Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thơ lục bát ngày càng mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.99 KB, 2 trang )

Thơ lục bát ngày càng mới
* Nhà thơ Định Hải
... Vừa qua, tôi có đọc bài hướng dẫn HS "Tập làm thơ lục bát" của tác giả
Nguyễn Bích Lựu, in trong số 175, ra tháng 11 - 2008. Những điều viết trong
bài này đều đúng và tốt. Tôi xin góp vài ý nhỏ để các bạn trẻ tham khảo
thêm...
Tôi đọc Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ khá đều đặn. Tôi tâm đắc với
nhiều bài đăng ở đây. Nhiều bài rất hay, rất bổ ích, không chỉ dành riêng cho
học sinh ở nhà trường.
Vừa qua, tôi có đọc bài hướng dẫn HS "Tập làm thơ lục bát" của tác
giả Nguyễn Bích Lựu, in trong số 175, ra tháng 11 - 2008. Những điều viết
trong bài này đều đúng và tốt. Tôi xin góp vài ý nhỏ để các bạn trẻ tham
khảo thêm.
1. Thông thường, một câu lục bát gồm có hai dòng, nhưng càng ngày
ta càng thấy câu lục bát còn có thể ngắt thành 3, 4 dòng hoặc nhiều hơn
(Cũng có thể gọi là "lục bát xuống dòng"). Ví dụ:
Trải qua
lửa khói
nắng mưa
Trường Sơn
trong mắt tôi
vừa nhú lên

2. Vần trong thơ lục bát: Có một cách ghép vần khá thú vị là tiếng
thứ 4 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6. Ví dụ:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Trong những trường hợp như trên, tiếng thứ 6 của câu 8 phải là thanh
trắc (nụ chứ không thể là hoa hay bông...). Ngoài ra, cũng nên chú ý: Trong
câu 8, tiếng thứ 8 không nên vần với tiếng thứ 6. Ví dụ:
Bây giờ tan học nắng nôi


Mà nó giấu mũ của tôi mất rồi
Vì vậy, nên chữa "mất rồi" thành "chỗ nào" hay "bao giờ".
3. Luật bằng trắc: Tiếng thứ 2 của câu 6 và câu 8 là thanh bằng.
Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: "Bao kỉ niệm đẹp còn vương".
Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải thanh bằng.
Nếu tiếng thứ 4 có dấu huyền thì tiếng thứ 8 không có dấu và ngược lại. Ví
dụ: "Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân".
4. Nhịp: Ngày nay, còn có thể ngắt nhịp theo nhiều kiểu khác:
Với câu 6: 1/3/2; 1/4/1...
Với câu 8: 1/3/4; 3/3/2; 1/3/1/3...
Ví dụ:
Cao Bằng gạo trắng nước trong
Tôi... tôi không muốn... tôi không muốn về
hoặc:
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
Cuối cùng, ngoài cách viết, cũng cần chú ý cả cách đọc.
Ví dụ: Không nên đọc ngắt ra theo kiểu này:
"Mái gianh ơi... hỡi mái gianh
Thấm bao mưa... nắng mà thành... quê hương
Đọc như vậy là "giết" lục bát rồi!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×