Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thôn THPT LÊ VĂN HƯU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.64 KB, 16 trang )

PhẦn I
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Kính thưa các đồng chí, đồng nghiệp
Lịch sử là một môn khoa học,việc nghiên cứu giảng dạy lịch sử ở trương
phổ thông gắn liền với nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, phục vụ các chế độ chính
trị khác nhau. Việc dạy học lịch sử được coi trọng vì: “Con người tương lai phải
nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới để có thể giúp họ trở thành người
chủ có ý thức trên hành tinh chúng ta, tức là giúp họ hiểu rằng: sống và lao động
để làm gì?…Đánh giá đúng giai đoạn lịch sử nhân loại và dân tộc mình…”
Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan
trọng để đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ. Chương trình lịch sử ở trường phổ thông
bao gồm các kiến thức khái quát, cụ thể về lịch sử từng quốc gia dân tộc. Do vậy
lượng kiến thức vô cùng rộng lớn cả với thầy và trò. Việc học tập lịch sử không
phải cung cấp một số kiến thức, và mẩu chuyện về quá khứ mà trang bị cho học
sinh những kiến thức khoa học. Lịch sử là hiện tượng khách quan, tồn tại độc
lập, không lệ thuộc vào nhận thức của con người. Nhận thức là một quá trình từ
không biết đến biết,từ hiểu sơ lược đến hiểu sâu sắc. Vì vậy nội dung dậy học
lịch sử tuy gồm những kiến thức tương đối ổn định song vẫn phản ánh kịp thời
những thành tựu mới của khoa học lịch sử.
Lịch sử là hiện thực khách quan, chính là cuộc sống lao động đấu tranh.
Vì vậy, học lịch sử không chỉ là phản ánh đúng cuộc sống đã qua mà phải gắn
với cuộc sống hiện tại và dự đoán sự phát triển của tương lai. Nguyên lí “học đi
đôi với hành”, gắn học tập với đời sống, phải thực hiện đúng, có hiệu quả cao.
Điều này càng có ý nghĩa khi mà ngày nay cuộc sống có nhiều biến đổi. Qúa
khứ - hiện tại –Tương lai là những giai đoạn khác nhau về chất của quá trình
phát triển lịch sử , nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Qúa trình dạy học lịch sử là quá trình nhận thức, nó không chỉ có nội dung
mà còn có phương pháp dạy học, bởi vậy việc đổi mới nội dung gắn liền với đổi
mới phương pháp. Vì vậy dạy học lịch sử theo phương pháp “ Lấy học sinh làm
trung tâm” là nhằm để phát huy tính chủ động, năng lực tư duy sáng tạo của học


sinh trong học tập lịch sử có hiệu quả. Từ đó giúp cho học sinh có nhận tức đúng
đắn trong việc nắm bắt những kiến thức của khoa học lịch sử cơ bản ở trường
1
phổ thông. Đó cũng chính là ưu điểm của phương pháp “ Phát huy tính chủ
động sáng tạo của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ
thông” mà bản thân tôi trong quá trình dạy lịch sử ở trường phổ thông đúc rút.
Tuy nó không là mới mẻ song cũng không phải là vô ích đối với người giáo viên
khi phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong khai thác, hiểu
về kiến thức lịch sử. Bởi vậy,sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để giúp bản thân tôi hoàn thiện
hơn.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
Trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông tôi đã rút ra một
kinh nghiệm nhỏ là, tính tích cực tư duy của bản thân học sinh là yếu tố quan
trọng nhất để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm và gắn liền tri thức với cuộc
sống. Bởi vậy, để làm được điều này thì đòi hỏi người thầy cô trong quá trình
dạy học phải có khả năng vận dụng thành thục phương pháp dạy học nêu vấn đề
chứ không để cho học sinh thụ động ghi chép kiến thức, nhớ máy móc mà không
hiểu đúng về bản chất của sự kiện nhân vậy lịch sử có nghĩa là phải luôn luôn:
Lấy học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học. Có như vậy mới giúp cho học
sinh nhớ được bài học lâu hơn và sẽ vận dụng được kiến thức vào trong thực
tiễn cuộc sống một cách tối ưu nhất.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Tôi đã vận dụng vào quá trình dạy học một mình ở các lớp cấp phổ thông
trung học ở mỗi phần mỗi giai đoạn lịch sử, thế giới cũng như dân tộc,ứng dụng
trong bài dạy cụ thể trong đó đặt học sinh vào vị trí trung tâm để phát huy được
tính tích cực của học sinh.
IV. Nguồn tư liệu:
- Chủ yếu là tài liệu lưu trữ
V. Phạm vi ứng dụng:

Dành cho giáo viên và học sinh THPT
VI. Đóng góp của sáng kiến:
-Thông qua phương pháp đổi mới này sẽ giúp người giáo viên phát huy được
tính độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn lịch sử ở trường
phổ thông.
VII. Bố cục của sáng kiến:
2
Ngoài phần mở đầu ,kết luận ,tài liệu tham khảo .Nội dung chính của sáng kiến
thể hiện ở 4 phần:
1. Công tác chuẩn bị giáo án
2. Tiến hành giờ dạy trên lớp
3. Biết tạo bài tập hợp lí
4. Ví dụ cụ thể
3
PhẦn II
NỘI DUNG
A. Cơ sở khoa học:
I. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết : Giảng dạy lịch sử là một công việc hết sức phức
tạp,rất dễ sa vào nêu các sự kiện một cách khô khan,nặng nề thiếu sinh động,bởi
vậy đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp lịch sử,trình bày rõ sự phát
triển của lịch sử đúng như nó đã diễn ra với những sự kiện và tư liệu chính
xác.Trong đó việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh được coi trọng
đặc điểm.Bởi vậy,với vai trò chủ đạo,người giáo viên phải biết gây hứng thú
học tập bộ môn.Phải hướng học sinh thực hiện vai trò chủ động của mình,từ đó
giúp cho học sinh gắn liền kiến thức với tri thức cuộc sống.
Sự đổi mới dạy học lịch sử là yêu cầu quan trọng ,cấp bách để hiểu đúng
quá khứ ,có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ cho hôm nay và mai sau.Công việc này
phải tiến hành đồng thời trên các mặt quan niệm nhận thức ,nội dung và phương
pháp dạy học .Nó đòi hỏi trước hết ý thức ,lương tâm ,trách nhiệm ,trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên .Trong quá trình dạy học ,có việc đào tạo
và tự đào tạo ,càng lên lớp lớn thì việc tự đào tạo ngày càng trở nên quan
trọng,có tính quyết định.Vì vậy trong giảng dạy lịch sử khi lấy học sinh là trung
tâm sẽ phát huy được tính chủ động ,năng lực tư duy sáng tạo của học sinh .
II.Cơ sở thực tiễn :
Một thực tế hiện nay là học sinh rất ít chú ý đến bộ môn này (Trừ nhũng
học sinh theo khối C),tự bản thân các em coi đó là môn phụ,bởi vậy trong giờ
học các em chỉ ghi chép những điều mà giáo viên ghi lên bảng (hoặc đọc chậm)
và nhắc lại nội dung các vấn đề vừa nghe thầy giảng.Rõ ràng như vậy là không
gây hứng thú như học sinh và không phát huy được tính tích cực chủ động của
học sinh.Bởi vậy để một giờ học lịch sử đạt hiệu quả,học sinh có hứng thú ham
học thì với vai trò chủ đạo người giáo viên phải phát huy tính tích cực,chủ động
sáng tạo trong học tập của học sinh.Từ sự kiện,hiện tượng lịch sử phải đi sâu
phân tích vào vấn đề,tiến tới hiểu cả một quá trình lịch sử,qua đó học sinh tiếp
thu được những kiến thức mới và xây dựng tích cực bài học trên lớp sáng
tạo,chủ động trong lĩnh hội kiến thức.
B.NỘI DUNG CỤ THỂ:
4
Để phát huy có hiệu quả năng lực chủ động ,sáng tạo củahọc sinh trong học
tập lịch sử ,người giáo viên cần phải :
I.Công tác chuẩn bị giáo án:
Việc chuẩn bị tốt giáo án là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho hiệu quả của
bài học.Qua nội dung bài mà xác định những kiến thức cơ bản,những ván đề
quan trọng nhất.Các nhà nghiên cứu giáo dục đã xác định giáo án là “Bản kế
hoạch của một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước chủ yếu trong công việc
giáo viên và học sinh ở trên lớp,đồng thời cũng nêu một cách vắn tắt nội dung
và phương pháp của công việc đó nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà
người giáo viên xác định trước yêu cầu của chương trình học”
Để soạn tốt giáo án giáo viên cần tiến hành tốt các công việc có tính
nguyên tắc sau :

- Thứ nhất là cần phải xác định loại bài và vị trí bài trong quá trình để có
nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.Việc làm này cần tìm ra việc đóng
ghóp cụ thể của bài học về các mặt truyền thụ “ kiến thức giáo dục và sự phát
triển “ giúp các em hiểu được lịch sử một cách có hệ thống.
Ví dụ khi soạn bài dạy “ cách mạng tư sản Pháp ở lớp 10.Đây là loại bài cung
cấp kiến thức,thông qua bài giảng này giúp cho học sinh hiểu được tính chất vĩ
đại của cuộc cách mạng tư sản Pháp so với nhiều cuộc cách mạng tư sản khác
như cách mạng tư sản Anh,Mĩ…Từ đó hiểu rõ hơn câu nói Lê Nin : tại sao gọi
cách mạng tư sản Pháp là cuộc “ đại cách mạng”.
- Thứ hai là phải xác định rõ được mục đích của bài học.Ví dụ: Thông qua
bài dạy “ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời “ ở lớp 12 sẽ giúp học sinh hiểu được
ý nghĩa to lớn của việc thành lập đảng.Thấy được vai trò to lớn của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Đảng bà bồi dưỡng cho học sinh lòng tin về
sự lãnh đạo của Đảng và bác Hồ với cách mạng Việt Nam.
- Phải xây dựng đề cương và viết giáo án bài giảng: Nội dung bài soạn tránh
lối dạy nhồi nét kiến thức.Một giáo án tốt đầy đủ những yêu cầu sau:
+ Nó phản ánh được chương trình cơ bản vè SGK.
+ Thể hiện các điều kiện cụ thể của từng lớp,từng trường,từng vùng địa
phương.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên lên lớp đạt hiệu quả cao
+ Tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội bài tốt nhất
5
- Trong giáo án phải dự kiến các phương pháp và biện pháp phù hợp với
các loại đối tượng học sinh,đặt ra hệ thống câu hỏi chính xác liên tục kích thích
học sinh tìm tòi,dự kiến và xác định các tình huống sẽ xảy ra trên lớp và biện
pháp xử lí giải quyết.Mặt khác người giáo viên phải biết chuyển giao mội cách
khéo léo hợp lí phần công việc của học sinh,tạo nên sự đồng bộ giữa việc dạy và
học,giữa việc làm của thầy và hoạt động của trò trong cùng một tiết học.
II.Tiến hành giờ dạy trên lớp:
Đây là khâu quan trọng,có tính chất quyết định đến việc xây dựng và phát

huy tính tích cực,chủ động sáng tạo của học sinh.Việc tiến hành giờ dạy trên lớp
theo phương pháp “ lấy học sinh làm trung tâm “ bao gồm các thành phàn cơ
bản sau.
- Ổn định lớp nhằm tổ chức giữ vững kỉ luật,công việc này không chỉ giới
hạn ở những phát đầu giờ học mà trong suốt giờ học.Kỉ luật của giờ học phụ
thuộc vào việc hoàn thành chính xác tất cả các yêu cầu học tập của học sinh và
việc tổ chức giảng dạy cảu giáo viên.
- Kiểm tra bài cũ tùy thuộc vào nội dung chủ đề của bài mới vì bài học
trước đó,chủ đề.Mục đích kiểm tra không chì để xem xét học sinh thu nhận kiến
thức mà chuẩn bị cho các em tiếp nhận kiến thức mới.
- Ví dụ:Khi chuẩn bị học bài cách mạng tư sản Pháp,người giáo viên đặt
câu hỏi” em hãy nêu và phân tích tính chất cảu cuộc chiến tranh giành độc lập
của 13 Bang thuộc địa Anh ở bắc Mĩ”,sau khi học sinh trả lời thì các em sẽ nhận
thức sâu sắc hơn về tính chất vĩ đại của cuộc cách mạng tư sản Pháp:một cuộc
cách mạng tư sản triệt để.
- Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới:Trong quá trình dạy
lịch sử phải kết hợp nhiều biện pháp để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học
sinh,phải kết hợp đa dạng các phương pháp,biện pháp giảng dạy bộ môn như
tường thật,miêu thả,so sánh,phân tích về chuyện…Cần nhớ rằng:Học sinh phổ
thông đang háo hức muốn hiểu biết những cái mới lạ,mong muốn lĩnh hội các tri
thức khoa học mới và rõ ràng hấp dẫn,dễ hiểu và thái độ tự tin,biểu hiện sự chủ
động dồi dào kiến thức của người giáo viên chắc chắn sẽ là những cơ sở quan
trọng để gây cho học sinh phấn khởi ,hứng thú khi học vào bài mới
- Nguồn cảm hứng của học sinh được tạo ra sẽ làm cho học sinh tự
giác,chủ động theo dõi,ghi chép bài giảng và theo dõi chăm chú các vấn đề lịch
6
sử mà giáo viên phải phát huy khả năng kiến thức cũng như khả năng trình bày
bằng lời nói,bằng cách trình bày bảng để cuốc hút học sinh phát hiện những cái
mới lạ so với vốn hiểu biết mà các em đã có.Tất nhiên cái mới đó phải được
chọn lọc ,tinh giản .Cái mới ,cái hấp dẫn ở đâu cũng có thể là chiều sâu của vấn

đề mà người giáo viên biết khai thác từ những điều tưởng rất bình thường.
Sẽ là môt thiếu sót lớn nếu người giáo viên không chú ý đến trình độ nhận
thức của học sinh. Các em chỉ cảm thụ lịch sử theo quá trình từ trực quan cụ thể
đến tư duy trìu tượng. Sách giáo khoa lịch sử đã chú ý vấn đề này nên đã đồng
thời cung cấp cả kênh chữ và kênh hình, tuy rằng nhiều hình minh họa bài giảng
không rõ nét. Người giáo viên lịch sử nếu biết khai thác kênh hình và sử dụng
các đồ dùng dạy học khác, chắc chắn sẽ tạo nên sự thích thú, say mê tìm hiểu
những thông tin lịch sử, những kiến thức về khoa học lịch sử từ những tranh
ảnh, bản đồ và học sinh sẽ đồng thời có các hoạt động nghe nhìn, ghi, suy
nghĩ…
Ví dụ : Khi dạy bài về sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam của lớp 12 ,người
giáo viên nêu câu hỏi
1.Tại sao phải triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản vào đầu năm
1930?
2.Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 lại là một bước
ngoặt lịch sử ?
Để một giờ dạy lịch sử thật sinh động ,có hiệu quả cao thì người giáo viên
cần phải biết chú ý vừa khai thác sách giáo khoa ,vừa sử dụng các đồ dùng dạy
học khác như tranh ảnh ,bản đồ …Như vậy học sinh có thể tiến hành đồng thời
cả các hoạt động nghe nhìn ,suy nghĩ ….cùng với việc ghi chép kiến thức và như
vậy học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức có hiệu quả cao chứ không đơn thuần việc ghi
chép máy móc
Trong quá trình tiến hành dạy lịch sử, người giáo viên phải xây dựng được
một hệ thống câu hỏi hợp lí để học sinh suy nghĩ, trả lời. Qua đó, người giáo
viên có thể đánh giá được trình độ nhận thức của học sinh cũng như khả năng tư
duy sáng tạo của các em. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì cần phải đạt những yêu cầu sau về mặt
sư phạm: Câu hỏi phải rõ ràng nêu được vấn đề cần đặt ra để có thể hiểu đúng,
sâu hơn sự kiện…Câu hỏi phải mang tính chất bài tập nhận thức liên quan đến
7

hứng thú, những cảm xúc mạnh mẽ của học sinh…Câu hỏi phải mang tính vừa
sức với học sinh…
Trong quá trình tổ chức học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên phải theo dõi
hoạt động của các em, giúp các em trả lời một cách cụ thể khi nào, ở đâu, như
thế nào và vì sao? Có như vậy tính tích cực trong hoạt động độc lập của học sinh
mới được phát huy, bài học mới đạt hiệu quả cao, kích thích sự tò mò khoa học,
gợi trí thông minh vì điều cần là dạy sự thông minh hơn là dạy cái trí nhớ,
-Nghiên cứu kiến thức mới đây là phần chủ yếu của bài học. Giáo viên lần lượt
thực hiện kế hoach đã ghi ở giáo án. Để tổ chức học sinh giải quyết vấn đề đã
nêu, giáo viên cần đưa ra các câu hỏi gợi mở, sử dụng phương pháp tiếp nhận
thông tin qua những hoạt động nêu vấn đề.
Kết thúc bài học cần phải tiến hành những công việc sau:
+Kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh (củng cố) để đánh giá mức
độ lĩnh hội tài liệu nghiên cứu, trình độ hiểu biết kiến thức, kết quả hoạt động
nhận thức độc lập của học sinh, bổ sung nâng cao kiến thức mới. Việc này có
thể tiến hành ở cuối mục ,cuối bài .Câu hỏi kiểm tra có thể là câu hỏi đặt ra ở
đầu mục ,đầu giờ .Trên cơ sở kiến thức học sinh đã lĩnh hội ,giáo viên sữa
chữa ,bổ sung ,khái quát và nâng cao kiến thức của học sinh
+Bài tập về nhà : Cần tránh yêu cầu học sinh học thuộc sách giáo khoa
rồi kể lại,nhắc chung chung…
Tính tích cực ,chủ động sáng tạo của học sinh được diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau:
- Những hoạt động tự nhận thức trên lớp khi nghe giáo viên giảng (biết
tự điều chỉnh nghe giảng,chọn lọc kiến thức tự ghi chép,tự trả lời câu hỏi mà
giáo viên nêu ra……)
- Đọc và tự ghi chép tóm tắt ngắn gọn những vấn đề cơ bản của bài viết
trong sách giáo khoa ,tài liệu tham khảo….
- Ghi lại và tìm hiểu những nội dung khó hiểu, đặc biệt là các
thuật ngữ, khái niệm lịch sử.
- Hoàn thành bài tập câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Biết làm việc với bản đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa
cũng như ngoài sách giáo khoa, tìm hiểu nội dung và trình bày lịch sử theo bản
đồ tranh ảnh.
8
- Đọc và làm việc với các tài liệu lịch sử, văn học trong các sách tài liệu
tham khảo, sách đọc thêm…nhằm hiểu rõ hơn những kiến thức đã học, mở rộng
những kiến thức cho học sinh.
III.Biết tạo ra bài tập hợp lí
Hoạt động giảng dạy của giáo viên được tiến hành trên cơ sở cung cấp tri
thức. Trong bài học lịch sử, giáo viên không dừng lại ở cung cấp tri thức mà còn
cần hướng dẫn học sinh nhận thức bản chất lịch sử, biểu hiện thái độ, tình cảm
đúng đối với sự kiện lịch sử và hành động trong cuộc sống
Phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và khả năng của học sinh ngoài giờ học
trên lớp, đăc biệt là đối với học sinh cuối cấp. Yêu cầu điền vào bản đồ câm lịch
sử, yêu cầu tìm tư liệu và tranh ảnh lịch sử hoăc yêu cầu hiểu về một sự kiện
hoặc nhân vật lịch sử qua các sách báo. Điều này sẽ gây hứng thú, say mê tự tìm
hiểu lịch sử và từ đó có hứng thú trong học tập lịch sử.
Có nhiều dạng bài tập lịch sử về nhà: câu hỏi tổng hợp, lập niên biểu về
bản đồ, lược đồ, sơ đồ,biểu đồ, đồ thị.
Ví dụ: Lập niên biểu về cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Hoặc câu hỏi tổng hợp:“So sánh điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội khoa
học với chủ nghĩa xã hội không tưởng?”
Trong việc đặt câu hỏi ra bài tập, người giáo viên phải chú ý các vấn đề
sau:
- Các bài tập đươc lựa chọn đúng nội dung cơ bản của việc học tập và đạt
được yêu cầu, mục đích kiểm tra.
- Các bài tập phù hợp với trình độ, phát huy được tư duy độc lập, sáng tạo
của học sinh.
Các bài tập yêu cầu học sinh từ các dữ liệu diễn tả về một sự kiện lịch sử
trên bản đồ, vẽ biểu đồ, sơ đồ…

IV.Ví dụ cụ thể
Thông qua bài dạy “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu
tranh bảo vệ cách mạng 1917-1921”
Ở mục 1:Tình hình nước Nga trước cách mạng .
- Người giáo viên nêu câu hỏi: “Tình hình nước Nga đầu thế kỷ 20 có
những gì nổi bật?”
9
- Dựa vào sách giáo khoa, học sinh suy nghĩ, trả lời về tình hình nước Nga
trước năm 1917 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Sau đó người
giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi: “Với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội theo em
điều gì sẽ xảy ra?”
Với câu hỏi này sẽ kích thích tư duy độc lập của học sinh nhận thức được
rằng:Tình hình nước nga 1917 đặt nước Nga vào tình thế một cuộc cách mạng
chắc chắn sẽ bùng nổ để lật đổ ách thống trị của Nga hoàng, đưa đất nước thoát
khỏi chiến tranh đế quốc.
Ở mục 2:Từ cách mạng tháng hai đến cách mạng tháng mười
Người giáo viên cho học sinh tóm tắt diễn biến trình bày trước lớp về các
sự kiện của cách mạng tháng hai năm 1917, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc
điểm của cách mạng tháng hai và nêu câu hỏi: “Tại sao cuộc cách mạng tháng
hai lại là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?”Giáo viên yêu cầu học sinh
thảo luận để tìm hiểu về tính chất và những hạn chế còn tồn tại của cuộc cách
mạng tháng hai .
- Từ tình hình thực tế sau cách mạng tháng hai người giáo viên tiếp tục
đặt câu hỏi: “Trước tình hình đất nước có hai chính quyền song song tồn tại,Lê-
nin và đảng Bôn-xê-vích đã làm gì?”
Học sinh sẽ căn cứ vào tình hình nước Nga sau cách mạng tháng hai mà
thấy được rằng quyết định của Lê-nin là đúng đó là:Chuyển từ cách mạng dân
chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Giáo viên sử dụng tư liệu trình bày diễn biến của cách mạng tháng mười
và nêu câu hỏi: “Nêu đặc điềm, tính chất của cách mạng tháng Mười Nga năm

1917?”Với câu hỏi này học sinh sẽ thấy được cuộc cách mang tháng Mười Nga
là cuộc cách mạn vô sản có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân
nhằm lật đổ chính phủ tư sản giành chính quyền về tay nhân dân lao động.
- Ở mục:Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô-viết giáo
viên hướng dẫn học sinh đọc thêm.
- Ở mục 3:Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga
Giáo viên nêu câu hỏi: “Cuộc cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch
sử có ý nghĩa trong nước và thế giới lớn lao như thế nào?”
Câu hỏi này học sinh sẽ dễ dàng nêu được về ý nghĩa lịch sử của cuộc
cách mạng tháng Mười
10
+ Đối với trong nước:Đập tan ách bức bóc lột của phong kiến tư sản Nga,
giải phóng công nhân và nhân dân lao động.Đưa công nhân, nông dân lên nắm
chính quyền, xây dựng chế độ mới XHCN
+ Đối với thế giới:Làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ phong trào cách
mạng thế giới trong đó có Việt Nam
Phần kiến thức này học sinh sẽ tư duy chủ động về sự ảnh hưởng của
cuộc cách mạng này đối với cách mạng Việt Nam đặc biệt việc Nguyễn Tất
Thành đã gặp chân lý cách mạng tháng Mười Nga, tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
Như vậy ở bài học này thông qua hệ thống câu hỏi sẽ kích thích được học
sinh tìm hiểu được nội dung bài học, thấy được rằng:Cuộc cách mạng tháng
Mười Nga đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng mở ra một kỷ nguyên
mới trong lịch sử nước Nga đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng thế
giới và Việt Nam
Như vậy, quá trình học tập lịch sử của học sinh về bản chất là quá trình
hoạt động nhận thức.Qúa trình này diễn ra tương tự như quá trình con ngươi
nhận thức hiện thực và có nhiều nét giống với quá trình nhà khoa học đi tìm
chân lí khách quan.Trên đại thể, quá trình nhận thức của học sinh trong học tập
sẽ diễn ra như sau:Trước hết họ tiếp cận với những sự kiện ,hiện tượng giáo

trình lịch sử cụ thể thông qua bài giảng của người giáo viên và qua các tài liệu
học tập như sách giáo khoa ,sách đọc thêm ,tranh ảnh ,bản đồ và các tài liệu
khác.Sự tiếp cận với kiến thức cụ thể này sẽ tạo ra ở học sinh những tri giác,
biểu tượng lịch sử.Chính nhờ quá trình nhận thức này sẽ guiups học sinh hứng
thú, say mê trong dạy học lịch sử.


11
PhẦn 3:
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong
dạy học lịch sử là một vấn đề khó :khó là ở chỗ do đặc trưng của bộ môn phải
luôn xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể .Dạy lịch sử trước tiên là dạy học sinh
hiểu và biết các sự kiện .Sự kiện càng cụ thể bao nhiêu, sinh động và có hình
ảnh bao nhiêu thì bài học hay bấy nhiêu.Mà muốn có được những sự kiện như
vậy thì người giáo viên dạy sử phải đọc nhiều biết nhiều, phải giỏi khoa học cơ
bản, phải thông qua cách trình bày như miêu tả tường thuật, kể chuyện, sử dụng
phương pháp trực quan. Đồng thời phải đi sâu tìm hiểubản chất ,mối liên hệ giữa
các sự kiện ,hiện tượng ,Người giáo viên phải phân tích ,giải thích ,do đó sẽ có
tình trạng thầy nói nhiều ,bao cấp toàn bộ kiến thức cho học sinh .Hiệu quả
giảng dạy ở trên lớp không những do nội dung bài giảng mà còn do cách thức
truyền đạt nội dung đó và hoạt động nhận thức của học sinh.Nói cách khác
,ngoài việc đảm bảo kiến thức khoa học ,thì phương pháp dạy của thầy và sự
nhận thức của trò là yếu tố để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở
nhà trường phổ thông hiện nay.
Muốn phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong
giảng dạy lịch sử, người giáo viên phải xử lý tốt các nội dung giảng dạy, sử
dụng tốt các phương pháp truyền đạt để tạo ra tình huống có vấn đề dẫn dắt học
sinh đi vào những tư duy cần thiết để việc học của học sinh không phải là sự tiếp
thu những cái có sẵn, ghi nhớ máy móc, chỉ là sự học tập bắt buộc mà phải bồi

dưỡng và phát triển khả năng suy nghĩ, tư duy của học sinh, phải để cho các em
có sự hứng thú, say mê tìm hiểu, nghiên cứu vềkhoa học lịch sử .Đó là những
điều cần đạt tới qua những tiết dạy lịch sử ở trường phổ thông để một giờ học
lịch sử theo phương pháp “lấy học sinh là trung tâm” là phương pháp ,tích cực
nhất quán triệt được vai trò chủ đạo của giáo viên ,phát huy được tính tích cực
của học sinh ,làm thay đổi vai trò của người học sinh từ thụ động lĩnh hội kiến
thức và trở thành người trong cuộc để khám phá tri thức .
Trên đây là toàn bộ những kết quả mà trong quá trình vận dụng daỵ lịch
sử theo phương pháp “Lấy học sinh là trung tâm”
Tôi đã đạt được kết quả cụ thể như sau
- Khối 12:5 lớp =200em
12
+Học lực giỏi:60 em =30%
+Học lực khá: 20 em =10%
+Học lực trung bình:120 em=60%
Khối 10: 2 lớp =90 em
+Học lựcgiỏi:10 em=11%
+Học lực khá :55 em=61,1%
+Học lực trung bình: 25 em=27,9
Dẫu rất còn nhiều hạn chế song chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân.Vì
vậy rất mong sự đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn.

XÁCNHẬNCỦAHIỆUTRƯỞNG Thiệu hóa ngày 25 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan trên đây là SKKN của
mình viết ,không sao chép của người
khác
Tác giả
Lê thị Bình

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giaó dục và Đào tạo(1993),Phát triển tính tích cực của học sinh trong quá
trình dạy học,NXBGD.
2.Bộ GD và vụ GV(1995),Những xu hướng dạy học không truyền
thống,NXBGD
3.Hội giáo dục lịch sử(1996),Việc dạy học môn lịch sử ở các trường phổ
thông,NXBĐHQGHN
4.Sách giáo khoa ,Sách giáo viên lớp 10,11,12THPT .NXBGD
5.Một số tài liệu khác

14
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1
I.Lí do chọn đề tài ……………………………………………………… 1
II.Nhiệm vụ của đề tài ……………………………………………………2
III.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 2
IV.Nguồn tư liệu ……………………………………………………… 2
V.Phạm vi ứng dụng …………………………………………………… 2
VI.Đóng góp của sáng kiến ………………………………………………2
VII.Bố cục của sán kiến………………………………………………… 3
NỘI DUNG……………………………………………………………….4
A.CƠ SỞ KHOA HỌC………………………………………………… 4
I.Cơ sở lí luận ………………………………………………………… 4
II.Cơ sỏ thực tiễn………………………………………………………….4
B.NỘI DUNG
I.Công tác chuẩn bị giáo án……………………………………………… 5
II.Tiến hành giờ dạy trên lớp…………………………………………… 6
III.Biết tạo bài tập hợp lí………………………………………………… 9
IV.Ví dụ cụ thể ………………………………………………………… 9

KẾT LUẬN………………………………………………………………12
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….14
MỤC LỤC……………………………………………………………… 15
15
16

×