Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lý vươn lên học tập tốt ở trường THPT cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.25 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ VƯỢT QUA RÀO CẢN TÂM LÍ VƯƠN LÊN HỌC TẬP
TỐT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2.

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm.

THANH HÓA, NĂM 2016


MỤC LỤC
MỤC
LỤC
I.
1.
2.
3.
4.
II.
1.
2.
3.
4.
III
1.


2.

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề.
Giải pháp và tổ chức thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
3
3
3
4
5
7
8
8

9


ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ VƯỢT QUA RÀO CẢN TÂM LÍ VƯƠN LÊN HỌC TẬP TỐT Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2.
I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán triệt và
triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo, đồng thời
cũng xác định trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp giáo dục của
nước nhà: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân”. Cùng với việc thực hiện nghị quyết 29 của Ban chấp hành
trung ương, ngành giáo dục cũng tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi Thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của Giáo dục và
Đào tạo, Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan tiếp tục thực hiện các chính
sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đặc biệt là ưu tiên học sinh người
dân tộc thiểu số, học sinh miền núi nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo
dục giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với vùng đồng bằng và thành thị.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Theo thống kê có đến 28
dân tộc anh em, trong đó 7 dân tộc có số dân đông đảo là: Kinh, Mường, Thổ, Khơ
mú, Thái, Mông, Dao. Ngoài người Kinh có địa bàn cư trú rộng khắp tỉnh, các tộc
người còn lại (dân tộc thiểu số) sống chủ yếu tập trung ở 11 huyện miền núi. Vì thế,
thực hiện chủ trương của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2013 Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 1438/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề
án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 20132020. Đề án xác định mục tiêu chung của giáo dục Tỉnh nhà là “tập trung mọi nỗ

lực và điều kiện để giảm nhanh sự chênh lệch về chất lượng giáo dục, đào tạo các
cấp học, bậc học ở 11 huyện miền núi so với mặt bằng chung toàn tỉnh; củng cố,
phát triển mạng lưới trường, lớp, các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông
dân tộc bán trú, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên tạo sự chuyển biến
nhanh về chất lượng giáo dục; nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân
lực, góp phần ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu phát triển
nhanh và bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi”.
Trên địa bàn 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có 25 trường Trung học phổ
thông, 11 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Học sinh trên địa bàn 11 huyện nói
chung, Trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 nói riêng đa phần là người dân
1


tộc thiểu số. Ở cấp học dưới (Tiểu học, Trung học cơ sở), học sinh chỉ có điều kiện
giao tiếp trong một không gian hẹp. Bạn bè trong trường, lớp chủ yếu là người dân
tộc thiểu số, có cùng điều kiện sống, tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ…Lên cấp
Trung học phổ thông, học sinh có môi trường học tập mới, thầy mới, bạn mới, yêu
cầu về kiến thức, kĩ năng đối với học sinh cao hơn trước. Buộc học sinh người dân
tộc thiểu số phải hòa nhập vào môi trường mới. Trong khi đó, hầu hết các em còn
rất bỡ ngỡ, rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp. Có nhiều em nói tiếng Kinh chưa
“tròn vành, rõ chữ” nên rất khó khăn trong học tập. Điều này tạo nên rào cản tâm lí
rất lớn khiến nhiều em chán học, không tích cực tham gia các phong trào của
trường, lớp. Kết quả học tập thường không cao, có khoảng cách khá xa với học sinh
người Kinh. Nhiều em thiếu tự tin dẫn đến tự cô lập mình và cảm thấy cô độc trong
môi trường học tập mới. Hậu quả là các em chán học, bị bạn bè xấu rủ rê bỏ học,
thậm chí có khi còn vi phạm pháp luật… Vì thế, những lớp có nhiều học sinh dân
tộc thiểu số thường có nguy cơ không duy trì được sĩ số, phong trào học tập không
tốt, kết quả thi đua không cao.
Mặc dù được Nhà nước quan tâm như cấp gạo, hỗ trợ chi phí học tập…nhà
trường và các thầy cô giáo cũng thường xuyên có chính sách khuyến khích học tập

đối với đối tượng học sinh này, nhưng nhìn chung vẫn chưa khắc phục được hiện
tượng trên. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã xác định vấn đề cốt lõi để
khắc phục triệt để tình trạng trên là phải có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện
để học sinh người dân tộc thiểu số mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, trang bị
cho học sinh người dân tộc thiểu số những kĩ năng cơ bản để hòa nhập nghĩa là
giúp các em vượt qua được rào cản tâm lí để vươn lên học tập tốt. Xuất phát từ
nhận thức trên, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc
thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ
thông Cẩm Thủy 2” để nghiên cứu .
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt
qua rào cản tâm lí vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông Cẩm
Thủy 2” để nghiên cứu, tôi muốn tìm tòi những giải pháp tối ưu giúp cho học sinh
người dân tộc thiểu số mạnh dạn, tự tin, có những kĩ năng cơ bản để giao tiếp, để
hòa nhập, để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt hiệu quả cao hơn. Giúp các em chủ
động tham gia học tập vui chơi giải trí và thụ hưởng cuộc sống tinh thần lành
mạnh. Cao hơn hết là thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục học sinh
miền núi, học sinh người dân tộc thiểu số theo chủ trương của ngành giáo dục và
của Nhà nước.
3. Đối tượng nghiên cứu.

2


Trong phạm vi đề tài, bản thân tôi sẽ nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằm
giúp học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua những rào cản tâm lí để tham gia một
cách tích cực, chủ động có hiệu quả các phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể
thao của lớp, nhà trường. Từ đó, học sinh người dân tộc thiểu số có thể tự tin học
tập, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát
thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Tâm lí học Mác xít cho rằng cần phải tìm hiểu lứa tuổi thanh niên (từ 14, 15
đến 25 tuổi, trong đó giai đoạn từ 14,15 đến 17,18 tuổi là thanh niên mới lớn- giai
đoạn đang ngồi trên ghế nhà trường Trung học phổ thông) một cách phức tạp, phải
kết hợp quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của
sự phát triển.
Theo các nhà nghiên cứu, giai đoạn học ở trường Trung học phổ thông, học
sinh đã phát triển hài hòa, cân đối, đạt được sự tăng trưởng về thể lực. Chiều cao,
trọng lượng tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, não có trọng lượng và chức năng
tương đương não người lớn. Đa số các em đã qua thời kì phát dục, giới tính đã biểu
hiện rõ rệt cả về hình thể lẫn chức năng. Nhìn chung, thời kì này học sinh có sức
khỏe tốt, vai trò của lứa tuổi này trong gia đình đã dần được khẳng định. Nhiều em
đã được bàn việc gia đình. Với nhiều gia đình ở vùng nông thôn hiện nay, do điều
kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa thì bản thân các em còn phải quán
xuyến công việc gia đình. Ngoài việc đến trường, nhiều em phải thay bố mẹ chăm
sóc ông bà già hoặc em nhỏ.
Cùng với việc khẳng định vai trò trong gia đình, ở nhà trường Trung học phổ
thông, các em được thầy cô cư xử như những người lớn thực thụ. Các em được
tham gia vào Hội Liên hiệp thanh niên hoặc được kết nạp vào Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh. Ngoài xã hội, vai trò các em có sự thay đổi đáng kể như:
đủ 15 tuổi được làm chứng minh nhân dân, đủ 18 tuổi được tham gia bầu cử, nếu
có động cơ phấn đấu rõ ràng, có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, các em
còn được xem xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam…v.v
Bên cạnh đó, giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường Trung học phổ thông còn là
giai đoạn hình thành hứng thú học tập có liên quan đến xu hướng nghề nghiệp. Vì
thế, việc chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn để các em học tập tốt, lựa chọn được nghề nghiệp

phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu của xã hội là việc làm đặc biệt quan
trọng.
3


Học sinh người dân tộc thiểu số, nhất là những em sống ở địa bàn miền núi,
vùng sâu, vùng xa do điều kiện nên nhiều em đi học muộn, hoặc một số do lưu ban
nên vào Trung học phổ thông có khi muộn 2- 3 tuổi. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Thị Hương: “Sự phát triển tâm lí của học sinh người dân tộc thiểu số ở trường
Trung học phổ thông cũng có tất cả đặc điểm và quy luật chung của sự phát triển
tâm lí con người”. Tuy nhiên, do các em sống ở miền núi cao, hoàn cảnh kinh tế- xã
hội, điều kiện hưởng thụ sự giáo dục của gia đình khác với học sinh người Kinh
nên sự phát triển tâm lí của các em cũng có những đặc điểm riêng. Hầu hết học sinh
người dân tộc thiểu số ở trường Trung học phổ thông có vốn tiếng phổ thông còn
hạn chế. Chính sự hạn chế về khả năng ngôn ngữ đã làm cho các em hạn chế khả
năng tư duy và nhận thức khoa học, không mạnh dạn, ngại giao tiếp.Vì thế, đa số
học sinh người dân tộc thiểu số thường mặc cảm, sợ phải thể hiện trước đám đông,
trong giờ học thường rất ít phát biểu ý kiến. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng tiếp thu bài học ở lớp và việc tự học ở nhà. Chính vì vậy, việc giúp đỡ học
sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí để vươn lên học tập tốt ở trường
Trung học phổ thông là việc làm hết sức cần thiết.
Mặc dù có tầm quan trọng kể trên nhưng hiện nay các tài liệu về lĩnh vực này
còn rất hạn chế, có thể nói là rất hiếm. Tác giả Nguyễn Thị Hương trong cuốn:
“Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường
trung học phổ thông” (Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên- Module THPT
11) cũng đã có nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng nhìn chung, nội dung nghiên cứu
rất rộng, lại tập trung vào những vấn đề lí luận là chủ yếu. Để có những cách làm
cụ thể cho các thầy cô giáo tại các cơ sở giáo dục nhằm giúp đỡ học sinh người dân
tộc thiểu số đòi hỏi phải có sự tìm tòi, sáng tạo của những người trực tiếp làm
nhiệm vụ giáo dục.

2. Thực trạng của vấn đề
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bản thân tôi được giao làm
công tác chủ nhiệm lớp 11C. Lớp có tổng số: 39 học sinh, trong đó có 19 học sinh
người dân tộc thiểu số (đều là dân tộc Mường). Năm học trước có 43 học sinh,
trong đó có 22 học sinh người dân tộc thiểu số. Như vậy, tỉ lệ bỏ học của học sinh
người dân tộc thiểu số rất cao (3 trong số 4 học sinh bỏ học khi đang học lớp 10 là
học sinh người dân tộc thiểu số). Tỉ lệ học sinh có học lực yếu hoàn toàn rơi vào
đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, bản thân tôi
nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đặc điểm môi trường sống, học
sinh người dân tộc thiểu số ít có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài để học hỏi, cập
nhật kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống. Nhiều em rất tự ti trong giao tiếp khi vốn
tiếng phổ thông hạn chế. Đôi khi để diễn đạt một vấn đề trước đám đông là cả một
điều khó khăn. Trong các giờ học, thường các em ít đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Thực tế chỉ có khoảng 2- 3 học sinh người dân tộc thiểu số thường xuyên phát biểu
4


xây dựng bài và chủ động tham gia các hoạt động khác của lớp (chiếm khoảng
10,5- 15,7% số học sinh người dân tộc thiểu số). Ở những buổi sinh hoạt tập thể,
học sinh người dân tộc thiểu số tham gia chưa thực sự nhiệt tình. Điều đó làm ảnh
hưởng rất lớn đến phong trào thi đua của lớp, kết quả trong các đợt thi đua của lớp
cũng không cao. Tuy nhiên ưu điểm của đối tượng học sinh này là chân thực, mộc
mạc. Bản chất của học sinh người dân tộc thiểu số là hiền lành, chất phác. Trong
quan hệ với thầy cô và bạn bè thường rất trung thực, nghĩ thế nào thì các em nói
thế ấy. Hầu hết các em có sức khỏe tốt, nhiều em có năng khiếu thể dục thể thao.
Để phát huy những ưu điểm, khắc phục những khó khăn trên, đòi hỏi phải có
sự nỗ lực của nhiều người làm công tác giáo dục, nhưng quan trọng và trực tiếp
nhất là giáo viên chủ nhiệm. Thời gian thuận lợi cho việc giúp đỡ học sinh vượt qua
rào cản tâm lí chính là các hoạt động ngoại khóa, các hội thi văn nghệ - thể dục thể
thao, những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là giờ sinh hoạt cuối tuần.

Nhất là trong điều kiện hiện nay, các giờ sinh hoạt cuối tuần ở nhiều nhà trường
trong đó có trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2 chưa đạt hiệu quả cao. Phần
lớn giáo viên chủ nhiệm dùng quỹ thời gian này để tổng kết, đánh giá ưu khuyết
điểm tuần qua và đề ra phương hướng tuần tới. Hình thức sinh hoạt này dễ gây áp
lực về các lỗi mà các em mắc phải trong tuần qua khiến các em sợ hãi. Vì thế, cùng
với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
tôi đã dùng thời gian của tiết sinh hoạt cuối tuần để giúp đỡ học sinh vượt qua rào
cản tâm lí cho học sinh, đối tượng tôi đặc biệt chú trọng là học sinh người dân tộc
Mường.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3.1. Giáo viên phải luôn gần gũi, quan tâm, có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân
và gia đình học sinh người dân tộc thiểu số.
Thông qua nhiều hình thức, nhiều “kênh” khác nhau như: dùng phiếu điều tra
thông tin, trao đổi với phụ huynh học sinh qua điện thoại, cùng ban cán sự lớp trực
tiếp đến thăm gia đình học sinh…giáo viên chủ nhiệm có hiểu biết chính xác, sâu
sắc về hoàn cảnh gia đình, bản thân từng học sinh người dân tộc thiểu số để có cách
thức phù hợp trong việc giúp đỡ từng đối tượng học sinh. Qua thăm hỏi, trò chuyện
tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh có cảm giác tin cậy và được tin cậy. Nhờ
đó, khi có những vướng mắc về chuyện gia đình, trong quan hệ với bạn bè hoặc có
những khó khăn trong học tập, học sinh người dân tộc thiểu số sẵn sàng tìm sự giúp
đỡ từ phía thầy cô giáo của mình. Tránh trường hợp học sinh tự giải quyết những
vướng mắc kể trên theo cách của mình mà đa phần là rất bồng bột, cảm tính, nhiều
khi gây hậu quả nghiêm trọng
3.2. Khuyến khích học sinh người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động tập thể,
rèn luyện kĩ năng tự tin, làm cho học sinh thực sự cảm thấy “mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”.
5


Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các trò chơi trong một giờ sinh hoạt cuối tuần.

Mục đích của việc tổ chức trò chơi trước hết là để cho tất cả các thành viên trong
lớp được tham gia hoạt động giải trí sau một tuần học tập, lao động. Trong đó,
những học sinh người dân tộc thiểu số có điều kiện hòa đồng, thể hiện mình, tự tin
hơn khi giao tiếp, vui vẻ, hứng thú trong các hoạt động tập thể…hơn thế nữa là
tránh được sự nhàm chán của một giờ sinh hoạt cuối tuần mang tính truyền thống.
Trò chơi 1: Trò chơi “Bạn giỏi, tôi cũng vậy!”
- Mục đích: tạo mối thân thiện giữa các thành viên trong lớp, rèn luyện kĩ năng tự
tin.
- Số lượng học sinh tham gia: cả lớp
- Tổ chức: giáo viên là trọng tài
- Địa điểm: tại phòng học của lớp
- Chuẩn bị: 2 tờ giấy Ao, 3 bút lông
- Cách chơi: giáo viên chia số học sinh lớp thành 2 đội. Các đội cử 1 đội trưởng và
1 thư ký (đều là người dân tộc thiểu số) sau đó đưa ra yêu cầu: Hãy viết vào giấy
Ao tên những tộc người thiểu số ở Việt Nam. Thời gian cho cả 2 đội là 5 phút. Hết
thời gian, các đội dán sản phẩm lên bảng. Giáo viên đánh dấu từng cặp câu trả lời
đúng giống nhau. Sau một cặp câu trả lời đúng đội 1 sẽ hô to: “Bạn giỏi”!, đội 2
đáp lại: “Tôi cũng vậy”! Đến cặp câu sau đó, đội 2 lại hô: “Bạn giỏi”!, đội 1 đáp
lại: “Tôi cũng vậy”! …cứ luân phiên như thế đến hết. Giáo viên xác định đội thắng
chung cuộc khi đội nào kể tên được nhiều dân tộc thiểu số nhất. Đội thắng sẽ được
đội bạn hô 3 lần: Bạn giỏi! Bạn giỏi! Bạn giỏi! Trường hợp hai đội hòa nhau thì sẽ
hô: “Bạn giỏi- tôi cũng vậy” 3 lần và cuối cùng tất cả cùng hô: chúng ta đều giỏi!
và cùng vỗ tay tán thưởng.
Trò chơi 2: Xem trang phục đoán dân tộc.
- Mục đích: tạo điều kiện cho học sinh trong lớp vui chơi, tăng sự hiểu biết của các
thành viên người Kinh trong lớp đối với đồng bào các dân tộc ít người. Tiếp tục tạo
mối thân thiện giữa các thành viên, rèn luyện kĩ năng tự tin cho học sinh.
- Số lượng người tham gia: cả lớp
- Địa điểm: phòng học của lớp
- Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị hình ảnh.

- Cách chơi: giáo viên chia lớp thành 2 đội, cử 1 học sinh làm thư ký ghi chép
điểm. Giáo viên lần lượt trình chiếu hình ảnh trang phục của một số dân tộc ít
người ở Việt Nam. Hai đội quan sát trang phục và trả lời đó là trang phục của dân
tộc nào. Mỗi câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được 10 điểm. Trả lời sai không bị
trừ điểm. Đội thắng chung cuộc là đội có tổng điểm cao nhất.
* Lưu ý: để tránh sự nhàm chán, giáo viên cần linh hoạt trong cách thức tổ chức các
trò chơi.
3.3. Tạo điều kiện để học sinh người dân tộc thiểu số được bộc lộ năng khiếu.

6


Mục đích của giáo dục ngày nay hướng tới tạo điều kiện cho học sinh tham
gia học tập bộc lộ năng khiếu, sở trường, vận dụng kiến thứcđã học vào điều kiện
thực tiễn của cuộc sống. Như đã nêu ở trên, đa số học sinh người dân tộc thiểu số
có sức khỏe tốt, nhiều em có năng khiếu thể dục thể thao như: Bóng chuyền, bóng
đá, đẩy gậy, nhảy cao, nhảy xa, chạy… Điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm
phải khuyến khích, tạo cơ hội để học sinh tham gia. Trong quá trình làm công tác
chủ nhiệm bản thân tôi đã cố gắng thực hiện điều này. Trước hết, luôn động viên
các em nghiêm túc luyện tập trong các giờ Thể dục, Quốc phòng để phát huy sở
trường của mình.
Thứ hai, khi nhà trường tổ chức các phong trào văn nghệ- thể dục thể thao,
tôi luôn tạo điều kiện để học sinh chủ động đăng kí tham gia. Đối với những học
sinh còn e dè, nhút nhát, thiếu tự tin tôi sẽ gặp gỡ, trao đổi, động viên khích lệ cho
học sinh hiểu đây thực sự là sân chơi lành mạnh, bổ ích để các em rèn luyện sức
khỏe, vui chơi sau những giờ học tập, lao động mệt nhọc… Khi đã tham gia, có
điều kiện bộc lộ năng khiếu, được bạn bè cổ vũ, được ban tổ chức ghi nhận, biểu
dương, trao thưởng công khai…học sinh, nhất là đối tượng học sinh người dân tộc
thiểu số càng tự tin hơn để tham gia các hoạt động tiếp theo.
3.4. Tổ chức các “Hoạt động trải nghiệm”.

Là một hoặc một chuỗi hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu trực tiếp hoặc gián
tiếp của học sinh trong một hoặc một số lĩnh vực nhằm đạt được mục đích nào đó.
Trong trường hợp này, tôi hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm có những hoạt động
tìm hiểu về đồng bào dân tộc Mường từ trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lối
sống (vì đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số ở lớp toàn là người dân tộc
Mường)…giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị. Học sinh người Kinh hiểu
hơn về những người bạn của mình. Học sinh người dân tộc Mường có điều kiện
giới thiệu, quảng bá nét đặc sắc của dân tộc mình, tăng thêm lòng tự hào dân tộc và
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Quan trọng hơn hết là tăng cường mối
đoàn kết trong tập thể lớp, giúp học sinh người dân tộc thiểu số hòa đồng được với
bạn bè, tự tin trong các hoạt động và đạt kết quả cao trong học tập, khắc phục tình
trạng bỏ học do thiếu tự tin không thể hòa nhập được với bạn bè.
Cách thức tiến hành: giáo viên chia học sinh lớp thành 4 nhóm thực hiện các
phần việc:
Nhóm 1: Tìm hiểu và giới thiệu về trang phục của dân tộc Mường.
Nhóm 2: Tìm hiểu và giới thiệu về nhà sàn của dân tộc Mường.
Nhóm 3: Tìm hiểu và giới thiệu về phong tục cưới của dân tộc Mường.
Nhóm 4: Tìm hiểu và giới thiệu về một lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc
Mường.
Các nhóm bầu trưởng nhóm (là học sinh người dân tộc Mường), cử thư ký để
ghi chép, cử người sẽ đại diện nhóm trình bày trước lớp vào dịp sinh hoạt cuối tuần
theo yêu cầu của giáo viên. Cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổ chức để các nhóm
7


trình bày sản phẩm của mình dưới hình thức một cuộc thi. Nhóm nào có bài viết
hay, độc đáo, thuyết minh lưu loát thì thắng cuộc (khuyến khích những sản phẩm có
tranh ảnh, video kèm theo).
Yêu cầu: sản phẩm của nhóm là một bài viết (không quá một trang giấy khổ
A4) có thể viết tay hoặc đánh vi tính. Các nhóm trình bày theo mẫu sau:

Tên nhóm:
- Nhóm trưởng: ………………….nơi cư trú………………dân tộc………….
- Nhiệm vụ được giao:…………………….
3.5. Khen ngợi kịp thời khi học sinh có tiến bộ. Khi học sinh chưa tiến bộ như
mong đợi cần tiếp tục động viên khuyến khích (tránh chỉ trích gay gắt hoặc nhắc
lại nhiều lần những lỗi lầm của học sinh)
Trong quá trình giáo dục, giáo viên tuyệt đối không nên “tiết kiệm lời khen”
Cần phải biết khen ngợi kịp thời khi học sinh nhất là học sinh người dân tộc thiểu
số có tiến bộ dù là tiến bộ nhỏ nhất.
Ví dụ: khi học sinh người dân tộc thiểu số đã mạnh dạn xung phong phát
biểu về một vấn đề nào đó, giáo viên cần lắng nghe với thái độ trân trọng. Mặc dù
có thể cách diễn đạt chưa mạch lạc, rõ ràng, ý kiến chưa thực sự xác đáng nhưng
giáo viên nên biết cách khen ngợi nhằm khích lệ học sinh tiếp tục phát huy. Chẳng
hạn như: “cô cảm ơn em đã đóng góp ý kiến, em cố gắng phát huy nhé! Việc đóng
góp ý kiến của em góp phần xây dựng tập thể lớp ta tiến bộ, mặt khác còn rèn luyện
cho em kĩ năng tự tin thể hiện mình trước đám đông, vả lại đây cũng là một lần để
em tự hoàn thiện khả năng giao tiếp của mình. Cô hi vọng các thành viên trong lớp
cũng phát huy tinh thần của bạn!” …v.v
Trong trường hợp học sinh chậm tiến bộ hoặc quá trình rèn luyện vẫn còn
mắc lỗi, giáo viên cần kiên trì không nên chỉ trích gay gắt hoặc nhắc đi nhắc lại
những lỗi lầm mà các em mắc phải. Thực tế trong quá trình giáo dục cho thấy, khi
học sinh càng bị chỉ trích gay gắt thì nguy cơ chống đối giáo viên, chống đối tập
thể càng cao hoặc chí ít thì các em cũng cảm thấy chán nản, muốn buông xuôi
không tiếp tục phấn đấu nữa.
4. Hiệu quả của SKKN.
Khi áp dụng những biện pháp trên bản thân tôi nhận được kết quả rất khả
quan trong hoạt động giáo dục thể hiện qua các mặt sau:
4.1 Tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số tự tin, sẵn sàng tham gia các hoạt động
tăng nhiều
Số học sinh

Trước tác động
Sau tác động
người DTTS
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
19
3
15,78 %
15
73,6%

8


4.2 Trong hoạt động nhóm, tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số tự tin làm
trưởng nhóm tăng đáng kể.
Số học sinh
người DTTS

Trước tác động
Số lượng
1

19

Tỉ lệ
5,26 %


Sau tác động
Số lượng
5

Tỉ lệ
26,31%

4.3 Chất lượng học tập được cải thiện, số học sinh người dân tộc thiểu số đạt
danh hiệu Học sinh tiên tiến tăng hơn trước.
Số học sinh
người DTTS
19

Trước tác động
Số lượng
4

Tỉ lệ
21,0 %

Sau tác động
Số lượng
7

Tỉ lệ
36,8%

4.4 Xếp loại thi đua của lớp được cải thiện, nhiều học sinh người dân tộc thiểu
số trong lớp đạt giải cao trong các kì thi cấp tỉnh về các môn thể dục thể thao
như:

TT
1
2
3

Họ và tên
Trương Thị Liễu
Trương Thị Diễm
Trương Thị Tình

Dân tộc
Mường
Mường
Mường

Đạt giải/huy chương
HC vàng môn Bóng chuyền
HC vàng môn Bóng chuyền
Giải khuyến khích Erobic.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Từ những nghiên cứu trên cho thấy:
- Muốn học sinh người dân tộc thiểu số (trong đó có học sinh người dân tộc
Mường) vươn lên học tập tốt ở trường Trung học phổ thông, nhất thiết các nhà giáo
dục phải có biện pháp giúp đỡ các em vượt qua những rào cản về tâm lí.
- Để giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học
tốt ở trường Trung học phổ thông đòi hỏi các thầy cô giáo nhất là các thầy cô giáo
chủ nhiệm phải công bằng, kiên trì, không ngừng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu để tìm
ra những giải pháp tối ưu nhất.


9


- Để giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản tâm lí vươn lên học
tập tốt, thầy cô giáo phải sử dụng tối đa quỹ thời gian nhất là thời gian cho sinh
hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt cuối tuần…
- Khi học sinh người dân tộc thiểu số được giúp đỡ vượt qua rào cản tâm lí, các em
sẽ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động tập thể, từ chỗ dè dặt trong giao
tiếp, trong việc tham gia các hoạt động đến chỗ học sinh tích cực, chủ động, tự tin
hơn trong học tập và đạt đết quả cao. Điều này còn có tác dụng tích cực trong
phong trào thi đua rèn đức, luyện tài của tập thể lớp.
- Việc giúp đỡ học sinh người dân tộc thiểu số vượt qua rào cản về tâm lí số vươn
lên học tập tốt, tạo điều kiện để các em có thể hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa
và trên hết là có hành trang, đủ tự tin để làm chủ cuộc sống, làm chủ tương lai của
mình và trở thành người công dân có ích cho xã hội là việc làm cấp thiết và không
phải của riêng ai. Đây là một việc làm không quá khó, nó đòi hỏi sự tận tâm của
các nhà giáo dục. Vì thế, thiết nghĩ sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được
trong tất cả các trường học có học sinh người dân tộc thiểu số nói chung và học
sinh dân tộc Mường nói riêng.
Vì phạm vi, nội dung nghiên cứu chỉ trong một vài hoạt động cụ thể, nội dung
cách thức thực hiện còn tương đối mới mẻ nên chắc chắn không tránh khỏi những
hạn chế. Tuy vậy, đây là sự cố gắng rất lớn của bản thân với mong muốn được chia
sẻ với bạn bè đồng nghiệp. Rất mong được sự đồng tình ủng hộ và góp ý của quý
thầy cô.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT
- Thanh Hóa là địa bàn có rất đông người dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, tỉ lệ
học sinh là người dân tộc thiểu số trong các nhà trường nói chung và trường Trung
học phổ thông Cẩm Thủy 2 nói riêng là rất lớn. Để không ngừng nâng cao chất

lượng giáo dục, rút ngắn khoảng cách về chất lượng giữa các trường trong tỉnh và
khoảng cách giữa các trường tỉnh nhà đối với các tỉnh bạn và các địa phương khác
trong cả nước, Sở giáo dục cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc,
hỗ trợ đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số.
- Cần chỉ đạo sát sao hơn nữa việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong các nhà trường nhất là chú trọng đến đối tượng học sinh người dân tộc thiểu
số.
- Mở các lớp tập huấn chuyên đề nâng cao kĩ năng của giáo viên trong việc giúp đơ
đối với học sinh người dân tộc thiểu số và thực hiện động bộ công tác này ở các
trường có đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số.
2. Đối với nhà trường THPT

10


- Tổ chức các buổi ngoại khóa, sinh hoạt tập thể theo chuyên đề tạo sân chơi lành
mạnh cho học sinh, giúp các em phát huy hết năng lực, sở trường của bản thân
mình, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức những hoạt động thiết thực, gắn liền với đối tượng học sinh người dân
tộc thiểu số như: giới thiệu trang phục dân tộc, các trò vui dân gian của các dân
tộc...để học sinh được tham gia, được trải nghiệm, nhất là học sinh người dân tộc
thiểu số có cơ hội khẳng định mình giúp các em tự tin hơn. Từ tự tin tham gia các
hoạt động vui chơi đến chỗ tự tin và đạt kết quả cao hơn trong học tập.
- Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cần tích cực học tập, tìm hiểu, nghiên cứu
tài liệu để có thêm biện pháp giúp đỡ cho đối tượng học sinh người dân tộc thiểu
số tốt hơn. Cần vận dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt nhất là khi trong
lớp học có nhiều học học sinh thuộc những tộc người thiểu số khác nhau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 2 tháng 4 năm
ĐƠN VỊ
2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết
Phạm Thị Ngọc

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1.
2.

3.
4.

5.

Tên tài liệu
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4-11-2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI)
Chăm sóc hỗ trợ tâm lí cho học
sinh nữ, học sinh người dân tộc
thiểu số trong trường Trung học
phổ thông
Công tác quản lí lớp học có học
sinh dân tộc thiểu số ở trường
trung học vùng cao

Quyết định số 1438/QĐ- UBND
ngày 6 tháng 5 năm 2013 về việc
phê duyệt Đề án nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo miền núi
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 20132020.
Một số hình ảnh trang phục dân
tộc

Tác giả
Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI)
Nguyễn Thị Hương

Bùi Ngọc Diệp, Hồ Mộng Hùng,
Nguyễn Thị Thu Hương, Bùi Thanh
Xuân
Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa.

Nguồn: Internet


PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh sử dụng trong trò chơi “Xem trang phục, đoán dân tộc”
giúp học sinh người dân tộc thiểu số tham gia vui chơi một cách tự tin và có
hiệu quả.

(Dân tộc Mường)

(Dân tộc Thái)



(Dân tộc Tày)

(Dân tộc Nùng)


(Dân tộc Khơ me)

(Dân tộc Lự)


(Dân tộc Ê đê)

(Dân tộc Sán Dìu)


(Dân tộc Mông)

(Dân tộc Dao)


2. Sản phẩm của nhóm học sinh trong “Hoạt động trải nghiệm” tìm hiểu về
đồng bào dân tộc Mường.
* Nhóm 1:
- Nhóm trưởng: Hà Phương Thúy. Dân tộc: Mường. Nơi cư trú: xã Cẩm Yên, huyện
Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu và giới thiệu về trang phục nữ dân tộc Mường.
Phụ nữ người Mường thường mặc áo ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn thân áo
của người Kinh, ống tay áo dài. Màu vải truyền thống là nâu và trắng nhưng ngày

nay chị em phụ nữ người Mường sử dụng đủ mọi màu sắc để may áo. Váy Mường
là loại váy đen dài, đầu váy được trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật do
chính người con gái dân tộc Mường tự dệt. Cạp váy ôm sát thân, cạp hoa phô trước
ngực, thắt lưng xanh, tấm khăn đội đầu màu trắng (gọi là Khăn Duyên) cổ mang
vòng kiềng Bạc sáng lóng lánh, tạo nên sự duyên dáng cho người phụ nữ.
Phần lớn trang phục nữ do họ tự làm, từ khâu dệt vải, nhuộm đến trang trí
hoa văn. Đặc biệt công đoạn nhuộm thân váy rất công phu, tạo nên màu vải vừa
bền nhưng rất có thẩm mĩ. Họ nhuộm hồng hoặc xanh, đỏ điểm vào những bông
hoa. Cách tạo ra những bông hoa không phải do thêu, dệt mà do tài khéo nhuộm.
Khi nhuộm, người ta thắt nút vải lại để cho thuốc nhuộm không thấm vào được.
Nhuộm xong, nơi đó hiện lên những bông hoa trắng giữa nền hồng, đỏ hoặc xanh.
Khi ngồi, nẹp trong gấu váy lộ từng đoạn khoe màu bông hoa rất đẹp.
Người Mường cho rằng, chiếc váy là yếu tố quan trọng trong bộ trang phục
nữ. Váy không chỉ phủ thắt lưng trở xuống mà còn che cả phần ngực. Trên phần
cạp váy che ngực, người phụ nữ rất kì công trang trí. Đi kèm với trang phục kể trên
là các đồ trang sức như khuyên tai, vòng tay, vòng cổ, xà tích thường là bằng bạc.
Ngày thường người ta cất giữ trong rương, hòm. Đến ngày lễ tết, cưới xin mới
được mang ra dùng. Đặc biệt, một bộ phận trang phục không thể thiếu của phụ nữ
Mường là đôi vòng cổ bằng bạc. Ở những gia đình quyền quý, phụ nữ còn đeo
chuỗi hạt cườm và bộ xà tích bằng bạc.
* Nhóm 2:
- Nhóm trưởng: Trương Thị Tình. Dân tộc: Mường. Nơi cư trú: xã Cẩm Ngọc,
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu và giới thiệu về nhà sàn của dân tộc Mường.
Truyền thuyết của đồng bào dân tộc Mường kể lại rằng: Xưa, có một người
thợ săn bắt được một con rùa đen, định đem về làm thịt. Rùa thưa: Tôi biết kiểu
làm nhà, xin ông thả tôi ra, tôi sẽ chỉ cách cho ông. Người thợ săn thả rùa ra, rùa
nói: bốn chân tôi làm nên cột cái, nhìn qua đuôi làm chái, nhìn lại mặt làm cầu
thang, cửa sổ, nhìn xương sống làm đòn nóc dài dài. Muốn làm mái thì trông vào
mai, nhìn sườn dài, sườn cụp mà làm rui, vào rừng lấy gianh, lấy nứa mà làm vách,



lấy trục vớt buộc kèo…Nghe theo lời rùa, người Mường đã xây dựng cho mình
được những ngôi nhà sàn kiên cố, độc đáo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa
đông lại tránh được thú dữ tấn công.
Nhà sàn của người Mường không lẫn được với nhà sàn của người Thái hoặc
của các dân tộc khác. Những ngôi nhà này độc đáo từ cách chọn hướng dựng nhà
cho đến cách bố trí những đồ vật trong nhà.
Trong một ngôi nhà sàn thông thường sử dụng hai cầu thang. Một ở trước
nhà, một đặt ở cửa sau gần với vại nước, bếp tiện lợi cho việc đi lại nấu nướng của
người phụ nữ trong nhà. Thông thường, trước nhà gần lối đi chính và gần cầu thang
người Mường đặt một chum nước nhỏ, một gáo múc nước bằng ống tre hoặc nứa
để khách rửa chân mỗi khi lên nhà.
Về hướng nhà, người Mường không chọn hướng ngược với đồi núi. Thường
thì tổ chức thành nghi lễ do thầy mo thầy cúng chọn hướng phù hợp với tuổi của
gia chủ (là người đàn ông, người lớn tuổi trong gia đình).
Cách bố trí không gian sống của người Mường cũng rất đặc biệt. Số lượng
những bậc thang phải là số lẻ thì mới mang lại may mắn. Một ngôi nhà sàn thường
được chia thành nhiều gian. Càng nhiều gian thì càng chứng tỏ gia đình đó giàu có.
Mỗi gian bày những đồ vật khác nhau. Gian thứ nhất sử dụng để đón tiếp khách và
treo những đồ vật linh thiêng như cồng, chiêng, cung nỏ…v.v. Tiếp đến gian giữa là
nơi để cho đàn ông con trai ngủ và cũng là nơi để cất thóc lúa, các loại tài sản như
tủ, hòm. Tiếp đến, gian thứ ba là nơi bày biện, chuẩn bị mâm cơm, nơi để chăn,
màn, quần áo của cả nhà đồng thời cũng là nơi ở của phụ nữ và trẻ em.
Nhà sàn Mường thường nhiều cửa sổ, mỗi gian có khoảng 2 cửa. Tất cả các
cửa này được làm bằng gỗ hoặc tre. Vì thế mùa hè trên những ngôi nhà sàn thì rất
mát mẻ. Bếp được coi là linh hồn của nhà sàn Mường và được đặt ở gian giữa. Nơi
đây không chỉ là nơi để nấu nướng mà còn là nơi để tâm tình chia sẻ của những
người trong gia đình đặc biệt là sưởi ấm mùa đông.
Ngày xưa, người Mường có thói quen nhốt gia súc, gia cầm ngay dưới gầm

sàn nhà. Tuy nhiên, ngày nay chuồng trại nuôi nhốt trâu bò đã được xây dựng ở
một khu cách biệt, đảm bảo vệ sinh, đem lại không gian sinh sống thật sự trong
lành cho con người nơi đây.
* Nhóm 3:
- Nhóm trưởng: Bùi Thị Vân. Dân tộc: Mường. Nơi cư trú: xã Cẩm Phú, huyện
Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu và giới thiệu về phong tục cưới của dân tộc Mường.
Ngày xưa, việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ xắp đặt, con cái không có
quyền lựa chọn. Ngày nay, trai gái người Mường cũng được tự do tìm hiểu, chọn
lựa bạn đời của mình. Chính vì thế khi đám cưới diễn ra của người Mường được
chuẩn bị rất chu đáo có khi vài năm. Đầu tiên là chọn ngày lành tháng tốt để tiến


hành hôn lễ. Chọn được ngày gia chủ sẽ họp gia đình để thông báo và cắt cử công
việc. Khi các thành viên trong gia đình nhà trai đã đồng ý thì chọn một người uy tín
trong gia đình làm mai mối. Khi mời “ông mối” đến phải bày ra mâm cơm, ăn cơm
xong thì trao cho ông mối hai chai rượu, một gói chè để mang đến nhà gái. Khi ông
mối đến, nhà gái sẽ lại họp anh em trong gia đình lại xem có đồng ý cho gia đình
nhà trai xây dựng mối thông gia hay không. Khi nhà gái đã đồng ý, ông mối sẽ đại
diện cho gia đình nhà trai thỏa thuận về việc thách cưới, nếu thỏa thuận chưa ngả
ngũ, ông mối sẽ xin phép về trao đổi với gia đình nhà trai. Nếu nhà trai đồng ý thì
chuẩn bị lễ, nếu không lại phải nhờ ông mối sang thỏa thuận lại nhưng mỗi lần phải
mang theo một chai rượu. Sau khi đã thống nhất, nhà trai sẽ mang lễ vật đến cho
nhà gái. Thông thường lễ vật gồm: Một con trâu nhỏ (nghé) tai dài bằng sừng. Một
gánh bánh dày không nhân (ám chỉ sự trong trắng của cô dâu), một ít tiền để làm
của hồi môn cho cô dâu khi về nhà chồng, một vò rượu cần, 60 ki lô gam gạo tẻ, 40
ki lô gam gạo nếp, một gánh trầu cau. Sau khi thống nhất việc thách cưới và ấn
định ngày cưới, hai họ tiến hành chuẩn bị đám cưới. Sính lễ được nhà trai mang
đến nhà gái trước một ngày.
Tục đi đón dâu của người Mường rất độc đáo. Số lượng người đi được quy

định và phân công nhiệm vụ cụ thể. Trưởng đoàn là bậc cao niên trong dòng họ dẫn
đầu. Đoàn nhà trai đón dâu ở xa hay gần đều được nhà gái mời lại ăn cỗ. Cuối lễ
đón dâu bao giờ nhà trai cũng phải có quà tặng cho ông mối và các thành viên tham
gia đưa, đón dâu. Nếu nhà gái cách xa nhà trai thì những người đưa dâu thường ngủ
qua đêm và ra về vào sáng hôm sau. Lúc này, nhà trai sẽ làm cơm tiễn nhà gái và
chuẩn bị thức ăn đi đường cho họ. Theo truyền thống, cô dâu chưa ở lại nhà chồng
ngay mà trở về nhà mình nhưng ban ngày phải sang nhà chồng làm việc chỉ tối đến
mới về nhà ngủ. Một thời gian sau mới ở lại hẳn nhà chồng thường là sau khi sinh
đứa con đầu lòng.
Tại xã Cẩm Long, Cẩm Thủy, ngày xưa con gái về nhà chồng còn có tục tặng
quà cho những người thân trong gia đình chồng như ông bà, bố mẹ, các anh chị ,
em chồng. Món quà đó thường là chăn, gối, khăn hoặc trang phục do chính cô ấy tự
dệt. Ngày nay, tuy đám cưới của người Mường cũng có giản tiện hơn trước nhưng
về cơ bản vẫn giữ được những thủ tục của người xưa.
* Nhóm 4:
- Nhóm trưởng: Trương Thị Phượng. Dân tộc: Mường. Nơi cư trú: xã Cẩm Long,
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
- Nhiệm vụ: Tìm hiểu và giới thiệu về một lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc
Mường.
Người Mường có rất nhiều lễ hội trong năm, trong đó lễ hội độc đáo nhất
phải kể đến là Lễ hội Pồn Pôông. Lễ hội Pồn Pôông là lễ hội bắt nguồn từ sử thi
“Đẻ đất đẻ nước” của người Mường. Pồn Pôông là lễ hội thưởng hoa, chơi hoa


thường được tổ chức vào mùa xuân với mong muốn mùa màng bội thu, bản Mường
no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Lễ hội thường tổ chức từ tối đến sáng
và kéo dài 2- 3 ngày.
Có nhiều cách lí giải cây hoa trong lễ hội Pồn Pôông nhưng câu chuyện được
nhiều người nhắc đến gắn liền với chuyện tình của nàng Ờm với chàng Bồng
Hương. Nàng Ờm với chàng Bồng Hương yêu nhau tha thiết nhưng bố mẹ nàng

Ờm cậy giàu sang phú quý chia cắt tình duyên hai người. Chàng Bồng Hương gia
đình nghèo khó, cha mẹ nàng Ờm không những không gả con gái cho chàng trai mà
còn đánh đập nàng rất tàn nhẫn: “Bốn mươi roi cây trảy, bảy mươi roi cây lèn en”
và đuổi khỏi nhà. Nàng Ờm lần theo con suối gặp chàng Bồng Hương, hai người rủ
nhau vào rừng ăn lá ngón để cùng được chết bên nhau. Chàng Bồng Hương lấy
khăn trắng lau vết máu cho nàng Ờm rồi vắt khăn lên cây Chạng bạng. Cây Chạng
bạng nâng niu chiếc khăn và biến chiếc khăn thành dây hoa bông trắng quấn quýt
cây Chạng bạng. Từ đó, bông hoa nở trắng vào tháng ba, gặp mưa thì hoa có màu
trắng, gặp nắng thì có màu đỏ. Vì thế người Mường chọn cây hoa Chạng bạng có
hoa bông trắng nở để mở hội Pồn Pôông.
Lễ hội Pồn Pôông có hai phần: phần lễ và phần diễn trò. Chủ của buổi lễ là
Âu máy. Nhân vật Âu máy phải là người có uy tín trong làng và phải được truyền
nghề từ Âu máy đi trước. Âu máy vừa là thầy cúng vừa là người bốc thuốc chữa
bệnh trong làng. Trong buổi lễ, Âu máy sẽ kể lại giai thoại sinh ra trời đất, lập bản
Mường, thông báo với thần linh năm nay vụ mùa thắng lợi, làng mở hội mừng xuân
và để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để cho mùa màng bội thu.
Âu máy kể bằng văn vần, vừa kể vừa nhảy múa rất linh hoạt. Sau phần lễ sẽ đến
phần diễn xướng gồm có 42 trò đặc sắc như trò chia đất, chia nước, dựng nhà, đuổi
thú dữ…các nhân vật tham gia những điệu múa mô phỏng lại các động tác trong
quá trình lao động vui chơi hàng ngày. Mọi người tham gia lễ hội còn múa hát giao
duyên, thổ lộ tình cảm nam nữ…Sau lễ hội này có nhiều đôi đã nên vợ nên chồng.



×