Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học môn toán lớp 3 trường tiểu học đông nam, đông sơn, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.36 KB, 21 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tốn học rất đa dạng và phong phú; đối tượng của toán học là những quan hệ về
số lượng và hình tượng, khơng gian của thế giới hiện thực, những đối tượng đó có đặc
tính trừu tượng và khái qt. Trong khi đó đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
lại mang nặng cảm tính cụ thể và trực quan. Nhiệm vụ của việc dạy toán ở Tiểu học là
giúp học sinh nhận thức được một số kiến thức cơ bản ban đầu về số học, hình học và
đo đại lượng....Thực tế là giúp học sinh nhận thức được một số quan hệ sơ giản về số
lượng và làm quen với một số kiểu hình học gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày
cuả các em. Vì vậy người giáo viên Tiểu học, khi dạy toán phải từng bước giải quyết
được mâu thuẫn nội tại giữa hai mặt: Đặc điểm nhận thức của học sinh với yêu cầu
chính xác của kiến thức toán học. Tức là một mặt phải làm cho những quan hệ toán
học bớt trừu tượng đối với nhận thức của trẻ, mặt khác phải tạo điều kiện để phát triển
tư duy trừu tượng và khái quát ở trẻ. Một trong những giải pháp khá hiệu quả là sử
dụng phương tiện dạy học nói chung và đồ dùng dạy học tốn nói riêng.
Như vậy, phương tiện dạy học tốn nói chung và đồ dùng dạy học tốn nói
riêng có ý nghĩa như những điểm tựa ban đầu cho hoạt động tư duy của trẻ để nhận
thức các kiến thức toán học trừu tượng.
Hiện nay, theo yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học thì khi dạy tốn ở
Tiểu học, giáo viên cho học sinh cách học trên cơ sở hoạt động thực hành, thực
nghiệm, quan sát thực tiễn....để tự tìm lấy một số kiến thức. Nếu lúc học sinh cũng chỉ
được thực hành với một cây bút và quyển sách giáo khoa thì khó lịng đạt được những
yêu cầu đặt ra. Vì thế nhiều phương tiện và đồ dùng dạy học toán đã được chế tạo
nhằm hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh Tiểu học
(đặc biệt giáo viên có trình độ đại học).
Ở lớp 3 đồ dùng dạy tốn thường là các mơ hình, vật tượng trưng (các hình học
bằng bìa, nhựa hay gỗ mỏng để học các số và hình, các chấm trịn, que tính, mơ hình
mặt đồng hồ, các khn hình con vật như con voi,...), đó là những vật dụng dễ làm,
khá đơn giản và dễ sử dụng.
1




Như chúng ta đã biết các đặc điểm nhận thức của học sinh ở giai đoạn một còn
mang nặng cảm tính, cụ thể và trực giác. Trong khi đó đối tượng cuả toán học là
những quan hệ về số lượng và hình tượng khơng gian của thế giới hiện thực. Những
đối tượng phong phú đó cá đặc tính trừu tượng và khái quát cao. Chẳng hạn như khái
niệm số, khái niệm diện tích một hình, biểu tượng về các đại lượng... Do vậy, việc sử
dụng đồ tốn học trong hình thành kiến thức mới cho học sinh ở giai đoạn 1 sẽ giúp
các em có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để có thể nắm được
các kiến thức toán học trừu tượng, phát triển năng lực tư duy tư duy trừu tượng và trí
tưởng tượng.
Trong lí luận dạy học ở Tiểu học, ta biết đồ dùng dạy học vừa là công cụ, là
phương tiện truyền tải thông tin, vừa là nội dung của các hoạt động trong quá trình
truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Có thể nói rằng, sử dụng đồ dùng dạy ở Tiểu học, đặc biệt ở lớp 3 là một giải
pháp sư phạm hữu hiệu trong quá trình hình thành những kiến thức tốn học trừu
tượng. Nó vừa đảm bảo tính chính xác của tốn học, vừa giúp giáo viên khơng phải
giải thích, giảng giải nhiều mà học sinh vẫn hiểu bài.
Một yêu cầu bức xúc đặt ra là mỗi giáo viên khơng chỉ có kiến thức chắc chắn,
mà cịn có những kỹ năng dạy học tốt như: Kỹ năng lập kế hoạch bài học, kỹ năng
phân tích chương trình, kỹ năng kiểm tra đánh giá và kỹ năng sử dụng khai thác các
phương tiện và đồ dùng dạy học đã có.
Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên Tiểu học thường chú trọng kỹ năng lập kế
hoạch bài học, kỹ năng phân tích chương trình và kỹ năng kiểm tra đánh giá, mà
không chú trọng đúng mức tới kĩ năng sử dụng và khai thác hiệu quả phương tiện dạy
học nói chung và đồ dùng dạy học nói riêng. Chính từ sơ xuất này mà rất nhiều giáo
viên Tiểu học thường lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học nói chung và đồ dùng
dạy tốn nói riêng.
Xuất phát từ lí do trên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp
sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy- học mơn tốn lớp 3 ở trường Tiểu học Đơng Nam,

huyện Đơng sơn, tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn góp phần cơng sức nhỏ bé của
2


mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Tiểu học Đông Nam, huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu :
Giúp cho giáo viên sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học ở lớp 3, tạo cho học
sinh hứng thú trong học tập đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học mơn Tốn lớp 3.
PHẦN II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Trong dạy học Tốn để tích cực hóa hoạt đồng học tập của học sinh, giúp các
em nắm kiến thức môn học một cách dễ dàng, vững chắc, ghi nhớ lâu và vận dụng
thực hành tốt ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau và phối hợp
nhịp nhàng các phương tiện, đồ dùng dạy học thì sẽ phát huy được sự tự giác, tích cực
của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong quá trình dạy mơn Tốn,
việc sử dụng đồ dùng dạy học đang được giáo viên quan tâm vận dụng trong dạy
Toán. Bởi lẽ sử dụng đồ dùng dạy học Toán giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách
trực quan, học sinh được nhìn, được thao tác trực tiếp trên đồ dùng. Đồ dùng dạy học
Toán trở nên hấp dẫn đối với học sinh, duy trì được sự chú ý của học sinh đối với bài
học, giúp cho các em sẽ thay đổi được các hoạt động trên lớp, học sinh phối hợp hoạt
động trí tuệ với các hoạt đơng vận động.
Sử dụng đồ dùng dạy học Toán 3 xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí, q trình
nhận thức của học sinh tiểu học: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng". Đồ
dùng dạy học Tốn đẹp, khoa học được sử dụng hợp lý thì càng gây được hứng thú
cho người học, càng giúp cho người học nhớ lâu kiến thức và biết cách vận dụng kiến
thức, kĩ năng một cách tích cực.

Ta có thể sử dụng đồ dùng dạy học Tốn để hình thành kiến thức, kĩ năng mới
hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. Trong thực tế dạy học, tơi thường đồ dùng
dạy học Tốn để hình thành kiến thức kĩ năng mới để tạo hứng thú học tập cho học
sinh ngay khi bắt đầu bài học mới.
1.1 Nội dung dạy học mơn Tốn lớp 3
3


Đồ dùng dạy học vừa là công cụ, là phương tiện truyền tải thông tin, vừa là nội
dung của các hoạt động trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Dựa trên
cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học toán ở khối 3. Đặc biệt là
chuẩn kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học, những kiến thức có
trong bài học, thì việc sử dụng đồ dùng dạy học tốn ở lớp 3 lại càng có tầm quan
trọng .
a. Số học:
- Hình thành khái niệm, cấu tạo các số tự nhiên từ 0 – 100
- So sánh sắp thứ tự
- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 10000
- Bảng nhân, bảng chia từ 6 - 9
b. Hình học:
- Biểu tượng ban đầu về hình vng
- Biểu tượng chu vi, diện tích của một số hình.
- Điểm, đoạn thẳng. Điểm ở trong, điểm ở ngồi một hình.
- Góc vng, góc khơng vng.
c. Đại lượng có đo đại lượng.
- Đại lượng có đo độ dài ( cm, m, dm, mm )
- Đại lượng đo khối lượng ( g, kg )
- Đại lượng đo dung tích ( lít )
- Đại lượng đo thời gian
- Tiền Việt Nam

1.2. Một số đồ dùng dạy học Toán thường sử dụng khi dạy số học, hình học
và đo đại lượng ở lớp 3
a. Bộ đồ dùng dạy học số và phép tính:
Cấu tạo:

Gồm có:

+ Bộ các số 1, 10, 100, 1000, 10000:
+ 10 tấm nhựa trắng ghi số 1000
+ 10 tấm nhựa trắng ghi số 10000
4


+ 10 tấm nhựa trắng hình e líp ghi số 1
+ 10 tấm nhựa trắng hình e líp ghi số 10
+ 10 tấm nhựa trắng hình e líp ghi số 100
- Bộ chấm tròn hoặc bảng nhân, bảng chia:
+ 10 tấm nhựa in 6 chấm tròn
+ 10 tấm nhựa in 7 chấm tròn
+ 10 tấm nhựa in 8 chấm tròn
+ 10 tấm nhựa in 9 chấm trịn
-15 bảng ơ vng (mỗi bảng có 100 ơ vng)
- 10 thẻ ơ vng (mỗi thẻ có 10 ơ vng)
- 10 ơ vng nhỏ.
b. Bộ đồ dùng dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3
* Cấu tạo: Gồm có:
- Thước đo độ dài dạy mm, cm, dm, m.
- Cân đĩa và hộp quả cân.
- Mơ hình đồng hồ quay được kim giờ và kim phút, có các vạch chia rõ ràng.
c. Bộ đồ dùng dạy học các yếu tố hình học ở lớp 3

* Cấu tạo:
+ Gồm có:
- 1 êke bằng nhựa
- 1 compa
- 8 tam giác vuông cân bằng nhau
- 1 hình chữ nhật và 1 hình vng
- Lưới ơ vng kích thước 10x10 cm mỗi 1ơ vng có 1 vạch 1cm
2. Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi:
Hiệu trưởng nhà trường luôn xác định chất lượng giáo dục là thước đo thương
hiệu của nhà trường. Giáo dục học sinh phát triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm,
xuyên suốt trong nhà trường. Do đó, Hiệu trưởng cùng với Phó hiệu trưởng luôn đi
5


đầu trong việc chỉ đạo, dẫn dắt giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiện nay, với chiến lược tất cả đầu tư cho Giáo dục thì hầu hết các trường Tiểu
học đều được trang bị đồ dùng dạy học toán tương đối đầy đủ và phù hợp với các tiết
dạy của chương trình. Các đồ dùng dạy học khơng chỉ đảm bảo về chất lượng, hình
thức mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại, hiện đại mà còn dễ sử dụng, thu hút được
sự chú ý của học sinh.
Nhiều giáo viên đã xác định được dạy học đảm bảo tính trực quan là một
trong những nguyên tắc trong quá trình dạy học tốn ở Tiểu học. Đồ dùng thơng
thường đã được trang bị đồng loạt cho giáo viên ở trường Tiểu học thì một số giáo
viên cịn tích cực sáng tạo, thiết kế thêm một số đồ dùng dạy học khác.
Hàng năm, Phịng Giáo dục huyện Đơng Sơn đã tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng
dạy học của giáo viên nên việc làm đồ dùng dạy học ngày càng được nhà trường cũng
như giáo viên quan tâm.
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo cũng như sự nhiệt tình từ phía lãnh đạo nhà

trường, đội ngũ giáo viên đã xác định được vai trị quyết định của mình trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì lẽ đó, giáo viên thật sự tích
cực tham gia vào hoạt động giáo dục một cách tự giác với mong muốn được cống hiến
hết mình.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những mặt tích cực mà tôi đã nêu ở trên, hiện nay việc sử dụng và
khai thác các đồ dùng dạy học toán ở lớp 3 của một số giáo viên còn hạn chế, thậm
chí cịn có trường hợp dạy chay ở một số tiết học. Cụ thể của những hạn chế đó là:
- Giáo viên khơng thành thạo, thậm chí khơng chú ý những thao tác kĩ thuật
trong khi sử dụng đồ dùng. Vì vậy đơi khi họ dùng một cách hình thức trên lớp mà
khơng có hiệu quả. Khơng ít giáo viên còn sử dụng đồ dùng dạy học một cách chưa
đúng lúc, đúng mức độ của nội dung bài dạy. Một số giáo viên Tiểu học còn lúng túng
trong việc hướng dẫn học sinh cách sử dụng đồ dùng dạy học.

6


- Bảo quản đồ dùng dạy học của một số giáo viên và học sinh cịn chưa tốt, dẫn
đến tình trạng thất lạc, hoặc mất một số bộ phận của đồ dùng, hỏng, han gỉ, khơng cịn
giá trị sử dụng. Do đó khi sử dụng những đồ dùng đó vào bài giảng, không mang lại
hiệu qủa.
- Một số giáo viên cịn ngại sử dụng vì sợ mất thời gian hoặc có dùng thì chỉ làm
mẫu cho học sinh quan sát chứ không tổ chức cho học sinh thực hành.
- Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong huyện không có những phương
tiện dạy học hiện đại: Máy vi tính, băng đĩa hình.... nên giáo viên khơng biết sử dụng
khai thác chúng phục vụ cho việc dạy và học.
Để biết được thực trạng sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học của giáo viên Tiểu
học, ngay từ đầu năm học, khi dạy tốn lớp 3, tơi đã sử dụng một hệ thống phiếu điều
tra bao gồm: Các câu hỏi dưới dạng test khách quan với nội dung điều tra như sau:
- Điều tra nhận thức của giáo viên về vai trò, tác dụng của đồ dùng dạy học.

- Điều tra việc hiểu biết về số lượng đồ dùng dạy học cho một số kiến thức cụ
thể trong chương trình.
- Điều tra về kĩ năng sử dụng và khai thác hiệu quả các đồ dùng dạy học.
Qua quá trình điều tra, dự giờ trên lớp các đồng chí giáo viên. Tơi đã thu được
kết quả như sau:

Khối

3

Giáo viên sử

Giáo

viên

sử

dụng có hiệu

dụng

chưa



quả ĐDDH

hiệuquả ĐDDH


SL tiết

%

SL tiết

%

2

33.2

4

68.8

Học sinh làm Học sinh làm
việc chủ động việc thụ động
với ĐD học với ĐD học
tập
SL
tiết
2

%
33.2

tập
SL
tiết

4

%
66.8

7


Dựa trên thực trạng và số liệu khảo sát về việc sử dụng các đồ dùng dạy học trên lớp
của giáo viên, tôi thấy việc nghiên cứu sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học ở Tiểu
học nói chung và đồ dùng dạy tốn ở lớp 3 nói riêng chưa có hiệu quả. Học sinh
làm việc cịn thụ động. Chính vì vậy việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học là vô
cùng quan trọng.
3. Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học mơn Tốn lớp 3 ở
trường Tiểu học Đơng Nam
Qua q trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế khai thác và sử dụng đồ dùng dạy
học của giáo viên Tiểu học, tôi nhận thấy: Bên cạnh những mặt tích cực, cịn có những
hạn chế khi sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học của giáo viên. Tôi xin đưa ra một
số biện pháp đề khai thác, sử dụng hiệu quả của một số đồ dùng dạy học trong các bài
cụ thể.
Biện pháp 1: Sử dụng bộ đồ dùng dạy học số và phép tính
- Sử dụng các bộ đồ dùng dạy học số và các phép tính này có ý nghĩa vơ cùng to
lớn trong việc hình thành các kiến thức tốn học rất trừu tượng và khái quát như khái
niệm về số tự nhiên, so sánh sắp thứ tự, phép cộng, phép nhân, phép chia và mối quan
hệ giữa các phép tính.
- Với những thẻ chấm trịn này có thể dạy ở các bài: Bảng nhân 6,7,8,9; Bảng chia
6,7,8,9; Phép chia hết và phép chia có dư.
Ví dụ: Hình thành bảng nhõn 6

+ Cách giáo viên thờng làm:

- GV ly mt tấm nhựa in hình 6 chấm trịn gài lên bảng
- GV yêu cầu học sinh nhận xét số chấm tròn có trên tấm nhựa
8


- GV nêu: 6 được lấy 1 lần ta viết: 6 x 1 = 6
- GV hướng dẫn học sinh đọc: Sáu nhân một bằng sáu
- Yêu cầu học sinh đọc:
- GV gắn tiếp 2 tấm nhựa và nói: có 2 tấm nhựa, mỗi tấm có 6 chấm trịn. Hỏi
có bao nhiêu chấm tròn? (12 chấm tròn).
- GV yêu cầu học sinh nhận xét 6 chấm tròn được lấy mấy lần.
- GV vừa nói vừa ghi bảng: 6 được lấy 2 lần ta có: 6 x 2 = 6 + = 12
Vậy: 6 x 2 = 12
Cho học sinh đọc: sáu nhân hai bằng mười hai
- Tương tự như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên đồ dùng để tự
lập tiếp đến: 6 x 10 = 60. Khi có đầy đủ 6 x1 đến 6 x 10, giáo viên giới thiệu đây
chính là bảng nhân 6.
Nhận xét: Cách sử dụng và khai thác các thẻ in 6 chấm tròn như trên của giáo
viên còn chưa hợp lý, bởi giáo viên chưa tận dụng được kĩ năng đã có của học sinh
khi học các bảng nhân từ 2 đến 5 (ở toán 2). Giáo viên phải làm mẫu nhiều trong khi
học sinh có thể tự thao tác trên đồ dùng, từ đó hình thành bảng nhân 6. Do đó học sinh
học một cách thụ động.
+ Cách làm mới:
Trước khi học bài mới giáo viên yêu câu học sinh ôn lại các bảng nhân từ 2 đến 5.
- Yêu cầu học sinh lấy một thẻ có 6 chấm trịn và giơ lên.
- GV kiểm tra học sinh lấy có đúng không.
- Yêu cầu học sinh nhận xét 6 chấm tròn được lấy mấy lần.
- Yêu cầu học sinh nêu cách viết kết quả tương tự bảng nhân 5 đã học.
- GV xác nhận kết quả và tiến hành từng thao tác
+ Thao tác 1: Lấy một thẻ có 6 chấm trịn gài vào bảng cài sau đó giới thiệu:

6 được lấy một lần ta viết:

6x1=6

+ Thao tác 2: Viết bảng 6 x 1 = 6 đọc là: sáu nhân một bằng sáu
- Yêu cầu học sinh đọc:
- Yêu cầu học sinh lấy tiếp 2 thẻ (mỗi thẻ có 6 chấm tròn) và giơ lên
9


- Yêu cầu học sinh nhận xét về số chấm tròn của 2 thẻ và số lần lấy 6 chấm tròn,
nêu cách viết.
- GV xác nhận và đưa ra thao tác:
+ Thao tác 1: gắn lần lượt 2 thẻ lên bảng
+ Thao tác 2: Chỉ vào 2 thẻ vừa gài và giới thiệu: 6 được lấy 2 lần ta có:
6 x 2 = 6 + 6 = 12
- Tương tự như bảng nhân 5 đã học, giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh tự
lập tiếp đến 6 x 10 = 60
Khi có đầy đủ từ 6 x 1 đến 6 x 10, giáo viên giới thiệu: Đây chính là bảng nhân 6.
Biện pháp 2: Sử dụng bộ đồ dùng dạy học các yếu tố hình học ở lớp 3
Sử dụng đồ dùng dạy học này nhằm hình thành biểu tượng đúng về các hình
học: hình vng, tam giác, hình trịn, hình chữ nhật, hình tứ giác. Giúp học sinh lĩnh
hội một cách dễ dàng các kiến thức trừu tượng như khái niệm diện tích một hình khái
niệm chu vi, điểm, đoạn thẳng, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình ...
Với những các đồ dùng dạy học các yếu tố hình học ở lớp 3 có thể dạy ở các
bài: Góc vng, góc khơng vng; Thực hành nhận biết và vẽ góc vng bằng êke;
Hình chữ nhật; Hình vng; Hình trịn, tâm, đường kính, bán kính; Vẽ trang trí hình
trịn.
Ví dụ: Khi dạy bài: Góc vng, góc khơng vuông
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác sử dụng êke trong việc kiểm tra góc

vng, góc khơng vng cho học sinh.
Góc khơng vng

Góc vng
A

Góc khơng vng
B

§ây là cái Êke

P

10


A
O

C

OC mmmmm
C

B
+ Cách giáo viên thường làm:
* Giới thiệu cái ê ke:
- Cho học sinh xem các ê ke và giới thiệu:
+ Đây là êke
+ Cấu tạo: Là hình tam giác có 3 cạnh.

GV chỉ vào ê ke và giới thiệu góc vng, góc khơng vng.
* Giới thiệu góc vng, góc khơng vng:
- GV dùng êke vẽ 1 góc vng (như hình vẽ SGK) lên bảng và giới thiệu: Ta có
góc vng đỉnh O, cạnh OA, OB ( vừa nói vừa chỉ tay vào hình vẽ).
- GV dùng êke kiểm tra lần nữa để khẳng định đây là góc vng.
- GV vẽ góc đỉnh A, cạnh AB, AC, vẽ góc đỉnh 0, cạnh OP, OC (như hình vẽ
SGK)
- GV giới thiệu: Đây là góc khơng vng.
- GV dùng ê ke để nhận biết góc khơng vng (trường hợp 1, góc đỉnh A bé
hơn góc vng, trường hợp 2: Góc đỉnh O lớn hơn góc vng).
* Nhận xét:
- Cách làm trên cịn tồn tại:
- GV chưa giúp học sinh có biểu tượng dù sơ giản về góc, đã yêu cầu học
sinh có biểu tượng về góc vng và góc khơng vng.
+ Học sinh quan sát thụ động, chưa sử dụng được kiến thức đã có về tam giác,
những biểu tượng sơ giản về góc (hình vẽ tạo bởi 2 cạnh chung 1 đỉnh).
- GV làm việc máy móc, áp đặt, học sinh sẽ nắm kiến thức 1 cách chắc, không
sâu.
+ Cách làm mới:
Giới thiệu cái ê ke và góc vng, góc không vuông:
- GV đưa ra cái ê ke cho học sinh quan sát và giới thiệu: Đây là cái ê ke
- Yêu cầu học sinh lấy cái ê ke trong bộ đồ dùng học toán cá nhân để trước mặt.
11


- u cầu học sinh mơ tả hình dáng cái ê ke theo cảm nhận.
- GV chỉ vào cái ê ke và hỏi: Cái ê ke có hình gì? Có mấy cạnh?
- Yêu cầu học sinh ghi tên các cạnh lên ê ke.
- Yêu cầu học sinh quan sát trên ê ke và trả lời câu hỏi: Có mấy cạnh chung đỉnh
A? (2 cạnh chung đỉnh A: AB & AC)

+ GV vẽ cạnh AB và AC
B

B

A

A
C

C

- Tương tự như vậy, khi học sinh trả lời có 2 cạnh chung đỉnh B là BC & AB,
thì giáo viên vẽ cạnh BC để được hình tam giác vng ABC.
- GV giới thiệu: Hình tạo bởi 2 cạnh chung 1 đỉnh là góc. Sau đó giáo viên chỉ
vào góc vng, góc khơng vng và giới thiệu.
Giới thiệu cách đọc trên góc:
GV chỉ vào hình vẽ và giới thiệu cách đọc trên góc:
- Góc vng đỉnh O, cạnh OA, OB.
- Góc khơng vng đỉnh A, cạnh AB, BC.
- Góc khơng vng đỉnh O, cạnh OP, OC.
Yêu cầu học sinh thảo luận: Làm thế nào kiểm tra được góc vng, góc khơng
vng.
u cầu các nhóm lên trình bày
GV chính xác hố thao tác.
+ Thao tác 1: Đặt cho đỉnh góc vng của ê ke trùng với đỉnh của góc
+ Thao tác 2: Đặt 1 cạnh góc vng của ê ke trùng với 1 cạnh của góc.
+ Thao tác 3; Quan sát cạnh cịn lại của góc (nếu trùng với cạnh góc vng cịn
lại của ê ke thì kết kuận đó là góc vng. Nếu khơng trùng với cạnh cịn lại của ê ke
thì kết luận đó là góc khơng vng).

12


Biện pháp 3: Sử dụng bộ đồ dùng dạy học đại lượng và đo đại lượng
Sử dụng các đồ dùng dạy học đại lượng và đo đại lượng ở các lớp 3 để hình
thành những biểu tượng về khối lượng, dung tích, độ dài ... hết sức trừu tượng cho học
sinh. Đồng thời hình thành cho học sinh những kĩ năng sử dụng để đo khối lượng, sử
dụng thước có vạch chia để đo độ dài của các vật trong cuộc sống.
Với những các đồ dùng dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 3 có thể dạy ở
các bài: Xem đồng hồ; Góc vng, góc khơng vng; Bảng đơn vị đo độ dài; Thực
hành đo độ dài; Gam; Luyện tập (tiết 99); Làm quen với chữ số La Mã; Thực hành
xem đồng hồ; Làm quen với thống kê số liệu.
Ví dụ: Khi dạy bài: Gam

1. Cách giáo viên thường làm:
Giới thiệu cái cân và quả cân.
- Cho học sinh quan sát cái cân đĩa, yêu cầu học sinh nhận xét về hình dạng quả
cân.
- Giới thiệu đơn vị đo khối lượng gam
- Hướng dẫn học sinh cách viết, cách đọc đơn vị đo khối lượng ki lô gam
- Cho học sinh xem các quả cân 500g, 200g, 100g. Sau đó cho học sinh đọc số đo
ghi trên quả cân.
Giới thiệu cách cân và thực hành cân:
Giới thiệu cách cân thông thường qua một túi muối i ốt
- GV đặt 1 muối i ốt 500g lên 1 đĩa cân, phí bên kia là quả cân 500g
- Yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí của kim thăng bằng (kim chỉ đúng giữa đúng vạch thăng bằng)
- GV kết luận: khi đó ta nói túi muối i ốt nặng 500g
13



- Cho học sinh nhắc lại
- GV xúc một ít muối i ốt từ trong túi ra và yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí
kim thăng bằng, vị trí 2 cân đĩa ( kim thăng bằng lệch về phía quả cân, đĩa cân có túi
muối i ốt cao hơn so với đĩa có quả cân )
- GV kết luận: muối i ốt nhẹ hơn 500g
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
- GV đổ thêm một muối i ốt vào túi ( sao cho muối i ốt năng hơn 500g )
- Yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí kim thăng bằng, vị trí 2 đĩa cân
- GV kết luận: Túi muối i ốt nặng hơn 500g
Yêu cầu học sinh nhắc lại
Nhận xét:
Với cách làm như trên, ta thấy giáo viên thực hiện các thao tác chưa được logic.
Bởi vì bài học có tên là gam, cho nên trước hết giáo viên cần giới thiệu đơn vị đo khối
lượng, hướng dẫn cách đọc, cách viết đơn vị đo khối lượng gam, sau đó giới thiệu
cơng cụ đo là cái cân. Mặt khác, trong khi thực hiện các thao tác, giáo viên chưa phân
biệt rõ kĩ năng sử dụng cân ở các trường hợp.
2. Cách làm mới
Giới thiệu đơn vị đo khối lượng gam
- GV hướng dẫn cách đọc, cách viết đơn vị đo gam
- GV cho học sinh quan sát quả cân 500g, 200g, 100g và cho học sinh nâng các
quả cân để cảm nhận khối lượng 500g, 200g, 100g.
Giới thiệu cái cân đĩa:
- Cho học sinh quan sát cái cân đĩa và mô tả cân theo cảm nhận
- GV chỉ vào cái cân đĩa và giới thiệu các bộ phận chính và cơng dụng của cái
cân
Giới thiệu cách so sánh khối lượng;
- GV đưa ra một miếng xốp và một viên gạch (miếng xốp có kích thước to hơn
viên gạch). Yêu cầu học sinh đoán xem vật nào nặng hơn, hay nói cách khác khối
lượng của miếng xốp lớn hơn hay nhỏ hơn khối lượng của viên gạch.
14



Học sinh có thể nâng trực tiếp 2 vật, có thể đem cân hay ước đoán ...
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời
- GV nhận xét và tiến hành các thao tác theo mẫu;
+ Thao tác 1: Đặt viên gạch lên một đĩa cân
+ Thao tác 2: Đặt miếng xốp lên đĩa cân còn lại
+ Thao tác 3: Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét vị trí của kim thăng bằng, vị
trí của 2 đĩa cân.
+ Thao tác 4: Nêu kết quả
- GV nêu tình huống khác: Đổi vị trí miếng xốp sang đĩa cân có viên gạch và
viên gạch sang đĩa cân bên kia. Yêu cầu học sinh đoán xem lúc này đĩa cân bên nào sẽ
lệch xuống.
- Yêu cầu học sinh thảo luận để tìm ra câu trả lời.
- GV nhận xét và tiến hành các thao tác:
+ Thao tác 1: Đổi vị trí miếng xốp và viên gạch cho nhau.
+ Thao tác 2: Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét vị trí của 2 đĩa cân đã làm
thăng bằng.
+ Thao tác 3: Nêu kết quả
- GV gợi ý để học sinh tự nêu ra kết luận: Đĩa cân sẽ lệch về phía nào có khối
lượng lớn hơn.
* Giới thiệu cách xác định khối lượng của vật:
- GV đặt vấn đề: Có 1 gói kẹo, 1 cái cân đĩa và các quả cân: 500g, 200g, 100g
Làm thế nào để xác định khối lượng của 1 gói kẹo.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nêu cách giải quyết.
(cho học sinh tự thao tác trên cân rồi nói cách làm )
+ Thao tác 1: Đặt gói kẹo lên 1 đĩa cân
+ Thao tác 2: Thử lần lượt từng quả cân một lên đĩa cân còn lại.
+ Thao tác 3: Nhận xét khối lượng gói kẹo khi cân thăng bằng.
+ Thao tác 4: Đọc kết quả


15


- Cho học sinh thực hành sử dụng cân đĩa để so sánh và xác định khối lượng
của một vật khác.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Để kiểm chứng hiệu quả các biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học. Tôi đã tiến
hành thực dạy ở hai lớp 3A và 3B ở trường Tiểu học Đông Nam.
a. Tổ chức dạy thực nghiệm
* Mục đích dạy thực nghiệm:
- Vận dụng các biện pháp cải tiến vào dạy học ở một số dạng bài cụ thể.
* Phương pháp thực nghiệm:
- Lập kế hoạch, tổ chức dạy thực nghiệm, có đánh giá của tổ chun mơn, BGH.
- Sau một tiết tiến hành kiểm tra kết quả của học sinh lớp 3 làm căn cứ đánh giá.
Nội dung thực nghiệm: Dạy một tiết
Bài: Góc vng, góc khơng vng (Tốn 3)
b. Kết quả dạy thực nghiệm
Sau khi dạy xong bài: Góc vng, góc khơng vng (Tốn 3), tơi đã xin ý kiến
Ban giám hiệu tiến hành khảo sát học sinh ở 2 lớp:
Lớp 3A: Trường Tiểu học Đông Nam: Lớp thực nghiệm
Lớp 3B: Trường Tiểu học Đông Nam: Lớp đối chứng
Thời gian: 10 phút
Nội dung khảo sát: Dành cho cả hai lớp)
- Nội dung 1: Gọi học sinh (ngẫu nhiên) lên bảng dùng eke để nhận biết góc
vng, góc khơng vng.
+ Giáo viên vẽ sẵn

Góc 1


Góc 2

Góc 3

Góc 4

Góc 5
16


- Nội dung 2: Gọi 5 học sinh lên bảng dùng êke để vẽ góc vng.
Cách đánh giá
- Nội dung 1:
Yêu cầu 1: Nhận biết đúng góc:
+ Góc 1: Góc khơng vng
+ Góc 2: Góc khơng vng
+ Góc 3: Góc vng
+ Góc 4: Góc khơng vng
+ Góc 5: Góc vng
u cầu 2: Học sinh phải biết làm theo 3 thao tác sử dụng êke.
- Nội dung 2:
Yêu cầu 1: Học sinh phải vẽ đúng góc vng bằng êke.
u cầu 2: Học sinh thao tác đúng trên êke.
c. Kết quả khảo sỏt:
Nội dung 1
SL

Nhn

HS


biết

Lớp thm đúng
gia

góc

S
L
3A

5

5

3B

5

3

Nhận
biết

Thao

cha

tác


đúng

đúng

góc

%
10
0

S
L
0

60 2

% L
0
4
0

Nội dung 2
Thao
tác

Vẽ ch- Thao

Vẽ


cha

đúng

đúng

S

% L
10
5
0
0
6
3
2
0

%
0
4
0

S
L
5
4

%
10

0

a

tác

đúng

đúng

S

S

L
0

80 1

%
0
2
0

L
5
4

%
10

0

Thao
tác cha
đúng

S
L
0

80 1

%
0
20

1. Kt qu nghiờn cu:
Qua quỏ trình giảng dạy tơi đã đúc rút được một số kinh nghiệm về sử dụng và
khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học khi dạy học toán ở lớp 3 và áp dụng trong các bài
dạy cụ thể ở năm học 2015 - 2016 thu được kết quả như sau:
17


Tổng
số tiết
dạy
Lớp

sau
khi áp

dụng

Giáo viên sử
dụng có hiệu
quả ĐDDH
SL
tiết

%

Giáo viên sử Học

sinh Học

sinh

dụng chưa có làm việc chủ làm việc thụ
hiệu

quả động với ĐD động với ĐD

ĐDDH
SL
tiết

học tập
%

SL
tiết


học tập
%

SL
tiết

%

SKKN
3

3

3

100

0

0

3

100

0

0


Nhìn vào bảng tổng hợp trên chúng ta thấy giáo viên khai thác và sử dụng đồ
dùng dạy học hợp lý thì học sinh sẽ được làm việc nhiều hơn giúp các em hoạt động
trên bộ đồ dùng học toán của từng cá nhân. Từ đó học sinh sẽ tự tìm tịi, phát triển và
lĩnh hội kiến thức mới của mơn tốn. Những số liệu trên đã cho ta thấy rõ hiệu quả
của việc sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy ở lớp 3.
Qua so sánh kết quả khảo sát trên 2 lớp, ta thấy:
- Chất lượng lớp 3A hơn hẳn lớp 3B.
- 100% học sinh lớp 3A đã biết dùng ê ke để nhận biết góc vng và góc khơng
vng một cách thành thục, chính xác do các em đã được thao tác nhiều qua tiết học
trên lớp.
- Với lớp 3B, kết quả bài làm các em thể hiện việc thực hành còn lúng túng,
chưa nắm chắc bài và thao tác chưa đúng trên ê ke do các em chưa nắm vững các thao
tác để nhận biết góc vng và góc không vuông bằng ê ke.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình học toán ở Tiểu học là phù hợp với
con đường nhận thức của học sinh, “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” ...
và phù hợp với đặc thù môn học, bậc học. Tuy nhiên việc sử dụng sao cho đúng lúc,

18


đúng chỗ, đúng mức độ và đúng với đối tượng học sinh cụ thể thì ln là một “bài
tốn mở” đối với mọi giáo viên đứng lớp.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cùng một bộ đồ dùng, cùng một tiết dạy, cùng
những gợi ý của SGK và sách giáo viên nhưng việc sử dụng đồ dùng trực quan để thể
hiện các ý tưởng dạy học của mỗi giáo viên lại mang lại tính sáng tạo, tính đa dạng và
phong phú ở mức độ nhất định. Điều đó mang lại hiệu quả rất khác nhau cho tiết học
mà khơng có tài liệu nào nói đủ. Có thể nói: Khai thác và sử dụng có hiệu quả đồ

dùng dạy học là quá trình thể hiện nhuần nhuyễn giữa các yếu tố: Trình độ chun
mơn và năng lực sư phạm của giáo viên với những thao tác thực hành kh léo, với
ngơn ngữ giảng dạy ngắn gọn, rõ ràng. Tát cả những điều này khơng thể hình thành
“ngày một, ngày hai” mà phải có q trình tích luỹ lâu dài, liên tục. Đây cũng là vấn
đề đặt ra mà mỗi người giáo viên chúng ta cần phải quan tâm và ngày càng hồn thiện
trong q trình giảng dạy.
Qua q trình tìm tịi, nghiên cứu, tôi đã đạt được một số kết quả bước đầu như
sau:
- Biết được cấu tạo cũng như cách sử dụng ĐDDH tốn lớp 3. Biết được cơng
dụng của từng loại đồ dùng Toán 3. Biết cách sử dụng hợp lí bộ đồ dùng.
- Tơi đã nhận thức rõ nét tầm quan trọng của việc sử dụng bộ đồ dùng Tốn 3
trong dạy học. Ngồi ra, tơi đã đưa ra được một số biện pháp sử dụng bộ đồ dùng
Tốn 3 một cách có hiệu quả đó là :
+ Biện pháp 1: Sử dụng bộ đồ dùng dạy học số và phép tính
+ Biện pháp 2: Sử dụng bộ đồ dùng dạy học đại lượng và đo đại lượng
+ Biện pháp 3: Sử dụng eke trong việc kiểm tra góc vng, góc khơng vng.
- Tìm hiểu và đưa ra cách khai thác chức năng và nâng cao hiệu quả một số đồ
dùng trong bộ đồ dùng dạy học toán ở các lớp 3.
- Minh hoạ việc sử dụng và khai thác một số ĐDDH khi dạy toán ở lớp 3.
Ngồi ra, cịn tìm hiểu thực tế sử dụng đồ dùng dạy học toán ở Tiểu học hiện
nay và thấy rõ nhu cầu bức xúc cần phải sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học tốn
để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học.
19


2. Kiến nghị:
Đối với giáo viên:
Bản thân người giáo viên cần tự học hỏi, tự bịi dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn của mình, trong đó có kĩ năng sử dụng và khai thác có hiệu quả đồ dùng
dạy học. Ngồi ra, mỗi giáo viên phải khơng ngừng tìm tịi sáng tạo tự làm ra những

đồ dung dạy học để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất.
Đề xuất với các cấp lãnh đạo:
Đề nghị các cấp lãnh đạo triển khai các chuyên đề, dự án hoặc tổ chức hội
thảo, các đợt tập huấn để giáo viên có thể tiếp cận, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, sáng
kiến và thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học.
Đề xuất với nhà nghiên cứu thiết kế đồ dùng dạy học:
Đề nghị Ban soạn thảo chương trình Tiểu học cần biên soạn các tài liệu hướng
dẫn sử dụng cụ thể, chi tiết cho từng khối, in ấn nhiều để phổ biến rộng rãi đến từng
giáo viên. Thiết kế và cung cấp các loại đồ dùng phong phú, đa dạng đến các trường
Tiểu học để phục vụ kịp thời cho việc dạy - học của giáo viên và học sinh.
Cuối cùng do điều kiện thời gian và kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế nên
những điều làm được cịn ít ỏi và khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong
được sự góp ý nhận xét nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, các câp phụ trách chuyên
môn để sáng kiến kinh nghiệm của tơi hồn thiện hơn, vận dụng tốt hơn trong những
năm học sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

Đỗ Thị Nga
20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC MƠN TỐN LỚP 3 Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC ĐÔNG NAM, HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA

Họ và tên: ĐỖ THỊ NGA
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Đông Nam,
Huyện Đông sơn- tỉnh Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Mơn Tốn

NĂM HỌC: 2015-2016
21


22



×