Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.93 KB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến:
Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, nó đƣợc xem là cầu nối con ngƣời từ
những nƣớc khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hơn thế nữa nhờ có
tiếng Anh mà con ngƣời đã có đƣợc những bƣớc tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực.
Việc học Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, đã nhiều năm nay Bộ
giáo dục và đào tạo quyết định môn tiếng Anh là một trong những môn học chính
khoá ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục và là môn thi tốt nghiệp trung
học phổ thông. Tiếng Anh ngày càng đƣợc đông đảo các tầng lớp trong xã hội
quan tâm, càng có nhiều học sinh có hứng thú, có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu
với môn học.
Theo sự phát triển không ngừng của xã hội, giáo dục không ngừng thay đổi
để đáp ứng với sự phát triển đó. Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hƣớng
vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả
năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt đƣợc mục tiêu này, việc
thay đổi phƣơng pháp dạy học theo hƣớng coi trọng ngƣời học - coi học sinh là chủ
thể của hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
của các em trong quá trình dạy học là rất cần thiết.
Tuy nhiên bộ môn tiếng Anh là một bộ môn khó và tƣơng đối khô khan đối
với học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, hiểu và nắm đƣợc nội dung chủ đề
của bài đọc, từ vựng, cấu trúc mới,…Vì thế đa số học sinh không nắm đƣợc bài trở
nên chán nản, thụ động trong giờ học.
Trƣớc tình hình đó, là giáo viên tiếng Anh tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để
mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, mới mẻ, kích thích sự ham học,
tính chủ động của các em từ khá giỏi đến yếu kém, làm sao sau mỗi bài học không
chỉ học sinh khắc sâu kiến thức, ấn tƣợng, nhớ mãi mà còn giúp các em tự tin, chủ
động dần lên. Có nhiều phƣơng pháp dạy học đƣợc triển khai hàng năm nhằm nâng
cao chất lƣợng bộ môn nhƣng có lẽ phƣơng pháp dạy học tích cực bằng cách sử


dụng “ SƠ ĐỒ TƢ DUY” làm tôi tâm đắc nhất. Với sơ đồ tƣ duy , tôi có thể vận
dụng trong bất cứ giai đoạn nào của một bài học, lôi cuốn đƣợc mọi đối tƣợng học
sinh tham gia, làm cho các em mất dần cảm giác sợ cũng nhƣ chán nản với môn
học này và đặc biệt còn kích thích đƣợc sự tƣ duy, tính tò mò, khả năng tìm tòi mở
rộng kiến thức của các em. Điều này là rất quan trọng bởi vì theo Margaret Mead
"Không nên dạy cho trẻ em những gì chúng phải suy nghĩ, mà dạy cho chúng
cách suy nghĩ”.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh Nghiệm “Sử Dụng Sơ
Đồ Tƣ Duy Trong Giảng Dạy Tiếng Anh”. Tôi mong muốn sẽ phần nào giúp
giáo viên dần khắc phục những khó khăn để tiến hành dạy môn tiếng Anh có hiệu
1


quả hơn, học sinh tích cực, chủ động hơn khi tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài
học.
2. Điểm mới trong sáng kiến:
Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới
phƣơng pháp dạy học theo triết lý lấy ngƣời học làm trung tâm đƣợc đặt ra một
cách bức thiết. Nhƣ chúng ta đều biết bản chất của dạy học lấy ngƣời học làm
trung tâm, là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của ngƣời
học. Tuy nhiên để làm đƣợc điều đó thì vấn đề đầu tiên là ngƣời giáo viên cần phải
nhận thức rõ ràng rằng: Ngƣời học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ
động. So với những phƣơng pháp truyền thống là đọc chép hay giáo viên viết bài
đầy cả một bảng nhƣng học sinh chẳng nhớ đƣợc bao nhiêu thì phƣơng pháp dạy
học sử dụng sơ đồ tƣ duy này sẽ có thể giải phóng cho những khả năng tìm ẩn
trong mỗi học sinh. Giúp các em nắm vững và nhớ đƣợc các ý chính của bài, tự tin
hơn khi sửa dụng tiếng Anh từ đó các em sẽ hứng thú hơn với môn học này. Một
đều hết sức ƣu việt của sơ đồ tƣ duy đó là có thể áp dụng giảng dạy tất cả các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp. Cho đến bây giờ thì sơ đồ tƣ duy đã và đang

đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nói
chung và trong việc học tiếng Anh tại trƣờng Trung cấp Kinh Tế - Kỹ thuật An
Giang nói riêng. Thật vậy, qua gần một năm áp dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh
tại trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật An Giang, tôi thật sự không thể phủ nhận
đƣợc ƣu thế vƣợt trội của sơ đồ tƣ duy so với các phƣơng pháp giảng dạy khác mà
tôi đã từng áp dụng trong các năm học trƣớc.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Học ngoại ngữ thật không dễ chút nào. Nhƣ chúng ta đã thấy, tiếng mẹ đẻ
đôi lúc các em còn chƣa nắm vững ngữ pháp cũng nhƣ chƣa biết chọn lọc, trau
chuốt lời văn, câu chữ vì vậy nhiều học sinh rất chán nản, lơ là trong giờ Ngữ văn
huống chi là học tiếng nƣớc ngoài. Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh trong
những năm qua, tôi thấy lƣợng học sinh học yếu ở bộ môn tiếng Anh còn nhiều,
chỉ một số ít các em hiểu biết và nói viết lƣu loát. Và tôi đã nhận ra một số vấn đề
khó khăn chính nhƣ sau:
1.1. Thực trạng học của học sinh:
a. Không có cơ hội thực hành tiếng Anh.
Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh theo đƣờng hƣớng giao tiếp là
giúp học sinh có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ ngày một tự tin và hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế
nào để đạt đƣợc mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Thực ra trong
chƣơng trình sách giáo khoa đã đƣợc soạn theo bốn kĩ năng riêng và cũng có băng
đĩa để luyện nghe - nói, tuy nhiên có thể do thời lƣợng bố trí các tiết học không đủ
để thực hành. Nhƣ vậy khó khăn lớn nhất của học sinh chúng ta khi học tiếng Anh
2


có lẽ là do không có môi trƣờng tiếng thực tế. Vì vậy điều then chốt là tạo ra một
môi trƣờng tiếng trong lớp học nơi khiến học sinh cảm thấy tự tin khi sử dụng
tiếng Anh. Tuy nhiên để làm đƣợc điều này thật là không dễ đặc biệt đối với tâm lí

chung của học sinh chúng ta là rất ngại nói tiếng Anh vì sợ sai. Điều này có lẽ do
bản tính ngƣời Việt dễ xấu hổ, nên sợ nếu nói sai thì bị mọi ngƣời cƣời chê, và tốt
nhất là giấu dốt.
b. Đa dạng về trình độ học sinh trong lớp.
Thật là thách thức cho giáo viên tiếng Anh khi phải giảng dạy ở một lớp học
mà trình độ học sinh quá chênh lệch nhau, vì giáo viên sẽ cảm thấy rất khó để có
thể tìm đƣợc một hoạt động chung cho cả lớp. Điều này đôi khi bất khả thi vì một
trò chơi hay bài tập có thể là quá khó nhóm này nhƣng lại là quá nhàm chán đối
với nhóm khác. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt
kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp
thu bài, phong cách nhận thức,… so với những học sinh khác. Có lẽ đây là vấn đề
không chỉ của riêng ngành giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và
tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đƣa nền giáo dục nƣớc nhà phát triển
toàn diện thì ngƣời giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi
phƣơng pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giảm dần khoảng
cách về trình độ trong lớp học. Vấn đề nêu trên là khó khăn với không ít giáo viên
nhƣng ngƣợc lại, giải quyết đƣợc điều này là góp phần xây dựng trong bản thân
mỗi giáo viên một phong cách và phƣơng pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh
có hƣớng tƣ duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
c. Học sinh không ghi nhớ lâu những điều đã học.
Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc học thuộc lòng trong quá trình học
ngoại ngữ là xấu hay tốt. Nhƣng theo kinh nghiệm và quan sát của rất nhiều giáo
viên tiếng Anh, ghi nhớ là một trong những phƣơng pháp học tập rất có hiệu quả,
giúp cho học sinh có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và
chính xác. Sự ghi nhớ đƣợc vận dụng một cách hợp lý có thể giúp học sinh hệ
thống hóa những gì mà họ đã đƣợc học để áp dụng vào việc giao tiếp thực sự. Bản
chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc
câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Nhƣ thế đủ thấy việc ghi nhớ, khắc sâu kiến
thức trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến nhƣ thế nào. Tuy nhiên trí
nhớ con ngƣời cũng có giới hạn việc phải ghi nhớ quá nhiều thứ là điều rất khó

khăn đối với các em. Do vậy cần có một phƣơng pháp học hiệu quả giúp các em có
sự hiểu sâu về vấn đề đƣợc học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào
trong giao tiếp. Học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm rồi từ đó
suy ra những vấn đề nhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này
giúp cho những thông tin cần thiết đƣợc lƣu lại trong não một cách hệ thống và
đƣợc sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
d. Học sinh không hứng thú với việc học tiếng Anh.
Đối với phần lớn học sinh thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó các em bị
bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với học
3


sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm thấy không thoải mái
khi học tiếng Anh. Nói ngắn gọn, phần lớn học sinh đều muốn nói đƣợc tiếng Anh
trôi chảy nhƣng lại không thích học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn
nhất mà một ngƣời dạy lẫn ngƣời học tiếng Anh phải đối mặt, bởi vì khi một ngƣời
không thích học tiếng Anh thì chắc chắn sẽ không thể học nó tốt đƣợc. “If you
don‟t love English, English won‟t love you back”. Chính vì vậy trách nhiệm của
ngƣời giáo viên dạy tiếng Anh là phải tìm ra những phƣơng pháp dạy học thích
hợp nhằm khơi gợi niềm đam mê học tiếng Anh của học sinh, để các em nhận ra
rằng: Nếu muốn trở thành một ngƣời học tiếng Anh thành công, thì cần phải quan
tâm đến bản thân chính quá trình học tiếng Anh của mình.
e. Học sinh lƣời tƣ duy, tìm tòi mở rộng kiến thức.
Mọi ngƣời đều có kỹ năng tƣ duy, nhƣng không phải ai cũng dùng nó một
cách có hiệu quả. Kỹ năng tƣ duy có hiệu quả khó đạt đƣợc ngay nhƣng có thể phát
triển dần dần. Ngƣời có tƣ duy tốt sẽ thấy đƣợc lối ra trong khi ngƣời tƣ duy kém
chỉ thấy toàn ngõ cụt. Hiện nay tình trạng học sinh chúng ta thụ động trong việc
lĩnh hội kiến thức ở các nhà trƣờng vẫn còn phổ biến. Các em lƣời tìm tòi, tƣ duy,
mở rộng kiến thức mặc dù các em đang sống trong xã hội hiện đại biến đổi rất
nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển nhƣ vũ

bão. Chính vì vậy đã có rất nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực ra đời, trong đó
ngƣời học - đối tƣợng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động
"học" - đƣợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo,
thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chƣa rõ chứ không phải thụ động
tiếp thu những tri thức đã đƣợc giáo viên sắp đặt.
f. Học sinh không thích phát biểu trong giờ học.
Theo quan điểm của một nhà giáo cho rằng: Không có trò dốt mà chỉ có trò
chƣa giỏi và nhiệm vụ là của ngƣời thầy. Đối với những ngƣời thầy giỏi luôn biết
cách tạo ra sự sôi nổi cho lớp học, còn những thầy mà yếu kém và kiến thức chƣa
sâu thì dạy sẽ nhàm chán ngay. Giảng dạy giống nhƣ hoạt động nghệ thuật của một
nghệ sĩ đòi hỏi ngƣời thầy phải tìm tòi và sáng tạo. Đặc biệt với thời đại Internet,
nghĩa là kiến thức toàn cầu cho nên giáo viên đừng có nghĩ chỉ cần một số quyển
sách là đáp ứng đƣợc giảng dạy. Ngƣời thầy cần phải luôn tìm hiểu cập nhật những
kiến thức mới để tạo ra sự hứng thú đối với học sinh. Chính vì vậy để một tiết học
sôi nổi thì phƣơng pháp và khả năng xây dựng bài giảng của giáo viên đóng vai trò
rất quan trọng, một môn học không làm các em hứng thú thì đƣơng nhiên là các em
sẽ không muốn phát biểu.
1.2. Thực trạng dạy của giáo viên:
a. Chƣa có phƣơng pháp dạy học phù hợp:
Xét trên một phƣơng diện nào đó có thể thấy rằng mọi phƣơng pháp dạy học
đều có chung mục đích là làm sao cho ngƣời thầy và ngƣời học thấy đƣợc ngôi
trƣờng mình đang học và giảng dạy chính là ngôi nhà thứ hai của mình, thấy đƣợc
sự ấm áp trong quan hệ thầy trò, không có sự áp đặt và là nơi để học sinh phát huy
đƣợc khả năng sáng tạo, tƣ duy của mình. Ở đó học sinh thấy đƣợc sự hứng khởi
4


để tìm tòi cái mới, nhận đƣợc sự đồng thuận và khuyến khích nơi giáo viên cũng
nhƣ tập thể nhà trƣờng. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi trƣờng đều có những
phƣơng pháp dạy học riêng để đạt đƣợc hiệu quả trong công tác giảng dạy. Tuy

nhiên, chung quy lại thì vấn đề lớn nhất ở đây chính là phƣơng pháp tiếp cận của
giáo viên đối với học sinh còn rất hạn chế, còn quá cứng nhắc dẫn đến sự buồn
chán trong việc dạy và học tại các nhà trƣờng.
b. Lƣơng cho giáo viên chƣa đáp ứng đƣợc với mức sống hiện tại:
Mấy năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng để từng bƣớc triển
khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo. Từ “Nói không
với tiêu cực trong thi cử” và “Nói không với việc chạy theo thành tích” mà ngành
giáo dục thƣờng gọi “hai không” tiếp sau đó là “nói không với vi phạm đạo đức
nhà giáo; nói không với ngồi nhầm lớp; nói không với đào tạo không theo nhu cầu
xã hội... Và đến bây giờ là cải tiến phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên... Tuy
nhiên một vấn đề quan trọng nữa gắn liền với chất lƣợng giáo dục cũng đã đƣợc
nhắc nhiều lần nhƣng chƣa giải quyết đƣợc bao nhiêu, đó là: lƣơng cho giáo viên.
Thật vậy, lƣơng cho giáo viên quá thấp, chƣa đáp ứng đƣợc với mức sống hiện tại.
Giáo viên ngoài giờ dạy ở trƣờng phải làm những công việc khác nhau để tăng thu
nhập. Do vậy việc đầu tƣ vào giảng dạy, nâng cao kiến thức sẽ giảm dần hiệu quả
và cứ thế những kiến thức của thầy giáo truyền từ năm này qua năm khác vẫn thế,
không có gì thay đổi hoặc thay đổi rất ít.
Đây là những vấn đề trọng tâm mà tôi muốn đề cập trong phần nội dung của
giải pháp mới. Qua đó nhằm trình bày giải pháp mới phần nào giúp khắc phục tình
trạng dạy và học tiếng Anh ở nhà trƣờng hiện nay.
* Một số khảo sát trƣớc khi thực hiện đề tài:
Kiểm tra 1 tiết đầu tiên
Học Kỳ I (2015 – 2016)
Số liệu của bài kiểm tra 1 tiết đầu tiên
Lớp

Sĩ số

TBV15A1
Tỉ lệ

TTT15A1
Tỉ lệ
TCN14A
Tỉ lệ

40
48
26

Giỏi
8.0 -10
10
25,0
12
25,0
9
34,6

Khá
Tb
Yếu
6.5 - 7.9 5.0 - 6.4 2.1 - 4.9
12
11
7
30,0
27,5
17,5
17
14

5
35,4
29,2
10,4
7
9
1
26,9
34,6
3,9

Kém
<,= 2.0
0
0
0
0
0
0

2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Sơ đồ tƣ duy là gì?
Sơ đồ tƣ duy là một công cụ tổ chức tƣ duy, là phƣơng pháp dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đƣa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là phƣơng

5


tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, trong đó nó mở rộng, đào sâu, kết nối các ý
tƣởng và bao quát đƣợc các ý tƣởng trên một phạm vi sâu rộng

MÔ TẢ SƠ ĐỒ TƢ DUY

Vấn đề
liên quan

Vấn đề
liên quan

Chủ đề

Vấn đề
liên quan

Vấn đề
liên quan
Vấn đề
liên quan
22

2.2. Cách tiến hành vẽ sơ đồ tƣ duy:
- Viết chủ đề ở phần trung tâm, hoặc có thể dùng một hình ảnh để thể hiện chủ
đề.
- Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính thể hiện các chủ đề nhỏ liên
quan.Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của
chủ đề. Nhánh và chữ viết phải cùng một màu và sử dụng các thuật ngữ quan
trọng, ngắn gọn để viết trên các nhánh.
- Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.
- Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/nội dung luôn đƣợc kết nối với nhau.
Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách
đầy đủ và rõ ràng

2.3. Vận dụng” sơ đồ tƣ duy” trong các dạng bài cụ thể:
a. Áp dụng “ Sơ đồ tƣ duy” vào phần kiểm tra bài cũ học sinh:
Kiểm tra bài cũ là một khâu trong chuỗi công việc của ngƣời giáo viên ở
lớp học. Mục đích là để đánh giá việc nắm kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến
thức của học sinh với hông tạo ra sự gợi mở nhƣ thế này thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ các em nói
đƣợc một câu trong tiết học “Speaking”.
d/ Áp dụng “ sơ đồ tƣ duy” trong phần “Writing”
*Ví dụ cho phần “Writing” :
Tƣơng tự đối với phần “Writing” của CHAPTER 3: “WHAT DO YOU
DO IN YOUR FREE TIME?”, trƣớc khi học sinh viết một đoạn văn, tôi cho học
sinh 7 phút để lập ra một dàn bài chi tiết dƣới hình thức sơ đồ tƣ duy dựa vào
những câu hỏi gợi ý. Các em làm việc theo nhóm trình bày sơ đồ nhƣ sau:
11


. Nội dung chính:

Hobbies

. Nhánh cấp 1:

Listening to music

. Nhánh cấp 4:

Watching TV

. Nhánh cấp 2:

Going to the gym


. Nhánh cấp 5:

Playing soccer

. Nhánh cấp 3:

Travelling

. Nhánh cấp 6:

Surf the net

HOBBIES

- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung
sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng và cử một đại
diện lên thuyết trình.
- Giáo viên đƣa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh. Sau đó các em sẽ nhìn
vào sơ đồ và bắt đầu thực hành viết đoạn văn về sở thích của bản thân.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh

HOBBIES

12


Các dạng bài tập viết dƣờng nhƣ là nỗi ám ánh của học sinh. Phần lớn các
em hầu nhƣ không thể viết chính xác một câu. Vì vậy yêu cầu các em cầm bút viết

ngay một đoạn văn dƣờng nhƣ là điều không tƣởng. Tuy nhiên với sự gợi mở dần
dần bằng sơ đồ tƣ duy nhƣ trên, hầu hết học sinh trong lớp trở nên hào hứng, hoạt
động tích cực hơn. Thậm chí nhiều em cảm thấy ngạc nhiên với chính mình vì
không ngờ mình có thể viết đƣợc một đoạn văn bằng tiếng Anh dài nhƣ vậy.
e/ Áp dụng “ sơ đồ tƣ duy” trong phần „ CONSOLIDATION”:
- “Consolidation” tức là giúp học sinh hệ thống lại những gì đã học sau một
tiết cũng nhƣ giúp các em khắc sâu những điểm quan trọng của bài học hôm đó.
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, nếu không làm tốt phần này, học sinh cuối
cùng không biết hôm nay đã học đƣợc những gì thì mọi nỗ lực của ngƣời thầy
trong suốt tiết học sẽ trở nên vô nghĩa. Và dù giáo viên sử dụng bất kì hình thức
củng cố nào thì cũng không đƣợc quên rằng: nội dung đƣợc thể hiện trong phần
này phải ngắn gọn, trọng tâm và dễ nhớ. Chính vì vậy, tôi nhận thấy dùng “ sơ đồ
tƣ duy” hiệu quả hơn bất kì phƣơng pháp nào khác từ trƣớc đến này. Nhìn vào sơ
đồ các em sẽ thấy mọi thứ thật rõ ràng, có bao nhiêu ý chính và mỗi ý chính đó cần
phải có bao nhiêu ý nhỏ để bổ sung. Các em có thể nhìn vào đó để học lại bài ở
nhà, rồi tập diễn đạt lại thành câu hoàn chỉnh. Nhƣ vậy không chỉ ghi nhớ kiến
thức dễ dàng mà còn nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Sau đây
tôi xin minh họa một tiết sử dụng “sơ đồ tƣ duy “ vào phần “Consolidation”
* Ví dụ: “Consolidation” cho phần “Grammar”
CHAPTER 3: “WHAT DO YOU DO IN YOUR FREE TIME?” Phần
Grammar – Abverbials phrases of time.
Sau khi hoàn thành tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, tôi yêu cầu học
sinh hệ thống lại tất cả các điểm ngữ pháp mà các em vừa thực hành dƣới dạng sơ
đồ tƣ duy. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm trong vòng 5 phút và trình bày những
nội dung nhƣ sau:
.Nội dung chính:

Abverbials phrases of time

.Nhánh cấp 1:


IN

.Nhánh cấp 2:

AT

.Nhánh cấp 2:

ON

13


- Sau đó các em tiếp tục vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo để hoàn chỉnh nội dung sơ đồ
- Giáo viên yêu cầu học sinh treo sản phẩm của đội mình lên bảng rồi cùng đƣa ra
nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh.
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh

14


PhầnIII: Kết luận
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến:
a. Ý nghĩa:
Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù
sáng tạo của cả ngƣời học lẫn ngƣời dạy, đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục
nhƣ hiện nay. Việc dạy theo phƣơng pháp đổi mới chú trọng nhiều đến tính tự tin,
sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để các em tƣ duy, chủ động thực hành tiếng
Anh, nắm bắt nhanh và khắc sâu đƣợc lƣợng kiến thức đã học. Dĩ nhiên để cho ra

đời những “ sản phẩm” hoàn mĩ nhƣ vậy thì ngƣời giáo viên đóng vai trò hết sức
quan trọng. Có ngƣời đã từng nói rằng: Ngƣời thầy đứng trên bục giảng giống nhƣ
một diễn viên trên sân khấu. Chính vì vậy phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên có
tác dụng rất lớn đến quá trình học của học sinh. Xuất phát từ quan điểm đó, tôi cho
rằng phƣơng pháp dạy học tích cực sử dụng “ SƠ ĐỒ TƢ DUY” là một trong
những phƣơng pháp hữu hiệu nhất đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc giảng dạy tiếng
Anh trong thời đại mới.
Phƣơng pháp dạy học tích cực sử dụng “sơ đồ tƣ duy” có tác dụng tối ƣu
trong việc thu hút mọi đối tƣợng học sinh vào bài học, kích thích khả năng tƣ duy,
sáng tạo, sự tự tin của học sinh và giúp họ dễ dàng nắm bắt cũng nhƣ khắc sâu
đƣợc lƣợng kiến thức đã học. Hơn thế nữa sơ đồ tƣ duy có thể đƣợc áp dụng hiệu
quả ở bất kì giai đoạn nào trong một bài học hay bất kì dạng bài tập nào. Chính vì
lẽ đó ngƣời dạy cần tích cực chủ động trong việc sử dụng phƣơng pháp dạy học
này để giúp tiếng Anh dần trở thành ngƣời bạn thân thiết của mỗi học sinh.
b. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Kinh nghiệm này rất phù hợp với mọi cấp bậc khi giảng dạy tiếng Anh bởi sơ đồ tƣ
duy có thể áp dụng cho tất cả các kỹ năng khi giảng dạy tiếng Anh nhƣ từ vựng,
ngữ pháp, nghe, nói, đọc, viết.
2. Hiệu quả dự kiến có thể thu đƣợc khi áp dụng giải pháp:
* Kết quả thu đƣợc sau khi áp dụng sơ đồ tƣ duy:
Kiểm tra 1 tiết lần 2
Học Kỳ I (2015 – 2016)
Số liệu của bài kiểm tra 1 tiết lần 2
Lớp

Sĩ số

TBV15A1
Tỉ lệ
TTT15A1

Tỉ lệ
TCN14A
Tỉ lệ

40
48
26

Giỏi
8.0 -10
13
32,5
13
27,1
10
38,5

Khá
Tb
Yếu
6.5 - 7.9 5.0 - 6.4 2.1 - 4.9
17
7
3
42,5
17,5
7,5
24
10
1

50,0
20,8
2,1
14
2
0
53,8
7,7
0

Kém
<,= 2.0
0
0
0
0
0
0

15


2.1. Lợi ích kinh tế - xã hội:
2.1.1. Lợi ích có thể đạt đến quá trình giáo dục, công tác:
Sơ đồ tƣ duy đƣợc mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phƣơng
pháp ghi chú đầy sáng tạo.Các sơ đồ tƣ duy không chỉ cho thấy các thông tin mà
còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những
phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tƣởng và tạo các
kết nối với các ý khác, sơ đồ tƣ duy thực sự đem lại những hiệu quả rất đáng kinh
ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Sau đây tôi xin đƣa ra một vài lợi ích mà bản

thân đã kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy.
a. Giúp cân bằng não, tăng khả năng ghi nhớ:
Chúng ta có hai bán cầu não: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu
não trái thiên về các chức năng logic, ngôn ngữ, phân tích, sắp xếp... Bán cầu não
phải thiên về các chức năng nghệ thuật, sáng tạo, tƣởng tƣợng, cảm nhận.... Các
nghiên cứu đã cho thấy: nếu chỉ sử dụng bán cầu não trái, hiệu suất tƣ duy của
chúng ta chỉ đạt từ 5 so với khi chúng ta kết hợp và phát triển cân bằng cả
hai. Vì vậy khi sử dụng sơ đồ tƣ duy, chúng ta không chỉ cần sự logic, hệ thống mà
khả năng tƣởng tƣợng, sáng tạo, làm việc với màu sắc, hình ảnh… cũng đƣợc huy
động. Điều đó có nghĩa là cả bán cầu não của chúng ta đều đƣợc kích hoạt. Kết
quả sẽ tạo đƣợc sự cân bằng, giúp khả năng tƣ duy, sáng tạo, ghi nhớ của chúng ta
tăng lên đáng kể.
b.Tăng sự hứng thú trong học tập:
Thực tế cho thấy chúng ta sẽ không làm tốt những những gì mà chúng ta
không thích. Chỉ khi nào chúng ta có hứng thú hoặc tạo ra đƣợc hứng thú trong học
tập, công việc thì chúng ta mới có thể học tập, làm việc đạt hiệu quả cao.
Với sơ đồ tƣ duy, việc tạo ra và học tập với những trang giấy đầy màu sắc, hình
ảnh, đƣợc hệ thống và dễ nhớ sẽ giúp học sinh có đƣợc sự hứng thú đó để gia tăng
hiệu quả trong học tập.
c. Phát huy khả năng sáng tạo:
Bộ não của chúng ta tƣ duy theo cơ chế bùng nổ, từ ý tƣởng ban đầu bạn
có thể bùng nổ ra hàng trăm ý tƣởng có liên quan khác. Bán cầu não phải là thiên
về chức năng sáng tạo, chính là vùng đƣợc kích thích hoạt động khi chúng ta làm
việc với sơ đồ tƣ duy. Hơn nữa, khác với khuôn khổ của những trang giấy viết bình
thƣờng khiến tƣ duy chúng ta bị giới hạn, sơ đồ tƣ duy với việc phát triển các
nhánh một cách tự do cũng là cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo của ngƣời sử
dụng.
Tận dụng lợi thế này tôi đã thƣờng xuyên sử dụng sơ đồ tƣ duy và học sinh
của tôi trở nên sáng tạo lên rất nhiều.
d. Phát huy sức mạnh tập thể:

Sơ đồ tƣ duy không chỉ có tác dụng với mỗi cá nhân mà nó còn phát huy
đƣợc sức mạnh của tập thể. Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến
16


trong khi đó mỗi ngƣời luôn giữ chính kiến của mình, không hƣớng vào mục tiêu
đã đề ra dẫn đến không rút ra đƣợc kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tƣ duy sẽ
khắc phục đƣợc những hạn chế đó bởi sơ đồ tƣ duy tạo nên sự đồng thuận trong
nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết,
tránh đƣợc hiện tƣợng lan man và đi lạc chủ đề. Không những vậy, sơ đồ tƣ duy đa
chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành
viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tƣ duy của cả nhóm.
Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều đƣợc thể hiện trên sơ
đồ tƣ duy.
e. Tăng sự tự tin và khả năng diễn đạt:
Học sinh chúng ta vốn rất nhút nhát và sợ nói tiếng Anh. Trong khi đó tiết
luyện nói trong chƣơng trình thì có giới hạn và thời gian dành cho các em cũng
không nhiều, nên hầu nhƣ các em không thể tự tin để nói bất kì điều gì trƣớc lớp.
Tuy nhiên từ khi áp dụng sơ đồ tƣ duy vào mỗi tiết học, tôi nhận thấy học sinh của
mình dần trở nên mạnh dạn, tự tin lên rất nhiều. Bởi vì mỗi lần vẽ sơ đồ tƣ duy là
các em phải thuyết trình. Chính vì vậy các em đƣợc rèn luyện khả năng diễn
thuyết, nói chuyện trƣớc mọi ngƣời và dần dần sự nhút nhát cũng biến mất một
cách đáng kinh ngạc.
2.1.2. Tính năng kỹ thuật, chất lƣợng, hiệu quả sử dụng:
Sơ Đồ Tƣ Duy (phát minh bởi Tony Buzan) chính là công cụ ghi chú tuyệt
vời giúp bạn tận dụng đƣợc những từ khóa cũng nhƣ các nguyên tắc của Trí Nhớ
Siêu Đẳng. Với cách ghi chú nhƣ thế, cả não trái lẫn não phải, hay phần lớn công
suất của não bộ sẽ đƣợc huy động triệt để nhằm mang lại hiệu quả tối ƣu nhất. Thật
sự đây là một phƣơng pháp dạy và học vô cùng đơn giản không đòi hỏi tốn nhiều
chi phí, chỉ cần một mẫu giấy và những cây bút màu, nhƣng những cây bút màu

quả thật có “phép màu”. Với sơ đồ tƣ duy chúng ta có thể sử dụng ở bất kì đâu,
trong bất kì hoàn cảnh không có bất kì một giới hạn nào về không gian và thời gian
vì nó không đòi hỏi phải có những điều kiện cần và đủ nào để tiến hành thực hiện
và đạt đƣợc mục đích. Chính vì vậy mà ở khắp nơi trên trái đất mọi ngƣời đều biết
đến “công cụ vạn năng cho bộ não’ này. Và không chỉ riêng ngành giáo dục mà rất
nhiều những lĩnh vực khác cũng sử dụng và cảm thấy lợi ích vô cùng, đặc biệt là
trong hoạt động kinh doanh. Nếu chúng ta tiếp tục nhân rộng mô hình dạy và học
này, tôi tin chắc rằng trong một tƣơng lai không xa nữa, những ngƣời thầy giáo, cô
giáo sẽ cho ra đời những “sản phẩm” thật hoàn hảo, những con ngƣời đƣợc trang bị
những tƣ chất tuyệt vời: một trí nhớ siêu đẳng, khả năng phân tích, tổng hợp logic
cùng sự liên tƣởng, tƣ duy, sáng tạo siêu phàm.
2.1.3. Tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trƣờng, điều kiện lao động.
Có thể thấy việc áp dụng phƣơng pháp dạy học sử dụng “ SƠ ĐỒ TƢ DUY’
nhƣ trên, không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn cho ngƣời dạy lẫn ngƣời học, mà nó
còn tác động rất lớn đến môi trƣờng học tập. Tôi nhận thấy những giờ học áp dụng
phƣơng pháp này, không khí lớp học trở nên nóng hẳn lên. Các em học sinh sôi
nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp, bồn chồn
17


khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả, rồi vỡ òa ra trong sự vui sƣớng khi thấy những
kết quả mình đạt đƣợc. Hòa trong không khí đó, giáo viên chúng ta cũng sẽ cảm
thấy yêu nghề hơn, tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt
tình hơn trƣớc ánh mắt khát khao kiến thức mới của lớp lớp đàn em thân yêu.
* Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp:
Mỗi giáo viên đều có suy nghĩ và phong cách giảng dạy khác nhau. Song đều
có chung một mục đích là truyền thụ cho các em học sinh đúng, đủ kiến thức giúp
các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách nhanh nhất. Tuy nhiên để thành
công trong giờ dạy tiếng Anh thì đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có một phƣơng pháp
dạy học thật phù hợp nhằm lôi kéo hết mọi đối tƣợng học sinh cùng tham gia với

mình. Cũng giống nhƣ một nghệ sĩ, chỉ cần họ diễn thật hay thì dù một ngƣời
không am hiểu gì về nghệ thuật cũng sẽ thích thú ngồi xem đến những giây cuối
cùng.
Bản thân tôi đang duy trì phƣơng pháp dạy học đã nêu trên và tôi nghĩ rằng tất
cả giáo viên chúng ta cũng nên tích cực sử dụng “sơ đồ tƣ duy” vào giảng dạy. Tuy
nhiên khi áp dụng ngƣời dạy cũng cần tuân thủ một số điều kiện nhất định. Trƣớc
hết mỗi giáo viên chúng ta phải có sự đầu tƣ, chuẩn bị kĩ lƣỡng cho việc soạn dạy.
Sau đó phải xác định rõ mục đích sử dụng “ sơ đồ tƣ duy” để làm gì- củng cố kiến
thức, mở rộng tƣ duy, giúp học sinh hoạt động tích cực trong giờ học, hứng thú
trƣớc khi học bài mới hay tăng sự tự tin cho các em khi đứng trƣớc lớp. Bởi vì chỉ
có nhƣ vậy chúng ta mới phát huy hết đƣợc hiệu quả của sơ đồ tƣ duy và đạt đƣợc
mục tiêu trong tiết dạy. Sau một thời gian áp dụng phƣơng pháp dạy học này tôi
muốn chia sẻ một ít kinh nghiệm đã đƣợc rút ra từ thực tế bản thân. Nhƣ tôi đã đề
cập ở trên “sơ đồ tƣ duy “ thật sự mang lại rất nhiều hiệu quả nhƣng ngƣời dạy
cũng cần vận dụng một cách linh hoạt khéo léo ở từng điều kiện lớp học cụ thể. Ví
dụ đối với lớp học có nhiều học sinh khá giỏi hoặc lớp chọn, chúng ta không nên
vận dụng “sơ đồ tƣ duy” nhiều vào phần củng cố bài học. Bởi vì học sinh giỏi chắc
chắn sẽ hiểu bài ngay trong quá trình giáo viên giảng nếu nhắc lại nhiều sẽ gây sự
nhàm chán “ biết rồi, khổ quá, nói mãi”. Tƣơng tự nhƣ vậy, giáo viên chúng ta
cũng nên cẩn thận khi áp dụng phƣơng pháp này ở phần mở rộng kiến thức tại các
lớp có nhiều học sinh yếu kém. Vì đa số các em nghèo về vốn từ vựng cũng nhƣ ý
tƣởng nên sẽ thật khó để các em đáp ứng đƣợc yêu cầu của giáo viên. Đối với các
lớp học này giáo viên có thể hƣớng dẫn cho đề tài về nhà yêu cầu các em chuẩn bị
trƣớc để các em cảm thấy đỡ khó khăn và tự tin hơn.
Tóm lại vận dụng nhƣ thế nào là tùy thuộc vào mỗi bài học và mục đích của
ngƣời dạy nhƣng rõ ràng chúng ta phải nhìn nhận “ sơ đồ tƣ duy “ nhƣ một công
cụ bổ ích cho các đối tƣợng học sinh. Với phƣơng pháp dạy và học nhƣ thế này,
chắc chắn trong một tƣơng lai không xa mỗi lớp học sẽ là một “xã hội thu nhỏ”, ở
đó học sinh chúng ta sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh một cách toàn diện bởi vì các
em không chỉ đƣợc rèn luyện về ngữ pháp, kĩ năng đọc, viết mà các em còn có một

“môi trƣờng tiếng” thực sự để phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử với các bài học
nghe và nói đầy hấp dẫn và mang lại nhiều hiệu quả. Nhƣ vậy sự thành công của
mỗi giáo viên cũng chính là sự thành công của nền giáo dục Việt Nam với mong
18


muốn đổi mới phƣơng pháp dạy ngoại ngữ- dạy ngoại ngữ theo đƣờng hƣớng giao
tiếp.
Những vấn đề đƣợc trình bày trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của riêng tôi và
tôi tiếp tục học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để đƣa giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất
có thể.
3. Kiến nghị, đề xuất:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết Hiệu Quả Đa Năng Của Sơ Đồ Tư Duy – Nguyễn Thị Phƣơng (chủ
biên) – xuất bản 2012.
2. Giáo trình bài giảng Anh Văn Không Chuyên – Nguyễn Thị Mỹ Thanh (chủ
biên) – xuất bản 2014.
3. Các bài viết, trang thông tin về học tiếng Anh trên mạng.

Châu Phú, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Xác nhận của cơ quan đơn vị áp
dụng sáng kiến

Ngƣời đăng ký sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)

( Ký tên và đóng dấu)

Dƣơng Thị Thúy Vân


19



×