Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã trong rừng qua môn địa lí ở trường THPT mường lát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.44 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu.................................................................................................. . 2
1.1.Lí do chọn đề tài...............................................................................2
1.2.Mục đích nghiên cứu........................................................................2
1.3.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
1.4.Phương pháo nghiên cứu..................................................................3
2.Nội dung sáng
kiến...................................................................................3
2.1.Cơ sở lí luận của đề tài..................................................................... 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu..........................................5
2.3.Các giải pháp đã được thực hiện để góp phần bảo vệ động vật hoang
dã ở rừng...........................................................................................................5
3. Kết luận, kiến nghị..................................................................................9
Tài liệu tham khảo..................................................................................10
PHỤ LỤC ẢNH.....................................................................................11
DANH LỤC ĐỘNG VẬT SÁCH ĐỎ VIỆT NAM..............................14

1


1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Thế giới hiện nay có rất nhiều loài động vật hoang dã đang bị đe dọa và
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cùng với đó, hiện nay có rất nhiều các cơ
quan, tổ chức, các quốc gia đã có các chương trình hành động bảo vệ các loài
động vật hoang dã. Ngay trong năm 2014 vừa qua hội thảo về tăng cường sự
tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng
sừng tê giác do hội liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam phối hợp với
tổ chức CITET Việt Nam và Humane Socity International tổ chức tại Hà Nội. Tổ
chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới cũng đã đưa ra những hình ảnh gây ấn


tượng mạnh về loài động vật này ở châu Phi bị giết hại dã man như thế nào.
Không những loài tê giác mà loài voi, loài khỉ... cũng đang mất dần cá thể do
những suy nghĩ và hành động thiển cận của con người hoặc nhằm vụ lợi. Gần
đây trên mạng xã hội Face book lại rộ lên việc rao bán da hổ, cao hổ. Và gần đây
nhất cũng trên mạng xã hội, dân cư mạng đã chia sẻ những hình ảnh thương tâm
về một loài động vật gần với loài người nhất đó là loài khỉ. Chú khỉ ở trong lồng
sắt mắt cũng long lanh nước khi nhìn thấy đồng loại bị con người giết thịt còn
mình thì bị nhốt trong lồng sắt. Điều đó nói lên rằng những con vật cũng có cảm
xúc. Nó gây ấn tượng mạnh cho tôi và thôi thúc là phải viết ra những công việc
mà tôi đã làm để góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã này.
Mường Lát là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa, có hơn
100 km đường biên giới với nước bạn Lào. Diện tích rừng ở đây còn tập trung
chủ yếu ở biên giới Việt - Lào và khu vực giáp ranh với khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Hu, trong rừng còn nhiều loài động vật hoang dã có tên trong sách đỏ Việt
Nam. Nơi đây là địa bàn cư trú của phần lớn đồng bào dân tộc ít người, cuộc
sống còn nhiều khó khăn, sống chủ yếu dựa vào nương rẫy và rừng. Do trình độ
dân cư nói chung và học sinh nói riêng còn thấp, do đó những hiểu biết về động
vật hoang dã và vai trò của động vật hoang dã đối với môi trường sinh thái còn
rất hạn chế.
Trước thực trạng trên, để nâng cao hiểu biết cho một bộ phận dân cư - đối
tượng chủ chốt trong các bản, xã – là học sinh, tôi chọn đề tài “Một số kinh
nghiệm để giáo dục học sinh bảo vệ động vật hoang dã trong rừng qua môn
địa lí ở trường THPT Mường Lát” làm đề tài nghiên cứu.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Động vật hoang dã là một cụm từ được sử dụng thường xuyên và rộng rãi,
ai cũng biết, nhưng để hiểu hết về nó thì đây là một cơ hội hữu ích. Nghiên cứu
đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn thế nào là động vật hoang dã ? Động vật hoang dã có
vai trò gì trong môi trường sinh thái? Từ đó biết cách bảo vệ những loài này và
tăng thêm kiến thức để giáo dục học sinh. Qua học sinh, cũng có thể tác động
đến một bộ phận dân cư (gia đình học sinh) để nâng cao hơn ý thức trách nhiệm

trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã tại các địa bàn xã trong huyện
Mường Lát.
2


1.3.Đối tượng nghiên cứu
- Các loài động vật hoang dã trên địa bàn huyện Mường Lát.
- Các loài động vật có trong sách đỏ Việt Nam đang tồn tại và phát triển
trên các vùng rừng Mường Lát.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lí thông tin.
- Phương pháp đi thực tế.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1.Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1.Loài hoang dã
Trong thế giới tự nhiên, loài hoang dã là nói đến các động – thực vật hoặc
các sinh vật khác sống trong tự nhiên và chưa được thuần hóa.
Loài hoang dã sống khắp nơi trong các hệ sinh thái như sa mạc, đồng bằng, vùng
băng cực và cả các khu dân cư vẫn có các loài hoang dã sinh sống. Nhưng các
hệ sinh thái khác nhau sẽ có mức độ đa dạng khác nhau.
Theo nghĩa thông thường, loài hoang dã nói chung và động vật hoang dã
nói riêng là những loài không chịu tác động của con người nhưng hầu hết các
nhà khoa học đều cho rằng các loài hoang dã ngày nay đang sống khắp nơi trên
Trái Đất đều chịu một sự tác động với một mức độ nhất định nào đó bởi các hoạt
động của con người.
2.1.2.Sách đỏ Việt Nam là gì?
Sách đỏ Việt Nam là sách ghi danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt
Nam thuộc loại quý hiếm đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng.

Đây là những căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những
Nghị định và chỉ thị về việc quản lí, bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo
vệ phát triển những loài động, thực vật hoang dã ở Việt Nam.
Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên vào năm 1992. Đây là
chương trình của viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với liên minh
bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Qũy SIDA
(Thụy Điển). Các tiêu chuẩn được sử dụng trong sách đỏ Việt Nam được xây
dựng trên nền các tiêu chuẩn của sách đỏ IUCN.
Kết quả thực hiện sách đỏ Việt Nam năm 2004 cho thấy tổng số loài động,
thực vật hoang dã đang bị đe dọa là 857 loài, trong đó 407 loài động vật và 450
loài thực vật. Năm 1992, động vật trong hạng nguy cấp là hạng cao nhất thì đến
năm 2004 đã có 6 loài bị coi là tuyệt chủng. Cũng trong năm 2004, số loài nguy
cấp là 149 loài, tăng 71 loài so với năm 1992 và có 46 loài xếp hạng rất nguy
cấp.
Sách đỏ Việt Nam năm 2007, công bố ngày 26/6/2008 có 882 loài (418 loài
động vật và 464 loài thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so
với năm 1992, trong đó 116 loài động vật coi là “rất nguy cấp” và 45 loài thực
3


vật rất nguy cấp, trong đó có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng
đe dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng như tê giác hai sừng, bò xám, heo
vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu
sao và hoa lan hài.
Như vậy để thấy rằng sự tác động của con người vào thế giới hoang dã
hiện nay là rất lớn, đặc biệt đối với các loài động vật bởi nhiều lí do trong đó có
cả những quan niệm sai lầm về tác dụng của các bộ phận trên cơ thể động vật
đối với sức khỏe con người như sừng tê giác, cao khỉ, cao trăn, cao hổ,... Do đó,
bằng nhiều hình thức, phải tuyên truyền, tác động để làm thay đổi nhận thức của
con người về bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung và động vật hoang dã nói

riêng.
2.1.3.Những tác động của động vật hoang dã tới môi trường
Động vật hoang dã là một bộ phận của môi trường sinh thái. Chúng ta
thường nghĩ rằng thế giới động vật tách biệt với chúng ta nhưng cuộc sống của
chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn với nhau bằng sợi dây
vô hình. Cây cối, động vật, con người và môi trường cùng cấu thành một cộng
đồng sinh thái – một hệ sinh thái mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc
vào bộ phận kia để tồn tại. Đó cũng chính là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
của lớp vỏ địa lí. Khi một bộ phận của cộng đồng rơi vào tình trạng mất cân
bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái sẽ gánh chịu. Chúng ta không thể
phục hồi các loài đã mất nhưng còn có những loài đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng cần chúng ta bảo vệ. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào
là nhỏ nhoi. Mỗi hành động đều có ý nghĩa vì động vật góp phần tạo nên sự đa
dạng sinh học.
Trong y học, động vật cũng có vai trò rất lớn trong việc giúp con người
tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không
có hồi kết với các loài sinh vật khác, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra
vô vàn cách để kháng vi khuẩn và tế bào ung thư. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc
tính này giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới.
Bên cạnh đó, trong cơ thể động, thực vật cũng chứa nhiều chất hóa học
hữu ích phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm.
Trong nông nghiệp con người cũng đã dùng một số loại côn trùng và các
loài ăn sâu bọ để diệt sâu bọ.
Nhiều loài sinh vật, nhất là động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc đánh giá chất lượng môi trường. Ví dụ, sự sụt giảm nhanh của Đại bàng đầu
bạc và chim ưng vào giữa thế kỉ XX là sự cảnh báo mạnh mẽ về mức độ nguy
hiểm của DDT- một loại thuốc trừ sâu mạnh từng được sử dụng rộng rãi tích tụ
lại trong môi trường.
Ngoài những ý nghĩa như trên, thì động vật hoang dã còn mang lại giá trị
cao về kinh tế như hình thành các điểm du lịch..., làm cảm hứng cho các tác

phẩm nghệ thuật hay làm thức ăn cho con người.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu

4


Theo số liệu thống kê của hạt kiểm lâm huyện Mường Lát, toàn huyện có
47764,43 ha rừng, trong đó 42993 ha là rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đạt
57,6% (2013). Trong rừng, đặc biệt là vùng giáp ranh với khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Hu (thuộc địa bàn hai huyện Quan Hóa và Mường Lát) vẫn còn nhiều
loài động vật hoang dã có giá trị như gà lôi, gà tiền, hươu, nai, hoẵng, ... và cả
những loài có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Hiện tại trên địa bàn huyện, việc chặt phá rừng mặc dù đã giảm nhiều
song đôi chỗ vẫn còn xảy ra. Điều đó cũng một phần làm cho các loài động vật
hoang dã mất nơi cư trú. Bên cạnh đó việc săn bắt động vật rừng vẫn còn xảy ra
mà đối tượng tham gia có cả học sinh. Lí do là một phần bà con sống ở vùng
đệm của rừng, có nhiều loài thú ra nương rẫy để kiếm ăn, phá hoại hoa màu của
dân. Thêm phần khác, giá trị kinh tế mang lại của các loài động vật này là không
nhỏ trong khi đồng bào còn nhiều khó khăn về kinh tế. Một số loài thường bị săn
bắt như hoẵng, lợn rừng, cầy, cáo, tê tê, khỉ, trăn, rắn, chim... làm cho số lượng
loài không mấy mà giảm sút.
Đối tượng học sinh chưa có nhiều hiểu biết về các loài động vật hoang dã
trong rừng và vai trò của nó với môi trường sinh thái, môi trường sống của chính
các em, càng chưa biết sách đỏ là gì, săn bắt động vật rừng thì mức độ vi phạm
pháp luật đến đâu nên việc tuyên truyền để các em có những hiểu biết thật cụ thể
về vấn đề này là hết sức quan trọng và cần thiết.
2.3. Các giải pháp đã được thực hiện để góp phần bảo vệ động vật
hoang dã ở rừng
2.3.1. Tích hợp qua các bài học trên lớp
Với các bài học trên lớp, giáo viên có thể xen kẽ tích hợp trong các nội

dung có liên quan để giúp học sinh nhận thức rõ hơn về vai trò của động vật
hoang dã trong thế giới tự nhiên và là một bộ phận không thể thiếu của thế giới
tự nhiên. Chẳng hạn, Địa lí lớp 10, bài “Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của
lớp vỏ địa lí”, trong phần biểu hiện của quy luật, giáo viên có thể lấy ví dụ bằng
thế giới động vật hoang dã. Nếu bộ phận này mất cân bằng hoặc bị loại bỏ (tuyệt
chủng) thì toàn bộ hệ sinh thái cũng mất đi tính cân bằng. Ví như loài rắn bắt
chuột hoặc các loài chim ăn chuột bị suy giảm hay tuyệt chủng thì loài chuột sẽ
rất phát triển, số lượng cá thể sẽ tăng thì mùa màng của con người rất dễ bị phá
hoại.
Hoặc trong các bài học trong chương trình Địa lí 12, chúng ta cũng có thể
dễ dàng dẫn dắt học sinh vào vấn đề này. Ví dụ, bài “Thiên nhiên phân hóa đa
dạng” biểu hiện qua thành phần sinh vật, giáo viên cho học sinh kết hợp kể ra
các loài động vật có ở rừng Việt Nam và yêu cầu học sinh kể thêm các loài động
vật mà em biết ở địa phương. Đồng thời trong các loài động vật mà các em kể,
giáo viên có thể cung cấp cho học sinh thấy có những loài nào nằm trong sách
đỏ Việt Nam. Hoặc qua phần thiên nhên phân hóa theo Bắc – Nam, giáo viên
yêu cầu học sinh giải thích tại sao ở trong rừng Mường Lát lại có các loài như
gấu ngựa, gấu chó (do có mùa đông lạnh nên có thú lông dày). Hay như trong
bài “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”, với phần suy giảm đa dạng sinh
5


học, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích nguyên nhân nào làm suy giảm số
lượng loài động vật. Từ đó liên hệ với địa phương xem trong các nguyên nhân
đó, ở địa phương nguyên nhân nào là cơ bản, từ đó đưa ra các biện pháp để bảo
vệ sinh vật nói chung và rừng, động vật hoang dã nói riêng.
2.3.2. Xem phim ngoại khóa
Đây là một hình thức giúp học sinh có cái nhìn trực quan và thực tế nhất
về thế giới động vật, từ loài chim, loài thú đến các loài côn trùng, bò sát...Từ
đây, giáo viên kết hợp giới thiệu thêm vùng rừng núi quê hương Mường Lát có

những loài nào giống như hình ảnh vừa xem để học sinh có tính liên hệ thực tế
hơn. Với những thước phim thực tế này giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn
cụ thể hơn về những loài hoang dã và nó có thể giúp con người nhận ra rằng
không chỉ có con người mới có tình cảm mà những loài động vật hoang dã trong
thế giới tự nhiên, đặc biệt là loài thú, cũng có những tình cảm riêng của nó. Điều
này góp phần khơi dậy tình yêu thiên nhiên trong mỗi học sinh. Bên cạnh đó
cũng thấy được rằng nếu con người thân thiện với chúng, với môi trường xung
quanh, thì con người cũng được đáp lại như thế nào.
Mỗi hành động của chúng ta có thể làm cho các loài sinh vật nói chung và
động vật rừng nói riêng mất đi mãi mãi nhưng cũng có thể giúp chúng sinh sôi,
nảy nở, phát triển nhiều hơn. Không có hành động bảo vệ môi trường nào là nhỏ
và là muộn cả.
2.3.3.Hướng dẫn học sinh tự học và tìm hiểu ở nhà
Với những chủ đề cụ thể, giáo viên có thể giao cho học sinh về nhà tự tìm
hiểu. Những chủ đề như: tìm hiểu những loài động vật có tên trong sách đỏ Việt
Nam; Tìm hiểu các loài động vật hoang dã ở rừng Mường Lát; Tìm hiểu, sưu
tầm các hình ảnh về các loài động vật hoang dã trong rừng Pù Hu,...
Với những chủ đề cụ thể sẽ định hướng tư duy, giúp học sinh tăng thêm
sự hiểu biết của mình, tăng thêm tinh thần tự học, tự nghiên cứu, khám phá, kích
thích tính năng động trong những con người học sinh vốn đã hay rụt rè, nhút
nhát.
Bên cạnh đó, giáo viên có thể giới thiệu thêm một số chương trình có liên
quan được phát trên các kênh truyền hình như kênh VTV2 – Đài truyền hình
Việt Nam, hoặc chương trình thế giới động vật lúc 12h30 trên kênh TTV – Đài
phát thanh và truyền hình Thanh hóa,....
Tuyên truyền luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.
- Một số quy định về luật bảo vệ động vật hoang dã mà các em cần biết:
Điều 190, Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội vi phạm các quy định
về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm:
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang

dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán
trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.

6


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (2009). Luật này
bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010 và Điều 190 được sửa đổi thành Tội vi phạm
các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ. Theo đó, Luật bổ sung thêm hành vi nuôi, nhốt và vận chuyển,
buôn bán trái phép bộ phận cơ thể của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mức phạt cao nhất cũng tăng lên 500 triệu đồng hoặc
7 năm tù giam.
Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2004. Luật bắt đầu có hiệu lực từ
01/04/2005. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động
vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác,
động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo
các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận

chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh
thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Luật Đa dạng Sinh học (2008). Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009.
Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua
ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy
định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động
vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được
ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe
dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được
khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân
cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn.
Ngoài ra còn có các thông tư hướng dẫn việc thực thi pháp luật như:
•Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, qúy, hiếm.
•Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh

7


sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm.
•Nghị định 99/2009/ND-CP ngày 2/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
•Nghị định 99/2009/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử lý đối với các
vi phạm có liên quan đến công tác bảo vệ ĐVHD. Theo đó, những hành vi vi
phạm căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
mà bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng.
•Thông tư Liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC ngày 08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự

1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.
Tuy nhiên đến nay việc săn bắt và khai thác động vật quý, hiếm vẫn chưa được
ngăn chặn; nhiều giống, loài, động vật, thực vật quý hiếm đã bị tiêu diệt hoặc
đang có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai không xa.
2.3.4. Cho học sinh đi tham quan thực tế
Đây là phương pháp được các em rất nhiệt tình ủng hộ. Có nhiều nơi cho
các em đến thăm nhưng chủ yếu là khu rừng trên núi Lát – vùng rừng gần điểm
trường nhất, và đi thực tế về các bản, nơi sinh sống của các học sinh trong lớp.
Những chuyến đi không nhằm mục đích để các em có thể quan sát được những
loài động vật hoang dã mà chủ yếu để các em được gần gũi với thiên nhiên, với
rừng hơn. Từ đó giúp các em hiểu hơn vai trò của rừng đối với các loài hoang dã
như thế nào và thực trạng rừng hiện nay ở Mường Lát ra sao. Tại địa bàn các
bản hiện nay, diện tích rừng già đã giảm nghiêm trọng, chủ yếu là các rừng thứ
sinh và rừng trồng. Từ đó giúp các em so sánh về sự đa dạng thành phần loài của
các bản nơi các em đi qua và sự đa dạng thành phần loài ở gần khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Hu mà các em đã từng tìm hiểu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Dù mới được thực hiện trong thời gian ngắn, và để thay đổi một thói quen
cũ là rất khó. Song, những kinh nghiệm nêu trên đã giúp học sinh phần nào nhận
thức được vai trò của động vật rừng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
động vật hoang dã trong học sinh.
Với bản thân, qua nghiên cứu đề tài, tôi có được những hiểu biết sâu sắc
hơn về các loài động vật hoang dã và các loài trong sách đỏ Việt Nam và của
Mường Lát. Từ đó cũng có kiến thức để trao đổi với đồng nghiệp ở các bộ môn
có liên quan, tăng thêm sự hiểu biết để cùng nhau giáo dục học sinh nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh của nhà trường.

8



3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Động vật hoang dã nói chung và động vật rừng nói riêng là một bộ phận
của môi trường sinh thái. Dưới tác động của con người hiện nay, số lượng các
loài đang giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng hoặc đã tuyệt chủng. Vì vậy chúng cần được bảo vệ. Để làm được điều
này trước hết cần nâng cao ý thức của con người về vai trò của động vật hoang
dã trong thế giới tự nhiên; thay đổi những quan niệm sai lầm của con người về
tác dụng của các bộ phận cơ thể của động vật với sức khỏe; khơi dậy tình yêu
của con người đối với động vật vì đó là một bộ phận không thể thiếu của môi
trường sống.
3.2. Kiến nghị
Bảo vệ động vật hoang dã nói chung và động vật hoang dã trong rừng nói
riêng là nhiệm vụ không của riêng cá nhân hay tổ chức nào, mà nó đòi hỏi mỗi
cá nhân, tổ chức và cả chính quyền địa phương, với vai trò riêng của mình đều
phải có trách nhiệm để bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta.
Để làm được điều đó, cần phải có sự phối hợp trong giáo dục bảo vệ môi
trường ở mọi lúc, mọi nơi, từ trong các trường học, ở khu dân cư và cả mỗi gia
đình. Cần phải có sự tuyên truyền, giáo dục một cách thường xuyên với những
nội dung, hình thức dễ hiều, phù hợp với tầm nhận thức của từng đối tượng.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của tôi về bảo vệ động vật hoang dã
mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Mong được sự đóng góp ý kiến
của quý đồng nghiệp để các biện pháp tôi sử dụng được hoàn thiện và mang tính
thực tế cao hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mường Lát, ngày 30 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác.

QUÁCH THỊ TRANG

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Thiên nhiên Việt Nam - Lê Bá Thảo, NXB Giáo dục.
2.Địa lí tự nhiên Việt Nam – Vũ Tự Lập, NXB Đại học Sư phạm.
3.Hoạt động giáo dục môi trường trong môn địa lí ở trường phổ thông –
Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Thị Kim Hồng, Nguyễn Đức Vũ, NXB Giáo dục.
4.Nguồn Internet:
+ www.lamnghiepvn.info.
+ vi.wikipedia.org.
+ khoahoc.tv.
+ biodivn.com.
+giaoduc.net.vn
+ kiemlamangiang.gov.vn.

10


PHỤ LỤC ẢNH

Gấu ngựa

11



Gấu chó

Bò tót

Voọc quần đùi trắng

Mang

12


Gà tiền mặt vàng

Cò thìa

Vạc hoa

13


DANH LỤC ĐỘNG VẬT SÁCH ĐỎ VIỆT NAM
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Khỉ đuôi lợn
Voọc xám
Vọoc mông trắng
Vọoc đen má trắng

Vọoc hà tĩnh
Vọoc đầu trắng
Vọoc mũi hếch
Voọc vá
Voọc ngũ sắc
Vượn đen tuyền
Vượn đen bạc má
Vượn tay trắng
Chó rừng
Sói đỏ
Cáo
Gấu chó
Gấu ngựa
Rái cá vuốt bé
Rái cá thường
Rái cá lông mượt
Rái cá lông mũi
Chồn bạc má nam
Triết bụng vang
Triết bụng trắng
Triết bụng chỉ lưng
Cầy mực
Cầy tai trắng
Cầy vằn bắc
Cầy rái cá
Cầy giông sọc
Cầy giông tây nguyên
Cầy gấm
Báo lửa
Mèo ri


Macaca nemestrina
Trachypitheeus phayrei crepusculus
Trachypithecus francoisi delacouri
Trachypithecus francoisi francoisi
Trachypithecus francoisi hatinhensis
Trachypithecus francoisi poliocephalus
Rhinopithecus avunculus
Pygathrix nemaeus nemaeus
Pygathrix nemaeus nigripes
Hylobates concolor concolor
Hylobates concolor leucogenis
Hylobates lar
Canis aureus
Cuon alpinus
Vulpes vulpes
Ursus malayanus
Ursus thibetanus
Aonyx cinerea
Lutra lutra
Lutra perspicillata
Lutra sumatrana
Melogale personata
Mustela kathiah
Mustela nivalis
Mustela strigdorsa
Arctictis binturong
Arctogalidia trivirgata
Hemigulus owstoni
Cynogale lowei

Viverra megaspila
Viverra tainguyensis
Prionodon pardicolor
Catopuma temmincki
Felis chaus

14


35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55

56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70

Mèo gấm
Báo gấm
Mèo cá
Báo hoa mai
Hổ
Cá nàng tiên
Voi
Heo vòi
Tê giác hai sừng
Tê giác một sừng
Cheo cheo Napu
Cheo cheo nam dương
Nai cà tông
Hươu sao

Hươu vàng
Mang lớn
Hoẵng nam bộ
Hươu xạ
Bò tót
Bò rừng
Bò xám
Trâu rừng
Sơn dương
Sao la
Tê tê
Sóc bay lông tai
Sóc bay đen trắng
Sóc bay nhỏ
Sóc bay sao
Sóc bay trâu
Sóc đỏ
Sóc đen côn đảo
Chuột mù
Chuột nhắt cây
Thỏ rừng trung hoa
Bồ nông chân xám

Pardofelis marmorata
Pardofelis nebulosa
Prionailurus viverrinus
Panthera pardus
Panthera tigris
Dugong dugong
Elephas maximus

Tapirus indicus
Dicerorhinus sumatrensis
Rhinoceros sondaicus
Tragulus napu
Tragulus javanicus
Cervus eldi
Cervus nippon
Cervus porcinus
Megamantiacus vuquangensis
Muntiacus muntjak annamensis
Moschus berezovski
Bos gaurus
Bos javanicus
Bos sauveli
Bubalus bubalis
Capricornis sumatraensis
Pseudoryx nghetinhensis
Manis pentadactyla
Belomys pearsoni
Hylopetes alboniger
Hylopetes phayrei
Petaurista elegans
Petaurista petaurista
Callosciurus finlaysoni
Ratufa bicolor condorensis
Typhlomys cinereus
Vandelcuria oleracea
Lepus sinensis
Pelecannus phillippensis
15



71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98

99
100
101
102
103
104
105
106

Chim điên bụng trắng
Cốc dế
Cốc biển bụng trắng
Vạc hoa
Hạc cổ trắng
Cò á châu
Già đẫy lớn
Già đẫy java
Cò lạo ấn độ
Cò lạo xám
Cò nhạn
Cò quăm cánh xanh
Cò quăm lớn
Cò thìa
Vịt đầu đen
Le khoang cổ
Ngan cánh trắng
Vịt mỏ nhọn
Công
Trĩ sao
Gà tiền mặt đỏ

Gà lôi berli
Gà lôi beli
Gà lôi vằn
Gà lôi trắng
Gà lôi lam mào trắng
Gà lôi lam mào đen
Gà lôi lam đuôi trắng
Gà lôi hông tía
Trĩ đỏ
Gà lôi tía
Gà so cổ hung
Sếu cổ trụi
Ô tác
Chân bơi
Choắt chân vàng lớn

Sula leucogaster poltus
Phalacrocorax carbo sinensis
Fregata andrewsi
Gorsachius magnificus
Ciconia episcopus
Xenorhynchus asiaticus asiaticus
Leptoptilos dubius
Leptoptilos javanicus
Myeteria leucocephala
Mycteria cinerea
Anastomus oscitans
Pseudibis davisoni
Pseudibis gigantea
Platalca minor

Aithya baeri
Nettapus coromandelianus
Cairina scutulata
Mergus squamatus
Pavo muticus imperator
Rheinartia ocellata ccellata
Polyplectron germaini
Lophura nycthemera bertioji
Lophura nycthemera beli
Lophura nycthemera annamensis
Lophura nycthemera
Lophura edwardsi
Lophura imperialis
Lophura hatinhensis
Lophura diardi
Phasianus colchicus
Tragophan temminckii tonkinensis
Arborophila davidi
Grus antigone sharpii
Eupodotis bengalensis
Heliopais personata
Limnodromus semipalmatus
16


107
108
109
110
111

112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137

Mòng biển mỏ đen
Nhàn mào
Nhàn đầu xám

Cú xanh seimun
Bồ câu nicoba
Bồ câu nâu
Phướn đất
Cú lợn rừng
Dù dì phương đông
Hù lào
Hù lưng nâu
Chim yến hàng
Chim yến núi
Bói cá lớn
Bồng chanh rừng
Sả mỏ rộng
Sả hung
Hồng hoàng
Niệc mỏ vằn
Niệc nâu
Niệc đầu trắng
Niệc hung
Gõ kiến xanh đầu đỏ
Mỏ rộng xanh
Mỏ rộng xồm
Mỏ rộng đen
Đuôi cụt đầu đỏ
Đuôi cụt bụng vằn
Đuôi cụt bụng đỏ
Đuôi cụt nâu
Khách đuôi cờ

Larus saundersi

Sterna bergii eristata
Bnous stolidus piletaus
Treron seimundi modestus
Caloenas nicobarica nicobarica
Columba punicea
Carpococcyx renauldi
Phodilus badius saturatus
Ketupa zeylonensis orientalis
Strix leptogrammica laotiana
Strix leptogrammica ticehursti
Collocalia brevirostris innominata
Collocalia fuciphaga germaini
Ceryle lugubris guttalata
Alcedo hercules
Pelagopsis capensis burmanica
Halcyon coromando coromando
Buceros bicornis
Rhyticeros undulatus ticechursti
Aceros nipalensis
Berenicornis comatus
Ptilolaemus tickelli indochinensis
Picus rabieri
Psarisomus dalhausiae dalhausiae
Calyptomena viridis continentis
Carydon sumatranus khmerensis
Pitta cyanea willonghbyi
Pitta ellioti
Pitta nympha
Pitta phayrei obscura
Temnurus temnuru


138
139
140
141
142

Ác là
Quạ khoang
Khướu mỏ dài
Khướu mỏ dẹt lưng đen
Khướu mỏ dẹt to

Pica pica sericera
Corvus torquatus
Jabouilleia danjoui
Paradoxornis davidiana tonkinensis
Paradoxornis ruficeps magirostris
17


143
144
145
146
147
148
149
150
151

152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174

Khướu đuôi đỏ
Khướu đầu đen
Khướu đầu đen má xám
Khướu vẩy
Khướu đầu xám
Khướu ngực đốm

Khướu xám
Hoạ mi langbian
Trèo cây lưng đen
Trèo cây trán đen
Sẻ thông họng vàng
Tắc kè
Ô rô vẩy
Nhông cát gutta
Rồng đất
Kì đà vân
Kỳ đà hoa
Trăn cộc
Trăn đất
Trăn gấm
Rắn xe điếu nâu
Rắn xe điếu xám
Rắn rào răng chó
Rắn sọc khoanh
Rắn sọc đốm đỏ
Rắn sọc xanh
Rắn lai
Rắn ráo
Rắn hổ trâu
Rắn cạp nong
Rắn hổ mang
Rắn hổ mang chúa

Garrulax fomosus greenwayi
Garrulax milleti
Garrulax yersini

Garrulax squamatus
Garrulax vassali
Garrulax merulinus
Garrulax maesi malsi
Crocias langbianis
Sitta formosa
Sitta solangiiae
Carduelis monguilloti
Gecko gecko
Acanthosaura lepidogaster
Leiolepis guttata
Physignathus cocincinus
Varnus bengalensis nebulosus
Varanus salvator
Python curtus
Python molurus
Python reticulatus
Achalinus rufescens
Achalinus spinalis
Boiga cynodon
Elaphe moellendorffii
Elaphe porphyracea
Elaphe prasina
Gonyosoma oxycephalum
Ptyas mucosus
Ptysa korros
Bungarus fasciatus
Naja naja
Ophiophagus hannah


18


175
176
177
178
179
180
181
182
183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
198
199
200
201

202
203
204
205
206
207
208
209

Đẹn đuôi gai
Đẹn mỏ
Đẹn vẩy bụng không đều
Rắn lục đầu đen
Rắn lục mũi hếch
Rắn lục sừng
Rắn lục núi
Rùa da
Vích
Đồi mồi dứa
Đồi mồi
Rùa đầu to
Rùa hộp trán vàng
Rùa hộp lưng đen
Rùa hộp ba vạch
Rùa đất lớn
Rùa răng
Rùa núi vàng
Rùa núi viền
Giải
Cá sấu hoa cà

Cá sấu xiêm
Cá cóc tam đảo
Ếch giun
Cóc tía
Cóc mày phê
Cóc gai mắt
Cóc mày gai núi
Cóc rừng
Ếch xanh
Ếch vạch
Ếch gai
Hoặn lớn
Cá măng sữa
Cá cháy

Aipisurus epidouxii
Enhydrina schistosa
Thalassophina viperina
Azemiops feae
Deinaglistrodon acutus
Trimeresurus cornutus
Trimeresurus monticola
Dermochelys coriacea
Caretta olivacea
Chelonia mydas
Eretmochelys imbricata
Platysternun megacephalum
Cistoelemmys galbinifrons
Cuora amboinensis
Cuora trif asciata

Geoenyda grandis
Hieremys annandalei
Indotestudo elongata
Manouria impressa
Pelochelys bibronii
Crocodylus porosus
Crocodylus siamensis
Paramesotrion deloustali
Ichthyophis glutinosus
Bombina maxima
Megophrys feae
Megophrys longipes
Megophrys palpebralespinosa
Bufo galeatus
Rana andersoni
Rana microlineata
Rana spinosa
Rhacophorus nigropalmatus feae
Chanos chanos
Hilsa reevesii
19


210
211
212
213
214
215
216

217
218
219
220
221
222
223
224
225
226
227
228
229
230
231
232
233
234
235
236
237
238
239
240
241
242
243
244
245


Cá mòi cờ
Cá mòi chấm
Cá mơn
Cá còm
Cá chình hoa
Cá chình nhật
Cá chép gốc
Cá lợ lớn
Cá hô
Cá sỉnh gai
Cá anh vũ
Cá rầm xanh
Cá hỏa
Cá pạo
Cá chày đất
Cá sóc
Cá duồng bay
Cá ét mọi
Cá duồng xanh
Cá ngựa
Cá ngựa xám
Cá măng giả
Cá may
Cá bám đá liền
Cá tra dầu
Cá lăng
Cá ngạnh
Cá chiên
Cá hường sông
Cá măng rổ

Cá lóc bông
Cá nhám nhu mì
Cá mập ăn thịt người
Cá nhám voi
Cá nhám đuôi dài
Cá nhám lông nhung

Clupanodon thrissa
Clupanodon punctatus
Scleropages formosus
Notopterus chitala
Anguilla japonica
Anguilla marmorata
Procypris merus
Cyprinus multiaentiata
Catlocarpio siamensis
Onychostoma laticeps
Semilabeo notabilis
Altigena lemassoni
Labeo tonkinensis
Labeo graffeuilli
Spinibarbus caldwelli
Probarbus jullieni
Cirrhinus microlepis
Morulius chysophekadion
Cosmocheilus harmandi
Tor borevifilis
Tor tambroides
Luciocyrinus langsoni
Gyrinocheilus aymonieri

Sinogastromyzon tonkinensis
Pangasianodon gigas
Hemibagrus elongatus
Cranoglanis sinensis
Bagarius bagarius
Datnioides quadrifaciatus
Taxotes chatareus
Ophiocephalus micropeltes
Stegostoma faseiatum
Carcharodon carcharias
Rhincodon typus
Alopias pelagicus
Cehaloscyllium unbratile
20


246
247
248
249
250
251
252
253
254
255
256
257
258
259

260
261
262
263
264
265
266
267
268
269
270
271
271
273
274
275
276
277
278
279
280
281

Cá nhám nâu
Cá đao
Cá đao răng nhỏ
Cá giống mõm tròn
Cá đuối điện bắc bộ
Cá toàn đầu
Cá cháo biển

Cá cháo lớn
Cá mòi đường
Cá mòi mõm tròn
Cá mòi không răng
Cá atêlêốp Nhật bản
Cá dao cạo
Cá chìa vôi mõm răng cưa
Cá chìa vôi mõm nhọn
Cá chìa vôi không vây
Cá ngựa gai
Cá ngựa lớn
Cá ngựa Nhật
Cá ngựa ba chấm
Cá ngựa ken lô
Cá cờ mặt trăng
Cá dây Nhật bản
Cá dây lưng gù
Cá kìm
Cá bống bớp
Cá chào mào gai
Cá bò râu
Cá bò xanh hoa đỏ
Cá mặt trăng đuôi nhọn
Cá mặt trăng
Cá lưỡi dong đen
Cua núi mai nhẵn
Cua núi Kim bôi
Cua núi Phúc sơn
Cua núi Cúc phương


Etmopterus lucifer
Pristis cuspidatus
Pristis mierodon
Rhina ancylostoma
Narcine tonkinesis
Chimaera phantasma
Elops saurus
Megalops cyprinoides
Alpula vulpes
Nematalosa nasus
Anodontostom chacunda
Ateleopus japonicus
Solenostomus paradoxus
Trachyrhamphus serratus
Syngnathus acus
Solenognathus hardwickii
Hippocampus histrix
Hippocampus kuda
Hippocampus japonicus
Hippocampus trimaculatus
Hippocampus kelloggi
Velifer hypselopterus
Zeus Japonicus
Zen cypho
Schindlerria praematura
Bostrichthys sinensis
Satyrichthys rieffeli
Psilocephalus barbatus
Oxymonocanthus longirostris
Masturus lanceolatus

Mola mola
Antennarius malas
Orientalia glabra
Ranguna kimboiensis
Ranguna fruhstorferi
Potamiscus cucphuongensis
21


281
283
284
285
286
287
288
289
290
291
292
293
294
295
296
297
298
299
300
301
301

303
304
305
306
307
308
309
310
311
312
313
314
315
316
317

Cua núi mai ráp
Cua núi An-nam
Ốc vặn hình côn
Ốc vặn vệt nâu
Ốc vặn hình tháp
Trai cóc dày
Trai cóc mẫu sơn
Trai cóc hình lá
Trai cóc hình tai
Trai cóc bầu dục
Trai cánh mỏng
Trai cóc tròn
Trai cánh dày
Trai suilla

Trai điệp
Trùng trục có khía
Trai cóc vuông
Trai cóc nhẵn
Trai vỏ nâu
Giun lạ
Giun xanh
San hô đỏ êtali
San hô đỏ Nhật bản
San hô đỏ kô-noi
San hô trúc
Cầu gai đá
Hải sâm mít
Hải sâm mít hoa
Hải sâm vú
Hải sâm lựu
Tôm hùm đá
Tôm hùm đỏ
Tôm hùm bông
Tôm hùm sen
Sam đuôi tam giác
Bào ngư hình vành tai

Potamiscus tannanti
Tiwaripotamon annamense
Stenomelania reevei
Sulcospira proteus
Antimelania swinhoei
Gibbosula crassa
Contradens semmelincki fultoni

Lamprotula blaisei
Lamprotula leai
Lamprotula liedtkei
Antimelania swinhoei
Lamprotula nodulosa
Cristaria herculea
Pilsbryoconcha suilla
Sinohyriopsis cumingii
Lanceolaria fruhstorferi
Protunio messageri
Cuneopsis demangei
Chamberlainia hainesiana
Pheritima anomala
Pheritime perelae
Corallium elatius
Corallium japonicus
Corallium konojci
Isis hipputis
Heterocentrotus mammillatus
Actinopyga echinites
Actinopyga mauritiana
Microthele mobilis
Thelenota ananas
Panulirus homarus
Panulirus longipes
Panulirus ornatus
Panulirus versicolor
Tachypleus tridentatus
Haliotis asinina
22



318
319
320
321
322
323
324
325
326
327
327
329
330
331
332
333
334
335
336
337
338
339
340
341
342

Bào ngư hình bào dục
Ốc đụn cái

Ốc đụn đực
Ốc xà cừ
Ốc heo
Ốc sứ mắt trĩ
Ốc sứ hiti
Ốc bản đồ
Ốc sứ padi
Ốc sứ tudu
Ốc sứ cura
Ốc sứ trung hoa
Ốc sứ trắng nhỏ
Ốc sứ lắc tê
Ốc sứ veru
Ốc tù và
Ốc xoắn vách
Ốc kim khôi
Ốc kim khôi đỏ
Vẹm xanh
Trai ngọc môi đen
Trai ngọc môi vàng
Trai tai tượng khổng lồ
Trai tay gấu
Ốc anh vũ

Haliotis ovina
Tectus niloticus
Trochus pyramis
Turbo marmoratus
Cypraea testudinaria
Cypraea argus

Cypraea histrio
Cypraea mappa
Cypraea spadicea
Cypraea turdus
Cypraea scurra
Cypraea chinensis
Ovula costellata
Procalpurnus lacteus
Calpurnus verrucosus
Charonia tritonis
Epitonium scalare
Cassis cornuta
Cypraecassis rufa
Perna viridis
Pinctada margaritifera
Pinctada maxima
Tridacna gigas
Hippopus hippopus
Nautilus pompilus

23



×