Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

THƠ LỤC BÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.2 KB, 2 trang )

Xin được mượn những chữ dùng của tác giả Trần Khánh Thành đề làm tựa cho bài viết nhỏ này. Lọt lòng
mẹ, chưa hiểu gì rõ rệt tôi đã đằm trong hơi thở lục bát (LB) ca dao, Truyện Kiều cha mẹ ru tôi, ru các em
tôi; cái nhạc điệu êm đềm uyển chuyển của LB sao mà thương, mà say đến thế! Một kiểu say êm lạ kì, vừa
như
"chưa uống đà say"
, vừa như
"uống xong lại khát".
Rồi vừa bay bổng theo cánh cò ra những cánh đồng
xanh bát ngát đến tận miền tương lai, vừa lặn lội trong nỗi vất vả gieo neo quê nghèo nhà túng, vừa vịn tựa
vào những ngọt ngào sau bao nỗi đắng cay của kiếp người, vừa ghi xương khắc cốt những bài học đạo lí
làm người... trong LB - cuộc đời, tôi đã lớn lên... Và theo nghiệp văn chương, mới hiểu sâu hơn, đủ đầy hơn
cái nỗi đam mê LB từ trong máu của bao thi nhân, của cha mẹ tôi, của tôi và cả những người không bao giờ
làm thơ, thậm chí không biết chữ... Vì rằng LB là
"thể thơ anh minh".


"Anh minh"
ở chỗ âm luật của thể thơ LB mang những đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, gần với lời ăn
tiếng nói hàng ngày. Bằng trắc cân đối, trầm bổng hài hòa. Nhịp thơ đều đặn theo hơi thở, dễ đọc, dễ
ngâm, dễ thuộc. Dòng lục và dòng bát "ăn" với nhau cả bằng vần chân và vần lưng; âm trước gọi âm sau,
câu trước rủ câu sau, vừa quấn quýt, vừa đưa đẩy trôi đi trong điệu nhạc uyển chuyển êm đềm. Cũng
“không nơi nào có thể làm phép thử tốt như nơi đây, đằng thằng, trần trụi, không “gia vị” và chính vì thế
mà bản chất nhất, mà không lộn sòng được”
(Nguyễn Phan Cảnh), chất thơ đậm đặc. Luôn để lại một
"trư-
ờng nét dư"
(NPC) nên tới giai đoạn văn học nào nó cũng có cái mới, tồn tại lâu dài và vinh quang. Cứ là
truyền thống nhuần nhụy mà vẫn luôn tươi mới trẻ trung.


“Anh minh”


ở chỗ, vẫn chỉ những câu sáu và tám đó mà đã ôm chứa được rất nhiều điệu cảm xúc (...);
tự sự được mà trữ tình cũng thật lắng đọng thấm thía sâu xa. Tác phẩm LB chỉ 2 dòng cũng trọn vẹn, cũng
thành tinh hoa
"trơ gan cùng tuế nguyệt”,
mà phải đi cho hết cả những số phận dài dặc của kiếp ngời, hay
cả một trường kì lịch sử dân tộc dài đến hàng ngàn câu thì nó vẫn đi đến tận cùng không
mỏi mệt. Từng diễn tả đủ mọi cung bậc tình cảm tinh tế, diệu vợi của cái tôi siêu cá thể trong ca dao dân
ca, trong truyện thơ, lại cũng thật tự nhiên, nhuần nhụy trong việc biểu đạt mọi cảm xúc tràn trề, nhiệt
thành, phức tạp, độc đáo và gai góc của những cái tôi trong thơ hiện đại. Nó êm xuôi mượt mà hàng ngàn
năm, rồi có khi bỗng cựa quậy, nhổm bật, nổi sóng lên trong những cách tân táo bạo mà người đọc vẫn
thấy phù hợp và thích thú.
"Qua nhiều làn sóng ngoại nhập, nhiều trào lưu tân kì, thơ LB ngàn năm của Việt
Nam vẫn không hề cũ mà sáu thanh bằng trắc cứ tươi roi rói, nhịp vần vẫn cứ xinh giòn hơ hớ..."
(Nguyễn
Vũ Tiềm).

Dòng sông thơ LB dân tộc xuất phát từ ngàn vạn con suối ca dao trữ tình, qua vùng diễn ca thấy
"đáy" lịch sử, rồi mở ra mênh mang ở miền truyện thơ vừa tự sự ngổn ngang hiện thực vừa trữ tình thướt
tha, êm đềm; có quãng Truyện Kiều đủ sức chứa cả bể đời khổ đau, cả thanh gươm công lí, cả cơ man là
bài học đạo lý nhân sinh và vẻ đẹp sâu thẳm của tâm hồn dân tộc trong một ngôn ngữ thơ trong sáng đạt
đến đỉnh cao của tiếng Việt. Cuối thế kỉ XIX và mấy thập kỉ đầu thế kỉ XX, tiếng thơ LB nghẹn ngào trong nỗi
đau nước non nô lệ và lời thiết tha kêu gọi đồng tâm ái quốc.

Từ những năm 30 đến nay, trước sự bùng nổ về các thể loại hiện đại (truyện dài, ngắn, kí, thơ tự
do...), dòng sông thơ LB hiền hòa có phần bị thu hẹp lại. Nhưng nó vẫn nguyên vẹn sự mát mẻ mượt mà,
sâu lắng. Hơn nữa là một thể thơ đã đạt đến độ hoàn mĩ ở thế kỉ XIX (Truyện Kiều) vậy mà đến đây vẫn còn
nhiều nội lực để phát triển và đổi mới từ nội dung đến hình thức biểu hiện. Công lao đó thuộc về cả một lực
lượng sáng tác vừa nặng tình dân tộc vừa có tri thức mới và tinh thần dân chủ của thời đại mới. Trong đó có
thể chọn ra những nhà thơ lục bát tiêu biểu:
Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy...

Mỗi vị này đều là một
phong cách nghệ thuật lớn, tiêu biểu cho những trào lưu nghệ thuật và thuộc những kiểu nghệ sĩ khác
nhau. Tuy cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính, Tố Hữu và Nguyễn Duy có phần trùng nhau về
thời gian nhưng riêng về thành tựu thơ LB, có thể xem là 3 đại biểu của ba thời kỳ lịch sử kế tiếp nhau: trư-
ớc Cách mạng Tháng Tám -> kháng chiến chống Pháp, Mĩ -> thời hậu chiến khủng hoảng và thời "mở cửa"
để phát triển đất nước. Hơn nữa, Lục bát ba cây bút này đều có sức phổ cập rộng lớn trong quảng đại quần
chúng, qua tiếng ru, lời tâm tình hay dưới dạng câu chuyện tiếu lâm hài hước hóm hỉnh sau giờ làm việc,
thấm sâu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người bình dân... Xét riêng về trọng tâm sáng tác và thành
tựu Lục bát của họ thì cơ bản đây là một cuộc chạy tiếp sức. Qua tay
Nguyễn Bính - Tố Hữu - Nguyễn Duy

ngọn đuốc truyền thống Lục bát đều được thắp sáng và được tỏa rạng từ những góc soi khác nhau, nổi bật
những sắc màu riêng, có những ám ảnh và sức nung nấu khác nhau.

Nguyễn Vũ Tiềm thay lời bao người Việt Nam đã khẳng định đầy hân hoan kiêu hãnh rằng:
"không cần
đến các mốt thời trang này nọ mà chỉ bằng nhan sắc Âu Cơ với những vòng đo lí tưởng, LB vẫn xứng đáng
là Hoa hậu của thơ ca Việt Nam sánh vai với các Hoa hậu hoàn vũ khác”
. Các thế hệ nhà thơ việt Nam, nhất
là các nhà Lục bát tiêu biểu của mỗi thời đại đã bằng tài trí, tâm huyết của mình vừa luôn biết thuỷ chung
giữa đôi bờ sáu tám nhưng vừa biết khơi sâu luồng lạch thể loại này ở những tầng, vỉa mới để dòng Lục bát
chở nặng truyền thống mà vẫn vươn tới tận đại dương hiện đại, luôn bổ sung tinh hoa tinh túy nhất của thời
đại mình cho "Hoa hậu Lục bát" Việt Nam vươn lên tầm "Hoa hậu hoàn vũ".
Th.s Bùi Thị Báu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×