Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tích hợp giáo dục tài nguyên nước đối với sinh hoạt và sản xuất cho học sinh trường THPT quan sơn qua một số bài giảng địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.46 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
I. Lí do chọn đề tài
2
II. Mục đích nghiên cứu
3
III. Đối tượng nghiên cứu
3
IV. Phương pháp nghiên cứu
3
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sản xuất và đời sống
4
II. Sự phân bố nước trên lục địa và những quan niệm sai lầm về tài
5
nguyên nước
III. Những tác động của sản xuất và sinh hoạt đến tài nguyên nước
7
IV. Hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam
9
V. Công nghệ thông tin góp phần tích cực và việc giảng dạy và học tập
10
ở nhà trường phổ thông
VI. Những bài học tích hợp nội dung giáo dục sử dụng và bảo vệ tài
10
nguyên nước
VII. Một số bài giảng minh họa
VIII. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
C. PHẦN KẾT LUẬN


17

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, nguồn tài nguyên nước đóng vai trò hết
sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Có thể nói
nước là tài nguyên quý giá nhất mà không có loại tài nguyên nào có thể thay thế
được. Bất cứ mọi hoạt động sản xuất như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
giao thông vận tải đường thủy nội địa (sông, hồ), đường biển, nuôi trồng và
đánh bắt thủy sản đều liên quan đến nguồn nước. Tuy nhiên con người ta chưa
nhận thức hết được tầm quan trọng của nước. Bên cạnh đó nước cũng có vai trò
quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của con người. Trong sản xuất nông
nghiệp người Việt Nam có câu ca dao, tục ngữ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”.
Rất nhiều người, trong đó có các em học sinh vẫn cho rằng nước là nguồn tài
nguyên vô tận, không bao giờ hết nhờ vào vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
Tuy nhiên trên thực tế nước trên bề mặt lục địa tập trung chủ yếu ở biển, đại
dương (nước mặn, nước lợ ở cửa sông). Nước ngọt chiếm một tỉ lệ rất nhỏ
nhưng lại đóng băng (ở hai cực, trên các đỉnh núi cao), 20% nước ngọt trên lục
địa tập trung ở Ngũ Hồ (Bắc Mỹ) vì vậy có thể nhận thấy nguồn nước phân bố
không đồng đều.
Từ xa xưa muốn phát triển ngành trồng trọt con người tìm đến các đồng bằng
phì nhiêu màu mỡ, gần nguồn nước. Đây là những con sông lớn đóng vai trò
quan trọng về sản xuất, giao thương. Từ đó hình thành nên các nền văn minh lớn
trên thế giới như sông Nin (Ai Cập), sông Ấn, sông Hằng (Khu vực Nam Á),
sông Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc ngày nay)… Kể cả ở Việt Nam
cũng có một số thành tựu trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với sông Hồng

nên có tên gọi như: văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng hay nền văn minh
Văn Lang - Âu Lạc.
Nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng cao đòi hỏi phải sử dụng nước nhiều
hơn nữa. Tuy nhiên trên thế giới có đến trên 80% nước thải chưa qua xử lí làm
cho nước bị ô nhiễm nặng trong đó có cả ở nước ta. Nhận thấy tầm quan trọng
của nước nên chủ đề của cuộc thi viết thư Quốc tế (UPU) đưa ra năm 2017 “ô
nhiễm môi trường” là chủ đề chung trong đó có ô nhiễm môi trường nước.
Sau khi Hội nghị về môi trương thế giới tổ chức tại Rio de Janero - Braxin, các
thành viên của Liên Hợp Quốc (UN - United Nations) đã đưa ra đề xuất thành
lập ngày nước thế giới. Một năm sau theo công ước số: A/RES/47/93 ngày
22/03/1993 thành lập ngày nước thế giới (W.W.D – World Water Day) và chủ đề
nhân ngày nước thế giới năm 2017 “Waste Water - nước thải”. Như vậy vấn đề
cần đặt ra ở đây là tăng cường đầu tư vốn, phát triển khoa học công nghệ để xử
lí nước thải không gây ô nhiễm nguồn nước ở ao, hồ, sông suối, đất nông
nghiệp…
Nhận thấy tính cấp thiết về vấn đề nước đối với quá trình sản xuất và đời sống
nên tôi quyết định chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục tài nguyên nước đối với sinh
2


hoạt và sản xuất cho học sinh Trường THPT Quan Sơn qua một số bài giảng Địa
lí”. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng
dạy. Qua đó giáo dục học sinh có ý thức về việc tuyên truyền và bảo vệ tài
nguyên nước đặc biệt là học sinh ở khu vực miền núi cao cần bảo vệ vốn rừng là
bảo vệ nguồn nước cung cấp cho sông, suối…
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất, sự phân bố nước trên lục địa.
- Tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sản xuất và đời sống.
- Những mặt trái của hoạt động sản xuất và đời sống gây ô nhiễm nguồn nước.
- Lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục sử dụng nguồn tài nguyên nước tiết kiệm

có hiệu quả.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về nguồn tài nguyên nước đối với hoạt động sản xuất và đời sống
một cách đơn giản, chung nhất, không đi quá sâu.
- Hoạt động sản xuất và đời sống ở các châu lục.
- Nghiên cứu về hoạt động sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là vấn đề sử dụng
chung nguồn nước là sông Hồng và sông Mê Kông.
- Về không gian: sự phân bố nước trên toàn cầu, nhưng chủ yếu là tích hợp giáo
dục qua môn Địa lí trong chương trình trung học phổ thông (THPT).
- Thời gian: tìm hiểu về tài nguyên nước từ cuối thế kỉ XX trở lại đây.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp,
thống kê…
- Thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, ti vi,
mạng Internet…
- Điền dã (thực địa, phỏng vấn thu thập thông tin)
- Thực nghiệm sư phạm.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sản xuất và đời sống:
Nước là tiền đề, là nguồn tài nguyên không thể thay thế, luôn luôn tồn tại và
song hành cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nước có trong thi ca, tùy
bút, kí sự, có trong các chiến công hiển hách được ghi lại trong kháng chiến
chống quân xâm lược của các dân tộc. Không có nước đồng nghĩa với nó là sự
sống không tồn tại. Có ít nước sẽ có ít sinh vật, tồn tại sự sống sẽ vô cùng khó
khăn nếu thiếu nước. Ví dụ như ở các sa mạc khi mất lớp phủ thực vật, nguồn
nước khan hiếm, ít mưa nên rất ít sinh vật tồn tại hoặc nếu có phải có sự thay đổi

để thích nghi. Cây xương rồng là một ví dụ minh chứng khi lá biến thành gai để
tránh thoát hơi nước, rễ của một số loài thực vật đâm rất sâu, một số loài thực
vật chỉ sinh trưởng trong một thời gian quá ngắn rồi chết. Khi đó ở vùng nhiệt
đới ẩm thấp sinh vật khá phong phú, đa dạng.
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin “Sông Slims -Dòng
sông bị đánh cắp” ở Canada, lòng sông này giờ khô hạn, trơ đáy gây khó khăn
cho sản xuất và đời sống.
Ở nơi nào có nguồn nước dồi dào, địa hình tương đối bằng phẳng tạo nhiều
thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất. Các nền văn minh lớn trên thế giới gắn liền
với các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ do các con sông lớn bồi đắp. Nhờ có các
con sông mà đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào đóng vai trò tiên quyết đến sự
phân bố dân cư.
Qua những hiểu biết của bản thân, cá nhân tôi nhận định tầm quan trọng của
tài nguyên nước như sau:
- Phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người, đặc biệt là các đô thị lớn
đông dân cư. Theo ước tính bình quân mỗi người dân đô thị phải có tối thiểu 300
lít nước sạch trong một ngày.
- Nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp đặc biệt có một số ngành công nghiệp
cần một lượng nước rất lớn như: lọc hóa dầu, luyện kim, hóa chất, giấy…
- Mạnh lưới sông ngòi, đặc biệt là các con sông lớn, biển và đại dương để phát
triển giao thông vận tải.
- Phát triển dịch vụ (du lịch) gắn liền với tài nguyên thiên nhiên như bãi tắm, hồ
nước, suối nước khoáng, bùn khoáng…
- Điều tiết khí hậu: những nơi gần nguồn nước phong phú thì khí hậu điều hòa,
dễ chịu hơn.
Ví dụ: nước ta nằm gần biển Đông khi các khối khí thổi qua biển Đông lại
nhận được thêm hơi ẩm thổi sâu vào đất liền do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc
- Nam hẹp theo chiều Đông - Tây. Vì vậy nước ta có lượng mưa lớn, khí hậu bớt
4



lạnh giá về mùa đông, giảm nóng nực về mùa hè. Nhờ đó mà khí hậu nước ta
khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ như khu vực Tây Nam Á và Bắc Phi. [6]
- Là môi trường để con người tiến hành các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để cải thiện chất
lượng bữa ăn. Trên thế giới hàng năm đánh bắt khoảng gần 100 triệu tấn cá, tôm
các loại. Ngoài ra còn tận dụng diện tích nặt nước trên lục địa, các bãi triều để
nuôi trồng thủy sản. Một số quốc gia có trình độ khoa học công nghệ cao nuôi cá
ở những nơi khí hậu khắc nghiệt như Ixaren…
II. Sự phân bố nước trên lục địa và những quan niệm sai lầm về tài nguyên
nước:
1. Sự phân bố nước trên lục địa:
Vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất tuân theo quy luật của tự nhiên nên nước
trên bề mặt lục địa không bao giờ hết. Nguồn nước cung cấp cho các con sông
chủ yếu là nước mưa (ở khu vực đới nóng), mưa và băng tuyết (ở khu vực đới
ôn hòa), ngoài ra còn có cả nước ngầm. Tuy nhiên vòng tuần hoàn nước không
theo chu kì nhất định mà nó bị thay đổi thất thường do sự biến đổi khí hậu trên
quy mô toàn cầu. Nhịp điệu mưa không còn ổn định, thay vào đó là gia tăng hạn
hán kéo dài. Khi xuất hiện mưa thì thất thường, kéo dài gây ngập lụt nghiêm
trọng. Nhiều nơi kể cả ở nước ta không những thiệt hại về kinh tế mà cả tính
mạng con người.
Trên các châu lục sự phân bố tài nguyên nước không giống nhau. Có những
nơi rất nhiều nước tạo tiền đề thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất như Ngũ Hồ
(Bắc Mỹ), sông Amadôn (Nam Mỹ)… Có những nơi rất ít nước hoặc nguồn
nước có sự phân bố theo mùa. Một minh chứng rõ nhất là ở châu Phi (hai bên bờ
sông Nin). Sông Nin chảy qua sa mạc Sahara nên lượng nước mất đi quá nhiều
do bốc hơi và thẩm thấu, mùa khô lượng nước sông giảm mạnh đất đai khô cằn.
Khi mùa mưa đến vạn vật sinh sôi lại tạo điều kiện tốt cho sản xuất và đời sống
của người dân ven hai bờ sông. [5]
Mọi nơi trên các châu lục đều có những vùng khô hạn (đó chính là các sa mạc,

bán hoang mạc) thường xuyên thiếu nước. Ở châu Mỹ có các sa mạc ở nước
Mỹ, Actacama (Nam Mỹ) là điển hình, ở châu Âu là các hoang mạc tuyết (lạnh),
châu Phi (Sahara, Na muýp…), ở khu vực Tây Nam Á, hoang mạc Thar (Ấn
Độ), Taklahama (Trung Quốc), Gôbi (Trung Quốc, Mông Cổ), các hoang mạc ở
lục địa Australia… Đó là một số minh chứng cho thấy nước phân bố không đồng
đều trên bề mặt lục địa.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này phần lớn là do những tác động
tiêu cực của con người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt là tình
trạng phá rừng bừa bãi làm tăng diện tích đất trống làm mất lớp phủ thực vật,
mất nước ngầm dẫn đến cạn kiệt.
5


Như vậy nguồn nước phân bố không đều còn do lượng mưa không đồng đều
trên Trái Đất. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải bảo vệ rừng đặc biệt là ở trung du
và khu vực miền núi cao nơi dự trữ nước cung cấp cho sông, suối. Gần đây các
phương tiện thông tin đại chúng đưa tin ở một làng nọ tại Ấn Độ lấy vợ về với
nhiệm vụ duy nhất là đi lấy nước về cho cả nhà sinh hoạt.

2. Quan niệm của con người về tài nguyên nước:
Nước tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, nước ngầm, băng tuyết (trên bề mặt lục địa),
biển, đại dương. Ngoài ra nước còn có trong sinh vật, khí quyển (dạng hơi
nước). Như vậy vòng tuần hoàn nước xảy ra thường xuyên (bốc hơi -ngưng tụ
hơi nước - mưa) nên rất nhiều người cho rằng nước không bao giờ hết. Như vậy
họ cho rằng hết nước thì Trái Đất không tồn tại sự sống.
Trước những vấn đề đã nêu trên thì nhiều người tin rằng nước là nguồn tài
nguyên vô tận giống như năng lượng gió, thủy triều, năng lượng mặt trời. Nước
sẽ không bao giờ hết, là nguồn tài nguyên vô tận vì bề mặt lục địa không bao giờ
hết nước.
Nhưng do hoạt động sản xuất và đời sống của con người nhu cầu về nguồn

nước ngày càng tăng lên đáng kể. Nước sản xuất và sinh hoạt chưa qua xử lí đổ
trực tiếp vào ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm môi trường nước một cách nghiêm
trọng. Lúc này nước vô tận nhưng không sử dụng trực tiếp được mà còn gây ra
nhiều dịch bệnh như kiết lị, tiêu chảy… Lúc này ngành y tế lại phải đối mặt với
việc bảo vệ sức khỏe cho người dân, ảnh hưởng đến tuổi thọ, kinh tế … Không
nói ở đâu xa chỉ tính riêng ở Việt Nam xuất hiện làng ung thư, nước nhiễm độc
hóa chất như chì, asen (thạch tín), các loại hóa chất khác… gây ảnh hưởng đến
sức khỏe cho nhiều thế hệ. Gần đây theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trên thế
giới có hơn 1,8 tỉ người chưa được sử dụng nguồn nước sạch, hơn 600 triệu
người sống thường xuyên thiếu nước. đặc biệt là ở châu Phi. Lúc này con người
6


cần phải nhận thức rõ, nước vô tận nhưng ô nhiễm nặng không sử dụng được thì
có nhiều cũng trở nên vô nghĩa.
III. Những tác động của sản xuất và sinh hoạt đến tài nguyên nước:
Dự kiến đến năm 2025 dân số thế giới khoảng 8 tỉ người nên nhu cầu sử dụng
nước ngày càng nhiều. Hơn thế nữa khi dân số tăng nhanh, nhu cầu về lương
thực và các sản phẩm khác ngày càng nhiều. Vì vậy con người phải tác động vào
tự nhiên nhiều hơn để làm ra nhiều của cải vật chất cung cấp cho con người.
Như vậy nguồn nước đang đứng trước nhiều thử thách nếu như con người không
xử lí nước thải trước khi thải vào môi trường.
Vấn đề đặt ra là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc
gia. Nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang thiếu vốn đầu tư cho
việc xây dựng các nhà máy xử lí nước thải sinh hoạt và sản xuất. Chính vì vậy
mà Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh nhân ngày nước thế giới 22/03/2017 với chủ
đề “nước thải” nhằm nhấn mạnh việc xử lí nước thải để tái sử dụng không gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nguồn lợi sinh vật ở môi trường nước. Vì
vậy nước thải cũng được xem là nguồn tài nguyên đang bị lãng phí, không xử lí
nước thải là đang lãng phí nguồn tài nguyên. Bênh cạnh đó còn gây ra nhiều vấn

đề như: ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng không không nhỏ đến sức khỏe của con
người. Ở những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên Bang
Đức… đã xử lí nước thải triệt để và có thể tái sử dụng trở lại. Vấn đề đặt ra là
các doanh nghiệp phải giảm bớt lợi nhuận, đầu tư vốn cho việc xây dựng nhà
máy xử lí nước thải là điều kiện bắt buộc, chính phủ và các cơ quan chức năng
ban ngành phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
1. Ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên gây nên:
a) Hoạt động của núi lửa:
Bên cạnh những lợi lích do núi lửa tạo nên như hình thành các vùng đất màu
mỡ, các suối nước nóng, khoáng bùn có lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy
nhiên các hồ núi lửa có hàm lượng a xít khá cao, nếu như nó tràn ra ngoài gây
khó khăn cho sinh hoạt ví dụ như hồ núi lửa lớn nhất thế giới Toba (Indonesia)
rộng khoảng 3000 km2.
b) Hiện tượng ngập úng nước:
Hiện tượng này xảy ra ở những vùng trũng có nhiều thực vật sinh sống. Khi
thực vật chết đi tạo thành một lớp màng che phủ, đất không thể trao đổi khí gây
ra hiện tượng úng nước. Trong đất, bùn có nhiều nguyên tố hóa học như mê tan
(CH4), hyđrô sunfua (H2S), Fe2+ … nước có mùi chua.
c) Do hạn hán: Hạn hán kéo dài là hiện tượng của tự nhiên, nhưng nó làm cho
các loài động thực vật bị chết. Khi có mưa những xác chết này đang phân
hủy gây ô nhiễm môi trường nước. [6]
d) Ngập lụt:
7


Mưa lũ kéo dài dẫn đến tình trạng ngập lụt, nước mưa có màu đục vì mang
theo phù sa bên cạnh đó còn có các chất thải của chăn nuôi, những nhà vệ sinh
không đảm bảo cũng ngập trong nước làm cho nước bị ô nhiễm. Nếu con người
dùng vào ăn uống sinh hoạt thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao…[6]
e) Xâm nhập mặn:

Tình trạng xâm nhập mặn do thủy triều gây nên thường xảy ra vào mùa khô
làm cho nước bị nhiễm mặn, đất nhiễm mặn gây trở ngại cho sản xuất và đời
sống của nhân dân.
2. Ô nhiễm nước do hoạt động sản xuất và sinh hoạt:
a) Do hoạt động sản xuất công nghiệp:
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Thứ nhất
là có rất nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước như: lọc hóa dầu, sản
xuất giấy, luyện kim, hóa chất… Khi nước thải không qua xử lí đổ trực tiếp vào
môi trường gây ô nhiễm. Thứ hai do quá trình chuyển giao các thiết bị, máy móc
công nghiệp đã lỗi thời từ nước phát triển sang nước đang phát triển cũng là một
trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Nhiều quốc gia chưa quan tâm đến
việc bảo vệ môi trường nên các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước tư bản đem máy
móc, khoa học đầu tư sản xuất đến các nước đang phát triển thu về lợi nhuận
nhưng hậu quả về ô nhiễm môi trường thì quốc gia đó phải gánh chịu. [5]
b) Do hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, do nhu cầu về lương thực ngày
càng tăng khi dân số thế giới không ngừng tăng lên. Vì vậy phải đẩy mạnh thâm
canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, sử dụng nhiều phân bón. Sản xuất nông
nghiệp trong nhiều năm liên tiếp như vậy làm giảm độ phì của đất, con người
phải sử dụng nhiều phân hóa học, thốc trừ sâu, trừ cỏ… Các hóa chất tồn dư này
sau đó ngấm vào đất, nước làm cho nguồn nước ô nhiễm khó có khả năng sử
dụng cho sinh hoạt và chăn nuôi. Ngày nay cũng có nhiều quốc gia nghiên cứu,
sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế hoặc tiêu diệt các loài sâu bệnh hại
cây trồng. Nhưng việc sử dụng phân bón hóa học không chỉ dừng lại mà còn
tăng thêm. Bên cạnh đó là sự phát triển của chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra
một lượng phân hữu cơ lớn. Nếu không xử lí triệt để cũng sẻ gây ô nhiễm môi
trường nước…[2]
c) Do hoạt động sinh hoạt:
Do nước thải sinh hoạt, đặc biệt là các làng nghề, các lò giết mổ gia súc…
thải trực tiếp vào môi trường kết hợp với rác thải làm ô nhiễm ao, hồ, kênh,

rạch, sông suối…
d) Do hoạt động giao thông vận tải: Xảy ra ở vùng cửa sông, ở các cảng biển.
Phần lớn là do rửa tàu chở dầu, sự cố tai nạn, tràn dầu…
e) Do chiến tranh:
8


Do không tìm hiểu nhiều về vấn đề này, bản thân tôi lấy dẫn chứng minh họa.
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng chất độc điôxin gây
ra tội ác cho con người khi nhiễm phải loại chất độc này. Nó xâm nhập vào cơ
thể gây ra những di chứng cho các thế hệ sau như bại liệt, hở hàm ếch, kém phát
triển về trí tuệ, dị tất bẩm sinh… Chất độc này vẫn đang còn tồn đọng mặc dù
chiến tranh đã đi qua 42 năm. Những nơi được phát hiện còn tồn dư như sân bay
Đà Nẵng, Biên Hòa…Hiện tại loại chất độc này vẫn đang tồn tại trong đất và
ngấm vào nước là vấn đề lo ngại đối với con người.[9]
d) Do các chất phóng xạ:
Do việc sử dụng các chất phóng xạ, làm giàu uranium, nếu như các chất phóng
xạ này không xử dụng phải xây dựng các hố chôn đặc biệt để chôn lấp an toàn.
[9]
Do sự cố trong quá trình hoạt động như vụ nổ nhà máy điện nguyên tử
Chernobyn ở Ukraina (Liên Xô cũ năm 1986), thảm họa kép động đất đi kèm
với sóng thần Fukushima năm 2012. Hai sự cố này làm đau đầu các giới chức
khoa học vì ô nhiễm phóng xạ đến không khí, đất và nước.
IV. Hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam:
Nước ta hiện nay theo số liệu thống kê có 2360 con sông suối với chiều dài
trên 10 km, dọc bờ biển cứ cách 20 km lại có một cửa sông lớn. Mạng lưới sông
ngòi của nước ta dày đặc nhưng chủ yếu là sông ngắn. Vì vậy nhiều người cứ
cho rằng với mạng lưới sông ngòi như vậy sẽ không thể thiếu nước. Nhưng các
nhà khoa học lại nhận định rằng Việt Nam sẽ thiếu nước. Với dân số hiện nay
khoảng trên 95 triệu người, hoạt động sản xuất đang được khôi phục và mở rộng

thì nhu cầu về nguồn nước là rất lớn. [6]
Nguồn nước trên các sông suối của nước ta phụ thuộc vào khí hậu, có sự phân
hóa theo mùa. Mùa khô thiếu nước , mùa mưa nhiều nước gây luc lụt nghiêm
trọng. Lượng nước tuy dồi dào nhưng có đến 60% lượng nước nằm ở bên ngoài
lãnh thổ. Trong những năm gần đây, nước ta là một trong năm quốc gia chịu tác
động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu.
Là một quốc gia đang phát triển, thiếu vốn, thiếu khoa học công nghệ nên môi
trường nước ở nước ta đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mở rộng nguồn
nước ao, hồ, sông suối không có khả năng sử dụng. (Những vấn đề này tôi đã
nêu ở phần III).
Do thiếu vốn đầu tư để xây dựng hệ thống xử lí nước thải, hệ thống các nhà
máy cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. Nhà nước cũng đã đề ra chương trình
“nước sạch và vệ sinh môi trường” ở vùng nông thôn nhưng hiệu quả chưa cao.
Đặc biệt là ô nhiễm nước ở các làng nghề thủ công truyền thống, chăn nuôi, nhà
vệ sinh chưa đủ tiêu chuẩn.

9


Nguồn nước thải ở các đô thị hiện nay chưa qua xử lí ở các đô thị còn rất
nhiều. Phần lớn các đô thị chưa có nhà máy xử lí nước thải. Không nói đâu xa
như ở thành phố Hà Nội nước thải trực tiếp vào sông Tô Lịch, hiện nay còn thải
vào cả sông Nhuệ. Ở thành phố Hồ Chí Minh điển hình là kênh Ba Bò… Nhiều
công ty, xí nghiệp tìm cách xả nước thải trái phép bị cảnh sát môi trường phát
hiện nhưng đáng kể nhất là Vedan Việt Nam xả thải ra sông Thị Vải - Đồng Nai
năm 2008 làm chết rất nhiều cá. Đặc biệt là vụ xả thải gây tổn thất lớn về kinh tế
của Fomusa gây nên tháng 4/2016 làm chết quá nhiều cá, tôm ở 4 tỉnh miền
Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên Huế). Mặc dù đã được bồi
thường cho ngư dân, nhưng đây là một bài học đắt giá cho những nhà quản lí vì
lợi ích kinh tế mà buông lỏng vấn đề giám sát, bảo vệ môi trường… Sau hơn

một năm xảy ra sự cố các rặng san hô vẫn phát triển chậm, sinh vật phù du, sinh
vật đáy giảm sút mạnh.
V. Công nghệ thông tin góp phần tích cực và việc giảng dạy và học tập ở
nhà trường phổ thông:
Sự phát triển của công nghệ tác động không nhỏ đến đời sống, hoạt động sản
xuất cũng như học tập của con người. Đặc biệt là việc tìm kiếm các thông tin
một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Giúp lưu giữ, gửi các file dữ liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và
nghiên cứu.
- Downd load các thông tin, hình ảnh trên mạng Internet, là công cụ đắc lực cho
việc tìm kiếm các thông tin trên mạng và chọn lọc nội dung kiến thức cần tìm
hiểu, nghiên cứu.
- Máy chiếu Projector vừa truyền tải hình ảnh, âm thanh, là phương tiện dạy học
trực quan.
- Điện thoại thông minh cho phép học sinh hoặc giáo viên quay các clip, đoạn
video để phục vụ học tập.
VI. Những bài học tích hợp nội dung giáo dục sử dụng và bảo vệ tài nguyên
nước:
Có những bài học giáo viên chỉ chọn những nội dung cơ bản, lồng ghép kết
hợp với liên hệ thực tế với Việt Nam hoặc tại địa phương để học sinh thấy được
tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sinh hoạt và đời sống.
Chương trình lớp 10 (Ban cơ bản)
Hình thức
Bài học
Tên bài
Nội dung tích hợp
tổ chức
dạy học
Tác động của
ngoại lực đến địa

Quá trình xâm thực, vận
9 (t2)
Trên lớp
hình bề mặt Trái
chuyển,bồi tụ
Đất
13
Mưa
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng Trên lớp
10


14
15

20
22
24
27
28
31
37
41
2
5 (t1)
5 (t2)
5 (t3)
6
10
11


Thực hành

mưa, phân bố lượng mưa trên Trái
Đất
Phân tích một số kiểu khí hậu tiêu
biểu trên Trái Đất

Thủy quyển. Một
Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế
số nhân tố ảnh
độ nước sông. Một số con sông
hưởng đến chế độ
lớn trên Trái Đất
nước sông….
Lớp vỏ địa lí. Quy
Khi có sự thay đổi của một thành
luật thống nhất và
phần tự nhiên thì các thành phần
hoàn chỉnh của lớp
khác sẽ thay đổi theo
vỏ địa lí
Dân số và sự gia
Ảnh hưởng tiêu cực của dân số
tăng dân số
đến tài nguyên, môi trường
Phân bố dân cư.
Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa
Đô thị hóa
Địa lí ngành trồng

Nhu cầu nguồn nước lớn. Trồng
trọt
cây lúa nước
Địa lí ngành chăn
Ngành thủy sản
nuôi
Địa lí các ngành
Nhu cầu nước đối với sản xuất
công nghiệp
công nghiệp và mặt trái của nó
Địa lí các ngành
Vận tải đường thủy nội địa (sông,
giao thông vận tải
hồ), đường biển
Môi trường và tài
Ô nhiễm môi trường nước, biển,
nguyên thiên nhiên
đại dương
Chương trình lớp 11 (Ban cơ bản)
Một số vấn đề
Môi trường
mang tính toàn cầu
Một số vấn đề của Hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và
châu Phi
sản xuất
Một số vấn đề của
Phân bố nguồn nước, hạn hán
Mỹ Latinh
Một số vấn đề của
Đất đai khô hạn

khu vực Tây nam
Thiếu nước cho sinh hoạt và sản
Á và Trung Á
xuất
Hợp chúng quốc
Miền Tây: thiếu nước
Hoa Kì
Cộng hòa nhân dân Miền Tây. Dân số đông chiếm 1/5
Trung Hoa
dân số thế giới
Khu vực Đông
Phân bố nước không đồng
Nam Á
đều,thiếu nước đối với quốc đảo

Trên lớp
Trên lớp

Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp

Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
11


7
8
10
13
14
18
22
24
27
30
31

32

33

35

Singapore
Chương trình lớp 12 (Ban cơ bản)
Đất nước nhiều đồi
Địa hình
núi
Thiên nhiên chịu

ảnh hưởng sâu sắc
Khí hậu
của biển
Thiên nhiên nhiệt
Sông ngòi, sinh vật
đới ẩm gió mùa
Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên thiên
Đa dạng sinh học
nhiên
Bảo vệ môi trường
và phòng chống
Môi trường nước (ngập lụt)
thiên tai
Đô thị hóa
Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa
Vấn đề phát triển
Tài nguyên nước
nông nghiệp
Vấn đề phát triển
Nuôi trồng và khai thác
ngành thủy sản
Vấn đề phát triển
một số ngành công
Công nghiệp điện lực
nghiệp trọng điểm
Vấn đề phát triển
ngành giao thông
Đường sông, đường biển
vận tải

Vấn đề phát triển
Tài nguyên du lịch: bãi biển, hồ,
thương mại, du
sông, suối nước khoáng
lịch
Vấn đề khai thác
- Đồng bằng sông Hồng được bồi
thế mạnh ở trung
đắp phù sa của hai hệ thống sông
du miền núi Bắc
là sông Hồng và sông Thái Bình.
Bộ
- Các chi lưu đều chảy qua vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nguồn cung cấp nước cho các
Chuyển dịch cơ
con sông đều bắt nguồn ở Trung
cấu kinh tế theo
Quốc.
ngành ở đồng bằng
- Giáo viên sử dụng một tiết dạy
sông Hồng
riêng để bàn về thế mạnh và hạn
chế…
Vấn đề phát triển
Sông ngòi
kinh tế ở Bắc

Trên lớp
Trên lớp

Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp
Trên lớp

Trên lớp

Trên lớp
12


36
37

39

Trung Bộ
Vấn đề phát triển
kinh tế ở duyên hải
Trung Bộ
Vấn đề khai thác
thế mạnh ở Tây
Nguyên
Vấn đề khai thác
lãnh thổ theo chiều

sâu ở Đông Nam
Bộ

41

Sử dụng hợp lí và
cải tạo tự nhiên ở
đồng bằng sông
Cửu Long

42

Địa lí địa phương

Sông ngòi

Trên lớp

Sông ngòi

Trên lớp

- Thiếu nước vào mùa khô
- Nước phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt

Trên lớp

- Nước để thau chua rửa mặn do
mùa khô kéo dài.

- Nguồn nước cho sản xuất và
sinh hoạt.
- Vấn đề sử dụng chung dòng
sông Mê Kông (hoạt động ngoại
khóa)
Sông ngòi

Trên lớp

Trên lớp

VII. Một số bài giảng minh họa (phần phụ lục)
VIII. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo viên xây dựng hệ thống các câu hỏi để học sinh trả lời và đánh giá định
tính ở các mức độ khác nhau. Qua đó rút ra kết luận và rút ra kinh nghiệm đối
với bản thân và khả năng ứng dụng trong giảng dạy tích hợp giáo dục sử dụng
tiết kiệm tài nguyên nước.
Câu 1: Anh (chị) có sử dụng nước ngọt tiết kiệm không?
A. Có
B. Không
Tại sao?...............................................................................................................
Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nguồn nước ngọt bị ô nhiễm nghiêm
trọng?
A. Sản xuất nông nghiệp
B. Sản xuất công nghiệp C. Nước thải sinh hoạt
Tại sao?...............................................................................................................
Câu 3: Tại sao nguồn nược ngọt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trả lời:…………………………………………………………………………
Câu 4: Tài nguyên nước có được xem là nguồn tài nguyên vô tận không?
A. Có

B. Không
Tại sao?...............................................................................................................
Câu 5: Anh (chị) có suy nghĩ gì nếu như tình trạng khô hạn ở Việt Nam kéo dài?
Trả lời: ……………………………...................................................................
………………………………………………………………………………….
13


Câu 6: Tại địa phương nơi anh (chị) đang sinh sống đã có nguồn nước sạch đảm
bảo sinh hoạt chưa?
A. Có
B. Không chắc chắn
Ý kiến:…………………………………………………………………………
Câu 7: Anh (chị) đã làm gì để bảo vệ nguồn nước ở địa phương ?
Câu 8: Nguồn nước ngọt ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng anh (chị) có ý kiến
gì?
A. Thờ ơ, ít quan tâm
B. Quan tâm, lo lắng
C. Không quan tâm vì bất lực
D. Ý kiến khác…………………………………………………………………
Câu 9: Để bảo vệ nguồn nước cung cấp cho các con sông ở miền núi cao cần
phải:
A. Bảo vệ rừng sản xuất
B. Bảo vệ rừng phòng hộ
C. Bảo vệ rừng chắn cát
D. Bảo vệ rừng đặc dụng
Câu 10: Những nguyên nhân cơ bản nào làm cho nguồn nước ở các thành phố
tại Việt Nam đang bị ô nhiễm.
Trả lời:…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
Câu 11: Có ý kiến cho rằng “nước quý hơn vàng” Anh (chị) có
A. Đồng ý
B. Không đồng ý
Tại sao:…………………………………………………………………………
Bản thân tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi điều tra ở 3 lớp học 12A1, 12A2,
12A3 với tổng số là 93 học sinh với 11 câu hỏi ở trên như sau:
Câu 1: Đáp án A có 14 học sinh lựa chọn
Đáp án B có 79 học sinh lựa chọn
Những học sinh chọn đáp án A cho rằng: gia đình sống ở thị trấn, xa nguồn
nước. Lượng nước sử dụng sinh hoạt hàng ngày phải chi trả 4500 đ/m 3 nên đã
hình thành thói quen sử dụng nước tiết kiệm.
Những học sinh chọn đáp án B lại cho rằng: nhà ở gần các con suối, mó nước
mấy hộ gia đình chunh đường ống nước dẫn về bể dự trữ. Thậm chí các bể nước
do UNICEF xây dựng nước thừa tràn ra ngoài, cứ vô tư mà sử dụng.
Câu 2: có 93 học sinh (100%) chọn nguyên nhân cơ bản là do hoạt động sản
xuất công nghiệp.
Câu 3: có 93 học sinh đưa ra một số nguyên nhân như: dân số tăng nhanh, hoạt
động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Có 13 học sinh đưa ra ý
kiến khác như: chiến tranh, ô nhiễm chất phóng xạ, 80 học sinh còn lại không có
ý kiến khác.
Câu 4: Đáp án A có 33 học sinh cho rằng nước vô tận vì có vòng tuần hoàn nước
trên Trái Đất.
Đáp án B có 60 học sinh cho rằng nước đang bị ô nhiễm nên mặc dù nước nhiều
nhưng không phải là vô tận.
14


Câu 5: Cơ bản các học sinh nêu được ba vấn đề quan trọng: thiếu nước sinh
hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung, công nghiệp.

Câu 6: Chưa khẳng định chắc chắn là nước sạch vì mắt thường khó quan sát,
nước suối, mó không được xử lí.
Câu 7: Nêu được việc bảo vệ rừng, không thải chất thải chăn nuôi ra môi trường
nước.
Câu 8: Thái độ của học sinh như sau:
A. Thờ ơ: 17 học sinh
B. Quan tâm: 60 học sinh
C. Không quan tâm: 10 học sinh
D. Ý kiến khác: 6 học sinh
Câu 9: Có 70 học sinh chọn rừng phòng hộ, 23 học sinh chọn rừng đặc dụng.
Câu 10: Có 93 học sinh đều trả lời được hai nguyên nhân cơ bản là nước thải
công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lí.
Câu 11: Đồng ý chiếm 75 học sinh, không đồng ý chiếm 18 học sinh. Lí do của
18 học sinh này nêu ra là khi có tiền con người sẽ mua được nước, nhưng nếu ở
quá xa sẽ vận chuyển nước như thế nào.
Giáo viên kết luận chung: Sau khi khảo sát qua việc xây dựng các câu hỏi tôi có
nhận xét như sau
- Còn một số học sinh chưa quan tâm đến việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
- Mức độ quan tâm chưa cao bởi vì các em chưa đối mặt với tình trạng khan
hiếm nước.
- Có khoảng 2/3 số học sinh hiểu biết về tài nguyên nước và tiếp thu có hiệu quả
sau khi giáo viên trao đổi, giải thích.
Hiệu quả khi ứng dụng:
*) Đối với học sinh:
- Kiểm tra những hiểu biết của bản thân về phân bố tài nguyên nước trên Trái
Đất cũng như ở Việt Nam.
- Hiện trạng sử dụng nước trên thế giới, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn
nước ngọt gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và các ngành kinh tế. Đặc biệt là
hoạt động sản xuất nông nghiệp, nạn đói xảy ra khi thiếu ương thực.
- Dịch bệnh xảy ra khi hạn hán kéo dài.

- Học sinh là tuyên truyền viên tích cực trong hoạt động bảo vệ nước, sử dụng
tiết kiệm nước.
*) Đối với các cán bộ giáo viên, nhân viên:
- Là tuyên truyền viên tích cực trong quá trình giảng dạy có thể lồng ghép, tích
hợp giáo dục bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
*) Về phía nhà trường:
- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về tài nguyên nước.
- Giao cho các cán bộ giáo viên tích hợp trong giảng dạy.
15


- Định hướng kiểm tra nguồn nước an toàn phục vụ cho sinh hoạt đặc biệt là khu
bán trú của học sinh.
- Liên kết với các tổ chức đoàn thể phát động sâu rộng mục tiêu quốc gia về
“nước sạch và vệ sinh môi trường” ở vùng nông thôn, miền núi.

16


C. PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài: “Tích hợp giáo dục tài nguyên nước đối với sinh
hoạt và sản xuất cho học sinh Trường THPT Quan Sơn qua một số bài giảng Địa
lí” có những mặt như sau:
*) Ưu điểm:
- Nghiên cứu về vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
- Tầm quan trọng của tài nguyên nước đến đời sống và các hoạt động sản xuất.
- Trang bị kiến thức cho học sinh, nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan
về tầm quan trọng của tài nguyên nước.
- Phân bố tài nguyên nước Trái Đất và hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam.

- Liên hệ với thực tiễn đất nước và địa phương nơi học sinh đang sinh sống.
- Bài học ứng dụng và nhận xét đánh giá năng lực của học sinh.
*) Nhược điểm:
- Chỉ tìm hiểu vai trò chung của nguồn nước ngọt, không đi sâu vào tài nguyên
nước mặn, lợ (có trong biển, đại dương và vùng cửa sông).
- Nguồn tài nguyên nước này chủ yếu là ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
Nhưng bản thân chỉ nêu khái quát, còn nếu như các chuyên ngành nghiên cứu
sâu thì đề tài nghiên cứu rất rộng nên tôi đã giới hạn thu nhỏ.
- Khả năng nhận thức của học sinh trước khi giảng dạy, lồng ghép thường thờ ơ,
chủ quan, ít quan tâm. Vì ở miền núi cao, nguồn nước ít ô nhiễm, dồi dào. Hầu
như ở các bản có suối, mó nước nên học sinh sử dụng thỏa thích không có thức
tiết kiệm.
*) Kiến nghị, đề xuất:
- Cần triển khai, tích hợp lồng ghép các môn học như văn học, sinh học, giáo
dục công dân…
- Áp dụng giáo dục cho tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân đặc
biệt chú trọng vào hai cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Liên hệ với thực tiễn địa phương.
- Hoạt động ngoại khóa hoặc tổ chức các cuộc thi về tài nguyên nước để nâng
cao nhận thức của học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 08 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Tác giả

Hoàng Văn Nhu


17


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Hoàng văn Nhu
Chức vụ và đơn vị công tác: Nhóm trưởng Địa lí THPT Quan Sơn
TT

1.

2.
3.

4.

Tên đề tài SKKN

Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh trường
THPT Quan Sơn qua một số bài giảng
Địa lí
Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa
lí Việt Nam
Tích hợp giáo dục gắn với di sản cho
học sinh trường THPT Quan Sơn qua
một số bài giảng Địa lí
Tích hợp giáo dục môi trường cho học

sinh trường THPT Quan Sơn qua một
số bài giảng Địa lí

Cấp
đánh giá
xếp loại

Kết
quả
đánh
giá xếp
loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở
GD&ĐT

B

2009 - 2010

Sở
GD&ĐT

C

2010 - 2011


Sở
GD&ĐT

C

2013 - 2014

Sở
GD&ĐT

C

2014 - 2015

----------------

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về dân số và môi trường Bộ Giáo dục & Đào
tạo 1995 (Quỹ dân số Liên Hợp Quốc - Dự án VIE/94/P01 Hà Nội 1995).
[2] . Dân số và phát triển Nguyễn Đình Cả (chủ biên) Nhà xuất bản Nông nghiệp
Hà Nội 1997.
[3]. Dân số - Tài nguyên - Môi trường, Nguyễn Dược (Chủ biên) Trường ĐHSP
I Hà Nội, 1997.
[4] . Địa lí 10, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008.
[5] . Địa lí 11, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008.
[6] . Địa lí 12, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008.

[7] . Bộ Tài nguyên và Môi trường “Được tiếp cận nước sạch phải là một quyền
của con người”, ngày 25/05/2012. w.w.w.monre.gov.vn/v35.
[8] . Tuổi trẻ online: Chết vì nước bẩn nhiều hơn vì bom đạn, ngày 25/05/2012.
[9] . Tác động của chiến tranh đối với môi trường, luận văn thạc sĩ số 53561,
luanvan.net.vn

19



×