Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam nhân tố tác động và hàm ý chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 216 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌCĐẠI
QUỐC
GIA
HÀ TẾ
NỘI
TRƢỜNG
HỌC
KINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nguyễn Thị Ngọc Mai
Nguyễn Thị Ngọc Mai

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM:
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM:
Chuyên ngành: Kinh Tế Quốc Tế

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Mã số: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh
2. TS. Nguyễn Cẩm Nhung

Hà Nội - 2017


Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Nguyễn Thị Ngọc Mai

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM:
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chuyên ngành: Kinh Tế Quốc Tế
Mã số: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh
2. TS. Nguyễn Cẩm Nhung

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ này là công trình nghiên cứu độc lập
của cá nhân tôi.
Các số liệu, thông tin trong luận án do tôi thu thập từ các ấn phẩm đã
xuất bản hoặc trao đổi trực tiếp với cán bộ có trách nhiệm từ Cục đầu tư nước
ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác. Các tài liệu
tham khảo, đánh giá, trích dẫn, được sử dụng phù hợp trong quá trình hoàn

thành nội dung luận án. Các kết quả nghiên cứu và những đóng góp của Luận
án là khách quan, trung thực và đảm bảo tiêu chí đạo đức của người làm
nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2017
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Ngọc Mai


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm
chỉ bảo của các Cô hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh và
TS. Nguyễn Cẩm Nhung đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, hỗ trợ trong suốt
quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, trong thời gian học tập, tác giả luôn
nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các Thầy, Cô, cán bộ nhân viên của
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học kinh tế-Đại học Quốc
gia Hà Nội, các thành viên Hội đồng khoa học và các đơn vị/cơ sở nghiên cứu
khác, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe tới tất
cả các Thầy, Cô và các Anh, Chị.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của các đồng nghiệp,
các nhà nghiên cứu đã cung cấp tài liệu, số liệu, đóng góp ý kiến quý báu,
giúp tác giả có nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để sử dụng phân tích và
tổng hợp các nội dung liên quan đến đề tài. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè,
người thân đã luôn cổ vũ ủng hộ và trợ giúp.
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2017
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Ngọc Mai



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ............................................... 6
5. Kết cấu và khung phân tích của luận án................................................... 7
CHƢƠNG 1.................................................................................................... 10
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA
NƢỚC NGOÀI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP RA NƢỚC NGOÀI ............................................................................. 10
1.1. Công trình lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ..................... 10
1.2. Các công trình nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố tác động đến đầu
tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài............................................................................. 17
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài trên thế giới ............................................................................. 17
1.2.2. Công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam ................................................................................ 29
1.3. Sự kế thừa và khoảng trống nghiên cứu của luận án ......................... 32
1.3.1. Sự kế thừa các công trình nghiên cứu trước của luận án ..................... 32
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu của luận án.................................................. 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 34
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 35


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA
NƢỚC NGOÀI .............................................................................................. 35

2.1. Cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.................................. 35
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức và tác động của đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài đối với nước đi đầu tư .................................................................. 35
2.2. Cơ sở thực tiễn về các nhân tố tác động đến đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc
ngoài ở một số nƣớc ...................................................................................... 56
2.2.1. Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc
......................................................................................................................... 56
2.2.2. Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc
......................................................................................................................... 64
2.2.3. Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Malaysia
......................................................................................................................... 68
2.2.4. Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản
......................................................................................................................... 72
2.3. Nhận xét chung về các nhóm nhân tố tác động đến đến OFDI của
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia ............................................ 75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 78
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 79
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 79
3.1. Cách tiếp cận .......................................................................................... 79
3.1.1. Cách tiếp cận hệ thống.......................................................................... 79
3.1.2. Cách tiếp cận vĩ mô ............................................................................... 79
3.1.3. Các tiếp cận lịch sử ............................................................................... 79
3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 79
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................... 80
3.3.1. Phương pháp phân tích định tính.......................................................... 80


3.3.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình ................................... 82
3.3.3. Phương pháp phân tích định lượng ...................................................... 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 91

CHƢƠNG 4.................................................................................................... 92
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ................................................................................ 92
4.1. Tổng quan đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam giai đoạn
1989-2014........................................................................................................ 92
4.1.1. Khái quát chung .................................................................................... 92
4.1.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo hình thức đầu tư... 95
4.1.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo lĩnh vực ................ 96
4.1.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo địa điểm đầu tư .. 102
4.1.5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo chủ thể đầu tư .... 114
4.2. Phân tích định tính các nhân tố tác động đến đầu tƣ trực tiếp ra
nƣớc ngoài của Việt Nam ........................................................................... 115
4.2.1. Nhóm nhân tố điều kiện thị trường và thương mại ............................. 115
4.2.2. Nhóm nhân tố chính sách của Chính phủ ........................................... 123
4.2.3. Nhóm nhân tố chi phí sản xuất............................................................ 137
4.2.4. Nhóm nhân tố điều kiện kinh doanh.................................................... 141
4.3. Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình ...................................................... 145
4.3.1. Trường hợp Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) ......................... 145
4.3.2. Trường hợp Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ............................ 148
4.3.3. Trường hợp Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ........................................ 149
4.4. Phân tích định lƣợng các nhân tố tác động đến OFDI của Việt Nam
....................................................................................................................... 151
4.5. Đánh giá chung ..................................................................................... 156
4.5.1. Nhóm nhân tố tác động thúc đẩy OFDI của Việt Nam ....................... 156


4.5.2. Nhóm nhân tố cản trở hoạt động OFDI của Việt Nam ....................... 158
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................ 160
CHƢƠNG 5.................................................................................................. 161
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI

CỦA VIỆT NAM ......................................................................................... 161
5.1. Quan điểm định hƣớng của Việt Nam trong thời gian tới về đầu tƣ
trực tiếp ra nƣớc ngoài ............................................................................... 161
5.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài ................................................................................................ 161
5.1.2. Định hướng của Việt Nam trong thời gian tới về đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài .................................................................................................... 164
5.2. Hàm ý chính sách về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ....................... 164
5.2.1. Thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường hàng hóa ra nước ngoài 164
5.2.2. Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động OFDI........................... 166
5.2.3. Ban hành các chính sách ưu đãi thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài .............................................................................................................. 174
5.2.4. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài 176
5.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua việc thu hút
dòng vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước theo hướng gia tăng sử dụng công
nghệ hiện đại ................................................................................................. 177
KẾT LUẬN .................................................................................................. 179
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................... 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 01. Hợp tác của Việt Nam với các nƣớc



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA


1

ASEAN

2

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

3

AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN

4

FDI

5

OFDI

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

6

WTO


Tổ chức thương mại thế giới

7

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

8

TT

Thị trường

9

TM

Thương mại

10

CS

Chính sách

11

CP


Chính phủ

12

KK

Khuyến khích

13

ĐT

Đầu tư

14

NTD

15



16

NSLĐ

17

NK


Nhập khẩu

18

VL

Vật liệu

19



Hoạt động

20

SX

Sản xuất

21

NN

Nước ngoài

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


Người tiêu dùng
Lao động
Năng suất lao động

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Một số kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến OFDI .......... 83
Bảng 3.2. Các biến được sử dụng, nguồn số liệu, định nghĩa, dấu hiệu kỳ
vọng ................................................................................................................. 90
Bảng 4.1. OFDI của Việt Nam giai đoạn 1989-2014 ..................................... 93
Bảng 4.2. Hình thức đầu tư trong các dự án OFDI của Việt Nam giai đoạn
1989-2014........................................................................................................ 95
Bảng 4.3. OFDI của Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 1989-2014
......................................................................................................................... 99
Bảng 4.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vào lĩnh vực nông
nghiệp giai đoạn 1989-2014 .......................................................................... 100
Bảng 4.5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam vào lĩnh vực dịch vụ
giai đoạn 1989-2014 ...................................................................................... 101
Bảng 4.6. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam phân theo địa điểm
đầu tư giai đoạn 1989-2014........................................................................... 102
Bảng 4.7. Các quốc gia Việt Nam có số dự án đầu tư vào nhiều nhất trong giai
đoạn 1989-2014 ............................................................................................. 103
Bảng 4.8. Các quốc gia Việt Nam có lượng vốn đầu tư vào nhiều nhất trong
giai đoạn 1989-2014 ...................................................................................... 104
Bảng 4.9. OFDI của Việt Nam vào Châu Á giai đoạn 1989-2014 ............... 105
Bảng 4.10. OFDI của Việt Nam vào Châu Mỹ giai đoạn 1989-2014........... 107
Bảng 4.11. OFDI của Việt Nam vào Châu Âu giai đoạn 1989-2014 ........... 110
Bảng 4.12. OFDI của Việt Nam vào Châu Phi giai đoạn 1989-2014 ........... 112

Bảng 4.13. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số nước giai đoạn
2007-2014...................................................................................................... 119
Bảng 4.14. Nhập khẩu sữa của Việt Nam giai đoạn 2005-2014 ................... 122
ii


Bảng 4.15. Văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam giai đoạn 1998-2015 ..................................................................... 124
Bảng 4.16. Thuế doanh nghiệp ở một số quốc gia mà Việt Nam đầu tư ...... 133
Bảng 4.17. Số bằng phát minh sáng chế được ứng dụng của một số nước .. 141
Bảng 4.18. Địa điểm, số vốn đầu tư của Petrovietnam giai đoạn 2002-2014
....................................................................................................................... 148
Bảng 4.19. Thống kê mô tả về LnOFDI, EX/GDP, IM/GDP, LnIFDI,
LnELECT và TAX ........................................................................................ 152
Bảng 4.20. Kiểm tra đa cộng tuyến ............................................................... 153
Bảng 4.21. Kiểm tra phương sai sai số thay đổi ........................................... 153
Bảng 4. 22. Kiểm tra tự tương quan .............................................................. 153
Bảng 4.23. Kiểm tra mô hình có sai số ngẫu nhiên phân bố chuẩn .............. 153
Bảng 4.24. Kết quả mô hình ước lượng về các nhân tố tác động đến OFDI của
Việt Nam ....................................................................................................... 154

iii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quy trình phân tích của luận án ........................................................ 8
Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển của đầu tư theo mô hình IDP ................... 43
Hình 2.2. Các nhân tố tác động OFDI............................................................. 47
Hình 2.3. Các nhân tố, chỉ tiêu tác động đến OFDI ........................................ 55
Hình 2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 2003-2014 ... 57

Hình 2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc giai đoạn 1980-2014 .. 64
Hình 2.6. Dòng vốn IFDI và OFDI của Malaysia giai đoạn 1995-2014 ........ 68
Hình 2.7. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản giai đoạn 1970-201472
Hình 4.1. Số dự án OFDI của Việt Nam giai đoạn 1989-2014....................... 94
Hình 4.2. OFDI của Việt Nam theo số vốn đầu tư của từng lĩnh vực giai đoạn
1989-2014 ........................................................................................................ 97
Hình 4.3. OFDI của Việt Nam theo số dự án của từng lĩnh vực giai đoạn
1989-2014........................................................................................................ 98
Hình 4.4. GDP bình quân đầu người của một số quốc gia ........................... 116
Hình 4.5. Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999-2014............................. 118
Hình 4.6. Nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1998-2014 ............................ 121
Hình 4.7. Nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu của Việt Nam giai đoạn 19982014 ............................................................................................................... 137
Hình 4.8. Số người sử dụng internet/100 người trong giai đoạn 1999-2014 139
Hình 4.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước của Việt Nam (IFDI)
giai đoạn 1999-2014 ...................................................................................... 143
Hình 5.1. Mô hình quản lý đối với dự án OFDI của Việt Nam .................... 172

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nước đi đầu tư có thể tận dụng,
khai thác trực tiếp lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động,..của nước tiếp nhận
đầu tư, qua đó đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của nước đi đầu tư. Trong
mỗi giai đoạn, mỗi khu vực, lĩnh vực và nhóm nước, dòng đầu tư trực tiếp chịu
tác động của nhiều nhân tố khác nhau nên có sự biến động qua các năm, cụ thể
dòng FDI toàn cầu năm 2013 đạt 1310 tỷ USD, sang năm 2014 tăng lên 1318
tỷ USD, năm 2015 đạt 1474 tỷ USD (WIR, 2016).
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trước đây được thực hiện chủ yếu bởi các

nước phát triển, nhưng đến nay, xu hướng đầu tư đan xen giữa các nhóm nước
cụ thể, dòng vốn OFDI của nhóm nước phát triển suy giảm liên tục từ năm
2011 đến năm 2014, năm 2011 đạt 1128 tỷ USD giảm xuống 917 tỷ USD vào
năm 2012, tiếp tục giảm xuống 825 tỷ USD vào năm 2013 và đạt 800 tỷ USD
vào năm 2014, còn ở các nước đang phát triển, dòng vốn OFDI lại có sự gia
tăng từ năm 2012 đến năm 2015 (cụ thể năm 2012 vốn OFDI đạt 35 tỷ USD,
tăng lên 408 tỷ USD vào năm 2013 và năm 2014 tăng lên 445 tỷ USD) (WIR,
2016). Nhưng sang đến năm 2015, xu hướng này lại diễn ra ngược lại, dòng
vốn OFDI ở nhóm phát triển đạt 1065 tỷ USD (tăng 33% so với năm 2014), ở
nhóm nước đang phát triển giảm xuống 377 tỷ USD (giảm 18% so với năm
2014) (WIR, 2016).
Sự đóng góp OFDI của các nước đang phát triển trong dòng vốn đầu tư
ra nước ngoài trên toàn cầu ngày càng tăng. Năm 2011 dòng vốn OFDI của các
nước đang phát triển chiếm 23% trong tổng vốn OFDI toàn cầu, tăng lên
27,2% vào năm 2012, đến năm 2013 là 31% và năm 2014 là 33,7% (WIR,
2016). Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài giải thích: việc sở
hữu các lợi thế độc quyền về công nghệ, kỹ năng quản lý (Hymer, 1960; John
Dunning, 1979) là điều kiện quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hay các
1


động lực kinh tế như tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả, tìm kiếm nguồn
lực của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy dòng vốn này (Dunning,
1993). So với các nước phát triển, các nước đang phát triển còn thua kém về
công nghệ và lao động có kỹ năng, vậy các nhân tố nào thúc đẩy dòng vốn
OFDI ở các nước đang phát triển?
Đã có nhiều nghiên cứu về OFDI của các nước để tìm ra các nhân tố tác
động đến OFDI từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy dòng vốn OFDI của các
nước đó. Như nghiên cứu của Saad, Noor, Nor (2014) về OFDI của Malaysia
cho thấy xuất khẩu, GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước, chi phí

sản xuất thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, hay nghiên cứu của
Banga (2005) về OFDI của các nước đang phát triển cho kết quả thương mại,
chi phí sản xuất, chính sách của chính phủ, điều kiện kinh doanh tác động đến
dòng vốn OFDI của các nước này, ZhongminLi (2013) cho rằng thiếu hụt về
tài nguyên, chính sách của chính phủ, quy mô thị trường, chi phí sản xuất là
những nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài,…
Việt Nam là nước đang phát triển nằm ở khu vực Đông Nam Á có kinh
tế tăng trưởng khá sôi động trong 2-3 thập kỷ gần đây, với tốc độ tăng trưởng
kinh tế trung bình hàng năm là 7% trong giai đoạn 1990-2010 (WDI, 2016), là
khu vực hấp dẫn thu hút được dòng FDI vào khá lớn (trong giai đoạn 19882014 vốn FDI vào Việt Nam đạt 268236 triệu USD). Việt Nam chủ trương tích
cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ vậy quan hệ kinh tế của Việt Nam
với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Với việc luôn chủ
động ký kết các hiệp định song phương, đa biên với các quốc gia, tổ chức trên
thế giới và việc không ngừng điều chỉnh, hoàn thiện môi trường pháp lý trong
nước theo hướng ngày càng cởi mở, bình đẳng và minh bạch, Việt Nam đã trở
thành một địa điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khá hấp dẫn và thúc
đẩy thương mại quốc tế với các quốc gia trên thế giới. Với chính sách từng
bước cởi mở và thông thoáng đã giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng
2


trưởng tương đối ổn định kể cả trong giai đoạn xảy ra hai cuộc khủng hoảng
tài chính năm 1997-1998 tại châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế
giới năm 2008-2009. Bên cạnh đó Chính phủ Việt Nam bắt đầu mở cửa cho
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ cuối thập kỷ 1980s và đầu 1990s. Tuy nhiên,
phải đến năm 1999, dòng vốn này mới thực sự gia tăng, từ chỗ mới có 1 dự án
với số vốn đầu tư là 560 nghìnUSD năm 1989, tăng lên 9 dự án với số vốn
12,17 triệu USD năm 1999 và đến năm 2014 số dự án tăng lên 109 dự án với
số vốn đầu tư đạt 1787,53 triệu USD. Tuy vậy, hoạt động OFDI bộc lộ nhiều
nhược điểm, số dự án và vốn đầu tư có tăng song không đều giữa các năm. Ví

dụ, năm 1993 nhiều hơn năm 1992 là 2 dự án, nhưng đến năm 1994 lại ít hơn
năm 1993 là 2 dự án, hoặc năm 2008 tăng 35 dự án so với năm 2007, năm
2009 sau đó lại giảm 24 dự án so với năm 2008. Các dự án đầu tư có quy mô
nhỏ, những dự án có quy mô lớn chủ yếu là do doanh nghiệp nhà nước thực
hiện đầu tư, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở nước ngoài còn kém.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã thay đổi nhiều chính sách theo hướng khuyến
khích hoạt động OFDI như Nghị định số 78/2006/NĐ-CP thay thế cho Nghị
định số 22/1999/NĐ-CP, hiện nay là Nghị định số 83/2015/NĐ-CP thay thế
cho Nghị định số 78/2006/NĐ-CP, đặc biệt, năm 2009 Chính phủ đã đưa ra đề
án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” và Điều 51 trong Luật Đầu
tư 2014 càng thể hiện rõ chủ trương của Chính phủ Việt Nam đối với việc thúc
đẩy dòng vốn này. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao, cụ thể năm 2010
tăng 20,3% so với năm 2009, năm 2013 OFDI tăng 193,7% so với năm 2013,
năm 2014 OFDI lại giảm 59 % so với 2013 (Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, 2015). Vậy OFDI của Việt Nam chịu sự tác động của các
nhân tố nào? Những nhân tố nào của Việt Nam có tác động thúc đẩy và nhân
tố nào gây cản trở? Cần có giải pháp gì để gia tăng dòng vốn này trong thời
gian tới? Đã có nhiều nghiên cứu về OFDI của Việt Nam dưới nhiều góc độ
như góc độ quản lý nhà nước đối với OFDI, góc độ vi mô ở một lĩnh vực cụ
3


thể hoặc một số doanh nghiệp cụ thể nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy dòng vốn
OFDI, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu các nhân tố tác động đến
OFDI của Việt Nam để từ đó có các hàm ý chính sách thúc đẩy dòng vốn
OFDI, đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt
Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, là thành viên quan trọng trong Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), APEC, ASEM…Việt Nam đang tích
cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

và các FTA với Liên minh Châu Âu (EU), các FTA với khối EFTA. Cơ hội
đầu tư ở nước ngoài sẽ tăng lên, việc các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng
hoạt động kinh doanh của mình sang các nước khác là điều tất yếu. Vì vậy,
trong thời gian tới Việt Nam rất cần có chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài để không chỉ giúp các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nâng cao hiệu
quả hoạt động mà Việt Nam còn nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh
tế toàn cầu. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam: Nhân tố tác động và hàm ý chính sách” làm chủ đề của luận án
nhằm làm rõ những nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm gia tăng dòng vốn đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là: “Những nhân tố nào tác động
tới đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam?”
Mục tiêu chính của Luận án là nghiên cứu để phát hiện những nhân tố
có tác động thúc đẩy và những nhân tố gây cản trở tới dòng vốn đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài của Việt Nam để từ đó đưa ra hàm ý chính sách nhằm thúc
đẩy dòng vốn này.
4


2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về OFDI và các nhân tố tác động
tới OFDI, nhấn mạnh vào nhân tố từ phía nước đi đầu tư.
Thứ hai, nghiên cứu cơ sở thực tiễn các nhân tố tác động OFDI của một
số nước để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Thứ ba, nghiên cứu các yếu tố có tác động đến OFDI của Việt Nam ra

nước ngoài tìm ra những nhân tố có tác động thúc đẩy hay cản trở OFDI của
Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất một số hàm ý chính sách để thúc đẩy dòng vốn đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Các nhân tố tác động đến OFDI đến từ nước đi đầu tư,
nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, với 63 nước nhận đầu tư của Việt Nam (tính đến
hết năm 2014) có đặc điểm, chính sách khác nhau trong thu hút FDI, việc đi
sâu vào phân tích các nhân tố tác động đến OFDI của Việt Nam từ các quốc
gia này là điều khó thực hiện được. Thêm vào đó, địa điểm đầu tư của Việt
Nam không chỉ dừng ở 63 quốc gia này mà có thể còn thêm nhiều địa điểm
khác nữa, do vậy việc phân tích các nhân tố ở nước nhận đầu tư tác động đến
OFDI của Việt Nam và đưa ra hàm ý chính sách là không hữu ích. Bởi vậy,
luận án tập trung phân tích các nhân tố ở nước đi đầu tư tác động đến OFDI
của Việt Nam từ đó đưa ra hàm ý chính sách thúc đẩy dòng vốn này.
Đồng thời, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến
qui mô dòng OFDI của Việt Nam và không nghiên cứu sâu về các nhân tố tác
động tới hiệu quả, hướng đầu tư hay lĩnh vực đầu tư.
5


- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu OFDI và các nhân tố tác động trong giai đoạn 19892014 khi Việt Nam bắt đầu có dự án đầu tư ra nước ngoài và tại thời điểm tác
giả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu số liệu OFDI Việt Nam với các tiêu chí
liên quan mới được cập nhật đầy đủ đến 2014.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Về mặt lý thuyết:

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và
nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ các nhân tố tác động đến OFDI, luận án xây dựng được khung đánh
giá tác động của các nhân tố đến OFDI của Việt Nam, đặc biệt làm rõ các chỉ
tiêu để đánh giá từng nhân tố như chỉ tiêu GDP, GDP bình quân đầu người cho
thấy quy mô thị trường, chỉ tiêu xuất khẩu, xuất khẩu/GDP, nhập khẩu, nhập
khẩu/GDP, số lượng hiệp định thương mại song phương, đa phương cho thấy
điều kiện thương mại của quốc gia; tỷ lệ thuế/lợi nhuận, thuế suất đại diện cho
nhân tố chính sách thuế, các ưu đãi đầu tư đại diện cho chính sách hỗ trợ đầu
tư, tiền lương cho lao động đại diện cho nhân tố chí phí lao động, trữ lượng
dầu và ga, nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu đại diện cho chi phí nguyên vật
liệu.
4.2. Về mặt thực tiễn
Dựa trên cơ sở lý luận về OFDI, các nhân tố tác động OFDI, luận án
phân tích thực trạng OFDI của Việt Nam và các nhân tố tác động OFDI của
Việt Nam, luận án đã phát hiện nhân tố xuất khẩu, quy mô thị trường, các hiệp
định song phương và đa phương, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
trong nước, chính sách ưu đãi đầu tư, chi phí nguyên vật liệu có tác động tích
cực tới OFDI của Việt Nam. Nhân tố nhập khẩu, chính sách thuế, chính sách
tín dụng, chi phí cho lao động không có tác động đến dòng vốn OFDI của Việt
Nam. Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án đề xuất một số hàm ý nhằm
6


gia tăng dòng OFDI của Việt Nam trong thời gian tới như sau: (i) Thúc đẩy
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng cường hợp tác song phương và đa phương
với các quốc gia trên thế giới; (ii) Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động
OFDI; (iii) Ban hành các chính sách ưu đãi thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài; (iv) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp OFDI; (v) Thu
hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước theo hướng gia tăng

sử dụng công nghệ hiện đại.
5. Kết cấu và khung phân tích của luận án
5.1. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm năm chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và
nhân tố tác động tới đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam và các nhân tố
tác động
Chương 5: Hàm ý chính sách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam
5.2. Quy trình phân tích của luận án
Nội dung và các bước triển khai Luận án theo cấu trúc trên được thể
hiện qua quy trình phân tích ở Hình 1.1.
Bước 1, luận án nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên
quan tới đề tài để tìm ra những điểm có thể kế thừa, các khoảng trống nghiên
cứu và từ đó xác định mục tiêu của luận án. Nội dung này được đề cập trong
chương 1 của Luận án.
Bước 2, Dựa trên mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án sẽ xem xét các lý
thuyết, lý luận thích hợp cho vấn đề nghiên cứu và thực tiễn ở Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, vấn đề này được đề cập trong chương 2.
7


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Lý thuyết về OFDI
- Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến OFDI.

Khoảng trống nghiên cứu


Xác định mục tiêu
nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG OFDI
- Khái niệm, đặc điểm, hình thức OFDI
- Các nhân tố tác động OFDI: Khung lý thuyết
- Cơ sở thực tiễn các nhân tố tác động OFDI ở một số nước: Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(i) Phân tích định tính; (ii) Phân tích định lượng

Khung phân tích
tác động

Mô hình hồi quy

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN OFDI CỦA VN
HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO CHÍNH PHỦ
Hình 1.1. Quy trình phân tích của luận án
Nguồn: Tác giả xây dựng
8


Sau đó, luận án xây dựng phương pháp nghiên cứu phân tích để giải
quyết vấn đề nghiên cứu, nội dung này được đề cập trong chương 3. Căn cứ
vào các cơ sở lý thuyết đã xây dựng và sử dụng phương pháp nghiên cứu đã
xác định, luận án đi phân tích các nhân tố tác động đến OFDI của Việt Nam
trong chương 4, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho OFDI của Việt Nam

trong chương 5.

9


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
RA NƢỚC NGOÀI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI

1.1. Công trình lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
Trước năm 1960 đã có nhiều công trình nghiên cứu giải thích hoạt động
của các doanh nghiệp ở bên ngoài biên giới quốc gia, như: nghiên cứu sự di
chuyển vốn của Iversen (1935); nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng
đến vị trí đầu tư trực tiếp nước ngoài (Southard, 1931; Marshall và cộng sự,
1936; Barlow, 1953; Dunning, 1958); các nghiên cứu về sở hữu của doanh
nghiệp ở nước ngoài (Plummer, 1934) và lợi ích mà các doanh nghiệp có được
từ hội nhập theo chiều ngang và chiều dọc (Penrose, 1956; Bye, 1958), nghiên
cứu giải thích hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ngoài là do khả năng và
vốn của doanh nghiệp (Lund, 1944) và nghiên cứu của Bye (1958) chứng minh
quy mô tài chính giúp cho doanh nghiệp không chỉ mở rộng thị trường mà còn
có vị trí nhất định ở nước ngoài.
Sau năm 1960, bắt đầu có sự hình thành các lý thuyết về OFDI. Đóng
góp đầu tiên là Hymer (1960, 1968) với các nghiên cứu giải thích sự hình
thành sản xuất ở nước ngoài của doanh nghiệp. Ông cho rằng hoạt động đầu tư
ra nước ngoài không chỉ là sự di chuyển vốn như Iversen (1935) đã đưa ra, mà
còn có cả sự di chuyển nguồn lực (công nghệ, kỹ năng quản lý, lao động,..),
thêm vào đó, hoạt động sản xuất ở nước ngoài còn có cả sự rủi ro của đầu tư,
sự biến động tỷ giá hối đoái, những chi phí giao dịch, chi phí cho thông tin.
Các doanh nghiệp để có sở hữu ở nước ngoài cần phải có những lợi thế như sự

đổi mới, chi phí, tài chính và marketing – hay là lợi thế sở hữu- để bù đắp lại
những bất lợi thế ở nước mà họ đầu tư. Như vậy, Hymer đã đề cập đến nhân tố

10


về lợi thế sở hữu của doanh nghiệp song chưa đề cập đến lợi thế về địa điểm
cũng tác động đến OFDI.
Một lý thuyết khác nữa có ảnh hưởng lớn trong lý giải đầu tư trực tiếp
nước ngoài là lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon (1966). Vernon (1966)
đã tập trung vào sản phẩm để giải thích sự ra đời của thương mại và đầu tư
quốc tế. Theo Vernon, ngoài tài sản thiên nhiên và nguồn lực con người, một
quốc gia để phát triển thương mại còn phụ thuộc vào khả năng của các doanh
nghiệp nâng cao chất lượng những tài sản này hoặc sáng tạo ra những sản
phẩm mới, đặc biệt là năng lực công nghệ. Giai đoạn đầu tiên, sản phẩm được
sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, nơi phát minh ra sản phẩm. Ở
giai đoạn tiếp theo, nhu cầu cho sản phẩm tăng lên, nhờ có lợi thế về phát
minh và sản xuất hay lợi thế độc quyền, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm
sang các nước khác có cùng sở thích về sản phẩm đó. Dần dần, khi sản phẩm
được tiêu chuẩn hóa, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thay đổi từ có
sản phẩm độc quyền sang tối thiểu hóa chi phí để bán được nhiều sản phẩm.
Doanh nghiệp phải tối thiểu hóa chi phí do sự xâm nhập của các doanh nghiệp
khác để sản xuất sản phẩm tương tự. Cùng lúc đó, nhu cầu của người tiêu dùng
giảm, lao động trong nước tác động lớn đến chi phí sản xuất, lúc này thị trường
nước ngoài lại mở rộng, sản xuất ở nước ngoài tăng nhanh hơn sản xuất ở
trong nước. Nhiều nước xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước nay trở
thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm trong
nước sản xuất không còn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế.
Lý thuyết vòng đời sản phẩm giải thích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp có lợi thế sở hữu, với mục đích tìm kiếm thị trường. Lý thuyết

này chưa đề cập đến các nhân tố khác như lợi thế địa điểm cũng có tác động
đến đầu tư ra nước ngoài.
Vào đầu những năm 1970, nhiều nhà kinh tế học như Johnson (1970),
Caves (1971, 1974a, 1974b, 1982), Horst (1972a, 1972b), Magee (1977a,
11


1997b), Lall (1979, 1980a), Swedenborg (1979), Calvet (1980), Pugel (1981),
Lall và Siddharthan (1982), Owen (1982), Kumar (1990) đã phân tích và kiểm
nghiệm lý thuyết của Hymer và Vernon. Các nghiên cứu tập trung vào việc tìm
ra những đặc điểm của các tài sản vô hình như tiềm năng công nghệ, kỹ năng
lao động, kỹ năng tiếp thị, kỹ năng quản lý, khả năng tổ chức hay chính là các
lợi thế sở hữu của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sự thay đổi của các biến trên giữa các ngành công nghiệp và các
nước, thậm chí giữa các quốc gia. Nước Mỹ, quốc gia có lợi thế đặc thù về
công nghệ, vốn con người có thể đầu tư trực tiếp nhiều vào sản xuất hàng hóa
và dịch vụ với các sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, cường độ quảng
cáo lớn. Hay nước Anh đầu tư vào lĩnh vực khai thác mỏ và nông nghiệp
(Hennart, 1986a); tiếp theo là dòng đầu tư rất lớn của Nhật Bản vào lĩnh vực
tài chính và ngân hàng Châu Âu những năm 1980 hay đầu tư của Mỹ vào
Trung Quốc những năm 1990. Những lợi thế đặc thù mà các nước Châu Âu,
Nhật Bản hay Mỹ có được là do đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế của từng
nước khác nhau (Franko, 1976). Stephen Magee (1977a, 1977b) xem xét công
nghệ như một tài sản có giá trị hơn những tài sản khác. Stephen Magee quan
tâm đến các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhờ lợi thế công nghệ, khi
công nghệ thay đổi theo thời gian thì lợi thế sở hữu của các doanh nghiệp sẽ
như thế nào? Để giải thích, Stephen Magee đã dựa trên lý thuyết vòng đời sản
phẩm của Vernon, cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thay đổi
theo vòng đời của sản phẩm. Các nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến tác động
của lợi thế sở hữu của doanh nghiệp, trong khi lợi thế nội vi hóa của doanh

nghiệp, lợi thế địa điểm cũng tác động đến OFDI.
Knickerbocker (1973); Graham (1975, 1978); Flower (1976) đã mở rộng
thêm lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo đó, chiến lược của doanh
nghiệp và hành vi của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong điều kiện thị
12


×