Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường địa phương vào một số bài địa lý cấp THPT tại trường THPT hà văn mao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.7 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Phần A. Mở đầu…………………………………………………….. ……2
1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm………………………………………...2
2 . Mục tiêu nhiệm vụ mghiên cứu. ………………………………………...3
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu…………………………………………...4
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………........................4
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu…………………………………….. .4
Phần B. Giải quyết vấn đề……………………………………………… …5
1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………5
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu………………………………………..6
3. Các giải pháp thực hiện…………………………………………………...9
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện................................................................12
Phần ba. Kết luận.........................................................................................19
1. Kết quả của việc ứng dụng.........................................................................20
2. Những dự định sẽ làm nhằm đưa việc tích hợp giáo dục môi trường địa phương
vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT Hà Văn Mao
…………………………………………………………………….. ……… 20
3. Kiến nghị, đề xuất………………………………………………………...23

1


A

MỞ ĐẦU

1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm
Môi trường không chỉ là nơi con người sống, tồn tại và phát triển mà còn là
nơi con người nghỉ ngơi, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng. Môi trường
gắn liền với đời sống của con người, những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của loài người. Nhưng hiện nay môi trường ngày


càng suy thoái và có những biến động rất phức tạp như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất,
sóng thần, động đất...Các thành phần của môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới kéo theo nhu cầu ngày
càng lớn trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói
chung và các nguồn năng lượng nói riêng, khiến nhiều loại tài nguyên, đặc biệt là
các loại khoáng sản năng lượng đứng trước nguy cơ cạn kiệt ảnh hưởng không nhỏ
tới môi trường nói chung và môi trường ở mỗi địa phương cụ thể nói riêng. Thực tế
trên địa bàn huyện Bá Thước nơi tôi đang công tác giảng dạy hiện tượng ô nhiễm
môi trường bao gồm cả môi trường không khí môi trường đất, môi trường nước
đang diễn ra. Như các hiện tượng người dân dùng thuốc bảo vệ thực vật thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ..Sau khi dùng xong vứt vỏ chai lọ bao bừa bãi mọi nơi, đặc biệt
là nơi có các con khe con suối nước chảy liên tục sẽ gây ô nhiễm và có nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật dưới nước. Một thực
tế rất rõ nữa đó là hiện tượng mực nước ngầm có biểu hiện hạ thấp và nguồn nước
trên mặt ở các con khe con suối bị suy giảm nghiêm trọng do lớp phủ thực vật thu
hẹp diện tích rừng ít đi. Trong những năm gần đây hiện tượng mưa đá gió lốc và có
cả hiện tượng lũ lớn ở các con suối vào mùa mưa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống sinh hoạt và sản xuất của người dân một số xã trên địa bàn huyện Bá thước,
hiên tượng mà trước đây ít xảy ra.
Vậy làm thế nào để mỗi học sinh đang trực tiếp ngồi trên ghế nhà trường THPT
có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường ngay tại địa phương mình? Điều này đặt
ra cho các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy các em một nhiệm vụ không nhỏ .
Việc giáo dục môi trường tại địa phương được thực hiện dưới nhiều hình
thức. Tuy nhiên, do đây không phải là một môn học độc lập nên hình thức phổ biến
nhất là tích hợp nội dung này thông qua các môn học trong trường phổ thông, như
2


Địa lí, Vật lí, Hoá học, Công nghệ,GDCD…Qua hơn 10 năm giảng dạy chương

trình sách giáo khoa đổi mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo và quá trình dự giờ rút
kinh nghiệm các đồng nghiệp tôi nhận thấy môn Địa lí là một môn khoa học cần
dạy học tích hợp cho học sinh các kỹ năng bảo vệ môi trường tại địa phương sẽ có
hiệu quả cao. Trong quá trình dạy học môn Địa lí tôi luôn chú trọng vào việc tích
hợp kỹ năng sống bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt môi trường địa phương.
Hơn nữa với học sinh trường THPT Hà Văn Mao nơi tôi đang trực tiếp giảng
dạy môn Địa lí, ý thức của học sinh còn hạn chế về việc vận dụng kiến thức khoa
học vào việc bảo vệ môi trường.
Chính vì những lí do trên và đối với đặc thù học sinh của trường, tôi đã chủ
động lồng ghép “Giáo dục môi trường địa phương vào dạy - học môn Địa lí
trường THPT Hà Văn Mao”. Đây là một vấn đề rất cần thiết, mong muốn với
phương pháp này, sẽ đóng góp một phần quan trọng nhằm thực hiện chủ trương
chính sách bảo vệ môi trường của địa phương.
Để thực hiện được giải pháp dạy học kiến thức kết hợp với lồng ghép Giáo
dục môi trường địa phương thì yêu cầu đặt ra là mỗi giáo viên và mỗi học sinh cần
phải nắm vững các kiến thức cơ bản của môn học từ đó biết vận dụng vào thực tiễn
cuộc sống hàng ngày.
2. Mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
- Nhằm đổi mới phương pháp, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy và biết
vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành cho học sinh ý thức biết bảo vệ môi
trường sống tại địa phương.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền cho những người xung quanh mình cũng cần phải có ý thức
trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương.
3.2 Nhiệm vụ

3



Nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng
đắn cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tham gia tại địa phương Bá Thước một huyện miền núi môi trường rất dễ
bị suy thoái,tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề
về bảo vệ môi trường ở địa phương
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh trường THPT Hà Văn Mao
- Đề tài này ứng dụng vào một số bài chương trình địa lí lớp 10 lớp 11
và lớp 12.
4. phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp...
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Việc tích hợp giáo dục môi trường địa phương thông qua môn học không
những giúp học sinh hiểu sâu thêm, hiểu rộng hơn kiến thức cơ bản của bài học, mà
còn giúp học sinh có thêm những hiểu biết thực tế những vấn đề bảo vệ môi trường
tại địa phương hiện nay. Như vậy việc làm của giáo viên đã đạt được 2 mục đích
giáo dục: giáo dục môn học và giáo dục bảo vệ môi trường tại địa phương.

4


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài
Giáo dục bảo vệ môi trường tại địa phương là một giải pháp hữu hiệu để bảo
vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện đồng bộ trong hệ
thống giáo dục quốc dân và cộng đồng. Trường học là nơi tập trung nguồn lực cơ
bản cho tương lai, là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung trong chương

trình. Trường học là nơi tạo nguồn tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng
đồng.
Vì thế, bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những mối quan tâm của toàn
cầu .Ở nước ta Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 1363/ QĐ-TTG Ngày17-102001: Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân .
Hiện nay ở cấp học THPT giáo dục BVMT chưa phải là môn học chính khoá
nên việc tich hợp giáo dục BVMT vào môn học có liên quan đến kiến thức về môi
trường là điều cần thiết. Nhưng kiến thức giáo dục BVMT không phải muốn đưa
vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan
với vấn đề môi trường mới có thể tích hợp được
Vậy chúng ta cần xác định nội dung kiến thức bảo vệ môi trường, mục tiêu tích
hợp, địa chỉ tích hợp trong bài giảng sao cho hợp lí.
Địa lí là một môn khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội,
mở ra trong các em một thế giới khoa học; hơn nữa toàn bộ chương trình Địa lí
THPT nghiên cứu vào các vấn đề về tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT-XH), rất phong
phú và đa dạng gần gũi với cuộc sống và thực tế tại địa phương. Đặc biệt, trong bộ
môn Địa lí có một nội dung quan trọng là nghiên cứu về các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, các ngành công nghiệp năng lượng; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc
giáo dục kiến thức và rèn luyện kĩ năng, do đó có nhiều thuận lợi để tích hợp nội
dung bảo vệ môi trường địa phương vào những nội dung này.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1 Thực trạng học sinh

5


Đa số các em học sinh ở trường THPT Hà Văn Mao đều là con em đồng bào
dân tộc thiểu số nên còn nhiều hạn chế đối với học tập, và khả năng tư duy , nên
việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường địa phương vào bài học là không dễ
dàng. Trong quá trình lên lớp thiết kế hoạt động phát triển kỹ năng vận dụng kiến
thức tích hợp của học sinh của trường THPT Hà Văn Mao, tôi nhận định hầu hết

các em học sinh sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng này. Cụ thể:
- Về kĩ năng liên hệ, vận dụng kiến thức trong bài học áp dụng vào thực tế,
HS ở cấp học THPT nói chung và HS trường THPT Hà Văn Mao nói riêng vẫn còn
hạn chế, do đó để thay đổi nhận thức và hành vi của các em đòi hỏi phải có sự đầu
tư công phu, có sự chon lự nội dung sát thực.
- Với số đông học sinh độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng
kiến thức không đồng đều, số số đông học sinh chưa tập trung chú ý, chưa tích cực
trong giờ học. Mặt khác, do đặc thù trường miền núi, phần lớn HS chưa thật sự
tích cực và có sự đầu tư thời gian cho việc học tập và đặc biệt ý thức bảo vệ môi
trường ở các em.
- Lĩnh hội kiến thức cơ bản còn khó khăn kĩ năng của các em còn rất hạn chế
rụt rè thiếu tự tin khi lấy ví dụ.
- Học sinh chưa thực sự bị lôi cuốn và hào hứng với phương pháp thiết kế bài
dạy tích hợp của giáo viên cũng như các phương tiện dạy học mà giáo viên sử dụng
trong tiết đó.
- Thực tế ở một bộ phận nhỏ HS, ý thức công dân rất kém, cho rằng sự thay
đổi hành vi ở một phạm vi nhỏ tại địa phương sẽ không có tác dụng trên tầm vĩ mô
cả nước và mang tính toàn cầu.
- Do tâp quán còn mang tính chất cổ hũ của đồng bào địa phương như đốt
rừng làm nương rẫy, chặt cây rừng đốt than hay lấy củi làm chất đốt hàng ngày và
sưởi ấm vào mùa đông.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc lồng ghép giáo dục
bảo vệ môi trường tại địa phương chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế
là tôi đã tiến hành khảo sát ý thức học sinh lớp 11A2 qua việc kiểm tra ý thức bảo
vệ môi trường của các em và thu được kết quả như sau:
6


TT


HỌ TÊN

Có ý thức bảo vệ
môi trường

Chưa có ý thức bảo
vệ môi trường

Có ý thức bảo vệ môi
trường nhưng chưa
hành động

7


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Phạm Thị Quỳnh Anh
Hà Thị Bích
Phạm Thị Bình
Trương Thị Chang
Bùi Thị Doanh
Bùi Thị Doanh
Nguyễn Thị Dung
Lê Văn Dũng

Bùi Khương Duy
Bùi Thị Giang
Bùi Thị Thu Hà
Phạm Thị Hải
Nguyễn Thị Hậu
Bùi Thị Hiền
Vũ Thị Thu Hoài
Lê Thị Huệ
Nguyễn Thị Huyền
Phạm Thị Hương
Hoàng Thị Lý Lan
Trương Thị Loan
Nguyễn Thị Mai
Trương Thị Mến
Bùi Thị Nhi
Lê Hồng Nhung
Hà Chung Phong
Dương Thị Quỳnh
Nguyễn Bá Sơn
Lục Hoàng Thái
Nguyễn Thị Thuỳ
Quách Thị Thuý
Bùi Thị Thuý Tiên
Hà Thị Trinh
Quách Tố Uyên
Trương Thị Viên
Bùi Thị Xinh
Trần Vũ Mai Xuân

X

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X

- 10 học sinh có ý thức cao về việc “Bảo vệ môi trường tại địa phương mình
sinh sống”.
8


- 21 học sinh chưa có ý thức về việc “Bảo vệ môi trường tại địa phương
mình sinh sống”.
- 6 học sinh “có ý thức nhưng đôi khi vì lười nên chưa biến thành hành
động”.
Kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh trường THPT Hà Văn Mao ý thức về
“Bảo vệ môi trường tại địa phương mình sinh sống” còn ít , vì thế tôi chủ động đưa
ra giải pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong dạy học môn
Địa lý ở một số lớp.
2.2 Thực trạng giáo viên
Thực tế cũng đã có nhiều giáo viên trong trường ở các bộ môn khác nhau đã có
đề cập đến vấn đề môi trường nhưng hiệu quả thực hiện còn nhiều hạn chế.
Qua giảng dạy tại trường THPT Hà Văn Mao, tôi nhận thấy mình còn tồn tại
những khó khăn trong việc : " Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương
vào một số bài dạy "
- Bản thân ít được tham gia các lớp tập huấn về giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả nên chưa thể tích hợp được nhiều môn học liên quan đến vấn đề
sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả..
- Do sự hạn chế về mặt thời gian của tiết học, một số giáo viên trong quá
trình giảng dạy còn ít lấy các ví dụ cụ thể liên hệ vào trong cuộc sống hằng ngày,

gần gũi với môi trường sống, gần gũi với các dạng năng lượng mà chúng ta đã và
đang sử dụng hàng ngày.
- Ở trường, tôi chưa chủ động đề xuất các chương trình ngoại khóa về vấn
đề bảo vệ môi trường .
- Đồng thời, qua thực tế dự giờ, trao đổi với các đồng nghiệp ở các bộ môn
khác, tôi nhận thấy việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm vận dụng tích hợp kiến
thức Địa lí vào các môn khoa học khác chưa thực hiện được . Đây là một trong
những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập theo hướng tích
hợp của môn Địa lí nói riêng và các môn khoa học khác nói chung.

9


Đứng trước thực trạng của giáo viên và học sinh đã nêu ra ở trên, làm thế nào
để giúp học sinh luyện tập kỹ năng vận dụng kiến thức Địa lí vào đời sống đó là
yêu cầu đặt ra cho chính bản thân tôi cũng như các giáo viên giảng dạy môn Địa lí
tại trường. Là giáo viên say mê giảng dạy môn Địa lí, tôi mạnh dạn đưa ra giải
pháp dạy học tích hợp “Giáo dục bảo vệ môi trường địa phương ” với nội dung
các giải pháp như sau:
3. Các giải pháp thực hiện
3.1 Xác định các địa chỉ được tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa
phương qua một số bài Địa lí THPT
Trong số các môn học chương trình THPT thì địa lí được coi là môn học có nhiều
cơ hội giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường ở địa phương
nói riêng. Vì nội dung của môn học có nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ , đến môi
trường. Các kiến thức trong môn học nếu đứng góc độ Địa lí thì nó là kiến thức địa
lí, nếu đứng ở góc độ môi trường, thì nó là kiến thức giáo dục môi trường,…
Kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường rất đầy đủ: Các vấn đề về địa lí tự
nhiên chúng ta có thể giáo dục các vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ tài
nguyên nước, tài nguyên đất, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản. Các vấn đề

về địa lí kinh tế xã hội, chúng ta có thể giáo dục về mối quan hệ giữa con người với
hoạt động sản xuất xã hội của con người ảnh hưởng đến môi trường đang sinh
sống, v.v … Như vậy đối với môn Địa lí nói chung thì trong chương trình hầu như
bài nào cũng có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương nơi các
em học sinh cư trú nhưng ở khía cạnh khác với mức độ rộng hẹp khác nhau.
Dưới đây là địa chỉ tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào một
số bài dạy môn Địa lí giảng dạy tại THPT Hà Văn Mao .
Lớp
10

Tên bài (chương
trình cơ bản)

Địa chỉ tích hợp

Bài 17: Thủy quyển. Mục II.2. Các nhân tố ảnh
Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
hưởng đến chế độ
nước sông. Một số

Mức độ tích hợp
- Liên hệ.
- Vận dụng
đánh giá

10


sông lớn trên trí đất
Bài19: Thổ nhưỡng

quyển. Các nhân tố
hình thành thổ
nhưỡng

Mục II: Các nhân tố hình
thành đất.

Liên hệ

Bài 18: Sinh quyển Mục I: Sinh quyển
Các nhân tố ảnh
hưởng đến phân bố
phát triển sinh vật

Liên hệ

Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Mục 3: Ý nghĩa thực tiễn của
Quy luật thống nhất quy luật.
hoàn chỉnh của lớp vỏ
địa lí.

Liên hệ

Bài 28: Địa lí ngành Mục IV. 1: Vai trò của trồng
trồng trọt
rừng

Liên hệ

Bài 50: Môi trường Mục: Chức năng của môi

và sự phát triển bền trường. Vai trò của môi
vững
trường đối với phát triển xã
hội loài người.

Liên hệ

11

Bài 3: Một số vấn đề Mục II: Môi trường
mang tính toàn cầu.

Liên hệ

12

Bài 10: Thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa

Liên hệ

Mục 2: Các thành phần tự
nhiên khác.

Bài 15: Bảo vệ môi Mục 1: Bảo vệ môi trường
trường và phòng
chống thiên tai

Liên hệ


Bài 21. Đặc điểm

Liên hệ

Mục 1: Nền nông nghiệp
nhiệt đới

11


nông nghiệp nước ta
Bài 27: Vấn đề phát
triển một số ngành
công nghiệp trọng
điểm

Mục 1.b : Công nghiệp điện
lực.

Liên hệ

Bài 35: Vấn đề phát
triển kinh tế xã hội ở
Bắc Trung Bộ

Mục 1: Khái quát chung

Liên hệ

3.2 Ứng dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào dạy

một số bài địa lí chương trình THPT
3.2.1. Loại bài kiến thức bảo vệ môi trường địa phương được lồng ghép
thành một mục trong bài học.
Với nội dung các bài trong chương trình Địa lí THPT với loại bài kiến thức
giáo dục bảo vệ môi trường địa phương được lồng ghép thành một mục, một ý
trong bài học cũng khá nhiều. Nhưng việc giáo viên tìm ra và xác định đúng để có
ý thức hướng dẫn, truyền đạt kiến thức bảo vệ môi trường tại địa phương huyện Bá
Thước, đảm bảo hiệu quả cao cũng không đơn giản. Điều cần thiết là giáo viên phải
có ý thức làm rõ kiến thức kĩ năng bảo vệ môi trường, chuẩn bị những nội dung,
phương pháp để thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa, để học sinh hiểu
và có hành vi, thái độ về những vấn đề về bảo vệ môi trường ngay tại nơi các em
học sinh cư trú mà những mục đích đó, những ý đó cần thể hiện.
Điều đáng lưu ý và quan trọng là ngay trong mục tiêu bài giảng cũng nên đề cập
đến kiến thức này. Trong quá trình dạy học phải đạt được mục tiêu đề ra. Muốn vậy
phải chuẩn bị tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lí và có hiệu quả để thực hiện
mục tiêu đề ra.
3.2.2. Loại bài kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường tại nơi địa phương cư
trú được lồng ghép vào kiến thức Địa lí
Rất nhiều bài địa lí THPT có nhiều kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
được tích hợp trong kiến thức địa lí. Có được những kiến thức này phải trên cơ sở
GV quan tâm, lưu ý đến việc kết hợp, bổ sung, thêm vào một cách linh hoạt, khéo
12


léo những kiến thức bảo vệ môi trường. Kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường tại
nơi cư trú ở đây thường liên quan đến những hậu quả của việc khai thác bừa bãi
nguồn tài nguyên, phát triển dân số, phát triển kinh tế,... hoặc những phong tục tập
quán lạc hậu có ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
4.1. Biện pháp thứ nhất: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường địa phương

thành một mục trong bài học.
Giáo án 1:Bài 17 : Thủy quyển.( Lớp 10 cơ bản) Một số nhân tố ảnh
hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất. Nội dung tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường tại địa phương:Mục II.2. Các nhân tố ảnh hưởng
đến chế độ nước sông.
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến nước sông
- Bước 1: HS xác định kiến thức trọng tâm.
. Địa

thế, thực vật và hồ đầm.

- Địa hình: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
- Thực vật:
- Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm:
- Điều hoà chế độ nước sông.
Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và khắc sâu kiến thức :
+ Về vai trò của địa hình, thực vật, hồ đầm và vai trò của các nhân tố này
đối với môi trường tự nhiên

13


- Bước 3 : Sau khi HS tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước
sông.
GV đặt câu hỏi: Huyện Bá thước chủ yếu là dạng địa hình gì? Tài nguyên
rừng của địa phương hiện trong tình trạng như thế nào? Trên những địa hình này
với thực trạng của lớp phủ thực vật có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi và môi

trường của địa phương?
HS: hoàn thành câu hỏi giáo viên đặt câu hỏi tiếp: Vậy hành động cụ thể của
mỗi em như thế nào để bảo vệ được môi trường trước hiện trạng trên.
HS: Thảo luận trả lời...... GV kết luận và rút ra bài học ý thức bảo vệ môi
trường trong điều kiện của địa phương vùng miền núi huyện Bá Thước.
Giáo án 2: Bài19: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Mục II.6: Các nhân tố hình
thành đất.
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Tìm hiểu nhân tố con người đến việc hình thành đất
- Bước 1 : HS xác định kiến thức trọng tâm.
- Hoạt động sản xuất của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển
của đất.
- Đất bị xói mòn do đốt rừng, làm rẫy.
- Đất mất cấu tượng do quá trình canh tác lúa nước.
- Việc phân bón hữu cơ, thau chua, rửa mặn sẽ làm cho đất tốt hơn.
Bước 2. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường

14


- Gv đặt câu hỏi : Huyện Bá Thước nơi các em cư trú phổ biến là loại đất nào?
Hiện trạng các loại đất này đang có nguy cơ như thế nào? Trước những nguy cơ
này mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải có trách nhiệm hành động
như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên đất?
- HS trình bày ý kiến giáo viên nhận xét đánh giá và thâu tóm những hành động
thiết thực để bảo vệ tài nguyên đất. Đặc biệt nơi địa phương có địa hình miền núi
độ dốc lớn.
Giáo án 3

Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ( lớp 12 cơ bản)
Địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:Mục 1: Bảo vệ môi trường .
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Xác định các vấn đề bảo vệ môi trường
- Bước 1. Gv hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bảo vệ môi trường .
- Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm về vấn đề bảo vệ môi trường.
Có 2 vấn đề môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường
- Tình trạng ô nhiễm môi trường.
Bước 3: Tích hợp bảo vệ môi trường tại địa phương nơi học sinh đang sinh sống.
- GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm: Em hãy đánh giá những vấn đề môi trường
đang diễn ra tại địa phương nơi em cư trú?
- HS thảo luận báo cáo nhận xét đánh giá các vấn đề môi trường tại địa phương.
GV đặt câu hỏi: Trước những hiện trạng về môi trường như đã chỉ ra mỗi học sinh cân có
những hành động thiết thực như thế nào để bảo vệ môi trường của chúng ta đang sinh
sống?
15


- Thảo luận trả lời:
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết luận rút ra bài học đối với vấn đề bảo vệ môi
trường ngay tại địa phương.
4.2. Biện pháp thứ hai: Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường tại nơi học sinh
cư trú vào kiến thức Địa lí
Ví dụ1. Chương trình lớp 10
Bài 18: Sinh quyển Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố phát triển sinh vật
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Hiểu và trình bày được vai trò của từng nhân tố vô cơ, sinh vật và con người đến
sự phân bố của sinh vật.

- Vai trò của sinh vật trong điều hòa dòng chảy chống lũ lụt.
- Vai trò của sinh vật trong bảo vệ khí quyển trong lành.
- Vai trò của sinh vật trong bảo vệ đất.
- Do đó cần đảm bảo độ che phủ rừng, bảo vệ gìn giữ rừng tại địa phương.
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Đảm bảo cân bằng hệ sinh thái.
- Nếu một thành phần một yếu tố của tự nhiên thay đổi thì các thành phần
của tự nhiên sẽ thay đổi và là nguyên nhân của biền đổi khí hậu biến đổi môi
trường
- Học sinh: Cần hành động và tuyên truyền cho người thân và gia đình không
có những hành vi xâm phạm đến những quy tắc làm thay đổi một thành phần bất kì
nào của tự nhiên theo kiến thức các em học được ở trường THPT trong bài quy luật
thống nhất và hoàn chỉnh của lớp lớp vỏ địa lí.
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.
16


Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Tầm quan trọng của việc trồng rừng nơi địa phương huyện Bá Thước là
huyện miền núi.
- Hình thành ý thức bảo vệ rừng và mở rộng diện tích rừng đặc biệt là diện
tích rừng đầu nguồn.
- Tuyên truyền bạn bè người dân và người thân trong việc bảo vệ rừng.
Bài 50: Môi trường và sự phát triển bền vững
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Môi trường tại địa phương sinh sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đời
sống xã hội.
- Cần gìn giữ môi trường trong lành là biện pháp duy trì sự phát triển kinh tế và bảo
vệ cuộc sống, bảo vệ sức khỏe của chính dân cư địa phương nơi cư trú sinh sống.


Ví dụ 2. Chương trình lớp 11.
Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, bảo vệ môi trường ngay
chính địa phương nơi cư trú không tách rời vấn đề chung vấn đề mang tính toàn
cầu.
- Bảo vệ môi trường tại địa phương là bảo vệ các nguồn tài nguyên nước
không khí, đất … không bị ô nhiễm và duy trì tính hiệu quả của các loại tài nguyên
hiện có tại địa phương huyện Bá Thước Nơi các em học sinh đang học tập sinh
sống.
- Có ý thức gìn giữ môi trường nhà mình, cảnh quan nơi trường học, nơi làng
bản, các nơi công cộng khác luôn trong lành.
Ví dụ 3. Chương trình lớp 12:
17


Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa nơi khu vực miền núi là môi trường rất
dễ bị suy thoái thông qua biểu hiện diễn biến của thời tiết làm này sinh
các hiện tượng thiên tai: sạt lở đất, xói mòn, rửa trôi đất, các hiện tượng lũ
ống lũ quét khi mất lớp phủ thực vật.
- Cần hình thành ý thức hành động bảo vệ môi trường để hạn chế các hiện
tượng thiên tai là nhiệm vụ cấp thiết của những học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường THPT.
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Xác định những thiên tai thường xảy ra tại địa phương.
- Những nguyên nhân sinh ra những hiện tượng thiên tai liên quan đến vấn

đề bảo vệ môi trường thực tại nơi địa phương.
- Ý thức hành động hình thành cho các em học sinh trong việc bảo vệ môi
trường.
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ.
Nội dung tích hợp giáo dục môi trường địa phương là:
- Việc khai thác thế mạnh về lâm nghiệp ở vùng miền núi thanh hóa có liên
quan đến vấn đề môi trường do đó phát huy hiệu quả kinh tế cần lưu ý
vấn đề môi trường. Địa phương huyện Bá thước có nhiều tiềm năng để
phát triển lâm nghiệp nhưng phải lưu ý vấn đề môi trường tại địa phương
bị ảnh hưởng.
- Vấn đề xây dựng cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hại tầng cũng
cần quan tâm đến những vấn đề gìn giữ môi trường bền vững.
- Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên trong vấn đề bảo về môi trường địa
phương trong việc khai thác phát triển hoạt động kinh tế của gia đình của
thôn bản nơi cư trú.

18


C

KẾT LUẬN

1. Kết quả của việc ứng dụng
Qua quá trình thực hiện giải pháp trên ở một số lớp 10, 11 và 12,tính đến
cuối tháng 3/2016. Tôi có kiểm tra ý thức về việc “Bảo vệ môi trường địa phương
nơi cư trú” của học sinh lớp 10A3, 11A3 và 12A5 đạt kết quả như sau: Lớp 10A3
29/ 38 (đạt 76,3), 11A3: 32/37 (đạt 86,4%); lớp 12A5 33/36 (đạt 91,7%) học sinh
có ý thức tốt về việc “bảo vệ môi trường tại địa phương” trong nhà trường, gia đình
và xã hội.

Cụ thể như sau:
19


Các em nhận thức được sâu sắc và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi
trường và đặc biệt là môi trường chính nơi các em đang sinh sống. Tuyên truyền
đến mọi người dân nơi bản thân các em sinh sống về ý thức bảo vệ môi trường.
Ở nhà các em có ý thức nhắc nhở anh chị em cũng như bố mẹ, bạn bè các em
những vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường.
Đến trường các em luôn có ý thức trong việc vệ sinh cảnh quan và chăm sóc
thiên nhiên. Cụ thể như các em tự giác chăm sóc tưới cây xanh quét dọn sân trường
vệ sinh cống rãnh các công trình vệ sinh…... Các em cũng đã biết vận dụng kiến
thức đã học vào các phong trào đoàn thể.
Ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh lớp 10A3, 11A3 và 12A5
cũng lan tỏa đến các bạn học sinh khác, và lan tỏa đến gia đình các em và đến với
các địa phương nơi các em đang sinh sống mà từ đó bạn bè các em, bố mẹ các em
cũng có ý thức bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng đến môi trường. Góp phần
đóng góp vào mục tiêu quốc gia giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu.
Kết quả điều tra khảo sát thái độ học sinh đối với vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường
nơi mình cư trú sau khi áp dụng đề tài ở lớp 11A3.

TT
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18

HỌ TÊN

Phạm Thị Quỳnh Anh
Hà Thị Bích
Phạm Thị Bình
Trương Thị Chang
Bùi Thị Doanh
Bùi Thị Doanh
Nguyễn Thị Dung
Lê Văn Dũng
Bùi Khương Duy
Bùi Thị Giang
Bùi Thị Thu Hà
Phạm Thị Hải
Nguyễn Thị Hậu
Bùi Thị Hiền
Vũ Thị Thu Hoài
Lê Thị Huệ
Nguyễn Thị Huyền


Có ý thức bảo vệ
môi trường

Chưa có ý thức bảo
vệ môi trường

Có ý thức bảo vệ môi
trường nhưng chưa
hành động

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
20



19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Phạm Thị Hương
Hoàng Thị Lý Lan
Trương Thị Loan
Nguyễn Thị Mai
Trương Thị Mến
Bùi Thị Nhi
Lê Hồng Nhung
Hà Chung Phong
Dương Thị Quỳnh
Nguyễn Bá Sơn

Lục Hoàng Thái
Nguyễn Thị Thuỳ
Quách Thị Thuý
Bùi Thị Thuý Tiên
Hà Thị Trinh
Quách Tố Uyên
Trương Thị Viên
Bùi Thị Xinh
Trần Vũ Mai Xuân

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X


- 32 học sinh có ý thức cao về việc “Bảo vệ môi trường tại địa phương mình
sinh sống”.
- 0 học sinh chưa có ý thức về việc “Bảo vệ môi trường tại địa phương mình
sinh sống”.
- 5 học sinh phát biểu rằng “có ý thức nhưng đôi khi vì lười nên chưa biến
thành hành động”.
Như vậy vấn đề tôi đưa ra áp dụng đối với học sinh các lớp trực tiếp tôi đang
giảng dạy đã đạt được kết quả như mong muốn ban đầu dặt ra đối với mục đích vấn
đề lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường tại địa phương nơi các em học sinh cư trú
và nơi tôi đang trực tiếp công tác giảng dạy cho thế hệ tương lai của địa phương nói
riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
2. Những dự định sẽ làm nhằm đưa việc lồng ghép giáo dục bảo việc môi
trường địa phương vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT Hà Văn Mao
- Giáo viên cần kiên trì sử dụng phương pháp này.
21


- Tổ chức các buổi ngoại khoá về ý thức thức bảo vệ môi trường.
- Kết hợp với Đoàn thanh niên trong nhà trường tuyên truyền cho học sinh
hiểu thêm về “Trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường"
Với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi hy vọng rằng với phương pháp
này giáo viên có thể vận dụng cho nhiều đối tượng học sinh không chỉ trong khuôn
khổ ở trường THPT Hà Văn Mao mà cả các trường phổ thông khu vực miền núi
trong tỉnh.

C. LỜI KẾT
Thông qua những kinh nghiệm ít ỏi trong quá trình giảng dạy, nhưng với
mong muốn đóng góp vào công cuộc Đổi mới phương pháp dạy học trong trường
phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng, nâng cao ý thức và thay đổi hành vi
của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trừng, tôi đã xây dựng đề tài “Tích hợp giáo

dục bảo vệ môi trường địa phương một số bài địa lí THPT giảng dạy tại trường
THPT Hà Văn Mao ”.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các đồng nghiệp, đặc biệt các
giáo viên trong bộ môn Địa lí trường THPT Hà Văn Mao đã nhiệt tình giúp đỡ và
có những nhận xét quý báu trong quá trình tôi nghiên cứu xây dựng đề tài. Bản
22


thân đã hết sức cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế, đề tài chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý để đề tài có chất lượng
cao hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 3 năm 2016

D. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài vào các bài giảng với tư cách cá nhân
tôi xin phép có một số kiến nghị đề xuất cụ thể:
- Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đổi mới công tác quản lý và
đổi mới phương pháp dạy - học, đặc biệt đưa “Ứng dụng CNTT” vào chiều sâu để
khai thác những lợi ích của nó.
- Cần có những kế hoạch và hành động cụ thể trong việc tổ chức các hoạt
động ngoại khóa có liên quan đến vấn đề bảo vệ, gìn giữ môi trường.
- Khuôn viên trường học cũng cần có những câu khẩu hiệu, băngzon nhằm
mục đích tuyên truyền các vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi trường
23


- Đưa giải pháp dạy học tích hợp “Giáo dục bảo vệ môi trường đặc biệt là
môi trường địa phương nơi cư trú " vào áp dụng cho nhiều lớp trong trường THPT

Hà Văn Mao.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 25 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Trần Nhật Cường

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần
Đức Tuấn. Phương pháp dạy học địa lý. NXB Giáo dục.
2. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lý theo hướng
tích cực. NXB ĐHSP.
4. Các tài liệu liên quan đến vấn đề Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí.
5. Lê Thông (tổng chủ biên). Sách giáo khoa Địa lí 10, chương trình cơ bản.
6. Lê Thông (tổng chủ biên). Sách giáo khoa Địa lí 11, 12 chương trình cơ bản.
24


25


×