Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thông qua việc bổ sung phim ảnh kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực trong chương bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.93 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................1
PHẦN 2. NỘI DUNG...........................................................................3
I. Cơ sở lí luận.................................................................................................3
1. . Một số khái niệm cơ bản...........................................................................3
2. Cấu trúc nội dung chương Bảo quản,
Chế biến nông, lâm, thủy sản -CN 10............................................................3
II. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học phần Bảo quản,
chế biến nông, lâm thủy sản - Công nghệ 10
ở trường THPT 4 Thọ Xuân...........................................................................4
1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên............................................................4
2. Việc học của HS đối với môn Công nghệ 10..............................................5
III. Giải pháp thực hiện...................................................................................5
1. Nguyên tác thiết kế và quy trình bổ sung phim,
ảnh trong dạy học chương Bảo quản và chế biến nông, lâm,
thuỷ sản môn Công nghệ 10...........................................................................5
2. Sử dụng phim, ảnh trong dạy học chương Bảo quản và
chế biến Nông, Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10.
.........................................................................................................................8
3. Những ví dụ về sử dụng nguồn phim, ảnh kết hợp với
các phương pháp dạy học tích cực trong phần Bảo quản
và chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ
10 ở trường THPT..........................................................................................10
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................ ..............16
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................19
1. Kết luận......................................................................................................19
2. Kiến nghị....................................................................................................19



1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong dạy hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học
tích cực được áp dụng mang lại hiệu quả cao, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên nếu chỉ đơn
thuần áp dụng các hương pháp dạy học một cách rập khuôn, máy móc thì khó
phát huy tối đa hiệu quả dạy học mà trái lại nó còn gây ra sự nhàm chán, gượng
ép. Để phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực thì
phương tiện dạy học được coi là “trợ thủ đắc lực”. Một trong những phương tiện
dạy học có khả năng hỗ trợ tốt nhất trong các phương pháp dạy học tích cực hiện
nay là phim, ảnh.
Phim, ảnh là nguồn thông tin phong phú, thể hiện những nội dung kiến thức
mới, là con đường tốt giúp HS tiếp cận hiện thực khách quan, góp phần khắc
sâu, mở rộng tri thức, phát triển năng lực tư duy. Để tiếp thu một vấn đề sẽ rất
hiệu quả nếu người học vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic.
Công nghệ 10 là môn học gắn nhiều với thực tiễn, nhưng những hình ảnh trong
SGK chương Bảo quản chế biến nông, lâm, thuỷ sản chưa đủ để giúp học sinh
lĩnh hội một cách sâu sắc kiến thức. Vì vậy cần bổ sung thêm phim, ảnh trong
tiết dạy nhằm khơi dậy khả năng tìm tòi, yêu thích môn học.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để bổ sung nguồn phim, ảnh để tổ chức
dạy học Công nghệ 10 nói chung và dạy học chương Bảo quản chế biến nông,
lâm, thuỷ sản nói riêng một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát huy tính chủ động,
sáng tạo của học sinh thông qua việc bổ sung phim, ảnh kết hợp với các
phương pháp dạy học tích cực trong chương Bảo quản, chế biến nông lâm
thủy sản Công nghệ 10”.

2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế, sử dụng phim, ảnh trong dạy học chương 3- Bảo quản và chế biến
nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,
nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ 10.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Vấn đề sử dụng phim, ảnh kết hợp với các phương pháp dạy học trong
chương trình công nghệ 10.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phần
Nông, Lâm, Ngư nghiệp).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp bổ sung phim, ảnh trong
nội dung chương 3: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản - Công nghệ 10 theo
hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
4.2. Phương pháp chuyên gia.
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài.
2


4.3. Phương pháp thực tập sư phạm.
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành theo quy
trình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài
nghiên cứu.
4.4. Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết
quả thu được.


3


PHẦN 2. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1. Khái niệm tư liệu.
Tư liệu là những thông tin rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật
như: công cụ sản xuất, công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng
hình, internet… và là những thông tin sống động từ con người.[1]
1.2. Tư liệu dạy học.
Tư liệu dạy học là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, học tập giúp làm
rõ thêm, phong phú, bổ sung thêm kiến thức về một vấn đề nào đó cho giáo viên
(GV) và học sinh (HS). Tư liệu dạy học bao gồm: Các giáo trình giảng dạy đại
học, cao đẳng; SGK phổ thông, sách hướng dẫn giảng dạy; các sách, báo, tạp chí
liên quan đến bộ môn giảng dạy và học tập; các loại hình vẽ, tranh ảnh, tập san,
phim, phần mềm vi tính…được tuyển chọn phù hợp với mục đích dạy học.[8]
1.3. Phương tiện dạy học.
Phương tiện dạy học (PTDH) là những công cụ mà người thầy giáo và HS
sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Đó là những
công cụ giúp người thầy tổ chức, điều khiển quá trình dạy học và những công cụ
giúp người học tổ chức hoạt động nhận thức của mình một cách hiệu quả.[8]
1.4. Phương tiện trực quan.
Phương tiện trực quan (PTTQ) là những công cụ, (phương tiện) mà người
GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học nhằm xây dựng cho HS những biểu
tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp
bằng các giác quan của người học.[10]
1.5. Tư liệu phim, ảnh.
1.5.1. Phim trong dạy học.
Phim là một trong những phương tiện nghe nhìn. Các phương tiện nghe

nhìn được đánh giá là các PTDH có hiệu quả cao. Sử dụng phương tiện nghe
nhìn trong giờ học tạo điều kiện cho HS tiếp thu bài học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn
nhờ sử dụng nhiều nguồn kích thích sự chú ý của HS (hình ảnh, âm thanh, hình
ảnh động...). [12]
1.5.2. Ảnh trong dạy học.
Những dạng hình ảnh được sử dụng trong dạy học được gọi là tư liệu hình
ảnh. Vậy tư liệu hình ảnh có thể được hiểu là những loại vật chất chứa đựng các
hình ảnh sử dụng trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn học, bài học
hay vấn đề học tập.[16]
2. Cấu trúc nội dung kiến thức chương Bảo quản và chế biến nông lâm, thuỷ
sản.
Cấu trúc chương Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản – Công nghệ 10
gồm 9 bài: 7 bài lý thuyết, 2 bài thực hành. Có thể hệ thống hoá toàn bộ nội dung
kiến thức chương Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản bằng sơ đồ sau:

4


Mục đích, ý nghĩa của bảo quản
Mục đích, ý nghĩa của
Bảo quản, chế biến
nông, lâm, thủy sản

Mục đích, ý nghĩa của chế biến
Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản
Ảnh hưởng của điều kiện môi
trường trong bảo quản
Bảo quản hạt, củ giống

Bảo quản nông, lâm,

thủy sản

Bảo quản lương thực, thực phẩm
Bảo quản thịt, trứng, sữa, cá
Bảo quản rau, hoa, quả tươi
Chế biến gạo, sắn
Chế biến rau, quả

Chế biến nông, lâm,
thủy sản

Chế biến thịt, cá
Chế biến sữa
Chế biến chè, cà phê nhân
Một số SP chế biến từ lâm sản

II. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học phần Bảo quản, chế biến nông,
lâm thủy sản - Công nghệ 10 ở trường THPT 4 Thọ Xuân.
1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên.
Tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát về vấn đề sử dụng phương
tiện dạy học tại trường THPT 4 Thọ Xuân và một số trường THPT khác trong
huyện Thọ Xuân, kết quả thu được như sau:
Về phương tiện dạy học tại trường thì cơ bản là rất ít, nếu có thì chỉ có một số
hình ảnh, thiết bị thí nghiệm thuộc chương I,II. Còn phương tiện dạy học phục vụ cho
chương III thì hầu như không có. Máy tính máy chiếu được trang bị nhưng chưa đồng
bộ. Đây cũng là vấn đề bất cập hiện nay ở các trường THPT nói chung và trường
THPT 4 Thọ Xuân nói riêng.
100% GV chỉ sử dụng những tranh, ảnh có sẵn ở SGK để giảng dạy. Hình
ảnh bổ sung thì thỉnh thoảng mới đưa vào bài học( thường được sử dụng trong
các tiết thao giảng). Trong khi chương trình phần bảo quản, chế biến nông lâm

thủy sản Công nghệ 10 cần nhiều hình ảnh để minh họa nội dung, quy trình chế
biến. Có những quy trình nếu chỉ mô tả không thôi thì học sinh sẽ khó hình
5


dung. Chính vì thế tiết học đôi lúc nhàm chán không gây được hứng thú cho học
sinh. Do vậy chưa nâng cao được hiệu quả trong dạy học, chưa tạo được tình
huống có vấn đề, chưa đổi mới được phương pháp dạy.
Nguyên nhân của thực trạng trên.
* Nguyên nhân chủ quan:
Đa số giáo viên cho rằng khó tìm phim phù hợp với nội dung bài học. Để
có thể sử dụng tư liệu dạy học này, trước khi lên lớp GV cần có nhiều thời gian
nghiên cứu, chuẩn bị tư liệu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều giáo
viên chưa thực sự tích cực sử dụng nhiều PTDH, đặc biệt là những PTDH hiện
đại. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong sử dụng một số loại PTDH.
* Nguyên nhân khách quan:
Điều kiện nhà trường còn nhiều nhiều khó khăn, hệ thông máy tính và
máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu. Tổng số lớp học trong
trường là 18 lớp nhưng chỉ có ba phòng học được trang bị máy tính và máy
chiếu (chủ yếu phục vụ cho công tác thao giảng). Mỗi khi muốn dạy học có ứng
dụng công nghệ thông tin thì giáo viên và học sinh phải chuyển lớp, điều này
cũng gây ra một số hạn chế nhất định.
2. Việc học của học sinh đối với môn Công nghệ 10.
Thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 còn rất
nhiều vấn đề cần lưu tâm. Thông thường hoạt động chủ yếu của học sinh là nghe
giảng, ghi chép chứ các em chưa có ý thức tự giác trong việc nghiên cứu nội
dung bài học. Chính vì vậy sinh ra tâm thế ỷ lại ở các em, chỉ có một số ít có ý
thức tham gia phát biểu xây dựng bài, các bạn còn lại chỉ chờ giáo viên cung cấp
kiến thức, thậm chí còn gây ồn ào, làm việc riêng trong giờ học. Các em hầu như
không có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ 10.

Nguyên nhân thực trạng trên
Khi tiếp xúc và trò chuyện với học sinh, các em đều cho rằng môn Công
nghệ chỉ là môn phụ, không thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cũng
như không thi đại học. Mặt khác các em còn cho rằng môn Công nghệ là môn
học khô khan, nhiều kiến thức thực tế.
Bên cạnh những lí do khách quan trên thì còn một lí do chủ quan nữa là
bản thân giáo viên dạy. Với tâm thế coi môn học là môn phụ, các em không mấy
mặn mà, cộng thêm với cách thức truyền đạt theo kiểu đọc- chép của giáo viên
thì học sinh càng không mấy quan tâm.
Bản thân là một giáo viên dạy môn Công nghệ được đào tạo đúng chuyên
ngành, qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng nếu giáo viên đưa ra những tình
huống có vấn đề, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình… cùng với
những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi
nổi hẳn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài.
III. Giải pháp thực hiện.
1. Nguyên tắc thiết kế và quy trình bổ sung phim, ảnh trong dạy học
chương Bảo quản và chế biến nông, lâm, thuỷ sản môn Công nghệ 10.
1.1. Nguyên tắc.
1.1.2. Đảm bảo tính khoa học sư phạm
6


Phim, ảnh đưa vào dạy học phải phù hợp với chương trình SGK. Nghĩa là
phải căn cứ vào nội dung SGK và chương III môn Công nghệ 10 để lựa chọn
phim, ảnh phù hợp. Đảm bảo cho HS tiếp thu được tri thức, kỹ năng tương ứng
với chương trình học.
1.1.3 Đảm bảo tính thẩm mỹ
- Phim, ảnh bổ sung phục vụ cho quá trình dạy học phải đảm bảo màu sắc
phù hợp, hài hòa, rõ nét. Làm cho GV và HS thích thú khi sử dụng, kích thích

tính yêu nghề, yêu môn học.
1.1.4. Đảm bảo tính khoa học kỹ thuật
- Phim, ảnh dùng trong dạy học phải đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy,
chứa đựng nguồn thông tin ngắn, gọn, súc tích, kênh hình và kênh tiếng rõ ràng .
- Phim, ảnh dùng dạy học phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa
học kỹ thuật.
1.1.5. Đảm bảo tính kinh tế
Nội dung và đặc tính kết cấu của phim, ảnh dùng trong dạy học phải
sao cho số lượng ít, chi phí tài chính nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử
dụng cao nhất.
1.2. Quy trình xây dựng phim, ảnh.
Bước 1: Phân tích nội dung kiến thức.
Đối với việc bổ sung nguồn phim, ảnh đưa vào dạy học thì điều trước tiên
GV cần phải phân tích, nghiên cứu nội dung để xác định được những kiến thức
nào cần bổ sung, những kiến thức nào cần mở rộng và những kiến thức nào mà
chưa có trong tư liệu trong SGK để từ đó định hướng cho việc tra cứu, tìm tòi,
thu thập nguồn phim, ảnh phù hợp đưa vào dạy học .
Bước 2: Tra cứu, tìm tòi, thu thập nguồn phim, ảnh phù hợp với nội
dung kiến thức bài học
Nguồn tư liệu như phim, ảnh có thể tra cứu, thu thập ở các nguồn khác
nhau và chủ yếu là nằm ngoài SGK như: báo, tạp chí; các giáo trình liên quan
đến bảo quản và chế biên nông sản, các Webside tìm kiếm, các cơ quan, tổ chức
nghiên cứu….Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức bài học và nhu cầu về
nguồn phim, ảnh cho nội dung bài học cụ thể, tôi thu thập và chọn lựa những
nguồn phim, ảnh ở dạng thô, nghĩa là sao chụp lại một cách nguyên vẹn một
đoạn trích, một hình ảnh có liên quan đến chương bảo quản, chế biến nông, lâm
thuỷ sản.
Bước 3: Gia công và xử lý phim, ảnh
Xử lí ảnh: Các hình ảnh tìm được thường có kích thước nhỏ, độ phân giải
thấp nên phải dùng Photozoom để phóng lớn. Ưu điểm của phần mềm này là khi

phóng lớn hình ảnh vẫn không bị nhoè. Dùng paint để xoá hết những kí hiệu,
chữ viết…không cần thiết đưa vào bài dạy để hình ảnh có trọng tâm hơn.
Cách tìm và xử lí phim: Khai thác các đoạn phim trên các trang web
truyền hình (vtv.org.vn; vntelevision.vn; htv.vnn.vn, you tube…), từ các đĩa CD,
đĩa Room…Các đoạn phim trên internet có thể download về sử dụng nhờ vào
ứng dụng của phần mềm IDM.
Xử lí phim: Sử dụng phần mềm Camtasia Studio 8 để cắt và nối những
đoạn phim thu thập được đảm bảo đúng thời gian trong tiết dạy. Phim tìm được
7


thường quá dài, chứa những thông tin không cần thiết vì vậy tôi cắt bớt để vừa
đảm bảo thời gian, vừa đúng kiến thức trọng tâm mà HS cần thu nhận. Cũng có
đoạn phim nội dung nằm phân tán, vì vậy dùng phần mềm nối phim để liên kết
chúng lại với nhau tạo một chỉnh thể giúp cho quá trình tiếp thu của HS được
thông suốt, tập trung giải quyết vấn đề mà GV nêu ra.
Bước 4: Lưu trữ nguồn phim, ảnh theo hệ thống
Ứng dụng công nghệ thông tin: phim, ảnh đã thu thập xử lý, được lưu trữ
vào file nhất định theo sơ đồ cây để thuận tiện cho quá trình đưa ra sử dụng vào
bài học. Tôi lưu phim, ảnh vào máy tính, vào đĩa CD.
Ví dụ minh hoạ:
Bước 1: Phân tích nội dung kiến thức.
Khi dạy phần I.1.c. “Quy trình bảo quản thóc, ngô” bài 42 “Bảo quản
lương thực, thực phẩm”, tôi thấy rằng ở đây nội dung bài học là những kiến thức
về các bước của quy trình bảo quản thóc, ngô. Tuy nhiên, nội dung các bước như
thế nào SGK chưa nói rõ. Vì vậy, cần bổ sung tư liệu để làm rõ nội dung này. Tư
liệu cần tìm kiếm đó là nguồn phim, ảnh bổ sung các bước trong quy trình.
Bước 2: Tra cứu tìm kiếm, thu thập nguồn phim, ảnh phù hợp với nội
dung kiến thức bài học
Tôi tiến hành tìm phim từ you tobe.


Đoạn phim mô tả nội dung 3 bước: thu hoạch, tuốt tẽ hạt , làm sạch và phân
loại ( Dài 4 phút 32s) (Nguồn: you tobe)

Đoạn phim mô tả nội dung 3 bước: làm khô, làm nguội, phân loại theo chất
lượng( dài 3 phút 29s) (Nguồn: you tobe)
8


Đoạn phim mô tả nội dung bước đóng gói và bảo quản (Dài 54 giây)
(Nguồn: you tobe)
Bước 3: Gia công và xử lý phim, ảnh
Tôi tiến hành cắt và nối 3 đoạn phim bằng phần mềm Camtasia Studio 8.
Sau khi tiến hành cắt và nối, tôi thu được một đoạn phim chứa đầy đủ tất cả các
bước của một quy trình bảo quản thóc. Thời gian sau khi cắt và nối đoạn phim
trên được rút ngắn còn 2 phút12 giây. Với thời gian này đảm bảo cho một tiết dạy.
Bước 4: Lưu trữ nguồn phim, ảnh theo hệ thống
Sau khi tiến hành gia công và xử lý đoạn phim về quy trình bảo quản thóc,
tôi thu được một đoạn phim hoàn chỉnh. Sau đó tiến hành lưu trữ trong ổ cứng
của máy tính hoặc USB.vvv…
2. Sử dụng phim, ảnh trong dạy học chương Bảo quản và chế biến Nông,
Lâm, Thủy sản - Công nghệ 10.
2.1. Nguyên tắc sử dụng phim, hình ảnh trong dạy học
Nguyên tắc 1: Sử dụng phim, ảnh trong dạy học đúng mục đích
Việc sử dụng phim, ảnh phải phù hợp với mục đích dạy học. Tuỳ theo yêu
cầu, nội dung kiến thức của bài học và thuỳ vào từng phương pháp giảng dạy mà
có thể sử dụng những đoạn phim hay hình ảnh cho phù hợp, mỗi loại phim hay
hình ảnh có thể sử dụng để minh họa hay tìm tòi, nghiên cứu, quan sát.
Nguyên tắc 2: Sử dụng phim, ảnh dạy học đúng lúc
làm tăng thêm thế mạnh của phim, ảnh, nhất là trong sự háo hức chờ đợi

của HS. Yếu tố bất ngờ khi phim, ảnh xuất hiện càng kích thích tính hấp dẫn và
hứng thú từ người xem. Nếu cho các em xem trước thì dễ nhàm chán và phân
tán sự chú ý của cả lớp
Nguyên tắc 3: Sử dụng phim, ảnh dạy học đúng chỗ
Sử dụng phim, ảnh dạy học đúng chỗ tức là phải tìm vị trí để giới thiệu,
trình bày phim, ảnh trên lớp hợp lý nhất, giúp HS có thể đồng thời sử dụng
nhiều giác quan để thiếp thu bài giảng một cách đồng đều ở mọi vị trí trên lớp.
Nguyên tắc 4: Sử dụng phim, ảnh trong dạy học đúng cường độ
Hiệu quả của phim, ảnh sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử dụng một loại
phương tiện hoặc hình ảnh cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu. Không lạm
dụng hình ảnh để đưa vài bài học
2.2. Quy trình chung của việc sử dụng nguồn phim, ảnh bổ sung vào dạy học
Bước 1: Nêu vấn đề.
Cần cho HS biết được quan sát để làm gì? Quan sát cái gì? Bước này
nhằm tạo cho HS ý thức sẵn sàng tiếp thu tri thức và tiếp thu một cách tích cực,
9


tự giác, chủ động, sáng tạo. Xác định nhiệm vụ nhận thức cho HS có thể bằng
các tình huống có vấn đề, bằng hệ thống các câu hỏi, tuỳ theo từng biện pháp
dạy học mà GV lựa chọn.
Bước 2: Nghiên cứu tư liệu, thảo luận.
Để tổ chức hoạt động với nguồn phim, ảnh bổ sung, GV kết hợp với nhiều
phương pháp khác nhau như hoạt động nhóm, hỏi đáp tìm tòi, dạy học giải quyết
vấn đề, giải thích minh họa...
Bước 3: : Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Sau khi HS đã đưa ra nhiệm vụ nhận thức, GV cần phải đưa ra một nhận
định, kết luận cuối cùng về vấn đề đó nhằm hoàn thiện nội dung bài học, Đồng
thời HS nắm được cách khai thác thông tin từ phim, ảnh.
Bước 4: Vận dụng.

Những kiến thức mới vừa được hình thành sẽ được vận dụng trong thực
tiễn sinh hoạt và trong sản xuất. Đó cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn học.
Thống kê một số phim, ảnh tôi đã sử dụng trong dạy học chương 3.
Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản. SGK Công nghệ 10.
Bài dạy
Tên nguồn phim, ảnh
Địa chỉ bổ sung
Hình ảnh một số sản phẩm I.1. Mục đích, ý nghĩa của
Bài 40: Mục nông lâm thuỷ sản trước và sau công tác bảo quản, nông,
đích, ý nghĩa khi chế biến
lâm, thủy sản
của công tác
I.2. Mục đích, ý nghĩa của
bảo quản, chế
công tác chế biến, nông,
biến nông,
- Hình ảnh một số sản phẩm lâm, thủy sản
lâm, thủy sản nông lâm thuỷ sản.
II. Đặc điểm của nông, lâm,
thuỷ sản
- Hình ảnh một số hạt giống - I.1 Bảo quản hạt giống
Bài 41: Bảo
Đoạn phim quy trình bảo quản I.3. Quy trình bảo quản hạt
quản hạt, củ
thóc giống
giống
giống
- Hình ảnh một số củ giống
II. Bảo quản củ giống
- Hình ảnh quy trình bảo quản I.1.c. Quy trình bảo quản

thóc, ngô
thóc, ngô
Bài 42: Bảo - Hình ảnh quy trình bảo quản I.2..Quy trình bảo quản sắn.
quản, lương sắn lát khô. Khoai lang
khoai.
thực, thực
- Hình ảnh rau quả tươi được II. Bảo quản rau, hoa quả
phẩm
bảo quản
tươi
- Đoạn phim bảo quản xà lách
theo quy mô công nghiệp
- Đoạn phim quy trình chế biến II. Chế biến gạo từ thóc
gạo từ thóc
Bài 44: Chế
- Hình ảnh quy trình công nghệ III. Chế biến sắn
biến lương
chế biến tinh bột sắn
thực, thực
- Hình ảnh một số PP chế biến III. Chế biến rau, quả
phẩm
rau, quả (kim chi, dưa chuột,
xiro cam)
10


- Hình ảnh nguyên liệu chế
Bài 45: Thực biến xirô như:quả tươi (Mơ,
hành: Chế
mận, nho, dâu)

biến xirô từ - Hình ảnh dụng cụ thực
quả
hành như; đường trắng, lọ
thủy tinh, rổ, rá, đũa, thìa..
- Hình ảnh một số sản phẩm
Bài 46: Chế
được chế biến từ thịt, cá, sữa.
biến sản
phẩm chăn
nuôi, thủy sản

- Hướng dẫn học sinh làm
siro dâu, mơ.

I.1. Một số PP chế biến thịt
II.1.Một số PP chế biến cá
II.2. Quy trình công nghệ
làm ruốc cá (cá chà bông) từ
cá tươi
III. Một số PP chế biến sữa.
- Đoạn phim chế biến sữa đậu - Hướng dẫn học sinh làm
Bài 47: Thực nành.
sữa đậu nành.
hành: Làm
sữa đậu nành.

Bài 48: Chế
biến sản
phẩm cây
công nghiệp

và lâm sản

- Hình ảnh một số thương thiệu
chè ở việt Nam
- Đoạn phim quy trình chế biến
chè xanh theo quy mô công
nghiệp.
- Hình ảnh một số thương hiệu
cà phê
- Đoạn phim chế biến cà phê
nhân theo PP ướt của Vịêt Nam

I.1 Chế biến chè
I.1.b. Quy trình công nghệ
chế biến chè xanh quy mô
công nghiệp
I.2. Chế biến cà phê nhân
Giới thiệu sản phẩm cà phê
nổi tiếng
I.2.b. Quy trình công nghệ
chế biến cà phê nhân theo
PP ướt.

3. Những ví dụ về sử dụng nguồn phim, ảnh kết hợp với các phương pháp
dạy học tích cực trong phần Bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản Công nghệ 10 ở trường THPT.
Ví dụ 1: Áp dụng dạy học mục 2. “Mục đích, ý nghĩa của công tác chế
biến nông, lâm, thuỷ sản” SGK Công nghệ 10 trang 119.(Kết hợp với kỹ
thuật KWL).
Bước 1: Nêu vấn đề.
GV cho HS quan sát một số hình ảnh cá, thịt, rau, quả trước và sau chế

biến sau đó nêu vấn đề:
- Sản phẩm trước và sau chế biến khác nhau như thế nào?
- Em có nhận xét gì về chất lượng cũng như giá trị của những sản phẩm
trước và sau khi chế biến?
- Theo em, thời gian bảo quản của sản phẩm nào lâu hơn?

11


Bước 2: Nghiên cứu tư liệu, thảo luận.
Học sinh thảo luận kết hợp với quan sát hình ảnh để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV nhận xét, kết luận vấn đề: Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến
nông, lâm, thủy sản:
- Duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của con người.
Bước 4: Vận dụng.
Ở gia đình em, bố, mẹ bảo quản và chế biến nông sản như thế nào?Những
cách đó đã hợp lí chưa? Học sinh sẽ vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Ví dụ 2: Khi dạy mục II. “Bảo quản rau, hoa, quả tươi” sgk Công nghệ 10
trang 129.(Kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm).
Bước 1: Nêu vấn đề.
GV yêu cầu các em quan sát hình ảnh một số loại rau, hoa quả, sau đó nêu vấn đề:
- Rau, hoa, quả tươi có đặc điểm như thế nào?
- Chúng ta cần làm gì để duy trì chất lượng ban đầu?
- Có những phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi nào?

12



Bước 2: Nghiên cứu tư liệu, thảo luận.
Học sinh thảo luận kết hợp với quan sát hình ảnh để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh nội dung đặc điểm của rau, hoa
quả tươi và giải thích tại sao phải bảo quản chúng sau khi thu hoạch.
Bước 4: Vận dụng.
Liên hệ thực tế để HS có thể vận dụng kiến thức để bảo quản rau, hoa,
quả tươi ở gia đình hay địa phương mình. Phần này giáo viên có thể tích hợp
thêm kiến thức về an toàn thực phẩm, về hậu quả của việc bảo quản rau, hoa
quả tươi bằng hóa chất một cách bừa bãi, không đúng cách.
Ví dụ 3: Áp dụng dạy học phầnII “Đặc điểm của nông, lâm, thuỷ sản” sgk
Công nghệ 10 trang 129.(Kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm).

13


Bước 1: Nêu vấn đề.
Giáo viên nêu vấn đề: “Hãy quan sát các hình ảnh sgk trang 120, hình ảnh
trên máy chiếu kết hợp với nội dung mục II. SGK để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: Nghiên cứu tư liệu, thảo luận.
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu Ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, đậu
Nhóm 2: Tìm hiểu Rau quả tươi: Bí đỏ, cà chua, dưa, xoài, cải
Nhóm 3: Tìm hiểu Thịt, trứng gà, cá, sò, tôm
Nhóm 4: Tìm hiểu Lâm sản: tre, gỗ, măng, cây thuốc
Các nhóm sẽ tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng, nguyên nhân hư hỏng và
phương pháp bảo quản.
Bước 3: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh phiếu học tập.

Thành phần dinh Nguyên nhân
Đối tượng
PP bảo quản
dưỡng chính
hư hỏng
Nhiều tinh bột
Mối, mọi
Chế biến thành
Ngũ cốc
tinh bột, sấy
khô
Chứa nhiều nước và Ẩm, mốc, thối Bảo quản lạnh,
Rau, quả tươi vitamin
hỏng
sấy khô, đóng
hộp
Chứa nhiều Prôtêin, Nhiệt
độ Bảo quản lạnh,
Thịt, trứng, lipit
không khí, vi sấy khô, đóng

sinh vật, côn hộp
trùng
Nhiều chất xơ
Mối, mọt
Ngâm nước,
Lâm sản
Quét sơn,
vecni, sấy khô
Bước 4: Vận dụng

Giáo viên: Khi bảo quản rau, quả tươi, thịt, trứng, cá bằng phương pháp lạnh
chúng ta cần lưu ý điều gì? Học sinh sẽ vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
Ví dụ 4: Áp dụng dạy học phần a. “Quy trình bảo quản sắn lát khô” sgk
Công nghệ 10 trang 128.(Kết hợp với phương pháp nêu vấn dề ).
Bước 1: Nêu vấn đề.
GV nêu vấn đề “Sắn sau khi thu hoạch nếu chúng ta để ở điều kiện thường
thì sẽ như thế nào?”. “Vậy để bảo quản sắn được tốt thì chúng ta cần tuân theo
quy trình bảo quản như thế nào?”
Bước 2: Nghiên cứu tư liệu, thảo luận.
GV cho HS quan sát hình ảnh các bước của quy trình bảo quản sắn lát khô.
Học sinh tự rút ra kết luận về quy trình bảo quản sắn lát khô.
Quy trình bảo quản sắn lát khô(Nguồn www.google.com.vn)
Bước 3: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV hoàn chỉnh quy trình bảo quản sắt lát khô và giải thích nội dung các
bước cần chú ý, đồng thời liên hệ thực tế ở địa phương.
14


Bước 4: Vận dụng
GV đặt câu hỏi liên hệ: Ở gia đình em, sắn lát sau khi phơi khô được bố,
mẹ cất giữ như thế nào? Cất giữ như vậy đã đảm bảođúng quy trình chưa?
Ví dụ 5: Áp dụng dạy học phần I.1.b. “Quy trình công nghệ chế biến chè
xanh quy mô công nghiệp” sgk Công nghệ 10 trang 145. ( Kết hợp phương
pháp thảo luận nhóm)
Bước 1: Nêu vấn đề.
GV Yêu cầu HS quan sát đoạn phim kết hợp SGK và hoàn thành nội
dung phiếu học tập trong thời gian 3- 5 phút:
PHIM
Các bước
Nội dung

Mục đích
Nguyên liệu
Làm héo
Diệt men
Vò chè
Làm khô
Quy trình chế biến chè
xanh quy mô công
Phân loại, đóng
nghiệp
gói
( Nguồn:Youtube.com)
Bước 2: Nghiên cứu tư liệu, thảo luận.
GV: Chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Tìm hiểu 2 bước: Nguyên liệu và làm héo
+ Nhóm 2: Tìm hiểu 2 bước: Diệt men, vò chè
+ Nhóm 3: Tìm hiểu 2 bước : Làm khô và phân loại, đóng gói
Bước 3: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV nhận xét về kết quả của các nhóm đưa ra và chuẩn hóa kiến thức:
TỜ NGUỒN
Các bước
Nội dung
Mục đích
Hái chè vào những ngày - Chọn chè đạt tiêu chuẩn
không mưa
Nguyên liệu
- Tiêu chuẩn của lá chè là 1
tôm + 2-3 lá
- Phơi nắng hoặc để trong - Tạo ra hương vị đặc
bóng râm

trưng cho sản phẩm
Làm héo
- Để trong phòng nóng
hoặc dùng máy để làm héo
- Sao chè ở 95-1050C trong - Làm đình chỉ hoạt động
4-10phút, hấp hơi nóng của men có trong chè
Diệt men
hoặc cho khí nóng chạy - Giữ màu xanh của diệp
qua
lục
- Vò bằng máy 2 lần, mỗi - Làm cánh chè xoăn lại
Vò chè
lần 30-45’
- Giảm vị chát của chè
15


- Sấy chè đạt đến độ ẩm 4- - Làm cho dịch chè thoát
Làm khô
6%
ra bề mặt lá
- Làm cho chè xoăn chặt
Phân
loại, Dùng sàng để phân loại - Tạo ra các sản phẩm chè
đóng gói
theo kích thước
đồng chất về kích thước
Ví dụ 6: Áp dụng dạy học phần IV. “Bảo quản cá ” sgk Công nghệ 10
trang 133.( Kết hợp với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề).
Bước 1: Nêu vấn đề.

GV nêu vấn đề: “Quy trình bảo quản lạnh cá gồm các bước: Xử lí nguyên
liệu, ướp đá, bảo quản và sử dụng”. Vậy “Vì sao quy trình bảo quản lạnh cá
không thực hiện bước “ làm lạnh” như “quy trình bảo quản lạnh thịt” mà phải có
bước “ướp đá”?
Bước 2: Nghiên cứu tư liệu, thảo luận.
GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh của bước ướp đá của quy trình bảo
quản lạnh cá.

Bước ướp đá của quy trình bảo quản lạnh cá
(Nguồn www.google.com.vn)
Bước 3: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV đưa ra một số lưu ý trong các khâu bảo quản và liên hệ với thực tiễn
bảo quản cá ở gia đình, địa phương.
Bước 4. Vận dụng
Phần này giáo viên có thể tích hợp giáo dục an toàn thực phẩm: Một số
cách bảo quản cá đánh bắt xa bờ bằng hóa chất không được phép sử dụng làm
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể gây ngộ độc thực phẩm.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi đã chọn Bài 42- 44: “Bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm”
và chọn lớp 10A5, 10A6 là lớp thực nghiệm dạy học theo phương pháp mới, còn
16


lớp 10A1, 10A2 là lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả
thực nghiệm như sau:
Tổng 2 lớp thực nghiệm: 82 học sinh.
Tổng 2 lớp đối chứng: 81 học sinh.
Điểm số Xi
Lớp
n

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
82
0
0
0
0
6
13 27 20 11
5
ĐC
81
0
0
0
6
15 27 23
8
2
0
Bảng phân phối điểm kiểm tra

xi
TN
(%)
ĐC
(%)

1
0.00
0.00

2

3

4

5

6
7
8
15,8 32.9 24.3
0.00 0.00 0.00 7.31
5
5
9
18.5 33.3 28.4
0.00 0.00 7.40
9.87
0

3
4
Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra (%)

9
13.4
1
2.46

10
6.09
0.00

Điểm

17


Từ đồ thị và bảng số liệu phân tích điểm số qua các bài kiểm tra cho thấy: Ở lớp
thực nghiệm thì tỷ lệ khá giỏi của lớp cao hơn lớp đối chứng. Ngược lại tỷ lệ
điểm trung bình và dưới trung bình của các lớp đối chứng lại cao hơn nhiều so
với lớp thực nghiệm. Cụ thể như sau
Lớp TN:
- Điểm giỏi có tỷ lệ 43,89%.
- Tỷ lệ HS khá chiếm 32,95%.
- HS trung bình 23,16%, không có yếu kém.
Lớp ĐC:
- Tỷ lệ HS đạt điểm giỏi là 12,33%.
- Tỷ lệ HS đạt điểm khá 28,44%.
- Tỷ lệ HS đạt điểm trung bình 51,83%

- Tỷ lệ HS đạt điểm yếu 7,40%.
Kết luận chung về thực nghiệm
Qua thực nghiệm dạy học bổ sung phim, ảnh trong chương III, tôi nhận
thấy:
- Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn
và hiệu quả cao hơn, HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng
bài tốt hơn.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào
việc đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. Không khí học tập rất tích
cực, nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức của HS.
- Kiến thức được cung cấp thêm, bổ sung và làm rõ SGK, đồng thời gắn với
thực tiễn nhiều hơn.
Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên tôi chưa thực
hiện thực nghiệm được trên quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thực
nghiệm chắc chắn chưa phải là tốt nhất.

18


PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và kết hợp với các phương pháp thực
hiện, đề tài của tôi đạt được những kết quả sau:
Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng phim, ảnh trong dạy và học
Công nghệ 10 nói chung, chương Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản nói
riêng ở trường THPT.
Xây dựng các hoạt động để thiết kế phim, ảnh trong dạy học, bao gồm:
Xác định mục tiêu bài học; phân tích nội dung kiến thức, nghiên cứu hình ảnh
SGK; tra cứu tìm tòi phim, ảnh và gia công phim, ảnh sưu tầm được.
Đề xuất quy trình và một số biện pháp sử dụng phim, ảnh trong dạy học

chương Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản - Công nghệ 10.
2. Kiến nghị.
Hiện nay phần lớn các trường thiếu thiết bị dạy học. Để bổ sung được
phim, ảnh trong dạy học, rất mong nhà trường trang bị thêm về công nghệ thông
tin như máy tính, máy chiếu…
Hướng của đề tài cần được TN trên nhiều đối tượng HS để có nhận xét
khả thi hơn. Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong dạy học một cách hợp
lý, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập.
Do khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài chỉ mới dừng
lại những kết luận cơ bản, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được
sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đào Quý Châu (nhóm dịch sách nước ngoài) (2005), Làm chủ
phương pháp dạy học, NXB Đại học QG TPHCM.
2. Nguyễn Minh Đồng (chủ biên) (2006), Thiết kế bài giảng công nghệ 10. NXB
Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên) (2006), SGK Công nghệ 10, NXB Giáo dục .
4. Nguyễn Ngọc Quang, lý luận dạy học đại cương, bộ ĐHTHCN và dạy nghề,
H1989(98)

5. Nguyễn Đức Thành, Th.S. Vũ Thị Mai Anh (2006), Dạy học Công nghệ 10,
NXB Giáo dục.
6. Trần Doãn Qưới, Về thiết bị trường học trong giai đoạn hiện tại, tổng công ty
CSVC và Tb, Bộ GD, H1980.

17. Vũ Trọng Rỹ, một số vấn đề lý luận về PTDH, viện khoa học giáo dục, H

1955.
8. giaoan.violet.vn › Công nghệ
9. />10. />11.
12. />13. khohoclieu.hanoiedu.vn

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày20 tháng 05 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Huyền

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên trường THPT 4 Thọ Xuân.
Kết quả
Cấp đánh giá
Năm học
đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN

xếp loại
đánh giá
xếp loại
xếp loại
1.

Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh
Hóa
Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh
Hóa

C

20052006

C

20072008

Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh
Hóa
Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh
Hóa

B


20082009

C

20112012

5.

Ứng dụng công nghệ thông tin để bổ Sở GD và ĐT
sung hình ảnh trong dạy học chương Tỉnh Thanh
1: Trồng trọt, Lâm nghiệp đại cương Hóa
– Công Nghệ 10

C

20122013

6

Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong Sở GD và ĐT
dạy- học chương 1: Trồng trọt, lâm Tỉnh Thanh
Hóa
nghiệp đại cương - Công nghệ 10

C

20132014

7


Ứng dụng công nghệ thông tin để bổ Sở GD và ĐT
sung hình ảnh trong dạy học chương Tỉnh Thanh
2: Chăn nuôi, thủy sản đại cương – Hóa
Công Nghệ 10

C

20142015

8

Dạy học tích hợp liên môn áp Sở GD và ĐT
dụng vào một số bài trong chương Tỉnh Thanh
Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương - Hóa
Công nghệ 10

B

20152016

2.

3.
4.

Sử dụng phiếu học tập trong việc
giảng dạy môn kỹ thuật chăn nuôi
lớp 12.
Sö dông phiÕu häc tËp ®Ó
gi¶ng d¹y phÇn N«ng- l©m ng nghiÖp m«n C«ng nghÖ

líp 10
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
trong trường học trong công tác giáo
dục đạo đức học sinh
Kinh nghiệm tích hợp kiến thức giáo
dục bảo vệ môi trường trong các tiết
dạy phần Nông, Lâm, Ngư nghiệp
môn Công nghệ 10 ở trường THPT
Thọ Xuân 4

21


22



×