 3.14

xuất khẩu thủy sản sang EU 2014

52

16

Hình 3.15


xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản 2014

54

17

Hình 3.16

xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc 2014

56

18

Hình 3.17

xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc, 2014

58

2013
Xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc và Na Uy
dẫn đầu thế giới (2000-2013)
Xuất nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 20102015

ii

37


38
39
41


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5


6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

Nội dung
Sản phẩm xuất khẩu thủy sản năm 2015
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ 20142015
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang EU 20142015
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản
2014-2015
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc
2014-2015
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc
2014-2015
top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 2014

iii

Trang
42
49

51

53


55

57
59


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà chúng ta
không thể không nhắc đến những thành tựu to lớn của ngành thủy sản cũng
như thương mại ngành thủy sản. Ngành thủy sản có vị trí, vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát
triển sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân trong nước cũng
như quốc tế ngày càng gia tăng, gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong
khi đó việc đánh bắt các sản phẩm tự nhiên ngày càng giảm đi do sự cạn kiệt
tài nguyên. Để đáp ứng kịp nhu cầu của con người thì ngành nuôi trồng thủy
sản đang ngày càng được chú trọng hơn; từ đó kéo theo sự phát triển không
ngừng của thương mại hàng thủy sản, giúp cho ngành thủy sản mở rộng thị
trường, đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản…
Trên thực tế, lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia như
Mỹ, Nhật Bản, EU … là rất lớn và nước ta luôn nằm trong tốp mười nước
xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Việc hội nhập sâu rộng và kinh tế quốc tế như gia nhập WTO, ký kết
các FTA với các quốc gia và khu vực của Việt Nam đã có nhiều tác động đến
thương mại nói chung, thương mại ngành thủy sản nói riêng, những tác động
tích cực có thể kể đến như: thương mại hàng thủy sản có sự gia tăng về quy
mô, sản lượng; chất lượng thủy sản xuất sang các thị trường, trong đó có thị
trường Mỹ ngày được cải thiện; số lượng đối tác ngày càng nhiều, đem lại cho
Việt Nam nhiều sự lựa chọn; lợi nhuận thu được từ thương mại hàng thủy sản

của các doanh nghiệp tăng lên rõ rệt... Bên cạnh những thắng lợi thu được thì
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại cho thương mại hàng thủy sản
Việt Nam nhiều khó khăn như: có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, có nhiều quy
1


định hơn về chất lượng mặt hàng,… đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng
như ngành thủy sản, chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn trong quá trình khẳng
định chỗ đứng và phát triển thương mại ngành thủy sản trên thị trường thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về
thương mại hàng thủy sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế có ý nghĩa thiết
thực và rất quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam cũng
như cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Từ đó tôi đã chọn đề tài:
“XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích đề tài là thông qua việc phân tích, đánh giá về hoạt động xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó rút
ra một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
a) Những nhân tố nào ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam?
b) Thực trạng của việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam những năm
gần đây như thế nào?
c) Bối cảnh hội nhập quốc tế ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam?
d) Cần có những giải pháp, phương hướng gì để giúp ngành thủy sản
Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu được tốt hơn, tận dụng tốt hơn cơ
hội khi hội nhập quốc tế?
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đã nêu, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là:
a) Phân tích làm rõ vai trò và các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam.
2


b) Phân tích, đánh giá bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam
và tác động của nó đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản.
c) Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và
đề xuất các giải pháp để phát triển xuất khẩu thủy sản.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt nam trong
giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phù hợp với yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, các
phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm các phương
pháp nghiên cứu như: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp….(các phương
pháp này sẽ được trình bày chi tiết tại chương 2),
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận và thực
tiễn về xuất khẩu thủy sản.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam


3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu có tính chất lý luận về hoạt động xuất khẩu
Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE) thực hiện nghiên cứu về các công
cụ của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cũng như các quy định về
thương mại , chính sách xuất khẩu. Nghiên cứu này hoàn thành năm 1998.
Ngoài ra, tại Việt Nam đã có nhiều công trình, sách tham khảo về hội nhập
kinh tế quốc tế. Một số công trình tiêu biểu như sách tham khảo “Toàn cầu hoá
và Hội nhập kinh tế của Việt Nam” do Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao
chủ biên năm 1999, tài liệu bồi dưỡng “Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế
quốc tế” do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thực hiện năm 2004,
công trình “Hội nhập kinh tế: Áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của
một số nước” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Cơ quan
Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển phối hợp thực hiện vào năm 2003, tài liệu tham
khảo “Những vấn đề cơ bản về thể chế hội nhập kinh tế quốc tế” do PGS.TS.
Nguyễn Như Bình chủ biên năm 2004. Các công trình này giới thiệu những
vấn đề cốt lõi của hội nhập kinh tế quốc tế song không tập trung xem xét việc
điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.
Việc tính toán lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) của Việt Nam được thực
hiện ở một số công trình như công trình của Mutrap, “Vietnam’s integration
into the World Economy, Accession to the WTO and the development of
Industry”, công trình của Nguyễn Tiến Trung “Vietnam's international trade
regime and comparative advantage”, Center for ASEAN Study and Center for
International Management and Development, Discussion paper No37, Antwer,
công trình của Fukase và Martin, “The changing trade and revealed
comparative advantages of Asian and Latin American manufacture exports”,

4


The Economic Growth Center, Discussion paper N0843, Yale University, Các
công trình này đều được hoàn thành vào năm 2002. Tuy nhiên, các công trình
này chưa diễn giải, ứng dụng lợi thế so sánh hiện hữu vào việc hoàn thiện
chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam.
1.1.2. Các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Trong luận án Tiến sỹ của Nguyễn Xuân Minh năm 2006, với đề tài “Hệ
thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến
năm 2020”. Luận án này đã đánh giá khá toàn diện thực trạng xuất khẩu thủy
sản Việt Nam giai đoạn 1990 - 2006, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và nguy cơ của hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh cạnh tranh
mới trên phạm vi khu vực và thế giới; Đưa ra một số quan điểm làm cơ sở cho
việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. Luận án đã đưa ra đề xuất hệ thống giải
pháp đồng bộ, phối hợp các yếu tố trong toàn bộ quá trình sản xuất, xuất khẩu
thủy sản, xem xét sự tác động qua lại giữa các công đoạn trong quá trình xuất
khẩu để đảm bảo các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao đáp ứng được những
thay đổi nhanh chóng của môi trường thương mại quốc tế về thủy sản, trong
điều kiện các rào cản phi thuế quan ngày càng được áp dụng rộng rãi, các
tranh chấp thương mại diễn ra thường xuyên hơn khi thị phần của thủy sản
xuất khẩu Việt Nam tăng lên, môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc
liệt hơn.
Trong công trình nghiên cứu “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: cơ hội
thách thức từ các tiến trình hội nhập hiện nay” của tập thể tác giả Nguyễn Anh
Thu, Vũ Văn Trung, Lê thị Thanh Xuân , trường Đại học kinh tế, Đại học quốc
gia Hà Nội được đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 446, tháng 7/2015 đã
phân tích tiềm năng xuất khẩu của Thủy sản Việt Nam qua các số liệu thực tế
về giá trị xuất khẩu, cơ cấu ngành, các chỉ số tiềm năng xuất khẩu và phân tích
cụ thể xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn gồm Hoa kỳ, EU,

5


Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc và ASEAN, từ đó chỉ ra những cơ hội thách
thức của Việt Nam khi xuất khẩu sang từng thị trường này.
Công trình nghiên cứu “Tác động của tỉ giá hối đoái đến giá trị xuất khẩu
của thủy sản Việt Nam nghiên cứu thị trường Nhật và Mỹ” của Mai thị Cẩm Tú
Trường Đa ̣i họ c Kinh tế - Luâ ̣t, Đa ̣i học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
được đăng trên tạp trí phát triển và hội nhập 12/2015, đã xem xét và đo lường
tác đô ̣ng của tỷ giá hố i đoái và các yếu tố khác ảnh hưởng đến xuấ t khẩ u thủy
sản Việt Nam sang thị trường Mỹ và Nhật làm cơ sở cho việc đề xuấ t các giải
pháp tăng trưởng xuấ t khẩ u thủy sản VN sang hai thị trường quan trọng đó

.

Nghiên cứu sử du ̣ng số liệu thứ cấ p từ quý 1 năm 2004 đến quý 4 năm 2014
với cách tiếp cận phương pháp bình phương nhỏ nhấ t (Ordinary Least Squares
- OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấ y tỷ giá hố i đoái thực

(VND/JPY,

VND/USD); khố i lượng sản xuấ t thủy sản VN; khố i lượng xuấ t khẩ u thủy sản
sang các quố c gia khác quố c gia nhập khẩ u ; thu nhập của quố c gia nhập khẩ u
(GDP) và tính mùa vu ̣ tác đô ̣ng lên giá trị xuấ t khẩ u thủy sản VN tại cả hai thị
trường Mỹ và Nhật. Trong đó, tỷ giá hố i đoái thực VND/USD tác đô ̣ng dương
lên giá trị xuấ t khẩ u thủy sản VN sang thị trường Mỹ và tỷ giá hố i đoái thực
VND/JPY tác đô ̣ng âm lên giá trị xuấ t khẩ u thủy sản VN sang thị trường Nhật.
Công trình nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội về môi trường của ngành
thủy sản hội nhập quốc tế” của Tô thị Hiền Vinh, khoa Chính trị học, Đại học
Nha Trang , đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ thủy sản số 2/2016, bài

viết đã phân tích sâu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thủy sản, một vấn
đề được đề cập khá nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây nhưng nhận thức
về vấn đề này của các doanh nghiệp nói chung của ngành thủy sản nói riêng
hiện vẫn còn khá hạn chế; do đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề
môi trường một cách đầy đủ theo đúng yêu cầu đích thực của nó cũng còn rất
nhiều bất cập. Bài viết đã phân tích và chỉ ra rằng ngành thủy sản hiện nay để
6


phát triển bền vững, xây dựng hình ảnh và nâng cao vị thế của mình trong
nước và trường quốc tế cần phải có những hành động thiết thực, quan tâm hơn
đến thực hiện trách nhiệm xã hội của ngành trong công tác bảo vệ môi trường,
và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt trong hội nhập quốc tế của ngành
thủy sản là một trong ngành giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam.
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030”, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được chính phủ phê
duyệt tháng 5/2013 cũng đã có những đánh giá cụ thể đối với các yếu tố và
điều kiện phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn2001-2011. Báo cáo đã đưa
ra dự báo các điều kiện phát triển ngành thủy sản Việt Nam và xây dựng các
quan điểm, định hướng, mục tiêu và các phương án phát triển; Quy hoạch phân
bố lực lượng sản xuất; Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển
đối với ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Bên cạnh đó, trong các báo cáo chuyên đề về “Cơ hội xuất khẩu thủy sản
trên con đường hội nhập” của Trung tâm thông tin Công nghệ và thương mại
thuộc Bộ Công Thương, tháng 8/2015 có đánh giá về vai trò của Thủy sản
trong nền kinh tế Việt Nam và đưa phân tích về triển vọng cung - cầu thủy
sản thế giới trong trung hạn và đưa ra nhận định về cơ hội và thách thức với
ngành thủy sản Việt Nam trên con đường hội nhập. Báo cáo phân tích khá chi
tiết việc ngành thủy sản Việt nam trong thời gian tới chịu sự cạnh tranh mạnh
mẽ từ việc Việt nam tham gia vào các hiệp định thương mại, việc này đồng

nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào tất cả các thị trường. Mặc dù,
chính sách của Nhà nước đã có nhiều thay đổi nhằm tạo cơ hội và điều kiện
tối đa cho doanh nghiệp nhưng việc tái cơ cấu, cải cách thủ tục hành chính
cần thời gian. Ngoài việc phải cạnh tranh khó khăn với các nước có sản xuất
và xuất khẩu cùng sản phẩm, ngành hàng, chi phí sản xuất trong nước ngày
càng tăng cao (lương, điện, nước, bao bì, hóa chất, kiểm nghiệm ....), trong
7


khi giá xuất khẩu có xu hướng không tăng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của
thủy sản Việt Nam. Đây cũng chính là những rào cản không nhỏ đang giảm
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại các thị trường
nhập khẩu lớn. Hiện nay, với những ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu,
một số nước đối thủ cạnh tranh như: Trung Quốc hay Thái Lan đang hay các
nguồn cung lớn khác như: Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ… đang khiến doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam khó cạnh tranh để giành được thị phần.
Ngoài ra, trên các diễn đàn và website của Hiệp hội thủy sản Việt Nam có
nhiều nghiên cứu và bài viết về xuất khẩu thủy sản và về tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu nói chung và thủy sản nói riêng của
Việt Nam tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung vào của Việt nam hoặc vào
các thị trường cụ thể như Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc,…với những đặc điểm
riêng của từng thị trường chưa khái quát và tổng hợp các yếu tố tác động.
1.1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan
Tổng quan các nghiên cứu trên có thể rút các các nhận xét sau:
Thứ nhất, về lý thuyết và thực tiễn các nghiên cứu sử dụng các phương
pháp định tính vận dụng các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển, lý thuyết
cạnh tranh để phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy
sản Việt Nam nói chung, xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Nhật bản, xuất khẩu
thủy sản Việt Nam sang Mỹ và các nước châu Âu, các nghiên cứu này đã tập
trung làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng điển hình đó là: Cơ cấu thủy sản xuất

khẩu nghèo nàn, ít hàng hóa giá trị gia tăng cao; chất lượng thủy sản xuất khẩu
thấp, chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu; giá
xuất khẩu cao, năng lực cạnh tranh giá thấp; kênh phân phối gián tiếp thông
qua môi giới, khó tiếp cận hệ thống kênh phân phối trực tiếp; hoạt động xúc
tiến thương mại chưa đầu tư; rào cản thương mại, …

8


Thứ hai, các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu thủy sản đó là GDP Việt Nam, GDP của quốc gia nhập khẩu,
tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý; chưa có nhiều các nghiên cứu về những tác
động của Hội nhập quốc tế liên quan đến đặc điểm đặc thù của mặt hàng xuất
khẩu thủy sản nên khó làm cơ sở đề đề xuất chính sách, giải pháp phát triển
xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng trong Kinh tế
quốc tế với nhiều các FTA được ký kết.
Nhìn chung, các công trình trên đây là những tư liệu tham khảo rất có
giá trị mà luận văn sẽ kế thừa và trên cơ sở đó có những phát triển mới trong
bối cảnh hiện nay.
1.2. Cở sở lý luận về xuất khẩu
1.2.1. Khái niệm về xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở
đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
Thực tế cho thấy, đối với các quốc gia khác trên thế giới hoạt động xuất
nhập khẩu đóng vai trò không thể thiếu được do mục tiêu phát triển đất nước.
Nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa phát triển, áp dụng phương thức tự cung tự
cấp thì không thể có cơ hội vươn lên củng cố thế lực của mình và nâng cao
đời sống nhân dân.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi

hàng hoá vượt ra ngoài biên giới một quốc gia. Khi việc trao đổi hàng hoá
giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm đến việc mở rộng hoạt
động này.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện
từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh
vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến hành hoá
9


tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả
các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu là đem lại ngoại tệ cho các quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó
có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hành
trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Nền kinh tế mỗi nước đều có những nguồn lực nhất định (đất đai,
khoáng sản, tiền vốn, kỹ thuật lao động…), tuy nhiên các nguồn lực này
không phải là bất tận thậm chí là khan hiếm. Để sản xuất ra mặt hàng nào đó
với số lượng bao nhiêu thì nền kinh tế phải có sự lựa chọn để phân bổ các
nguồn lực đó một cách hợp lý. Dưới góc độ hiệu quả kinh tế, các nước sẽ lựa
chọn những mặt hàng có lợi thế so sánh để thông qua trao đổi thương mại tận
dụng và phát huy các lợi thế so sánh sẵn có và tiết kiệm được nguồn lực, nâng
cao hiệu quả sản xuất.
1.2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh
"Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong
những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không
quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống
và tăng trưởng kinh tế của chính mình." Đó là điều mà Paul Samuelson
(1915-2009) nói về Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772-1823)
Lý thuyết lợi thế so sánh được David Ricardo nghiên cứu và chỉ ra quy
luật lợi thế so sánh vào năm 1817. Theo ông, chuyên môn hóa quốc tế sẽ đem

lại lợi ích cho tất cả các quốc gia. Trong lý thuyết này, Ricardo đã so sánh chi
phí để sản xuất các mặt hàng khác nhau giữa các quốc gia, quốc gia nào sản
xuất mặt hàng có chi phí tương đối rẻ hơn so với quốc gia khác thì nên
chuyên môn hóa sản phẩm ấy.
Các giả định mà David Ricardo đưa ra là:
 Chi phí vận chuyển hàng hoá bằng không.
10


 Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô.
 Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm.
 Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau.
 Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo.
 Không có thuế quan và rào cản thương mại.
 Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết
nơi có hàng hoá rẻ nhất trên thị trường quốc tế.
Với những giả định này, ông chứng minh rằng với mô hình 2x2 gồm 2 quốc
gia A và B, sản xuất 2 mặt hàng X và Y với chi phí của từng đơn vị như sau:
Nƣớc A

Nƣớc B

Mặt hàng X
Mặt hàng Y
Thì nếu nước nào có chi phí sản xuất của mặt hàng rẻ hơn tương đối so với
nước kia thì nên chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng đó. Nếu

hoặc

thì nước A nên sản xuất mặt hàng X, ngược lại, nước B nên chuyên

môn hóa sản xuất mặt hàng Y. Lúc này, nước A xuất khẩu X, nhập khẩu Y,
còn B sẽ xuất khẩu Y, nhập khẩu X. Bằng những ví dụ cụ thể, David Ricardo
đã chỉ ra rằng việc chuyên môn hóa sản xuất cho từng quốc gia như thế này sẽ
làm gia tăng lợi ích cho từng quốc gia đồng thời tăng tổng lượng sản phẩm
của toàn thế giới.
Mở rộng
 Hai quốc gia, nhiều mặt hàng: Khi có nhiều hàng hoá với chi phí không
đổi và có hai quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng
hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập trung vào sản xuất
những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức cân bằng.

11


Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do
cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định.
Để so sánh bằng số liệu tính toán, ta thường dùng chỉ số lợi thế so sánh
hiện hữu RCA. Công thức:
Trong đó:
 RCA là chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu của mặt hàng i của nước j
trong một thời kỳ nhất định.
 Xij là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng i của nước j trong thời kỳ
tương ứng,
 w- thế giới,
 t- tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới.
Chỉ số này đưa ra cách xác định mức độ lợi thế so sánh từ quan điểm cục
bộ và cách nhìn có tính đơn lẻ mặc dù đã có bước tiến đáng kể trong việc
khắc phục viêc xem xét lợi thế so sánh chỉ từ góc độ nguồn cung tạo ra lợi
thế so sánh. Giá trị của RCA càng lớn thì nước đó càng có lợi thế so sánh

trong sản xuất mặt hàng.
 RCA>2,5: Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao
 1 RCA<1: Sản phẩm bất lợi thế so sánh
 Nhiều quốc gia: có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một nước gọi
là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính
đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp
thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc
gia một cách hoàn toàn tương tự.
 Thực tế các nhân tố sản xuất không dịch chuyển hoàn hảo.

12


 Những người sản xuất rượu vang của Anh có thể không dễ dàng tìm được
việc làm (chuyển sang sản xuất lúa mỳ) khi nước Anh không sản xuất rượu
vang nữa và sẽ thất nghiệp. Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm
cho sản lượng giảm sút.
Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được tổng quát hoá cho
bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá, nhiều loại đầu vào, tỷ lệ các
nhân tố sản xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng... và là nền tảng
của thương mại tự do nhưng những hạn chế như ví dụ vừa nêu lại là lập luận
để bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại.
Thể hiện rõ nhất của nguyên tắc lợi thế so sánh ở việc so sánh giá các yếu tố
đầu vào, đặc biệt là công nghệ và lao động:
 Giá thuê tư bản ở các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với giá thuê
nhân công; ngược lại ở các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ
hơn tương đối so với giá thuê tư bản. Các nước phát triển có cung yếu tố
đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang phát triển dẫn đến số lượng tư
bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân công trên một đơn vị

tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước phát triển. Cho
nên, các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước
đang phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công.
 Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình
có lợi thế so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ
hơn tương đối và sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này.
Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô,
than đá...) hoặc hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày
dép... còn nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước phát triển.
Ngành thủy sản là một ngành yêu cầu nguồn tài nguyên lớn và nhân lực có
kinh nghiên đánh bắt, chế biến thủy sản. Việt Nam là một quốc gia có diện
13


tích biển rộng lớn, chiếm ¾ tổng diện tích lãnh thổ, người dân đã có kinh
nghiệm đánh bắt từ lâu đời. Cho nên, Việt Nam có lợi thế so sánh khi sản xuất
xuất khẩu thủy sản.
1.2.3. Lý thuyết Heckscher-Ohlin
Lý thuyết Heckscher-Ohlin, gọi tắt là lý thuyết H-O, hay mô hình H-O,
được 2 nhà kinh tế người Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin phát triển
dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. Ở mô hình này, ngoài 2
quốc gia, 2 mặt hàng, Heckscher và Ohlin đã bổ sung thêm 2 loại yếu tố sản
xuất là tư bản và lao động (2 yếu tố nội sinh). Vì thế, ban đầu, mô hình được
gọi là mô hình 2x2x2.
Các đặc điểm thị trường mà H-O đưa ra trong mô hình gồm:
 Sản xuất:
• Tính thâm dụng yếu tố sản xuất của sản phẩm là không thay đổi: Một
sản phẩm sẽ thâm dụng cùng một yếu tố sản xuất tại 2 quốc gia.
• Công nghệ sản xuất như nhau tại 2 quốc gia: Nếu giá so sánh các yếu tố
sản xuất là như nhau tại hai quốc gia,


thì các nhà sản xuất sẽ sử dụng cùng một

số lượng lao động và tư bản cho mỗi đơn vị của cùng 1 sản phẩm tại 2 quốc gia.
• Chuyên môn hoá hoàn toàn không thể xảy ra.
• Lợi suất theo quy mô không đổi trong sản xuất (constant returns to
scale) : Sự gia tăng về cả lao động và tư bản trong sản xuất bất cứ sản phẩm
nào sẽ dẫn tới sự gia tăng tương ứng đầu ra của sản phẩm đó
 Yếu tố sản xuất
• Tự do di chuyển trong khuôn khổ quốc gia.
• Không di chuyển giữa các quốc gia.
• Các yếu tố sản xuất là có giới hạn, sử dụng hoàn toàn.


Thị trường
• Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo: đối với cả sản phẩm và yếu tố sản xuất.
14


• Thương mại quốc tế là tự do hoàn toàn
• Chi phí vận tải bằng 0.
• Thị hiếu tiêu dùng là như nhau tại 2 quốc gia, tức là hai quốc gia sẽ có
các đường bàng quan đại chúng giống nhau.
Trong mô hình này, Hecksher và Ohlin đã thừa nhận rằng nguyên nhân
của thương mại quốc tế là do lợi thế so sánh. Lý thuyết H-O giúp giải thích
nguyên nhân cả lợi thế so sánh dựa trên phân tích các yếu tố đầu vào sản xuất.
Xét 2 quốc gia 1 và 2 sản xuất mặt hàng X thâm dụng vốn, Y thâm dụng lao
động, quốc gia 1 có dư thừa về lao động, quốc gia 2 dư thừa về vốn. Việc
đánh giá sự dư thừa trên dựa vào so sánh giá lao động (tiền lương - w) và giá
của tư bản (lãi suất - r) trên mối quan hệ cung cầu yếu tố sản xuất, giá tương

đối của lao động so với tư bản ở quốc gia 1 rẻ hơn so với quốc gia 2
(

) thì quốc gia 1 có dư thừa lao động hơn quốc gia 2. Lý thuyết cho

rằng quốc gia dồi dào yếu tố nào thì chuyên môn hóa sản xuất và xuât khẩu
mặt hàng thâm dụng nhiều yếu tố ấy. Điều đó giải thích cho lợi thế so sánh từ
việc giá thành yếu tố sản xuất rẻ hơn.
Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng các nước sẽ xuất khẩu những hàng
hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập
khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm
tại nước đó.
Lý thuyết H-O đã có sức ảnh hưởng rất rộng trên nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu các số liệu của Hoa Kỳ năm 1953, Wassily
Leontief đã chỉ ra kết quả thực tế khác với những gì mà mô hình H-O đã dự
báo. Theo H-O, Hoa kỳ là quốc gia dồi dào về vốn nên sẽ xuất khẩu những
mặt hàng thâm dụng vốn, nhập khẩu những mặt hàng thâm dụng lao động.
Nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ lại
kém thâm dụng vốn hơn hàng hóa nhập khẩu.
15


Hiện nay vẫn chưa có câu giải thích rõ ràng cho nghịch lý Leontief
nhưng có nhiều nghiên cứu ở một số lớn các nước khác có xu hướng khẳng
định sự tồn tại của nghịch lý Leontief. Giải pháp mà hiện nay người ta đưa ra
để giải thích là đưa về lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo để giải
thích dựa trên năng suất lao động.
Một hạn chế của lý thuyết H-O là cho rằng công nghệ ở các quốc gia là
như nhau trong khi thực tế không phải như vậy, đặc biệt là trong thời đại công
nghệ đua tranh phát triển như hiện nay.

Mặc dù những hạn chế trên, lý thuyết này cũng giúp giải thích cụ thể hơn
tại sao chi phí sản xuất các mặt hàng của quốc gia này rẻ hơn quốc gia khác.
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, rẻ, trong khi nguồn lực vốn lại hạn hẹp
nên có lợi thế trong phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản.
1.2.4. Lý thuyết thương mại mới
Những lý thuyết trên được xếp vào nhóm “lý thuyết thương mại cũ” (đặc
điểm chính: Quốc gia này khác quốc gia kia về năng suất của từng công
nghiệp, và về các nguồn lực (vốn, lao động, v.v.) mà quốc gia ấy sở hữu).
Những “lý thuyết thương mại cũ” đã dẫn giải được hầu hết cơ cấu thương mại
trên thế giới nhưng vẫn có một số hiện tượng mà nó chưa giải thích được.
Chẳng hạn, mặc dù 2 nước Pháp và Đức gần như giống nhau về các điều kiện
tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) nhưng lại có khối lượng thương mại giữa 2 nước
rất lớn, tương tự với trường hợp Mỹ và Canada. Hơn nữa, các nước phát triển
cùng buôn bán một thứ (Ví dụ, Mỹ vừa xuất khẩu, vừa nhập khâu ô tô)…
Những thắc mắc này đã được giải thích trong Lý thuyết thương mại mới.
Lý thuyết thương mại mới (new trade theory) của Paul Krugman (nhà
kinh tế học người Hoa Kỳ - Nôben kinh tế 2008) là một trong những lý thuyết
về thương mại quốc tế mới nhất có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Nếu như “lý
thuyết thương mại cũ” phân tích chủ yếu đến tài nguyên và sự chuyên biệt của
16


×