SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ
TỔ SỬ- DỊA- CƠNG DÂN
Mã số: . . . . . . . . . .
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG QUA
MƠN ĐỊA LÝ TRONG TRONG TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG
Người thực hiện : NGUYỄN HUỲNH PHƯNG NGA
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục..........................................
Phương pháp dạy học …………………….
Phương pháp giáo dục ……………………
Lĩnh vực khác..............................................
Có đính kèm :
Mơ hình
Phần mềm Phim ảnh
NĂM HỌC : 2011-2012
Hiện vật khác
UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN
Đơn vị: Trường THPT Tân Phú
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do- Hạnh phúc
Định Quán, ngày 20 tháng 05 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011- 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÝ
TRONG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ và tên tác giả : Nguyễn Huỳnh Phượng Nga
Đơn vị ( tổ)
: Sử- Địa- Công Dân.
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục..........................................
Phương pháp dạy học …………………….
Phương pháp giáo dục ……………………
Lĩnh vực khác..............................................
1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao.
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn
vị có hiệu quả.
3.Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách
Tốt
Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống
Tốt
Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng.
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
( Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦTRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
BM 02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên
: Nguyễn Huỳnh Phượng Nga
2. Ngày, tháng, năm sinh : 20-01- 1977
3.Nam, nữ
: Nữ
4.Địa chỉ
: KDC 09,Ấp I, Gia Canh, Định Quán, Đồng Nai
5.Chức vụ
: Giáo viên
6.Đơn vị công tác
: Trường THPT Tân Phú
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Trình độ chuyên môn : Cử nhân sư phạm
- Năm nhận bằng
: 1999
- Chuyên ngành đào tạo : Địa lý
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm
: giảng dạy địa lý.
- Số năm có kinh nghiệm
: 12 năm
- Các SKKN đã có :
1. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy địa lóp 10
2. Dùng các lược đồ như thế nào cho hiệu quả khi dạy địa lý?
I -Đặt vấn đề :
1. Sự phát triển của vấn đề giáo dục môi trường:
Ngày nay, việc giáo dục môi trường trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong việc giáo dục
và đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học nhất là trong các trường Trung học phổ thông
( THPT).
Trong xã hội hiện đại, môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn
nhân loại.Nhiều thập niên trở lại đây, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thi hóa mạnh mẽ, đã làm cho quá trình khai
thác và sử dụng tài nguyên ngày càng nhiều. Kết quả là nhiểu nguồn tài nguyên bị cạn kiệt,
nhiều hệ sinh thái bị phá hủy, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn và môi trường sống
của chúng ta lâm vào tình trạng khủng hoảng với qui mô toàn cầu.
Để bảo vệ môi trường, cái nôi sinh thành của mình, con người đã phải thực hiện hàng
loạt các biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp giáo dục môi trường trong lứa tuổi học
sinh.Giáo dục môi trường cho học sinh được xem là một trong những biện pháp có hiệu quả
cao, bởi đây là cách giúp cho con người từ lúc còn bé đã có nhận thức đúng đắn trong việc
khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức trong việc thực hiện các nhiệm
vụ bảo vê môi trường, nhất là trong tương lai khi trở thành lực lượng lao động trực tiếp của
đất nước.
Trên thế giới, việc giáo dục môi trường được tiến hành từ những năm đầu của thập
niên 70 và từ đó đến nay, dưới sự hướng dẩn, theo dõi của các tổ chức môi trường của Liên
Hiệp Quốc, nó đã phát triển ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, với nhiều hội nghị hội thảo qui
mô quốc tế bàn về môi trường đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, cụ thể như:
- Năm 1992, Liên hiệp quốc (LHQ) đã
triệu tập một hội nghị mang tính lịch sử
tại Rio Dejanero (Brasil) để thông qua
hiệp định khung về chương trình hành
động quốc tế nhằm cứu vãn tình trạng
xấu đi nhanh chóng bầu khí quyển trái
đất mà nguyên nhân chủ yếu gây ra là khí
nhà kính. Đồng thời thành lập một tổ
chức trực thuộc để thẩm định về biến đổi
khí hậu ( BĐKH) toàn cầu, có tên là Uỷ
ban Liên chính phủ về BĐKH toàn cầu
(IPCC). Tiếp theo, nhiều hội nghị, hội
thảo tầm cỡ thế giới được tổ chức liên tục
ở nhiều nước để thực thi cuộc chiến
chống BĐKH toàn cầu.
Hội nghị biến đổi khí hậu
do Liên hiệp quốc tổ chức
- Năm 2007, chương trình phát triển của LHQ (UNDP) phát hành báo cáo “phát triển
con người 2007 – 2008”. LHQ đã làm hết khả năng để hỗ trợ cuộc chiến chống BĐKH nhằm
bảo vệ nhân loại trước thảm hoạ vô cùng to lớn của thời đại mà chính do sự “vô thức” của
con người gây ra.
- Nghị định thư Kyoto ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia trên thế giới
vào tháng 12/1997 ở thành phố Kyoto (Nhật Bản) nhằm cắt giảm khí nhà kính. Trải qua hàng
loạt cuộc thương thảo để phê duyệt, ký kết kéo dài trong 10 năm, mãi đến tháng 12/2007 đã
có 175 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết từ giai đoạn 2008 – 2012 sẽ giảm phát thải KNK
và tới năm 2012 sẽ đạt 5% của lượng phát thải 1990.
- Các thỏa thuận trên toàn cầu về việc giảm phát thải khí nhà kính như nghị định thư
Kyoto được thông qua năm 1997. Nghị định thư này được hơn 160 quốc gia đồng ý thực
hiện cắt giảm khí thải hơn 55% lượng khí nhà kính. Vào tháng 6 năm 2009, chỉ có Hoa Kỳ,
một quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lâu đời trên thế giới, đã từ chối thông qua nghị
định thư này. Hiệp định sẽ hết hạn vào năm 2012. Các cuộc đàm phán quốc tế đã bắt đầu từ
tháng 5 năm 2007 về một hiệp định trong tương lai nhằm thực hiện thành công vấn đề cắt
giảm này. Các cuộc đàm phán do UN điều hành diễn ra tại Copenhagen vào tháng 12 năm
2009
- Vào tháng 1 năm 2005, Liên minh châu Âu đưa ra cơ chế phát thải thương mại của
họ, thông qua đó các công ty kết hợp với chính phủ đồng ý thu giữ lượng phát thải của họ
hoặc mua các khoảng tín dụng từ tiền thay vì phải trả cho phát thải.
- Úc đã thông báo lịch trình cắt giảm ô nhiễm cacbon của họ vào năm 2008.
- Chính phủ VN đã phê chuẩn công ước khung LHQ về BĐKH (UNFCCC) vào năm
1994 và nghị định Kyoto vào năm 2002. Tuy chưa phải là quốc gia công nghiệp phát triển
nhưng VN đang tập trung cho các hoạt động kiểm kê và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
theo nghị định Thư Kyoto. Việt Nam đang soạn thảo thông báo quốc gia số 2 (SNC) cho
UNFCCC sẽ hoàn thành vào năm 2009.
Riêng ở Việt Nam, việc giáo dục môi trường, nhất là giáo dục môi trường trong trường
THPT mới được thực hiện vào đầu thập niên 80, chủ yếu với kế hoạch cải cách giáo dục và
lồng ghép vào các môn học trong nhà trường ( môn sinh học, môn GDCD, địa lý . . .) đồng
thời tiến hành nghiên cứu về phương thức và nội dung giáo dục môi trường, xuất bản sách
giáo dục và bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục môi trường trên các phương tiện thông
tin một cách đa dạng, phong phú với nhiều hình thức.
2. Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục môi trường trong trường THPT.
2.1 Vai trò của giáo dục môi trường trong trường THPT.
Chúng ta hiểu rằng, những biến đổi của khí hậu và môi trường theo chiều hướng xấu đi phần
lớn là do tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.Điều này làm cho
bầu khí quyển nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính mà nguyên nhân do lượng khí CO2 có nhiều
trong khí quyển có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào trong vũ trụ của trái
đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như:
Nox, CH4, CFC…với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử
dụng các nguyên liệu hóa thạch ( dầu mỏ, than đá…), các nghiên cứu của các nhà khoa học
cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 1,4 0C đến 5,80C từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo
những nguy cơ lớn, thể hiện qua những điều tồi tệ sau đây:gia tăng mực nước biển, băng hà
lùi về 2 cực, những đợt nắng nóng, bão tố và lũ lụt,khô hạn, suy thoái kinh tế, xung đột và
chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái….
Tác động đó bắt nguồn từ mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và toàn xã hội. Tác động đó
không chỉ thông qua các hoạt động kinh tế, mà còn qua các hoạt động văn hóa, du lịch, vui
chơi ,giải trí, … vì vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mỗi người và của toàn
xã hội, trong đó có trách nhiệm của từng cá nhân, từng gia đình nói riêng và cả cộng đồng xã
hội nói chung.
Giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là các trường THPT
chiếm vị trí đặc biệt.
Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những
người sẽ thực hiện việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
môi trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề môi trường, thì khi ra
đời, dù ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường một các có hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường trong trường THPT.
Ở trong trường học, giáo dục môi trường là một nội dung quan trọng trong việc giảng dạy và
học tập, nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng
đắn cho học sinh trong bảo vệ môi trường, nó có nhiệm vụ:
- Làm cho học sinh nhận thức rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên, vai trò của môi
trường đối với đời sống và sự phát triển của toàn xã hội, những tác động của con người làm
cho môi trường biến đổi xấu đi và những hệ quả của nó.
- Từ cơ sở nhận thức đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết quí trọng các
phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử, ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sống trong
lành, sạch đẹp cho mình, cho mọi người và chống lại những hành vi phá hoại hoặc gây ô
nhiễm môi trường.
- Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kỹ năng bảo vệ môi trường để họ có
thể thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương.
II.Giáo dục môi trường cho học sinh qua môn địa lý như thế nào?
1. Các phương thức tiến hành:
Riêng bản thân tôi khi tiến hành áp dụng vào môn Địa lý bằng nhiều cách khác nhau và tôi
thấy rằng các kiến thức giáo dục môi trường được tích hợp vào môn địa lý sẽ rất có hiệu quả
khi thực hiện qua các hình thức sau:
1.1 Hình thức lồng ghép:
* Lồng ghép có thể chiếm một chương hay một bài trọn vẹn.
Ví dụ:
Trong Bài 20 Lớp vỏ địa lý. Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. ( lớp 10)
cả bài đều có các đơn vị kiến thức lồng ghép được và bằng những câu hỏi gợi mở hay cho
HS lấy ví dụ ở địa phương và ngay trong SGK thì kết quả kiểm tra kiến thức hiểu biết của
các em rất tốt.
Trong chương trình lớp 10 có chương X Môi trường & sự phát triển bền vững với bài
41,42 đều là kiến thức môi trường
Khối 12 các bài nêu địa hình núi, thiên nhiên phân hóa bắc , nam, đông tây, vùng biển
thềm lục địa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa…địa lý các vùng kinh tế, ngành kinh tế,vấn đề
khai thác các thế mạnh vủng……tất cả đều có thể lồng ghép giáo dục môi trường .
* Có thể lồng ghép một mục, một đoạn hay một vài câu trong đơn vị kiến thức của
bài học, cách này chiếm tỉ lệ rất nhiều trong SGK của cả ba khối 10, 11, 12.
Ví dụ:
Trong Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh của trung du miền núi bắc bộ ( lớp 12) phần
2 khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện là phần có thể lồng ghép bảo vệ môi trường vì
thông qua các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, xây dựng nhà máy thủy điện thì
việc gây ô nhiễm và mất cân bằng tự nhiên là điều tất nhiên nếu quá trình này không không
được khảo sát và nghiên cứu kỹ.
Khối 11 hầu hết các bài liên quan các quốc gia như:Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật
Bản, Trung Quốc,Ô xtrâylia khi nêu tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đều áp dụng lồng ghép
môi trường khi giảng dạy và học tập.
* Có thể là các bài thực hành, bài đọc thêm sau bài học chính nhằm bổ sung kiến
thức về môi trường.
Ví dụ Bài 4 Thực hành tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với
các nước đang phát triển (lớp 11).Ngoài những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối
về kinh tế thì cũng gây áp lực nặng nề với tự nhiên, vì làm cho môi trường toàn cầu cũng
như mỗi quốc gia bị suy thoái do trong quá trình đổi mới công nghệ các nước phát triển đã
chuyển các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển…..
1.2 Hình thức liên hệ:
Ở hình thức này, các kiến thức tích hợp giáo dục môi trường không được nêu rõ
trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến thức bài học giáo viên có thể bổ sung các kiến
thức đó bằng cách liên hệ các kiến thức giáo dục môi trường như: Từ các hiện tượng ( ví
dụ :nắng nóng, bão, lũ lụt . . . ), số liệu hiện trạng môi trường và sử dụng môi trường ( ví dụ:
các số liệu về khí thải trong không khí, về mức độ nhiễm bẩn các con sông, kích thước lổ
thủng tầng ozon … )…. Vào trong các bài giảng có nội dung liên quan.
Ví dụ: Trong bài 37 Địa lý các ngành giao thông vận tải ( lớp 10) khi giảng ngành
GTVT đường biển giáo viên có thể hỏi: Các tàu chở dầu khi cập cảng và lau dọn, rửa tàu…
nước thải đó đổ ở đâu? Hậu quả của việc làm này là gì?
Gv cung cấp thêm thông tin như: Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng
tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các
kim loại nặng. Bờ biển Việt Nam được phân ra 3 vùng nhạy cảm và đây cũng là điểm nóng
của ô nhiễm biển ven bờ đó là: Vùng biển Hạ Long-Hải Phòng, vùng Đà Nẵng-Dung Quất
và vùng Gành Rái-Vũng Tàu.
Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu
không có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm va 13% do sự cố tràn dầu. Theo số liệu
ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển
nước ta từ các nguyên nhân: do Súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba-lát 22%, từ sự
cố nhận dầu 3%, từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%.
Theo thống kê số liệu quan trắc tại khu vực các sông thuộc khu vực Hạ Long-Hải Phòng,
nồng độ dầu trong nước trung bình 0,26mg/l, tại khu vực Vũng Tàu - Đà Nẵng nồng độ dầu
trong nước trung bình 0,29mg/l. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu nồng độ dầu trong nước dao động
trong khoảng 0,14 đến 0,52mg/l đều vượt giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam. Nhìn chung, chất
lượng nước biển ven bờ chỉ đạt được mức B và C theo TCVN 5943-1995. Như vậy, ô nhiễm
dầu trong nước sẽ hủy diệt các loài cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, và nghiêm trọng hơn
là khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2mg/l sẽ không dùng làm nguồn cấp nước sinh
hoạt được.
1.3 Hình thức làm bài báo cáo thu hoạch tìm hiểu nội dung về môi trường:
Khi áp dụng hình thức này, Tôi thấy rằng rất thu hút, tạo hứng thú lớn cho học sinh
bởi trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay, cùng sự phát triển vượt bật của Internet
các em sẽ rất dể dàng tìm hiểu các thông tin cần thiết. Hơn thế, ngoài biết nhiều kiến
thức trong quá trình làm bài, học sinh có thể tăng cường thêm các kỹ năng: làm việc
theo nhóm, kết hợp và hợp tác làm việc, thống kê số liệu, chọn lọc thông tin, phát huy
tính sáng tạo trong trình bày, thiết kế bài làm . . . .
Ví dụ: Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu ( lớp 11 ), HS được chia theo từng nhóm
5-7 em cùng tìm hiểu kiến thức theo chủ đề như: Biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy giảm tầng
Ô zon và hiện tượng nóng lên của trái đất, ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương, sự
suy giảm đa dạng sinh học...
Sau đó ( 1-2 tuần) cho các em trình bày trước cả lớp. Kết quả thu được rất lớn bởi các
em thích thú khi tự mình tìm hiểu kiến thức và kiến thức đó sẽ khắc sâu.
2. Phương pháp xác định kiến thức giáo dục môi trường để đưa vào các bài học
môn địa lý.
2.1. Chọn nhóm kiến thức:
Việc chọn các kiến thức giáo dục môi trường để liên hệ vào bài học trong quá trình
giảng dạy là rất cần thiết, nhằm làm cho các kiến thức không bị trùng lặp giữa bài này với
bài khác, giữa chương trình lớp này với chương trình lớp khác.
Các kiến thức giáo dục môi trường qua môn địa lý, theo bản thân Tôi, có thể phân
biệt theo 3 nhóm:
* Các kiến thức về thành phần của môi trường và các nhóm tài nguyên thiên nhiên
như: Địa hình, khí hậu, nước, thổ nhưỡng, giới sinh vật, các hệ sinh thái, các cảnh quan tự
nhiên, . . . các hiện tượng tự nhiên: trượt đất, lở núi, động đất, gió. bão, lũ lụt, mưa đá, . . .
* Các kiến thức dân cư và hoạt động kinh tế - xã hội của con người như: dân số,
chủng tộc, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch . . .
* Các kiến thức về tình hình sử dụng tài nguyên, thực trạng và biện pháp bảo vệ các
nguồn tài nguyên và môi trường.
2.2 Việc đưa kiến thức giáo dục môi trường vào môn địa lý cần đảm bảo theo
nguyên tắc:
* Phải dựa vào nội dung bài học.
Ví dụ: Khi học chương nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, . . . giáo
viên có thể đưa kiến thức ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước do nước thải công
nghiệp để liên hệ vào bài.
* Các kiến thức giáo dục môi trường đưa vào bài phải phản ánh được hiện trạng môi
trường hoặc tình hình bảo vệ môi trường địa phương.
Ví dụ: - Khí thải ở cơ sở chế biến hạt điều thô ở xã Gia Canh -Định Quán- Đồng Nai
- Nước thải của khu công nghiệp La Ngà, Công ty mía đường. . .
* Các kiến thức giáo dục môi trường phải có hệ thống, được sắp xếp đúng chỗ, hợp lý,
sát với thực tiễn, hợp logic của môn học.
Ví dụ: Khi nói về nạn phá rừng, làm suy thoái tài nguyên rừng, đất đai bị xói mòn, gây
lũ lụt trong bài 28 Địa lý ngành trồng trọt phần III ngành trồng rừng( lớp 10); hay ba2i Sử
dụng & bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (lớp 12). Cần phải liên hệ thực trạng tình hình môi
trường ở địa phương hiện nay thường xuyên bị lũ lụt khi mùa mưa đến, còn mùa khô thì hạn
hán kéo dài, để học sinh thấy rằng đây là những vấn đề cụ thể, trước mắt và thực tế chứ
không là vấn đề xa lạ.
Hay nói về nạn ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt thì khu vực địa phương có
công ty men ở xã La Ngà, nhà máy bột ngọt A- one của Đồng Nai . . . gây hôi thối và thải
chất chưa qua xử lý gây ô nhiễm nước sông.
2.3 Các bước tiến hành khi đưa kiến thức giáo dục môi trường vào môn địa lý:
- Bước 1: Nghiên cứu sách giáo khoa và phân loại các bài học để xác định các loại bài
có nội dung hoặc có khả năng đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài.
- Bước 2: Xác định các kiến thức giáo dục môi trường đã được lồng ghép vào các bài.
- Bước 3: Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức giáo dục môi trường vào bài
bằng hình thức liên hệ và dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài.
III. Phương pháp dạy học giáo dục môi trường qua môn địa lý ở
trường THPT như thế nào?
1. Hình thức tổ chức dạy học nội khóa:
* Có thể sử dụng các phương pháp: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại
gợi mở, kết hợp sử dụng tranh ảnh, sử dụng băng đĩa, . . .để đạt hiệu quả cao và thuận lợi
nhất.
Cụ thể: Bài 8 Thiên nhiên chịu ảnh ưởng sâu sắc của biển ( lớp 12)
Giáo viên có thể hỏi:
- Ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu nước ta như thế nào?
- Tại sao phải dọn sạch sẽ khu vực các bãi cát và dọc bờ
biển?
- Vai trò rừng phi lao, rừng dương trồng ven bờ biển là gì?
Hoặc dùng các bức hình kèm theo các câu hỏi:”Thông điệp của những ảnh này???..”.
Ô nhiễm biển
Hoặc trong chương Địa lý ngành giao thông vận tải, có thể dùng nhiều hình ảnh gây ô
nhiễm môi trường của phương tiện giao thông :
* Có thể dùng tranh ảnh, băng hình về hoạt động khai thác rừng, khoáng sản. . .để thấy
tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống sản xuất của con người. Hay các
đoạn phim ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất và
hậu quả của các ô nhiễm này đối với con người để giúp học sinh có ý thức về môi trường và
bảo vệ môi trường.
Ví dụ:
Các bài trong chương địa lý ngành công nghiệp ( lớp 10 hoặc lớp 12) có thể dùng đoạn
phim về việc thải khói bụi, thải nước xả công nghiệp, các rác thải trong sinh hoạt của công
nhân, . . để minh họa ô nhiễm môi trường.Hay Video clip về ngập úng, lũ lụt, mưa bão..ở
Việt Nam là những minh chứng đích thực giúp các em thấy gần gũi, thực tế.
Hoặc ảnh sông bị nhiễm độc:
Hàng triệu triệu con cá chết trôi về nhánh sông vùng Bayou Chaland bang Louisiana, Mỹ, đã tạo nên một
cảnh tượng kinh hoàng hiếm có
Chất thải công nghiệp ra sông, hồ, suối . . .
San hô chết
2. Hình thức tổ chức ngoại khóa:
* Tìm hiểu ,nghiên cứu môi trường địa phương:
Ví dụ:
Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất ( địa lý 10)
=> Giáo viên có thể cho HS xem xét khu vực nơi ở có đá 3 chồng, vậy nơi đó bị ngoại lực
tác động như thế nào? Bằng tác nhân gì? Tại sao có tảng đá hình dạng con voi, con cóc?
Hình cái đĩa. . .
Bài 27 Vai trò, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một
số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.( lớp 10)
GV có thể hỏi:
- Các loại nông sản của địa phương?
- Các mô hình sản xuất nông nghiệp tại nơi em ở?
- Hoạt động trồng trọt ,chăn nuôi ở địa phương dùng nhiều phân bón thuốc trừ sâu
không? Sau khi dùng , các bao bì ,chai lọ thuốc đó nông dân xử lý như thế
nào? . . .
=> Cuối cùng giúp học sinh biết tình hình tiến hành sản xuất nông nghiệp tạo sự phát
triển kinh tế cho gia đình, đất nước nhưng sẽ tác động và gây hậu quả môi trường như thế
nào nếu không thực hiện đúng cách .
* Tổ chức tham quan - dã ngoại:
Ví dụ: Thăm nhà máy thủy điện Trị An ở địa phương: Công trình có ý nghỉa kinh tế to
lớn và tạo thay đổi , cải tạo môi trường.
GV có thể hỏi: Môi trường sinh thái thay đổi như thế nào khi ngăn dòng nước sông xây
dựng đập thủy điện?
Điều kiện sống của người dân và sinh vật vùng này bị ảnh hưởng ra sao?
Ví dụ : Thăm rừng Nam Cát Tiên ( Lâm Đồng) một khu bảo tồn tự nhiên, học sinh sẽ
thấy vai trò của rừng trong cân bằng sinh thái và hạn chế xói mòn, rửa trôi . . .
=> Qua quá trình tham quan, giúp các em thấy được vai trò của môi trường tự nhiên,
hiểu các cảnh đẹp đất nước, hình thành tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
3. Các hình thức khác:
* Với những bài học có đơn vị kiến thức nhỏ nhưng liên quan đến giáo dục môi trướng,
giáo viên có thể dùng mô tả các hiện tượng một cách hấp dẫn, nhiệt tình và nhập tâm, gần
gũi của chính giáo viên sẽ giúp HS cảm nhận và hình dung rõ ràng nhất.
Ví dụ: Bài 6 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ( địa lý 11). Khi nói về Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, các phong cảnh đẹp, kỳ thú… nhưng bị tàn phá, hủy hoại ta xen vào các
nội dung tả quá trình di cư của người Châu Âu đến Hoa Kỳ và khai thác chinh phục vùng đất
mới ở Bắc Mỹ trong thế kỷ XVIII, XIX, XX thực dân Châu Âu đã tiêu diệt động vật quý
hiếm như bò Bi- dông có tới 60 triệu con nay chỉ còn rất ít trong rừng cấm, hay như các loài
bồ câu di trú đông hàng tỉ con nay đã tuyệt chủng hoàn toàn. . .
Hay ở bài 8 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa ( vấn đề khí hậu), bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ( vấn đề
thiên tai: bão . . .)…Giáo viên dùng dẫn chứng thuyết phục từ những chương trình truyền
hình trực tiếp của VTV1 trên ti vi vào những ngày ở các địa phương có bão chuẩn bị đổ bộ
vào, hoặc đang có gió dông, mưa lớn, cây đổ, nhà sập, nước sông dâng cao ở các tỉnh: Nghệ
An, Quãng Ngãi, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Khánh Hòa . . . .từ đó thấy rằng nếu biết bảo vệ cỉa
tạo hệ thống rừng phòng hộ, bảo vệ rừng đầu nguồn tốt . . . sẽ hạn chế sự phá hoại của mưa
bão trên đất liền.
Hoặc bài 31 Vấn đề phát triển thương mại và du lịch( địa lý 12) phần 2 Tài nguyên du
lịch: khi mô cảnh đẹp Vịnh Hạ Long một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vừ mới
được công nhận ( 4/ 2012 ), giáo viên có thể hỏi:
Tại sao phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, cảnh quan khi khai thác tài nguyên du lịch
vịnh Hạ Long?
Nếu ở Vịnh Hạ Long biển bị ô nhiễm, rác thải nhiều thì vấn đề gì sẽ xảy ra?
=> Tùy thời lượng tiết học mà giáo viên nêu lên nhiều câu hỏi giúp học sinh nhận ra tầm
quan trọng và sự gắn bó mật thiết giữa khi khai thác sử dụng tự nhiên, hiệu quả kinh tế và
định hướng giáo dục môi trường…
* Bên cạnh đó, có thể tham khảo và đọc cho HS nghe các tài liệu sưu tầm, minh họa
sinh động nội dung bài học, vì nhờ cách viết cụ thể, thực tế có khả năng giúp HS thêm hiểu
và có ấn tượng sâu sắc về môi trường.
Ví dụ: Trên hàng loạt báo, tạp chí với các bài viết như:
- Bài “ Hội chứng chết rừng ở Tây Âu” nói sự thiệt hại của rừng do mưa axit gây
ra( báo nhân dân)
- Bài “ Kho báu trong khu rừng cấm Nam Cát Tiên” giới thiệu các tài nguyên thực
vật và động vật quý cần bảo vệ (báo Đồng Nai)
- Đề cập vấn đề chạy đua vũ trang, các cuộc chiến tranh . . . ảnh hưởng đến môi
trường, giáo viên có thể lấy nguồn tư liệu khổng lồ trên Internet và nhiều các thông tin phong
phú khác .
* Phương tiện trực quan có tác dụng lớn đối với HS như: bản đồ, biểu đồ,tranh ảnh,
băng đĩa…tạo hứng thú và ấn tượng sâu sắc. Các phương tiện trực quan có tác dụng lớn đối
với HS giúp hiểu rõ sự phân bố các hiện tượng môi trường và mức độ biện đổi môi trường
từng khu vực.
Ví dụ: Bài 17 Thổ nhưỡng quyển. các nhân tố hình thành thổ nhưỡng( địa lý 10)=> cho
biết khái niệm đất, nhân tố và tác nhân hình thành đất giúp hiểu và sử dụng đất như thế nào
để không làm ô nhiễm và xói mòn đất, đem lợi ích kinh tế bảo vệ môi trường…
Ngoài ra tùy đối tượng từng bài có giáo dục môi trường tương ứng như lớp 10 có
nhiều bài liên quan đến khí quyển, thủy quyển, sóng, dòng biển thủy triều, sinh quyển, phân
bố sinh vật . . .
Chương trình lớp 11 có bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu, phần 2 môi trường…
bài 5 phần tự nhiên các châu lục: Châu phi, Mỹ La Tinh, Tây Nam Á Trung á . . .các phần
địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội các nước: Hoa Kỳ Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Bang Nga,
EU, Đông Nam Á… tất cả đều mang nhiều thông điệp khai thác từ tự nhiên đem lợi ích cho
con người nhưng phải biết bảo vệ, bảo tồn để phát triển bền vững…
* Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường địa
phương:
- Tham gia làm sạch môi trường: lớp học,
sân trường, quanh nhà ở, khu dân cư . . .
- Bản thân thực hiện tốt và nhắc nhở bạn
bè người thân giữ gìn vệ sinh chung, không xả
rác bừa bãi . .
- Tham gia phong trào trồng cây trong sân
trường, sân thể dục, trong nghĩa trang liệt sĩ,
trong khuôn viên tượng đài ( tượng đài chiến
thắng La Ngà ở địa phương) . . . .
=> Qua các hoạt động này, giúp các HS rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường, cải tạo
môi trường và còn mang lại lợi ích kinh tế. Hình thành hành vi thái độ sống tích cự, có ích,
biết bảo vệ môi trường trong từng việc cụ thể nhỏ nhặt.
IV. Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội loài người ngày càng tiến bộ, nền kinh tế ngày
càng phát triển, việc sử dụng ngày càng nhiều các tài nguyên thiên nhiên, cuộc sống nâng
cao… thì những tác động vào môi trường tự nhiên ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc, vì vậy ý
thức bảo vệ môi trường và bằng những việc làm thiết thực nhất đó là chuyện không của riêng
ai nữa.
Giáo dục môi trường trong trường phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng trong đào tạo thế
hệ trẻ, và môn địa lý là một trong những môn học giáo dục môi trường cho học sinh tốt nhất.
Đã đến lúc mỗi giáo viên địa lý phải trở thành những nhà giáo dục môi trường để giảng
dạy cho học sinh của mình và giáo dục các em thành những công dân tố sống trong môi
trường tự nhiên trong sạch, lành mạnh. Bởi thế, việc chuẩn bị vốn kiến thức và phương pháp
giáo dục môi trường là điều cần thiết.
Trên đây là vài kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng giảng dạy về “ TÍCH HỢP GIÁO
DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÝ” trong trường THPT Tân Phú huyện Định Quán
Tỉnh Đồng Nai nơi tôi công tác. Rất mong được sự đóng góp của quý Thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp để bản thân tôi được học hỏi thêm, nhằm thực hiện tốt công tác giảng dạy của mình.
Chân thành cảm ơn.
Định Quán, ngày 20 tháng 05 năm 2012
Người viết
Nguyeãn Huyønh Phöôïng Nga
MỤC LỤC
MÔI TRƯỜNG
Phần một: biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn.
1) Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và suy giảm tầng ôdôn. 4
2) những tác hại.
4
3) Biện pháp giải quyết.
6
Phần hai: ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
1)Ô nhiễm nước ngầm.
2) Ô nhiễm môi trường biển.
3) Ô nhiễm đại dương.
7
8
11
Phần ba: suy giảm đa dạng sinh vật.
1) biến đổi khí hậu toàn cầu và đa dang sinh học.
2) Mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu toàn cầu .
3)Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học Việt Nam .
4)Chúng ta nên làm gì để đáp ứng biến đổi khí hậu toàn cầu.
12
15
17
18
Hiệu ứng nhà kính: Bản chất là một hiệu
ứng tốt miễn là chúng ta đừng làm nó tăng
quá: 1. Đốt nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ
làm ô nhiễm khí quyển, tăng hiệu ứng nhà
kính khiến trái đất nóng dần lên và làm thay
đổi khí hậu. 2: Năng lượng từ mặt trời 3a:
sức nóng toả ra từ trái đất. 3b: Khí nhà kính
bao gồm hơi nước; Khí CO2; khí methane.
4: sức nóng hấp thụ trở lại trái đất do khí
gas từ hiệu ứng nhà kính 5. Số liệu cho thấy
hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng thêm 33 độ C (60 độ F) so với tình trạng không có hiệu
ứng