PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh với sự ra đời của động cơ
hơi nước thì có thể coi động cơ đốt trong là một trong những phát minh lớn nhất
của con người.Mặc dù đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi
trường và sự nóng lên của trái đất nhưng không thể phủ nhận được vai trò không
thể thiếu được của động cơ đốt trong. Nó xuất hiện trên hầu hết các phương tiện
vận tải hàng hóa như máy bay, tàu thủy, ô tô…Cho dù các nhà khoa học đã miệt
mài nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thay thế cho động cơ đốt trong như động
cơ điện, động cơ sử dụng pin nhiên liệu nhằm đối phó với tình trạng cạn kiệt
nguồn nhiên liệu hóa thạch và sự nóng lên của trái đất. Tuy nhiên cho đến tận
thời điểm này động cơ đốt trong vẫn là không thể thay thế.
Ngành công nghiệp chế tạo động cơ đốt trong phát triển rất mạnh,được coi
là bộ phận quan trọng của ngành cơ khí và nền kinh tế quốc dân của nhiều
nước.Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
trên tất cả các quốc gia, trên các lĩnh vực kinh tế. Việt Nam với tư cách là
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) cũng sẽ phải
tìm cách phát triển ngành Công nghiệp cơ khí để tạo động lực cạnh tranh trên
thị trường Quốc tế cho chính ngành công nghiệp cơ khí nói riêng và các
ngành công nghiệp khác nói chung, đồng thời tạo thêm nhiều công việc cho
người lao động đang trong quá trình chuyển cần giảm tỷ lệ lao động nông
nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp
Trước yêu cầu thực tế đó, chương trình giáo dục phổ thông ,cụ thể ở
phân môn công nghệ 11 đã trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về động
cơ đốt trong,ứng dụng động cơ đốt trong, làm cơ sở để các em áp dụng vào cuộc
sống của bản thân và cộng đồng hoặc học tiếp các chuyên ngành kỹ thuật sau
này.Tuy nhiên bản thân các em không nhận thức được tầm quan trọng của môn
học với thực tiễn,luôn nghĩ đến môn học với quan điểm học để hoàn thành
chương trình THPT nên các em học bài với thái độ thờ ơ, không thực sự chú ý
đến bài học. Do đó giáo viên bộ môn công nghệ phải phát huy tính tích cực,tự
giác,chủ động,sáng tạo của học sinh trong mỗi tiết học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm ,đem lại niềm vui, hứng thú
học tập của học sinh với bộ môn. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “ Phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học bài 27 – HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN
LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG- công nghệ 11.”
2. Mục tiêu của đề tài:
1
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy bài 27-Hệ thống cung cấp nhiên liệu
và không khí trong động cơ xăng - là kiến thức mới và khó nên học sinh tiếp
nhận kiến thức rất máy móc,thụ động, chưa có liên hệ giữa bài học với thực tế
cuộc sống. Do đó mỗi tiết dạy đều rất khô khan ,cứng nhắc. Học sinh không
hứng thú học, giáo viên gặp khó khăn trong việc dạy. Để tiết học hiệu quả người
thầy phải phát huy được tính tích cực ,tự giác,chủ động sáng tạo của học
sinh,ghi nhớ khắc sâu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn để các em thấy được
nội dung của môn học rất gần gũi và hữu ích với bản thân và định hướng nghề
nghiệp tương lai.
3.Nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài 27- Hệ
thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng- chương trình
công nghệ 11. Qua đó các em thấy yêu thích môn học và có định hướng nghề
nghiệp tương lai.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận của đề tài
Hội nghị TƯ 8 khóa XI đã thông qua Nghị quyết “về đổi mới căn bản,toàn
diện giáo dục và đào tạo,đáo ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo,mục tiêu và các nhiệm vụ giải pháp thực
hiện đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng mục tiêu đó,
người dạy phải phát huy tính tích cực,tự giác,chủ động,sáng tạo của học
sinh.Mỗi PPDH đưa ra phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm ,đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
2.Cơ sở thực tiễn của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
với mục tiêu phần đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nội dung là xây dựng nền kinh tế mà sản phẩm
của nó chủ yếu được sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện đại do vậy ngành
công nghiệp cơ khí càng có vai trò quan trọng, hơn nữa Việt Nam là đất nước
xuất phát điểm thuần nông, có số dân lớn do vậy chúng ta không thể tiến hành
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng máy móc, thiết bị của nước
ngoài tức là không thể bằng bàn tay của người khác, chính vì vậy phát triển
2
công nghiệp cơ khí càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngành công nghiệp cơ khí nước ta được hình thành và phát triển từ rất
sớm, nhận thức được tầm quan trọng của ngành Đảng và Nhà nước ta đã luôn
đặt ở vị trí quan trọng và từng bước ưu tiên phát triển
Là thế hệ tương lai của đất nước,dù bản thân mỗi học sinh sau này có định
hướng nghề nghiệp như thế nào nhưng vẫn trang bị cho mình vốn hiểu biết nhất
định về Động cơ đốt trong trên ghế nhà trường phổ thông là rất quan trọng.
3.Thực trạng của vấn đề:
Học xong chương này học sinh phải biết được:
-Nhiệm vụ và phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong
động cơ xăng
-Biết được cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên
liệu và không khí trong động cơ xăng.
- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống
Khi lên lớp người giáo viên sẽ lần lượt đưa ra các nội dung và một số
câu hỏi gợi mở.Học sinh trả lời và ghi nội dung vào vở. Như vậy các em đã rất
thụ động nghe và chép. Nhất là khi các em phải làm quen và ghi nhớ các thuật
ngữ kỹ thuật xa lạ và khó hiểu, các em sẽ bị nhầm lẫn và rất khó khắc sâu kiến
thức.
Như vậy trong các giờ học trên lớp giáo viên sẽ phát huy năng lực
thuyết trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Và mức độ tiếp nhận của các e sẽ
hạn chế và không khắc sâu được nội dung bài học.
4.Giải pháp thực hiện
Nội dung bài 27 là phần kiến thức mới và khó với học sinh,các em phải làm
quen với các thuật ngữ chuyên ngành, nên ở mỗi tiết học giáo viên đưa ra các
tình huống có vấn đề,các hình ảnh mang tính minh họa, mô hình ,tranh ảnh, vật
thật ( nếu có), kết hợp với công nghệ thông tin,và nhất là những kinh nghiệm
thực tiễn, học sinh được quan sát, so sánh và rút ra kết luận. Qua đó bài học sẽ
sinh động và ý nghĩa hơn, các em sẽ khắc sâu kiến thức của mình ,đồng thời ứng
dụng kiến thức vào thực tiễn .
Với phương pháp dạy học mới giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần
là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội
dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu
của chương trình.
3
VẬN DỤNG CỤ THỂ
BÀI 27: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ
TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
Tạo ra tình huống có vấn đề: Giáo viên đưa ra một số hình ảnh các phương
tiện sử dụng nguồn động lực động cơ đốt trong:
Tiếp tục đưa ra hình ảnh hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động
cơ xăng
\
4
? Các phương tiện này sử dụng nhiên liệu xăng hay điezel? Nhiên liệu được cấp
vào động cơ như thế nào và hoạt động ra sao? Muốn hiểu rõ vấn đề ta nghiên
cứu bài 27- hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
I.NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI
1.Nhiệm vụ:
Học sinh quan sát hình ảnh quá trình nạp khí mới vào xi lanh động cơ xăng
? Ở động cơ xăng, khí nạp mới là gì?
? Khi xe chạy nhanh , chậm, chở nặng hay leo dốc
có yêu cầu lượng nhiên liệu khác nhau không?
ĐCT
ĐCD
HS rút ra nhận xét
GV kết luận: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí (còn gọi là hệ thống
nhiên liệu) trong động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp hòa khí (hỗn hợp xăng và
không khí) sạch vào xi lanh động cơ. Lượng và tỉ lệ hòa khí phải phù hợp với
các chế độ làm việc của động cơ.
GV: khi hoạt động, động cơ có các chế độ hoạt động khác nhau như: Chế độ
khởi động, chế độ không tải, một phần tải, làm đậm và tăng tốc. Ở mỗi chế độ
hoạt động sẽ yêu cầu mức độ đậm nhạt của hòa khí khác nhau.
GV: Mức độ đậm nhạt của hòa khí phụ thuộc vào tỉ lệ hòa trộn xăng và không
khí
+Hỗn hợp vừa (chuẩn) Gk =15 kg.
+Hỗn hợp hơi đậm
Gk =13 - 15 kg.
+Hỗn hợp đậm
Gk < 13 kg.
+Hỗn hợp hơi nhạt
Gk =15 – 16,5 kg.
+Hỗn hợp nhạt
Gk > 16,5 kg.
2.Phân loại
5
GV đưa ra hai ứng dụng của hệ thống nhiên liệu , hs nhận xét, GV kết luận.
Theo cấu tạo bộ phận tạo thành hòa khí: hệ thống được chia ra hai loại:
- Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.
- Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun ( Hệ thống phun xăng)
+ Phun xăng vào đường ống nạp
+ Phun xăng trực tiếp vào xi lanh
I.HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ
1.Cấu tạo.
GV cho HS quan sát hình ảnh và nêu các chi tiết chính trong hệ thống
+Thùng xăng: Để chứa xăng
6
+Bầu lọc xăng: Lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng
+Bơm xăng: có nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa tới bộ chế hòa khí
+Bầu lọc khí: Lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí
+Bộ chế hòa khí: Hòa trộn xăng với không khí tạo thành hòa khí có tỉ lệ phù hợp
với các chế độ làm việc của động cơ.
7
? Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở xe máy có bơm xăng không? Vì sao
? Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở ô tô có bơm xăng không? Vì sao?
GV giả thích và đưa ra kết luận: Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí có 2
loại: ( Dựa vào vị trí của thùng xăng so với vị trí của bộ chế hòa khí)
- Loại tự chảy: Thùng xăng đặt cao hơn bộ chế hòa khí
- Loại cưỡng bức: Thùng xăng đặt thấp hơn bộ chế hòa khí
8
Loại tự chảy
Loại cưỡng bức
*Giới thiệu về bộ chế hòa khí đơn giản
X
ă
n
g
Kh
ôn
g
khí
+ GV nhấn mạnh đặc điểm cấu tạo của họng khuếch tán: Có tiết diện nhỏ nhằm
tăng vận tốc dòng khí nạp,tạo nên sự giảm áp suất khí tại họng
+Khi độ mở của bướm ga lớn:
+Khi độ mở của bướm gió lớn:
* GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và tìm hiểu NLLV của bộ chế hòa khí
đơn giản
? Hiện nay,Bộ chế hòa khí đơn giản có được sử dụng trên ô tô ,xe máy ?
*Bộ chế hòa khí hiện đại:Có đầy đủ các chế độ phù hợp với các chế độ làm việc
của động cơ.
2. Nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí:
Khi hs đã hiểu rõ về nhiệm vụ của các bộ phận chính cùng với nhận biết rõ
đường đi của nhiên liệu và không khí thì các e sẽ chủ động xây dựng NLLV của
hệ thống
NLLV:
9
Khi động cơ làm việc,xăng được bơm từ thùng xăng,qua bầu lọc đưa lên
buồng phao của bộ chế hòa khí.
Ở kì nạp, pittong đi xuống tạo sự giảm áp suất trong xi lanh. Do chênh áp suất,
không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hòa khí ,
tại đây không khí hút xăng từ buồng phao ,hòa trộn với nhau tạo thành hòa
khí.Hòa khí theo đường ống nạp đi vào xi lanh động cơ.
**Gv liên hệ thực tiễn các dòng xe sử dụng bộ chế hòa khí. Ưu nhược về hệ
thống nhiên liệu của các dòng xe đó. Các hư hỏng thường gặp và các biện pháp
tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
III.HỆ THỐNG PHUN XĂNG
1.Cấu tạo
GV: Hệ thống phun xăng có 2 loại nhưng trong chương trình chỉ nghiên cứu loại
phun xăng vào đường ống nạp
Bầu lọc khí
Các cảm
biến
Thùng
xăng
Bầu lọc
xăng
Bộ điều
Khiển phun
Bơm
xăng
Bộ điều chỉnh
Áp xuất
Vòi
phun
Đường ống
nạp
Xi lanh
Động cơ
Đường xăngchính
Đường xăng hồi
Đường không khí
Đường điều khiển tín hiệu
Đường hoà khí
Gv yêu cầu HS quan sát sơ đồ cấu tạo của HTPX . HS so sánh cấu tạo của hệ
thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và HTPX.
HS: có một số chi tiết của hai hệ thống giống nhau như thùng xăng, bầu lọc
xăng, bầu lọc khí, bơm xăng.
GV: Các bộ phận chính khác của hệ thống:
+ Các cảm biến: Đo các thông số của động cơ như nhiệt độ nước làm mát,
nhiệt độ động cơ, số vòng quay trục khuỷu,độ mở của bướm ga…
10
+ Bộ điều khiển phun nhận tín hiệu từ các cảm biến , xử lí thông tin và điều
khiển chế độ làm việc của vòi phun để hòa khí có tỉ lệ phù hợp với chế độ làm
việc của động cơ.
+ Bộ điều chỉnh áp suất: Giữ cho áp suất xăng ở vòi phun luôn ở một trị số nhất
định trong suất quá trình làm việc.
+ Vòi phun có cấu tạo như một chiếc van để phun xăng vào đường ống nạp với
sự điều khiển của bộ điều khiển phun.
Lưu ý: trong quá trình đặt vấn đề về nhiệm vụ của các bộ phận chính của hệ
thống phun xăng GV đặt các câu hỏi nhằm giúp học sinh chủ động tiếp cận và
khắc sâu kiến thức.
? Các cảm biến có tác dụng gì? Nhằm giúp cho bộ điều khiển phun hiểu rõ tình
trạng hoạt động cuả động cơ để điều khiển vòi phun phun lượng nhiên liệu phù
hợp với chế độ làm việc của động cơ.
? Tại sao có đường xăng hồi từ bộ điều chỉnh áp suất về thùng xăng?
11
? Tại sao hệ thống phun xăng lại tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hệ thống dùng
bộ chế hòa khí?
? Giá thành loại nào cao hơn?
? Trong thực tế loại nào có nhiều ưu điểm hơn? Và được sử dụng nhiều hơn?
? Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống phun xăng?
2.Nguyên lí làm việc
Khi động cơ làm việc , không khí được hút vào xi lanh ở kì nạp nhờ sự
chênh áp suất.
Nhờ bơm xăng và bộ điều chỉnh áp suất xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất
định .
Bộ điều khiển phun nhận và xử lí tín hiệu từ các cảm biến nên điều khiển vòi
phun phun một lượng nhiên liệu để hòa khí luôn có tỉ lệ phù hợp với tình trạng
và chế độ làm việc của động cơ.
GV: yêu cầu học sinh tóm tắt ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng? So sánh
ưu nhược của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và hệ thống phun xăng?
HTNL dùng bộ chế hòa khí
Hệ thống phun xăng
Khó khởi động khi trời lạnh
KHởi động rất dễ dàng , nhanh nhạy
Tỉ lệ hòa khí phụ thuộc rất nhiều vào
vận tốc dòng khí vào họng khuếch tán
bộ chế hòa khí
Tỉ lệ hòa khí luôn luôn phù hợp với
tình trạng và các chế độ làm việc của
động cơ
Tốn nhiên liệu hơn
Tiết kiệm nhiên liệu
Khi động cơ bị nghiêng , lật lượng hòa
khí sẽ không đảm bảo, động cơ không
hoạt động được, hoặc xăng bị chảy ra
ngoài
Động cơ vẫn hoạt động bình thường
khi bị nghiêng,lật ngược
Quá trình cháy diễn ra không triệt để
nên hiệu suất không cao
Quá trình cháy diễn ra hoàn hảo hơn
nên tăng hiệu suất động cơ
Thải nhiều khí độc
Thải ít khí độc nên giảm ô nhiễm môi
trường
Cấu tạo phức tạp, khó sửa chữa và bảo
trì
Giá thành đắt
Cấu tạo đơn giản hơn,dễ bảo trì sửa
chữa
Giá thành rẻ hơn
12
? Tại sao hệ thống phun xăng tiết kiệm nhiên liệu hơn hệ thống nhiên liệu dùng
bộ chế hòa khí mà các loại xe số có hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí lại
tiết kiệm xăng hơn so với xe gas có sử dụng hệ thống phun xăng?
? Khi sử dụng xe máy, khi khí thải của xe có màu đen, màu trắng hoặc màu xanh
thì tình trạng của động cơ như thế nào?
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi GV kết luận
GV cho HS quan sát sơ đồ hoạt động của hệ thống phun xăng điện tử trong thực
tế
*Củng cố bài:
+ Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
+ Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun
13
Bầu lọc khí
Các cảm
biến
Thùng
xăng
Bầu lọc
xăng
Bộ điều
Khiển phun
Bơm
xăng
Bộ điều chỉnh
Áp xuất
Đường ống
nạp
Vòi
phun
Xi lanh
Động cơ
GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Lưu ý: Trong quá trình chuẩn bị đồ dùng dạy học , giáo án, và khi giảng bài,
giáo viên phải hiểu rõ đối tượng học sinh của mình, để đưa ra phương pháp cho
phù hợp, đừng đưa quá nhiều giáo cụ trực quan một lúc các em sẽ bị rối.
IV. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1/ Kết quả khảo nghiệm
So sánh kết quả với những năm trước , tôi thấy năm nay các
em đã hứng thú , hăng say hơn với môn học , thể hiện qua kết quả đạt được của
tiết dạy. Các em hiểu sâu sắc được vấn đề. Sau giờ học các em cảm thấy môn
học thật gần gũi với cuộc sống và thêm yêu môn học hơn.
Lớp 11A1:khi dạy học theo phuong pháp truyền thống,dù ứng
dụng CNTT vào bài giảng nhưng các em vẫn cảm thấy bài học cứng nhắc và ít
có sự liên hệ thực tế.
Lớp 11A6:Tôi đã cố gắng phát huy tính tích cực của HS và các
em rất hứng thú vói môn học và có sự liên hệ bài học với thục tiễn. Các em ghi
nhớ bài học rất chủ động.
Khi day xong bài này, tiến hành kiểm tra 5 phút đối với cả 2 lớp
Thu được kết quả như sau
Lớp
11A1
Sĩ số
45
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
%
%
%
%
6
26
13
0
14
((57,8%)
(28,9%)
15
24
6
(33,3%)
(53,3%)
(13,4)
(13,3%)
11A6
45
0
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy khi phát huy tính sáng tạo ,tự giác của học sinh
Thì có kết quả cao hơn, mặc dù năng lực của lớp 11A1 tốt hơn 11A6
2.Những kiến nghị đề xuất
a)
Đối với người dạy và người học
Để đạt được kết quả tốt phải có sụ cố gắng của cả thầy và trò
Đối với học sinh
-Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên
-Phải đầu tư thời gian nhất định trau dồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo
-Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy của mình
dưới sự hướng dẫn của thầy
-Liên hệ thực tế, áp dụng kiến thức đã học vào thựa tiễn đời sống, nâng cao tinh
thần trách nhiệm của bản thân với các vấn đề của đời sống.
Đối với giáo viên
b)
Phải đầu tư, soạn giáo án cẩn thận,chu đáo.
Phải có hướng khai thác hợp lý,phát huy trí lực của học sinh
Trau dồi kiến thức tin học, kiến thức thực tiễn của bộ môn.
Yêu nghề, phát huy hết năng lực vào với nghề để thu kết quả tốt nhất.
Ý kiến với các cấp lãnh đạo bộ môn
Dạy học công nghệ là một việc khó khăn để học sinh thấy được bản chất vấn đề
và để áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn còn khó hơn. Để thực hiện được điều
này cần rất nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo
kịp thời,sát sao về chuyên môn của ngành giáo dục. Chúng tôi là những người
trực tiếp làm công tác giảng dạy công ngệ ở các trường phổ thông , từ thực tế đã
nêu xin kiến nghị như sau:
-
Tăng cường các phòng thực hành, thí nghiệm, mô hình.
Giúp đỡ nhà trường bổ sung các tài liệu tham khảo.
Cần có các đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ngoài các đợt học
chuyên đề
Cho giáo viên đi thực tế học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong và
ngoài tỉnh
15
Phần ba
KẾT LUẬN CHUNG
Qua nhiều năm công tác giảng dạy ,với niềm say mê nghề nghiệp
, tinh thần trách nhiệm , tình hình thực tế ở địa phương và nỗi trăn trở với nhận
thức còn non yếu của học sinh tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng
dạy, tìm ra hướng tiếp cận và lưu giữ kiến thức được tốt nhất.
Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo
các tài liệu trên mạng, tôi đã tích lũy xây dựng và thiết kế được một số tư liệu kỹ
thuật phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn với hình thức phát huy tính tích
cực,tự giác,chủ động,sáng tạo của học sinh.
Trên đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi qua công tác giảng dạy và tình
hình thực tế của địa phương. Với mong muốn học sinh say mê với môn học hơn
và góp phần nhỏ bé của các em vào việc tuyên truyền sử dụng NLTK&HQ, bảo
vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong khuôn khổ của đề tài có gì còn thiếu sót rất mong có sự giúp đỡ, trao đổi
ý kiến của các bạn đồng nghiệp
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Lê Thị Văn
16
17
18